Cơ cấu ETF!

, ,

chị Tím thích nghe rap k ạ :))

2 Likes

Dòng nhạc nào HHT đều thích. Bởi vì mỗi dòng nhạc nó có thú vị riêng của nó bạn nhé. :blush:

2 Likes

Chị nghe thử DSK hay cực

2 Likes
3 Likes

Nghe nhạc rap xong các anh lái các mã quay quay trên sàn mệt lắm á :joy:
Dân chơi CK thích nghe dòng nhạc nhẹ nhàng để thư giãn …

5 Likes
4 Likes
5 Likes

Dòng vốn ngoại chờ TTCK Việt Nam được nâng hạng

Thứ 3, 30/11/2021, 17:31

Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapita cho rằng Nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lại Việt Nam, quan trọng là Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm cho họ đầu tư hay không!

Lãnh đạo 2 quỹ ngoại lớn nhất Việt Nam: Dòng vốn ngoại chờ TTCK Việt Nam được nâng hạng

Theo số liệu từ các CTCK chứng khoán, mặc dù thanh khoản của thị trường đã tăng lên mức trung bình hơn 30 nghìn tỷ đồng/phiên, nhưng phần lớn đến từ nhà đầu tư nội. Nếu như trước đây, quy mô giao dịch của NĐT nước ngoài tại Việt Nam chiếm xấp xỉ 20% giao dịch toàn thị trường, thì hiện tại chỉ ở 7%, trong khi quy mô vốn hoá của thị trường chứng khoán thì đã tăng lên 122% GDP.

Mặc dù, khối ngoại bán ra liên tục trên thị trường chứng khoán, nhưng theo thống kê từ UBCKNN, giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn đạt khoảng 50 tỷ USD, gần với mức đầu năm.

Trả lời Talkshow Phố Tài chính, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital và ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapital, đại diện 2 quỹ ngoại lớn nhất tại Việt Nam đều đưa cái nhìn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của thị trường tài chính Việt Nam trong dài hạn.

BTV Mùi Khánh Ly: Hai ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay?

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital: TTCK đang hoạt động khá ổn định cả về thanh khoản, về mặt quy định, hạ tầng cơ sở, hiểu biết của nhà đầu và về sự tham gia tương đối đầy đủ của các thành phần trên thị trường.

Điểm thứ hai là càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp lên sàn chính thức. Như vậy có thể nói, Việt Nam đã tạo ra được một thị trường vốn trọng yếu để huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho các nhà phát hành. Điểm này rất khác so với 20 năm về trước, hay với 10 năm về trước. Lúc đó, chỉ có hệ thống ngân hàng thương mại là hệ thống trọng yếu cho nền tài chính của Việt Nam, nhưng nguồn vốn của hệ thống ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, còn nguồn vốn trung và dài hạn thì phải nhờ đến thị trường vốn mới là nơi cung cấp một cách hiệu quả.

Điểm thứ 3 là Việt Nam đã thành công trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài, rồi những chương trình cải cách doanh nghiệp, tạo nên sự lớn mạnh của các tập đoàn tư nhân của Việt Nam, mà có lẽ đó sẽ là những chủ thể chính trong sự phát triển kinh tế sau này.

Về quy mô vốn của thị trường thì đã đạt tới hơn 100% GDP, nó ngang với dự báo và kế hoạch về thị trường chứng khoán cách đây 5 năm. Thanh khoản hàng ngày đã lên trung bình 30.000 tỷ đồng/phiên, đây là con số rất lớn và có lẽ không ai trong chúng ta dự báo trước là sẽ như vậy. Nếu lấy số giá trị giao dịch hàng ngày nhân với ngày giao dịch trong năm và chia cho tổng giá trị vốn hóa, thì có thể thấy tốc độ mua bán, tốc độ đặt lệnh ở Việt Nam cao hơn phần lớn các thị trường mới nổi. Gần đây, số nhà đầu tư mới tham gia rất đông, với tổng số gần 4 triệu người, gấp 4 lần so với cách đây 2 năm, nhưng nếu so với dân số của Việt Nam thì vẫn còn tương đối khiêm tốn.

Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapital: Tôi cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển rất mạnh trong 25 năm qua, từ 2 công ty lúc đầu bây giờ hơn 1.600 công ty và tổng giá trị doanh nghiệp trên sàn năm nay vượt qua 300 tỷ USD - chiếm hơn 100% GDP. Tôi nghĩ 25 năm tới, thị trường sẽ tiếp tục phát triển như thế nào, cần tạo thêm sự minh bạch và quan trọng là sự an toàn, giúp cho nhà đầu tư gia tăng niềm tin và tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam.

BTV Mùi Khánh Ly: Theo như hai ông đánh giá thì thị trường đã có những tăng trưởng tốt, vậy tại sao nhà đầu tư nước ngoài lại bán ròng thời gian qua?

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital: Tất nhiên là có cả hai, có mua có bán. Ví dụ trường hợp của chúng tôi thì có huy động thêm chứ không phải là rút đi. Nhưng xu hướng chung là nhà đầu tư nước ngoài bán ròng do những nguyên nhân sau: Thứ nhất là việc xác định vai trò của Việt Nam trên các thị trường vốn của nước ngoài. Việt Nam hiện được xét là thị trường cận biên và khái niệm đầu tư vào các thị trường cận biên đang hao mòn, đang bị chậm lại, thậm chí bị coi là một chiến lược cũ cần được thay thế, chính vì vậy họ đã phải bán đi các khoản đầu tư của họ tại Việt Nam.

Dù đã đáp ứng được nhiều mặt nhưng Việt Nam vẫn chưa được xét vào danh sách các thị trường mới nổi cho nên đã hạn chế khả năng để thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ 3 là do thời kỳ Covid thì phản ứng đầu tiên là ai gặp sự cố cũng muốn lấy tiền của mình về nhà. Đó là những lý do chính lý giải cho nguyên nhân bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapita: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lại Việt Nam, tôi tự tin họ sẽ quay lại, quan trọng là Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm cho họ đầu tư hay không! Hy vọng trong tương lai chúng ta có thêm một số sản phẩm phái sinh để cho nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài tham gia vào. Thứ 2, tôi cũng hy vọng Việt Nam sẽ đi từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi của MSCI. Để lên thị trường mới nổi, họ sẽ đưa vào vào tình trạng kiểm soát trước và tình trạng kiểm soát cũng mất khoảng 1 năm đến 2 năm. Hiện nay thì Việt Nam chưa được vào giai đoạn kiểm soát đó, nếu Việt Nam vào được thì hy vọng là có thể được hạng lên thị trường mới nổi.

BTV Mùi Khánh Ly: Như vậy thì cần có thêm những giải pháp gì để thu hút thêm dòng vốn ngoại, thưa hai ông?

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital: Có vài điểm vẫn là khó khăn đối với nhà đầu tư nước ngoài khi nhìn vào Việt Nam. Thứ nhất là khả năng tiếp cận đủ thông tin như các nhà đầu tư khác, ví dụ như về việc các công ty có chuẩn bị và công bố thông tin bằng những ngôn ngữ không phải tiếng Việt như là tiếng Anh, Nhật… Điểm thứ hai là cái quy định mà yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải gửi tiền qua tài khoản chứng khoán trước thì vẫn chưa khắc phục được cho nên họ vẫn cho đây là trở ngại nhất định đối với họ. Thêm yếu tố thứ ba là room ở những công ty mà họ muốn mua vào đã hết. Cơ bản Việt Nam là thị trường có độ mở đủ, chỉ còn vài việc cần hoàn thiện.

Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapital

Về độ mở không có vấn đề gì, tuy nhiên có thể tốt hơn ví dụ như việc mở tài khoản giao dịch chứng khoán ở Việt Nam cũng tương đối phức tạp đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nếu quy trình mở tài khoản dễ hơn thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia nhiều hơn. Nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn biết là nhà đầu tư Việt Nam khi chọn lựa thì họ chọn sản phẩm gì? Hiện nay, sản phẩm dành nhà đầu tư Việt Nam rất hạn chế. Trong khi ở những nước như Singapore, hay bên Châu Âu thì người dân của họ có thể đầu tư tài sản trong nước và tài sản ở nước ngoài. Hy vọng là các nhà đầu tư Việt Nam cũng sẽ sớm có những lựa chọn đa dạng như vậy.

BTV Mùi Khánh Ly: Vậy các ông đánh giá như thế nào về nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng trong thời gian tới?

Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital: Trên thế giới cũng như trong khu vực, các nhà đầu tư ngoài lãnh thổ Việt Nam đang bắt đầu hình thành một cách nhìn đối với Việt Nam như một đầu tàu kinh tế của khu vực ASEAN. Tôi nghĩ dần về sau này, cách nhìn của nhà đầu tư đối với sức mạnh và quy mô, mức độ dẫn đầu của thị trường tài chính Việt Nam sẽ ngày càng khác đi.

Quy mô của thị trường chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên, mức độ phát triển về các công cụ, công nghệ, về cách phục vụ khách hàng, dù là khách hàng doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân sẽ ngày càng phát triển và hiện đại, Việt Nam không thua kém ai.

Thứ 3 là vai trò của các thành phần khác nhau hoạt động trên thị trường chứng khoán sẽ cần đa dạng hóa, bên cạnh nhà đầu tư cá nhân thì chúng ta nên có nhà đầu tư tổ chức, các quỹ bảo hiểm… để đa dạng hoá hoạt động hàng ngày trên thị trường.

Thứ 4 là sự hiểu biết của các nhà đầu tư và doanh nghiệp niêm yết ngày càng nâng cao về quản trị công ty, nâng cao chất lượng doanh nghiệp hiệu quả hơn, an toàn hơn…Nếu được hết những điểm trước thì thị trường sẽ phát triển lớn mạnh và có chi phí rẻ hơn cho cả người phát hành cũng như là nhà đầu tư.

Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapital:

Chúng tôi hy vọng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng, nếu nhà nước Việt Nam đầu tư tiền vào xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Thứ 2 là cần đầu tư nhiều vào giáo dục bởi sớm muộn chi phí lao động ở Việt Nam sẽ tăng, khi chi phí lao động tăng thì nhu cầu kiến thức và kinh nghiệm để tăng năng suất lao động, cũng sẽ phải tăng theo, qua đó gia tăng sự cạnh tranh. Nếu Việt Nam tăng trưởng từ 6% đến 7% đều đều trong 5 năm tới, các doanh nghiệp sẽ có thể tăng lợi nhuận từ 10% đến 20% thì chứng tỏ là chất lượng của thị trường chứng khoán ổn định. Dạo gần đây thì tiền đồng rất ổn so với đồng USD. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, bởi nếu đồng USD mà tăng lên thì họ sẽ bị giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong khoảng ba năm vừa rồi thì tiền đồng rất ổn định, đó là tín hiệu đáng mừng và hy vọng trong tương lai thì tiền đồng tương đối ổn hoặc tăng so với USD.

BTV Mùi Khánh Ly: Xin cảm ơn hai ông về những chia sẻ vừa rồi.

Châu Cao (ghi)

6 Likes

E hàng cơ bản- an tâm mùa bão. :beers:.

1 Likes

Lĩnh vực cả Hoà Phát và DN Hàn Quốc đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam tiềm năng cỡ nào?

Financial Times nhận định, Việt Nam là quốc gia đang có vị thế tốt nhất trong việc “phá vỡ thế cầm trịch” gần như tuyệt đối của Trung Quốc trên thị trường container. Ngoài ra, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cũng là những đối thủ tiềm năng.

