Chứng sỹ săn tin!

Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt nhịp hồi phục, 11 mã tăng kịch trần

Ban đầu, toàn ngành chỉ ghi nhận một số cổ phiếu chạm giá trần nhưng kết phiên có tới 11 mã tăng hết biên độ. Sắc tím xuất hiện trên nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn gồm STB, BID, CTG, LPB, MSB, TCB, ACB, MBB và SHB.

Sau phiên sáng giao dịch cầm chừng, sự tích cực của dòng tiền giúp sắc xanh lan toả hầu hết nhóm ngành và nới rộng đà tăng về cuối phiên. Đóng cửa, VN-Index vọt gần 35 điểm lên gần 1.030 điểm, mức cao nhất ngày và là phiên tăng tốt nhất về điểm số kể từ phiên 25/5.

Xét theo nhóm ngành, sự bứt tốc của nhóm ngân hàng đã trở thành chất xúc táccho những nhóm ngành còn lại nỗ lực lấy lại sắc xanh. Riêng cổ phiếu ngân hàng đã đóng góp 16,9 điểm cho VN-Index, chiếm một nửa đà tăng của chỉ số trong phiên giao dịch hôm nay.

Ban đầu, toàn ngành chỉ ghi nhận một vài cổ phiếu chạm giá trần nhưng kết phiên có tới 11 mã tăng hết biên độ. Dẫn đầu danh mục tăng là cổ phiếu PGB, tương ứng tỷ lệ 14,9% và đóng cửa tại 19.300 đồng/cp.

Sắc tím còn xuất hiện trên nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn, gồm STB, BID, SSB, CTG, LPB, MSB, TCB, ACB, MBB và SHB. Tất cả mã này đều ghi nhận thanh khoản tích cực, lớn hơn mức trung bình 10 phiên gần nhất.

Các mã còn lại đều có biên độ trên 2% như VCB, HDB, OCB, VIB, TPB, VPB… Cổ phiếu ngân hàng trong phiên hôm nay cho thấy những tín hiệu khởi sắc ngắn hạn, tuy nhiên dòng tiền vẫn là yếu tố quyết định đến nhịp phục hồi này.

Mặc dù ghi nhận phiên giao dịch tích cực về giá, giá trị khớp lệnh nhóm ngân hàng chỉ duy trì quanh mức trung bình, đạt hơn 2.090 tỷ đồng. Cổ phiếu STB dẫn đầu thanh khoản với gần 22 triệu đơn vị khớp lệnh, theo sau là các mã VPB, LPB, MBB…

Về dòng tiền, khối ngoại tiếp đà bán ròng nhẹ nhóm này với quy mô gần 65 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu bán STB (48 tỷ đồng) và một số mã khác như VPB, HDB với giá trị không đáng kể.

Khối ngoại bán ròng hơn 3.100 tỷ đồng trên HOSE, thỏa thuận khủng hơn 3.030 tỷ đồng mã EIB

Trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch xả ròng hơn 3.104 tỷ đồng, tập trung ở giao dịch cổ phiếu EIB với 3.031,5 tỷ đồng.

Kịch bản cũ lặp lại như phiên sáng, VN-Index về cuối phiên lại đối mặt với áp lực bán lớn hơn. Sau những phút giằng co liên tục, chỉ số kết phiên đỏ nhẹ dưới ngưỡng tham chiếu. VN-Index đóng cửa ở mốc 1.027,36 điểm, giảm 0,65 điểm với thanh khoản duy trì ở mức thấp.

Nhóm cổ phiếu có giao dịch tích cực trong phiên hôm nay gọi tên nhóm bất động sản, chứng khoán, ngân hàng. Các nhóm ngành khác như thép, dầu khí, sản xuất thực phẩm, hóa chất, bia và đồ uống,… đảo chiều giảm hoặc sắc đỏ lan rộng hơn về cuối phiên.

Diễn biến phân hóa mạnh mẽ giữa các nhóm ngành khiến thị trường đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần với mức giảm nhẹ “như có như không”. Có thể nói, chưa xuất hiện nhóm ngành dẫn dắt đủ mạnh để tạo điểm nhấn cho thị trường.

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch xả ròng hơn 3.104 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 88,2 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu MSN của Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng hơn 76,2 tỷ đồng.

Theo sau là VNM được mua ròng hơn 47,6 tỷ đồng và FRT (34,1 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở VCB (27 tỷ đồng), DGC (25,5 tỷ đồng), GMD (25,4 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 20 tỷ đồng như HDG (18,3 tỷ đồng), VRE (17,4 tỷ đồng), FUEVFVND (14,9 tỷ đồng) và DIG (14,2 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tại chiều bán, cổ phiếu EIB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam bị xả ròng mạnh nhất với quy mô lên tới hơn 3.031,5 tỷ đồng. Phiên hôm nay, thị trường ghi nhận gần 75 triệu cổ phiếu EIB được sang tay, tương đương tổng giá trị 3.645 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán cổ phiếu EIB sau khi lập đỉnh lịch sử tại 42.000 đồng/cp trong phiên hôm qua đã đảo chiều giảm mạnh 6,2%. Trong hai tháng trở lại đây, EIB là một trong những cổ phiếu nhà băng tránh được nhịp điều chỉnh của thị trường và xuất hiện nhiều phiên giao dịch thoả thuận lớn.

Theo sau đó là HPG bị bán ròng hơn 139,1 tỷ đồng. Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã dưới 50 tỷ đồng như STB (47,3 tỷ đồng), GEX (27,6 tỷ đồng), VIC (23,1 tỷ đồng), NLG (21,1 tỷ đồng), CTG (19,1 tỷ đồng), DPM (18,6 tỷ đồng), KBC (9,3 tỷ đồng) và SSI (8,5 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục ghi nhận xu hướng gom ròng phiên thứ 17 liên tiếp với giá trị hơn 27,9 tỷ đồng, tương đương gần 1,2 triệu đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này chủ yếu rót ròng hơn 20 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế tiếp là IDC (5,7 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như SHS (652 triệu đồng), HUT (412 triệu đồng), PLC (404 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại giao dịch mức dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như MBG (172 triệu đồng), NRC (147 triệu đồng), TNG (56 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại ghi nhận xu hướng bán ròng với quy mô gần 635 triệu đồng, tương đương 128.090 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, lực cầu ngoại tìm đến các cổ phiếu dưới 1 tỷ đồng như QNS (391 triệu đồng), MCM (365 triệu đồng), MCH (255 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại xả ròng nhiều nhất ở cổ phiếu TCI của Công ty cổ phần Chứng khoán Thành Công với giá trị gần 1,2 tỷ đồng. Theo sau là các giao dịch quy mô dưới 1 tỷ đồng ở các mã như VTP (697 triệu đồng), NTC (584 triệu đồng), BDT (167 triệu đồng), …

Doanh thu Chuỗi nhà thuốc Long Châu tăng gấp 3 lần trong 9 tháng đầu năm: Trung bình mỗi ngày thu về 24 tỷ đồng

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, FRT) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với 7.709 tỷ doanh thu, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2021.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu hợp nhất luỹ kế đạt 21.708 tỷ đồng, tăng trưởng 55% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 80% kế hoạch doanh thu năm 2022.

Doanh thu online 9 tháng đầu năm 2022 đạt 3.958 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 18% tổng doanh thu hợp nhất.

Chi tiết từng mảng kinh doanh của FRT:

ICT: Nhờ tập trung đầu tư cho các trung tâm laptop và triển khai chương trình “Back to school”, doanh thu laptop của Công ty đạt 3.590 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cùng kỳ năm 2021, bất chấp nhu cầu laptop trong quý 3/2021 tăng đột biến do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, dòng sản phẩm Laptop Gaming vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, FPT Shop vững vàng với vị trí nhà bán lẻ đứng số 1 thị trường về dòng sản phẩm này. Sang quý 4/2022, FPT Shop sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ nhằm đưa đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

Dược phẩm: Doanh thu chuỗi Long Châu đạt 6.562 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 369 tỷ đồng, gấp 2,7 lần 9 tháng đầu năm 2021, hoàn thành 51% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.

Doanh thu Chuỗi nhà thuốc Long Châu tăng gấp 3 lần trong 9 tháng đầu năm: Trung bình mỗi ngày thu về 24 tỷ đồng - Ảnh 1.

Bước sang quý 4/2022, thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung đều bước vào giai đoạn khó khăn với nhiều rủi ro khó lường, do ảnh hưởng từ lạm phát, lãi suất tăng và biến động tỷ giá. Điều này gây ảnh hưởng đến chi phí đẩy và dẫn đến sức mua giảm, FRT nhận định đây là giai đoạn quan trọng và nhiều thách thức, do đó Công ty sẽ cần cố gắng tối đa để hoàn thành cao nhất kế hoạch năm dựa trên nền kết quả doanh thu rất cao đã đạt trong quý 4 /2021 và trong điều kiện thị trường vô cùng khó khăn.

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, chuỗi FPT Shop có 745 cửa hàng, tăng thêm 98 cửa hàng so với đầu năm 2022. Tại 30/9/2022, Long Châu sở hữu 800 nhà thuốc trên cả nước, mở mới 400 nhà thuốc so với đầu năm. Như vậy, với kết quả này, cả hai chuỗi FPT Shop và Nhà thuốc Long Châu đều đã hoàn thành kế hoạch mở cửa hàng mới trong năm 2022, sớm hơn kế hoạch đã đặt ra.

Nguồn: cafef

"Nối gót" Hòa Phát, Hoa Sen (HSG) báo lỗ khủng quý cuối niên độ 2021 - 2022

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã HSG - HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022 niên độ tài chính 2021 - 2022 với kịch bản tương tự Hòa Phát (Mã HPG).

Ghi nhận trong quý, Hoa Sen thu về 7.939 tỷ đồng doanh thu - giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.

Việc kinh doanh dưới giá vốn (8.170 tỷ đồng) khiến tập đoàn lỗ gộp hơn 230 tỷ đồng trong quý vừa qua.

Trong kỳ, HSG ghi nhận doanh thu tài chính giảm 35 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Các khoản chi phí hoạt động như chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm so với cùng kỳ 111,5 tỷ - 662 tỷ - 104 tỷ song Tập đoàn của Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ vẫn lỗ ròng gần 900 tỷ đồng trong quý cuối niên độ 2021 - 2022 này.

Đáng nói, đây cũng là quý đầu tập đoàn này báo lỗ kể từ mức lỗ 102 tỷ đồng trong quý 4/2018 (từ 1/7 - 30/9/2018).

Lũy kế cả niên độ, Tập đoàn Hoa Sen ghi nhận tổng doanh thu hơn 49.700 tỷ đồng - vượt kế hoạch cả năm (chỉ 46.400 tỷ đồng); do lỗ nặng quý vừa qua nên lợi nhuận sau thuế của công bị bị bào mòn còn vỏn vẹn 251 tỷ đồng - tương ứng chỉ thực hiện vỏn vẹn 17% chỉ tiêu lãi cả năm.

KQKD của Hoa Sen niên độ tài chính 2021 - 2022 (Đvt: Tỷ đồng)

Lý giải về kết quả này, Hoa Sen cho biết các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với khó khăn chồng chất trong năm nay với giá đầu vào (chủ yếu từ nửa cuối năm ngoái) tăng cao tỏng khi giá thành phẩm bán ra trong năm nay liên tục xuống thấp.

Giá thép giảm liên tục trong khi nhu cầu tiêu thụ chậm, lượng hàng tồn kho phục vụ cho hoạt động kinh doanh không thể giảm ngay lập tức dẫn đến sự sụt giảm mạnh biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép.

Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao khiến nhu cầu về các mặt hàng không thiết yếu (trong đó có thép) của các nước suy giảm mạnh qua đó gây ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu thép của Việt Nam.

Ngoài ra, việc tăng lãi suất, biến động tỷ giá cũng làm tăng chi phí lãi vay của các doanh nghiệp; tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu như thép cán nóng, kẽm thỏi, hợp kim nhôm kẽm của các doanh nghiệp tôn mạ và tăng chi phí chênh lệch tỷ giá với các khoản vay bằng USD. Cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng gây ra cuộc khủng hoảng giá năng lượng, khiến chi phí vận chuyển của các doanh nghiệp tăng cao.

Ghi nhận tại báo cáo thuyết minh, đến cuối niên độ, Hoa Sen đang có tổng tài sản ở mức quy mô tài sản là 17.023,9 tỷ đồng - giảm mạnh tới 9.600 tỷ (36%) so với thời điểm đầu năm. Mức hiện thời thậm chí thấp hơn cả mức 21.205,6 tỷ đồng hồi quý 4/2018 khi tập đoàn báo lỗ - tương ứng giảm 20% sau 4 năm nhưng lỗ quý cuối niên độ lại tăng tới 871%.

