CNG hàng siêu chất cho chu kỳ bùng nổ nhiệt điện LNG

Cá nhân chỉ thích tìm những cổ phiếu ngon , bổ và đang định giá rẻ để chia sẻ góc nhìn đầu tư.
Sau deal DC4 đã chạm target 14-16 nay giới thiệu với cả nhà cổ phiếu tiếp theo hợp tiêu chí định giá rẻ và có câu chuyện để kỳ vọng giai đoạn sắp tới.


Hàng năm đều chi trả cổ tức rất đều cho nhà đầu tư!

Thứ để kỳ vọng CNG bùng nổ nhất đó chính là các nguồn điện mới sắp tới sẽ là chu kỳ bùng nổ nhiệt điện khí LNG!

1 Likes

CNG quá tốt!

COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than

20/11/2024 20:45

Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải.

Một nhà máy điện than ở Niederaussem (Đức). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 20/11, tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra ở Baku (Azerbaijan), 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải, nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm này.

Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.

Cam kết yêu cầu các quốc gia đệ trình các kế hoạch khí hậu quốc gia vào đầu năm tới, trong đó xác nhận rằng họ sẽ không xây dựng nhà máy điện than mới mà không có biện pháp giảm khí thải, như công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon.

Tuy nhiên, bản cam kết không yêu cầu các quốc gia phải ngừng khai thác hoặc xuất khẩu than - nguồn nhiên liệu tạo ra khí thải carbon làm nóng hành tinh nhiều hơn cả dầu khí và là yếu tố chính gây ra biến đổi khí hậu.

Nhiều quốc gia sản xuất điện than lớn nhất thế giới - bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ - đã không ký vào “lời kêu gọi hành động” được đưa ra tại COP29.

Đặc phái viên về khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Wopke Hoekstra, người đã ký vào sáng kiến này, cho biết điện than vẫn đang được phát triển mạnh mẽ mặc dù đã có cam kết lịch sử tại COP năm ngoái về việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất năng lượng.

Ông Hoekstra nhấn mạnh: “Cam kết loại bỏ nhiên liệu hóa thạch cần được cụ thể hóa thành những hành động thực tế.”

Cũng tại COP29, các quốc gia giàu có đã được kêu gọi cam kết tài trợ lên tới 900 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ các quốc gia nghèo hơn đối phó với biến đổi khí hậu.

Các quốc gia phát triển, vốn ít chịu trách nhiệm về khí thải, được yêu cầu hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang phát triển để thực hiện quá trình chuyển đổi xanh.

Một số quốc gia đang phát triển đã yêu cầu khoản tài trợ lên tới 1.300 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, các quốc gia giàu có nhấn mạnh rằng cam kết này cần phải bao gồm các khoản vay và sự đóng góp từ khu vực tư nhân.

Ngoài ra, họ cũng kêu gọi Trung Quốc và Saudi Arabia, là những nền kinh tế lớn nhưng vẫn được xếp vào nhóm các quốc gia đang phát triển, đóng góp tài chính.

Bộ trưởng Khí hậu Australia, Chris Bowen, cho biết ba mức tài trợ được đề xuất là 440 tỷ USD, 600 tỷ USD và 900 tỷ USD.

Tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển yêu cầu rằng các khoản tài trợ này không nên bao gồm các khoản vay, và cần phải có tính thực tế và có ý nghĩa.

Trưởng đoàn đàm phán của Azerbaijan, ông Yalchin Rafiyev, đã kêu gọi đẩy nhanh các cuộc thảo luận để đạt được một thỏa thuận khả thi tại COP29.

CNG nắm trung hạn là hợp lý

1.2. Lợi ích của phát triển điện khí LNG
Sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trong phát triển điện mang đến nhiều lợi ích, cụ thể:

Điện khí LNG có lượng phát thải carbon ít hơn 45% so với điện than, ít hơn 30% so với đốt dầu, đồng thời giảm tới 90% lượng NOx, tạo ra ít khí thải gây ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường.
Cung cấp nguồn điện linh hoạt, không bị gián đoạn và phụ thuộc vào yếu tố thời tiết như điện gió hay mặt trời.
LNG có giá trị năng lượng cao hơn, có thể tạo ra nhiều điện trên mỗi tấn nhiên liệu khí so với than đen.
Khí đốt thiên nhiên dồi dào và phổ biến rộng rãi, được sản xuất và mua bán tại nhiều quốc gia vì thế rất dễ dàng tiếp cận nguồn cung.
Đảm bảo nguồn cung nhiên liệu ổn định, lâu dài cho phát triển điện thay cho các nhiên liệu hoá thạch khác đang bước vào giai đoạn suy giảm.

