Hạ giá vốn đau lòng quá…kkkk
Đúng rồi bác kkk. Nhiều quỹ hổm rày cũng lỗ sml bác ạ T.T
Sắc đỏ bao trùm chứng khoán Mỹ sau các động thái của Fed
Chốt phiên 2/11, cả 3 chỉ số chứng khoán chủ lực của Mỹ đều mất điểm, dù các bảng giao dịch đều tràn ngập sắc xanh vào đầu phiên sau quyết định của Fed tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm.
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Thị trường chứng khoán Mỹ trải qua phiên giao dịch đầy biến động ngày 2/11 sau khi Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất, và Chủ tịch Fed Jerome Powell phát tín hiệu sẽ duy trì chính sách siết chặt tiền tệ trong thời gian tới.
Chốt phiên này, cả 3 chỉ số chứng khoán chủ lực của Mỹ đều mất điểm, dù các bảng giao dịch đều tràn ngập sắc xanh vào đầu phiên sau quyết định của Fed tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm.
Cụ thể, chỉ số ngành công nghiệp Dow Jones giảm 505,44 điểm (1,55%), còn 32.147,76 điểm; chỉ số tổng hợp S&P mất 96,41 điểm (2,5%) còn 3.759,69 điểm, trong khi đó, chỉ số ngành công nghệ Nasdaq có mức giảm mạnh nhất 3,36%, còn 10.524,80 điểm.
Trong khi đó, chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương không tính Nhật Bản MSCI giảm 1,72%.
Bà Quincy Krosby - người đứng đầu bộ phận chiến lược toàn cầu của công ty tài chính LPL ở Charlotte, North Carolina cho biết phản ứng của thị trường vẫn tích cực cho đến cuộc họp báo của ông Jerome Powell.
Trong cuộc họp báo sau khi Fed kết thúc 2 ngày họp với quyết định tăng lãi suất, Chủ tịch Jerome Powell khẳng định còn quá sớm để dự đoán thời điểm Fed ngừng việc nâng lãi suất.
Tuy nhiên, ông để ngỏ khả năng cuộc họp của Fed vào tháng 12 tới sẽ xem xét mức tăng lãi suất sao cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời khẳng định cần có thời gian để đánh giá hiệu quả của biện pháp này.
Ông nêu rõ ngay cả các nhà hoạch định chính - những người phụ trách đưa ra quyết định về mức tăng lãi suất, cũng chưa quyết định sẽ phải thực hiện mức tăng lãi suất bao nhiêu để kiềm chế lạm phát.
Ông khẳng định chính sách tăng lãi suất sẽ được duy trì cho đến khi đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Chốt phiên giao dịch ngày 2/11, chỉ số đồng USD, so sánh “đồng bạc xanh” với 6 đồng tiền mạnh khác, tiếp tục giảm 0,1% xuống còn 111,3650.
Trong khi đó, giá dầu thô thế giới duy trì đà tăng. Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 1,63 USD lên 90 USD/thùng, giá dầu Brent biển Bắc tăng 1,51 USD/thùng, lên 96,16 USD/thùng./.
Lộ diện nhóm ngành “vô địch” tăng trưởng lợi nhuận quý 3/2022
![Lộ diện nhóm ngành “vô địch” tăng trưởng lợi nhuận quý 3/2022](https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2022/11/3/photo1667446554844-1667446554933619854943.jpg “Lộ diện nhóm ngành “vô địch” tăng trưởng lợi nhuận quý 3/2022”)
Top 3 nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận quý 3/2022 đều ghi nhận mức “tăng bằng lần” so với cùng kỳ.
Theo thống kê của FiinTrade dựa trên số liệu 1013/1699 doanh nghiệp và ngân hàng niêm yết chiếm hơn 96% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022. Trong đó bao gồm 27/27 ngân hàng và 939/1580 doanh nghiệp phi tài chính.
Kết quả, tổng lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 hiện ghi nhận mức tăng hơn 14% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận khối tài chính phân hóa mạnh với nhóm Ngân hàng là điểm sáng
Trong đó, lợi nhuận sau thuế của nhóm các ngân hàng tăng 53% so với cùng kỳ, đóng góp chính vào tăng trưởng chung của toàn thị trường trong quý 3 vừa qua.
Tại nhóm chứng khoán, lợi nhuận sau thuế quý 3 của 61/87 công ty chứng khoán bao gồm 25 công ty chứng khoán đang niêm yết ghi nhận mức giảm 52% so với cùng kỳ và 16% quý trước. Đây là quý thứ hai liên tiếp lợi nhuận sau thuế các công ty chứng khoán giảm so với cùng kỳ.
Có thể thấy thị trường chứng khoán trải qua đợt điều chỉnh mạnh với thanh khoản hụt sâu đã khiến lợi nhuận từ các mảng kinh doanh chính như tự doanh, cho vay margin và môi giới giảm lần lượt là 37%, 8% và 33% so với quý 2 liền trước đó.
Trong khi đó, nhóm bảo hiểm ghi nhận mức giảm 22%. Điều này trái ngược với nhiều kỳ vọng mặt bằng lãi suất tăng cao và các doanh nghiệp ngành bảo hiểm đang được đánh giá là có lợi khi tiền gửi duy trì ở mức cao.
Quán quân tăng trưởng LNST gọi tên doanh nghiệp viễn thông
Đối với khối Phi tài chính, tổng doanh thu của 939 doanh nghiệp tăng gần 33% so với cùng kỳ, tuy nhiên tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp này giảm hơn 5% so với quý 3/2021.
Theo FiinTrade, sự sụt giảm này do một số nguyên ngân đến từ tác động tiêu cực từ các nhóm ngành mang tính chu kỳ và phụ thuộc lớn vào diễn biến giá hàng hóa như thép, dầu khí và cao su. Việc giá hàng hóa đảo chiều giảm mạnh sau khi đạt đỉnh trong giai đoạn nửa đầu năm cũng khiến lợi nhuận các ngành này giảm mạnh hay thậm chí lỗ lớn. Do đó, những nhóm doanh nghiệp này đóng góp tới một phần tư tổng lợi nhuận sau thuế của khối nhưng lại ghi nhận mức lỗ hơn 4,6 nghìn tỷ đồng (phần lớn thuộc về nhóm thép).
Ngoài ra tình hình xuất khẩu đang chậm lại cũng khiến cho các doanh nghiệp ngành hàng xuất khẩu như thủy sản, may mặc, phân bón, hóa chất hụt đà tăng so với những quý trước đó.
Ở chiều ngược lại, vẫn có một số nhóm thuộc khối phi tài chính ghi nhận mức tăng rất tốt. Đáng chú ý nhất là nhóm viễn thông với mức tăng trưởng lợi nhuận quý 3 lên tới 319%, là nhóm vô địch tăng trưởng lợi nhuận. Có thể điểm qua những cái tên thuộc nhóm này ghi nhận kết quả ấn tượng trong kỳ vừa qua như Viettel Global (mã chứng khoán: VGI) khi báo lãi 2.387 tỷ đồng – tăng 414%, đóng góp lớn vào kết quả này là lãi tỷ giá. Hay Viễn thông FPT (FPT Telecom, mã chứng khoán FOX) ghi nhận LNST xấp xỉ 580 tỷ đồng trong quý 3, tăng 24% so với cùng kỳ.
