Chứng sỹ săn tin!

FED nhóm họp về chính sách lãi suất

Ngày 1/11, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) bắt đầu cuộc họp kéo dài 2 ngày về chính sách tiếp theo của thể chế ngân hàng này trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao.

Chú thích ảnh

Trụ sở Fed ở Washington, DC. Ảnh: THX/TTXVN

Có nhiều ý kiến cho rằng tại cuộc họp lần này, FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, tháo gỡ phần nào khó khăn chi phí tiêu dùng tăng cao mà các hộ gia đình Mỹ đang phải đối mặt.

Trong khi nhiều nhà phân tích kỳ vọng FED một lần nữa thực hiện tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, nhiều người hướng sự chú ý vào khả năng FED có thể chuyển sang chính sách nới lỏng tiền tệ trong những tháng tới.

Các nhà phân tích tại Moody’s Investors Service nhận định dữ liệu gần đây cho thấy rằng việc tăng lãi suất đang dần tạo ra một thời gian suy giảm kinh tế được kiểm soát với hoạt động tiêu dùng và đầu tư kinh doanh đang tăng lên trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản chững lại bởi đây là lĩnh vực chịu tác động lớn từ lãi suất ngân hàng.

Trong khi đó, nhà phân tích Edward Moya của Oanda cho rằng thước đo lạm phát của FED là áp lực giá vẫn chưa “hạ nhiệt”, do đó khả năng FED nới lỏng chính sách tiền tệ là rất thấp.

Để tăng chi phí đi vay và giảm nhu cầu vay tiền ngân hàng, FED đã tăng lãi suất cho vay 5 lần trong năm nay, trong đó có 3 lần tăng 0,75% liên tiếp. Các nhà phân tích cho rằng mức tăng 0,75% nữa là gần như chắc chắn trong cuộc họp chính sách tiếp theo. Mức tăng này sẽ đưa lãi suất của Mỹ lên phạm vi từ 3,75% đến 4%. Dự kiến, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED, sẽ công bố quyết định vào ngày 2/11.

Gần đây, có nhiều ý kiến lo ngại về việc thắt chặt chính sách quá mức sẽ đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Nhiều chuyên gia cho rằng FED cần xem xét giảm tốc độ tăng lãi suất hoặc tạm dừng chính sách này để đánh giá tác động của các động thái hiện tại. Tuy nhiên, FED giữ quan điểm cho rằng chỉ giảm tốc tăng lãi suất khi các dữ liệu kinh tế cụ thể là lạm phát có sự cải thiện rõ rệt.

Nguồn bài viết: FED nhóm họp về chính sách lãi suất | baotintuc.vn

1 Likes

Giao dịch thương mại toàn cầu bằng Nhân dân tệ ngày càng tăng

Trong hơn 2 năm qua, tỷ trọng giao dịch thương mại đồng Nhân dân tệ đã tăng từ 20% lên gần 30%. Trong khi đó, hơn 40% thương mại toàn cầu được thực hiện bằng đồng USD…

Ảnh minh họa: SCMP

Theo các nhà phân tích, từ năm 2020, giao dịch thương mại toàn cầu bằng đồng Nhân đân tệ bắt đầu tăng. Xu hướng này được sự báo sẽ tiếp tục diễn ra khi các doanh nghiệp tìm cách phòng tránh rủi ro biến động tỷ giá trong bối cảnh địa chính trị ngày càng phức tạp.

Dữ liệu từ công ty bảo hiểm quốc tế Allianz Trade cho thấy, từ đầu năm 2020 đến tháng 8/2022, tỷ trọng giao dịch thương mại bằng đồng Nhân dân tệ đã tăng từ 20% lên gần 30%. Trong khi đó, hơn 40% thương mại toàn cầu được thực hiện bằng đồng USD.

“Các công ty đang sử dụng đồng Nhân dân tệ nhiều hơn trong thanh toán thương mại vì nhiều lý do, như dự báo về tỷ giá hối đoái trong tương lai”, ông Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc Đại lục tại tập đoàn ngân hàng ANZ, nhận xét.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, những năm qua, Trung Quốc đã tìm cách tăng tỷ trọng sử dụng đồng Nhân dân tệ trên thế giới. Việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh nước này có nguy cơ phân ly về mặt tài chính với Mỹ giữa lúc phương Tây áp đặt trừng phạt đối với Nga liên quan cuộc chiến ở Ukraine.

Ông Kelvin Lau, nhà kinh tế cấp cao tại Standard Chartered, cho rằng việc đồng Nhân dân tệ được dùng nhiều hơn là do nhu cầu đa dạng hóa đồng tiền thanh toán, tình hình địa chính trị ở Ukraine cũng như căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới các vấn đề ở Đài Loan và công nghệ.

“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy thanh toán thương mại bằng Nhân dân tệ với hàng hóa đã tăng rõ ràng về mặt con số tuyệt đối”, ông Lau nói thêm.

Còn theo ông Michael Pettis, thành viên cấp cao tại Carnegie Endowment for International Peace, số lượng các giao dịch thanh toán thương mại bằng đồng Nhân dân tệ có xu hướng tăng lên khi các nhà đầu tư kỳ vọng đồng tiền này sẽ tăng giá. Ngược lại, số lượng sẽ giảm nếu nhà đầu tư dự báo đồng tiền sẽ suy yếu. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt của Bắc Kinh cũng có thể là lời giải thích cho việc này.

“Trong giai đoạn năm 2020 và 2021, đồng Nhân dân tệ hầu như có xu hướng tăng giá và động lực quốc tế hóa đồng nội tệ cũng có có dấu hiệu được tăng tốc trở lại, đặc biệt là khi tài sản Trung Quốc nằm trong tay người nước ngoài ngày càng tăng”, ông Pettis giải thích.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ kể từ năm 2020 là một nhân tố khác giúp đồng Nhân tệ được sử dụng nhiều hơn trong thanh toán thương mại - ông Yeung của ngân hàng ANZ chỉ ra.

“Trung Quốc là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng điện tử… có liên quan tới điện thoại thông minh và máy tính”, ông nói. “Nước này cũng xuất khẩu nhiều sản phẩm liên quan tới Covid-19 ra thế giới trong 2 năm qua".

Năm 2020, Trung Quốc xuất khẩu lượng mặt hàng phòng chống dịch khổng lồ ra thế giới, đến mức cứ 40 người thì có 1 người sử dụng khẩu trang của nước này. Năm 2021, hoạt động thương mại của nước này vẫn diễn ra mạnh mẽ bất chấp những bất ổn liên quan tới đại dịch.

Số liệu mới nhất từ mạng lưới thanh toán quốc tế SWIFT cho thấy, tính tới tháng 9/2022, tỷ trọng các giao dịch thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ bên ngoài Trung Quốc đạt kỷ lục 28%, tăng từ 25% cùng tháng năm 2021 và 2020.

Ông Stephen Olson, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hinrich Foundation, nhận định Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp có thể nhằm tăng tỷ trọng đồng Nhân dân tệ trong giao dịch thanh toán thương mại quốc tế, thay vì sử dụng đồng USD.

“Nhìn từ góc độ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, một điều rất rõ ràng rằng: Trong thời kỳ căng thẳng địa chiến lược gia tăng, bất kỳ khu vực nào mà kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ đều có thể tạo ra những lỗ hổng và rủi ro”, ông Olson chỉ ra.

Theo Yao Li, phó giáo sư kinh tế tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, xu hướng phân ly giữa Trung Quốc và Mỹ có thể dẫn đến sự xuất hiện của nhiều khối thương mại mang tính khu vực như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (CPTPP) và họ có xu hướng sử dụng đồng tiền thanh toán cũng như phương thức thanh toán của riêng mình.

“Do đó, chúng tôi dự báo tỷ trọng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán thương mại toàn cầu sẽ còn tăng lên trong thời gian tới”, bà nói. “Đồng Nhân dân tệ và đồng Đôla Singapore có thể được sử dụng trong thanh toán quốc tế nhiều hơn giữa các nước thành viên CPTPP”.

Nguồn: Giao dịch thương mại toàn cầu bằng Nhân dân tệ ngày càng tăng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc: Kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”

Nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: TTXVN

VnEconomy trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung này:

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11 năm 2022.

Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình; nhận Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thay mặt Đảng, Chính phủ Trung Quốc trao tặng; hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Lật Chiến Thư, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Uông Dương. Tại các cuộc hội đàm, hội kiến, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về quan hệ hai Đảng, hai nước Việt - Trung và tình hình quốc tế, khu vực hiện nay.

2. Phía Trung Quốc đã thông báo cho phía Việt Nam những kết quả chủ yếu về Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp, đánh giá cao những thành quả chiến lược to lớn mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân đã đoàn kết, dẫn dắt nhân dân Trung Quốc đạt được trong quá trình kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy Trung Quốc hóa, thời đại hóa chủ nghĩa Mác, hoàn thành mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ nhất, xây dựng thành công toàn diện xã hội khá giả, đánh thắng trận chiến công kiên thoát khỏi đói nghèo, không ngừng phát triển và hoàn thiện nền dân chủ nhân dân toàn quá trình, phát triển kinh tế và phòng chống dịch, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, là thực tiễn sinh động, kinh nghiệm quý báu cho các nước đang phát triển tham khảo.

Phía Việt Nam chúc và bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ tiếp tục mở rộng và làm phong phú con đường hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, thúc đẩy mạnh mẽ công trình vĩ đại mới về xây dựng Đảng, hoàn thành đúng thời hạn các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra, thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu 100 năm lần thứ hai, xây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp.

Phía Việt Nam thông báo cho phía Trung Quốc về những kết quả chủ yếu của Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn, chưa từng có mà Việt Nam đã đạt được sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Đặc biệt, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; kinh tế tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; kiểm soát thành công đại dịch Covid-19; đời sống mọi mặt của người dân không ngừng được cải thiện; vị thế quốc tế ngày càng nâng cao, thể hiện tiềm lực và tương lai tươi sáng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.

Phía Trung Quốc chúc và tin tưởng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ to lớn mà Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra, sớm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng hơn nữa đối với hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực và thế giới.

3. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc vừa là láng giềng tốt, bạn bè tốt, núi sông liền một dải, vừa là đồng chí tốt, đối tác tốt cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung, cùng dốc sức vì nhân dân hạnh phúc, đất nước giàu mạnh và sự nghiệp cao cả hòa bình và phát triển của nhân loại.

Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự giúp đỡ quý báu và trong sáng.

Trong thời kỳ đổi mới và cải cách mở cửa, hai bên đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm, hợp tác cùng có lợi, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình mỗi nước, đạt được những thành tựu phát triển mang tính lịch sử. Hai bên nhất trí cho rằng tình hữu nghị truyền thống vừa là đồng chí, vừa là anh em do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cần tiếp tục được kế thừa tốt, bảo vệ tốt và phát huy tốt.

Hướng tới tương lai, hai Đảng, hai nước cần kiên trì phương hướng tiến lên, thúc đẩy chủ nghĩa xã hội không ngừng phát triển, thể hiện ưu thế và tương lai tươi sáng của thể chế xã hội chủ nghĩa.

Hai bên nhấn mạnh, kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm tình hình mỗi nước, cần tăng cường đoàn kết hợp tác, giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng làm sâu sắc nhận thức đối với quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản, quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội và quy luật phát triển của xã hội loài người; kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Đảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi Đảng không ngừng phát triển, cùng nỗ lực vì sự nghiệp hòa bình, tiến bộ của nhân loại.

4. Hai bên đánh giá tình hình thế giới đang trải qua những biến đổi mang tính lịch sử, sâu sắc, khó lường, bước vào thời kỳ biến động mới. Hai Đảng, hai nước cần kiên trì thực hiện mục tiêu, lý tưởng và sứ mệnh vì hạnh phúc nhân dân, vì tiến bộ nhân loại; kiên trì nhìn nhận và phát triển quan hệ song phương trên tầm cao chiến lược và tầm nhìn dài hạn; kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lâu dài, lành mạnh, ổn định trong thời đại mới.

Để làm được điều đó, hai bên cần tăng cường trao đổi chiến lược, tin cậy chính trị, kiên trì bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, nắm chắc phương hướng tiến lên đúng đắn của quan hệ Việt - Trung; đi sâu hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước, góp phần mang lại hạnh phúc và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát huy truyền thống hữu nghị, tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là kết nối gặp gỡ, gia tăng hiểu biết và gắn kết tình cảm giữa thế hệ trẻ; xử lý thỏa đáng bất đồng liên quan trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, giữ gìn cục diện quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở khu vực, tạo môi trường bên ngoài tốt đẹp cho sự phát triển của hai nước; tăng cường phối hợp trên các vấn đề quốc tế, chung tay ứng phó với các thách thức mang tính khu vực và toàn cầu, đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, thúc đẩy cùng phát triển ở khu vực và trên thế giới.

5. Hai bên cho rằng, việc Lãnh đạo cao nhất của hai Đảng duy trì trao đổi thường xuyên, định hướng, dẫn dắt quan hệ Việt - Trung, có vai trò định hướng chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước.

Hai bên nhất trí, tiếp tục duy trì và tăng cường truyền thống tốt đẹp giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước thông qua các hình thức như thăm lẫn nhau, cử đặc phái viên, điện thoại đường dây nóng, trao đổi thư điện, gặp gỡ thường niên và tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương, kịp thời trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước cũng như tình hình quốc tế, khu vực; định hướng và chỉ đạo tầm cao chiến lược đối với sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới.