Trong cơ cấu tổng tài sản của Tập đoàn đến cuối niên độ 2021 - 2022, tiền mặt và tương đương giảm mạnh về còn 330 tỷ; giá trị hàng tồn kho chiến tới 43,3% tỷ trọng với 8.090 tỷ đồng - giảm 35% so với đầu năm. Tuy nhiên, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho lại tăng khủng tới 246% lên mức 716 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn ở mức 1.460 tỷ đồng - chiếm 8,6%.

hsg-4.jpg

Phía Hoa Sen cho biết tồn kho giảm chủ yếu do công ty giảm thành phẩm, hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, hàng mua đang đi trên đường,…

Tính tới ngày 30/9/2022, tổng nợ phải trả của tập đoàn giảm tới 61% so với thời điểm đầu niên độ về còn 6.140 tỷ đồng trong đó phải trả người bán ngắn hạn giảm từ 4.294 tỷ về còn 1.040 tỷ đồng; vay nợ tài chính giảm 38,8% so với đầu năm về mức 4.187 tỷ đồng (bao gồm 4.70 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn).

Dù vậy, khoản vay nợ tài chính vẫn ở mức cao khiến HSG phải chịu tới 520 tỷ đồng chi phí lãi vay trong niên độ kinh doanh này.

Lưu chuyển tiền thuần đến cuối kỳ tăng 2,54 lần lên mức âm 216 tỷ trong đó lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động đầu tư và tài chính đều âm nặng lần lượt ở mức âm 408 và âm 2.651 tỷ đồng.

Đến cuối kỳ, khoản ngoại tệ bằng USD của Tập đoàn Hoa Sen chỉ còn mức 1,960 triệu USD trong khi đầu niên độ vẫn ghi nhận mức 10,57 triệu USD.

Sau 1 năm, vốn chủ sở hữu của Hoa Sen gần như không thay đổi và vẫn giữ ở mức 10.8xx tỷ đồng; trong số này, tập đoàn đang có 4.542 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Trước HOa Sen, ông lớn đầu ngành thép là Tập đoàn Hòa Phát cũng vừa báo lỗ quý 3/2022 gần 1.800 tỷ đồng trước áp lực giá vốn và tỷ giá. Chi tiết

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HSG liên tục phản ánh diễn biến kém sắc từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình chung của thị trường chứng khoán và kết phiên 28/10/2022 giảm sàn còn 12.250 đồng thị giá. Nếu tính từ đầu năm, mã hiện đã giảm hơn 60% giá trị.

Một nhà phân phối ủy quyền iPhone đem hàng trăm tỷ đầu tư chứng khoán, tạm lỗ gần 48% danh mục vào cuối quý 3

Một nhà phân phối ủy quyền iPhone đem hàng trăm tỷ đầu tư chứng khoán, tạm lỗ gần 48% danh mục vào cuối quý 3

Thời điểm 30/9, khoản mục chứng khoán kinh doanh của Petrosetco có giá gốc 347,2 tỷ đồng và đã trích lập dự phòng giảm giá 166,3 tỷ đồng, tương đương tạm lỗ 47,9% tổng danh mục.

Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco – mã PET) đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 với doanh thu đạt gần 4.557 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ bán các sản phẩm thiết bị điện tử (mảng chiếm khoảng 80%) tiếp tục tăng trưởng. Petrosetco hiện là nhà phân phối ủy quyền tất cả các dòng sản phẩm chính hãng của Apple tại thị trường Việt Nam.

Giá vốn tăng nhanh hơn đôi chút khiến biên lãi gộp giảm nhẹ từ 5,1% xuống còn 4,9% tương ứng lợi nhuận gộp đạt 225,4 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng 56,1% lên 31,69 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính cũng tăng mạnh gấp hơn 2 lần, đạt gần 41 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, Petrosetco lãi ròng 73,6 tỷ đồng, tăng gần 49% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Petrosetco ghi nhận doanh thu đạt 12.830 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 177 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,7% và 2,1% so với cùng kỳ. Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện 64% kế hoạch doanh thu và 53% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra. Dù kinh doanh có lãi nhưng dòng tiền kinh doanh của Petrosetco lại âm đến hơn 820 tỷ đồng trong khi cùng kỳ dương gần 56 tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận tăng chậm hơn doanh thu trong 9 tháng đầu năm là do chi phí tài chính tăng mạnh gấp 4,6 lần cùng kỳ lên gần 294 tỷ đồng. Trong đó, Petrosetco phát sinh khoản dự phòng 125,7 tỷ đồng giảm giá chứng khoán, gần 9 tỷ đồng dự phòng tổn thất đầu tư tài chính trong khi cùng kỳ không ghi nhận. Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng tăng 61% lên 95,9 tỷ đồng và chi phí tài chính khác tăng thêm hơn 57,5 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Thời điểm 30/9, khoản mục chứng khoán kinh doanh của Petrosetco có giá gốc 347,2 tỷ đồng, giảm hơn 72 tỷ đồng so với cuối quý trước. Công ty đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán là 166,3 tỷ đồng, tương đương tạm lỗ 47,9% tổng danh mục.

Petrosetco không thuyết minh cụ thể cơ cấu danh mục đầu tư chứng khoán vào cuối quý 3. Tuy nhiên, theo BCTC bán niên soát xét, tại thời điểm 30/6, doanh nghiệp này đang phải gồng lỗ hàng chục tỷ đồng với các cổ phiếu GEX, VIX, VGS, SAM,…

Một nhà phân phối ủy quyền iPhone đem hàng trăm tỷ đầu tư chứng khoán, tạm lỗ gần 48% danh mục vào cuối quý 3 - Ảnh 2.

Nguồn: BCTC bán niên soát xét của Petrosetco

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của Petrosetco đã tăng 11,6% so với đầu năm lên 9.475 tỷ đồng. Trong đó, số dư tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn ngắn đạt hơn 2.500 tỷ đồng, chiếm 30% tổng tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn và tồn kho lần lượt ở mức 2.408 tỷ đồng và 2.288 tỷ đồng, đều chiếm khoảng 1/4 tổng tài sản.

Mặt khác, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Petrosetco cũng đã tăng mạnh hơn 24% so với đầu năm, lên 4.538 tỷ đồng, tương đương gần một nửa tổng tài sản trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn. Thời điểm 30/9, công ty đã tích lũy được 415 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bên cạnh 272 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.

Trên thị trường, cổ phiếu PET có nhiều nhịp giảm mạnh kể từ sau khi đạt đỉnh hồi đầu tháng 4 và rơi xuống vùng đáy một năm. Thị giá PET hiện đang dừng ở mức 24.000 đồng/cổ phiếu tương ứng vốn hóa gần 2.200 tỷ đồng, “bốc hơi” 65% sau gần 7 tháng.

Một nhà phân phối ủy quyền iPhone đem hàng trăm tỷ đầu tư chứng khoán, tạm lỗ gần 48% danh mục vào cuối quý 3 - Ảnh 3.

Cổ phiếu PET giảm sâu từ đỉnh

Cho vay ‘ẩu’, ngân hàng thiệt hại hàng trăm tỷ đồng

Viện kiểm sát cáo buộc nhóm cán bộ ngân hàng đã làm sai quy định trong việc đề xuất và cho vay đối với một công ty nước ngoài, sau đó giám đốc rời khỏi Việt Nam, dẫn tới thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Bỏ qua cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước

Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố 7 bị can là cựu cán bộ Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Các bị can gồm, Đỗ Quốc Hùng, nguyên Giám đốc BIDV Thành Đô và 4 thuộc cấp là: Lưu Thị Bích Thủy, nguyên Phó giám đốc; Phạm Anh Tài, nguyên Trưởng phòng tín dụng; Nguyễn Văn Hà, nguyên Phó phòng tín dụng; Lại Minh Ngọc, nguyên Trưởng phòng thẩm định.

Hai bị can còn lại là Lê Vũ Thanh, nguyên Giám đốc BIDV chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh; Đỗ Xuân Khoan nguyên Phó phòng tín dụng BIDV Tây Nam Quảng Ninh.

Chủ đầu tư đến từ Đài Loan về nước, để lại đống nợ 50 triệu USD và khu nhà xưởng tại Hải Dương

Theo cáo trạng, Công ty Kenmark là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, do một doanh nghiệp từ nước Samao (thuộc Châu Đại Dương) thành lập ở Hải Dương để thực hiện dự án Khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark, trên khu đất 46ha. Người đại diện theo pháp luật kiêm Giám đốc Công ty Kenmark là Hwang Jonathan Cheng Yu (quốc tịch Mỹ). Năm 2007, vị giám đốc này gửi đề nghị vay vốn tới BIDV Thành Đô với số tiền 69 triệu USD thời hạn 84 tháng.

BIDV Thành Đô đã mời BIDV Tây Nam Quảng Ninh, BIDV Đông Hà Nội và ngân hàng SHB chi nhánh Quảng Ninh, Habubank chi nhánh Bắc Ninh làm đồng tài trợ, thành lập Tổ thẩm định chung.

Viện kiểm sát cáo buộc nhóm cán bộ ngân hàng nêu trên đã làm sai quy định, giúp Công ty Đầu tư và Phát triển Kenmark vay từ BIDV, SHB và Habubank (sau đó sáp nhập vào SHB) vay hơn 52,8 triệu USD cùng 57 tỷ đồng, dù không đủ điều kiện dẫn tới thiệt hại 360 tỷ đồng tại thời điểm khởi tố vụ án, tháng 9/2020.

Cụ thể, cơ quan tố tụng cáo buộc hồ sơ vay vốn của Kenmark không đủ điều kiện như, không có tài liệu phê duyệt thiết kế cơ sở các hạng mục nhà xưởng theo Luật Xây dựng năm 2003; vốn chủ sở hữu không đủ 20% tổng đầu tư dự án.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cung cấp tài liệu thể hiện Công ty Kenmark có “chỉ số rủi ro cao” và không tồn tại văn phòng hoạt động, chưa có kinh nghiệm thực hiện các dự án tại Việt Nam.

Mặt khác, đơn vị bảo lãnh vay vốn cho Kenmark là Công ty Kenmark Industrial (ở Đài Loan) chỉ có hạn mức tín dụng tối đa là 350.000 USD trong vòng 90 ngày.

Viện kiểm sát cho rằng, dù Kenmark không đủ điều kiện vay vốn, năng lực trả nợ trong hạn không có nhưng Tổ thẩm định vẫn đề xuất cho doanh nghiệp này vay tối đa hơn 67 triệu USD. Từ đó, Tổng giám đốc BIDV đồng ý cho Kenmark vay tối đa 68 triệu USD; lãnh đạo SHB đồng ý cho vay 18 triệu USD còn lãnh đạo Habubank đồng ý cho vay 10 triệu USD.

Từ năm 2008 – 2010, các ngân hàng đồng tài trợ đã cho Kenmark vay gần 53 triệu USD và 57 tỷ đồng, đạt trên 80% giá trị hợp đồng tín dụng. Trong đó, BIDV Thành Đô bị giới hạn mức tín dụng nên “rủ” các chi nhánh Bắc Kạn, Tây Nam Quảng Ninh, Đông Hà Nội cùng cho vay tổng cộng hơn 30 triệu USD.

Đến năm 2009, Công ty Kenmark dừng hoạt động và các ngân hàng sau đó chỉ thu được hơn 33 triệu USD tiền nợ, lãi. Dư nợ còn lại hơn 15,5 triệu USD (tương đương 360 tỷ đồng) không có khả năng thu hồi.

Giám đốc xuất cảnh để lại khoản nợ hàng trăm tỷ

Sau đó, Giám đốc doanh nghiệp này là Hwang Jonathan Cheng Yu đã xuất cảnh. Doanh nghiệp bảo lãnh là Kenmark Industrial Đài Loan đã dừng hoạt động, được tòa án Đài Loan tuyên bố phá sản năm 2018.

Thời điểm khởi tố vụ án năm 2020, dư nợ của Kenmark tại các chi nhánh của BIDV còn hơn 9,4 triệu USD; tại SHB còn hơn 6 triệu USD (Habubank đã được sáp nhập vào SHB).

Quá trình điều tra, ông Nguyễn Văn Thắng, nguyên Giám đốc SHB Quảng Ninh đã đại diện các cán bộ nộp lại 6 triệu USD; các ông Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Chí Thành thuộc BIDV Đông Hà Nội nộp hơn 1,6 triệu USD nên không bị xử lý hình sự.