Tiếp theo sau là nhóm ô tô và phụ tùng khi có LNST gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm trước. Đứng thứ ba là nhóm hàng và dịch vụ công nghiệp với mức tăng trưởng 166% so với quý 3/2021…
Lợi nhuận cũng tăng trưởng tích cực ở nhóm đồ uống (như SAB), cảng hàng không (như ACV), máy công nghiệp (như VEA), hàng cá nhân (như PNJ) hay điện (thủy điện và điện than). Điều này phần lớn nhờ nền so sánh thấp khi cùng kỳ bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội do COVID.
Còn nếu xét riêng về các doanh nghiệp, 20 doanh nghiệp niêm yết có lợi nhuận trước thuế cao nhất sàn chứng khoán trong quý 3 vừa qua ghi nhận tổng cộng lợi nhuận xấp xỉ ngưỡng 94.000 tỷ đồng. Những cái tên dẫn đầu có thể kể tới là Vinhomes, Vietcombank, Techcombank, BIDV, MB, Vingroup… Hầu hết các doanh nghiệp này đều ghi nhận mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng lợi nhuận trước thuế của Top 20 LNST kể trên đạt hơn 245.000 tỷ đồng.
Nguồn bài viết: Lộ diện nhóm ngành "vô địch" tăng trưởng lợi nhuận quý 3/2022
Giá giảm hơn 70%, thêm một lãnh báo bán ra cổ phiếu HSG
## Ông Trần Quốc Phẩm - Phó tổng giám đốc đăng ký bán 400.000 cổ phiếu để giảm sở hữu, từ ngày 7/11 đến ngày 2/12…
Sơ đồ giá cổ phiếu HSG thời gian qua.
Ông Trần Quốc Phẩm - Phó tổng giám đốc đăng ký bán 400.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 747.013 cổ phiếu, chiếm 0,12% về còn 347.043 cổ phiếu, chiếm 0,06% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 7/11 đến ngày 2/12.
Vừa qua ông/bà Bùi Thanh Tâm - Phụ trách HĐQT đã bán thành công 200.000 cp theo phương thức khớp lệnh, từ ngày 17/18/10 và giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 454.906 cổ phiếu, chiếm 0,08%.
Trước đó, từ 23/6 đến 24/6, Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen, tổ chức liên quan của ông Lê Phước Vũ đã bán thành công 17.749.301 cổ phiếu HSG để giảm sở hữu từ 3,6% về còn 0% vốn điều lệ. Như vậy, sau giao dịch, Công ty của ông Vũ không còn sở hữu cổ phiếu HSG.
Trên thị trường, giá cổ phiếu HSG trải qua nhiều đợt bán tháo và là một trong những cổ phiếu có giá giảm mạnh nhất sàn HOSE. Cụ thể, từ ngày 15/10/2021 đến ngày 2/11/2022, cổ phiếu HSG đã giảm 70,1% từ 41.460 đồng về 12.400 đồng/cổ phiếu.
Được biết, HSG vừa báo cáo doanh thu quý 4 năm tài chính 2022 (01/7 đến 30/9/2022) đạt 7,9 nghìn tỷ đồng (-50% YoY & -35% QoQ) và ghi nhận lỗ ròng 887 tỷ đồng so với lãi ròng 941 tỷ đồng trong quý 4/2021.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản VIệt (VCSC) cho rằng kết quả kinh doanh quý 4/2022 của HSG kém khả quan do nhu cầu ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu đều giảm cũng như xu hướng bất lợi của giá thép cuộn cán nóng (HRC) và sản lượng bán tôn mạ và ống thép của HSG giảm 44% YoY còn 313.400 tấn trong quý 4/2022. Trong năm tài chính 2022, sản lượng bán tôn mạ và ống thép của HSG là 1,79 triệu tấn (-21% YoY).
VCSC cho biết, HSG ghi nhận khoản lỗ trị giá 231 tỷ đồng trong mục lợi nhuận gộp quý 4/2022 do doanh thu thấp. Trong khi đó, cả giá HRC đầu vào và giá bán tôn mạ đều giảm hơn 30% sau mức đỉnh kể từ đầu năm vào tháng 4/2022. Bối cảnh thị trường này khiến các nhà sản xuất thép rơi vào tình trạng chi phí thu mua nguyên liệu đầu vào cao trong khi doanh thu chững lại, dẫn đến biên lợi nhuận gộp giảm mạnh.
Trong năm tài chính 2022, doanh thu của HSG đạt 49,7 nghìn tỷ đồng (+2% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 251 tỷ đồng (-94% YoY), lần lượt hoàn thành 94% và 18% dự báo cả năm của VCSC và do lợi nhuận năm tài chính 2022 của HSG thấp hơn kỳ vọng của VCSC nên VCSC nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm trong dự báo như đã nêu trong Báo cáo cập nhật gần nhất của chúng tôi, ngày 19/08 vừa qua, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Kê lệnh đút đít, kéo trụ…làm trò các kiểu nhưng méo ai ngu mà mua cho nó úp bô vào đầu, lãi suất tỷ giá thì tăng như thế này chưa phá sản là may lắm rồi
Cố giữ nốt hôm nay rồi mai thứ 6 nó mới cho sập
Nghe phong phanh tạo đáy mà thấy cái đáy nào cũng sâu hơn đáy trước =))))
Khối ngoại bán tháo cổ phiếu “quốc dân” HPG, tự doanh tranh thủ gom
## Ròng rã suốt một tuần trở lại đây, khối ngoại liên tục bán ra cổ phiếu HPG với giá trị ròng lên đến 1.200 tỷ đồng. Tự doanh tranh thủ lúc này mua vào.
Giá trị giao dịch tự doanh 10 phiên gần nhất.
Fed đã chính thức nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm nhưng những thông tin này đã quá nhạt với chứng khoán Việt Nam vì thị trường đã chiết khấu đủ đến mức quá rẻ nên phiên giao dịch hôm nay đã không còn tình trạng bán tháo ồ ạt nữa. Cả buổi chỉ số có một nhịp duy nhất nảy lên trên tham chiếu nhưng ngay sau đó rớt và kết phiên giảm 3,38 điểm về 1.019 điểm.
Khối ngoại hôm nay mua ròng trở lại 251 tỷ đồng, tự doanh cũng vậy. Tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 106,8 tỷ đồng trong đó tập trung gom chủ yếu cổ phiếu ngân hàng gồm TCB giá trị 51,48 tỷ đồng, VPB 17,53 tỷ đồng, MSB 10,39 tỷ đồng, MBB 7,94 tỷ đồng, STB, TPB, OCB, CTG, VCB.
Ngoài ra, GMC và HPG cũng được gom ròng giá trị lần lượt 16,08 tỷ đồng và 10,72 tỷ đồng. Tự doanh gom HPG trong bối cảnh khối ngoại bán ròng rã suốt một tuần trở lại đây với giá trị 1.200 tỷ đồng, chủ yếu do thị giá HPG giảm mạnh trước diễn biến bất lợi của ngành thép theo chu kỳ.
Giao dịch tự doanh phiên 3/11.
Ở chiều ngược lại, tự doanh bán ròng DPM với các mã khác không đáng kể.
Trên thị trường phái sinh, tự doanh Long 2.095 hợp đồng giá trị 212 tỷ đồng và Short 2.393 hợp đồng giá trị 243 tỷ đồng. Như vậy, tự doanh Short ròng giá trị không đáng kể.
Bảo hiểm Bưu điện (PTI) bị phạt và truy thu thuế hơn 4,3 tỷ đồng
PTI đã bị Cục Thuế Hà Nội về việc xử phạt hành chính do nhiều vi phạm liên quan đến thuế.
Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) mới công bố quyết định của Cục Thuế Hà Nội về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Cụ thể, về thuế giá trị gia tăng (GTGT), PTI đã xuất sai thuế suất, xuất chậm hoá đơn quà tặng, kê khai khấu trừ hoá đơn mua vào của doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), công ty đã hạch toán không đúng quy định chi phí hoá đơn mua vào của đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh; thuế GTGT đầu ra quà tặng đơn vị hạch toán vào giá vốn, các khoản chi phí không có đủ hồ sơ, hoá đơn theo quy định.
Với thuế thu nhập cá nhân (TNCN), PTI đã tăng thuế TNCN đối với các cá nhân có nhiều nguồn thu nhập ủy quyền quyết toán không đúng cho đơn vị, khấu trừ thiếu thuế TNCN từ đầu tư vốn.
Về thuế nhà thầu, đơn vị này xác định sai tỷ lệ thuế phải nộp.
Kết quả, PTI bị phạt với tổng số tiền truy thu thuế, tiền phạt và chậm nộp hơn 4,3 tỷ đồng.
Xét về tình hình kinh doanh quý 3/2022, PTI ghi nhận lỗ quý thứ 2 liên tiếp với khoản lỗ ròng sau thuế gần 170 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp bảo hiểm này lỗ ròng 348 tỷ đồng. Với con số lỗ này, PTI đang là doanh nghiệp lỗ lớn nhất trong các doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết.
Nguồn bài viết: Bảo hiểm Bưu điện (PTI) bị phạt và truy thu thuế hơn 4,3 tỷ đồng
Khổ như nhân viên Tesla: Việc công ty chưa xong còn bị Elon Musk đưa sang Twitter làm dù tất cả đều ‘mù tịt’ về mạng xã hội
Các nhân viên từ những công ty khác của Elon Musk được cho phép làm việc tại Twitter gồm hơn 50 người từ Tesla, 2 người từ Boring Company và 1 người từ Neuralink.
Nguồn tin của CNBC cho biết, ông chủ mới của Twitter đã đưa 50 nhân viên Tesla đáng tin cậy của mình, hầu hết là kỹ sư phần mềm trong đội ngũ Autopilot (hệ thống tự lái) sang Twitter.
Dù mới hoàn tất thương vụ với Twitter vào ngày 28/10 nhưng Musk đã để lại dấu ấn ngay lập tức. Ông đã sa thải CEO, Giám đốc tài chính, người đứng đầu đội ngũ pháp chế và thậm chí loại bỏ hội đồng quản trị Twitter.
Theo thông tin nội bộ, các nhân viên từ những công ty khác của Musk hiện đã được cho phép làm việc tại Twitter gồm hơn 50 người từ Tesla, 2 người từ Boring Company và 1 người từ Neuralink. Một vài người bạn, cố vấn và nhà đầu tư thân cận với Musk gồm Chủ tịch văn phòng gia đình Jared Birchall, nhà đầu tư thiên thần Jason Calacanis và nhà đầu tư mạo hiểm David Sacks cũng liên quan vào đây.
Trong số hàng chục người Elon Musk lấy từ Tesla có Giám đốc phát triển phần mềm Ashok Elluswamy, Giám đốc kỹ thuật Autopilot và TeslaBot Milan Kovac, Giám đốc cấp cao về kỹ thuật phần mềm Maha Virduhagiri, Giám đốc chương trình nhân viên kỹ thuật cao cấp Pete Scheutzow và Jake Nocon – người trong bộ phận giám sát của Tesla trên cương vị giám đốc cấp cao về bảo mật.
Nocon trước đó làm việc cho Uber và Nisos – một công ty an ninh đã có hợp đồng hàng triệu USD với Tesla.
Tại Twitter, Musk đang trông cậy vào những phụ tá thân cận, những người trung thành với mình để xem ai nên giữ hay loại bỏ tại mạng xã hội này.
Ông cũng nhấn mạnh với những người được đưa sang Twitter rằng họ phải học mọi thứ có thể về mạng xã hội này nhanh nhất có thể, từ mã nguồn tới sự tiết chế nội dung và yêu cầu bảo mật dữ liệu. Từ đó ông có thể thiết kế lại nền tảng này.
Musk đã tự nhận mình là một người theo chủ nghĩa tuyệt đối tự do ngôn luận, nhưng ông phải cân bằng những mong muốn đó với luật pháp và thực tế kinh doanh. Ông nói trong một bức thư mở với các nhà quảng cáo vào tuần trước rằng: “Twitter hiển nhiên không thể trở thành một nơi miễn phí hoàn toàn cho tất cả”.
Hiện không rõ nhân viên Tesla sẽ phân chia lịch trình làm việc thế nào giữa 2 công ty.
Thông thường, khi nhân viên Tesla làm việc tại những công ty khác của Musk, thường là SpaceX hay Boring Company, họ có thể được trả lương bởi công ty thứ 2 như vị trí cố vấn. Một vài nhân viên của Musk làm việc toàn thời gian ở hơn 1 công ty thuộc sở hữu của ông. Ví dụ, Phó chủ tịch Tesla là Charlie Kuehmann hiện là Phó chủ tịch tại SpaceX.
Ở một nguồn tin khác, 2 nhân viên Tesla nói với CNBC rằng nhân viên tại nhà sản xuất ô tô này chịu áp lực giúp đỡ những dự án ở công ty khác của Musk mà không được trả thêm lương. Việc làm này được xem như cơ hội tốt cho sự nghiệp của họ hoặc chỉ đơn thuần là giúp đỡ, hỗ trợ công việc cho các bên liên quan.
Trong khi đó, Tesla đang đối mặt với khó khăn nghiêm trọng quanh công nghệ xây dựng và duy trì được làm bởi đội ngũ Autopilot.
SEC và Bộ tư pháp đang cùng điều tra xem liệu Tesla hay Musk có vi phạm luật và lừa dối khách hàng về hệ thống tự lái của Tesa không.
Trong khi đó, cơ quan an ninh xe cộ liên bang tiếp tục điều tra xem liệu hệ thống tự lái của Tesla có các lỗi góp phần gây nên những tai nạn hay không. Cách mà Tesla định vị hệ thống này trên mạng xã hội, bao gồm Twitter là một phần trong cuộc điều tra.
Hàng loạt nhân viên Twitter nói với CNBC rằng cuối tuần vừa qua, các nhân viên Tesla đã tham gia vào một đợt kiểm tra code tại mạng xã hội này. Điều đáng nói là kinh nghiệm của họ là làm về Autopilot và những phần mềm hoặc phần cứng khác của Tesla vốn không trực tiếp liên quan tới ngôn ngữ và hệ thống sử dụng để xây dựng và duy trì mạng xã hội.
Ví dụ, hầu hết kỹ sư tại các công ty ô tô, dù là tại một công ty vượt trội về công nghệ như Tesla đều không có kinh nghiệm thiết kế và điều hành công cụ tìm kiếm và những nền tảng có lượng truy cập rộng rãi từ công chúng.
Twitter dựa trên nhiều codebase với mỗi codebase có hàng triệu dòng code và có rất nhiều hệ thống nhận 10 triệu, thậm chí 100 triệu hoặc hơn yêu cầu truy vẫn mỗi giây. Ngoài ra, tại Tesla, Python là một trong những ngôn ngữ lập trình ưu tiên sử dụng còn tại Twitter, kỹ sư ở đây lại sử dụng Scala.
Hiện tại, các nhân viên làm việc tại Twitter còn cho biết họ đã được yêu cầu cho xem tất cả các loại tài liệu kỹ thuật, xác minh cho công việc của bản thân họ và công việc của nhóm của họ, đồng thời giải thích giá trị của họ trong công ty. “Mối đe dọa sa thải sẽ xuất hiện nếu tài liệu không gây ấn tượng”, những người này than vãn.