6. Hai bên cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đảm đương sứ mệnh lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại mỗi nước, phát huy vai trò định hướng chính trị đối với quan hệ Việt - Trung. Trong tình hình mới, hai Đảng cần củng cố ưu thế hợp tác truyền thống, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, địa phương của hai Đảng, hai nước đi sâu giao lưu, hợp tác, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước và giữ cho quan hệ Việt - Trung tiến vững, tiến xa.

Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò chỉ đạo, điều phối tổng thể của cơ chế gặp gỡ cấp cao hai Đảng và vai trò điều phối, thúc đẩy của cơ quan đối ngoại hai Đảng, tiếp tục thực hiện tốt “Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giai đoạn 2021 - 2025 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, tổ chức tốt Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng ở Trung ương và tổ chức Đảng các địa phương, nhất là các tỉnh/khu biên giới, tiếp tục triển khai giao lưu, học hỏi lẫn nhau về lý luận và kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý đất nước, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tích cực khuyến khích giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Chính phủ, Quốc hội Việt Nam với Chính phủ, Nhân đại toàn quốc Trung Quốc và giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự tiệc trà - Ảnh: TTXVN

Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò của cơ chế Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực như ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật. Triển khai tốt Thỏa thuận về tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao trong tình hình mới, duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa Lãnh đạo hai Bộ và trao đổi giữa các Vụ/Cục tương ứng.

Hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột của quan hệ hai nước. Tiếp tục tăng cường tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước; triển khai giao lưu, hợp tác như hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến lược quốc phòng, tuần tra liên hợp trên Vịnh Bắc Bộ giữa hải quân, đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng; làm sâu sắc hợp tác biên phòng, thúc đẩy tuần tra chung biên giới trên đất liền giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước.

Tăng cường giao lưu cấp cao giữa cơ quan thực thi pháp luật hai nước, làm sâu sắc hợp tác về an ninh chính trị và thực thi pháp luật trên các lĩnh vực; điều phối, phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề an ninh đa phương. Phát huy tốt vai trò của các cơ chế như Hội nghị cấp Bộ trưởng về phòng chống tội phạm, Đối thoại an ninh chiến lược cấp Thứ trưởng, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực chống khủng bố, chống “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, tội phạm ma túy, chống lừa đảo trên mạng và viễn thông, đánh bạc qua biên giới, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao, quản lý xuất nhập cảnh, truy bắt tội phạm truy nã…

Thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm Việt Nam - Trung Quốc, Kế hoạch tổ chức cao điểm phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép giữa Bộ Công an Việt Nam với Cơ quan Quản lý di dân Trung Quốc. Hai bên nhất trí tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa hai nước nhằm tạo cơ sở pháp lý tăng cường hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc. Làm sâu sắc hợp tác thực thi pháp luật trên biển giữa Cảnh sát biển hai nước, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất trên biển, cùng nhau duy trì an ninh, ổn định trên biển.

7. Hai bên nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Trung Quốc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa với mục tiêu căn bản là mang lại sự phát triển phồn vinh và hạnh phúc cho nhân dân; cần phát huy ưu thế gần gũi về địa lý và bổ sung lẫn nhau về ngành nghề, tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả hơn nữa trên các lĩnh vực, đáp ứng tốt hơn lợi ích của nhân dân hai nước.

(1) Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển hai nước, đẩy nhanh trao đổi, ký kết Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa Khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, triển khai hợp tác năng lực sản xuất, hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng và kết nối giao thông, sớm hoàn thiện đánh giá Quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

(2) Hai bên cho rằng thương mại điện tử là lĩnh vực quan trọng trong hợp tác kinh tế - thương mại song phương, tiếp tục thực hiện tốt “Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc”, phát huy vai trò của Nhóm Công tác hợp tác về thương mại điện tử, tăng cường trao đổi chính sách và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển thương mại điện tử qua biên giới, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp về logistic, nghiên cứu thúc đẩy hợp tác giữa các ngân hàng, tổ chức chuyển mạch quốc gia hai nước về thanh toán điện tử, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ để mở rộng các kênh thương mại, đầu tư mới thông qua thương mại điện tử.

Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng tiêu thụ các sản phẩm đặc sắc, chất lượng cao của Việt Nam thông qua các hoạt động xúc tiến tiêu dùng bằng thương mại điện tử.

(3) Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp thiết thực nhằm giảm bớt vấn đề mất cân bằng thương mại giữa hai nước, thúc đẩy xuất nhập khẩu nhiều hơn nữa các sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng cao của cả hai nước. Phía Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho khoai lang, các loại hoa quả có múi, tổ yến và một số nông thủy sản của Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho sữa của Trung Quốc.

Hai bên cho rằng, bảo đảm phòng chống dịch chính là bảo đảm thông quan hàng hóa, nhất trí phát huy vai trò của Cơ chế liên hợp giải quyết ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới và hợp tác phòng chống dịch, duy trì hoạt động thương mại thông suốt tại các cửa khẩu với tiền đề bảo đảm công tác phòng chống dịch, nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa và tạo thuận lợi thông quan; tiếp tục tăng cường hợp tác phòng chống ma túy và buôn bán trái phép các loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng, triển khai chương trình thực thi pháp luật liên hợp “Con rồng Mekong”, bảo đảm thương mại song phương phát triển an toàn, lành mạnh, cân bằng, thuận lợi.

Phía Trung Quốc ủng hộ các văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh và Hàng Châu phát huy vai trò tích cực trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước. Trung Quốc nhất trí ủng hộ Việt Nam thành lập các văn phòng xúc tiến thương mại khác tại Trung Quốc; hoan nghênh Việt Nam tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 5.

(4) Phía Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư và kinh tế - thương mại. Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đủ điều kiện, đầu tư vào Việt Nam trên nguyên tắc thị trường và thương mại.

(5) Hai bên sẵn sàng triển khai tốt “Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc”, thúc đẩy an toàn, ổn định chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng giữa hai nước.

(6) Nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước, hai bên nhất trí thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác trong lĩnh vực vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt; sớm trao đổi, đàm phán sửa đổi Hiệp định đường sắt biên giới Việt Nam - Trung Quốc ký năm 1992; ủng hộ doanh nghiệp đường sắt hai nước tăng cường hợp tác về nâng cao lượng vận chuyển hàng hóa Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc.

(7) Hai bên sẽ tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban liên hợp về hợp tác nông nghiệp Việt - Trung và Ủy ban liên hợp về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ, tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như trồng trọt, chế biến nông sản, kiểm soát dịch bệnh tổng hợp các loại sâu bệnh, triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ, làm sâu sắc hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hai bên nhất trí thúc đẩy sớm đàm phán ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; đạt nhất trí về Thỏa thuận tìm kiếm cứu nạn trên biển, Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt Nam - Trung Quốc và đồng ý sớm tiến hành ký kết.

Tăng cường hợp tác chia sẻ số liệu khí tượng, thủy văn trên sông Hồng - sông Nguyên, Sông Kỳ Cùng - Tả Giang, sông Mekong - Lan Thương và các dòng sông quốc tế nhằm bảo đảm nâng cao năng lực phòng ngừa hạn hán, lũ lụt. Đẩy mạnh hợp tác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước cân bằng hợp lý trong cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương, cùng nhau nâng cao trình độ sử dụng an toàn, hiệu quả, bền vững tài nguyên nước.

(8) Hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy đàm phán, tiến tới ký kết Hiệp định hợp tác y tế Việt - Trung, hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về y sinh, dược phẩm phòng chống dịch COVID-19, thực thi tốt dự án hợp tác phòng chống dịch bệnh lây lan qua biên giới khu vực sông Mekong - Lan Thương.

(9) Hai bên sẵn sàng phát huy tốt vai trò của các cơ chế Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền, Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tiếp tục thực hiện tốt các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Tăng cường quản lý an ninh trật tự khu vực biên giới, bảo đảm đồng bộ phòng chống dịch bệnh và tạo thuận lợi thông quan tại khu vực biên giới; tiếp tục đẩy mạnh mở cửa cửa khẩu/lối mở biên giới, thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng qua biên giới, trong đó tập trung trao đổi thống nhất phương án kết nối đoạn đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) - ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc).

Giữ gìn trật tự tốt đẹp và thúc đẩy phát triển ở khu vực biên giới. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc), nỗ lực thúc đẩy sớm đưa vào vận hành thí điểm cho du khách hai nước, qua đó xây dựng mô hình kiểu mẫu về du lịch qua biên giới, du lịch xanh.

(10) Hai bên nhất trí tích cực tìm tòi giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực như phát triển xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế số v.v…; tạo thêm nhiều điểm tăng trưởng cho hợp tác Việt - Trung.

(11) Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban hỗn hợp hợp tác về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam - Trung Quốc; tích cực thúc đẩy triển khai hợp tác khoa học và công nghệ, nghiên cứu chung và trình diễn công nghệ; thúc đẩy giao lưu trao đổi đoàn các cấp nhằm làm sâu sắc quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực nêu trên.

(12) Hai bên nhất trí tiếp tục tập trung bám sát thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao và Sáng kiến Phát triển toàn cầu, tích cực nghiên cứu có thêm nhiều dự án hợp tác nhằm thúc đẩy kinh tế, làm lợi cho đời sống của nhân dân.

8. Hai bên nhất trí về việc tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tăng cường triển khai giáo dục về tình hữu nghị Việt - Trung tới người dân, nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Hai bên nhất trí thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch Việt Nam - Trung Quốc, trên cơ sở phù hợp với chính sách phòng chống dịch của hai nước, thúc đẩy giao lưu trao đổi đoàn các cấp về văn hóa và du lịch, thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và phát triển lành mạnh, tăng cường hợp tác về công nghiệp văn hóa. Phía Trung Quốc hoan nghênh, ủng hộ Việt Nam thành lập Trung tâm Văn hóa tại Trung Quốc; phía Việt Nam tích cực ủng hộ hoạt động của Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội.

Hai bên nhất trí thực hiện tốt Hiệp định hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc; khuyến khích cử lưu học sinh sang học tập ở mỗi nước. Phía Trung Quốc coi trọng việc lưu học sinh Việt Nam quay trở lại Trung Quốc học tập, hoan nghênh lưu học sinh Việt Nam có nguyện vọng đều có thể trở lại trường trên cơ sở làm tốt công tác phòng chống dịch; tuyên bố trong 05 năm tới cung cấp cho Việt Nam không dưới 1.000 suất học bổng Chính phủ Trung Quốc, và không dưới 1.000 suất học bổng dành cho giáo viên tiếng Trung Quốc; giúp đỡ Việt Nam bồi dưỡng nhân tài chất lượng cao và giáo viên tiếng Trung Quốc.

Hai bên tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị, giao lưu văn hóa như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, Diễn đàn Nhân dân Việt - Trung, Liên hoan Nhân dân biên giới…, khuyến khích các địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh (khu) giáp biên giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi. Hai bên sẵn sàng tăng cường giao lưu báo chí, truyền thông và phóng viên hai nước thăm lẫn nhau, tăng cường tình hữu nghị Việt - Trung, tạo nền tảng xã hội và không khí dư luận tốt đẹp cho sự phát triển của quan hệ song phương.

9. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển; cho rằng kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông vô cùng quan trọng; nhất trí xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh lâu dài ở khu vực.

Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai nước và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, sử dụng hiệu quả cơ chế đàm phán biên giới cấp Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương, đàm phán hữu nghị, tích cực bàn bạc về các biện pháp giải quyết mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường, chủ trương của mỗi bên; tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy hai việc trên sớm đạt tiến triển thực chất. Hai bên sẵn sàng tiếp tục tích cực triển khai hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; tích cực trao đổi về đi sâu, mở rộng hợp tác trên biển tại Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên.

Hai bên đồng ý tiếp tục thúc đẩy thực hiện toàn diện, hiệu quả “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương, nhất trí, sớm đạt được “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) hiệu quả, có nội dung thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và thúc đẩy hợp tác trên biển.

Hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước - Ảnh: TTXVN

Hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước - Ảnh: TTXVN

10. Phía Việt Nam tái khẳng định kiên trì chính sách “Một Trung Quốc”, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức và nhất quán ủng hộ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Việt Nam không phát triển quan hệ cấp Nhà nước nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ đánh giá cao lập trường của phía Việt Nam.

11. Hai bên cho rằng, cục diện thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, căng thẳng tại các điểm nóng gia tăng, thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đan xen, chủ nghĩa đa phương, toàn cầu hóa kinh tế, hòa bình và phát triển của thế giới đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Cộng đồng quốc tế cần cùng nhau nỗ lực, dốc sức vì hòa bình, hợp tác và phát triển, tiếp thêm tính ổn định và năng lượng tích cực cho thế giới.

Hai bên nhấn mạnh, phát triển là sự bảo đảm của an ninh, là then chốt để giải quyết các vấn đề khó, thực hiện hạnh phúc cho nhân dân. Phía Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia Sáng kiến Phát triển toàn cầu, theo nội dung và cách thức phù hợp, nỗ lực cùng các bên góp phần thực hiện Chương trình phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ quốc tế và khu vực như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Trung Quốc - ASEAN, Mekong - Lan Thương; thực hiện tốt Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy các nước cùng phát triển. Phía Việt Nam ủng hộ Trung Quốc nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và có đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hai bên nhấn mạnh, an ninh là tiền đề của phát triển. Việt Nam ghi nhận tích cực Sáng kiến An ninh toàn cầu của Trung Quốc trên cơ sở mục tiêu, nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc và các đối tác liên quan cùng duy trì hòa bình và an ninh lâu dài trên thế giới. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, duy trì trao đổi và phối hợp chặt chẽ trong những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Kiên trì thực hiện và đề cao chủ nghĩa đa phương, cùng bảo vệ công bằng, chính nghĩa quốc tế, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.