Các bạn nên nhớ để thu hẹp thặng dư thương mại với Mỹ thì thứ đang được nói đến nhiều và khả thi đó chính là nhập khẩu LNG từ Mỹ!

Bên cạnh nhà máy nhiệt điện 3,4 sắp vận hành sử dụng khí LNG. Thì một loạt nhà máy nhiệt điện mới ở Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Bạc Liêu…Đều đang hướng đến sử dụng khí hóa lỏng LNG!

Tình hình thực hiện các Chuỗi dự án khí – điện LNG Sơn Mỹ và Thị Vải

Posted on 12/09/2023 by Nguyễn Viết Thường

Chuỗi dự án khí – điện Sơn Mỹ (bao gồm các dự án thành phần là Cảng nhập, kho LNG Sơn Mỹ, nhà máy điện Sơn Mỹ 1 và nhà máy điện Sơn Mỹ 2). Tiến độ tổng thể của Chuỗi dự án được xây dựng trên nguyên tắc các dự án thành phần được triển khai đồng bộ và dự kiến đi vào vận hành giai đoạn 2026 – 2030. Tương tự, Chuỗi dự án khí – điện Thị Vải có Cảng và kho LNG Thị Vải, cùng nhà máy điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4. Tiến độ của Cảng và kho LNG Thị Vải đi vào hoạt động từ quý 3 năm 2023.

Về dự án Cảng và kho LNG Sơn Mỹ:

Dự án Cảng nhập và kho LNG Sơn Mỹ do Công ty TNHH LNG Sơn Mỹ làm chủ đầu tư. Trong đó, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đóng góp 61% và AES của Hoa Kỳ đóng góp 39%.

Dự án được đầu tư theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 xây dựng kho, cảng khoảng 3,6 triệu tấn/năm (gồm cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu lên đến 216.000 m3, đê chắn sóng và 2 bồn sức chứa 160.000 m3, hệ thống hóa hơi, tái hóa khí…). Còn giai đoạn 2 sẽ tăng công suất kho lên đến 6 triệu tấn/năm. Tổng mức đầu tư của dự án là khoảng 1,35 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn 1 khoảng 1,31 tỷ USD và giai đoạn 2 rất thấp (khoảng 40 triệu USD).

Cập nhật tình hình thực hiện dự án Kho, cảng nhập LNG Sơn Mỹ: Ngày 12/6/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận về quy hoạch vị trí cảng của dự án Kho, cảng LNG Sơn Mỹ. Tiếp đến, ngày 11/7/2023, UBND tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu đối với dự án này.

Về Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) của dự án, Công ty TNHH LNG Sơn Mỹ đang thực hiện cập nhật để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Dự kiến FS sẽ hoàn thành, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trong quý 3/2023. Với FS của các dự án Nhà máy điện Sơn Mỹ 1 và Sơn Mỹ 2, hiện đang trong quá trình thẩm định để phê duyệt. Theo Quy hoạch điện VIII, các dự án này dự kiến đi vào vận hành trong giai đoạn 2026 – 2030.

Về dự án kho, cảng nhập LNG Thị Vải:

Dự án Cảng nhập và kho chứa LNG 1 triệu tấn Thị Vải do PV GAS làm chủ đầu tư, có quy mô công suất từ 1 – 3 triệu tấn/năm. Tổng mức đầu tư là khoảng 285,8 triệu USD. Ngày 30/7/2023 vừa qua, dự án đã hoàn thành công tác chạy thử và hiện đang vận hành cấp khí cho các hộ tiêu thụ thấp áp. Ngày 25/8/2023, Bộ Công Thuơng đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình.

Giai đoạn 2 của dự án này dự kiến sẽ nâng công suất lên 3 triệu tấn/năm (phù hợp với tiến độ các nhà máy điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, cũng như việc xác định các hộ tiêu thụ chính khác cho dự án này).