Tương tự, ông Bùi Văn Bổn, nguyên Giám đốc BIDV Bắc Kạn được xác định chỉ cho vay theo yêu cầu của BIDV Thành Đô, không tham gia thẩm định nên được áp dụng “chính sách không xử lý hình sự”.

Tại BIDV, Viện kiểm sát cáo buộc đến năm 2022, ngân hàng này không thể thu hồi hơn 7,8 triệu USD, tương đương 181 tỷ đồng. Hậu quả này do 7 bị can trong vụ “không đánh giá đúng mức các yếu tố rủi ro”, đề xuất cho vay dù hồ sơ của Kenmark không đầy đủ tài liệu, năng lực tài chính không đảm bảo.

Đầu tư LDG (LDG): Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng bị bán giải chấp 713.000 cổ phiếu trước thềm chào bán 120 triệu cổ phiếu

## Lãnh đạo báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu tại Công ty cổ phần Đầu tư LDG (mã LDG - sàn HoSE).

Theo đó, ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch HĐQT vừa bán ra 713.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 11,29% về còn 11% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 28/10.

Lý do được ông Hưng đưa ra là do Công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu LDG.

Đầu tư LDG (LDG): Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng bị bán giải chấp 713.000 cổ phiếu trước thềm chào bán 120 triệu cổ phiếu ảnh 1
Cổ phiếu LDG bị bán tháo từ đầu năm tới nay.

Bối cảnh bán ra của ông Hưng là cổ phiếu LDG liên tục bị bán tháo và giảm mạnh. Cụ thể, từ ngày 7/1 đến ngày 28/10, cổ phiếu LDG giảm 79,6% từ 27.300 đồng về 5.560 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, từ 22/6 đến 21/7, ông Nguyễn Khánh Hưng đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu nhưng không thực hiện giao dịch với lý do thay đổi kế hoạch cá nhân.

Điểm đáng lưu ý, đây không phải lần đầu ông Hưng bị bán giải chấp cổ phiếu. Cụ thể, ngày 31/3/2020, Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) cho biết đã bán giải chấp hơn 2,5 triệu cổ phiếu LDG của ông Nguyễn Khánh Hưng.

LDG muốn phát hành 120 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu

Công ty dự kiến phát hành 120 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 1.200 tỷ đồng. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Số tiền huy động, Công ty dự kiến dùng 850 tỷ đồng góp vốn đầu tư Dự án Khu du lịch biển Bãi Bụt - Sơn Trà (tên thương mại LDG Grand Đà Nẵng) thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư dự án giữa Công ty và CTCP Hải Duy; 200 tỷ đồng góp vốn vào CTCP Thuỷ sản Bình Minh để đầu tư, thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh (tên thương mại LDG Grand Hồ Tràm); và 150 tỷ đồng thực hiện đầu tư Dự án Khu chung cư Lô C1 - Khu Đô thị mới Bình Nguyên (tên thương mại là LDG Sky).

Được biết, đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/10, cổ phiếu LDG giao dịch vùng giá 5.560 đồng/cổ phiếu. Như vậy, giá phát hành riêng lẻ đang cao hơn 79,9% so với giá thị trường.

Trước đó, Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2022 diễn ra vào tháng 6/2022, Công ty đã thông qua kế hoạch chào bán 120 triệu cổ phiếu để huy động 1.200 tỷ đồng. Trong đó, số tiền huy động dự kiến dùng 600 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào dự án Khu du lịch biển Bãi Bụt; 400 tỷ đồng đầu tư vào dự án Khu Chung cư C1 - Khu đô thị mới Bình Minh (LDG Sky); và 200 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào CTCP Thuỷ sản Bình Minh.

Như vậy, so với kế tại Đại hội đầu năm, LDG đã tăng vốn đầu tư vào Dự án Khu du lịch biển Bãi Bụt lên 250 tỷ đồng và giảm vốn đầu tư vào dự án Khu chung cư Lô C1- Khu đô thị mới Bình Minh 250 tỷ đồng.

Thoái lỗ quý III do lãi hợp tác đầu tư và phạt chậm thanh toán

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, Đầu tư LDG ghi nhận doanh thu đạt 6,83 tỷ đồng, giảm 94,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 5,67 tỷ đồng, giảm 83,7% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, Công ty kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp âm 0,18 tỷ đồng, giảm 68,19 tỷ đồng so với cùng kỳ. Ngoài ra, doanh thu tài chính ghi nhận 71,44 tỷ đồng, tăng 69,73 tỷ đồng so với cùng kỳ; chi phí tài chính tăng 257,1%, tương ứng tăng thêm 25,04 tỷ đồng lên 34,78 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 78%, tương ứng tăng thêm 12,84 tỷ đồng lên 29,31 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý III, Công ty ghi nhận lỗ 64,27 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 41,8 tỷ đồng, tức giảm 106,07 tỷ đồng.

Đầu tư LDG (LDG): Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng bị bán giải chấp 713.000 cổ phiếu trước thềm chào bán 120 triệu cổ phiếu ảnh 2
Cơ cấu doanh thu tài chính của LDG trong quý III và 9 tháng đầu năm 2022.

Như vậy, Công ty thoát lỗ chủ yếu ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến. Cụ thể, Công ty thuyết minh doanh thu tài chính chủ yếu ghi nhận 70,5 tỷ đồng lãi hợp tác đầu tư và phạt chậm thanh toán so với cùng kỳ không ghi nhận.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 146,35 tỷ đồng, giảm 41,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 19,79 tỷ đồng, giảm 54,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2022, Đầu tư LDG đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.337 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 310 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành 6,4% kế hoạch lợi nhuận năm và còn cách rất xa kế hoạch lãi trong năm.

Không những kinh doanh lao dốc, 9 tháng đầu năm dòng tiền kinh doanh chính tiếp tục âm 140,1 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 479,2 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 30,8 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 48,3 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/10, cổ phiếu LDG tăng 290 đồng lên 5.560 đồng/cổ phiếu.

Chán

Eximbank lãi 9 tháng vượt kế hoạch, cổ phiếu EIB tăng ngược dòng thị trường

6 tháng trở lại đây, trong khi hầu hết các cổ phiếu cùng ngành đều ghi nhận giảm điểm, EIB lại ngược dòng khá tích cực khi tăng từ mức 29.350 đồng (phiên 4/5) lên mức 42.000 đồng (phiên 27/10) trước khi giảm cận sàn về còn 39.400 đồng ngay phiên sau đó.

Kết thúc tuần giao dịch từ 24 - 28/10/2022, VN-Index tăng 7,54 điểm (+0,74%) lên 1.027,36 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên HOSE tăng 12,2% so với tuần trước lên 57.173 tỷ đồng. HNX-Index giảm 3,68 điểm (-1,69%) xuống 213,73 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên HNX tăng 5,8% so với tuần trước lên 4.967 tỷ đồng.

Đóng góp lớn nhất cho thị tường trong tuần chính là lực đỡ vững chắc của nhóm cổ phiếu trụ ngân hàng với VCB (+5,3%), BID (+3,7%), CTG (+11,1%), TCB (+6,6%), VPB (+5,1%), MBB (+9,6%), ACB (+9,3%), LPB (+12,4%), MSB (+11,4%), SHB (+7,3%), SSB (+7,5%), EIB (+7,1%), TPB (+3,4%), VIB (+2,6%),…

Ở chiều ngược lại, các mã kém tích cực của nhóm chủ yếu đang giao dịch trên UPCoM hay HNX với NVB giảm sâu nhất (-11,4%) 2 mã đứng tham chiếu là BAB và HDB tại các mốc 14.100 đồng và 16.500 đồng thị giá.

Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng thay đổi rõ rệt với diễn biến của giá khi có hơn 841 triệu cổ phiếu ngân hàng được giao dịch (tăng 44% so với tuần trước đó), giá trị giao dịch tương đương đạt 17.210 tỷ đồng (tăng 49%).

STB một lần nữa bị EIB vượt về giá trị giao dịch khi cổ phiếu Eximbank tiếp tục ghi nhận thêm hàng loạt giao dịch thỏa thuận lớn.

Tính chung trong 5 phiên giao dịch, có gần 120 triệu cổ phiếu EIB được trao tay giữa các nhà đầu tư - tương ứng giá trị hơn 5.160 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận chiếm tới hơn 107 triệu cổ phiếu, tập trung vào 2 ngày giao dịch cuối tuần.

Đáng chú ý trong tuần, nhà đầu tư cá nhân đã mua ròng 3.436 tỷ đồng trên HOSE trong đó chủ yếu mua ròng 3.631 tỷ đồng cổ phiếu EIB trong phiên thứ sáu.

Nếu tính từ đầu tháng 10/2022 tới nay, có tới 378 triệu cổ phiếu EIB đã được giao dịch thỏa thuận - giá trị tương ứng 14.910 tỷ đồng. Các giao dịch diễn ra trong bối cảnh nhóm Thành Công thoái vốn ra khỏi Eximbank và khối ngoại bán ròng mạnh.

Được biết, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (Mã EIB - HOSE) mới đây cũng vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3/2022 với khoản lãi trước thuế gần 1.280 tỷ đồng - gấp hơn 3 lần cùng kỳ và tăng 17% so với quý 2.

Tính riêng trong kỳ, thu nhập lãi thuần của Eximbank gấp 2 quý 3/2021 - đạt gần 1.492 tỷ đồng; các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng trưởng như lãi từ dịch vụ (+37%), lãi từ kinh doanh ngoại hối (+17%), lãi từ hoạt động khác (+6%).

Tính chung 9 tháng, ngân hàng này thu về khoản lãi gần 3.181 tỷ đồng - gấp 3,3 lần cùng kỳ năm 2021 đồng thời vượt 27% kế hoạch lãi trước thuế cả năm (chỉ ở mức 2.500 tỷ đồng).

6 tháng trở lại đây, trong khi hầu hết các cổ phiếu cùng ngành đều ghi nhận giảm điểm, EIB lại ngược dòng khá tích cực khi tăng từ mức 29.350 đồng (phiên 4/5) lên mức 42.000 đồng (phiên 27/10) trước khi giảm cận sàn về còn 39.400 đồng ngay phiên sau đó.

Như vậy sau nửa năm, cổ phiếu này đã tăng tới 34% bất chấp việc thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh. Cùng thời điểm, VN-Index giảm từ mức 1.348 điểm về còn 1.027 điểm - tương ứng giảm 24%.


Sau nửa năm, cổ phiếu EIB đã tăng tới 34% bất chấp việc thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh

Trở lại với diễn biến nhóm cổ phiếu ngân hàng, xếp sau EIB là cổ phiếu STB với khối lượng giao dịch trong tuần là 102 triệu đơn vị, tăng 17% so với tuần trước. Các mã như SHB, MBB, TCB, LPB có khối lượng dao quanh mức 75 - 85 triệu cổ phiếu - đều tăng mạnh so với tuần trước.

Trái với động thái mua vào của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã bán ròng 3.340 tỷ đồng cổ phiếu EIB - chiếm tới 60% lượng bán ròng của khối ngoại toàn thị trường. Ngoài EIB, khối ngoại cũng rút ròng 164 tỷ đồng STB.

Nhóm tự doanh chứng khoán ghi nhận mua ròng tập trung 3 mã là TCB, MBB, LPB với giá trị lần lượt là 18 tỷ, 8 tỷ và 3 tỷ đồng; ngược lại, bán ròng hơn 32 tỷ đồng VPB.

Nguồn: Eximbank lãi 9 tháng vượt kế hoạch, cổ phiếu EIB tăng ngược dòng thị trường

Thành Công Group thoái vốn, Eximbank dự kiến họp ĐHĐCĐ bất thường bầu nhân sự vào tháng 01/2023

HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) thông báo 28/11/2022 là ngày chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, dự kiến tổ chức vào tháng 01/2023 tại TPHCM.

HĐQT Eximbank cũng ban hành Nghị quyết thông qua việc đề cử nhân sự dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025). Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền đề cử là 11/11/2022. Số lượng thành viên dự kiến bầu bổ sung sẽ được nêu và công bố thông tin tại thông báo gửi cổ đông.

Eximbank dự kiến ngày 16/11/2022 sẽ gửi thông báo cho cổ đông về việc đề cử nhân sự. Thời gian nhận hồ sơ đề cử từ ngày 30/11-02/12/2022. Ngày 06/12/2022, Eximbank sẽ trình hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến.