Hai bên chủ trương, các nước triển khai giao lưu và hợp tác trong vấn đề nhân quyền trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, không chính trị hóa vấn đề nhân quyền.

12. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác hữu nghị giai đoạn 2022 - 2027 giữa Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Đối ngoại nhân dân Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực sinh thái và môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Sinh thái và Môi trường nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Thương mại nước CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng Việt - Trung; Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Văn hóa và Du lịch nước CHND Trung Hoa giai đoạn 2023 - 2027; Bản ghi nhớ giữa Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính nước CHXHCN Việt Nam và Tổng Cục Hải quan nước CHND Trung Hoa về xây dựng lĩnh vực ưu tiên hợp tác; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Tổng Cục Hải quan nước CHND Trung Hoa về an toàn thực phẩm trong thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước CHXHCN Việt Nam và Tổng Cục Hải quan nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội, Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam và Thành phố Bắc Kinh, Thủ đô nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam nước CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại; Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực tài sản Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước giữa Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nước CHXHCN Việt Nam và Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản Nhà nước nước CHND Trung Hoa.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao Huân chương Hữu nghị nước CHND Trung Hoa tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao Huân chương Hữu nghị nước CHND Trung Hoa tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: TTXVN

13. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công tốt đẹp, góp phần tích cực trong việc phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới. Hai Đảng và nhân dân hai nước rất vui mừng về những thành quả này.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, thân tình và hữu nghị; trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Bắc Kinh, ngày 1 tháng 11 năm 2022.

Nguồn bài viết: Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc: Kiên trì phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

2 Likes

Nga: Anh ‘chỉ đạo’ vụ nổ đường ống Nord Stream, Anh: Nga đánh lạc hướng

TTO - Nga cáo buộc Anh đứng sau đạo diễn và điều phối các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream và nói sẽ có các “biện pháp tiếp theo”. London lập tức lên tiếng bác bỏ.

Nga: Anh chỉ đạo vụ nổ đường ống Nord Stream, Anh: Nga đánh lạc hướng - Ảnh 1.

Các ống dẫn khí đốt tại cơ sở thuộc đường ống Nord Stream 1 tại Đức - Ảnh: REUTERS

“Các cơ quan tình báo của chúng tôi có dữ liệu cho thấy các chuyên gia quân sự Anh chỉ đạo và điều phối vụ tấn công. Có bằng chứng cho thấy Anh tham gia vụ phá hoại, một cuộc tấn công khủng bố vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng, không phải của Nga, mà là của quốc tế”, Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, đồng thời nói rằng Matxcơva sẽ xem xét các biện pháp tiếp theo.

Người phát ngôn Nga không nói rõ các bằng chứng nào nhưng cho rằng phương Tây nên phân tích “kỹ lưỡng” thông tin của Matxcơva.

Nói về tình trạng đường ống, ông Peskov cho biết Điện Kremlin đang chờ đánh giá chuyên gia về hư hại và chưa đưa ra quyết định nào về tương lai đường ống Nord Stream 1 hay 2.

Đường ống Nord Stream 1 bên dưới biển Baltic, dẫn khí đốt từ Nga sang Đức, bị gián đoạn từ ngày 26-9. Những hình ảnh đầu tiên cho thấy những vết rách dài dưới đáy biển gần đường ống bê tông cốt thép bị xé toạc, nghi do phá hoại.

Đường ống Nord Stream 2 cũng gặp sự cố tương tự vào cuối tháng 9-2022. Phương Tây và Ukraine cho rằng Nga đứng sau vụ việc.

Đáp lại cáo buộc của Nga, phát ngôn viên của Thủ tướng Rishi Sunak cho rằng cáo buộc của Nga nhằm đánh lạc hướng về tình hình ở Ukraine.

“Rõ ràng là chúng tôi đang theo dõi tình hình một cách cẩn thận, nhưng không nên để bị cuốn vào những sự đánh lạc hướng này”, Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn của ông Sunak nói. London cũng khẳng định sẽ hỗ trợ Ukraine đánh bại Nga trong cuộc xung đột.

Liên quan đến tình hình Ukraine, Điện Kremlin cho biết không cần thêm sắc lệnh để chấm dứt việc động viên quân sự bắt đầu từ cuối tháng 9-2022. Nga trước đó nói rằng đã huy động đủ 300.000 quân dự bị trong vòng một tháng, trong khi nhiều ý kiến lo ngại nước này có thể tuyển thêm quân.

Nguồn bài viết: Nga: Anh 'chỉ đạo' vụ nổ đường ống Nord Stream, Anh: Nga đánh lạc hướng - Tuổi Trẻ Online

2 Likes

Tin thế giới 2-11: Căng thẳng bán đảo Triều Tiên ở mức cực cao; Ông Tập sẽ gặp ông Biden?

TTO - Bình Nhưỡng cảnh báo Mỹ và Hàn Quốc trả giá; Ông Putin nêu điều kiện để Nga tái tham gia thỏa thuận ngũ cốc; Trung Quốc, Mỹ tìm cách tổ chức cuộc gặp trực tiếp giữa hai ông Tập - Biden… là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 2-11.

Tin thế giới 2-11: Căng thẳng bán đảo Triều Tiên ở mức cực cao; Ông Tập sẽ gặp ông Biden? - Ảnh 1.

Một máy bay tiêm kích tàng hình F-35B của quân đội Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân ở Gunsan, tỉnh Jeolla Bắc, bờ biển phía tây của Hàn Quốc, khi Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận không quân chung. Ảnh này được Không quân Hàn Quốc công bố ngày 1-11-2022 - Ảnh: YONHAP

*** Bình Nhưỡng cảnh báo Mỹ và Hàn Quốc “trả cái giá khủng khiếp” nếu tấn công Triều Tiên.** Ngày 2-11, Triều Tiên cho rằng các cuộc tập trận không quân đang diễn ra của Mỹ và Hàn Quốc là để chuẩn bị cho viễn cảnh “xâm lược”, đồng thời cảnh báo hai nước này sẽ phải trả giá nếu tấn công Triều Tiên.

"Nếu Mỹ và Hàn Quốc cố gắng sử dụng các lực lượng vũ trang chống lại CHDCND Triều Tiên mà không hề sợ hãi, các phương tiện đặc biệt của các lực lượng vũ trang CHDCND Triều Tiên sẽ thực hiện sứ mệnh chiến lược mà không trì hoãn.

Mỹ và Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với tình thế khủng khiếp và phải trả cái giá khủng khiếp nhất trong lịch sử" - Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời ông Pak Jong Chon, thành viên cấp cao bên trong Đảng Lao động Triều Tiên.

Hãng tin AFP đánh giá tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang ở mức cực cao sau nhiều tháng Washington và Seoul liên tục cảnh báo Bình Nhưỡng có thể sẽ sớm thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân thứ bảy. Trong khi đó, cuộc tập trận không quân chung của Mỹ và Hàn Quốc, với hơn 200 máy bay chiến đấu tham gia và được gọi là “Bão Cảnh giác” (Vigilant Storm), đã bắt đầu từ đầu tuần này.

  • Ông Putin nêu điều kiện để Nga tham gia trở lại thỏa thuận ngũ cốc. Theo Hãng tin Tass, ngày 1-11, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm để thảo luận về tình hình liên quan đến thỏa thuận ngũ cốc.

Ông Putin giải thích với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ về lý do Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc. Ông Putin cáo buộc Ukraine đã sử dụng hành lang vận chuyển ngũ cốc để thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng và tàu thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol, bán đảo Crimea.

Đồng thời, nhà lãnh đạo Nga nêu lên các điều kiện để Nga tiếp tục tham gia sáng kiến này. “Cần phải tiến hành điều tra kỹ lưỡng về các tình huống xoay quanh vụ việc này, và cũng cần các cam kết thực sự của Kiev về việc tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận đạt được ở Istanbul, đặc biệt là không sử dụng hành lang nhân đạo cho các mục đích quân sự. Chỉ khi đó (Nga) mới có thể xem xét việc tham gia trở lại sáng kiến ngũ cốc Biển Đen” - ông Putin nói.

Tin thế giới 2-11: Căng thẳng bán đảo Triều Tiên ở mức cực cao; Ông Tập sẽ gặp ông Biden? - Ảnh 3.

Ít nhất 266 người chết và hơn 196.100 gia đình chịu tác động nặng nề từ mưa lũ do hiện tượng thời tiết La Niña trong giai đoạn từ tháng 8-2021 đến nay tại Colombia - Ảnh: COLOMBIAREPORT

*** Colombia ban bố tình trạng thảm họa trên toàn quốc do mưa lớn.** Ngày 1-11, Chính phủ Colombia quyết định ban bố tình trạng thảm họa trên toàn quốc, sau khi mưa lớn trong thời gian gần đây đã gây thiệt hại cho hàng trăm nghìn hộ gia đình ở quốc gia Nam Mỹ.

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latin, sắc lệnh do Tổng thống Gustavo Petro ký nêu rõ đây là biện pháp nhằm tạo cơ sở thực hiện các hoạt động cứu trợ và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra đối với người dân. Theo đó, Chính phủ Colombia sẽ cung cấp lương thực, các vật dụng phục vụ nhu cầu trú ngụ và vệ sinh dịch tễ cho các gia đình trong thời gian sắc lệnh về tình trạng thảm họa có hiệu lực.

*** Saudi Arabia lo Iran sắp tấn công.** Ngày 1-11, báo Wall Street Journal (Mỹ) đưa tin Saudi Arabia đã cảnh báo các quan chức tình báo Mỹ rằng Iran sắp tiến hành một cuộc tấn công vào lãnh thổ của Saudi Arabia và thành phố Erbil của Iraq (nơi quân Mỹ đang đóng).

Theo Đài Russia Today của Nga, mặc dù không có thông tin tình báo chi tiết nào thêm, nhưng các lực lượng Mỹ, Saudi Arabia và đồng minh của họ ở Trung Đông được cho là đã được đặt trong tình trạng báo động cao.

*** Chính quyền Kherson nối lại hoạt động sơ tán, mở rộng thêm 15km.** Theo Hãng tin AFP, ngày 1-11, các quan chức do Nga bổ nhiệm ở Kherson đã thông báo nối lại hoạt động sơ tán người dân ở vùng Kherson (miền nam Ukraine) trong bối cảnh quân Ukraine đang phản công. Trước đó, khoảng 70.000 người đã chạy khỏi vùng này.

“Tôi quyết định mở rộng khu vực sơ tán thêm 15km từ sông Dinieper” - lãnh đạo vùng Kherson Vladimir Saldo (thân Nga) cho biết thêm trên ■■■■■■■■.

***** Đệ nhất phu nhân Ukraine kêu gọi chuyên gia IT giúp. Ngày 1-11, Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska kêu gọi các chuyên gia công nghệ thông tin (IT) giúp đỡ Ukraine bằng cách xây dựng các công nghệ giúp cứu mạng sống hơn là kết liễu họ.

Bà phát biểu trước hàng ngàn nhà đầu tư, doanh nhân và nhân viên công nghệ có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh Web thường niên ở Bồ Đào Nha. Bà đã trình chiếu hậu quả của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) ở thủ đô Kiev của Ukraine và kêu gọi các đại biểu sử dụng những kỹ năng của họ để tạo ra sự thay đổi tích cực.

  • Trung Quốc, Mỹ tìm cách tổ chức cuộc gặp trực tiếp giữa ông Tập và ông Biden. Theo báo South China Morning Post, tại cuộc họp báo ngày 1-11, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Chính phủ Mỹ và Trung Quốc “đang tìm các phương thức” cho một cuộc họp có thể diễn ra giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông Biden chuẩn bị dự một số hội nghị cấp cao ở châu Á trong tháng này.

*** Tỉ phú Mỹ Elon Musk công bố giá “tick xanh” 8 USD/tháng.** Ngày 1-11, ông chủ mới này của Twitter tuyên bố những người muốn có được dấu “tick xanh” (dùng để xác minh danh tính thực của các chủ tài khoản) trên Twitter sẽ phải trả 8 USD hằng tháng.

Tin thế giới 2-11: Căng thẳng bán đảo Triều Tiên ở mức cực cao; Ông Tập sẽ gặp ông Biden? - Ảnh 5.

Người ủng hộ tân Tổng thống Lula thể hiện quan điểm trước nhóm biểu tình phản đối kết quả bầu cử Brazil ở Itaborai, bang Rio de Janeiro, ngày 1-11 - Ảnh: REUTERS

*** Biểu tình lan rộng ở Brazil, ông** Bolsonaro phá vỡ im lặng . Theo Hãng tin Reuters, nhà chức trách và các công ty ở Brazil cho biết những người biểu tình phản đối kết quả bầu cử của Brazil đã làm gián đoạn việc phân phối nhiên liệu và sản xuất thịt cũng như khả năng chuyển ngũ cốc đến cảng của nước này.

Các cuộc biểu tình lan rộng ở Brazil khi những người lái xe tải và những người ủng hộ khác của Tổng thống Brazil sắp mãn nhiệm Jair Bolsonaro phản đối kết quả bầu cử. Họ chặn con đường tiếp cận chính đến cảng xuất khẩu ngũ cốc quan trọng Paranagua trong ngày thứ hai vào hôm 1-11.