Các nhân viên cho biết họ lo lắng về việc bị sa thải mà không có lý do hoặc cảnh báo. Một số người lo lắng rằng họ sẽ không thể nhận được lợi ích từ các quyền chọn cổ phiếu dự kiến đưa ra vào tuần đầu tiên của tháng 11.
Trong khi đó, các nhân viên Twitter cho biết họ vẫn chưa nhận được kế hoạch cụ thể từ Musk và nhóm của ông, và rằng phần lớn kế hoạch vẫn trong bóng tối. Ấy vậy mà, Musk đã đặt ra thời hạn gần như không thể để một số người phải thực hiện các yêu cầu mà ông đưa ra.
Nguồn: CNBC
Hàn Quốc: Triều Tiên bắn ba tên lửa tầm xa, tầm ngắn trong ngày 3-11
TTO - Ngày 3-11, Triều Tiên tiếp tục bắn nhiều tên lửa đạn đạo, trong đó có một quả đã kích hoạt cảnh báo ở các khu vực miền Trung và miền Bắc Nhật Bản. Đây là đợt phóng mới nhất trong một năm thử tên lửa kỷ lục của Triều Tiên.
Bản tin ở Hàn Quốc về việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo ngoài khơi bờ biển phía Đông ngày 2-11 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn ba tên lửa đạn đạo về phía bờ biển phía đông của bán đảo Triều Tiên trong ngày 3-11, bao gồm 1 tên lửa tầm xa từ thủ đô Bình Nhưỡng và 2 tên lửa tầm ngắn từ thành phố Kaechon, nằm ở phía bắc Bình Nhưỡng.
Vụ phóng diễn ra một ngày sau khi Triều Tiên bắn ít nhất 23 tên lửa vào ngày 2-11, trong đó có một tên lửa lần đầu tiên hạ cánh ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc. Đợt phóng hôm 2-11 có số tên lửa được phóng nhiều nhất trong một ngày của Triều Tiên.
Ngày 3-11, cư dân các tỉnh Miyagi, Yamagata và Niigata ở miền bắc Nhật Bản đã được cảnh báo tìm nơi trú ẩn trong nhà vì vụ phóng thử tên lửa.
Cảnh báo cho biết một tên lửa đã bay qua Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nhật Bản sau đó đính chính tên lửa này không bay qua lãnh thổ Nhật Bản.
Khoảng 25 phút sau khi vụ phóng được báo cáo lần đầu, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết tên lửa đã rơi xuống.
Đài FNN dẫn nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết tên lửa đã đáp xuống Thái Bình Dương, cách Nhật Bản 1.100km về phía đông.
Khoảng một giờ sau vụ phóng đầu tiên, quân đội Hàn Quốc và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản báo cáo về vụ phóng thứ hai từ Triều Tiên.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Nhật Bản sau đó đã thông báo về một vụ phóng thứ ba có thể xảy ra.
Khi Triều Tiên phóng tên lửa vào ngày 2-11, một tên lửa hạ cánh cách bờ biển Hàn Quốc chưa đầy 60km.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sau đó gọi động thái của Bình Nhưỡng là hành vi “xâm phạm lãnh thổ”, trong khi Mỹ chỉ trích đây là hành động “liều lĩnh”.
Vụ phóng diễn ra sau khi Bình Nhưỡng yêu cầu Mỹ và Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn, đồng thời cho rằng “sự ngang ngược và khiêu khích quân sự như vậy không thể dung thứ được nữa”.
Các nước đồng minh trên đã tiến hành một trong những cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay, với hàng trăm máy bay chiến đấu của Hàn Quốc và Mỹ, bao gồm cả máy bay chiến đấu F-35.
Nguồn bài viết: Hàn Quốc: Triều Tiên bắn ba tên lửa tầm xa, tầm ngắn trong ngày 3-11 - Tuổi Trẻ Online
ROS: Tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường 2022
Ngày 2/11, Đại hội đồng cổ đông của Công ty CP Xây dựng FLC Faros (mã: ROS) đã bầu bổ sung các thành viên HĐQT và thành viên Ban Kiểm soát mới trong nhiệm kỳ 2021 – 2026. Song lãnh đạo công ty vẫn bỏ ngỏ thời điểm cổ phiếu ROS có thể giao dịch trở lại…
Sau lần 1 triệu tập bất thành, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường của FLC Faros lần thứ 2 đã diễn ra thành công và tiến hành bầu bổ sung ông Lê Tiến Dũng và ông Nguyễn Công Lãi là thành viên HĐQT thay thế các thành viên đã từ nhiệm.
Ngay sau đó, HĐQT FLC Faros cũng đã họp và thống nhất bầu ông Lê Tiến Dũng là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026. Ông Lê Tiến Dũng là kỹ sư tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Điện – tự động, Giám định và quản lý chất lượng công trình. Ông Dũng cũng từng nắm giữ nhiều vị trí cấp cao trong bộ máy điều hành cũng như quản trị của doanh nghiệp trong lĩnh vực Kiến trúc – Xây dựng. Kinh nghiệm đa dạng của ông Lê Tiến Dũng được HĐQT FLC Faros đánh giá là phù hợp cho chiến lược vận hành của công ty trong giai đoạn mới.
Như vậy, HĐQT của FLC Faros sẽ bao gồm Chủ tịch HĐQT Lê Tiến Dũng cùng 2 thành viên là bà Nguyễn Bình Phương, ông Nguyễn Công Lãi.
Đại hội cũng đã bầu 3 thành viên Ban kiểm soát bao gồm bà Đặng Thị Nhài – Trưởng Ban Kiểm soát, bà Nguyễn Phương Linh và ông Nguyễn Việt Hưng – thành viên Ban Kiểm soát.
Với việc tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường để bầu bổ sung thành viên HĐQT và BKS, FLC Faros đã có đủ cơ sở để bắt đầu triển khai các lộ trình pháp lý như đã công bố trước đó, bao gồm việc thay đổi Người đại diện theo pháp luật cũng như lựa chọn đơn vị kiểm toán để công bố các báo cáo tài chính theo quy định.
Đồng thời, việc kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao cũng sẽ tạo nền tảng cho quá trình tái cấu trúc toàn diện cũng như đảm bảo vận hành ổn định cho FLC Faros trong thời gian tới. Lãnh đạo công ty cho biết sẽ tập trung nguồn lực để tiếp tục đẩy mạnh thi công xây dựng tại nhiều dự án đang trong quá trình triển khai, nhằm đảm bảo tiến độ dự án theo đúng các kế hoạch đã đề ra.
Trước đó, do Chủ tịch HĐQT Hương Trần Kiều Dung bị bắt tạm giam hôm 8/4, FLC Faros không có người đại diện theo pháp luật, chưa công bố được báo cáo tài chính 3 quý đầu năm 2022, chưa tìm được đơn vị kiểm toán báo tài chính năm 2021.
Do FLC Faros không hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin nên hơn 567 triệu cổ phiếu ROS đã bị đình chỉ giao dịch, sau đó hủy niêm yết trên sàn HoSE kể từ ngày 5/9 đến nay, khiến các nhà đầu tư không thể giao dịch.
Giải đáp thắc của cổ đông, ông Trần Thế Anh, Phó Tổng Giám đốc thường trực FLC Faros, sau khi Đại hội bầu bổ sung hai thành viên Hội đồng quản trị và bầu ra Chủ tịch, công ty sẽ làm thủ tục với Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội để đăng ký người đại diện theo pháp luật. Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật này chỉ cần 3-4 ngày là hoàn thành. Tuy nhiên, FLC Faros đang liên quan đến vụ án thao túng thị trường chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn FLC và một số doanh nghiệp khác nên thủ tục thực tế có thể mất khoảng 10-15 ngày.