Lĩnh vực cả Hoà Phát và DN Hàn Quốc đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam tiềm năng cỡ nào?

Từ đầu năm 2021, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực logistics, đặc biệt là việc thiếu container rỗng khiến không ít các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn. Trong khi nhu cầu hàng hóa của thế giới tăng cao, không có container đồng nghĩa với việc hàng hoá không thể xuất đi, nếu có thì chi phí thuê cũng tăng gấp 3 - 4 lần.

Vấn đề này cùng với việc đại dịch Covid-19 kéo dài đã gây sức ép dai dẳng lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Doanh nghiệp đứng trước hai lựa chọn. Một là vận chuyển bằng đường hàng không với chi phí đắt đỏ; hai là đền hợp đồng và rủi ro mất khách hàng.

Theo Financial Times, từ 30 năm trước, nhờ vào làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Nhật Bản và Hàn Quốc, mà Trung Quốc đã có lợi thế nhất định và dần thống trị thị trường container trên khắp thế giới.

Theo đó, ngành công nghiệp sản xuất container đang chịu sự chi phối của 3 nhà sản xuất lớn nhất Trung Quốc, bao gồm CIMC, DIC và CXIC Group. Ba “ông lớn” này đang cung cấp khoảng hơn 80% nhu cầu container của thế giới. Drewry dự báo, các hãng này sẽ tung ra thị trường 5,2 triệu container 20 feet (TEU) trong năm nay, tăng 2/3 so với năm 2020.

Vai trò của “Big 3” Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất container trên toàn cầu. Nguồn: Drewry Maritime Research.

Mặc dù các nhà sản xuất Trung Quốc đang đưa ra thị trường số lượng container ở mức cao kỷ lục, nhưng số lượng container rỗng có thể được sử dụng vẫn bị hạn chế trước làn sóng mua sắm trực tuyến tăng vọt ở các nước phương Tây.

Trước tình hình đó, tờ Financial Times nhận định, Việt Nam là quốc gia đang có vị thế tốt nhất trong việc “phá vỡ thế cầm trịch” gần như tuyệt đối của Trung Quốc trên thị trường container. Ngoài ra, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cũng là những đối thủ tiềm năng.

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam, số lượng doanh nghiệp logistics Việt Nam trong nước hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng lên tới 20%/năm nên nhu cầu mở rộng kinh doanh, tăng cường cơ sở vật chất chắc chắn cũng sẽ tăng mạnh, và thị trường container sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp.

Là lĩnh vực tiềm năng nhưng tại sao Việt Nam vẫn còn ít doanh nghiệp chủ động sản xuất?

Mặc dù được đánh giá là lĩnh vực tiềm năng, nhưng đến nay, Việt Nam mới chỉ có Hoà Phát có kế hoạch sản xuất 500.000 TEU container/năm. Theo đó, dự án Nhà máy Sản xuất Container Hòa Phát tại KCN Phú Mỹ II mở rộng, Bà Rịa – Vũng Tàu đã bắt đầu khởi công xây dựng vào ngày 25/11, dự kiến sẽ bắt đầu đi vào sản xuất vào năm 2022.

Hay gần đây, tập đoàn kỹ thuật Hàn Quốc Seojin Systems và nhà sản xuất công nghệ container Ace Engineering đã quyết định sẽ thành lập nhà máy sản xuất container tại Việt Nam vào giữa năm 2022, với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Kinh doanh Hàng hải Hàn Quốc (KOBC) - do Nhà nước hỗ trợ tài chính.

Tại hội nghị Tổng kết ngành thép 2020, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chia sẻ, tại Việt Nam, hiện có vài chục doanh nghiệp hoạt động liên quan đến container, nhưng hầu hết chưa phải là doanh nghiệp sản xuất đúng nghĩa. Có doanh nghiệp đã từng sản xuất container, nhưng do điều kiện khách quan nên phải thu hẹp sản xuất. Còn lại chủ yếu là những doanh nghiệp sửa chữa, cải tạo.

