-
Việc Nga tiếp tục cắt giảm dòng khí đốt tự nhiên đến châu Âu đã đẩy giá quốc tế lên mức cao mới, làm gián đoạn dòng chảy thương mại, dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng ở một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
-
Bên cạnh đó, việc căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông cũng dấy lên lo ngại về nguồn cung năng lượng.
=> Mời nhà đầu tư cùng SimpleInvest tìm hiểu về 1 doanh nghiệp trong ngành đang có lợi thế và tiềm năng tăng trưởng rất lớn trong trung và dài hạn qua bài viết dưới đây nhé!
I. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
-
Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG VN) với lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là:
-
Chiết nạp và phân phối các sản phẩm khí
-
Cung cấp dịch vụ cải tạo, bảo dưỡng, máy móc, thiết bị sử dụng khí CNG, LNG, LPG,…
-
-
Công ty là doanh nghiệp tiên phong trong việc phổ biến sản phẩm CNG tại Việt Nam và hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành.
-
CNG Việt Nam có 2 nhà máy sản xuất và có hệ thống phân phối khắp các tỉnh thành kinh doanh khí CNG. Là đơn vị thành viên của Tổng công ty khí Việt Nam (PV- GAS)
II. KẾT QUẢ KINH DOANH
-
CNG Việt Nam ghi nhận doanh thu Q2/2023 đạt 842 tỷ đồng (giảm 30% so với cùng kỳ), LNST đạt 14 tỷ đồng, giảm 63% .
-
Lũy kế 6T2023, ghi nhận doanh thu 1,581 tỷ đồng (giảm 28% so với cùng kỳ) và LNST 37 tỷ đồng.
- KQKD Q2/2023 suy giảm do nhu cầu giảm khi kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng và giá bán giảm. Bên cạnh đó, Lợi nhuận giảm mạnh còn do chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, nguyên nhân là do CNG Việt Nam tăng cường các chi phí văn phòng và chi phí nhân viên để chuẩn bị cho việc vận hành dự án mới LNG Thị Vải.
III. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ
1. Tiềm năng lớn từ mảng mới - phân phối LNG
-
Trong năm 2022, công ty lên kế hoạch bắt đầu mảng kinh doanh mới là phân phối khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG).
-
Đầu tháng 05/2023, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định chứng nhận Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) đủ điều kiện là thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG. Tiếp nối các hoạt động nhằm sẵn sàng chuỗi cung ứng LNG tới khách hàng trên khắp cả nước.
-
Ngày 29/08/2023, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cấp giấy chứng nhận Công ty Cổ phần CNG Việt Nam (CNG Vietnam) – đơn vị thành viên PV GAS – đủ điều kiện kinh doanh LNG tại Việt Nam (Đơn vị đầu tiên được cấp giấy chứng nhận)
=> PV GAS là đơn vị đầu tiên và duy nhất thời điểm hiện tại đủ điều kiện xuất nhập khẩu LNG, đồng thời sở hữu kho cảng LNG Thị Vải – tổ hợp LNG đầu tiên được đưa vào vận hành tại thị trường nội địa. Kho cảng LNG Thị Vải có khả năng tiếp nhận được tàu LNG tải trọng lên đến 100,000 tấn, với bồn chứa LNG 180,000 m3 và các thiết bị công nghệ hàng đầu và tiên tiến nhất; với công suất qua kho là 1 triệu tấn LNG/năm trong giai đoạn 1, và nâng cấp lên 3 triệu tấn LNG/năm vào giai đoạn 2. Đây cũng là dự án đánh dấu tên Việt Nam trên bản đồ LNG thế giới.
-
LNG dự kiến được GAS nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam từ tháng 7/2023, phục vụ cho các nhà máy điện khí và khách hàng công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
-
LNG nhập khẩu sẽ được phân phối đến các khách hàng theo 2 phương thức: Đường ống và Xe bồn.
-
Với lợi thế là đơn vị thành viên của PV GAS, CNG Việt Nam dẫn đầu về cung cấp khí thiên nhiên nén CNG và khí thiên nhiên hóa lỏng LNG. Công ty cũng nắm 70% thị phần khí CNG và sở hữu hệ thống phân phối CNG sẵn có (xe bồn và đường ống đến các KCN), CNG Việt Nam sẽ là một trong các công ty chính trong công việc phân phối LNG tại Việt Nam.
-
Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng sản lượng bình quân 11% – 13%/năm trong giai đoạn từ 2023 – 2025, chiếm 70% thị phần cung cấp khí CNG và 60% thị phần cung cấp khí LNG bằng xe bồn trên toàn quốc.