Lãnh đạo FLC Faros cho biết công ty đang sản xuất kinh doanh “tương đối bình thường”, cũng gặp phải một số khó khăn chứ không thể bình thường 100%.
Về việc khi nào cổ phiếu ROS được giao dịch trở lại ở HOSE, lãnh đạo công ty cho hay việc này phụ thuộc vào nhiều điều kiện nên chưa thể nói trước thời điểm cụ thể.
Ông Trần Thế Anh cho biết kể cả khi ROS không niêm yết ở HOSE, quyền sở hữu của cổ đông vẫn luôn được đảm bảo. Các nhà đầu tư có thể mua bán cổ phiếu ROS thông qua thị trường phi tập trung OTC.
Nguồn bài viết: https://thuonggiaonline.vn/flc-faros-to-chuc-thanh-cong-dai-hoi-co-dong-bat-thuong-2022-51895.htm
"Mặc kệ" cổ phiếu chứng khoán giảm 50-70% so với đỉnh, một mã lội dòng bứt phá gấp 4 lần chỉ sau vài tháng
Trong bối cảnh nhóm chứng khoán trồi sụt mạnh trước những sóng gió thị trường, đà tăng nóng của cổ phiếu chứng khoán này khiến giới đầu tư đặc biệt chú ý.
Thị trường chứng khoán đang trải qua thời gian đầy sóng gió khi VN-Index liên tục giảm mạnh tiệm cận mốc 1.000 điểm. Thị trường không thuận lợi khiến nhiều nhóm ngành điều chỉnh sâu, đặc biệt là nhóm cổ phiếu chứng khoán.
Hàng loạt cái tên đình đám từng có chuỗi tăng nóng trong giai đoạn thị trường bùng nổ như thị giá SSI, VND, VCI, HCM đều chiết khấu sâu, thị giá mất khoảng 50-70% so với mức đỉnh. Vốn hóa nhiều công ty chứng khoán theo đó cũng “bốc hơi” hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng.
Trong bức tranh chung nhuốm màu ảm đạm ngành chứng khoán, cổ phiếu DSC của CTCP Chứng khoán DSC lại bất ngờ ngược dòng bứt phá mạnh mẽ. Cụ thể, DSC tăng mạnh từ 11.500 đồng/cp (13/6) lên mức 47.000 đồng/cp (3/11), tương đương tăng gấp 4 lần chỉ trong vòng 4 tháng.
Nếu trong giai đoạn thị trường thăng hoa, mức tăng này không quá ấn tượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhóm chứng khoán trồi sụt mạnh trước những sóng gió thị trường, đà tăng nóng của cổ phiếu chứng khoán này khiến giới đầu tư đặc biệt chú ý.
Nhìn lại quá khứ, DSC cũng từng có giai đoạn đạt đỉnh ở mức giá 88.000 đồng/cp. Đó là thời điểm công ty mới đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCOM vào năm 2018. Tuy nhiên, mã này đã nhanh chóng trượt dốc và lình xình dưới mệnh trong suốt thời gian dài (6/2019-3/2021).
Bên cạnh đà tăng thị giá, thanh khoản của DSC cũng bứt phá mạnh. Từ một cổ phiếu giao dịch ảm đạm, chỉ lèo tèo vài trăm đến vài nghìn đơn vị khớp lệnh, khối lượng giao dịch của DSC nhanh chóng tăng đến con số trăm nghìn, thậm chí có phiên thanh khoản lên đến hàng triệu đơn vị.
Bóng dáng Tập đoàn Thành Công - TC Group
Chứng khoán DSC tiền thân là CTCP Chứng khoán Đà Nẵng, được thành lập từ năm 2006 với vốn điều lệ 22 tỷ đồng. Giai đoạn trước đó, Chứng khoán Đà Nẵng là cái tên không có gì nổi bật trên thị trường.
Bước ngoặt lớn chỉ bắt đầu vào năm 2021 khi CTCP Đầu tư NTP mua vào 70 triệu cổ phiếu DSC (tỷ lệ 70%) và trở thành cổ đông lớn. Đây là số cổ phiếu mà Công ty NTP mua vào khi Chứng khoán Đà Nẵng phát hành riêng lẻ 94 triệu cổ phiếu chào bán cho các nhà đầu tư, nhằm tăng vốn điều lệ gấp 16 lần, từ 60 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.
Sau sự xuất hiện của cổ đông lớn, Chứng khoán Đà Nẵng đã đổi tên thành CTCP Chứng khoán DSC, đồng thời rơi trụ sở chính tại TP Đà Nẵng ra địa chỉ 80 Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Thông tin thêm về vị cổ đông lớn này, Đầu tư NTP là công ty mới thành lập hồi tháng 3/2021, có trụ sở tại tầng 8, Thành Công Building (80 Dịch Vọng Hậu, Hà Nội). Đây cũng chính là trụ sở của Tập đoàn Thành Công - “đại gia” trong lĩnh vực lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Trên thị trường, nhiều nguồn tin cho biết Tập đoàn Hyundai Thành Công chính là cái tên đứng sau thương vụ trên.
Hyundai Thành Công là doanh nghiệp có vị thế đáng gờm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô. Tuy nhiên, không bằng lòng phát triển một mảng, doanh nghiệp đang có tham vọng “kiềng ba chân” với loạt động thái lấn sân mạnh mẽ sang lĩnh vực bất động sản và tài chính ngân hàng.
DSC kinh doanh ra sao?
Được sự hậu thuẫn từ cổ đông lớn, DSC dần “thay da đổi thịt” với bức tranh kinh doanh khởi sắc. Trong giai đoạn năm 2008 – 2016, DSC kinh doanh không ổn định, thậm chí nhiều có nhiều năm ngụp lặn trong thua lỗ nặng nề.
Đến thời điểm chuẩn bị lên sàn chứng khoán vào năm 2017 – 2018, tình hình tài chính của công ty có vẻ khấm khá hơn khi báo lãi hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, đà tăng trưởng này không kéo dài được lâu khi đến năm 2019 công ty tiếp tục thua lỗ.
Bước ngoặt đến vào năm 2021, sự xuất hiện của “làn gió mới” giúp DSC ngắt mạch thua lỗ và bắt đầu có lãi từ nửa sau của năm 2021. Tính chung cả năm 2021, lợi nhuận sau thuế của DSC đạt 24,85 tỷ đồng, trong khi năm 2020 con số này chỉ đạt vỏn vẹn 493 triệu đồng.
Sang đến năm 2022, bất chấp nhiều CTCK ghi nhận tăng trưởng âm, thậm chí thua lỗ vì thị trường chung kém sắc, DSC tiếp tục lội ngược dòng khi tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong quý 3/2022, DSC giữ vị trí “quán quân” tăng trưởng lợi nhuận trong nhóm các CTCK với mức tăng ấn tượng 200% so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu hoạt động của DSC tăng gấp hơn 5 lần lên mức 42 tỷ đồng. Kết quả, công ty chứng khoán này báo lãi sau thuế đạt 8,5 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ.
Theo DSC, nguyên nhân lợi nhuận quý 3 tăng trưởng mạnh chủ yếu do doanh thu hoạt động tăng mạnh (410%) so với cùng kỳ, từ hơn 8 tỷ đồng lên hơn 42 tỷ đồng. Trong đó, mảng tự doanh DSC lãi hơn 18 tỷ đồng (gấp 2,4 lần).
