Chuyện gì đang xảy ra với Vnindex?

Đúng rồi bác, nên view của em vẫn có khả năng tăng lãi suất để ổn định tỷ giá trong tháng 7

1 Likes

áp lực nhưng quan trọng nhất vẫn là câu chuyện dòng tiền dòng tiền thôi

1 Likes

khối ngoại bán bữa giờ nhưng hấp thụ vẫn tốt chứng tỏ dòng tiền nội khỏe thì vẫn cân được đó bác, tuy nhiên chưa bức phá mạnh mẽ được

Thị trường đang chờ đợi điều gì ?

Sau công bố CPI của Mỹ vào tuần trước, triển vọng FED hạ lãi suất vào tháng 9 của giới đầu tư được củng cố kéo theo đó là đà bật tăng và phục hồi trở lại của các chỉ số lớn trên thế giới. Hiện tại, VN-Index vẫn đang phản ứng khá trung lập khi vẫn cho thấy xu hướng sideway vẫn chiếm gam màu chủ đạo. Một vài yếu tố mà thị trường đang gặp phải:

Kết quả kinh doanh quý 2 sẽ được công bố vào tuần sau, theo dự báo thì vẫn là quý phục hồi và tăng trưởng tốt của phần lớn các doanh nghiệp. Về phần giá cổ phiếu thì thị trường dần như đã chiết khấu được những kỳ vọng này và mặt bằng chung giá cổ phiếu đang ở trên vùng định giá và chưa đủ hấp dẫn để lôi kéo thị dòng tiền tham gia mạnh mẽ. Điều này thể hiện ở việc thanh khoản thị trường duy trì ở một biên độ nhất định chứ không tăng nhanh đột biến.

Tỷ giá DXY đã giảm mạnh về vùng 104,x giúp giảm thiểu rủi ro về tỷ giá trong nửa cuối 2024. Tuy nhiên trong ngắn hạn thì USD vẫn còn neo ở vùng khá cao và chưa giảm đột ngột, mức chênh lệch lợi suất của 2 đồng tiền còn cách nhau một gap tương đối. Xu hướng gap này sẽ giảm lại dần đến giai đoạn hạ lãi suất vào giai đoạn cuối 2024.

Khối ngoại vẫn bán ròng liên tục khiến tâm lý nhà đầu tư còn e ngại. Giai đoạn sau khi kết quả kinh doanh quý 2 ra xong sẽ là thời gian trống thông tin hỗ trợ nên nhìn chung ít kỳ vọng để tăng trưởng mạnh. Dòng tiền có khả năng tập trung vào các nhóm ngành có kỳ vọng nổi bật gắn liền với đà phục hồi nền kinh tế.

Thống kê phản ứng thị trường với các đợt cắt giảm lãi suất của FED:

Không phải tất cả các lần cắt giảm lãi suất thị trường đều tăng giá.

  • Nếu lần cắt giảm là do suy thoái (hard landing), S&P 500 giảm trung bình 11,6% một năm sau đó.

  • Nếu lần cắt giảm là do soft landing , thị trường tăng 13,2% một năm sau đó.

  • Cắt giảm do các sự kiên mang tính chất “thiên nga đen” như sự kiện thứ 2 " đen tối" năm 1987 và COVID năm 2020, thị trường tăng 17,4% một năm sau đó.

=> Xu hướng sideway tích lũy quanh vùng 1250-1280 sẽ tiếp diễn trong lúc chờ đợi các kỳ vọng về câu chuyện tăng trưởng quý 3.

6 Likes

Theo dòng sự kiện thì các nhóm có tính chất xuất khẩu, đặc biệt là vào Mỹ, thì cũng đang được hỗ trợ hôm vài bởi dòng tiền do câu chuyện Mỹ dự kiến công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường cuối tháng này:

(1) Việc này thật ra không bất ngờ lắm, vì Việt Nam cũng được công nhận thị trường khá nhiều ở quốc tế rồi. Vừa qua cũng đã nâng cấp quan hệ với Mỹ nên việc này cũng là sớm muộn.

(2) Ảnh hưởng đến xuất khẩu góc độ tích cực là có nhưng mức độ gia tăng thật ra cũng không rõ nét, bởi mình luôn trong Top 5 nước có thâm hụt thương mại với Mỹ, và phía Việt Nam mình thì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, có sự trọng yếu.

