Múc húp xúc anh em
Một năm qua đi, đời mình ngắn thêm một đoạn.
Đi ngoài đường những ngày cuối năm rất khác.
Có người thì hối hả sợ như không đủ thời gian, nhưng có những người lại vô cùng chậm rãi, như sợ một điều gì đó trôi qua đi, như một kẻ vấn vương hoài những chuyện cũ, nửa muốn năm cũ trôi qua, nửa muốn níu lại.
TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT
Bóng đá Việt Nam khi chưa có Park Hang-seo, luôn dưới mào, tâm lý rất yếu trong các trận đấu. Bây giờ đã thay đổi rất nhiều.
Ở các nước nguyên thủ quốc gia nghỉ, hoặc vị nào đó nghỉ, hoặc abc thì có liên quan gì đến TTCK đâu?.
Trong khi đó ở Việt Nam mọi người rần rần như cha chết . Thế giới MỖI GIÂY BẠN NHÌN VÀO ĐỒNG HỒ là có 1.8 người chết trên thế giới này.
Nói cách khác: Một người không quen biết, “KHÔNG LIÊN QUAN” chết ở đâu đó. “Bạn bán cái nhà mình giá một nữa”.
Phiên hôm qua là một phiên như vậy, dù không đến nỗi nào. Vì sao người đầu tư trên TTCK Việt Nam lại yếu bóng vía đến vậy?
Các vụ ví dụ như trái phiếu chẵn hạn thì liên quan trực tiếp đến BĐS. Điều này là dễ hiểu và thực tế.
Như đợt TVQ, THM ảnh hưởng đến TTCK rất lớn. Nhưng “Những công ty không liên quan cũng sụp đổ”. Rõ ràng sau đó phục hồi cực mạnh.
Như vừa qua TML, VTP… là những tác phẩm làm sụp đổ TTCK. Trong đó BĐS, Ngân Hàng. “KẾT QUẢ BÂY GIỜ” Những công ty không liên quan đã hồi phục rất mạnh.
Hoạt động bán tháo này luôn luôn làm giàu cho người khác. “Vì không liên quan”.
Ở nước ngoài nếu có trực tiếp thì mới có ảnh hưởng. Nhưng không liên quan chỉ rất nhỏ và phục hồi ngay hưởng không lớn.
Những phiên giao dịch tới “Không liên quan nếu có”. Những người “Tay không não” bán tháo đi nhé. Mình là một trong số những người làm ngược lại. Cơ hội có tiền từ trên trời rơi xuống. Nhà đầu tư nước ngoài cũng là bên hưởng lợi.
Có những vụ không liên quan, ít ra đó là tin tốt ấy chứ. Tin tốt xong bán tháo rồi chuộc hàng lại giá cao.
Nguồn : Truong Money
Thị trường 2 năm nay nhiều anh chị bi quan nhưng mình có suy nghĩ thế này chia sẻ anh chị:
TTCK VN như một đứa trẻ lên ba, TTCK các nước phương tây có cả trăm năm rồi, nên cơ hội ở TTCK VN là vô cùng lớn lao, vấn đề là chúng ta phải có kiến thức để gạn đục khơi trong, để đãi cát tìm vàng, tìm vàng bạc châu báu trong đống xà bần, cơ hội nhân 5 nhân 10 TK trong vài năm vẫn còn rất nhiều phía trước. VẤN ĐỀ LÀ BẠN PHẢI BIẾT CHẮT CHIU DÀNH DỤM VỐN LIẾNG KHI CƠ HỘI ĐẾN ĐỂ MÀ CHỚP LẤY THỜI CƠ.
Chun không bao giờ bi quan với cái thị trường này. Những bước đi chậm rãi chỉ là sự thận trọng cần thiết trong một giai đoạn biến động của thị trường mà thôi. Thà chậm mà chắc. Chúng ta có kiến thức, có kinh nghiệm, có tư duy, có vốn liếng liếng và một cái đầu đầy chất xám.
Chúng ta có hoài bão lớn lao, có sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, sự giàu có ắt phải đến với mỗi chúng ta nếu biết tận dụng cơ hội lớn lao ở một thị trường non trẻ, đầy sức sống như ở VN - Một XH đang đi lên từng ngày.