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động và lợi nhuận sau thuế của DSC đạt lần lượt là 100 tỷ đồng và 18 tỷ đồng, lần lượt tăng gấp 8 lần và 19 lần so với cùng kỳ.
Năm 2022, DSC đặt mục tiêu doanh thu đạt 188 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 45 tỷ đồng. Như vậy, công ty thực hiện được 53% kế hoạch doanh thu và 40% kế hoạch lợi nhuận.
Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của DSC đạt 1.958 tỷ đồng, tăng 148 tỷ đồng so với đầu năm.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất báo lãi gấp 10 lần kế hoạch cả năm
Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tiếp tục báo lãi hàng trăm tỉ đồng trong quý 3/2022, đưa lợi nhuận sau 9 tháng gấp 10 lần kế hoạch cả năm.
(BSR) - đơn vị quản lý vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất - vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt 39.567 tỉ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ và lãi sau thuế gần 455 tỉ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất do Công ty BSR quản lý
H.C
Tổng cộng trong 9 tháng năm 2022, BSR đạt doanh thu thuần là 126.717 tỉ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế hơn 12.899 tỉ đồng, tăng 223% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 30.9, tổng tài sản của BSR đạt 74.243 tỉ đồng, tăng 7.447 tỉ đồng so với đầu năm. Hàng tồn kho đạt 13.821 tỉ đồng, tăng hơn 33% so với đầu năm…
Như vậy, theo kế hoạch kinh doanh cả năm 2022 là tổng doanh thu 91.678 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.295 tỉ đồng thì chỉ sau 9 tháng, BSR đã có lãi gấp 10 lần kế hoạch cả năm. Trong ba quý đầu năm, lãnh đạo BSR cho biết tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm hơn 5 triệu tấn, đạt 106% kế hoạch 9 tháng, đạt 78% kế hoạch năm. Đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (đơn vị do BSR quản lý), công suất vận hành trung bình là 105%. Nhà máy đã sản xuất được khoảng 5,18 triệu tấn xăng dầu, vượt 6% kế hoạch 9 tháng và đạt 80% kế hoạch năm cả 2022…
Đáng chú ý, mức lãi trong quý 3/2022 của BSR dù sụt giảm so với con số kỷ lục của quý 2/2022 nhưng vẫn cao hơn rất nhiều khi so với số lỗ lớn trong kỳ này của “ông lớn” xăng dầu như PV OIL. Thậm chí, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) dù báo lãi quý 3/2022 nhưng cũng cho biết riêng hoạt động trong kỳ phát sinh lỗ chủ yếu do giá xăng dầu thế giới diễn biến bất thường theo xu hướng giảm. Kèm theo chi phí khâu tạo nguồn, khâu lưu thông thực tế tăng cao hơn chi phí định mức theo quy định được tính trong giá cơ sở…
nguồn: Nhà máy lọc dầu Dung Quất báo lãi gấp 10 lần kế hoạch cả năm
Vì đâu thị trường giảm sốc gần 4%?
Đợt bán tháo bất ngờ xuất hiện dồn dập ngay khi thị trường mở cửa ngày cuối tuần. Càng về cuối đà lao dốc càng mạnh, VN-Index chốt phiên bốc hơi 40,59 điểm tương đương 3,98% giá trị. Chỉ số mất quá nhiều điểm khi có sự kết hợp giữa hoạt động bán ra ở các trụ đã tăng tốt, lẫn áp lực cắt lỗ ở những mã phá đáy…
VN-Index lại bục ngưỡng tâm lý 1000 điểm, nhưng vẫn chưa thủng đáy ngắn hạn.
Đợt bán tháo bất ngờ xuất hiện dồn dập ngay khi thị trường mở cửa ngày cuối tuần. Càng về cuối đà lao dốc càng mạnh, VN-Index chốt phiên bốc hơi 40,59 điểm tương đương 3,98% giá trị. Chỉ số mất quá nhiều điểm khi có sự kết hợp giữa hoạt động bán ra ở các trụ đã tăng tốt, lẫn áp lực cắt lỗ ở những mã phá đáy.
Mặc dù FED tăng lãi suất hôm qua nhưng thị trường vẫn khá bình yên, tỷ giá không có diễn biến gì đáng chú ý. Chứng khoán thế giới cũng điều chỉnh nhưng không đến mức giảm sốc như trước. Lẽ ra thị trường trong nước có một ngày bình yên…
Áp lực giảm lớn nhất hôm nay đến từ các cổ phiếu vốn hóa hàng đầu và chỉ số VN30-Index cũng là chỉ số yếu nhất, bốc hơi 4,55% giá trị. Một hiệu ứng cộng hưởng đáng chú ý là những mã tác động mạnh lên chỉ số điều chỉnh rất sâu lại khá hợp lý. Nhiều cổ phiếu tăng trước đó ấn tượng, nhà đầu tư càng có lý do để bán ra mạnh hơn.
VCB sáng nay giảm 4,93%, là cổ phiếu khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất (-4,3 điểm). Cổ phiếu này đã tăng hơn 21% kể từ giữa tháng 11 vừa qua và mới điều chỉnh sang ngày thứ 4 với mức giảm tổng cộng hơn 7%. Đây là ngưỡng điều chỉnh thông thường, nhưng hệ quả lại lớn. VIC giảm 5,08% lại là một dạng khác, khi giá phá đáy dài hạn và đang lùi về ngưỡng từ 2018. NVL giảm sàn 6,99%, VHM giảm 5,11%. Vài mã có ảnh hưởng khác như TCB, VPB, BID, GAS cũng chỉ điều chỉnh trong biên độ chốt lời thông thường, nhưng yếu tố cộng hưởng thời điểm và vốn hóa đã đẩy thị trường vào vòng xoáy tâm lý nặng nề.
Thanh khoản sàn HoSE sáng nay tăng vọt 107% so với sáng hôm qua và độ rộng chỉ còn 23 mxa tăng/438 mã giảm, trong đó 36 mã giảm sàn, cho thấy có áp lực bán tăng vọt. Mới hôm qua thị trường còn chứng kiến dòng tiền nỗ lực giao dịch ở một số cổ phiếu, ví dụ nhóm đầu tư công, nhưng sáng nay thì giảm tổng thể. Điều này thể hiện sự thay đổi lớn trong tâm lý, sự sợ hãi trở nên bao trùm.
Cổ phiếu vốn hóa lớn giảm rất mạnh, chỉ số mất nhiều điểm chỉ là một hệ quả “không mong muốn”.
Một trong những lý do khiến thị trường rất dễ thay đổi đột biến, là không có đủ dòng tiền nâng đỡ. Cổ phiếu nói riêng và thị trường nói chung những ngày qua dao động dựa trên thanh khoản rất thấp, do đó kém ổn định. Bất kỳ thời điểm nào lực bán gia tăng, giá cũng sẽ thay đổi đột ngột không tuân theo những logic thông thường như ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật nào đó.
Điều khiến thị trường lo ngại là quy mô margin rất lớn đang “tồn” ở các công ty chứng khoán theo số liệu quý 3, khoảng 152,8 ngàn tỷ đồng theo thống kê của FiinTrade với 55 công ty chứng khoán. Nhà đầu tư cá nhân đang cực kỳ sợ hãi và ít dám vay mượn. Do đó lượng margin này có thể là cầm cố của các tài khoản lớn, chủ doanh nghiệp. Nếu giá cổ phiếu giảm mạnh, tài sản cầm cố giảm giá trị thì áp lực giải chấp là không thể lường trước được.