(3) Hưởng lợi rõ nét nhất có thể là từ các vụ kiện bảo hộ, áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp từ Mỹ. Khi mình ngày càng thâm hụt thương mại với Mỹ thì các rủi ro về các loại thuế này, hay thậm chí cả thuế quan… sẽ ngày càng tăng lên. Các nền kinh tế “phi thị trường” thường phải chịu mức thuế cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá, ví dụ, Ủy ban Thương mại quốc tế của Mỹ đã gia hạn việc áp thuế chống bán phá giá 25,76% đối với tôm nuôi đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi thuế áp với tôm từ Thái Lan (đã được Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường) chỉ ở mức 5,34%.

—> Do đó khi được Mỹ công nhận kinh tế thị trường thì sẽ có hưởng lợi về mức thuế chống bán phá giá/trợ cập khi bị Mỹ áp. Đây có thể nói là lợi ích rõ nét nhất của nhóm xuất khẩu vào Mỹ ở sự kiện Mỹ công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường này

4 Likes
5 Likes

Vì sao VN-Index “ngược gió” trong lúc TTCK thế giới tăng mạnh ?

Hôm nay là một phiên giao dịch đầy sóng gió khi VN-Index đi tàu lượn từ lúc mở phiên sáng. Ngân hàng là nhóm cổ phiếu gánh vác chỉ số trên vai khi một vài thông tin tích cực liên quan đến kết quả kinh doanh được leak ra. Tuy nhiên bấy nhiêu đó là chưa đủ khi chỉ số vẫn rơi hơn 12 điểm và đóng phiên với mốc quanh 1268. Vậy chuyện gì đang xảy ra với TTCK Việt Nam ?

  • Lý do đầu tiên, dòng tiền hoạt động trên thị trường đang khá yếu và thực tế trong 05 phiên giao dịch gần nhất VN-Index đã đi ngang trong biên độ hẹp và trụ quanh mốc 1280 mặc dù có những thời điểm bức phá và tiệm cận mốc 1297. Việc chống đỡ một phần khối ngoại bán ra và sự mất hút của lực cầu chủ động mua lên chính là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự điều chỉnh mạnh của phiên ngày hôm qua. Những thông tin về kết quả kinh doanh tốt đã được thị trường phản ánh vào giá cổ phiếu trong đoạn phục hồi từ mốc 1240 trước đó và sẽ được công bố trong thời gian 2 tuần tới.

Thanh khoản tăng đột biến do phiên bán mạnh - thanh khoản trung bình thị trường chung yếu (quanh 14k-15k tỷ/ngày) (Nguồn: FIDT)

  • Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến sự sụt giảm của VN-Index đó chính là định giá P/E của mặt bằng chung cổ phiếu không còn hấp dẫn. Mặc dù những thông tin tốt về việc cắt giảm lãi suất của FED đưa ra có lợi cho TTCK, tuy nhiên mặt bằng chung của nhiều nhóm cổ phiếu trên VN-Index đã tăng khá mạnh trước đó và mức định giá không còn hấp dẫn. Chính vì vậy, yếu tố chốt lời khi định giá không còn hấp dẫn và trước thềm báo cáo tài chính sắp được công bố cũng là một phần khiến thị trường điều chỉnh. Sau giai đoạn báo cáo tài chính công bố sẽ là giai đoạn khoảng trống thông tin đến giữa quý 3.2024 nên thiếu các thông tin bổ trợ việc thị trường tăng mạnh. Mặc dù vậy, AD đánh giá về phiên điều chỉnh này thực chất là mang tính kỹ thuật và chưa có dấu hiệu nào xấu về các biến số vĩ mô thay đổi, khả năng thị trường sẽ sideway trong biên độ 1240-1290 và có sự phân hóa các nhóm ngành.

Định giá P/E thị trường đang khá cao (Nguồn: FIDT)

  • Nguyên nhân thứ ba đến từ một phần áp lực tâm lý thị trường cận kề phiên đáo hạn phái sinh ngày 18.07 và một vài thông tin bắt bớ không liên quan trên thị trường. Điều này chỉ gây ra áp lực tâm lý cho NĐT trong ngắn hạn và AD đánh giá là không trọng yếu.