Ông cho biết, việc đóng mới container hoàn toàn nằm trong khả năng của Việt Nam nhưng có nhiều lý do để các đơn vị không mặn mà tham gia sản xuất.

Cụ thể, container là mặt hàng tương đối đặc thù, muốn làm phải có đơn hàng cam kết số lượng nhất định và đều đặn trong khi số khách hàng lại không nhiều. Sản xuất container cần số vốn lớn để đầu tư cho nhà xưởng, máy móc, nguyên liệu và nhân công.

Lĩnh vực cả Hoà Phát và DN Hàn Quốc đẩy mạnh sản xuất ở Việt Nam tiềm năng cỡ nào? - Ảnh 2.

Cơ cấu giá thành sản xuất container. Nguồn: VnDirect/ Container-Xchange.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực này hiện đều là quy mô nhỏ, không có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nên họ phải chấp nhận việc cải tạo, sửa chữa container và sản xuất thêm những mặt hàng cơ khí khác như rơ-mooc, sơ-mi rơ-mooc để tồn tại.

Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn đang là “bá chủ” thị trường sản xuất container khi thị phần chiếm tới 90% thị phần của thế giới. Đại gia CIMC của Trung Quốc có khả năng sản xuất 2 triệu teus mỗi năm. Hay với CXIC, công suất của công ty này cũng đạt gần 1 triệu teus/năm. Trong khi đó, công suất tối đa của một doanh nghiệp lớn như Hòa Phát chỉ đạt 500.000 teus/năm.

“Các doanh nghiệp muốn sản xuất container thì quy mô, năng lực hiện còn quá nhỏ còn doanh nghiệp có khả năng thì chưa thấy đủ động lực tham gia”, ông Trần Thanh Hải cho biết.

Giang Anh

8 Likes

Thế là yên tâm rồi chú bộ đội! :coffee:

2 Likes

:beers:

2 Likes

Việt Nam bình luận!

Ranh giới 70 USD/thùng của giá dầu

Thứ 3, 30/11/2021, 15:27

Các nhà phân tích dự đoán nếu giá dầu giảm xuống dưới 70 USD/thùng, OPEC+ nhiều khả năng sẽ rút bớt sản lượng bơm ra thị trường.

Ranh giới 70 USD/thùng của giá dầu

Tuần trước, giá dầu lao dốc 10% sau khi các cơ quan y tế công bố xác định biến thế coronavirus nguy hiểm mới ở Nam Phi. Dầu thô Brent giảm từ hơn 80 USD xuống khoảng 72 USD/thùng còn dầu WTI giảm xuống còn 68 USD/thùng trong chưa đầy 24 giờ. Với giá dầu Brent ở mức 72 USD/thùng, OPEC gần như chắc chắn sẽ dừng tăng nguồn cung.

Thám tử khờ khạo nhất Du Lịch Kỳ Thú bị dìm hàng

“Việc biến thể mới có gây mối đe doạ với nhu cầu dầu mỏ hay không vẫn còn là một câu hỏi mở nhưng thị trường không chờ đợi để bán ra. Bán ngay, đặt câu hỏi sau”, Rory Johnston – CEO của công ty nghiên cứu Price Street nói với Financial Times.

Đợt bán tháo này nhắm vào lo ngại của OPEC về nhu cầu dầu, cũng là cơ sở để OPEC chuẩn bị thông báo ngừng bổ sung 400.000 thùng dầu/tháng vào tổng sản lượng dầu của OPEC+. Trước đó, nhiều nhà phân tích đã tỏ ra nghi ngờ về việc OPEC có bổ sung đủ 400.000 thùng dầu/ngày được hay không khi nhiều thành viên của tổ chức phải vật lộn để tăng sản lượng.