Kế hoạch bầu bổ sung thành viên HĐQT được công bố sau khi 2 thành viên HĐQT của Eximbank có đơn từ nhiệm vào ngày 24/10/2022.

Cụ thể, bà Lê Hồng Anh - Thành viên HĐQT và ông Đào Phong Trúc Đại - Thành viên HĐQT độc lập đã có đơn từ nhiệm khỏi HĐQT Eximbank vì lý do cá nhân.

Bà Lê Hồng Anh và ông Đào Phong Trúc Đại được bầu vào HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 của Eximbank tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên ngày 15/02/2022. Hai nhân sự này đại diện cho nhóm cổ đông của Tập đoàn Thành Công.

Hồi tháng 9, ông Võ Quang Hiển cũng không còn là thành viên HĐQT Eximbank với lý do ông Hiển không còn làm người đại diện theo ủy quyền của cổ đông Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) tại Eximbank từ ngày 14/09.

Thời gian gần đây, các tổ chức có liên quan đến bà Lê Hồng Anh và Thành Công Group đã thoái xong tổng cộng hơn 117.6 triệu cp EIB. Các giao dịch này đều được thực hiện theo phương thức thỏa thuận, trong thời gian từ ngày 07-31/10, với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu EIB liên tục ghi nhận những giao dịch thỏa thuận khủng. Gần đây nhất, phiên 28/10, khối ngoại đã bán ròng hơn 74.4 triệu cp EIB, trị giá hơn 2,933 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu EIB trong phiên 28/10 (cả thỏa thuận và khớp lệnh) gần 82.4 triệu cp với tổng giá trị giao dịch 3,657 tỷ đồng.

Phiên sáng 31/10, giá cổ phiếu EIB đang được giao dịch quanh mức 39,000 đồng/cp (9h20p), tăng 29% so với đầu tháng 9. Thanh khoản bình quân trên 1.3 triệu cp/ngày.

Diễn biến giá cổ phiếu EIB từ đầu tháng 9 đến nay

Nguồn: Thành Công Group thoái vốn, Eximbank dự kiến họp ĐHĐCĐ bất thường bầu nhân sự vào tháng 01/2023 | Fili

1 Likes

Bộ ba HPG, NKG, POM giảm cận sàn vào đầu phiên sau khi báo lỗ kỷ lục

Làn sóng bán tháo diễn ra mạnh mẽ ở nhóm cổ phiếu thép sau khi các doanh nghiệp ngành này báo lỗ kỷ lục.

Sau 20 phút giao dịch đầu phiên 31/10, nhiều cổ phiếu ngành thép ghi nhận mức giảm mạnh, với 3 ông lớn NKG, HSG, HPG, POM đều giảm về sát mức sàn. Trong đó, cổ phiếu HPG gây chú ý với khối lượng giao dịch lớn, với hơn 17 triệu cp đã được sang tay. Các cổ phiếu khác như VCATVN cũng đang giảm mạnh.

Đà giảm mạnh xảy đến sau khi các doanh nghiệp thép công bố báo cáo tài chính quý 3 vào cuối tuần trước, với các khoản lỗ vượt xa dự báo của các chuyên viên phân tích.

Cụ thể, Hoà Phát lỗ sau thuế 1,786 tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ cao nhất từ trước đến nay. Trong 15 năm qua, đây chỉ mới là quý lỗ thứ 2 của “vua thép”. Hay như Thép Pomina (HOSE: POM) bất ngờ lỗ hơn 715 tỷ đồng do kinh doanh dưới giá vốn. Tổng Công ty Thép Việt Nam (TVN) cũng lỗ kỷ lục 534 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp thép

Đvt: Tỷ đồng

Ở các doanh nghiệp tôn thép, Nam Kim và Hoa Sen cũng lỗ kỷ lục 419 tỷ đồng và 887 tỷ đồng, với doanh thu giảm tương ứng 44% và 50% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp thương mại thép như SMC cũng không khá khẩm hơn, với khoản lỗ 188 tỷ đồng, quý lỗ nặng nhất từ trước đến nay.

Cổ phiếu DBC dù mất 60% thị giá, chủ tịch Dabaco vẫn muốn bán 10 triệu đơn vị

## Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/10, cổ phiếu DBC chỉ còn 15.500 đồng/cp. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Tạm chiếu theo thị giá này, ước tính ông So sẽ thu về 150,5 tỷ đồng.

Mới đây, ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC) đã đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu DBC từ ngày 2/11 đến 1/12 với mục đích nhu cầu tài chính cá nhân. Hiện, ông So đang là cổ đông lớn tại doanh nghiệp nhà với tỷ lệ sở hữu đạt 28,3%. Nếu giao dịch hoàn tất, vị lãnh đạo này sẽ giảm tỷ lệ sở tại DBC về còn 24,16% vốn điều lệ,

Cổ phiếu DBC dù mất 60% thị giá, chủ tịch Dabaco vẫn muốn bán 10 triệu đơn vị

Trên thị trường, cổ phiếu DBC trải qua đà giảm sâu (mất 58,3% thị giá so với hồi tháng 4/2022) và hiện vẫn đang dò đáy. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/10, cổ phiếu DBC chỉ còn 15.500 đồng/cp. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Tạm chiếu theo thị giá này, ước tính ông So sẽ thu về 150,5 tỷ đồng.

Đáng chú ý, mã này từng tăng mạnh 7x% từ vùng đáy cuối tháng 6/2022 đến cuối tháng 8/2022. Trong bố cảnh đó, hai người con gái của ông So đã nhanh tay “chốt lời”. Cụ thể, ngày 28/7, bà Nguyễn Thị Tân Hòa đã bán 2 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 3,05% về còn 2,23% vốn điều lệ. Từ ngày 22/8 đến 23/8, bà Nguyễn Thu Hiền bán ra toàn bộ 3 triệu cổ phiếu đăng ký để giảm sở hữu từ 2,39% về còn 1,15% vốn điều lệ.


Diễn biến giá cổ phiếu BDC thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Việc liên tục bán ra cổ phiếu của người thân cùng lãnh đạo DBC cũng đi ngược với xu hướng mua vào “đỡ giá” của nhiều lãnh đạo hiện nay.

Đơn cử, một DN cùng ngành là Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã HAG), trong bối cảnh cổ phiếu giảm mạnh do áp lực thị trường cùng những tin đồn liên quan đến Chủ tịch, người nội bộ là bà Đoàn Hoàng Anh (con gái Chủ tịch) đăng ký mua thêm cổ phiếu Công ty.

Hay tại một số doanh nghiệp bất động sản, lãnh đạo Tổng Công ty CP Đầu tư phát triển Xây dựng (DIG) và Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) cũng đăng ký mua hàng chục triệu cổ phiếu Công ty.

Doanh thu từ bất động sản “cứu” tăng trưởng lợi nhuận quý 3

Sau 4 quý tăng trưởng âm vì hoạt động chăn nuôi gặp bất lợi, Dabaco công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022 với lãi ròng tăng trở lại (tăng 50% so với cùng kỳ), đạt hơn 206 tỷ đồng, nhờ ghi nhận doanh thu đột biến từ kinh doanh bất động sản.

Theo DBC, quý 3/2022, tình hình kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng địa chính trị tại một số nước trên thế giới, ngành thức ăn chăn nuôi nói chung cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ do chi phí đầu vào, giá nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí vận chuyển, logistic tăng cao.

Ngành chăn nuôi vẫn còn khó khăn, do dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc chăn nuôi và nuôi tái đàn, doanh thu và lợi nhuận của các đơn vị chăn nuôi cũng giảm so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, DBC ghi nhận doanh thu thuần 3.567 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn (34%), khiến biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 14,3% xuống 13,6%. Lợi nhuận gộp đạt 485,6 tỷ đồng, vẫn tăng 26%.

Kỳ này, doanh thu hoạt động tài chính gần như đi ngang, đạt hơn 4,5 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 6%, còn hơn 43 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay gần 40 tỷ đồng. Trong khi đó, các chi phí khác biến động không quá nhiều so với cùng kỳ. Kết quả, DBC báo lãi ròng quý 3 đạt hơn 206 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, DBC thu về 9.339 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 20% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu doanh thu, nguồn thu từ kinh doanh bất động sản tăng đột biến, đạt hơn 843,5 tỷ đồng (gấp 3,6 lần cùng kỳ). Sau khi khấu trừ chi phí, Công ty báo lãi ròng hơn 229 tỷ đồng, giảm 68%, do ảnh hưởng từ mảng heo nửa đầu năm.

Có thể thấy khoản thu bất động sản chủ yếu được ghi nhận trong quý 3 và chính lợi nhuận của hoạt động này đã giúp Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 3 tăng trưởng so với cùng kỳ.

Ngoài ra, trong văn bản giải trình, DBC cho biết mặc dù tình hình chung còn khó khăn nhưng với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, Tập đoàn đã luôn chỉ đạo sát sao các đơn vị thành viên tích cực áp dụng các giải pháp kỹ thuật, quản lý, nâng cao năng suất, tiết kiệm triệt để nhằm hạ giá thành sản xuất, nhờ vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy thức ăn chăn nuôi vẫn ổn định và tăng trưởng.

DBC dự báo 2022 tiếp tục là năm khó khăn khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến thể mới, kèm theo đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng - sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Trên cơ sở đó, Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 với doanh thu 22.558 tỷ đồng, lãi sau thuế 918 tỷ đồng.

So với kế hoạch đề ra, DBC thực hiện hơn 41% chỉ tiêu doanh thu và gần 25% mục tiêu lợi nhuận năm sau 9 tháng.

Chi phí xây dựng cơ bản gấp gần 2,3 lần đầu năm

Tại ngày 30/09/2022, tổng tài sản của DBC đạt hơn 11.314 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền và các khoản tương đương tiền đạt hơn 239 tỷ đồng (tăng 21%), chủ yếu là tiền gửi ngân hàng; đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hơn 522,7 tỷ đồng (giảm 9%), đều là tiền gửi có kỳ hạn; các khoản phải thu ngắn hạn hơn 574 tỷ đồng (tăng 5%).

Hàng tồn kho hơn 4.167 tỷ đồng, gần như đi ngang so với đầu năm; trong đó Công ty không còn phát sinh khoản hàng mua đang đi trên đường (cùng kỳ hơn 86 tỷ đồng).

Đáng chú ý, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại cuối quý 3 đạt hơn 1.076 tỷ đồng, gấp gần 2,3 lần đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu do Công ty đầu tư vào dự án chăn nuôi lợn Thanh Hóa gần 586 tỷ đồng (gấp 7,6 lần đầu năm); đầu tư mới dự án nhà máy ép dầu giai đoạn 3 hơn 99 tỷ đồng (cùng kỳ không ghi nhận), ngoài ra tăng đầu tư đối với các dự án chăn nuôi khác…

Về nguồn vốn, nợ phải trả tới cuối kỳ gần 6.449 tỷ đồng, tăng 5%, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Trong đó, vay nợ thuê ngắn hạn gần 3.369 tỷ đồng (tăng 30%), chiếm chủ yếu là vay các ngân hàng thương mại Nhà nước (hơn 2.528 tỷ đồng); vay nợ thuê dài hạn gần 795 tỷ đồng (tăng 16%).

Vốn chủ sở hữu đạt hơn 4.865 tỷ đồng, tăng 4%; song lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 232 tỷ đồng, giảm gần 62%.

1 Likes

Bà Trần Thị Hương xin từ nhiệm, HĐQT FLC Faros còn lại duy nhất chủ tịch

## Hội đồng quản trị (HĐQT) của FLC Faros hiện nay chỉ còn lại Chủ tịch Nguyễn Bình Phương, không có phó chủ tịch hay thành viên nào khác.

Ba thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026 ban đầu của FLC Faros: Bà Hương Trần Kiều Dung đã bị khởi tố và bắt tạm giam vào đầu tháng 4, bà Trần Thị Hương vừa xin từ nhiệm, còn lại duy nhất bà Nguyễn Bình Phương. (Ảnh: ROS).

CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) vừa cho biết, vào ngày 27/10, công ty đã nhận được đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của bà Trần Thị Hương và đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát của ông Trần Trung Tùng.

Hội đồng quản trị sẽ trình đại hội đồng cổ đông công ty thông qua việc miễn nhiệm đối với bà Trần Thị Hương và ông Trần Trung Tùng tại cuộc họp gần nhất.

Đại hội cổ đông thường niên ngày 25/5/2021 đã bầu ba người vào HĐQT của FLC Faros, bao gồm: bà Hương Trần Kiều Dung, bà Nguyễn Bình Phương và bà Trần Thị Hương. Ngay sau đó, bà Dung được bầu làm Chủ tịch HĐQT.