Không được ngủ quên trên chiến thắng, tự nhủ với bản thân phải cố gắng trau dồi, học hỏi kiến thức từng ngày từ rất nhiều nguồn khác nhau, rất nhiều người khác nhau, ai hay thì mình cứ học, không việc gì phải ngại ngùng e thẹn hay sĩ diện gì cả. Chun biết ơn rất nhiều anh em trên TTCK nói chung và anh em trong topic này nói riêng thời gian qua đã cho Chun học hỏi được rất nhiều bài học, tư duy quý báu mà không sách vở, giáo trình nào dạy cả.
Trò chơi này không giống như những trò chơi khác. Không cho ai xin lỗi, cũng không bắt ai phải rút kinh nghiệm, cảnh cáo hay kiểm điểm nghiêm túc gì cả. Sai thì bay ngay vài chục triệu, vài trăm triệu, vài tỷ… đúng thì bỏ túi vài chục triệu, vài trăm triệu, vài tỷ…
Ngoài kia, nhiều ngành nghề vì lý do sức khỏe tuổi tác nên đa số khi đến tuổi 60-65 sẽ phải nghỉ hưu. Còn nghề đầu tư có thể nói là “gừng càng già càng cay”. Ngài Barren Buffett là một tấm gương sống động cho mỗi chúng ta trên con đường đầu tư giá trị.
Bài này Chun viết 2019, giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Rơm rạ dại khờ
Minh họa: Bùi Quang Đức
Hồi ấy chị Vân thường rủ tôi ra đồng giữ trâu. Chị nói đi một mình sợ ma, rủ tôi đi cho vui.
Đó là những ngày sau tết, lúa đã vô bồ, còn lại cánh đồng mênh mông gốc rạ. Vào những buổi trưa nắng, chị Vân bảo tôi cột trâu lại, còn chị tìm đến một cái gò cao, lựa một đám gốc rạ còn xanh, lấy dao cắt một lõm đủ hai người nằm rồi trải dưới đất một lớp rạ khô, phần rạ tươi, chị phủ lên che nắng. Khi tôi cột xong mấy con trâu thì chị Vân cũng vừa làm xong cái chòi rạ. Chị nhìn tôi cười mỉm: “Giống cái túp lều lí tưởng hôn?”. Rồi không ai bảo ai, chị nằm xuống trước, tôi nằm theo sau, cạnh chị. Thỉnh thoảng chị lại nhìn sang tôi cười mỉm, tôi cũng cười, rồi cả hai chìm trong giấc ngủ trưa. Có hôm tôi thức trước, chị Vân vẫn còn ngủ say, nằm thẳng người, hai tay úp lên ngực, hơi thở cứ đều đều. Lúc ấy trời đã xế dài, những tia nắng dìu dịu trùm lên cánh đồng rạ khô vàng rực. Chị Vân ngồi bật dậy, nhìn tôi cười rồi vỗ lên đầu tôi: “Ngủ ngon hôn, thằng nhóc!”.
Chúng tôi lùa trâu đến một cái đìa lớn, từng người bạn mục đồng cũng lần lượt lùa trâu đến. Tôi đứng dưới cầu thang múc từng thùng nước chuyền lên cho chị Vân đổ vào thau cho trâu uống. Như một thói quen, khi đàn trâu uống nước no nê thì đến lượt con người tắm rửa. Cả gái, cả trai cứ để nguyên quần áo, tắm xối xả trên bờ đìa. Trong bộ bà ba đen đẫm nước bó sát người, chị Vân gánh hai thùng nước đi tắt đường đồng về nhà, tôi ngồi trên lưng trâu lững thững theo sau. Đôi gánh oằn vai, chị đi trong bóng chiều thấp thoáng.
Tôi về nhà, cơm nước xong thì trời chạng vạng, hàng xóm lên đèn, trăng rằm tháng giêng cũng lấp lánh ở đầu sông. Tôi sang nhà chị Vân, hai chị em ra ngồi dưới cây rơm, bắt đầu công việc quấn hai con cúi dài để làm bếp un xua muỗi cho bầy trâu. Quấn xong, chị Vân đốt lửa, tôi lấy nước rưới lên con cúi cho lửa rơm đừng cháy, cho khói bốc lên ngun ngút, từng làn khói trắng cuồn cuộn, mịt mờ phủ lên cả bầy trâu, mùi khói rơm đầu mùa thơm nồng như mùi lúa mới. Chúng tôi lại ngồi tựa dưới chân rơm. Bất giác chị Vân xoa đầu tôi, hỏi tôi mấy tuổi. Tôi nói mười lăm. Chị bảo: “Nhỏ hơn chị hai tuổi, mà sao mầy khờ quá!”. Tôi chưa hiểu chị nói gì thì chị kể: “Cùng tuổi với mầy, nhưng thằng Tư nó cặp bồ với con Xuân, thằng Hòa cặp với con Gấm, mùa nước mặn đuổi năm rồi, chúng nó đi giăng lưới, ban đêm tụi nó ngủ chung xuồng. Con Xuân, con Gấm cũng lớn hơn tụi nó hai ba tuổi…”.