=> Vị thế chi phối, lợi thế cạnh tranh lâu bền. Đồng thời, việc hoạt động mảng LNG ở Thị Vải, doanh thu của CNG VN sẽ tăng trưởng đột phá, thậm chí có thể tăng bằng lần
2. Cơ cấu tài chính lành mạnh
-
Tổng nợ vay cuối Q2/2023 là 59 tỷ đồng. Tỷ lệ Nợ vay/VCSH ở mức 0.11 lần (rất an toàn). Trong khi đó, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đạt 398 tỷ đồng, tương đương 33% tổng tài sản (rất lớn).
-
Trích khấu hao rất lớn mỗi năm, khấu hao khoảng 100 tỷ. Trong năm 2023 đến thời điểm hiện tại không có khoảng đầu tư lớn nào lớn, nếu duy trì đến hết năm thì sang đến năm 2024 đã gần hết khấu hao, còn khoảng 11 tỷ. Lúc đó, biên lợi nhuận của công ty sẽ rất tốt.
-
CNG Việt Nam chủ động được nguồn nguyên liệu giá thấp từ việc thu gom khí ở các mỏ khai thác ngoài khơi, có nhà máy sản xuất chế biến và có hệ thống phân phối khắp các tỉnh thành nên giá thành đầu vào tăng không đáng kể nhưng giá đầu ra lại tăng rất mạnh nhờ hưởng lợi lớn từ việc giá dầu, giá khí tăng cao.
- Giá dầu, giá khí hiện nay đang tăng rất cao. Đặc biệt, giá dầu trong tương lai khó có thể giảm dưới 90$/thùng bởi các cuộc chiến tranh ở Trung Đông chỉ vừa mới bắt đầu và vẫn còn căng thẳng. Vì nhu cầu tăng cao nhưng công suất dự phòng ngày càng giảm, giá khí đốt trên thế giới hiện nay đang điều chỉnh nhưng cũng đã tăng vài lần đến chục lần so với trước đại dịch.
=> Với việc giá dầu tăng mạnh từ đầu Q3/2023 đến nay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện lợi nhuận tốt trong nửa cuối năm.
3. Việt Nam với xu hướng đổi sang sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường
-
Khí CNG hay khí LNG khác nhau ở nhiệt độ làm lạnh, bản chất đều là khí tự nhiên có thành phần chính đều là khí CH4 (metan), nhẹ hơn không khí, khi cháy hạn chế đến 20% lượng khí CO2, 30% lượng khí NOx, 70% SOx so với các nhiên liệu từ xăng dầu.
-
Khi sử dụng trong động cơ làm nhiên liệu thì sẽ giảm được 50% lượng hidrocacbon thải ra môi trường so với động cơ xăng. Do nhẹ hơn không khí nên khi bị thoát ra ngoài bay lên trên cao chứ không bị đọng lại rà rà trên mặt đất như khí LPG, vậy nên sẽ không gây ra cháy nổ như khí LPG hay xăng => Do vậy, khí thiên nhiên được coi là nhiên liệu an toàn, sạch, sạch nhất trong số các nhiên liệu hóa thạch, được tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam khuyến khích sử dụng.
-
Hiện nay, theo quy hoạch điện VIII thì sẽ nâng cao tỷ trọng các nhà máy điện khí, sử dụng khí thiên nhiên làm nhiên liệu, giảm tỷ trọng nhà máy điện than và thủy điện. Hệ thống các xe công cộng và hệ thống dây chuyền sản xuất đã tăng mạnh sử dụng khí thiên nhiên làm nhiên liệu. Điện khí LNG sẽ tăng tỷ trọng đóng góp từ 9.2% lên 23.6% giai đoạn 2022-2030 với công suất đặt tăng từ 7.2 GW lên 37.3 GW.
-
Bên cạnh đó, việc bảo vệ môi trường và chuyển dịch sang sản xuất “xanh” đang là xu hướng của thời đại. Cụ thể như Châu Âu đã có những quy định về việc hợp tác, đơn đặt hàng với các doanh nghiệp dệt may, lộ trình dần ngừng hợp tác với các nhà máy dùng năng lượng hoá thạch.
=> Vì vậy, đây sẽ là cơ hội lớn cho năng lượng thay thế, năng lượng sạch,…
CHUYÊN SÂU VỀ TỪNG ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ, ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP, VÙNG GIẢI NGÂN TỐI ƯU CHO TỪNG VỊ THẾ ĐẦU TƯ… BÀN LUẬN TRỰC TIẾP TRÊN ROOM CHUYÊN VỀ CƠ BẢN – VĨ MÔ – NGÀNH NGHỀ - CỔ PHIẾU CỦA SIMPLEINVEST NHÉ!
Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!