Ngày 8/4 năm nay, bà Hương Trần Kiều Dung bị khởi tố và bắt tạm giam để phục vụ điều tra vụ án thao túng thị trường chứng khoán và che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC và Công ty chứng khoán BOS (Mã: ART).

Trong tháng 4, bà Nguyễn Bình Phương được bầu làm Chủ tịch HĐQT của FLC Faros để thay thế bà Hương Trần Kiều Dung. Sau khi bà Trần Thị Hương từ nhiệm, Chủ tịch Nguyễn Bình Phương là người duy nhất còn trong HĐQT của FLC Faros.

Về phía Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2021 - 2026, ban đầu có ba thành viên được bầu là ông Nguyễn Trọng Huyên, ông Doãn Việt Hoàng và ông Trần Trung Tùng.

Ngày 25/8 năm nay, ông Huyên và ông Hoàng đã nộp đơn xin từ nhiệm. Ngày 27/10, thành viên cuối cùng là ông Tùng cũng xin rút như vừa nói ở trên, Ban Kiểm soát của FLC Faros không còn ai.

FLC Faros dự định tổ chức đại hội cổ đông bất thường để bầu bổ sung nhân sự vào HĐQT và Ban Kiểm soát. Hai lần tổ chức đầu tiên đều bất thành do không đủ cổ đông tham dự. Đại hội lần 3 sẽ được tổ chức vào ngày 2/11 sắp tới tại tầng 36, tòa nhà Bamboo Airways, số 265 đường Cầu Giấy, Hà Nội.

Cổ phiếu LICOGI (L14) trượt về đáy 27 tháng, chị “Thầy A7” muốn rút bớt vốn

Cổ phiếu LICOGI (L14) trượt về đáy 27 tháng, chị “Thầy A7” muốn rút bớt vốn

Câu chuyện đầu tư | 01/11/2022 04:12

Tạm chiếu theo thị giá hiện tại của cổ phiếu LICOGI 14 (L14), ước tính chị của ông Nguyễn Mạnh Tuấn sẽ thu về hơn 2,5 tỷ đồng.

Ngày 31/10/2022, bà Nguyễn Thúy Ngư chị gái ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Thành viên HĐQT CTCP LICOGI 14 (HOSE: L14)
đăng ký bán 705.695 cổ phiếu L14 từ ngày 03/11/2022 đến hết ngày 02/12/2022.

Nếu giao dịch thành công, bà Ngư sẽ giảm lượng nắm giữ tại L14 từ 1.535.034 cổ phiếu, 4,97% vốn điều lệ xuống còn 829.339 cổ phiếu.

Về người có liên quan là ông Nguyễn Mạnh Tuấn hay còn được gọi là “Thầy A7” đang nắm giữ gần 184.000 cổ phiếu L14. Kết phiên 31/10, L14 giảm 5,2% xuống 36.400 đồng, tương ứng đã mất 89% thị giá so với đầu năm.

Về tình hình kết quả kinh doanh, L14 ghi nhận doanh thu thuần tăng đạt gần 35,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính L14 tăng mạnh lên đến hơn 6,2 tỷ đồng, trong khi quý 3/2021 chỉ đạt mức 169,6 triệu đồng. Kết quả L14 báo lợi nhuận sau thuế giảm 8% về mức 8,1 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, L14 ghi nhận doanh thu thuần đạt 129 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ, song lỗ sau thuế hơn 15,6 tỷ đồng.

Đáng chú ý danh mục đầu tư chứng khoán kinh doanh đầu năm là 0 đồng, tính tới 30/9/2022 đã là 105,3 tỷ đồng (98%), công ty đã trích lập dự phòng giảm giá tới 68,7 tỷ đồng, tương ứng mức lỗ 65,2% tổng danh mục. Chi tiết

1 Likes

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của FLC?

Cuối quý III/2022, nợ phải trả của FLC ghi nhận hơn 28.271 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm, chiếm 78% tổng tài sản và cao gấp 3,5 lần vốn chủ sở hữu.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 mới được CTCP Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) công bố mới đây, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đi lùi 70% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 429 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp lỗ gộp hơn 96 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ tiêu này ghi nhận đang dương 144 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính cũng là một điểm tối khi ghi nhận giảm mạnh 93% xuống mức 18 tỷ đồng. Trong khi đó ở chiều ngược lại, hàng loạt chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đều đồng loạt tăng mạnh lên lần lượt 105 tỷ đồng và 267 tỷ đồng.

Ngoài ra, FLC còn tiếp tục phải gánh thêm khoản lỗ từ công ty liên doanh, liên kết lên tới tận 318 tỷ đồng. Với việc doanh thu thấp mà chi phí nối đuôi tăng cao, doanh nghiệp báo lỗ 785 tỷ đồng trong quý III/2022.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, tập đoàn này lỗ hơn 1.890 tỷ đồng, trái ngược hoàn toàn với khoản lãi gần 70 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021.

FLC nêu nguyên nhân doanh thu giảm mạnh do tình hình chung của thị trường bất động sản, sự thay đổi trong chính sách tín dụng dành cho chủ đầu tư. Đồng thời, FLC cho biết doanh nghiệp đang trong quá trình tái cấu trúc lại các vị trí lãnh đạo chủ chốt, các mảng kinh doanh cốt lõi nên có sự ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, lợi nhuận của FLC giảm mạnh cũng do khoản lỗ tăng từ mảng đầu tư hàng không, khách sạn. Đây là hai mảng kinh doanh đang trên đà phục hồi tích cực, tuy nhiên nhiều diễn biến bất lợi mang tính khách quan của thị trường (như giá nhiên liệu tăng cao, thị trường quốc tế phục hồi chậm…) khiến lợi nhuận của hai lĩnh vực này chưa thực sự đạt như kỳ vọng.

Thuyết minh tại phần đầu tư dài hạn, FLC cho biết khoản đầu tư vào CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) có giá gốc 4.015 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/9/2022, FLC đã lỗ gần 1.269 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh của Bamboo Airways.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của FLC ghi nhận dương 3.793 tỷ đồng tại cuối quý III/2022, do tăng các khoản phải trả và giảm hàng tồn kho. Theo thuyết minh trong BCTC, tính đến ngày 30/9 FLC có mục hàng tồn kho giảm 11% xuống 1.922 tỷ đồng, tuy nhiên chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn lại tăng 20% lên 8.712 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của FLC ở mức 36.216 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Đáng chú ý, FLC ghi nhận đầu tư 174 tỷ đồng vào chứng khoán kinh doanh nhưng đã lỗ tới hơn 148 tỷ đồng khoản này. Các mã chứng khoán mà công ty đang nắm giữ bao gồm AMD, HAI và KLF.

Cuối quý III/2022, nợ phải trả của Tập đoàn ghi nhận hơn 28.271 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm, chiếm 78% tổng tài sản và cao gấp 3,5 lần vốn chủ sở hữu. Tổng nợ vay giảm 19% về 5.015 tỷ đồng, trong đó có 3.193 tỷ đồng vay ngắn hạn và 1.822 tỷ đồng vay dài hạn.

Đáng chú ý, chủ nợ lớn nhất với các khoản vay ngân hàng của FLC đến cuối tháng 9 là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với dư nợ lên tới 1.506 tỷ đồng, tài sản đảm bảo cho khoản vay này là tài sản hình thành từ vốn vay (bao gồm 333,216 tỷ đồng vay dài hạn đến hạn trả và 1.014 tỷ đồng vay dài hạn tại chi nhánh Quy Nhơn, 158 tỷ đồng vay dài hạn tại chi nhánh Quảng Bình); xếp thứ hai là Ngân hàng TMCP Quốc dân – chi nhánh Hà Nội với dư nợ vay ngắn hạn 581 tỷ đồng và nhiều khoản vay nhỏ lẻ tại các ngân hàng, tổ chức tài chính khác.

Ngoài ra, doanh nghiệp ghi nhận vay của các cá nhân là ông Lê Thái Sâm (Thành viên HĐQT FLC) 621 tỷ đồng và bà Cao Ngọc Kim Ngân 36 tỷ đồng. FLC cho biết tất cả các khoản vay tài chính trên doanh nghiệp đều có khả năng trả nợ.

Kể từ khi cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố vì hành vi thao túng giá cổ phiếu vào cuối tháng 3/2022 đến nay, FLC liên tục có sự thay đổi về dàn lãnh đạo thượng tầng, kết quả kinh doanh lao dốc và nhận hàng loạt quyết định cưỡng chế thuế.

Chỉ trong vỏn vẹn 3 tháng, FLC đã nhận các quyết định cưỡng chế thuế với tổng giá trị 1.386 tỷ đồng từ các cơ quan quản lý thuế như Cục thuế Hà Nội, Quảng Bình, Thanh Hoá, Khu vực Đak Đoa – Mang Yang và Kon Tum.

Cổ phiếu FLC trên thị trường đã bị đình chỉ giao dịch từ ngày 9/9 do chưa công bố các báo cáo tài chính soát xét năm 2021, chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên và chưa tìm được đơn vị kiểm toán BCTC năm 2022. Ngày 4/11 tới đây, FLC dự định sẽ chốt danh sách cổ đông tham gia ĐHCĐ thường niên 2022.

Nguồn bài viết: Ai đang là chủ nợ lớn nhất của FLC?

1 Likes

Chắc chị Thầy cầm hộ thầy thôi. Bán bớt lấy tiền trả lãi ngân hàng

1 Likes

Nhiều doanh nghiệp “mất mùa” vì bắt nhầm đáy cổ phiếu Hòa Phát (HPG)

Từng được ví như “cổ phiếu quốc dân”, nằm trong danh mục khuyến nghị của các công ty chứng khoán, hiện cổ phiếu HPG đã xuống đáy 2 năm, khiến không ít doanh nghiệp nắm giữ thua lỗ.

Với các nhà đầu tư cá nhân, các khoản đầu tư chứng khoán có thể “chưa bán là chưa lỗ”, nhưng với các doanh nghiệp thì lại khác. Theo nguyên tắc kế toán, đến kỳ lập báo cáo tài chính (quý, năm), doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và trích lập dự phòng tương ứng. Với diễn biến giá liên tục lao dốc, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã trở thành “tội đồ” gây lỗ tài chính cho nhiều doanh nghiệp trót “đu đỉnh”, cho dù khoản lỗ này chưa hiện thực hóa.

Báo cáo tài chính quý III của Công ty CP Hóa An (Biên Hòa, Đồng Nai) - một doanh nghiệp trong ngành kinh doanh vật liệu xây dựng đã hé lộ số lượng cổ phiếu HPG tại thời điểm 30/09 mà doanh nghiệp này nắm giữ lên đến 2.640.000 cổ phiếu, tương đương giá trị 80,3 tỷ đồng.

Nếu chia ngược lại, giá vốn bình quân HPG mà Hóa An nắm giữ vào khoảng 30.433 đồng/cổ phiếu. Với mức giá đóng cửa ngày 31/10/2022 là 15.650 đồng/cổ phiếu, lượng tài sản này đã “bốc hơi” gần 50% giá trị, tương đương mức lỗ 41,3 tỷ đồng.

Tất nhiên con số lỗ này không phải số chính xác, vì trong tháng 10 vừa qua, Hóa An có thể đã tiếp tục mua vào cổ phiếu HPG để trung bình giá xuống, hoặc đã bán HPG để cắt lỗ.

Điều đáng nói, số lượng cổ phiếu HPG đầu năm Hóa An nắm giữ chỉ là 300.000 cổ phiếu, giá trị 15,26 tỷ đồng, tương đương giá trung bình 50.877 đồng/cp. Điều này có nghĩa là đã trót đu đỉnh trong năm 2021, Hóa An đã cố gắng trung bình giá xuống với khoản đầu tư tài chính ngắn hạn này, nhưng không thành công.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý III của Công ty CP Đầu tư CMC (Mã chứng khoán: CMC) cho thấy doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng lỗ hơn 240 triệu đồng. Khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư tăng của đơn vị này tăng tới 98%, lên gần 9 tỷ đồng. Trong đó, dự phòng giảm giá HPG 1,1 tỷ đồng.

Tại 30/09, CMC nắm 117.500 cổ phiếu HPG, với giá trị 3,2 tỷ đồng, tương đương giá bình quân 27.3000 đồng/cp. So với giá đóng cửa ngày 31/10 là là 15.650 đồng/cổ phiếu, lượng tài sản này đã “bốc hơi” khoảng 40%.