Đối với dự án điện sử dụng nhiên liệu từ kho, cảng nhập LNG Thị Vải – Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Theo hợp đồng EPC, tính đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể ước đạt 35,7%/42,8%, chậm khoảng 7,1% so với kế hoạch. Trong đó, tiến độ thiết kế ước đạt 77,1%/83,8% (chậm 6,7%). Mua sắm, chế tạo ước đạt 47,1%/53% (chậm 5,9%). Thi công xây lắp đạt 9,2%/21,6% (chậm 12,4%).

Hợp đồng mua bán điện (PPA), Hợp đồng mua bán khí (GSA) đã hoàn thành đàm phán, chờ thủ tục phê duyệt để ký kết. Với hợp đồng thu xếp vốn, hiện PV Power đang triển khai thực hiện khoản vay 4.000 tỷ đồng từ Vietcombank. Còn với dự án đường dây truyền tải của EVN hiện đang chậm so với tiến độ do vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Theo đánh giá của giới chuyên môn, những khó khăn, vướng mắc trong dự án Nhơn Trạch 3 và 4 hiện nay là do cơ chế, chính sách trong công tác đàm phán PPA, GSA – đặc thù của chuỗi dự án khí, điện LNG (khối lượng bao tiêu khí, sản lượng điện – Qc, công suất tối đa – Tmax…) ảnh hưởng đến công tác thu xếp vốn, tính khả thi và hiệu quả của dự án. Hiện PVPower và EVN chưa hoàn tất đàm phán và ký PPA do chưa thống nhất được Qc.

Mặt khác, mức phí vay vốn từ nguồn vốn tín dụng xuất khẩu (ECA) cao, cũng như khoản bảo hiểm vốn vay làm chi phí tài chính tăng cao có thể vượt mức trần lãi suất do dự án không có bảo lãnh của Chính phủ. Để tháo gỡ những bế tắc nêu trên, Chính phủ cần sớm xem xét cho phép Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4 được áp dụng sản lượng điện hợp đồng (Qc) dài hạn bình quân nhiều năm sử dụng trong tính giá điện đảm bảo hiệu quả đầu tư và dòng tiền trả nợ của dự án.

Nam Định muốn chuyển dự án nhà máy nhiệt điện than 2 tỷ USD sang điện khí

Việc chuyển đổi dự án nhà máy nhiệt điện than sang điện khí LNG, theo tỉnh Nam Định, nhằm giảm dần tỷ trọng điện than và đáp ứng nguyện vọng của người dân là nhà máy điện phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Ngày 28/3, ông Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định cho biết, tỉnh này vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất chuyển đổi dự án nhiệt điện 2,2 tỷ USD từ điện than sang điện khí LNG.

Cụ thể, UBND tỉnh Nam Định kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, đàm phán với chủ đầu tư chuyển đổi dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định 1 dự kiến sử dụng nhiên liệu than sang sử dụng nguồn nhiên liệu sạch như điện khí LNG để đảm bảo nhiên liệu cho sản xuất điện thân thiện với môi trường và phù hợp cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26.

Điều này cũng phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và đáp ứng được nguyện vọng, tạo sự đồng thuận của người dân trong vùng dự án.

Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định I được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 15/6/2017 tại Nam Định cho liên danh Tập đoàn Taekwang Power (Hàn Quốc) và Acwa Power (Ả rập Xê út) đầu tư, thông qua pháp nhân là Công ty TNHH Điện lực Nam Định thứ nhất (trụ sở tại Singapore).

[image]

Nguồn điện ‘xanh’ hơn đang được chú ý.

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD, theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) giữa nhà đầu tư và Bộ Công Thương, được xây dựng, vận hành theo thiết kế nhà máy nhiệt điện đốt than, với công suất khoảng 1.109,4MW, gồm hai tổ máy, công suất mỗi tổ khoảng 554,7MW.

Dự án được thực hiện tại địa bàn hai xã Hải Châu và Hải Ninh (huyện Hải Hậu), trên diện tích 242,71ha, thời gian dự kiến khởi công giữa năm 2018. Tuy nhiên, sau lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, dự án vẫn “án binh bất động”.

Theo Quy hoạch điện VIII (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/5), dự án Nhà máy Nhiệt điện Nam Định 1 vẫn được xếp trong danh mục các dự án nguồn và lưới điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện, thuộc nhóm các dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn.