Với tình hình hiện tại, việc khối ngoại đã giảm đà bán ròng ít nhất trong 2 phiên gần đây nhất và quay lại mua ròng 500 tỷ vào phiên 17.07 tạm coi là tích cực khi áp lực rút ròng có dấu hiệu suy giảm. Tỷ giá DXY cũng hạ nhiệt khiến mối lo về tỷ giá cũng giảm bớt. Dòng tiền chốt lời từ các nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh thời gian dự kiến sẽ phân bổ lại vào các nhóm cổ phiếu mới. Nhìn chung chưa có dấu hiệu nào cho thấy triển vọng nền kinh tế xấu đi và nếu có thì cũng chưa đủ cơ sở và cần thêm thời gian đánh giá.

Khối ngoại giảm bán ròng trong những phiên gần đây (Nguồn: FIDT tổng hợp)

Tháng 07-08 là giai đoạn nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn BĐS, luật đất đai mới dần có hiệu lực. Các chính sách về kích thích cầu tiêu dùng qua việc duy trì giảm VAT hay tăng trưởng tín dụng cần có độ trễ để ngấm sâu vào nền kinh tế và phát huy hiệu quả, như mình có đề cập ở trên thì cũng tương tự giai đoạn trống thông tin hỗ trợ mạnh mẽ để thị trường bức phá trong ngắn hạn.

Cơ hội và rủi ro:

Thị trường đang gặp rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi các thông tin đã phản ánh vào giá cổ phiếu và đà tăng trước đó. Tuy nhiên điều quan trọng hơn là đợt điều chỉnh này sẽ mang lại cơ hội cơ cấu danh mục vào những nhóm ngành, cổ phiếu tiềm năng cho giai đoạn cuối 2024 và năm 2025 khi nền kinh tế vẫn đang chuyển biến rất tích cực.

=> Ngắn gọn là điều chỉnh để mua vào.

Gợi ý một vài nhóm ngành tiềm năng khi thị trường đạt cân bằng:

  • Bán lẻ: Câu chuyện phục hồi của nền kinh tế với trụ cột vững chắc là mảng bán lẻ tiêu dùng & thu nhập tăng => MSN, MWG.

  • Thép: Kỳ vọng nhu cầu nội địa phục hồi nhờ đẩy mạnh đầu tư công và BĐS phục hồi, câu chuyện chống bán phá giá HRC => HPG, HSG.

  • Ngân hàng: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh đến hết năm, nhiều cổ phiếu ngân hàng đang có P/B hấp dẫn khi kỳ vọng tăng trưởng 2025 còn rất lớn => CTG, ACB

Chúc các bạn đầu tư thành công!!

7 Likes

Ad nghĩ sao về thép thương mại SMC - giá đang giảm sâu quá mà không biết nên vào không ạ

1 Likes

Dòng tiền đầu cơ đẩy giá nên giờ quá đắt, giá này đã tính chuyện lợi nhuận quý 2 chiết khấu vào rồi. Nên đợi giá giảm cân bằng lại rồi có thể tham gia lại nha bạn. Từ đáy đi lên tăng 100% thì quá ghê.

2 Likes
  • Mua khi index test vượt mạnh 1273,x điểm ( MID BB …).

TT CK Việt Nam tổ chức còn những khoản kém : hàng họ kết nên chỉ số lệch TO ( Tài chính ngân hàng ) cộng biên độ các sàn NEO CAO/ % các loại LS NH hay biến động giá cả khác ( thời TT nóng → sóng do các lái cá nhân quấy động Q. Nhân louis …). Tiền vào CP “mạnh” một quảng time làm GIÁ leo cao, căng thẳng → có những phiên XÓA BÀN làm lại như hôm qua thôi ( Tháng dễ thấy 1,2 lượt thế …).

8 Likes

Thank bác

1 Likes


Các lý do dẫn đến thị trường giảm điểm cũng vẫn như các cập nhật trước:

  • Kết quả kinh doanh công bố cho thấy dấu hiệu chậm lại trong khi giá cổ phiếu tăng đã chiết khấu hết rồi.
  • Số liệu margin cao khiến thị trường lo lắng nếu rủi ro xảy ra sẽ có đợt giảm mạnh.
  • Định giá các nhóm cổ phiếu chưa đủ hấp dẫn để dòng tiền mới tham gia.
  • Vùng trống thông tin sắp đến, không có trợ lực để tăng mạnh mẽ.
5 Likes

Tại sao giảm điểm mạnh ?