OPEC hiện có nhiều lý do chính đáng để kéo nguồn cung trở lại. Đầu tiên, động thái giải phóng kho dự trữ của Mỹ. Uỷ ban Kinh tế của OPEC (ECB) cho biết khi Mỹ và một số quốc gia giải phóng kho dự trữ, thặng dư dầu toàn cầu có thể tăng cao. EBC cho biết nếu 66 triệu thùng dầu được Mỹ và các nước đồng minh bổ sung vào nguồn cung toàn cầu, lượng dầu dư thừa toàn cầu sẽ tăng lên 2,3 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2022 và 3,7 triệu thùng/ngày vào tháng 2.

“Trong cuộc họp của OPEC vào thứ 5 tới (2/11), câu hỏi không chỉ là họ có tạm dừng phát hành thêm 400.000 thùng/ngày hay không mà có khả năng họ còn rút bớt sản lượng vì lo ngại biến thể covid mới và việc giải phóng kho dự trữ của các nước”, Helima Croft, người đứng đầu chiến lược hàng hoá toàn cầu của RBC Capital Markets nói với CNBC.

Đầu tuần trước, một nhà phânt ích của Rystad Energy đã mô tả tình hình hiện tại là một “kiểu chiến tranh giá cả mới và chưa có hồi kết”.

John Kilduff từ Agail Capital dự đoán OPEC sẽ có động thái mạnh tay nếu dầu WTI giảm xuống dưới 70 USD. “Chiến tuyến đã được vạch ra”, ông nói với Bloomberg vào tuần trước. “OPEC và Ả rập Xê út đang nắm giữ thế chủ động. Họ có thể rút nhiều dầu khỏi thị trường hơn so với lượng phát hành từ kho dự trữ chiến lược của các quốc gia. Nếu bạn thấy dầu WTI xuống dưới 70 USD, tôi nghĩ OPEC+ sẽ có động thái (rút bớt sản lượng)”, ông này dự đoán.

Đức Nam

8 Likes

Ngày mai (1-12), giá gas giảm, cắt đứt chuỗi tăng 6 tháng liên tục

Thứ 3, 30/11/2021, 18:37

Giá gas tháng 12 giảm sau 6 tháng tăng liên tục, điều này giúp nhiều thương hiệu gas rời mốc giá 500.000 đồng/bình 12 kg.

Chiều 30-11, một số công ty gas đầu mối đồng loạt thông báo giảm giá bán lẻ từ ngày 1-12 với mức giảm khoảng 2.000 đồng/kg, tương đương 24.000 - 24.500 đồng/bình 12 kg.

Theo Chi hội Gas miền Nam là do giá gas thế giới nhập khẩu theo hợp đồng (CP) tháng 12 giảm về mức 772,5 USD/tấn, giảm 77,5 USD/tấn so với tháng 11.

Ngày mai (1-12), giá gas giảm, cắt đứt chuỗi tăng 6 tháng liên tục - Ảnh 1.

Tháng 12 giá gas giảm sau 6 tháng tăng liên tục

Như vậy, giá gas đã giảm giá sau 6 tháng tăng liên tục, với tổng mức tăng hơn 120.000 đồng/bình 12 kg nên với lần giảm này, giá gas vẫn duy trì ở mức cao, từ 454.000 đồng/bình 12 kg - hơn 500.000 đồng/bình 12 kg, tùy thương hiệu.

Thời gian qua, gas tăng giá là một trong những nguyên nhân khiến các hàng quán tăng giá bán cho người tiêu dùng, thiết lập một mặt bằng giá bán mới.

Theo PV

6 Likes

Sếp ơi liệu VIX lần này có tăng vốn hoá không nhỉ

3 Likes

Bạn phải: Alô alô alô hỏi CTHQT của VIX nhé :blush:

3 Likes

Thiên thời vậy ko tăng phí quá sếp ah

2 Likes

HHT có phải sếp đâu bạn :joy:

2 Likes

1000 tym là sếp hết nhé
hình ảnh

3 Likes

HHT là sếp hàng thôi bạn :joy:

2 Likes