Dự án được giao Bộ Công Thương làm việc với các nhà đầu tư, cho phép kéo dài đến tháng 6/2024 nếu không triển khai được phải xem xét chấm dứt theo quy định của pháp luật.

Trong văn bản xin ý kiến của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Nam Định cho biết: Đến tháng 12/2020, về cơ bản các nội dung của hợp đồng BOT và GGU (thoả thuận về cam kết bảo lãnh của Chính phủ cho dự án) đã được thống nhất, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo về việc ký chính thức các hợp đồng dự án sau khi hợp đồng mua bán điện (PPA) được thống nhất và hoàn thiện.

Tuy nhiên, đến nay hợp đồng dự án vẫn chưa được ký kết do các vướng mắc liên quan đến hợp đồng mua bán điện PPA và việc tái cấu trúc nhà đầu tư.

Những vướng mắc tại dự án hơn 2 tỷ USD dần có hướng tháo gỡ khi ngày 16/10/2023, đại diện Tập đoàn Phát triển Năng lượng Gulf (Thái Lan) đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Nam Định về các nội dung liên quan tới dự án.

Theo Tổng Giám đốc Gult Việt Nam, nhà đầu tư này đã sơ bộ thống nhất thoả thuận với Tập đoàn Taekwang (Hàn Quốc) - chủ đầu tư, về việc hai tập đoàn cùng hợp tác hoặc Tập đoàn Taekwang chuyển đổi cho Tập đoàn Gulf đầu tư dự án Nhiệt điện Nam Định 1, theo hướng chuyển đổi từ công nghệ nhiệt điện than sang nhiệt điện khí LNG.

1 Likes

Siết vol rồi mà break lên vẫn không có tiền mấy

Giai đoạn sắp tới nhu cầu sử dụng năng lượng sạch ít phát thải CO2 nên không chỉ điện khí mà nhiều ngành công nghiệp cũng chuyển sang sử dụng khí LNG CNG để sản xuất. Nên dư địa tăng trưởng mạnh những năm sắp tới của CNG còn rất nhiều!

đầu tư mà cứ phải khổ vậy sao bạn. Chắc chưa đọc DC4 lúc nó gom miệt mài đâu nhỉ :smiley:

trump đã phát đi tín hiệu đầu tiên về thuế quan nên để giảm thặng dư thương mại LNG là cái tên nổi bật được nhắc đến!

PV GAS vận chuyển thành công khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nam ra Bắc bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau siêu bão Yagi

  • September 10, 2024

Thực hiện trách nhiệm của đơn vị chủ đạo trong ngành công nghiệp khí, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đang tổng lực triển khai nhiệm vụ khẩn thiết tại miền Bắc: đảm bảo ổn định nguồn cung sản phẩm khí phục vụ công nghiệp và dân dụng, góp phần khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi; song song đó hoàn thiện bản đồ cung ứng năng lượng sạch trên toàn quốc bằng việc vận chuyển thành công LNG từ Nam ra Bắc bằng đường sắt.

Trong những ngày sau bão Yagi, với nỗ lực khắc phục hậu quả của thiên tai – tái khởi động hoạt động sản xuất công nghiệp và tiêu dùng dân dụng, PV GAS duy trì hoạt động cung cấp các sản phẩm khí ổn định tại khu vực phía Bắc. Cụ thể, từ ngày 09/9/2024, PV GAS tiếp tục vận hành an toàn hệ thống khí Hàm Rồng-Thái Bình để cung cấp khí thấp áp và CNG đáp ứng nhu cầu khách hàng tối đa theo sản lượng khai thác của mỏ; cung cấp LPG từ hệ thống kho nổi – kho cảng tại Thái Bình và Hải Phòng với sản lượng khoảng 2.000 – 3.000 tấn/ngày. Trong những ngày tới, khi hoạt động sản xuất và nhu cầu dân dụng phục hồi, PV GAS vẫn đảm bảo cung ứng nguồn hàng liên tục với giá cả ổn định từ nguồn khí nội địa và nguồn nhập khẩu.