Trong khi đó, ngày 1-11, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tuyên bố tuân theo hiến pháp và “cho phép” thực hiện quá trình chuyển đổi sang một chính phủ mới, mặc dù ông không thừa nhận thất bại của mình trước đối thủ cánh tả là Luiz Inacio Lula da Silva, theo Hãng tin AFP. Như vậy ông đã phá vỡ im lặng sau hai ngày không lên tiếng về kết quả bầu cử.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 2-11: Căng thẳng bán đảo Triều Tiên ở mức cực cao; Ông Tập sẽ gặp ông Biden? - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Biên lợi nhuận mảng môi giới dần thu hẹp, Công ty chứng khoán chạy đua thị phần để làm gì?

Trong quý 3, lợi nhuận gộp từ hoạt động môi giới của các CTCK chỉ đạt khoảng 700 tỷ đồng, giảm gần 37% so với quý trước và là mức thấp nhất trong vòng 7 quý. Biên lãi gộp co lại còn 23%, thấp hơn nhiều so với con số 28% của quý trước và đỉnh 37% vào quý 4/2021.

Thị trường chứng khoán đang trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi làn sóng nhà đầu tư mới đổ bộ. Thanh khoản ngày càng “teo tóp” với giá trị khớp lệnh bình quân phiên xuống dưới 10.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, nguồn thu từ hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán cũng ngày càng thu hẹp.

Theo thống kê, trong quý 3/2022, tổng doanh thu hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán đạt khoảng 3.100 tỷ đồng, giảm 23% so với quý trước và chỉ bằng gần một nửa giai đoạn bùng nổ trong quý 4/2021. Mặt khác, chi phí các CTCK bỏ ra cho hoạt động này trong quý 3 cũng giảm 17% so với quý trước và thấp hơn 54% so với quý cuối năm ngoái, vào khoảng 2.400 tỷ đồng.

Kết quả, lợi nhuận gộp từ hoạt động môi giới của các CTCK trong quý 3/2022 chỉ đạt khoảng 700 tỷ đồng, giảm gần 37% so với quý trước và là mức thấp nhất trong vòng 7 quý. Đây cũng là lần đầu tiên các CTCK lãi gộp dưới nghìn tỷ từ hoạt động môi giới. Biên lãi gộp co lại còn 23% thấp hơn nhiều so với con số 28% của quý trước và đỉnh 38% vào quý 1/2021.

hoat-dong-moi-gioi(1).png

Biên lợi nhuận gộp mảng môi giới ngày càng thu hẹp

Một trong những nguyên nhân khiến biên lãi gộp hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán ngày càng thu hẹp đến từ mức độ cạnh tranh giữa các CTCK đang ngày càng gay gắt. Cuộc chạy đua “zero fee” vẫn chưa hết nóng khi ngày càng có nhiều CTCK giảm phí, thậm chí miễn phí giao dịch.

Trong khi đó, nguồn thu từ hoạt động môi giới cũng dần bị thu hẹp khi làn sóng nhà đầu tư mới hạ nhiệt. Sau giai đoạn liên tục tăng nóng, số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước đã liên tục giảm mạnh thời gian gần đây. Trong tháng 9, nhà đầu tư nội chỉ mở mới 102.000 tài khoản, thấp nhất trong vòng 14 tháng kể từ tháng 7/2021.

Cần phải lưu ý rằng, không ít tài khoản chứng khoán sẽ rơi vào trạng thái “passive” do mở bị động. Khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng sẽ được các CTCK liên kết với ngân hàng mở tự động tài khoản chứng khoán trong khi không thực sự có nhu cầu giao dịch. Do đó, số lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường có thể còn thấp hơn nhiều con số thống kê tài khoản mở mới. Mặt khác, không thể tránh khỏi việc có những nhà đầu tư rời bỏ thị trường sau giai đoạn khó khăn vừa qua.

Số lượng tài khoản mở mới liên tục giảm mạnh gần đây

Đua thị phần để làm gì?

Mặc dù nguồn thu ngày càng thu hẹp và biên lợi nhuận gộp cũng đang mỏng dần tuy nhiên mảng nghiệp vụ môi giới vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các CTCK. Bởi, những lợi ích từ tệp khách hàng “khủng” có thể mang lại lớn hơn rất nhiều so với nguồn thu phí giao dịch thông thường.

Một trong số lợi ích dễ thấy là tác động tích cực của việc có một tệp khách hàng lớn đối với hoạt động cho vay. Nhà đầu tư đương nhiên vẫn thường ưu tiên dùng margin tại CTCK đã có sẵn tài khoản mặc dù yếu tố lãi suất có thể khiến khách hàng thay đổi quyết định. Tệp khách hàng càng lớn ở một khía cạnh nào đó sẽ kéo theo nhu cầu vay margin càng cao.

Thêm nữa, tệp khách hàng khủng cũng sẽ giúp các CTCK đưa các sảm phẩm tiếp cận với nhà đầu tư dễ dàng hơn. Trước đây, nếu nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán vì chủ yếu đầu tư cổ phiếu nhưng nay nhu cầu đã có những thay đổi. Nhà đầu tư cần các CTCK có khả năng quản lý tài sản giỏi, đảm bảo được khả năng sinh lời bất chấp thị trường lên xuống. Điều này đồng nghĩa khi cổ phiếu kém hấp dẫn, nhu cầu chuyển sang đầu tư trái phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc các sản phẩm khác sẽ ngày càng lớn.

Nắm bắt được xu hướng này, các CTCK cũng đã từng bước xây dựng hệ sinh thái gồm nhiều sản phẩm đã dạng. Điển hình như VNDirect với các sản phẩm như D-Bond, D-Money, D-Cast cùng các gói tích sản hưu trí, Heo đất tiết kiệm hay lập các quỹ đầu tư riêng (Quỹ đầu tư chủ động VNDAF),… Các sản phẩm này sẽ dễ mang lại hiệu quả hơn khi được tiếp thị một cách trực diện đến khách hàng.

Thêm nữa, giao dịch ảm đạm có thể chỉ là vấn đề ngắn hạn do ảnh hưởng của xu hướng tăng lãi suất và những hoạt động thanh lọc thị trường. Về cơ bản, chứng khoán được định hướng sẽ ngày càng trở nên phổ biến và số lượng nhà đầu tư sẽ tiếp tục gia tăng là xu hướng tất yếu. Trong chiến lược phát triển chứng khoán Việt Nam đến năm 2030, Bộ Tài chính đặt mục tiêu số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đạt 8% dân số vào năm 2025 và 10% dân số vào năm 2030.

Rõ ràng, dư địa tăng trưởng trong dài hạn là rất lớn và việc định hình thương hiệu, gia tăng sự hiện diện ngay từ bây giờ là điều rất cần thiết đối với các CTCK. Đây cũng là lý do khiến cuộc đua giành thị phần môi giới vẫn đang rất nóng.

Miếng bánh ngày càng phân mảnh

Thực tế, vị thế của các CTCK trong cuộc chơi thị phần đã có nhiều xáo trộn trong khoảng 3 năm trở lại đây. Trong giai đoạn trước, cuộc đua thị phần gần như chỉ bó hẹp trong nhóm SSI, VCSC, HSC. Thời điểm đó, nhà đầu tư không có nhiều lựa chọn khi số lượng các CTCK thực sự có tiềm lực vẫn hạn chế. Các CTCK trên dù thu phí cao nhưng vẫn thu hút được khách hàng nhờ thương hiệu đã được định hình.

Tuy nhiên, cục diện đã thay đổi chóng mặt khi số lượng nhà đầu tư tham gia ngày càng đông đảo cùng với đó là sự vươn lên mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh. Việc phụ thuộc nhiều vào khách hàng tổ chức trong khi thị trường gần như không có giao dịch IB (môi giới tài chính) nào đáng chú ý trong 2 năm qua, đã khiến SSI, VCSC, HSC bắt nhịp cuộc chơi chậm hơn và dần đánh mất thị phần.

*Khoảng thời gian không có gạch nối là giai đoạn không xuất hiện trong top 10

Trong khi đó, các CTCK tập trung phát triển bán lẻ với trọng tâm là nhà đầu tư cá nhân đã vươn lên mạnh mẽ, thậm chí vượt mặt các đàn anh như trường hợp của VPS. Với đội ngũ môi giới hùng hậu, CTCK này đã vươn lên vị trí số một về thị phần môi giới trên cả 3 sàn và phái sinh trong nhiều quý trở lại đây. VNDirect cũng hướng đến bán lẻ nhưng chiến lược có phần tập trung hơn vào quản lý tài sản, do đó thị phần duy trì khá ổn định.

Trên thực tế, mảng môi giới tại nhiều CTCK đem về lợi nhuận rất thấp, thậm chí không có lãi do phải chi các khoản hoa hồng lớn cho môi giới. Vì thế, một số CTCK đã mạnh dạn bỏ hoạt động môi giới bằng người như DNSE, TCBS, Pinetree,… thay vào đó là các chương trình giảm phí cho người dùng. Động thái mang tính đánh đổi doanh thu lấy tệp khách hàng và hướng đi này cũng đang khiến cuộc đua giảm phí giữa các CTCK càng trở nên căng thẳng.

Thêm nữa, sự xuất hiện của các CTCK nước ngoài cũng khiến cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trước đây, rất hiếm khi bảng xếp hạng top 10 thị phần môi giới có sự xuất hiện của yếu tố ngoại nhưng đến nay Mirae Asset, KIS Việt Nam đã thường xuyên góp mặt trong danh sách này. Một số CTCK ngoại khác như KBSV, Maybank Kim Eng cũng không ít lần chen chân vào top 10 thị phần môi giới các quý.

Khác với hướng phát triển của nhiều CTCK nội, các CTCK có vốn ngoại không quá bạo chi để duy trì một đội ngũ môi giới đông đảo. Thay vào đó, nhóm này đang tận dụng khá tốt nguồn vốn chi phí rẻ. Những ưu đãi về lãi suất vay margin đang giúp nhóm này ngày càng thu hút được sự chú ý của khách hàng nhiều hơn. Với tiềm lực tài chính hùng hậu của các tập đoàn mẹ đứng sau, các CTCK ngoại được dự báo sẽ còn cạnh tranh gay gắt hơn trong thời gian tới.

Nguồn bài viết: Biên lợi nhuận mảng môi giới dần thu hẹp, Công ty chứng khoán chạy đua thị phần để làm gì?

1 Likes

Viconship (VSC) tạm dừng huy động 800 tỷ đồng qua phát hành riêng lẻ, dự định huy động 2.250 tỷ đồng qua nguồn vốn vay hoặc phát hành trái phiếu

VSC huy động vốn để đầu tư nhận chuyển nhượng một doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển để hoàn thành chuỗi ngành nghề kinh doanh của Công ty.

CTCP Container Việt Nam (Viconship – mã chứng khoán: VSC) đã công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc tạm dừng triển khai Phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm huy động vốn cho việc mua cổ phần để tăng tỷ lệ sở hữu của VSC tại CTCP Vận tải biển Vinaship (mã chứng khoán: VNA) lên tối đa 49% và bổ sung vốn lưu động.

Trước đó, hội đồng quản trị đã ban hành nghị quyết triển khai phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ năm 2022. Theo phương án trước đó, Viconship dự định chào bán 40 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược, tỷ lệ 33%, với giá phát hành 20.000 đồng/cp thu về 800 tỷ đồng. Trong đó, 600 tỷ đồng sẽ dùng để mua cổ phiếu VNA.

Tuy nhiên, do Công ty đã cân đối được nguồn vốn khác thay thế cho việc huy động vốn từ phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ, Hội đồng Quản trị nhất trí thông qua việc tạm dừng triển khai Phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ năm 2022.

Hội đồng Quản trị sẽ thực hiện việc báo cáo Đại hội đồng cổ đông kỳ gần nhất đối với việc tạm dùng Phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ năm 2022 của Công ty.

Bên cạnh đó, ngày 28/10, VSC vừa lấy ý kiến cổ đông về việc thông qua việc đầu tư nhận chuyển nhượng một doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển để hoàn thành chuỗi ngành nghề kinh doanh của Công ty (Công ty mục tiêu).

Tiêu chí lựa chọn Công ty mục tiêu là một CTCP hoạt động trong lĩnh vực cảng biển có trụ sở tại Thành phố Hải Phòng; chiều dài cầu cảng thích hợp để cập các tàu container có tải trọng trung bình đến lớn; có bãi chứa Container rộng để phục vụ bốc xếp container, kiểm hóa, kiểm dịch. Tổng giá trị của Công ty Mục tiêu dự kiến từ 2.000 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng. Phương án đầu tư là nhận chuyển nhượng cổ phần đạt đến tỷ lệ chi phối của Công ty Mục tiêu.

VSC dự kiến tổng vốn đầu tư là 2.250 tỷ đồng. Do đó, VSC xin ý kiến cổ đông thông qua chủ trương huy động vốn với mức huy động tối đa là 2.250 tỷ đồng để thực hiện đầu tư theo phương thức huy động tiền từ các tổ chức, cá nhân thông qua các hợp đồng vay và/ hoặc phát hành trái phiếu riêng lẻ và/ hoặc ra công chúng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

VSC sẽ sử dụng toàn bộ hoặc một phần các tài sản cố định của Công ty để làm tài sản đảm bảo cho giao dịch nêu trên theo đúng các quy định của pháp luật.