Tôi cúi đầu hổ thẹn. Thẹn cho cái phận nghèo hơn là thẹn cho cái sự khờ khạo của mình. Tôi nghĩ chị Vân thương tôi như một đứa em, một đứa em nghèo khổ mà chị cần giúp đỡ. Hồi ấy, tôi luôn mặc cảm với bạn bè trong xóm vì nhà mình ít ruộng lại không có trâu, nhà nông mà không có trâu thì đương nhiên là nhà nghèo. Mấy công ruộng nhà tôi, những công việc ngoài sức người đều dựa vào đàn trâu của chị Vân. Mùa cày mùa trục thì bác Năm - ba chị - tính tiền công, đến mùa gặt, cộ lúa vào sân cũng tính tiền công, nhưng trâu đạp lúa thì bác không tính tiền, nhưng bù lại tôi phải giữ trâu trả công cho bác trong một hai tháng trước và sau tết. Bác Năm quy ước với ba mẹ tôi là vậy, nhưng chị Vân ít khi để tôi giữ trâu một mình, ngay cả những ngày trâu đạp lúa, bác nói chỉ cho mượn trâu, tôi tự đánh trâu trên nhã lúa, nhưng chị Vân lúc nào cũng có mặt, thay phiên làm công việc ấy với tôi.
Ban đêm, khi cho trâu ngừng đạp để bắt bó, ra rơm, thay vì đốt đèn măng-xông thì chị Vân rủ tôi xuống bờ sông đốt lửa, chị nói mình chịu tốn công mà khỏi hao dầu. Tôi ôm từng ôm rơm quăng xuống nước, chị mồi lửa và lấy sào tre đẩy từng đống lửa trôi bồng bềnh, sáng rực một khúc sông. Cứ thế, không biết từ mùa lúa nào, việc gì tôi cũng làm cùng chị, việc gì chị cũng gọi tôi. Ngay cả những khi ra đồng cộ lúa, chị cũng rủ tôi lên chiếc cộ trâu ngồi cùng. Những buổi tối nướng bánh phồng đãi khách, chị cũng gọi tôi sang đốt rơm, chị kẹp bánh phồng chao tới chao lui trên ngọn lửa. Khi rê lúa, chị là người đứng trên giàn rê, bảo tôi đứng cạnh để chuyền từng thúng lúa lên cho chị. Cũng chính lần ấy, lần đầu tiên trong đời tôi phát hiện ra chị Vân là người con gái đẹp. Hôm ấy chị mặc bộ bà ba màu đen, cái dáng cao cao, chị đứng trên giàn rê lúa cũng cao cao, từng cơn gió lùa qua, chị nghiêng vành thúng, lúa hột tuôn xuống, lúa lép bay bay, bụi rơm bay bay, tà áo chị cũng bay bay, ngược theo chiều gió là một cơ thể với những đường nét cong cong của vòng eo, vòng ngực căng tròn. Tôi cứ nhìn ngẩn ngơ mà quên chuyền lúa lên cho chị. Bất giác chị quay xuống, dường như bắt gặp ánh mắt của tôi, chị vội đưa tay níu nhanh vạt áo, mặt đỏ bừng. Tôi lại cúi đầu hổ thẹn, tiếp tục chuyền lúa lên mà không dám nhìn chị nữa.
Và khi tôi không còn “dại khờ” thì cũng là mùa lúa cuối cùng tôi được gần gũi chị. Mùa sa mưa năm ấy, mẹ tôi đưa tôi ra chợ, từ giã rạ rơm để làm gã thư sinh giữa chốn thị thành. Khi tôi biết được tình yêu thì hình ảnh người con gái trong tôi là chị. Là chị với những giấc ngủ trưa trong chòi rạ giữa đồng, là chị với đôi thùng nước, chiếc đòn gánh oằn vai đi giữa đồng rạ khô trong bóng chiều thấp thoáng, quần áo ướt mem bó sát thân gầy, là chị ngồi dưới cây rơm quấn từng con cúi làm bếp un trâu, là chị ngồi đốt rơm sáng bừng cả một khúc sông, là chị với những đường nét cong cong, ngực căng tròn đứng trên giàn rê lúa… Nhưng năm sau, nghỉ hè, tôi về quê thì chị đã đi lấy chồng xa. Mùa sa mưa, cây rơm - chỗ tôi với chị hay ngồi quấn con cúi - đã rũ mục, những chiếc nấm rơm bung trắng một vùng tròn.