Đón chào chuyến tàu chở LNG đầu tiên về đến ga Đông Anh (Hà Nội)

Cũng trong nỗ lực đảm bảo cung ứng năng lượng toàn diện cho miền Bắc, vào lúc 18:00 chiều ngày 09/9/2024, đoàn tàu mang theo 16 bồn ISO tank chứa LNG đã hoàn thành hành trình 1.700km trên tuyến đường sắt từ Nam ra Bắc, về tới ga Đông Anh (Hà Nội) an toàn, đúng lịch trình. Tại đây, LNG được chuyển sang các xe bồn chuyên dụng để phục vụ các hộ tiêu thụ công nghiệp tại miền Bắc. Sự khởi đầu thành công của hoạt động vận chuyển LNG Nam – Bắc đánh dấu một chương mới cho ngành công nghiệp khí cũng như ngành vận tải đường sắt tại Việt Nam. Hoạt động này đã nâng cấp chuỗi cung ứng LNG của PV GAS nói riêng và hoàn thiện bản đồ năng lượng quốc gia nói chung. Đây là nền tảng quan trọng để PV GAS tiếp tục phát triển chuỗi giá trị sản phẩm khí và gói giải pháp năng lượng toàn diện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của thị trường.

Hành trình đi dọc đất nước đánh dấu một khởi đầu thành công

Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam vào tháng 7/2023 qua đường nhập khẩu bằng tàu thủy chuyên dụng tại kho cảng PV GAS Vũng Tàu, LNG ngay lập tức được cung cấp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN và các hộ tiêu thụ công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, tại khu vực phía Bắc hiện vẫn chưa có hạ tầng nhập khẩu LNG, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nhiên liệu này cho các hộ tiêu thụ. Nhận thức rõ được trách nhiệm dẫn dắt ngành công nghiệp khí tại Việt Nam, với sự hỗ trợ tích cực của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), PV GAS đã vận chuyển thành công nguồn khí LNG đầu tiên ra khu vực phía Bắc. Đây cũng là lời cam kết đảm bảo nguồn cung các sản phẩm khí đa dạng (khí đường ống, LPG, CNG và LNG) cạnh tranh, ổn định và hỗ trợ khách hàng trong công tác phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an ninh, an toàn khi sử dụng giải pháp năng lượng của PV GAS.

Chúc mừng chuỗi cung ứng – kinh doanh khí tích hợp của PV GAS mở rộng ra cả nước

Duy trì hoạt động cấp năng lượng ổn định, xuyên suốt trong giai đoạn khắc phục hậu quả thiên tai, đồng thời qua hoạt động cung cấp LNG bằng ISO tank bằng đường sắt, tham gia tối ưu hóa hạ tầng giao thông vận tải và công nghiệp khí của quốc gia, PV GAS cùng công ty mẹ Petrovietnam tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt thị trường năng lượng cạnh tranh nói chung và ngành công nghiệp khí nói riêng, hướng tới sự phát triển hoàn thiện của các nguồn năng lượng sạch và bền vững.

Khí đốt và LNG: Mấu chốt cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Đình Đại • 09/09/2024 04:30

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng khí đốt, và nhu về khí đốt có thể tăng gấp ba lần vào giữa những năm 2030.

Nhu cầu về khí đốt của Việt Nam có thể tăng gấp ba lần vào giữa những năm 2030 - Ảnh minh họa.

Nhu cầu khí đốt sẽ tăng 12% mỗi năm

Theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng khí đốt, hợp đồng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và những cải cách chính sách quan trọng, khi nhu cầu về khí đốt của quốc gia dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm và có thể tăng gấp ba lần vào giữa những năm 2030.

Tiêu thụ khí đốt sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu năng lượng ngày càng cao hơn, từ 8 triệu tấn dầu quy đổi (Mtoe) vào năm 2020 lên 20 Mtoe vào năm 2035. Trong quá trình chuyển đổi này, tỷ trọng than tiêu thụ sẽ giảm 7 Mtoe vào năm 2050.

Bên cạnh nhu cầu khí đốt được dự báo tăng lên, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức trong sản lượng nội địa. Các mỏ khí hiện tại chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam Bộ và đang bước vào giai đoạn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung khí đốt nội địa giảm 25% trong 5 năm qua.

Tuy nhiên, với những dự án phát triển gần đây như Quyết định đầu tư (FID) Lô B ở Lưu vực Malay, dự kiến sẽ tăng thêm 0,4 tỷ feet khối (tương đương 11,3 triệu mét khối) sản lượng khí đốt mỗi ngày vào năm 2030.