Nguồn: Viconship (VSC) tạm dừng huy động 800 tỷ đồng qua phát hành riêng lẻ, dự định huy động 2.250 tỷ đồng qua nguồn vốn vay hoặc phát hành trái phiếu

1 Likes

FED dự định giảm tốc tăng lãi suất, giá USD giảm

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến ​​tăng lãi suất thêm 0,75 điểm% trong ngày 2-11 (giờ địa phương) và sau đó có thể giảm tốc độ tăng lãi suất trong các đợt tiếp theo kể từ tháng 12.

Ông Michael Gapen, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Bank of America, cho rằng FED sẽ thực sự để ngỏ việc giảm tốc tăng lãi suất bắt đầu từ tháng 12 tới khi dự báo FED sẽ tăng thêm khoảng 0,5 điểm% vào cuộc họp tháng 12.

Ông Gapen kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất lên biên độ từ 4,75% đến 5% vào mùa xuân năm 2023 và đó sẽ là đợt tăng lãi suất cuối cùng hoặc là điểm kết thúc. Lần tăng dự kiến khoảng 0,75 điểm% trong ngày 2-11 sẽ nâng phạm vi lãi suất cho vay lên 3,75% đến 4%, từ mức dao động 0 đến 0,25% hồi tháng 3 đầu năm nay.

FED dự định giảm tốc tăng lãi suất, giá USD giảm - Ảnh 1.

Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: Reuters

Thị trường chứng khoán đã tăng điểm do kỳ vọng FED sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất sau đợt tăng 0,75 điểm % dự kiến trong ngày 2-11. Tuy nhiên, các chiến lược gia cũng cảnh báo phản ứng của thị trường có thể sẽ rất mạnh mẽ nếu FED gây thất vọng.

Thách thức đối với Chủ tịch FED Jerome Powell là duy trì sự cân bằng giữa việc báo hiệu về khả năng của những đợt tăng lãi suất thấp hơn và đảm bảo cam kết của FED trong việc chống lại lạm phát.

Ông Gapen dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào một cuộc suy thoái ngắn hạn trong quý 1/2023. Ông cho rằng thị trường chứng khoán sẽ lo ngại nếu lạm phát tiếp tục ở mức cao như vậy, FED sẽ phải tăng lãi suất thậm chí mạnh tay hơn dự kiến, động thái đe dọa nền kinh tế nhiều hơn.

Trước kỳ vọng FED sẽ báo hiệu giảm tốc tăng lãi suất, giá đồng USD đã giảm trong phiên giao dịch 2-11 (giờ địa phương)

Chỉ số DXY - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng USD so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ bao gồm đồng euro, bảng Anh và yen, đã điều chỉnh giảm xuống mức 111,47.

Chỉ số này đã tăng hơn 15% trong năm nay do FED tăng lãi suất mạnh mẽ, khiến đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác và gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, theo báo cáo hôm 1-11 của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương trên thế giới đã mua vào 399 tấn vàng trong quý 3/2022, cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Số vàng được các ngân hàng trung ương mua vào trị giá khoảng 20 tỉ USD, góp phần làm tăng nhu cầu với kim loại quý này trên toàn cầu.

Tổng cộng nhu cầu vàng của thế giới lên tới 1.181 tấn trong quý 3, tăng 28% so với mức 922 tấn vào cùng kỳ năm 2021.

Theo WGC, nhu cầu vàng của thế giới trong 1 năm tính đến tháng 9 đã phục hồi ở mức trước đại dịch. Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Qatar và Ấn Độ nằm trong số những ngân hàng trung ương đã mua vàng số lượng lớn.

1 Likes

Lãi suất cho vay cầm cố cổ phiếu tăng lên 14 - 15%/năm

Theo chân các ngân hàng thương mại, nhiều công ty chứng khoán cũng tăng lãi suất cho vay cầm cố cổ phiếu (margin) từ tháng 11.

Ngày 1.11, Công ty chứng khoán SSI thông báo tăng lãi suất sản phẩm margin thông thường từ 0,033%/ngày, tương đương 11,88%/năm lên 0,0375%/ngày, 13,5%/năm.

Trước đó, các công ty chứng khoán đồng loạt điều chỉnh lãi suất cho vay giao dịch margin sau khi lãi suất huy động của các ngân hàng tăng cao. Cụ thể, trong tháng 10, Công ty chứng khoán VPBank cũng thông báo tăng lãi suất sản phẩm margin thông thường từ 14%/năm lên 15%/năm. Các khách hàng Gold, Platinum, Diamond được áp dụng lãi suất cho vay margin mới lần lượt là 14%, 13% và 12%.

Hay ngay từ đầu tháng 10, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) điều chỉnh lãi suất sản phẩm margin thông thường tăng từ 0,034%/ngày (tương đương 12,41%/năm) lên 0,037%/ngày, tương đương 13,5%/năm; Công ty chứng khoán HSC cũng điều chỉnh lãi suất cho vay trên tài khoản giao dịch cổ phiếu lên 14,5%/năm; Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) điều chỉnh tăng thêm 1% lãi suất cho vay giao dịch ký quỹ và ứng trước tại SHS lên mức 14,5%/năm…

Nguồn: Lãi suất cho vay cầm cố cổ phiếu tăng lên 14 - 15%/năm

1 Likes

LienVietPostBank tiếp tục mua lại hơn 1.8 ngàn tỷ đồng trái phiếu

HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, HOSE: LPB) mới đây thông qua việc mua lại trước hạn trái phiếu phát hành trong năm 2020.

Tổng giá trị mua lại theo mệnh giá là 1,814 tỷ đồng. Trái phiếu được phát hành ngày 24/11/2020 và có kỳ hạn 7 năm.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm, không kèm chứng quyền, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của Ngân hàng.

Theo kế hoạch, Ngân hàng mua lại vào ngày 24/11/2022. Ngày chốt danh sách người sở hữu trái phiếu là 15/11/2022. Giá mua lại bằng mệnh giá trái phiếu và lãi phát sinh nhưng chưa được thanh toán trên trái phiếu đó tính đến thời điểm mua lại.

LBP sẽ dùng nguồn tiền từ thu nợ gốc/lãi của các khoản vay được tài trợ vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu, và nguồn vốn huy động khác, vốn tự có tích lũy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh và tiềm lực tài chính của mình để mua lại.

Trước đó, LPB đã mua lại trước hạn 8,000 tỷ đồng đồng trong 9 tháng đầu năm nay.

Các ngân hàng là những đối tượng mua lại trái phiếu trước hạn nhiều nhất thời gian qua. Theo thống kê của VCBS, trong 9 tháng đầu năm, khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn đạt 135,180 tỷ đồng. Trong top 20 doanh nghiệp giá trị mua lại lớn loại trừ các ngân hàng là các công ty Azura, Yamagata, CTCP Osaka, Garden, CTCP Bông Sen…

Nguồn: LienVietPostBank tiếp tục mua lại hơn 1.8 ngàn tỷ đồng trái phiếu | Fili

1 Likes

Giá cổ phiếu giảm hơn 90%, Chủ tịch đăng ký mua vào cổ phiếu L14 khối lượng lớn

## Ông Phạm Gia Lý - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Licogi 14 (mã L14-HNX) vừa thông báo đăng ký mua vào 500.000 cổ phiếu nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.

Sơ đồ giá cổ phiếu L14 thời gian qua.

Ông Phạm Gia Lý - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Licogi 14 (mã L14-HNX) vừa thông báo đăng ký mua vào 500.000 cổ phiếu nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.

Cụ thể, ông Lý đăng ký mua 500.000 cổ phiếu L14 từ ngày 3/11 đến ngày 2/12 theo hình thức khớp lệnh, thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của ông này sẽ tăng lên gần 2,7 triệu cổ phiếu, tương đương 8,6% vốn điều lệ.

Ở chiều ngược lại, bà Nguyễn Thúy Ngư – chị gái ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Thành viên HĐQT L14 đăng ký bán 705.695 cổ phiếu L14 từ ngày 3/11 – 2/12. Nếu thành công, tỷ lệ sở hữu của bà Ngư tại L14 sẽ giảm xuống còn 2,69%.

Trên thị trường, vào hồi đầu năm 2022, thị giá cổ phiếu L14 tăng mạnh lên tới 440.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên hiện cổ phiếu L14 đã giảm rất sâu và chốt phiên ngày 1/11 giá cổ phiếu này giảm chỉ còn 37.400 đồng/cổ phiếu - tương đương giảm hơn 90%.

Trước đó, từ ngày 6-10/10, ông Phạm Văn Quang em ruột Chủ tịch đã mua thành công 10.000 cổ phiếu như đã đăng ký và nâng số lượng cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch lên 33.317 cổ phiếu, chiếm 0,11% vốn điều lệ tại L14.

Về kết quả kinh doanh quý 3/2022, L14 ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 35 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ (17,6 tỷ). Trong kỳ, công ty ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính giảm từ 2,6 tỷ xuống còn 1,4 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính lại tăng đột biến lên 6,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh trong kỳ. Kết quả, Licogi 14 báo lãi sau thuế đạt 8,1 tỷ đồng quý 3/2022, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái (8,78 tỷ đồng).

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Licogi 14 ghi nhận doanh thu thuần đạt 129 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ (85,4 tỷ đồng). Tuy nhiên, do chi phí tài chính tăng mạnh từ 306 triệu tăng lên tới hơn 69,8 tỷ đồng (chủ yếu là dự phòng giảm giá các khoản đầu tư) đã làm cho L14 ghi nhận lợi nhuận sau thuế lỗ 15,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ báo lãi hơn 39 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/9/2022, tiền và các khoản tương đương tiền của L14 giảm từ 77,7 tỷ xuống còn hơn 49 tỷ đồng; danh mục chứng khoán kinh doanh của Licogi 14 có giá gốc gần 105,3 tỷ đồng và công ty đang trích lập dự phòng giảm giá 68,7 tỷ đồng, hàng tổn kho tăng từ gần 120 tỷ lên hơn 155 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng giảm từ 74,44 tỷ hồi đầu năm xuống còn gần 18,6 tỷ đồng.

BCTC quý 3/2022 của L14.

1 Likes

10 doanh nghiệp niêm yết lỗ nặng nhất quý 3/2022 : Hàng không dẫn đầu, thép chiếm tới 50%

## Hòa Phát (HPG) ghi nhận mức lỗ kỷ lục trong quý 3/2022 với con số lên đến 1.300 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lợi nhuận dương gần 11.000 tỷ.

Tính tới thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đã cập nhật báo cáo tài chính quý 3/2022. Bên cạnh nhiều doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc với con số lợi nhuận tăng bằng lần, nhiều ông lớn đầu ngành bất ngờ báo lỗ kỷ lục. Bức tranh tài chính kém sắc tạo áp lực đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư khiến thị giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này cũng không ngừng sụt giảm.

screenshot-1024-.png

!10 doanh nghiệp niêm yết lỗ nặng nhất trong quý 3/2022 Đơn vị: Tỷ đồng

Vietnam Airline (HVN) tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng thua lỗ với hơn 2.472 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả này lại cho thấy tín hiệu tích cực đối với hãng hàng không khi lợi nhuận phần nào đã đươc cải thiện so với mức -3.460 tỷ đồng trong quý 3/2021.

Quý này cũng là quý đầu tiên HVN có lãi gộp trở lại kể từ năm 2021. Cụ thể, HVN ghi nhận doanh thu thuần đạt 21.156 tỷ đồng, gấp gần 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước và gần lấy lại mốc trước đại dịch Covid 19. Theo đó, lãi gộp đạt mức 165 tỷ đồng.

Dù vậy, chi phí nhiên liệu cùng tỷ giá USD/VND vẫn là bài toán khó đối với HVN trong bối cảnh hiện nay. Giá nhiên liệu tăng, đồng USD cũng tăng mạnh khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ đã nhấn chìm lợi nhuận của HVN trong kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, HVN mang về hơn 51.107 tỷ đồng doanh thu, tăng 173% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 7.784 tỷ đồng, giảm lỗ 4.370 tỷ đồng so với 9T/2021. Thoo đó, tổng mức lỗ lũy kế tại ngày 30/9/2022 được nâng lên mức 31.547 tỷ đồng.

Ở vị trí thứ 2 là ông vua ngành thép - Hòa Phát (HPG) với lợi nhuận âm 1.300 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 11.000 tỷ đồng. Đây là lần thứ 2 tập đoàn thép đầu ngành báo lỗ kể từ cuộc khủng hoảng 2008 đến nay và cũng là mức lỗ lớn nhất trong lịch sử hoạt động.

Cùng với Hòa Phát, 4 doanh nghiệp thép khác cũng góp mặt trong Top 10 là Hoa Sen (HSG) với -977 tỷ đồng lãi trước thuế; Pomina (POM) với -715 tỷ; Nam Kim (NKG) lỗ -476 tỷ và SM C với số lỗ là -217 tỷ đồng.

Điều đáng nói là ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát đã dự đoán trước được bức tranh u tối của ngành thép trong khoảng thời gian này. Cụ thể, Chủ tịch Long từng chia sẻ sau quý 1 thì những quý còn lại của năm nay ngành thép gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là giá nguyên vật liệu tăng mạnh do xung đột Nga - Ukraine làm giá than luyện tăng 100 - 200 USD/tấn. Thứ hai là việc Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách “zero Covid” khiến nhu cầu thép tại thị trường này giảm, trong khi đây là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Hòa Phát.

Chu kỳ thoái trào của ngành thép có thể nhìn nhận từ trước khi diễn biến đồng pha với giá thép trên thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp đạt đỉnh lợi nhuận vào cuối năm ngoái khi giá thép lập đỉnh. Bước sang năm 2022, giá thép đã có chiều hướng đi xuống khá nhanh. Giá bán trong nước đổ đèo rất nhanh với 15 lần giảm giá liên tiếp trong giai đoạn tháng 5-8, tức từ quanh 19 triệu đồng xuống dưới 15 triệu đồng/tấn và hiện đi ngang.