Điều đáng nói, tại thời điểm đầu năm, danh mục chứng khoán của CMC chưa xuất hiện cái tên HPG. Giá trị chứng khoán kinh doanh tại cuối quý III của CMC cũng tăng từ mức 22,3 tỷ đồng hồi đầu năm lên 29,1 tỷ đồng, tăng mạnh ở Hòa Phát và GEX (Công ty CP tập đoàn GELEX).

Nhìn một cách tổng quát, với diễn biến thị trường chứng khoán từ đầu năm trở lại đây, không chỉ có cổ phiếu HPG mà nhiều cổ phiếu của các Ngân hàng, doanh nghiệp BĐS khác cũng có đà giảm mạnh và trở thành nguyên nhân gây lỗ cho các doanh nghiệp đầu tư chứng khoán.

Quay lại BCTC của CMC, cổ phiếu gây lỗ nhiều nhất cho doanh nghiệp này là GEX chứ không phải HPG. Cuối quý III, chi phí dự phòng CMC trích lập cho GEX là 5,2 tỷ đồng, lớn hơn rất nhiều so với HPG.

Nhiều doanh nghiệp
Nguồn: CMC

Công ty CP Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng (Mã: NDN) cũng là doanh nghiệp đã có 9 tháng đầu năm “ảm đạm” với tình hình đầu tư chứng khoán. Tại ngày 30/09, doanh nghiệp công bố BCTC quý III với khoản chi phí dự phòng lên tới hơn 120 tỷ đồng.

Trong đó, cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và VHM của Công ty cổ phần Vinhomes là 3 cái tên khiến Nhà Đà Nẵng “lỗ” nặng.

Điều đáng nói, đây là số lỗ đánh giá tại thời điểm 30/09, so với hiện tại các mã cổ phiếu trong danh mục dưới hầu hết đều tiếp tục giảm thêm từ vài % đến vài chục %.

Nhiều doanh nghiệp
Nguồn: BCTC của Nhà Đà Nẵng

Mặc dù có đầu tư cổ phiếu HPG, nhưng với khối lượng nhỏ, cổ phiếu này cũng chỉ gây lỗ vài chục triệu đồng cho Nhà Đà Nẵng.

Công ty CP Chứng khoán Trí Việt (Mã chứng khoán: TVB) nắm giữ HPG với giá gốc tại thời điểm 30/9 lên đến gần 200 tỷ đồng dưới dạng tài sản tài chính sẵn sàng bán (AFS). TVB đang phải “gồng lỗ” HPG khi khoản đầu tư này âm gần 91 tỷ đồng.

Các khoản lỗ/lãi tạm tính trong danh mục AFS chưa phản ánh vào kết quả kinh doanh và chỉ được ghi nhận khi công ty bán hoặc chuyển sang danh mục FVTPL. Nếu khoản đầu tư này được ghi nhận, số lỗ của Trí Việt có thể còn tăng thêm so với mức lỗ 6,2 tỷ đồng trong quý III.

Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng lỗ hơn 30 tỷ đồng với riêng cổ phiếu HPG, tương ứng 37,5% trên giá gốc gần 80 tỷ đồng. Quý III, VDSC thu về hơn 24 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 67% so với cùng kỳ năm ngoái.

HPG từng tăng giá mạnh giai đoạn 2020-2021, giúp các nhà đầu tư nắm giữ dài hạn nhân nhiều lần tài khoản.

Đà tăng giá cũng giúp giá trị vốn hóa tập đoàn liên tục lập đỉnh và lọt top các công ty niêm yết được định giá lớn nhất sàn chứng khoán.

Diễn biến kém sáng của Hòa Phát bắt đầu từ năm đầu 2022 và đến nay thị giá đã “bốc hơi” hơn 50%. Hệ số beta của HPG hiện là 1,17%, tương ứng mức giảm của mã này mạnh hơn chỉ số chung. Chưa kể áp lực bán tại HPG không chỉ đến từ khối nội mà khối ngoại cũng liên tục “xả hàng”.

Trên thị trường chứng khoán, tạm đóng cửa phiên giao dịch sáng ngày 1/11, cổ phiếu HPG tiếp tục giảm 1,6% xuống mức 15.400 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 25 triệu đơn vị.


Diễn biến giá cổ phiếu HPG thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Hòa Phát cũng có quý lỗ đầu tiên sau 14 năm

Quý III/2022, Hoà Phát ghi nhận doanh thu 34.441 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ 2021. Công ty chịu lỗ sau thuế 1.786 tỷ đồng, trái ngược với số lãi kỷ lục 10.351 tỷ của quý III năm ngoái. Đây là lần thua lỗ đầu tiên của Hòa Phát kể từ năm quý IV/2008.

Trước đó, tại đại hội cổ đông thường niên tổ chức vào ngày 24/5 năm nay, Chủ tịch HĐQT Hoà Phát Trần Đình Long đã cảnh báo nhà đầu tư: “Mọi người cứ đợi kết quả kinh doanh quý II, quý III và hết năm rồi sẽ thấy tại sao chúng tôi thận trọng. Kế hoạch năm nay là khó. Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý II, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào. Lúc này ngành thép đang không thuận lợi”.

Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát có 116.559 tỷ đồng doanh thu và 10.443 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt đạt 76% và 39% kế hoạch năm. Lĩnh vực thép và sản phẩm liên quan đóng góp trên 90% doanh thu và lợi nhuận toàn tập đoàn.

Hòa Phát cho biết kết quả kinh doanh kém khả quan nói trên là do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, giá nguyên vật liệu trong đó đặc biệt là giá than cao gấp ba lần so với thời điểm bình thường, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh.

1 Likes

Vừa ra mắt ‘heo ăn chay’, BaF đã ‘hốt bạc’, bỏ túi hơn 1,7 tỉ mỗi ngày

Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam (BAF) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.920 tỉ đồng, giảm 49,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên do giá vốn giảm mạnh, lợi nhuận gộp theo đó tăng gấp 3 lần lên 215,6 tỉ đồng.

Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế quý 3 của BaF là 158 tỉ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với quý 3/2021. Như vậy, mỗi ngày BAF “bỏ túi” 1,75 tỉ đồng lợi nhuận.


“Heo ăn chay” của BaF được nuôi theo mô hình chuỗi 3F 100% khép kín Feed - Farm - Food “từ trang trại đến bàn ăn”, đảm bảo 100% thịt sạch

KL

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của BaF đạt 4.890 tỉ đồng, giảm so với cùng kỳ, song lợi nhuận sau thuế đạt 286 tỉ đồng, tăng 17%. So với kế hoạch, BaF đã thực hiện được 82% chỉ tiêu doanh thu và 71,1% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022.

Giải trình về kết quả trên, doanh nghiệp này cho biết 9 tháng qua, sản lượng và doanh thu tăng do cơ cấu đàn dần ổn định, các trại mới đã đi vào vận hành. Cùng với đó, giá heo hơi trung bình quý 3 tăng 21% so với năm trước, tác động làm chỉ số kinh doanh tăng.

Theo chiến lược đã đề ra, mảng kinh doanh chăn nuôi heo theo mô hình khép kín vẫn sẽ là mảng chiến lược của BaF. Chỉ số quý 3 thể hiện chiến lược này đúng đắn. Công ty sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để mở rộng nhanh theo lộ trình đến năm 2030.

Mới đây, công ty vừa chính thức công bố thương hiệu “heo ăn chay” BaF Meat. Công thức cám chay của BaF loại bỏ hoàn toàn thành phần chứa gốc đạm động vật và chỉ cung cấp cho đàn heo nuôi nội bộ, không bán thương mại ra thị trường.

Với tổng gần 20 dự án đang xây dựng trên toàn quốc, tới quý 4/2023, dự kiến tổng đàn heo của BaF sẽ lên 1 triệu con, gấp hơn 3 lần số lượng hiện nay. Chiến lược và tầm nhìn đến năm 2030 của công ty là xây dựng thành công mạng lưới 100 trang trại với đàn 200.000 con và 6 triệu con lợn thương phẩm, vào top 3 công ty chăn nuôi hàng đầu Việt Nam.

BaF cũng sở hữu nhà máy đầu tiên tại Việt Nam đạt cùng lúc 2 chứng nhận Global G.A.P. CFM 3.0 & FSSC 22000 V5.1 - những tiêu chuẩn cao nhất trong hệ thống quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi được công nhận trên toàn cầu.

Nguồn bài viết: Vừa ra mắt 'heo ăn chay', BaF đã 'hốt bạc', bỏ túi hơn 1,7 tỉ mỗi ngày

2 Likes

Dragon Capital lại tiếp tục bán ròng 1,9 triệu cổ phiếu KBC


Hiện tại, thị giá của KBC đã rơi về vùng đáy kể từ cuối năm 2020

Theo thông báo gửi UBCKNN và HoSE ngày 01/11, thông qua các quỹ ngoại liên quan, Dragon Capital đã tiến hành bán ròng 1,9 triệu cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc.

Cụ thể, vào phiên 28/10, các quỹ thành viên của Dragon Capital là Amsherham Industries Limited, CTBC Vietnam Equity Fund đã bán 2 triệu cổ phiếu KBC, ở chiều ngược lại, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust mua vào 100.000 cổ phần KBC, qua đó giảm tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm quỹ ngoại này xuống còn 6,78%, tương đương với 52,06 triệu cổ phần.

Phiên 28/10, chỉ có 96 đơn vị KBC được sang tay bằng hình thức giao dịch thỏa thuận, như vậy phần lớn lượng cổ phiếu nêu trên đã được bán bằng phương pháp khớp lệnh. Tạm lấy giá chốt phiên ngày 28/10 của KBC làm giá giao dịch, Dragon Capital có thể đã thu về được gần 33,82 tỷ đồng cho số cổ phiếu bán ra nói trên.

Trước đó, từ 19-20/10, nhóm quỹ ngoại này cũng đã bán ra tổng cộng 1,4 triệu đơn vị KBC, ước tính thu về gần 31,15 tỷ đồng.

Dragon Capital lại tiếp tục bán ròng 1,9 triệu cổ phiếu KBC ảnh 1
Diễn biến giao dịch cổ phiếu KBC

Động thái thoái bớt vốn tại Kinh Bắc của Dragon Capital diễn ra trong bối cảnh thị giá KBC đang trên đà giảm mạnh kể từ sau đợt hồi từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8. Cụ thể, sau khi lập đỉnh ngắn hạn 39.550 đồng/CP vào phiên 01/08, giá cổ phiếu KBC giảm 56,2% về còn 17.300 đồng/CP (tính tới 13h50 phiên 1/11), tương đương vốn hóa 13.279,5 tỷ đồng, đây cũng là vùng giá thấp nhất của KBC kể từ cuối năm 2020.

Về tình hình kinh doanh của Kinh Bắc, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, công ty đạt tổng doanh thu 1.288,5 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lên tới 2.135,4 tỷ đồng, tăng 191%. Phần lớn lợi nhuận trong số này tới từ khoản 2.209 tỷ đồng phần lãi từ công ty liên kết.

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc có tiền thân là CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc, được thành lập năm 2002, niêm yết và giao dịch trên sàn HoSE từ năm 2009, hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư, phát triển và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị. KBC đang quản lý quỹ đất 5.215,8 ha cho phát triển khu công nghiệp, chiếm 4,22% tổng số diện tích đất khu công nghiệp của cả nước và 1.177,7 ha cho phát triển khu đô thị, dân cư.

Nguồn bài viết: Dragon Capital lại tiếp tục bán ròng 1,9 triệu cổ phiếu KBC | Mekong ASEAN

1 Likes

Những “đại gia” tiền mặt nhiều nhất sàn chứng khoán nắm giữ hơn 350.000 tỷ đồng, tăng 28.000 tỷ đồng so với đầu năm

Tại thời điểm 30/9/2022, tổng lượng tiền (tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn) của 15 doanh nghiệp nắm giữ lớn nhất sàn lên đến 351.000 tỷ đồng, tương đương 14,3 tỷ USD.

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn duy trì lượng tiền mặt nhất định để phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như đảm bảo tính thanh khoản, giảm rủi ro tài chính và chủ động trong các cơ hội đầu tư.

Đối với những doanh nghiệp lớn, việc nắm trong tay hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỷ tiền mặt không phải là chuyện hiếm.