Hơn ba mươi năm, cuộc đời đưa đẩy tôi thành kẻ li hương mà chưa được một lần gặp chị, chắc tóc chị bây giờ cũng lớm đớm như tôi. Nếu tình cờ đọc được những dòng nầy, chắc chị sẽ cười thầm và mắng thầm trong bụng: “Cái thằng quỷ, sao hồi xưa mầy khờ quá vậy!”
Võ Đắc Danh
Đi ngoài đường những ngày cuối năm rất khác.
Có người thì hối hả sợ như không đủ thời gian, nhưng có những người lại vô cùng chậm rãi, như sợ một điều gì đó trôi qua đi, như một kẻ vấn vương hoài những chuyện cũ, nửa muốn năm cũ trôi qua, nửa muốn níu lại.
"Mùa Tết của chị có khi chẳng cần lịch âm dương gì. Cứ ngủ một giấc trên sông, tiếng ghe lạch tạch đơm đều như con chim mổ thân cây, chị mở mắt nhìn bình minh rưới xuống nước, rồi thấy hàng hàng lớp lớp ghe bạn bên cạnh mình đua nhau chuyến sớm về Sài Gòn.
Vậy là biết Tết tới!".
MỞ MẮT THẤY ĐỒNG BẰNG
(Tác giả: Khải Đơn, TTO)
.
Dọc bờ kênh, mỗi buổi tối, nhà đò cập hông vô bờ, xếp mấy nải chuối ngả chín, chục bưởi lăn lóc và một vun cao chôm chôm, biến bờ Nhiêu Lộc - Sài Gòn thành cái tiểu cảnh nhỏ xíu giáp miền Tây.
Vợ chồng chị hàng thường tự tay lựa trái cho khách. Bưởi này nặng, ngon, chắc. Chuối này ngủ một giấc sáng mai ăn là vừa. Có hôm, họ từ chối bán cho tôi quả mít vì lo nó không chín tới kịp, ăn không ngon.
Họ theo những con nước Tiền Giang, Bến Tre, Sa Đéc… đi thật xa, rồi luồn qua Soài Rạp, đi hết ngạch kênh, len lỏi dưới chân cầu, vào những ngã thâm sâu nhất giữa đô thị, để chào bán thức quà quê đến tận cuống trái.
Chị hàng kể ghe nhà chị cứ đi một ngày một đêm từ Bến Tre là tới Sài Gòn, nghe tiếng xe ầm ào trên đường là biết đã vào phố. Đời chị sinh ra đã trên ghe, theo cha má đi giáp vòng sông nước, rồi cứ tiếp tục vậy tới khi chị lấy chồng, sinh thằng nhỏ.
Thằng nhóc chị gửi nhà ngoại nuôi, cho nó khỏi lênh đênh, còn được đi học và khi ngủ biết cái vững chãi của đất liền. Người ở sông, ở miết rồi nhớ cái chênh chênh dập dềnh của nước, áp cả nền gỗ boong thuyền lên má trong giấc ngủ. Lớn lên trên thuyền sẽ chẳng bao giờ muốn vào bờ nữa - như chị và anh từ thuở còn tắm mưa vầy nước dưới mặt sông lào rào gió lạnh.
Chỗ đậu ghe bán có vài gia đình, cập hông vào thì cột neo gần nhau, rỉ rả nói chuyện vườn, giá cả, mất mùa, được trái… rồi chuyện người Sài Gòn thích mua xoài chua chua, chớ xoài Thái giờ ngọt ngay hoặc sượng sùng xa lạ; chuyện cô bé bằng tuổi em út ở nhà nhưng nhìn quả bưởi không biết lựa quả nào ngon, nên nhờ hàng ghe lựa giùm cho khỏe.