Trước áp lực từ nhu cầu yếu, các doanh nghiệp thép cũng nhanh chóng xử lý hàng tồn kho. Số dư hàng tồn kho của các công ty thép niêm yết chỉ còn khoảng 85.000 tỷ đồng, tức giảm 25.000 tỷ so với con số kỷ lục của quý liền trước.

Trong đó, Hòa Phát xả kho mạnh nhất với việc giảm gần 13.700 tỷ đồng so với đỉnh vào cuối quý trước. Với giá trị còn gần 44.000 tỷ đồng, Hòa Phát đang chiếm quá nửa trong tổng lượng tồn kho của doanh nghiệp thép niêm yết.

FLC, HNG, OIL và NVB là 4 cái tên còn lại trong Top 10 doanh nghiệp thua lỗ quý vừa qua

Về Tập đoàn FLC, Công ty bắt đầu báo tình hình kinh doanh bết bát kể từ khi cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết vướng vào vụ án liên quan đến thao túng giá cổ phiếu. 3 quý liên tiếp FLC ghi nhận mức lỗ từ 365 - 785 tỷ đồng.

Theo giải trình, khoản lỗ từ mảng đầu tư vào hàng không, dịch vụ khách sạn góp phầnkhông nhỏ khiến cho FLC thua lỗ trong quý 3. Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy tại ngày 30/9 năm nay, FLC đang góp 4.015 tỷ đồng vào công ty liên kết là CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) - tương đương 21,7% vốn của hãng bay này. Phần chia lỗ của FLC trong Bamboo Airways là 1.269 tỷ đồng, tương ứng với giá trị hợp lý còn lại là 2.746 tỷ đồng.

Ngoài ra, kết quả kinh doanh đi xuống còn do sự thay đổi các vị trí lãnh đạo chủ chốt và quá trình tái cấu trúc bộ máy cùng các mảng kinh doanh cốt lõi.

CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (HNG) có quý thứ 7 liên tiếp với gần 416 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 181 tỷ đồng.

Nguyên nhân đến từ việc thiếu hụt lao động tại Lào, khiến sản lượng thu hoạch giảm 35% so với cùng kỳ, trong khi các loại chi phí tăng mạnh. Đồng thời, đồng LAK (tiền tệ Lào) tiếp tục mất giá so với USD (10%) và VNĐ (5%) tại ngày 30/09 buộc Công ty phải ghi lỗ chênh lệch tỷ giá thêm gần 142 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, bão số 4 Noru (từ ngày 28/9 - 3/10/2022) làm ngập lụt tại các vùng dự án của Công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Anh Attapeu (công ty con của HNG), gây thiệt hại tổng cộng 237 tỷ đồng.

Lũy kế 3 quý đầu năm 2022, HNG lỗ trước thuế và sau thuế lên tới 1.100 đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 303 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/9/2022 của Công ty là -4.512,8 tỷ đồng.

Về phía PV Oil (OIL), sau quý lãi kỷ lục, doanh nghiệp bất ngờ báo lỗ 371 tỷ vì do không còn hưởng lợi về giá. Giábán lẻ xăng dầu trong quý 3 liên tục đi xuống khiến lãi gộp của công ty giảm sâu.

Tuy lỗ lớn trong quý 3, OIL vẫn hoàn thành vượt 77% chỉ tiêu doanh thu và vượt gần 8% mục tiêu lợi nhuận với 79.617 tỷ đồng doanh thu, gấp 2,1 lần và hơn 431 tỷ đồng ãi sau thuế.

Cuối cùng là Ngân hàng NCB (NVB) lỗ ròng hơn 196 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn còn lãi gần 64 tỷ đồng. Tình hình suy giảm của quý vừa qua đã khiến lợi nhuận kinh doanh 3 quý đầu năm của ngân hàng này âm hơn 180 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 165 tỷ đồng.

Nguyên nhân thu nhập lãi thuần giảm và chi phí dự phòng rủi ro tăng bởi ngân hàng đã thực hiện thoái lãi dự thu, ngừng dự thu và trích lập dự phòng đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện trích lập dự phòng theo phương án cơ cấu lại. Đồng thời, NCB cũng tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất cho các khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Đáng chú ý, đa số các ngân hàng đều giữ tỉ lệ nợ xấu nội bảng dưới mức 3%, song con số ở NCB lại tăng vọt lên 14,7%, tương đương cứ 100 đồng thì có 14,7 đồng nợ xấu.

1 Likes

Từng thu cả trăm tỷ nhờ “đi vay – cho vay lại”, Thế giới Di động (MWG) đang chịu lỗ tài chính 86 tỷ đồng dù đã tái cấu trúc nợ

Từng thu cả trăm tỷ nhờ “đi vay – cho vay lại”, Thế giới Di động (MWG) đang chịu lỗ tài chính 86 tỷ đồng dù đã tái cấu trúc nợ

Chênh lệch về hai đầu lãi suất mang về cho MWG khoản lợi tài chính lên đến hàng trăm tỷ đồng trong năm 2021, và tiếp tục ở mức dương sang quý 1/2022. Dù vậy, sang quý 2/2022, chiến lược này không còn hiệu quả.

CTCP Đầu tư Thế giới di động (mã chứng khoán MWG) đã công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022, ghi nhận doanh thu thuần tăng 31,6% đạt 32.012 tỷ và lợi nhuận ròng tăng 15,6% lên 906 tỷ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần và lãi ròng của MWG đạt 102.800 tỷ - tăng 18,4% và 3.481 tỷ - tăng 4,3% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng về chỉ số kinh doanh của MWG phần lớn do so sánh với mức nền thấp hồi quý 3/2021 (giai đoạn bị tác động mạnh bởi đại dịch).

Đáng chú ý, về hoạt động tài chính, lỗ tài chính ròng quý 3 của MWG tăng lên 85,9 tỷ (từ 62,4 tỷ trong quý 2/2022). Ước tính, thu nhập tài chính ròng nhất quán giai đoạn quý 2/2020 - quý 1/2021 phản ánh tác động của môi trường lãi suất tăng.

Trong khi trước đó, MWG tích cực đi vay từ các tổ chức tín dụng lớn trong ngoài nước (lãi suất ưu đãi). Ngược lại, Công ty chi cho vay với các CTCK (kỳ hạn ngắn từ 3 đến 6 tháng với lãi suất từ 6,4% đến 7%/năm) cũng như nắm giữ trái phiếu (với lãi suất dao động từ 5% đến 8,65%/năm).

Chênh lệch về hai đầu lãi suất mang về cho MWG khoản lợi tài chính lên đến hàng trăm tỷ đồng trong năm 2021, và tiếp tục ở mức dương sang quý 1/2022.

Dù vậy, sang quý 2/2022, chiến lược này không còn hiệu quả.

Tương ứng, MWG cũng có động thái tái cấu trúc nợ vay nhanh chóng. Ghi nhận, đến cuối quý 3/2022, tổng tài sản của MWG là 61.282 tỷ, trong đó tiền và các khoản tương đương là 15.911 tỷ đồng (chiếm 26% tổng tài sản). Công ty tăng mạnh tiền gửi trong kỳ.

Từng thu cả trăm tỷ nhờ “đi vay – cho vay lại”, Thế giới Di động (MWG) đang chịu lỗ tài chính 86 tỷ đồng dù đã tái cấu trúc nợ - Ảnh 1.

Diễn biến ngược lại, tổng dư nợ là 22.824,5 tỷ - giảm 7,4% so với đầu kỳ. Trong đó, nợ ngắn hạn giảm mạnh 31,6% xuống mức 16.857 tỷ (giảm đến 25% so với quý trước); đặc biệt nợ vay ngắn hạn được cắt giảm mạnh (hỗ trợ giảm áp lực từ lãi vay đang tăng).

Trong báo cáo phân tích của CTCK Bảo Việt (BVSC) nhấn mạnh: “ MWG có vẻ đang tích cực tái cơ cấu danh mục nợ trong kỳ khi Công ty đã chuyển một số nợ ngắn hạn sang dài hạn là 5.967,5 tỷ (là khoản vay hợp vốn với lãi suất cạnh tranh). Kết quả là, đòn bẩy tài chính giảm với D/E là 0,98x so với mức 1,21x đầu 2022.

Từng thu cả trăm tỷ nhờ “đi vay – cho vay lại”, Thế giới Di động (MWG) đang chịu lỗ tài chính 86 tỷ đồng dù đã tái cấu trúc nợ - Ảnh 2.

Từng thu cả trăm tỷ nhờ “đi vay – cho vay lại”, Thế giới Di động (MWG) đang chịu lỗ tài chính 86 tỷ đồng dù đã tái cấu trúc nợ - Ảnh 3.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 02/11

=> DOANH NGHIỆP

  1. PVS: Trữ tiền gần 10.000 tỷ đồng, 9 tháng hoàn thành 95% kế hoạch lợi nhuận năm

  2. Vietnam Airlines lần đầu có lãi gộp kể từ khi COVID khởi phát

  3. Chưa kịp thực hiện lời hứa đăng ký mua vào, Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn cùng loạt cổ đông đã bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu DIG

  4. GVR: Xây dựng Đề án tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

  5. Trữ được nguyên liệu giá thấp, Thiên Long báo lãi quý III gấp 26 lần cùng kỳ

  6. VHC: Giả định sản lượng tiêu thụ tăng 5% theo năm, trong khi giá bán bình quân giảm 17% theo năm trong năm 2023. Vĩnh Hoàn nhiều khả năng sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm trong 6 tháng đầu năm sau.

  7. “Việt vị” với khoản lỗ bất ngờ trong quý 3, SSI Research dự báo Hòa Phát (HPG) sẽ có lãi trở lại ngay trong quý 4/2022

😎 DAH: Dùng 20 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu, một cá nhân bị phạt hơn nửa tỷ đồng

_

  1. STB/HDB: 2 cổ phiếu “hot” ngành ngân hàng bị chứng khoán BSC siết bớt margin

  2. TCB: KBSV cho rằng áp lực từ chi phí vốn của Techcombank sẽ tiếp tục tăng trong quý IV, sau động thái nâng lãi suất điều hành lần thứ hai của NHNN, tỷ lệ CASA của ngân hàng cũng khó tăng trở lại.

  3. TAR: Lợi nhuận ròng lao dốc 98% trong quý 3

  4. Biên lợi nhuận gộp cải thiện, Viettel Post ghi nhận lãi ròng tăng gần 32%

  5. FCN: Quý III, doanh thu đạt 664 tỷ đồng, biên lãi gộp được cải thiện từ 10,7% lên 15,3%.

  6. PTI: Ký kết hợp tác kinh doanh bảo hiểm với Droppii

  7. VNE: Kinh doanh ảm đạm, báo lỗ quý III 6,5 tỷ đồng

  8. BBC: Sau lỗ liên tiếp, Bibica bất ngờ báo lãi “khủng” Quý III

  9. BVL: Bị Cục thuế Đống Đa xử phạt hơn 250 triệu đồng

  10. DAG: Quý III doanh thu tăng mạnh vẫn không thể hãm đà giảm lợi nhuận

  11. TNG: Doanh thu tháng 10 của TNG tăng 23% so với cùng kỳ, tương đương tăng thêm 107 tỷ đồng.

  12. L14: Cổ phiếu từng đắt đỏ nhất sàn chứng khoán lao dốc 90%

  13. KSF: Vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 9 tháng đầu năm

  14. DTK: Gánh nặng chi phí lãi vay, Vinacomin Power vẫn báo lãi 9 tháng đạt 700 tỷ đồng

  15. IBC: Apax Holdings của Shark Thủy chỉ lãi sau thuế 776 triệu đồng trong quý 3, giảm 86% so với cùng kỳ, dòng tiền kinh doanh âm 267 tỷ đồng 9 tháng

  16. PC1: Gánh lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 101 tỷ đồng trong quý 3/2022

  17. Lãnh đạo FLC Faros nói gì về giao dịch cổ phiếu ROS, kết quả kinh doanh, nghi vấn vốn điều lệ trong cuộc họp ĐHĐCĐ sáng 2/11?

  18. Công ty riêng của Chủ tịch VNDIRECT báo lãi 9 tháng giảm 77% so với cùng kỳ, dư nợ trái phiếu gần 4.500 tỷ đồng

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. SVN: Cổ phiếu về gần vùng “trà đá”, cổ đông lớn miệt mài thoái lui

  2. STB: Nhóm 8 nhà đầu tư nước ngoài không còn là cổ đông lớn

  3. Giá cổ phiếu giảm hơn 90%, chị gái “A7” muốn rút bớt vốn, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 500 nghìn cổ phiếu L14

  4. Dragon Capital bán ròng gần 13 triệu cổ phiếu Kinh Bắc (KBC) trong vòng nửa tháng

_

  1. VSC: Viconship tạm dừng huy động 800 tỷ đồng qua phát hành riêng lẻ, dự định huy động 2.250 tỷ đồng qua nguồn vốn vay hoặc phát hành trái phiếu

_

=> CỔ TỨC

  1. DHC: Sắp chi 70 tỷ đồng trả cổ tức

  2. PHN: Trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 19%

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Thị trường tụt áp, cổ phiếu thép “hồi sinh”

  • Lực bán tăng, blue-chips bị ép mạnh, vốn ngoại tiếp tục xả

  • Cổ phiếu ngân hàng đảo chiều giảm, EIB mất 20% giá trị trong 4 phiên

  • Chỉ số VN30-Index kết phiên chiều nay giảm 1,24%, mạnh hơn đáng kể so với phiên sáng. Hàng loạt cổ phiếu blue-chips tụt giá sâu hơn dưới áp lực bán mạnh lên, xác nhận nhóm này vẫn đang bị chốt lời ngắn hạn. Trong khi đó độ rộng tổng thể của VN-Index kết phiên lại tốt hơn buổi sáng, nghĩa là chỉ số đang bị ảnh hưởng từ trụ…

  • Kết thúc phiên giao dịch 2/11: VN-Index giảm 10,56 điểm (-1,02%), xuống 1.023,19 điểm

  • Tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 13 tỷ đồng, cổ phiếu dẫn đầu trong nhóm mua ròng là SAB với 29.4 tỷ đồng. Ở chiều bán ròng NVL và HPG bị bán ròng nhiều nhất đều trên 11 tỷ đồng.