Ngoài ra, việc xây dựng đường ống dẫn khí từ lô hợp đồng phân chia sản lượng dầu khí Tuna (Indonesia) ở Biển Natuna được kỳ vọng sẽ có thể vận chuyển khí đốt cho Việt Nam kể từ những năm 2030 trở đi. Wood Mackenzie dự đoán trong tương lai, lượng khí đốt Yet-To-Find (YTF) sau năm 2030 sẽ được phân bổ ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cũng chỉ ra rằng, việc phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt mới sẽ giảm bớt lo ngại về tình trạng thiếu khí đốt. Mạng lưới đường ống chính của Việt Nam hiện tập trung ở khu vực phía Nam, nơi có trung tâm kinh tế lớn là TPHCM. Hai kho cảng khí LNG đã được xây dựng ở miền Nam Việt Nam, với cảng LNG Thị Vải đã hoạt động và cảng Hải Linh dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9/2024. Một số công trình kho cảng LNG khác đang ở giai đoạn nghiên cứu tính khả thi và dự kiến có thể đi vào hoạt động vào đầu những năm 2030.

Ông Joshua Ngu - Phó Chủ tịch Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Wood Mackenzie cho biết, ngành điện lực sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt, với dự báo nhiên liệu này sẽ đóng góp tới 14% tổng sản lượng điện vào năm 2030. Theo ông Joshua Ngu, việc phát điện từ khí đốt đang ngày càng cần thiết để hạn chế khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện trong tương lai gần,

"Khi sản lượng điện từ than chững lại trong giai đoạn tới và năng lượng tái tạo tiếp tục đối mặt với những thách thức như hiệu suất gián đoạn hay các hạn chế của lưới điện, khí đốt và LNG sẽ là những nguồn nhiên liệu quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia cũng như hỗ trợ kinh tế tăng trưởng bền vững”, ông Joshua Ngu đánh giá.

Cần cơ chế năng lượng chuyên biệt

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cũng cho thấy, Việt Nam chỉ đang hoàn toàn tiếp xúc với thị trường khí LNG mua và giao ngay, chưa ký bất kỳ hợp đồng mua bán LNG dài hạn nào.

Nhu cầu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và hợp đồng mua bán LNG tại Việt Nam - Nguồn: Wood Mackenzie.

Theo ông Raghav Mathur, Chuyên gia Nghiên cứu và Phân tích lĩnh vực Khí đốt & LNG của Wood Mackenzie, thiếu hụt trong nguồn cung khí LNG theo hợp đồng, cùng với nguồn tài nguyên trong nước ngày càng cạn kiệt, làm tăng nguy cơ biến động giá ở Việt Nam cũng như nguy cơ mất điện hoặc phân phối khí đốt trong tương lai

Theo vị chuyên gia này, sự chênh lệch giữa giá điện sản xuất từ khí LNG, các hợp đồng mua bán điện, các dự án điện khí LNG chưa có nhiều tiến triển đã và đang trở thành những trở ngại đáng kể đối với việc ký kết hợp đồng LNG tại Việt Nam.

Trong khi đó, bà Yulin Li, Chuyên gia Nghiên cứu về Khí đốt & LNG tại Wood Mackenzie đánh giá, việc Chính phủ Việt Nam phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vào tháng 5 năm 2023, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án điện khí LNG, hướng tới việc tăng thêm 22,4 GW công suất điện từ khí LNG vào năm 2030.

Tuy nhiên, bà Yulin Li cho rằng, để Việt Nam tận dụng triệt để tiềm năng của khí đốt và LNG, cần có một cơ chế năng lượng chuyên biệt để tập trung vào chính sách và quy định về năng lượng. “Một khung chính sách mạnh mẽ là điều cần thiết để thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt trung và hạ nguồn”, bà Li nhấn mạnh.

Theo phân tích của Wood Mackenzie, Việt Nam nên phát triển thêm quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp có khả năng đáp ứng yêu cầu của quốc gia. Hiện nay, có nhiều nhà cung cấp uy tín đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến như Petronas, một trong những nhà sản xuất LNG tích hợp lớn nhất thế giới.