Phần rất lớn trong giao dịch sáng nay là của nhà đầu tư trong nước, khi khối ngoại chỉ bán 534,5 tỷ đồng trên sàn HoSE, HNX giao dịch không đáng kể. Quy mô bán này chiếm đâu đó 8% tổng giao dịch sàn HoSE mà thôi. Mức mua vào 389,6 tỷ đồng, tương ứng bán ròng 144,9 tỷ. Đây không phải là giao dịch lớn và cũng không có cổ phiếu nào bị bán rõ rệt. Lớn nhất là KBC, HDB, HPG cũng chỉ bị xả ròng quanh 20 tỷ đồng. Phía mua có VNM +45,3 tỷ đồng là đáng kể duy nhất.
VN-Index bị đánh thủng ngưỡng 1000 điểm ngay từ khoảng 9h40 và kết phiên sáng còn 979,22 điểm. Thực ra mức điểm này vẫn còn cao hơn đáy ngắn hạn hai tuần trước một chút, quanh 962,45 điểm. Tuy vậy vấn đề chính là ở sự cộng hưởng mang tính thời điểm, giữa nhu cầu bảo toàn lợi nhuận ngắn hạn với các cổ phiếu đem lại chút lợi nhuận vừa qua, và các cổ phiếu chịu tác động từ giải chấp, cắt lỗ. Chỉ số bao nhiêu lúc này sẽ chỉ là hệ quả của hoạt động đó.
Nguồn bài viết: Vì đâu thị trường giảm sốc gần 4%? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
Có cái văn kiện về chuối nay nhiều bác quan tâm nè =)))
Việt Nam - Trung Quốc ký kết 13 văn kiện hợp tác giữa hai Đảng, hai nước
Chiều 31-10, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình đã cùng chứng kiến 13 văn kiện đã được các ban, bộ, ngành, trung ương và địa phương ký kết trong chuyến thăm chính thức lần này, bao gồm:
-
Thỏa thuận hợp tác giữa Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
-
Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
-
Bản ghi nhớ hợp tác hữu nghị giai đoạn 2022-2027 giữa Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Đối ngoại nhân dân Trung Quốc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến các văn kiện đã được các bộ, ngành, địa phương hai nước ký kết. Ảnh: TTXVN
-
Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp nước CHND Trung Hoa.
-
Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa thành phố Hà Nội, thủ đô nước CHXHCN Việt Nam và thành phố Bắc Kinh, thủ đô nước CHND Trung Hoa.
-
Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Thương mại nước CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác đảm bảo chuỗi cung ứng Việt-Trung.
-
Bản ghi nhớ giữa Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính nước CHXHCN Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước CHND Trung Hoa về xây dựng lĩnh vực ưu tiên hợp tác.
-
Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực sinh thái và môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Sinh thái và Môi trường nước CHND Trung Hoa.
-
Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước CHND Trung Hoa về an toàn thực phẩm trong thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc.
-
Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam nước CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
-
Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Văn hóa và Du lịch nước CHND Trung Hoa giai đoạn 2023-2027.
-
Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu hợp tác trong lĩnh vực tài sản nhà nước và doanh nghiệp nhà nước giữa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nước CHXHCN Việt Nam và Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước CHND Trung Hoa.
-
Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước CHXHCN Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước CHND Trung Hoa.
Vốn chủ vượt 100.000 tỷ, VPBank muốn mua cổ phiếu quỹ
Ảnh minh họa. (Quang Hưng)
Lãnh đạo VPBank nhận định việc mua cổ phiếu quỹ là một trong những công cụ hiệu quả không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài để tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, mang lại lợi ích cho cổ đông.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa thông báo chốt ngày đăng ký cuối cùng vào ngày 18/11 để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc mua lại cổ phiếu quỹ và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ngân hàng dự kiến sẽ lấy ý kiến cổ đông trong tháng 11 này và hiện chưa công bố chi tiết kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ.
Kế hoạch mua lại cổ phiếu của VPBank được đưa ra trong bối cảnh thị giá VPB trên thị trường chứng khoán đã giảm khá sâu kể từ đầu năm. Kết phiên 4/11, cổ phiếu VPB dừng ở mức 17.500 đồng/cp, giảm gần 27% so với cuối năm 2021 (theo giá đã điều chỉnh).
Trước đó, tại tại buổi gặp mặt nhà đầu tư mới đây, lãnh đạo VPBank cho biết ngân hàng sẽ mua cổ phiếu quỹ và xin ý kiến cổ đông vào cuối tháng 11. Khi đó, ngân hàng sẽ thông báo cụ thể hơn về khối lượng cũng như phương án, thời gian mua cổ phiếu quỹ.
Lãnh đạo VPBank nhận định việc mua cổ phiếu quỹ là một trong những công cụ hiệu quả không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài để tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, mang lại lợi ích cho cổ đông khi thị trường bình ổn, vượt qua khủng hoảng.
VPBank cho rằng với tiềm lực vốn lớn, ngân hàng hoàn toàn có thể nghiên cứu việc mua cổ phiếu quỹ để gia tăng lợi ích của nhà đầu tư trong dài hạn, một phần nào đó đóng góp vào thanh khoản của toàn thị trường.
Được biết, vốn chủ sở hữu của VPBank đã vượt mốc 100.000 tỷ đồng vào cuối quý 3, đạt 102,36 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6% so với cuối năm 2021. Với con số trên, VPBank là đứng thư 4 trong số những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam, sau Vietcombank, Techcombank và VietinBank.
Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của VPBank, vốn điều lệ đạt 45.056 tỷ đồng vào cuối quý 3/2022. Dự kiến trong tháng 11, sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên 67 nghìn tỷ đồng, đưa VPBank vào hàng ngũ những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Lợi nhuận chưa phân phối của VPBank hiện đạt hơn 38.375 tỷ đồng, tăng 71% so với đầu năm. Ngân hàng có kết quả kinh doanh tích cực trong năm nay, với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 19.800 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2021.
Không có người mua, siêu du thuyền của ông Trịnh Văn Quyết đấu giá thất bại
Sau siêu xe Rolls-Royce dát vàng, chiếc du thuyền FLC Albatross triệu USD của ông Trinh Văn Quyết không có ai đăng ký tham gia đấu giá và phải chuyển sang đấu giá lần 2 với mức giá thấp hơn.
Theo thông tin trên trang web của Công ty Đấu giá Hợp danh Minh Pháp, buổi đấu giá du thuyền FLC Albatross không thành do không có cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia và chuyển sang đấu giá lần 2.
Trong lần đấu giá vừa qua, du thuyền FLC Albatross được đưa ra đấu giá với giá khởi điểm hơn 35,7 tỷ đồng. Chiếc du thuyền này đang được thế chấp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV chi nhánh Quy Nhơn. Du thuyền đã qua sử dụng và được bán đấu giá để thu hồi nợ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá từ ngày 24/10 đến 1/11. Các cá nhân, tổ chức muốn tham gia đấu giá tài sản này phải mua hồ sơ và nộp tiền đặt cọc 3,57 tỷ đồng, tương ứng 10% mức giá khởi điểm của tài sản.
Do không có cá nhân, tổ chức đăng ký đấu giá, chiếc du thuyền này sẽ tiếp tục được rao bán lần 2 với mức giá khởi điểm mới thấp hơn, cụ thể là hơn 34,6 tỷ đồng. Các tổ chức, cá nhân muốn tham gia đấu giá sẽ phải mua hồ sơ và nộp tiền đặt cọc khoảng 3,46 tỷ đồng (tương ứng 10% mức giá khởi điểm).