  • Phiên 2/11: Khối ngoại duy trì bán ròng hơn 250 tỷ đồng, tâm điểm HPG, KBC

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Lãnh đạo và cổ đông nội bộ dự kiến tung 2.300 tỷ đồng “đỡ giá” cổ phiếu trong tháng 11, doanh nghiệp nào được mua ròng nhiều nhất?

  2. Những đồ thị tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhất mùa báo cáo tài chính quý 3

  3. Top những doanh nghiệp lỗ lớn nhất quý 3: Ngành thép chiếm đa số, hai công ty hàng không đứng đầu với khoản lỗ hàng nghìn tỷ, có 17 doanh nghiệp lỗ hơn 100 tỷ đồng

  4. Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp môi giới bất động sản sụt giảm

  5. 15 doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt lớn nhất sàn chứng khoán vay nợ gần nửa triệu tỷ đồng

_

  1. SSI: Mặt bằng lãi suất đã về lại vùng trước COVID-19, thậm chí cao hơn

_

=> VIỆT NAM

  1. Xuất khẩu da giày tháng 9 giảm 30% so với tháng 8/2022

  2. UBND TP Hồ Chí Minh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành để giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến hết năm 2022 phải đạt 95%.

  3. 108/550 cửa hàng ở TP HCM thiếu xăng

  4. LEGO chuẩn bị triển khai xây dựng nhà máy hơn 1 tỷ USD tại Bình Dương

  5. Đồng Nai xuất siêu gần 4,7 tỷ USD trong 10 tháng năm 2022

  6. 10 tháng năm 2022, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 6,07 triệu tấn với 2,94 tỷ USD, tăng 17,2% về khối lượng và tăng 7,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

  7. Vốn đầu tư ra nước ngoài 10 tháng tăng gấp 1,8 lần cùng kỳ năm ngoái

  8. VKFTA thúc đẩy thương mại, đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam

  9. Google: Thương mại điện tử Việt Nam đứng số 1 khu vực về tốc độ tăng trưởng

  10. Ba năm thực thi Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã tận dụng khá tốt hiệp định này, gia tăng xuất khẩu, song cần phải tăng tốc hơn nữa để chớp thời cơ trước khi các quốc gia này mở cửa hội nhập rộng hơn

  11. Trung Quốc: Thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

  12. Bộ Tài chính dự đoán các doanh nghiệp xăng dầu sẽ chuyển hướng nhập khẩu từ Hàn Quốc sang các nước ASEAN, điều này làm giảm phần thu thuế xuất nhập khẩu.

  13. Các bộ ‘nhường’ nhau quyền quản lý, ô tô biếu tặng tắc đường về Việt Nam

  14. VASEP ước tính đến cuối tháng 11, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ đạt hơn 10 tỷ USD – mốc kỷ lục lịch sử ngành thuỷ sản Việt Nam sau hơn 20 năm tham gia vào thị trường thế giới.

_

=> THẾ GIỚI

  1. Đa số các thị trường lớn ở Châu Á diễn biến tích cực chỉ có mỗi VNI bay 1%. Sau phiên tăng mạnh trước đó, Hang Seng tiếp tục tăng 2,41% trong phiên hôm nay

  2. FTSE China 50, chỉ số theo dõi hoạt động của 50 công ty lớn nhất về giá trị vốn hóa thị trường tăng tới 5,93%

  3. Tại Châu Âu, thị trường đang diễn biến khá lèo tèo với đa phần các chỉ số giao dịch quanh mốc tham chiếu

  4. Chứng khoán Mỹ hạ điểm trước cuộc họp của Fed diễn ra vào đêm nay, giờ Việt Nam

  5. Có thông tin rằng Trung Quốc đang xem xét gỡ bỏ những biện pháp nghiêm ngặt chống COVID và mở cửa thị trường trở lại vào tháng 3/2023.

  6. Zero COVID đang giết chết lợi thế sản xuất của Trung Quốc

  7. Người giàu Trung Quốc tháo chạy khỏi chứng khoán, các quỹ đầu tư nhảy vào săn đón

  8. Sản lượng của các nhà máy tại châu Á đã suy yếu trong tháng 10/2022, chủ yếu do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu cùng tác động từ chính sách Zero COVID của Trung Quốc.

  9. Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu đã tạm chấm dứt

  10. Sản lượng chất bán dẫn của Hàn Quốc giảm mạnh trong quý III/2022

  11. Ngành bất động sản Trung Quốc phải trả nợ gần 300 tỷ USD trong năm 2023, làm dấy lên “bóng ma” về áp lực thanh toán gia tăng sau làn sóng vỡ nợ kỷ lục trong năm nay.

  12. 20 tỷ phú giàu nhất thế giới mất gần 500 tỷ USD trong năm nay

  13. FDI của Trung Quốc 9 tháng năm 2022 tăng 15,6% so với cùng kỳ

  14. Với việc giá cổ phiếu của Amazon đã giảm 42% từ đầu năm đến nay, phiên 1/11 ghi dấu lần đầu tiên giá trị vốn hóa thị trường của Amazon xuống dưới 1.000 tỷ USD kể từ tháng 4/2020.

  15. Ngành bán lẻ và F&B tại Anh trông chờ vào tân Thủ tướng. Tỷ lệ lạm phát ở Anh đã tăng lên 10,1% vào tháng 10/2022, chạm mức cao nhất trong 40 năm. Điều này gây áp lực lớn lên các doanh nghiệp bán lẻ và bán lẻ xa xỉ, cũng như các khách sạn và nhà hàng, khiến họ phải chiến đấu để tồn tại qua mùa đông

  16. Trong tháng Mười, tỷ lệ lạm phát tại Eurozone đã tăng lên 10,7% và dự kiến sẽ vượt trên mục tiêu 2% của ECB cho đến năm 2024.

  17. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết ngân hàng này sẽ tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát, quyết tâm làm những gì cần thiết để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%.

  18. Các nhà quan sát dự kiến ECB sẽ tiến hành một loạt các động thái tiếp theo để đưa lãi suất tiền gửi từ 1,5% lên gần 3% vào năm 2023.

  19. Tập đoàn Berkshire Hathaway đặt cược 30 tỷ USD vào hai đại gia năng lượng Chevron và Occidental. Tổng trị giá hiện nay của số cổ phiếu đó là 43 tỷ USD.

  20. Tích xanh và các tính năng nâng cao trên Twitter sẽ có giá 8 USD/tháng

  21. Giá nhà tại Anh giảm lần đầu tiên sau 15 tháng

  22. Hàn Quốc tăng mạnh đầu tư để giữ vị trí số 1 trên thị trường pin thứ cấp toàn cầu

  23. Dữ liệu hôm thứ Ba cho thấy chi tiêu xây dựng của Mỹ bất ngờ phục hồi trong tháng 9 nhưng sản lượng nhà máy toàn cầu suy yếu trong tháng 10 do lo ngại suy thoái, lạm phát cao và chính sách Zero COVID của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến nhu cầu.

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Giá trị BTC MicroStrategy nắm giữ giảm 727.000 USD trong quý III. MicroStrategy khẳng định sẽ tiếp tục mua và nắm giữ BTC lâu dài

  2. Sàn giao dịch tiền mã hoá Binance đăng ký mở công ty thứ 7 tại Ireland, tiếp tục kế hoạch mở rộng địa bàn tại châu Âu.

  3. Chuỗi siêu thị Nam Phi Pick n Pay chấp nhận thanh toán bằng BTC

  4. Chuyên gia cho biết Web 3.0 bị thổi phồng quá mức

  5. Meta tích hợp ví, cho phép đăng ảnh NFT lên Facebook

  6. Trong một cuộc khảo sát, 79% người Mỹ mong muốn ngành crypto có khung pháp lý rõ ràng

  7. Nhà máy khai thác tiền ảo Compute North phá sản và bán tài sản cho chủ nợ

  8. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giằng co và đứng tại 20.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Saudi Arabia, UAE kêu gọi thế giới tiếp tục đầu tư vào hoạt động sản xuất dầu

  2. Nga trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Ấn Độ trong tháng 10

  3. Mỹ và Arab Saudi lo Iran sắp tấn công quân sự

  4. Kết phiên 1/11, giá dầu thế giới tăng 2% trước khả năng Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, có thể gỡ bỏ những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt chống COVID 19.

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,28 USD (-0,32%), xuống 88,09 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,38 USD (-0,40%), xuống 94,27 USD/thùng.

_

  1. USD giảm, vàng biến động mạnh trước kỳ họp tháng 11 của Fed

  2. Giao dịch thương mại toàn cầu bằng Nhân dân tệ ngày càng tăng. Trong hơn 2 năm qua, tỷ trọng giao dịch thương mại đồng Nhân dân tệ đã tăng từ 20% lên gần 30%. Trong khi đó, hơn 40% thương mại toàn cầu được thực hiện bằng đồng USD.

  3. Gần 400 tấn vàng đã được các ngân hàng trung ương trên thế giới mua vào trong quí 3, cao hơn gấp 4 lần so với một năm trước đó, theo dữ liệu của Hội đồng Vàng thế giới (WGC). Con số này đưa tổng khối lượng vàng mà các ngân hàng trung ương mua trong năm nay, tính đến tháng 9, lên mức 673 tấn, cao hơn so với bất cứ năm nào kể từ năm 1967

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 14,5 USD lên mức 1.648,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích dần và lên trên 1.655 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Giá quặng sắt tương lai tại Singapore trên đà chạm đến mức tăng lớn nhất trong 3 tuần. Giá đồng tăng trở lại sau 3 ngày giảm liên tiếp. Dầu cũng tăng trong bối cảnh thị trường phục hồi.

  2. Thư ký Báo chí Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết Moscow sẵn sàng cung cấp ngũ cốc từ kho dự trữ của Nga cho các quốc gia có nhu cầu để thay thế hàng xuất khẩu của Ukraine.

  3. Chính phủ Hà Lan dự kiến áp thuế mới lên các công ty năng lượng

  4. Giá đậu tương kỳ hạn của Mỹ tăng khoảng 2% vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu hụt khi vụ thu hoạch của Mỹ giảm xuống, hy vọng về doanh số xuất khẩu sang Trung Quốc và sự không chắc chắn về nguồn cung sẵn có từ Nam Mỹ.

  5. Dầu cọ cao nhất 10 tuần

  6. Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ giảm khoảng 10% vào thứ Ba, sau khi tăng 12% vào thứ Hai khi các nhà giao dịch chốt lời trong thời kỳ biến động mạnh sau khi các dự báo mới nhất cho thấy thời tiết vẫn ôn hòa trong hai tuần tới .

Vàng SJC 67.2 tr/lượng

USD 24,872 đồng

Bảng Anh 29,037 đồng

EUR 25,272 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Bộ Công an đề nghị Cục Thuế TP.HCM cung cấp thông tin hơn 700 doanh nghiệp để phục vụ điều tra

TTO - Trong danh sách hơn 700 doanh nghiệp mà Bộ Công an đề nghị Cục Thuế TP.HCM cung cấp thông tin có các doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, một số công ty xây dựng và nhiều công ty cổ phần

Bộ Công an đề nghị Cục Thuế TP.HCM cung cấp thông tin hơn 700 doanh nghiệp để phục vụ điều tra - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp mà cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp thông tin hầu như rải đều các quận, huyện - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Cơ quan điều tra Bộ Công an đã gửi công văn kèm danh sách hơn 700 doanh nghiệp đến Cục Thuế TP.HCM đề nghị cơ quan này cung cấp các thông tin liên quan đến việc cấp mã số thuế, báo cáo tài chính, báo cáo thuế và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này.

Đồng thời, Bộ Công an cũng đề nghị Cục Thuế cung cấp thông tin về việc kê khai và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp nói trên.

Trao đổi với với Tuổi Trẻ chiều nay, 2-11, ông Lê Duy Minh, cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho biết Cục Thuế TP.HCM đã nhận được công văn trên và đang tiến hành cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra.

Ông Lê Duy Minh cho biết do số lượng doanh nghiệp mà Cơ quan điều tra Bộ Công an yêu cầu cung cấp rất lớn, do vậy Cục Thuế TP.HCM phải lọc trong danh sách này xem bao nhiêu doanh nghiệp đã tạm ngưng kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp nào đã có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh thì cơ quan thuế thông báo cho cơ quan công an. Với những doanh nghiệp còn hoạt động, Cục Thuế TP.HCM phân về các chi cục để rà soát, sau đó tổng hợp để cung cấp cho cơ quan điều tra.

Ông Minh cho biết các doanh nghiệp mà cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp thông tin hầu như rải đều các quận, huyện. Hiện vẫn chưa hết thời gian mà cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp thông tin.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tất cả nội dung đề nghị cung cấp thông tin trên để Bộ Công an phục vụ công tác điều tra đối với vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức có liên quan.