Ba phần tư chặng đường của năm 2022 đi qua, đồng nghĩa với việc khép lại mùa kinh doanh quý 3, các “đại gia” nắm giữ nhiều tiền mặt nhất trên sàn chứng khoán (không bao gồm nhóm ngân hàng, tài chính, bảo hiểm) cũng đã lộ diện với những cái tên không còn xa lạ: ACV, HPG, GAS, VIC, VNM, FPT,…

Tại thời điểm 30/9/2022, thống kê cho thấy có ít nhất 15 doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền và tương đương tiền vượt ngưỡng 10.000 tỷ đồng. Cụ thể, tổng lượng tiền (tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn) của 1 5 doanh nghiệp này lên đến 3 51.000 tỷ đồng, tương đương 1 4 , 3 tỷ USD, tăng hơn 28.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Trong đó, 5 doanh nghiệp nắm giữ hơn 1 tỷ USD tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn tại thời điểm 30/9/2022 là CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HPG), Tổng công ty khí Việt Nam (GAS), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV), Tập đoàn Vingroup (VIC) và Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR).

Những đại gia tiền mặt nhiều nhất sàn chứng khoán nắm giữ hơn 350.000 tỷ đồng, tăng 28.000 tỷ đồng so với đầu năm - Ảnh 1.

Đáng chú ý, Hòa Phát vẫn đang là “ đại gia nhiều tiền nhất sàn chứng khoán với số dư tiền và tiền gửi ngân hàng tại thời điểm 30/9 lên 38.911 tỷ đồng, mặc dù đã giảm gần 1.800 tỷ đồng so với đầu năm. Số dư tiền mặt của doanh nghiệp đầu ngành thép chiếm tới hơn 21% tổng tài sản.

Xếp theo sau, GAS vươn lên trở thành doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt thứ hai với 36.000 tỷ đồng thời điểm cuối tháng 9, tăng 5.900 tỷ đồng kể từ đầu năm. Tại thời điểm cuối quý 2, Vingroup đang nắm giữ vị trí số 2, song đến hết 30/9, lượng tiền mặt Vingroup nắm giữ đã giảm mạnh xuống hơn 28.000 tỷ đồng, đứng thứ 4.

Tương tự như GAS, các doanh nghiệp như BSR, Sabeco, Novaland, VEAM gia tăng mạnh lượng tiền nắm giữ trong 9 tháng đầu năm.

Trái lại, FPT, VNM, MWG đều giảm lượng tiền mặt nắm giữ so với đầu năm khoảng 1.000 tỷ đồng đến hơn 2.000 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp khác có lượng tiền mặt lớn là ACV (33.341 tỷ), Vingroup (28.446 tỷ), BSR (26.524 tỷ), FPT (24.126 tỷ), SAB (23.463 tỷ),…

Mặt khác, một cái tên out top doanh nghiệp nắm giữ trên 10.000 tỷ đồng tại thời điểm 30/9 là Tập đoàn Masan (MSN). Lượng tiền cuối quý 3 của MSN đã giảm mạnh gần 15.000 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 7.725 tỷ đồng, trong khi con số này ở đầu năm là 22.640 tỷ đồng.

Lãi tiền gửi theo đó cũng lên đến hàng nghìn tỷ đồng

Với khoản tiền gửi hàng chục nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp thu về hàng trăm tỷ đồng từ lãi tiền gửi trong 9 tháng đầu năm. Số tiền này phần nào bù đắp các khoản chi phí lãi vay lớn từ những khoản nợ vay mà các doanh nghiệp phải gánh vác.

Trong cơ cấu, các đại gia tiền mặt trên sàn thường nắm giữ lượng tiền phần lớn dưới dạng tiền gửi ngắn hạn để nhận lãi suất cao hơn so với không kỳ hạn, song vẫn sẵn sàng để sử dụng trong nhiều trường hợp kinh doanh cần thiết.

Trong đó, GAS có một lượng tiền gửi vượt trội so với đầu năm với số dư thời điểm 30/9/2022 lên đến 36.000 tỷ đồng. Khoản tiền gửi “khổng lồ” này mang về cho GAS hơn 888 tỷ đồng tiền lãi trong 3 quý đầu năm. Bên cạnh đó, lãi tiền gửi của FPT thu về thậm chí còn cao hơn với 1.044 tỷ đồng dù lượng tiền gửi của FPT nắm giữ chỉ ở mức 24.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, tuy ACV không có lượng tiền gửi tăng mạnh, song lãi tiền gửi lũy kế hết quý 3/2022 mang về 1.188 tỷ đồng doanh thu.

Ngoài ra, doanh nghiệp đầu ngành sữa Vinamilk cũng thu lợi 885 tỷ đồng lãi tiền gửi khi nắm giữ 22.400 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng.

Việc lãi suất huy động tăng cũng đồng nghĩa với lãi suất đầu ra cũng tăng cao. Cần lưu ý rằng không ít doanh nghiệp cũng vay nợ hàng trăm tỷ đồng và theo đó, cũng “ngốn” cả trăm tỷ trả lãi vay mỗi quý. Do đó, mặc dù lãi suất huy động tăng chưa đủ để khẳng định tất cả doanh nghiệp trên đều sẽ được hưởng lợi.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 01/11

=> DOANH NGHIỆP

  1. Hòa Phát (HPG) khớp lệnh kỷ lục 82 triệu cổ phiếu trong ngày về đáy 25 tháng, vốn hóa bay gần 7 tỷ USD từ đỉnh

  2. CEO: Công ty mẹ báo lãi vọn vẻn 3 tỷ đồng trong quý III/2022, cổ phiếu CEO chiết khấu hơn 86% từ đỉnh

  3. DIG: Dòng tiền kinh doanh của DIC Corp âm hơn 2.380 tỷ, phải thu hơn 6.660 tỷ

  4. Mảng thịt heo đem về cho Nông nghiệp BAF gần nghìn tỷ doanh thu 9 tháng, nhờ chăn nuôi tăng trưởng và giá heo hơi tăng biên lãi gộp xấp xỉ 33%

  5. Khang Điền nhận hơn 120 tỷ tiền bồi thường chấm dứt hợp đồng, lãi ròng quý III tăng trưởng 11%

  6. KBC: Bất ngờ báo lãi tăng đột biến lên gần 2.000 tỷ đồng trong quý III/2022. Đây là khoản giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng phát sinh trong quý II/2022.

  7. Hụt thu từ cho thuê đất, lãi ròng Tân Tạo (ITA) giảm 76% quý III

😎 VJC: Giá vốn tăng đột biến bào mòn lãi quý 3/2022 của Vietjet, giảm 77% so với quý 2/2022

  1. VJC: 80% tài sản của Vietjet là các khoản phải thu

  2. Hụt thu từ mảng ô tô và bất động sản, Tài chính Hoàng Huy (TCH) lần đầu báo lỗ kể từ khi niêm yết, vẫn còn hơn 7.500 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng

_

  1. VTR: ‭Vietravel kỳ vọng doanh thu 1.000 tỷ đồng trong quý IV, hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra trong năm 2022, nhất là các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động tài chính và lợi nhuận

  2. GEG: Điện Gia Lai vượt kế hoạch lợi nhuận năm, cổ phiếu giảm 46% sau 2 tháng

  3. THD: Giá cổ phiếu Thaiholdings rơi hơn 85% từ đầu năm

  4. Thị trường bất lợi kéo lợi nhuận quý 3 “đi lùi” 60%, CenLand tiếp tục gia tăng nợ vay

  5. G36: Lỗ quý III và dòng tiền âm kỷ lục 603 tỷ đồng

  6. PAN: Tập đoàn PAN lãi gấp 2,3 lần cùng kỳ sau 9 tháng, đạt 539 tỷ đồng

  7. HUT: Thoát lỗ quý III/2022 nhờ doanh thu tài chính tăng đột biến

  8. AGM: Rời hệ sinh thái Louis, Angimex ghi nhận quý lỗ kỷ lục

  9. SGD: Thêm một doanh nghiệp sách đem tiền đi đầu tư cổ phiếu, hiện đã thua lỗ và phải trích lập gần 40% danh mục

  10. BIC: Doanh thu thuần quý III tăng 43%, lãi sau thuế giảm 46%

  11. STB: Nợ xấu giảm 34%, Sacombank lãi quý III hơn 1.532 tỷ đồng nhờ giảm trích lập dự phòng, qua đó kéo theo lợi nhuận quý III tăng trưởng tới 84%

  12. NAB: Xuất hiện ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên tới 11%

  13. Eximbank dự kiến bầu bổ sung Thành viên HĐQT sau khi nhóm Thành Công thoái vốn

_

  1. VCG: Lãi quý III tăng mạnh, Vinaconex đạt 69% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

  2. QCG: Lãi ròng quý III còn vỏn vẹn 1,6 tỷ đồng, cổ phiếu QCG chìm sâu dưới mệnh giá

  3. IDC: Báo lãi khủng trong quý III/2022, vượt mục tiêu năm sau 9 tháng

  4. DXG: Cần thêm thời gian chuẩn bị, DXG lùi ngày họp ĐHĐCĐ bất thường

  5. FIR: Bất chấp năm đầy biến động, FIR tăng trưởng doanh thu gấp đôi năm 2021

  6. PVD lỗ ròng hơn 150 tỷ trong 9 tháng dù doanh thu tăng 47%

  7. PLX: Petrolimex lãi ròng 99 tỷ quý III, rót 4.200 tỷ đầu tư trái phiếu. Do khoản lỗ lớn quý II nên luỹ kế 9 tháng lãi ròng của Petrolimex giảm 86% so với cùng kỳ năm ngoái.

  8. 36.000 tỷ tiền gửi ngân hàng đem về 888 tỷ tiền lãi cho PV GAS trong ba quý

  9. FLC giảm gần 2.300 tỷ đồng nợ vay trong 6 tháng, BIDV là chủ nợ lớn nhất

  10. TTF: Khoản lỗ lũy kế 3.039 tỷ đồng cuối quý III khiến vốn chủ sở hữu của Gỗ Trường Thành chỉ còn 462 tỷ.

  11. HBC: Doanh thu tăng đột biến so với mức nền thấp của cùng kỳ 2021 song các chi phí gia tăng kéo lãi ròng quý III của Xây dựng Hoà Bình giảm 55% và dòng tiền từ HĐKD âm hơn 1.300 tỷ sau 9 tháng, nợ phải trả gấp 4 lần vốn chủ

  12. GIL: Vượt 40% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

  13. PET: Petrosetco đang có kế hoạch bán 60% cổ phần tại Pedaco cho SK Ecoplant

  14. VNM: Động lực nào đưa cổ phiếu ngược dòng thị trường vượt đỉnh 9 tháng?

  15. TDH: Đề nghị HoSE xem xét được ra khỏi diện hạn chế giao dịch

  16. VEA: VEAM báo lãi gần 2.000 tỷ đồng trong quý 3, nắm giữ hơn 17.000 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng

  17. PTI: 9 tháng đầu năm lỗ ròng gần 350 tỷ, lớn nhất trong các DN bảo hiểm niêm yết

  18. SJG: Tổng Sông Đà báo lãi 9 tháng gần 1.550 tỷ đồng, trích lập dự phòng gần 2.000 tỷ

  19. HNG: Nỗ lực liên tục thời gian qua đã mang lại cho Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã chứng khoán HNG) kết quả khởi sắc hơn nhưng 9 tháng đầu năm nay HNG vẫn lỗ hơn nghìn tỉ đồng, nguyên nhân do đâu?

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. KBC: Dragon Capital lại tiếp tục bán ròng 1,9 triệu cổ phiếu KBC

  2. HTN: Cổ phiếu HTN giảm tới 65%, loạt lãnh đạo Hưng Thịnh Incons “đua nhau gom hàng”

  3. L14: Cổ phiếu trượt về đáy 27 tháng, chị “Thầy A7” đăng ký bán 705.695 cổ phiếu L14

_

  1. SBT: Sắp chào bán 2 lô trái phiếu trị giá 1.000 tỷ đồng ra công chúng

  2. LPB: Mua lại trước hạn trái phiếu năm 2020

  3. HBS: Muốn chào bán hơn 46 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

_

=> CỔ TỨC

  1. Trong tuần, có 4 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, cao nhất 30%.
  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Sau pha rút chân vào hôm qua thì VN-Index đã nỗ lực để duy trì sắc xanh cho hôm nay, tuy nhiên áp lực bán phiên ATC đã khiến đà hồi phục có phần suy giảm.