Mùa cuối năm, trái cây đủ loại về, giá cũng đắt dần theo từng ngày ngấp nghé Tết. Anh chị bán gấp gáp khúc cuối, đợi đêm nước xuống vừa ghe đi qua dạ cầu là quay máy về quê, đặng đổ đầy khoang trái cây về kịp bán ngay chiều hôm sau. Người Sài Gòn hào phóng chi xài hơn khi Tết đến. Họ muốn thấy sung túc, an ổn, thấy đầy ắp thơm tho bàn thờ tổ tiên…
“Mùa này vợ chồng tui lái suốt ngày đêm, thay nhau ngủ, bán, ăn Tết mà, bán rồi về nghỉ chớ tụi nhỏ cũng sắp nghỉ học rồi. Tết ở Sài Gòn cũng ai mua đâu mà bán” - chị cười mà coi bộ cụm từ “ai mua đâu” lẽ ra phải làm cô hàng buồn hiu nay lại vui như mở cờ trong bụng, được dịp nhân đó dẹp ghe “trốn” về quê chơi với đứa nhỏ xa tay mình mấy tháng trời.
Mùa Tết của chị có khi chẳng cần lịch âm dương gì. Cứ ngủ một giấc trên sông, tiếng ghe lạch tạch đơm đều như con chim mổ thân cây, chị mở mắt nhìn bình minh rưới xuống nước, rồi thấy hàng hàng lớp lớp ghe bạn bên cạnh mình đua nhau chuyến sớm về Sài Gòn.
Vậy là biết Tết tới!
Ghe kiểng Sa Đéc giăng đầy mặt sông. Những ghe đầy cúc vàng ươm, đầy thân mai khẳng khiu nâu thẫm, đầy phát tài xanh ướt lá, đầy hồng lốm đốm mở cánh, đầy mào gà rực đỏ… hớt hải tăng tốc cả đêm lẫn ngày về Bình Đông, về Nhiêu Lộc…
Ghe trái cây Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang dìm mình sát rạt con nước vì đầy những phật thủ, bưởi, dừa, xoài, quýt… Và nghe vô vàn tiếng người ăn cơm trên boong cười đùa, trêu ghẹo, nghe là hiểu Tết tới.
Con sông Soài Rạp là cái cổ phễu hút tất cả dòng mật nhựa lấp lánh đó về phố, cung phụng, đưa đón, chiều chuộng thức quà tươi ngon nhất về Sài Gòn.
Tới lượt dân phố thành, đem xe cộ đổ về bờ kênh, đem theo háo hức và đủ dáng khệ nệ khênh bưng, tấp sát vào bờ nước đen ngòm bên bến Bình Đông hay quãng nào đó giữa Nhiêu Lộc, chụp lấy chậu cúc từ tay anh chủ ghe, vội về nhà cho kịp ngày cuối năm dọn tết.
Rồi sớm mai, khi đi đâu đó ngang qua ngả bến Bình Đông - Võ Văn Kiệt, từ bất cứ hướng nào nhìn xoáy vào ngã ba dòng nước đó, người ta phải kinh ngạc vì con nước đen hôi hám suốt cả năm trời tự dưng hóa thành cả khối lộng lẫy hồn nhiên như lâu đài vụt dậy trên bãi cát trống sau đêm.
Xôn xao phiên chợ cuối cùng. Xôn xao háo hức của những chủ vựa kiểng và trái cây trứ tiếng khắp ngả Cửu Long. Xôn xao tiếng người phu vác hoa và những chủ ghe thức cả ngày đêm dong hàng kịp tết. Xôn xao như âm thanh đập vào mi mắt chị hàng trái cây từ thuở thiếu niên, ngủ một giấc dài, mở mắt, thấy cả đồng bằng đang trôi về phố trên con nước.
Khi ấy, chị biết tết tới, không cần một cuốn lịch nào. Vậy là thằng nhóc ở nhà sắp nghỉ học, đợi má về kịp tết đêm ba mươi.■
Chào cả nhà mình ngày mới
Chúc cả nhà mình một ngày tốt lành
Tuần giao dịch tất niên
Lực bán cạn dần: Do nhà đầu tư nước ngoài mua ròng rất mạnh, kéo dài. Đường đi của giá (VN-Index) đang biểu thị rất khó giảm dễ tăng.
TTCK rất nhạy cảm với doanh nghiệp lớn đang niêm yết trên thị trường và những người quan trọng nhất trên TTCK. TTCK chưa bao giờ nhạy cảm với ai đó “nghỉ” hưu, nghỉ làm mà không liên quan đến TTCK. Một số lượng người đầu tư “RẤT THÁI QUÁ”. Ví dụ VTP ảnh hưởng đến TTCK, Vụ Việt Á chưa bao giờ là ảnh hưởng liên quan đến TTCK chẵn hạn. Một đảng viên thì có “Những điều đảng viên không được làm”, vi phạm khuyết điểm thì nghỉ. Liên quan gì TTCK
TTCK qua Tết khả năng rất mạnh. VN-Index đang biểu thị cạn cung. Tuy nhiên cũng rất nhiều công ty có kết quả kinh doanh rất kém, giá lên cái gì bảo vệ giá trị đó?