“Khởi đầu là một nhà cung cấp năng lượng cho thị trường nội địa Malaysia, Petronas đã mở rộng cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế chủ chốt ở châu Á như Nhật Bản, Trung Quốcvà Hàn Quốc. Hiện Petronas sản xuất hơn 36 triệu tấn khí LNG mỗi năm với các cơ sở ở Bintulu, Úc, Ai Cập và sắp tới là Canada. Mạng lưới rộng lớn này củng cố thương hiệu uy tín của Petronas để cung cấp khí LNG cho Việt Nam”, chuyên gia của Wood Mackenzie đánh giá.

PV GAS và PV Power ký hợp đồng mua bán chuyến tàu LNG đầu tiên cung cấp cho chạy thử các nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4

Thứ hai, 25/11/2024 20:36 PM - 0 Trả lời

Theo dõi trên Theo dõi trên Google News

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) vừa tổ chức Lễ ký hợp đồng cung cấp LNG phục vụ việc chạy thử 2 Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.

Tham dự Lễ ký, về phía PV GAS, có ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT); ông Phạm Văn Phong, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc; các ông bà thành viên HĐQT, ban Tổng Giám đốc, ban Kiểm soát, đại diện các ban/đơn vị chuyên môn. Về phía PV Power có ông Hoàng Văn Quang, Chủ tịch HĐQT; ông Lê Như Linh, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc; các ông bà thành viên HĐQT, ban Tổng Giám đốc, ban Kiểm soát, đại diện các ban chuyên môn.

pv gas va pv power ky hop dong mua ban chuyen tau lng dau tien cung cap cho chay thu cac nha may dien nhon trach 3 va nhon trach 4 hinh 1

Chủ tịch PV GAS Nguyễn Thanh Bình phát biểu khẳng định quyết tâm của PV GAS trong Chiến lược năng lượng xanh

Nhằm đáp ứng các cam kết của Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang có những nỗ lực lớn tham gia quá trình chuyển đổi năng lượng quốc gia. Trong đó, hai đơn vị thành viên Petrovietnam là PV GAS và PV Power đang tiên phong cung cấp/sử dụng LNG nhập khẩu để sản xuất điện phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước.

PV Power hiện đang trong quá trình đầu tư nhiều dự án điện sử dụng LNG có quy mô lớn như Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. Cùng với đó, PV Power cũng đang trong quá trình chuyển đổi một số nhà máy điện sử dụng khí tự nhiên sang LNG.

pv gas va pv power ky hop dong mua ban chuyen tau lng dau tien cung cap cho chay thu cac nha may dien nhon trach 3 va nhon trach 4 hinh 2

Chủ tịch HĐQT PV Power Hoàng Văn Quang chúc mừng sự hợp tác toàn diện và sâu rộng giữa 2 Tổng công ty

Với mục tiêu đáp ứng cam kết của Chính phủ tại COP 26 về đạt được Net Zero vào năm 2050 và hoàn thành Quy hoạch Điện VIII, PV GAS đã và đang tích cực triển khai các bước chuyển dịch năng lượng tích cực, chủ động đưa nguồn LNG nhập khẩu thành nguồn nhiên liệu chính cung cấp cho các nhà máy điện chạy khí tại Việt Nam, từng bước thay thế cho nguồn khí tự nhiên đang ngày càng suy giảm nhanh chóng tại khu vực Đông Nam Bộ (với sản lượng giảm khoảng 01 tỷ m3 khí tiêu chuẩn mỗi năm).

Việc sẵn sàng cung cấp khối lượng khí tương ứng một chuyến tàu chứa LNG nhập khẩu, lần đầu tiên tập trung phục vụ Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, tiếp tục khẳng định vị thế của PV GAS là doanh nghiệp tiên phong và chủ lực trong lĩnh vực khí nói chung và LNG nói riêng, duy nhất đủ năng lực đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch ngày càng cao cho nền kinh tế - xã hội nước nhà.

Phát biểu tại Lễ ký, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT PV GAS và ông Hoàng Văn Quang, Chủ tịch HĐQT PV Power đều nhấn mạnh: Lễ ký hôm nay là bước đi quan trọng của hai Tổng công ty nói riêng và của Petrovietnam nói chung trong lộ trình đưa nguồn LNG nhập khẩu thành nguồn nhiên liệu chính cung cấp cho các nhà máy điện chạy khí tại Việt Nam, từng bước thay thế cho nguồn khí tự nhiên đang suy giảm nhanh chóng tại khu vực Đông Nam Bộ.