  • HPG chiều nay chịu áp lực cực mạnh từ nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí có lúc bốc hơi 5,43% giá trị. Thanh khoản cả ngày của mã này lập kỷ lục với 81,55 triệu đơn vị trị giá 1.244,2 tỷ đồng, trong đó khối ngoại chiếm 46% lượng bán ra. Rất may là HPG chưa đủ sức nặng để ép chỉ số. Cổ phiếu ngân hàng, nổi bật là VCB, VPB cùng nhiều blue-chips khác kịp đẩy VN-Index vượt tham chiếu lúc đóng cửa

  • Nhóm tài chính gồm ngân hàng và chứng khoán diễn biến khởi sắc

  • Kết phiên, VN-Index tăng 5,81 điểm (0,57%) lên 1.033,75 điểm

-Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng trên HOSE phiên đầu tháng 11, xả ròng hơn 530 tỷ đồng HPG, blue-chips níu giữ sắc xanh cho VN-Index

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Thị trường chứng khoán giảm sâu, khối ngoại có tháng thứ 2 liên tiếp bán ròng với giá trị hơn 1.300 tỷ đồng

  2. Hàng loạt doanh nghiệp lớn công bố BCTC quý 3 trước hạn chót: Vinaconex, VEAM, Viettel Global, Petrolimex… với nhiều kết quả bất ngờ

  3. Toàn cảnh lợi nhuận 28 ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2022

  4. Những “đại gia” tiền mặt nhiều nhất sàn chứng khoán nắm giữ hơn 350.000 tỷ đồng, tăng 28.000 tỷ đồng so với đầu năm

  5. Xử lý hai đối tượng tung tin sai về Vingroup, Novaland và thị trường chứng khoán

  6. Top10 tăng/giảm tháng 10: Nhiều mã bất động sản đang dò đáy, mất hơn 1/3 giá trị

  7. Xuất khẩu phân bón tiến dần đến mốc tỷ USD, loạt doanh nghiệp báo lãi bằng lần

  8. Điều gì khiến Hòa Phát (HPG) lỗ kỷ lục hơn 1.700 tỷ đồng trong quý 3/2022?

  9. Những doanh nghiệp “lỗ càng thêm lỗ” vì “bắt đáy” cổ phiếu HPG

_

  1. Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 57.000 tỷ đồng trong tuần qua

  2. Fitch Ratings: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm xuống còn dưới 100 tỷ USD do Việt Nam phải bán USD ra để ổn định tỷ giá tiền đồng và đồng USD thời gian qua.

  3. Chưa đầy 1 năm, lãi suất huy động đã tăng trung bình 3 – 4%/năm

  4. Gần 16 ngàn tỉ đồng tài sản tham nhũng được thu hồi trong 9 tháng năm 2022

_

=> VIỆT NAM

  1. ĐBQH kiến nghị xử lý trách nhiệm cán bộ, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ

  2. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Cần kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn chảy vào thị trường bất động sản

  3. Từ 1/11, giá gas trong nước quay đầu tăng sau 6 tháng giảm liên tiếp

  4. Những cú ‘phanh gấp’ khiến thị trường bất động sản chững lại nhưng cũng mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư có nguồn tiền nhàn rỗi, biết cách tận dụng chu kỳ của thị trường và đi theo ‘dấu chân người khổng lồ’.

  5. Trong bối cảnh dòng tiền “khó”, nhiều doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án bất động sản (BĐS) phía Nam đang làm đủ mọi cách để kích thích nhu cầu cũng như sở hữu nhà ở bằng các chính sách ưu đãi, tăng chiết khấu.

  6. Nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao nhờ dòng vốn FDI liên tục chảy vào công nghiệp và xây dựng, triển vọng nào cho ngành điện?

  7. Bộ GTVT sẽ làm việc với 10 tỉnh muốn xây sân bay mới

  8. TP HCM thu ngân sách về đích sớm

  9. Tổng Giám đốc Tập đoàn Adidas đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam

  10. “Thái tử Samsung” Lee Jae-yong, người vừa mới được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Samsung, dự kiến sẽ đến thăm Việt Nam vào cuối năm nay để tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh vào nước ta.

  11. Xuất khẩu tôm sang Australia tăng mạnh nhất trong số các thị trường chính của Việt Nam

  12. Đồng Nai: Xuất khẩu giày dép đạt kỷ lục mới

  13. Vừa báo lãi tăng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu đơn hàng

  14. Giá xăng dầu tăng lần thứ ba liên tiếp

  15. Ricons “vượt mặt” đứng đầu về lợi nhuận, Coteccons ngày càng lùi xa

  16. Giá nhà ở xã hội vượt ngưỡng 25 triệu đồng/m2, người nghèo bao giờ mới có nhà để ở?

  17. Fitch Ratings đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

  18. Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Khẩn trương di dời các cơ sở y tế, giáo dục đại học ra nội đô Hà Nội

  19. Shopee duy trì vị thế sàn TMĐT phổ biến nhất mạng xã hội, TikTok Shop nằm trong top ba

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa số các thị trường tăng, trong đó Hang Seng tăng tới 5,23% & Shanghai tăng 2,6%

  2. Tại Châu Âu, thị trường diễn biến tích cực, các chỉ số như STOXX 600, DAX, Euro Stoxx 50 đều tăng trên 1,5%

  3. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất qua đêm tham chiếu thêm 75 điểm cơ bản vào thứ Tư tuần này (2/11) lên biên độ từ 3,75% đến 4,00%, lần tăng mạnh thứ tư liên tiếp.

  4. Trong tháng 10, Dow Jones đã tăng gần 14%, mức tăng tốt nhất kể từ tháng 1/1976. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn giảm gần 10% kể từ đầu năm.

  5. So với đầu năm, S&P 500 giảm 20% (dù tăng 8% trong tháng 10) còn Nasdaq giảm tới 30% (ngay cả khi phục hồi 4%) trong những tháng vừa qua của năm 2022.

  6. Số ca COVID-19 ở Trung Quốc vượt 2.500 người/ngày, cao nhất trong gần ba tháng. Chính phủ vẫn chưa đưa ra bất kỳ manh mối nào về thời điểm kết thúc chính sách chống dịch Zero COVID.

  7. Chỉ còn hai tháng nữa là năm giao dịch tồi tệ của thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ khép lại. Hiện giờ, chưa đến 1% các quỹ quản lý tài sản ở đất nước tỷ dân có thể mang về tin vui cho khách hàng của họ.

  8. Cú lao dốc của thị trường đã xoá xổ 3.600 tỷ USD vốn hoá doanh nghiệp. Trong năm nay, chỉ số CSI 300 của chứng khoán đại lục đã mất khoảng 28% và có thể ghi nhận đợt giảm tồi tệ nhất kể từ khi sụt 55% vào năm 2008. Chỉ số Hang Seng giảm 34% và đang chật vật tìm đáy mới.

  9. Lạm phát ở khu vực Eurozone chạm mức kỷ lục. Theo báo cáo công bố ngày 31/10 của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), mức tăng trưởng giá tiêu dùng của 19 nước sử dụng đồng euro trong tháng 10 đã lên tới 10,7%, tăng so với mức tăng 9,9% của tháng trước đó và vượt mức dự báo 10,2% được đưa ra trước đó. Trong đó, Đức, Italy và Pháp là 3 nước có mức lạm phát cao nhất.

  10. Trong số 19 quốc gia thành viên Eurozone, có 11 nước có lạm phát ở mức 2 con số trong tháng 10

  11. Hiện các nhà kinh tế kỳ vọng khu vực này sẽ rơi vào suy thoái kinh tế trong quý I/2023 và cuộc suy thoái như vậy có khả năng làm giảm phát tự nhiên, qua đó giảm tải áp lực cho ECB.

  12. Elon Musk tuyên bố là CEO mới của Twitter

  13. Công nhân tháo chạy khỏi nhà máy Foxconn, chiến lược Zero COVID của Trung Quốc lộ thêm bất cập

  14. Ấn Độ có khả năng sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán với Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) về một thỏa thuận thương mại tự do vào tháng tới.

  15. Hàn Quốc chứng kiến chuỗi thâm hụt thương mại 7 tháng liên tiếp

  16. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ lỗ gần 143 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm

  17. Úc: NHTW nâng lãi suất lên thêm 25bps, giảm dự báo tăng trưởng

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Hong Kong công bố kế hoạch ra mắt ETF tiền mã hóa chính thống

  2. Coin rác như “nấm mọc sau mưa” hậu bài đăng Halloween của Elon Musk

  3. Các sàn Hàn Quốc phát cảnh báo về dự án metaverse WeMade

  4. GameStop chính thức ra mắt NFT marketplace trên Immutable X

  5. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 20.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã nhích dần và lên trên 20.600 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế phạt các công ty dầu khí lớn nếu các doanh nghiệp này không sử dụng những khoản lợi nhuận kỷ lục đã kiếm được để giảm chi phí tiêu dùng cho người dân Mỹ và tăng sản lượng. Động thái này diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ sắp bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ quan trọng, dự kiến vào ngày 8/11 tới.

  2. Saudi Arabia có thể giảm giá bán dầu thô tại thị trường châu Á

  3. Saudi Arabia cắt giảm sản lượng dầu 573.000 thùng/ngày từ tháng 11

  4. Các nguồn tin từ Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định mặc dù vai trò của các loại năng lượng tái tạo và xe ô tô điện ngày một tăng, song OPEC vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng nhu cầu dầu thế giới sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn so với các dự báo mà giới chuyên ra đưa ra.

  5. Cả hai loại dầu đều ghi nhận mức tăng giá trong tháng 10 lần đầu tiên kể từ tháng 5/2022.

  6. Nhật Bản lần đầu tiên thông báo chủ trương tiếp tục tham gia dự án Sakhalin-1

  7. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,22 USD (+1,41%), lên 87,75 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,53 USD (+1,65%), lên 94,34 USD/thùng.

_

  1. Đồng USD tăng giá đang làm suy yếu những loại tiền tệ khác và tàn phá các nền kinh tế trên thế giới, nhưng nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đối với hàng xuất khẩu của Mỹ, khiến các doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại nặng nề.

  2. Trong tháng 10, USD tăng 2,7% so với yen Nhật, là tháng tăng thứ 3 liên tiếp.

  3. Chỉ số Dollar index trong tháng 10 giảm 0,5%, là lần đầu tiên giảm kể từ tháng 5 và là lần giảm thứ hai trong năm nay

  4. Tính từ đầu năm đến nay, CNY đã giảm 12,5% giá trị, hướng tới năm 2022 giảm mạnh nhất kể từ 1994.

  5. Trong tháng 10, Nhật Bản đã chi 6.350 tỷ Yen (43 tỷ USD) để can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm chặn đà giảm giá nhanh của đồng Yen so với đồng USD.

  6. Trong một báo cáo được công bố vào cuối tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã tái khẳng định mục tiêu của cơ quan tiền tệ nước này là duy trì một chính sách bình thường và giữ cho tiền tệ ổn định.

  7. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 12,1 USD xuống mức 1.633,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục mạnh và lên trên 1.650 USD/ounce vào cuối ngày.

  8. Tính chung trong tháng 10 giá giá vàng giảm khoảng 1,1%.

_

  1. Thâm hụt thương mại đối với hàng hóa nông sản tiếp tục gia tăng 15% trong quý II do Philippines tiếp tục dựa vào nhập khẩu để thúc đẩy nguồn cung trong nước và giảm giá.

  2. Không riêng Hòa Phát, nhiều ông lớn ngành thép thế giới cũng ‘khóc ròng’ vì doanh thu sụt giảm mạnh

  3. Qatar có kế hoạch thông qua hoạt động buôn bán và đẩy mạnh sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) khổng lồ của mình để biến quốc gia này thành nhà kinh doanh nhiên liệu siêu lạnh hàng đầu thế giới.

  4. Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo có tín dụng thư phát hành trước ngày 9/9

  5. Giá khí đốt tự nhiên tại Mỹ tăng khoảng 12% lên mức cao nhất trong hai tuần do dự báo thời tiết lạnh hơn, nhu cầu nhiều hơn dự kiến ​​trước đó và nhà máy xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) Cove Point của Berkshire Hathaway Energy ở Maryland hoạt động trở lại.

  6. Giá lúa mì kỳ hạn của Mỹ tăng 6%, chạm mức cao nhất trong 2 tuần, và ngô tăng hơn 1% vào thứ Hai (31/10) sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ở Biển Đen làm gia tăng lo ngại về nguồn cung ngũ cốc toàn cầu.

  7. Zhongwang: Được biết đến là nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới, việc bành trướng quá mức đã khiến ‘đế chế’ nhôm Zhongwang của tỷ phú Liu Zhongtian phá sản.

Vàng SJC 67.1 tr/lượng

USD 24,881 đồng

Bảng Anh 28,975 đồngxq

EUR 25,272 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

2 Likes