Những người bán qua Tết mua lại là cơ hội để gia tăng tỷ trọng (không margin).
Chúc tuần giao dịch tất niên thành công
Nguồn : Truong Money
Tích luỹ tài sản cho một chu kỳ lớn
Đỏ mạnh múc
TT này, Chun nghĩ, TT cứ tăng liu riu kiểu này người cầm tiền sẽ xoắn.
vì Chun nghĩ TT ra tết ổn lắm !
vì sao lại ổn
vì:
đám đông cầm tiền
Khối ngoại cầm trịch cuộc chơi.
Nhìn họ điều khiển chỉ số VNI như chốn không người mà lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa, nhưng đành bất lực đứng nhìn, chứ biết làm sao bây giờ em hỡi…
MARKET BREADTH DÀI HẠN - TỔN THƯƠNG SÂU QUÁ
-
Một trong những cái mình quan sát trong thời gian qua mong muốn chờ cải thiện là Market Breadth dài hạn, số lượng cổ phiếu trên MA200 hồi phục trở lại. Nhưng vẫn chưa đến.
-
Market Breadth lần này tổn thương sâu quá. Từ tháng 5 đến nay chưa bao giờ Above MA200 quá 30% số mã. Hiện vẫn dưới 15% số mã.
-
Không tính 2007-2008 thì chỉ có giai đoạn 2010-cuối 2011 là cấu trúc thị trường dài hạn mới tổn thương sâu đến vậy. Hồi 2010 thì 1.5 năm Above MA200 dưới 30% số mã. Hiện từ tháng 5 đã được 7-8 tháng.
-
Đỉnh 2018 hoặc Covid, Market Breadth hồi rất nhanh.
-
Market Breadth dài hạn chưa cải thiện thì mong sóng nhỏ thôi, khó mong sóng lớn. Mà Trading cũng kiểu chộp giựt chứ khó ở trong thị trường lâu.
-
Nhìn qua bạn Mỹ, S&P500 hiện có hơn 60% số mã trên MA200 rồi, ngắn hạn và trung hạn thì không phải lo nhiều cho các bạn ấy…
Nguồnn: Huy Bùi
VN-Index có thể chuyển sang kênh tăng giá trung hạn
(1) Nhà đầu tư nước ngoài vẫn thu gom CP của cá nhân liên tục trên TTCK. Nếu không có mua ròng này chắc chắn VN-Index sẽ yếu đi rất nhiều.
Hàng ngày lượng CP Blue cứ rơi rụng dần về tay nhà đầu tư nước ngoài. Làm cho margin xuống rất thấp và tỷ trọng cổ phiếu giảm. Những cổ phiếu được mua ròng ngày càng cô đặc rất dễ tăng giá mạnh.
(2) NHNN liên tục mua ròng rất mạnh USD vào. Gián tiếp bơm tiền ròng ra thị trường.
Nhiều người nghĩ rằng hoạt động mua ròng này không liên quan đến TTCK. Nhà đầu tư nước ngoài không bán USD lấy gì mua cổ phiếu?
Trong thời gian rất ngắn NHNN mua ròng hàng tỷ USD là tín hiệu rất tích cực. Phiên hôm qua mua ròng 405 triệu USD.
Trong năm 2023 này, USD suy yếu, lạm phát yếu. NHNN khả năng cao sẽ áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt hơn.
(3) VN-Index sắp kết thúc chu kỳ giảm giá lịch sử
Trước những điều kiện thuận lợi. Nhiều khả năng VN-Index thoát khỏi kênh giảm giá trung hạn. Hình thành kênh tăng giá tính bằng tuần.
VN-Index dựa trên biến số rất quan trọng là margin thấp. Tỷ lệ CP của nhà đầu tư cá nhân suy giảm và dòng tiền hoạt động vững vàng.
VN-Index khả năng cao qua Tết sẽ mạnh dần lên. Nếu không có thông tin trọng yếu bất thường (yếu tố ngoại trừ).
Chúc giao dịch thành công
Nguồn : Truong Money
Thị trường làm sao vậy nhỉ
Múc xanh PET nè bác. Đợi đỏ mạnh lâu quá