- Thời gian bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá từ ngày 07/11 đến ngày 18/11.
Theo mô tả về tài sản, du thuyền mang tên FLC Albatross, số đăng ký HN – 2014 của Công ty cổ phần tập đoàn FLC. FLC Albatross được Sở Giao thông vận tải Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa số 2014/ĐK ngày 15/11/2018.
Đây là du thuyền được đóng vào năm 2017 do nhà sản xuất Galeon (Ba Lan) thực hiện và được ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) nhập về Việt Nam vào năm 2018. Du thuyền có chiều dài lớn nhất 21,95m, chiều rộng lớn nhất 5,25m, chiều cao mạn 3,15m, chiều chìm 1,15m,.
Là dòng sản phẩm du thuyền khá đặc thù được phát triển dựa trên phiên bản du thuyền rất thành công khác là Galeon 640 Fly với nhiều cải tiến và nâng cấp mới mẻ, Galeon 660 Fly có giá lên tới 3 triệu USD, tương đương khoảng gần 70 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 24/10, một tài sản khác liên quan đến doanh nghiệp của ông Trịnh Văn Quyết là xe Rolls-Royce Ghost cũng được đem ra đấu giá để xử lý khoản nợ tại BIDV chi nhánh Quy Nhơn nhưng cũng không diễn ra như dự kiến do không có người đăng ký tham gia đấu giá hợp lệ.
Rolls-Royce Ghost là chiếc siêu xe được sản xuất tại Anh năm 2011.
Công ty đấu giá Hợp danh Minh Pháp đã ra thông báo đấu giá xe siêu sang này lần 2 với giá khởi điểm thấp hơn 3%, giảm từ 10 tỷ đồng xuống còn 9,7 tỷ đồng. Khách đặt trước 20% giá trị xe (1,940 tỷ đồng), mỗi bước giá tối thiểu 50 triệu đồng.
Thời gian tổ chức đấu giá vào ngày 9/11/2022 tại Trụ sở Công ty Đấu giá Hợp danh Minh Pháp số 151 Trần Huy Liệu (phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM).
Chiếc Rolls- Royce thứ 2 của ông Trịnh Văn Quyết sẽ được Ngân hàng TMCP Phương Đông công bố đấu giá. Đây là chiếc Rolls-Royce Phantom Lửa Thiêng, BKS 30E-133.88, đăng ký lần đầu cuối năm 2015, là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Công ty FLC Land (thuộc Tập đoàn FLC) với Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Chiếc xe được bán với giá khởi điểm 28,025 tỷ đồng.
Công ty đấu giá hợp danh Đông Nam sẽ là đơn vị đứng ra tổ chức đấu giá chiếc Rolls-Royce Phantom Lửa Thiêng.
Nguồn bài viết: Không có người mua, siêu du thuyền của ông Trịnh Văn Quyết đấu giá thất bại
Thống đốc nêu lý do phải kiểm soát tín dụng bất động sản
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, huy động vốn ngân hàng là ngắn hạn, trong khi vốn cho bất động sản là dài hạn nên mở rộng tín dụng lĩnh vực này sẽ tiềm ẩn rủi ro.
Quan điểm này được bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu tại phiên chất vấn chiều 3/11, khi nghe Bộ trưởng Xây dựng dự báo thị trường bất động sản khó khăn, một phần nguyên nhân do siết tín dụng.
Bà Hồng phân tích, thị trường bất động sản cần huy động nguồn lực qua nhiều kênh vốn để phát triển, như vốn đầu tư trực tiếp, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, vốn tự có của doanh nghiệp, người dân… Nên vốn tín dụng chỉ là một kênh trong số nguồn lực cần có để thị trường bất động sản phát triển.
Dư nợ tín dụng bất động sản tới cuối tháng 8 đạt 777.235 tỷ đồng, giảm 7.340 tỷ đồng so với cách đó hai tháng.
Theo bà, tín dụng bất động sản cũng tiềm ẩn rủi ro, bởi vốn cho lĩnh vực này là dài hạn, số tiền lớn, trong khi đặc tính huy động của ngân hàng là vốn ngắn hạn, nên “không điều tiết tốt, ngân hàng sẽ đối diện với rủi ro thanh khoản”.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng nhà Nước giải trình tại phiên chất vấn, chiều 3/11. Ảnh: Phạm Thắng
Trong báo cáo chất vấn gửi tới Quốc hội đầu tuần này, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng nhìn nhận, việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán của doanh nghiệp bất động sản cần được giám sát. Việc này nhằm tránh đầu cơ, thổi giá trên thị trường.
Nhắc lại mục tiêu điều hành tín dụng là đảm bảo tuân thủ chính sách tiền tệ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói trong từng giai đoạn sẽ có những điều chỉnh linh hoạt nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn vốn cho các tổ chức tín dụng.
Chẳng hạn, giai đoạn cần ưu tiên kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thì mở rộng tín dụng cho bất động sản sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong đạt mục tiêu chính sách tiền tệ, chứ chưa nói tới đi ngược lại mục tiêu này. “Điều hành tín dụng cho bất động sản vì thế phải cân nhắc, thận trọng”, bà nói.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, trong chỉ đạo điều hành Ngân hàng Nhà nước đưa ra các quy định kiểm soát rủi ro gián tiếp, chẳng hạn quy định hệ số điều chỉnh rủi ro với khoản vay bất động sản là 200%, vay mua nhà giá trị trên 4 tỷ đồng là 150%…
Hệ số này với vay mua nhà ở xã hội dưới 1,5 tỷ đồng là dưới 50%. Tức là, chính sách của cơ quan quản lý tiền tệ hướng tới “ưu tiên cấp tín dụng khoản vay nhà ở phân khúc thấp”.
Bà Hồng nói thời gian tới, các công cụ, giải pháp tín dụng cho bất động sản sẽ được cân nhắc trong tổng thể công cụ khác, để đạt mục tiêu của chính sách tiền tệ, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Tại phiên chất vấn, ông Nguyễn Hữu Thông, Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Bình Thuận, đặt vấn đề về tín dụng cho nhà ở xã hội hiện thấp, trong khi dòng tiền bất động sản chủ yếu chảy vào phân khúc cho người giàu.
Ông Nguyễn Hữu Thông, Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Bình Thuận đặt câu hỏi tại phiên chất vấn, chiều 3/11. Ảnh: Phạm Thắng
Trước băn khoăn này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Nghị định 100 của Chính phủ và Nghị định 49 sửa đổi, bổ sung đã giao Ngân hàng Chính sách xã hội làm đầu mối, thực hiện cho vay nhà ở xã hội, một số tổ chức tín dụng được chỉ định cũng tham gia chương trình này.
Tới nay, Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân 10.584 tỷ đồng, dư nợ tới 30/9 là 9.147 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội. Còn các tổ chức tín dụng được chỉ định thì hiện chưa giải ngân được, do tiền cấp bù lãi suất chưa được bố trí cho họ.
Bà cho biết, thời gian tới ngành ngân hàng sẽ rà soát để dòng chảy tín dụng vào phân khúc nhà ở xã hội, thu nhập thấp lưu thông tốt hơn.
Trong khi đó, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, bộ này sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại phù hợp với nhu cầu khả năng chi trả của người dân. Bộ Xây dựng cũng vừa trình Chính phủ đề án huy động hơn 1,1 triệu tỷ đồng để xây 1,4 triệu căn nhà ở xã hội.
Nguồn bài viết: Thống đốc nêu lý do phải kiểm soát tín dụng bất động sản - VnExpress Kinh doanh