  • Với việc nhà đầu tư cá nhân liên tục mua ròng từ tháng 05.2024 đến nay để hấp thụ lượng bán ròng của khối ngoại, hiện tượng no cổ phiếu tạm thời khiến cho thị tiền mặt mua lên rất yếu => dễ xảy ra bán tháo mạnh nếu có thông tin xấu ảnh hưởng (hình bên dưới).
  • Số liệu margin công bố ra cho thấy tỷ trọng margin toàn thị trường không hề thấp, lượng margin nắm giữ tương đối cao khi thị trường không có động lực tăng mạnh là lý do thứ 2 khiến thị trường áp lực.
  • Giá của hầu hết các nhóm cổ phiếu đã phản ánh kết quả kinh doanh và kỳ vọng tăng trưởng trong quý 2. Tổng hợp báo cáo tài chính các doanh nghiệp đã công bố cho thấy sự mất cân bằng khi nhóm tài chính là nhóm tăng trưởng chủ đạo và định giá của nhóm này cũng đang khá cao (nhóm chứng khoán,…)
  • Chỉ số bị áp lực bởi một vài nhóm chính bank, bđs, chứng khoán => sự giảm điểm các nhóm ngành này gây ảnh hưởng tâm lý chung thị trường.
  • Các số liệu kinh tế thế giới sẽ được công bố vào cuối tuần, khả năng sẽ củng cố việc hạ lãi suất của FED.

6 Likes

cảm ơn anh vì bài viết rất tâm huyết, phân tích rất sâu. Mong VNindex có thể bứt phá hơn.

1 Likes

ngoài MWG thì PRT còn có thể phát triển thêm không ạ?

1 Likes

Mảng kinh doanh 2 con này khác nhau nha bạn, PRT thanh khoản nhỏ quá nên mình không có nghiên cứu sâu. Hiện giờ nói ngành bán lẻ thì MSN với MWG đều có kỳ vọng, tuy nhiên đầu tư thì cần điểm cân bằng mới tham nha đc nhé

2 Likes

cảm ơn anh nhiều

Chuẩn bị gom hàng

1 Likes

Nỗi sợ suy thoái - VN-Index sẽ về đâu ?

Tính đến hết phiên hôm nay 05/08, VN-Index đã mở gap rơi hơn 48 điểm khi đối mặt với nhiều thông tin bất lợi sau khi các số liệu quan trọng về kinh tế đã công bố xong. Phiên rơi hôm nay là sự hội đủ của nhiều yếu tố tiêu cực tác động lên tâm lý chung của thị trường khiến thị trường giảm điểm mạnh:

  • Đầu tiên là thị trường chứng khoán thế giới đang trên đà bán tháo mạnh mẽ sau số liệu việc làm và sản xuất của Mỹ đã công bố cho thấy nền kinh tế nước này đang có dấu hiệu suy yếu dẫn đến lo sợ về nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ diễn ra. Nhiều nhà đầu tư lớn và các quỹ đầu tư rút ròng ồ ạt khiến cho tâm lý nhà đầu tư trở nên hoảng sợ. Chứng khoán là thị trường tâm lý nên có tính lây lan mạnh mẽ và VN-Index cũng không phải là ngoại lệ, đặc biệt nỗi lo lắng về suy thoái chính là kẻ thù của mọi kênh đầu tư.

Bond yield của Mỹ giảm mạnh sau khi số CPI ra. ( Nguồn: Bloomberg)

  • Thứ hai, những xung đột gần đây ở vùng chiến sự trung đông dẫn đến lo sợ chiến tranh lây lan ở khu vực này khiến cho giới đầu tư quan ngại về một cuộc chiến tranh tương tự diễn ra ở đầu năm 2022 giữa Nga và Ukraine.

  • Yếu tố tiếp theo đó là sự dịch chuyển của dòng tiền đầu tư: sau thời gian dòng vốn ngoại hút ròng từ các thị trường mới nổi và cận biên để đổ về các nhóm cổ phiếu công nghệ kể từ đầu năm, kỳ vọng và định giá của nhóm công nghệ này được đẩy lên quá cao so với tình hình kinh doanh thực tế. Dòng tiền đầu tư này dự kiến sẽ tiếp tục rút khỏi các nhóm định giá cao trong thời gian tới gây áp lực tâm lý cho nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu.

  • Ở Việt Nam, một vài nhóm cổ phiếu cũng có giai đoạn tăng giá mạnh mẽ trước đó khi công bố báo cáo tài chính cho thấy sự đối lập khi kết quả kinh doanh thực tế không đúng với kỳ vọng. Áp lực càng gia tăng khi lượng margin nắm giữ của cá nhân và tổ chức ở mức cao khi phải đối ứng lượng bán ròng liên tục kể từ đầu năm 2024 khiến tỷ trọng cổ phiếu cao. Điều này càng nguy hiểm khi trong bối cảnh thông tin chính trị - kinh tế trên thế giới xấu đi sẽ gây ra các đợt bán tháo mạnh mẽ.