Đây cũng là sự khẳng định quyết tâm đồng lòng đồng sức, tăng cường phối hợp và hợp tác để giữ vững vị trí đầu tàu trong ngành công nghiệp năng lượng đất nước của hai Tổng công ty và của Petrovietnam; tiếp tục vững vàng thực hiện “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia” đã được Chính phủ phê duyệt.

pv gas va pv power ky hop dong mua ban chuyen tau lng dau tien cung cap cho chay thu cac nha may dien nhon trach 3 va nhon trach 4 hinh 3

Nghi thức ký hợp đồng cung cấp LNG phục vụ việc chạy thử 2 Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4

Ông Huỳnh Quang Hải, Phó Tổng Giám đốc PV GAS và ông Nguyễn Kiên, Phó Tổng Giám đốc PV Power đã đại diện cho 2 Tổng công ty thực hiện nghi thức ký Hợp đồng “Mua bán chuyến tàu LNG đầu tiên cung cấp cho chạy thử các nhà máy điện Nhơn Trạch 3 & Nhơn Trạch 4”, trước sự chứng kiến và chúc mừng của lãnh đạo 2 bên.

Cũng để ghi dấu ấn đặc biệt cho Lễ ký quan trọng này, các vị đại biểu đã vui mừng chứng kiến sự kiện PV GAS đồng hành với cuộc thi “Đặt tên cho em bé hà mã” của Vườn Thú Hà Nội.

Trong những ngày vừa qua, Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang cùng chia sẻ một bất ngờ tuyệt vời, khi lần đầu tiên tại Vườn Thú Hà Nội có một chú hà mã con chào đời. Đây được xem là một tín hiệu đáng mừng trong công tác bảo vệ thiên nhiên, truyền tải thông điệp tích cực về việc chăm nuôi, bảo tồn loài hà mã trong điều kiện vườn thú, xây dựng môi trường hài hoà chung sống giữa con người và các loài động vật trên hành tinh của chúng ta.

Để hưởng ứng và lan toả tinh thần ấy, Vườn Thú Hà Nội đã phát động cuộc thi “Đặt tên cho em bé hà mã” với đối tượng tham dự là các cá nhân, tổ chức, trẻ em yêu mến Vườn Thú Hà Nội trong suốt hơn 50 năm qua, với sự hỗ trợ quảng bá của rất nhiều đơn vị báo chí và truyền thông đại chúng.

pv gas va pv power ky hop dong mua ban chuyen tau lng dau tien cung cap cho chay thu cac nha may dien nhon trach 3 va nhon trach 4 hinh 4

Đồng hành cùng với cuộc thi “Đặt tên cho em bé hà mã” của Vườn Thú Hà Nội

Là doanh nghiệp kinh doanh hàng đầu trong lĩnh vực nguyên liệu xanh, cung cấp nguồn khí sạch, hướng tới mục tiêu cùng cộng đồng, đối tác phát triển bền vững theo chủ trương của Đảng và Nhà nước; PV GAS còn là nhà bảo trợ, đối tác của những chương trình hành động xanh, thuận theo tự nhiên và nâng đỡ các dự án phát triển xã hội, bảo vệ môi trường. PV GAS đã quyết định đồng hành với cuộc thi “Đặt tên cho em bé hà mã” của Vườn Thú Hà Nội như một hoạt động ý nghĩa, trong chuỗi chương trình Hành trình năng lượng Xanh.

Các vị lãnh đạo PV GAS và PV Power đã thể hiện sự ủng hộ với Vườn Thú Hà Nội, mong muốn bé hà mã sẽ nhận được một cái tên thật đáng yêu và ý nghĩa, lớn lên khoẻ mạnh và vui vẻ, mang đến những thông điệp tích cực cho mọi người.

Trong không khí phấn khởi và chia sẻ của Lễ ký, 2 Tổng công ty cùng thể hiện hy vọng và niềm tin chuyến tàu LNG đầu tiên sẽ cung cấp hiệu quả, kịp thời cho quá trình chạy thử các nhà máy điện đúng tiến độ dự án, góp phần cung cấp điện cho toàn khu vực Đông Nam Bộ nói riêng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung.


Ứng phó rủi ro điều tra thương mại và thao túng tiền tệ, lựa chọn giải pháp nào?

1 Likes

Cảm ơn thông tin mà ad chia sẻ nhé

CNG có nhiều tiềm năng tăng trưởng quá