Trong danh sách hơn 700 doanh nghiệp mà Bộ Công an đề nghị Cục Thuế TP.HCM cung cấp thông tin có các doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, một số công ty xây dựng và nhiều công ty cổ phần.

Trước đó, hôm 7-10, Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.

Đồng thời, C03 ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan. Bà Lan là người sáng lập và hiện đang giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Trương Huệ Vân - tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor; Nguyễn Phương Hồng - trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Hồ Bửu Phương - nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt, nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian 2018 - 2019.

Nguồn bài viết: Bộ Công an đề nghị Cục Thuế TP.HCM cung cấp thông tin hơn 700 doanh nghiệp để phục vụ điều tra - Tuổi Trẻ Online

3 Likes

Cổ phiếu nào thường tăng vào tháng 10?

Trong tháng 10 vừa qua, thị trường chứng khoán đã chứng kiến nhiều phiên hết sức tiêu cực, có phiên VN-Index rớt xuống dưới mốc 1,000 điểm. Với việc đã giảm mạnh trong tháng 10, liệu thị trường có hồi phục mạnh mẽ trong tháng 11?

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, tháng 11 trong những năm gần đây là khoảng thời gian tương đối khả quan của thị trường chứng khoán. Cụ thể, trong tháng 11 giai đoạn 2019-2021, sàn HOSE có đến 29 cổ phiếu đã luôn tăng, trong khi chỉ có 5 cổ phiếu là luôn giảm gồm DLG, NHH, KOS, MSNDQC.

Cổ phiếu trên sàn HOSE tăng giá trong tất cả tháng 11 giai đoạn từ 2019-2021

Nguồn: VietstockFinance

Cổ phiếu trên sàn HOSE giảm giá trong tất cả tháng 11 giai đoạn từ 2019-2021

Nguồn: VietstockFinance

Tương tự, sàn HNX cũng ghi nhận đến 11 cổ phiếu đã luôn tăng trong tháng 11 giai đoạn 2019-2021 và chỉ có 2 cổ phiếu luôn giảm là LASVKC.

Cổ phiếu trên sàn HNX tăng/giảm giá trong tất cả tháng 11 giai đoạn từ 2019-2021

Nguồn: VietstockFinance

Tuy có nhiều cổ phiếu thường tăng nhưng về mặt chỉ số thị trường, diễn biến của VN-Index trong tháng 11 suốt 1 thập kỷ qua không thể hiện xu hướng rõ ràng, thay vào đó là sự cân bằng giữa số năm tăng và số năm giảm.

Nguồn: VietstockFinance

Với thông tin từ đợt công bố báo cáo tài chính quý 3 vừa qua, thị trường chứng khoán có thể sẽ ghi nhận sự biến động ở một số nhóm cổ phiếu. Theo đó, hầu hết các nhóm ngành đều ghi nhận kết quả tăng trưởng trong quý 3/2022, một phần là nhờ mức nền thấp trong cùng kỳ 2021. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm ngành lớn như bất động sản và sắt thép ghi nhận bức tranh khá ảm đạm.

Một trong những thông tin quan trọng cần chú ý trong tháng 11 chính là việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ công bố kết quả họp FOMC vào ngày 03/11. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, Fed có thể sẽ tiếp tục công cuộc nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Nếu trường hợp này xảy ra, giới đầu tư có lẽ sẽ hướng sự quan tâm đến Ngân hàng Nhà nước để đón chờ động thái từ cơ quan này.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu nào thường tăng vào tháng 10? | Fili

1 Likes

Thị giá phục hồi, Dragon Capital bắt đáy thành công cổ phiếu HDG


Phối cảnh dự án Hà Đô Charm Villas, Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Hà Đô Charm

Theo thông báo đăng trên sàn HoSE ngày 2/11, thông qua các quỹ ngoại liên quan, Dragon Capital đã mua vào 300.000 cổ phiếu HDG của CTCP Tập đoàn Hà Đô.

Cụ thể, vào phiên 26/10, các quỹ thành viên của Dragon Capital là DC Developing Markets Strategies Public Limited Company và Norges Bank đã mua vào 300.000 cổ phiếu HDG, qua đó nâng tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm quỹ ngoại này lên 9,04%, tương đương với 21,81 triệu cổ phần.

Phiên 26/10, chỉ có 20.000 đơn vị HDG được sang tay bằng hình thức giao dịch thỏa thuận, như vậy phần lớn lượng cổ phiếu đã được các quỹ thuộc Dragon Capital mua bằng phương pháp khớp lệnh. Tạm lấy giá chốt phiên ngày 26/10 của HDG làm giá giao dịch, Dragon Capital dự kiến đã chi ra hơn 7,63 tỷ đồng để mua về số cổ phiếu nói trên.

Thị giá phục hồi, Dragon Capital bắt đáy thành công cổ phiếu HDG ảnh 1
Diễn biến giao dịch của cổ phiếu HDG. Ảnh: SSI

Đáng chú ý, thời điểm Dragon Capital mua vào cổ phiếu HDG cũng chính là lúc mà cổ phiếu này về mức giá thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Trước đó, cổ phiếu này có đà giảm mạnh, trong đó có nhiều phiên giảm sàn liên tiếp.

HDG đang có dấu hiệu phục hồi trong những phiên gần đây. Chốt phiên 2/11, thị giá HDG tăng 2,7% lên 30.100 đồng/CP, tăng 18,3 so với đáy, tương ứng vốn hóa 7.363 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh của Hà Đô, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, công ty đạt tổng doanh thu 2.520 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.039 tỷ đồng, tăng lần lượt là 2,1% và 42,7% so với cùng kỳ 2021, tương ứng hoàn thành 68% kế hoạch doanh thu và 77,3% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4 vừa qua.

Được thành lập từ năm 1990, tiền thân là Công ty xây dựng Hà Đô, Tập đoàn Hà Đô hiện là 1 trong những tập đoàn đầu tư và năng lượng lớn của Việt Nam với 14 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Hà Đô đặc biệt nổi lên với một loạt các dự án bất động sản trên cả nước như: Hado Garden Villas (Q.10, TP.HCM); Dự án Hado Charm Villas (H.Hoài Đức, Hà Nội); Dự án Nongtha Central park (Lào); Khu đô thị Hà Đô Thới An (Q.12, TP.HCM)…

Đầu năm 2010, cổ phiếu HDG chính thức được niêm yết và giao dịch trên sàn HoSE.

Nguồn bài viết: Thị giá phục hồi, Dragon Capital bắt đáy thành công cổ phiếu HDG | Mekong ASEAN

1 Likes

Chứng khoán Mỹ cắm đầu rơi sau cuộc họp báo của Chủ tịch Fed, giá dầu vẫn tăng

Lúc đầu, thị trường tăng điểm sau khi quyết định lãi suất của Fed được đưa ra. Và rồi, những tia hy vọng bị dập tắt sau khi ông Powell có những phát biểu cứng rắn…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán Mỹ tụt điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (2/11) sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nói rằng lạm phát vẫn còn quá cao và phát tín hiệu tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. Tuy nhiên, giá dầu duy trì đà tăng của phiên trước nhờ số liệu cho thấy lượng dầu tồn kho của Mỹ giảm.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 505,44 điểm, tương đương giảm 1,55%, còn 32.147,76 điểm. Chỉ số S&P 500 “bốc hơi” 2,5%, còn 3.759,69 điểm. Chỉ số Nasdaq trượt 3,36%, còn 10.524,8 điểm.

Kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày, Fed nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm - một động thái không nằm ngoài dự báo. Trong cuộc họp báo sau đó, ông Powell nói rằng cuộc chiến chống lạm phát của Fed còn lâu mới đến hồi kết.

“Chúng tôi vẫn còn những chặng đường phải đi và các dữ liệu kinh tế được đưa ra kể từ sau lần họp trước cho thấy mức đỉnh của lãi suất trong chu kỳ thắt chặt này sẽ phải cao hơn nhiều so với dự tính trước đây”, ông Powell phát biểu. Nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới nói thêm rằng “còn quá sớm” để nói về việc dừng tăng lãi suất. “Chúng tôi vẫn phải đi tiếp”, ông nói.

Lúc đầu, thị trường tăng điểm sau khi quyết định lãi suất được đưa ra và tuyên bố của Fed có dấu hiệu cho thấy có thể sắp đến lúc Fed điều chỉnh lập trường chính sách tiền tệ. Tuyên bố có đoạn viết: “Khi quyết định tốc độ của những đợt tăng lãi suất trong tương lai, Uỷ ban sẽ tính đến mức độ thắt chặt đã đạt được trong chính sách tiền tệ, độ trễ của hiệu ứng chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh tế và lạm phát, và các diễn biến kinh tế và tài chính”.

Tuy nhiên, những tia hy vọng đã bị dập tắt sau khi ông Powell có những phát biểu cứng rắn về việc chống lạm phát.

“Giọng điệu trong những phát biểu của Chủ tịch Fed là khá cứng rắn, điều đó đồng nghĩa với việc Fed vẫn còn phải hành động để chống lạm phát, và mức lãi suất sẽ cao hơn nhiều so với dự tính. Chẳng có dấu hiệu nào của sự mềm mỏng để phản ánh rằng Fed sắp đến lúc dừng tăng lãi suất cả”, nhà quản lý danh mục Jack McIntyre của Brandywine Global nhận định với hãng tin CNBC.

Diễn biến chỉ số Dow Jones phiên ngày 2/11.

Mức giảm mạnh nhất trong phiên này thuộc về các nhóm cổ phiếu tiêu dùng không thiết yếu và công nghệ, với mức giảm hơn 3% mỗi nhóm. Amazon, Netflix và Meta Platforms giảm gần 5% mỗi cổ phiếu. Tesla và Salesforce giảm tương ứng 5,6% và 6,1%.

Quyết định lãi suất của Fed đưa ra sau một báo cáo cho thấy thị trường lao động của Mỹ tiếp tục vững mạnh. Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp vốn được xem là một cơ sở quan trọng để Fed duy trì sự cứng rắn. Báo cáo hàng tháng từ công ty dịch vụ tuyển dụng ADP cho thấy thị trường lao động Mỹ tăng trưởng tốt hơn dự báo trong tháng 10.

Năm nay, lãi suất tăng, lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế giảm tốc là những yếu tố gây bất lợi đối với thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có giá cổ phiếu ở Phố Wall. Sau phiên ngày thứ Tư, Dow Jones đã giảm hơn 11,5% từ đầu năm; S&P 500 mất 21,1%; và Nasdaq giảm 32,7%.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London tăng 1,51 USD/thùng, tương đương tăng 1,6%, chốt ở 96,16 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 1,63 USD/thùng, tương đương tăng 1,8%, chốt ở 90 USD/thùng.

Giá dầu đã giằng co mạnh trong suốt phiên giao dịch, nhưng cuối cùng đã chốt phiên ở ngưỡng cao của vùng biên độ.

Chịu áp lực giảm từ đợt tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm thứ tư liên tiếp của Fed, nhưng giá “vàng đen” phiên này nhận được sự hỗ trợ từ báo cáo hàng tuần của Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy lượng tồn kho dầu thô giảm 3,1 triệu thùng trong tuần trước. Tồn kho các sản phẩm chưng cất cũng chỉ tăng nhẹ dù Mỹ chuẩn bị bước vào mùa đông, thời điểm nhu cầu tiêu thụ dầu để sưởi ấm thường tăng cao.

Tồn kho các sản phẩm năng lượng hoá thạch của Mỹ đang ở mức thấp, khiến giới phân tích lo ngại rằng việc chính quyền ông Biden thời gian qua xả dự trữ dầu lửa chiến lược nhằm mục đích kéo giá xăng dầu xuống rốt cục sẽ trở thành nguyên nhân khiến nguồn cung dầu càng siết lại hơn.

“Mỗi tuần trôi qua, lượng tồn kho của Mỹ càng giảm thêm, dẫn tới câu hỏi rằng thị trường sẽ biết dựa vào đâu một khi dầu từ dự trữ chiến lược ngừng xả ra thị trường. Đó là lý do vì sao giá dầu được nâng đỡ”, Chủ tịch Andrew Lipow của Lipow Oil Associates nhận định với hãng tin Reuters.

Cũng theo Reuters, sản lượng dầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) trong tháng 10 vừa qua giảm lần đầu tiên kể từ tháng 6. Chưa kể, mức sản lượng thực tế của khối này còn ít hơn 1,36 triệu thùng/ngày so với mục tiêu.

Diễn biến giá dầu Brent giao sau tại thị trường London từ đầu năm đến nay. Đơn vị: USD/thùng.

Ngoài ra, giá dầu còn được hỗ trợ bởi việc phương Tây đang chuẩn bị cho việc áp trần giá dầu Nga và châu Âu chuẩn bị thực thi lệnh cấm vận dầu Nga.

Những nỗ lực chống Covid của Trung Quốc là một nguồn áp lực mất giá đối với dầu, nhưng hôm thứ Ba, giá dầu đã tăng mạnh sau khi có tin đồn trên mạng xã hội nói rằng đến tháng 3 năm sau, Trung Quốc sẽ nới lỏng các hạn chế chống dịch.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ cắm đầu rơi sau cuộc họp báo của Chủ tịch Fed, giá dầu vẫn tăng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Quỹ này hay mua mua bán bán thật

1 Likes

Do nhiều tiền nên phải chia ra giải ngân bác ạ :))) chưa kể trading hạ giá vốn liên tọi…

2 Likes