  • Cuối cùng, sau khi kết quả kinh doanh đã công bố và thị trường đang trong giai đoạn trống thông tin. Sẽ không có nhiều thông tin tích cực để nâng đỡ thị trường khi nhà đầu tư đang phải đối diện với dữ liệu mang tính tiêu cực nhiều hơn. Dòng tiền trên thị trường hoạt động rất yếu và lực cầu mua lên giá cao mất hút khiến cho thị trường ngày càng suy yếu dẫn đến phiên giảm điểm mạnh.

Điểm tựa của VN-Index đang ở đâu ?

  • Tỷ giá USD cao chính là nhân tố chính khiến cho VN-Index chưa thể bức phá trong suốt Q1 & Q2.2024 mặc dù tăng trưởng kinh tế cho thấy đang có dấu hiệu tốt. Sự đảo chiều lợi suất của đồng USD sẽ là cơ sở để các chính sách tăng trưởng tín dụng trong nước đạt hiệu quả hơn khi mức chênh lệch lãi suất USD/VND thu hẹp lại, điều này giúp giảm áp lực lạm phát và tạo tiền đề cho nền kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong các quý còn lại của năm.

  • Đối với VN-Index hiện tại, yếu tố then chốt để làm bệ đỡ cho thị trường đó chính là định giá của mặt bằng chung cổ phiếu. Chỉ số VN-Index không tăng mạnh như TTCK Mỹ mà gặp phải áp lực điều chỉnh khi dòng vốn ngoại rút ròng, chính vì vậy nhiều cổ phiếu riêng lẻ thuộc nhiều nhóm ngành đã điều chỉnh mạnh từ trước đó và trong nhịp điều chỉnh này sẽ xuất hiện vùng định giá để mua và nắm giữ cho kỳ vọng 2025-2026. Có thể nói rằng giai đoạn hiện tại chính là lúc để “đãi cát vàng tìm cổ phiếu tăng trưởng”.

  • Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu. Trước bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại, khối ngoại có khả năng mua ròng trở lại và phân bổ sang các thị trường mới nổi và cận biên như VN-Index trong cuối năm nay và đầu năm sau khi tiềm năng tăng trưởng kinh tế vẫn còn tốt.

  • Về việc lo ngại suy thoái kinh tế, chắc chắn rằng FED sẽ phải sớm cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Mỹ cũng đang ở trong giai đoạn bầu tổng thống mới và chắc chắn sẽ không để nền kinh tế suy thoái một cách dễ dàng. Bản thân các ứng cử viên như Donald Trump hay bà Kamala Harris đều chuẩn bị hàng loạt những quyết sách để vực dậy nền kinh tế Mỹ. Chính vì vậy, để khẳng định nền kinh tế suy thoái sẽ cần thêm dữ liệu để đánh giá và chưa có đủ bằng chứng để kết luận.

Dự phóng kịch bản:

Trong bối cảnh áp lực chung về mặt tâm lý từ các yếu tố margin, chiến tranh, suy thoái. VN-Index sẽ chiết khấu những ảnh hưởng tiêu cực này. Điểm cân bằng của VN-Index có thể sẽ nằm ở vùng 1150-1170 điểm và tích lũy đi ngang khi yếu tố định giá cổ phiếu về vùng hấp dẫn sẽ nâng đỡ thị trường. Trong trường hợp xấu hơn khi tình trạng call margin diễn ra mạnh mẽ hơn, VN-Index sẽ có thể tìm điểm cân bằng quanh 1130-1140 điểm. Thị trường điều chỉnh sẽ mở ra cơ hội cho lớp nhà đầu tư mới và chu kỳ đầu tư mới. Hiện tại thì việc lựa chọn cổ phiếu mục tiêu để đầu tư sẽ quan trọng hơn việc dự đoán chỉ số về bao nhiêu.

Cảm ơn các bạn đã đọc !!!

12 Likes

Chứng khoán Mỹ, Nhật tăng vượt đỉnh → index giảm

Chứng khoán Mỹ , Nhật tăng → index giảm mạnh

Chứng khoán Mỹ Nhật giảm → index rơi tự do

4 Likes