Cổ đông ngành Thép

, ,

Trong tuần vừa qua, HPG đã gặp nhiều áp lực do thông tin dây chuyền sản xuất gặp sự cố khiến sản lượng sản xuất tháng 2 thấp hơn đáng kể so với mức thông thường.

Tuy nhiên theo thông tin FM Fund có được, sự cố trên chỉ xảy ra tại 1 dây chuyền cán thép thép tại Hải Dương. Hiện đã được khắc phục và sản lượng sản xuất tháng 3 đã tăng trở lại (ước 23 ngày đầu tháng 3, sản lượng thép xây dựng của HPG đạt 300 nghìn tấn).

Các bên tham gia thị trường cũng cho biết tình hình bán hàng thép xây dựng nội địa cũng đang rất khả quan nhờ nhu cầu tăng trở lại, các đại lí cũng tích cực tích trữ hàng trong giai đoạn giá bán tăng.

Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đề cập ở post trước đó, HPG cũng dự kiến trình ĐHCĐ thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm 2025 là 25% và chi trả cổ tức tiền mặt 5% (lần đầu sau 2 năm) - đây sẽ là những động lực quan trọng cho cổ phiếu HPG trong ngắn hạn.

Tư vấn đầu tư chứng khoán: 0359.011.868

𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜: 𝐀́𝐩 𝐝𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐞̂́ 𝐜𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐛𝐚́𝐧 𝐩𝐡𝐚́ 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐚̣𝐦 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐨̂́𝐢 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐬𝐚̉𝐧 𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦 𝐭𝐨̂𝐧 𝐦𝐚̣ 𝐜𝐨́ 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐱𝐮̛́ 𝐭𝐮̛̀ 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐯𝐚̀ 𝐇𝐚̀𝐧 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 (𝐀𝐃𝟏𝟗)

Hôm nay - ngày 01/04, Bộ Công thương vừa mới ban hành thuế chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với sản phẩm tôn mạ (GI/GL) đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc (AD19) trong thời hạn 120 ngày. Vụ việc này đã được khởi xướng điều tra từ tháng 6/2024. Theo đó:

  • Các nhà sản xuất thép tới từ Trung Quốc chịu mức thuế CBPG tối đa là 37,13%, trong khi Hàn Quốc là 15,67%.

  • Một số nhà sản xuất không phải chịu mức thuế CBPG lần này như Posco, Yieh Phui, Boxing Hengrui, KG Dongbu,…

  • Quyết định này sẽ có hiệu lực sau 15 ngày ban hành, tức 16/04/2025.


Mức thuế chính thức này thấp hơn so với đề xuất của các DN tôn mạ nội địa trước đó (lên tới 69,23%), tuy nhiên cũng khá tương đương với mức thuế được ban hành từ 2016 của sản phẩm này (AD02). Do đó, FM Fund cho rằng các DN tôn mạ nội địa vẫn sẽ được hưởng lợi lớn từ quyết định kể trên. Các DN niêm yết nổi bật của chủ đề này bao gồm HSG, NKG và GDA. Đáng chú ý, NKG có tỷ trọng tiêu thụ GI/GL cao nhất (84%) được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi lớn nhất.

Trong khi đó những nhà sản xuất HRC (bao gồm HPG, Formosa) - sản phẩm đầu vào của tôn mạ cũng được kì vọng sẽ hưởng lợi gián tiếp khi nhu cầu bán hàng gia tăng. Bên cạnh mảng tôn mạ HPG cũng sẽ được hưởng lợi.

FM Fund kỳ vọng thuế tạm thời sẽ được gia hạn thành chính thức (tối đa 5 năm) kể từ Q3/25.

Tư vấn đầu tư chứng khoán: 0359.011.868

𝐒𝐚̉𝐧 𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦 𝐫𝐚𝐲 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐬𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂𝐧 𝐬𝐞̃ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐇𝐏𝐆 𝐬𝐚̉𝐧 𝐱𝐮𝐚̂́𝐭 𝐜𝐮𝐨̂́𝐢 𝐧𝐚̆𝐦 𝟐𝟎𝟐𝟕

Đó là lời khẳng định được ông Nguyễn Việt Thắng - CEO HPG phát biểu tại hội thảo “Doanh nghiệp Việt với chương trình phát triển công nghiệp đường sắt Việt Nam” mới được Bộ Xây dựng và với Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam tổ chức.
Theo đó, HPG kỳ vọng sẽ khởi công nhà máy sản xuất ray đường sắt (tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng) từ cuối Q3, đầu Q4/25. Thời gian thực hiện dự án sẽ từ 24-30 tháng.
Trong tháng 3, Hòa Phát Dung Quất cũng đã đề xuất với tỉnh Quảng Ngãi bổ sung 42ha đất nhằm thực hiện giai đoạn 1 của dự án kể trên.
Ban lãnh đạo HPG cũng kỳ vọng Nhà nước sẽ sớm có các văn bản nhằm ưu tiên các nhà sản xuất nội địa, cam kết bao tiêu đầu ra sản phẩm để doanh nghiệp yên tâm triển khai dự án.

Tư vấn Đầu tư chứng khoán: 0359.011.868

Thép yếu. Xịt hết rồi. Xuất khẩu khoai liệu cầu trong nước có đủ hấp thụ ?

Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), hiện nay trên thị trường xảy ra tình trạng các nhà xuất khẩu HRC vào Việt Nam cố tình thay đổi các yếu tố kĩ thuật (kích thước) nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá (vụ việc AD20 - mới được áp dụng thuế CBPG tạm thời).

Do đó, VSA kiến nghị với Cục Phòng vệ Thương mại có những biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng nêu trên và bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất nội địa (nổi bật là HPG và Formosa).

FM Fund cho rằng đây là thông tin tích cực, cho thấy sự chủ động của các Hiệp hội ngành hàng trong việc bảo vệ doanh nghiệp nội địa. HPG đang có hàng loạt các chính sách hỗ trợ đến từ các cơ quan quản lý trong thời gian gần đây.


𝐇𝐏𝐆 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐨̂́ 𝐬𝐚̉𝐧 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐛𝐚́𝐧 𝐡𝐚̀𝐧𝐠 “𝐤𝐡𝐮̉𝐧𝐠” 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝟑/𝟐𝟎𝟐𝟓

HPG mới đây đã công bố sản lượng tiêu thụ tháng 3/2025 với nhiều số liệu rất tích cực (𝑐ℎ𝑖 𝑡𝑖𝑒̂́𝑡 𝑥𝑒𝑚 𝑡𝑎̣𝑖 𝑡𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑎̉𝑛ℎ) FM Fund cho rằng sản lượng bán hàng kỷ lục này đến từ việc:
(1) Hàng loạt các dự án BĐS nội địa được khởi công xây dựng.
(2) HPG tăng giá bán thép xây dựng chậm trong bối cảnh giá thép phế đầu vào tăng cao, gây áp lực cho các nhà luyện thép lò điện, từ đó giúp công ty gia tăng thị phần.
(3) Sản lượng xuất khẩu thép xây dựng tăng trưởng tốt khi công ty tận dụng việc giá thép thế giới bật tăng sau khi Mỹ áp thuế.
(4) HPG bắt đầu nhận được nhiều đơn hàng HRC hơn sau khi thuế chống bán phá giá (CBPG) tạm thời có hiệu lực.
(5) Nhà máy Dung Quất 2 bắt đầu đi vào vận hành thương mại, giúp sản lượng sản xuất thép thô tháng 3/2025 đạt gần 1,2 triệu tấn, tăng 61% svck.

Nhiều tín hiệu khả quan trong bán hàng của HPG trong tháng 3, tuy nhiên chúng ta sẽ cần phải theo dõi sát diễn biến sản lượng trong các tháng tới khi thị trường bắt đầu chịu ảnh hưởng của các diễn biến thuế quan mới đến từ Mỹ. Mặc dù vậy, FM Fund vẫn tin rằng HPG sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực ở mức độ hạn chế trong chủ đề đầu tư này nhờ được hưởng lợi từ thị trường nội địa mạnh mẽ sau khi nhận được hỗ trợ từ (1) thuế CBPG mặt hàng HRC và tôn mạ; (2) ngành BĐS nội địa phục hồi và (3) Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công.


Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây trên VTV của CEO HPG, công ty chia sẻ đã đạt tăng trưởng 13% svck trong Q1/25. FM Fund cho rằng đây là mức tăng trưởng về lợi nhuận của HPG. Như vậy Q1/25, HPG sẽ đạt lợi nhuận sau thuế là hơn 3,2 nghìn tỷ đồng, phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi với tổng sản lượng tiêu thụ thép trong kỳ đạt 2,7 triệu tấn, tăng 28% svck.


𝐇𝐏𝐆: 𝐃𝐮𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐚̂́𝐭 𝟐 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐦𝐚̣𝐢, 𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐬𝐮𝐚̂́𝐭 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 đ𝐚̣𝐭 𝟕𝟔% 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝟑/𝟐𝟎𝟐𝟓 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐬𝐚𝐮 𝟐 𝐭𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐚̣𝐲 𝐭𝐡𝐮̛̉

Như FM Fund đã đề cập trước đó, lò cao số 1 với công suất 2,8 triệu tấn/năm của dự án Dung Quất 2 đã bắt đầu chạy thử kể từ cuối năm 2024. Trong tháng 3/2025, dự án đã chính thức được đưa vào vận hành thương mại, giúp nâng công suất sản xuất HRC của HPG lên 5,8 triệu tấn/năm và tổng công suất thép thô cả tập đoàn lên 11,7 triệu tấn/năm (+31% so với đầu năm).

Theo dữ liệu từ VSA, sản lượng sản xuất thép thô của HPG trong tháng 3/2025 đạt 920 nghìn tấn, tăng mạnh 33% so với tháng trước đó và tăng 27% so với trung bình tháng của năm 2024. Với giả định các nhà máy khác được vận hành với hiệu suất sử dụng 100% thì Dung Quất 2 đang chạy ở mức 76%, theo ước tính của chúng tôi.

Sản lượng sản xuất cao cũng là nhân tố đóng góp chính giúp HPG ghi nhận sản lượng bán hàng cao kỷ lục trong tháng 3/2025 (đã được đề cập ở post trước đó). FM Fund kỳ vọng các kỷ lục kể trên sẽ còn tiếp tục thiết lập đỉnh mới ở những tháng tiếp theo nhờ hiệu suất vận hành được gia tăng và nhu cầu mạnh mẽ của thị trường nội địa.

Chúng tôi cũng lưu ý rằng, Dung Quất 2 đã vận hành ngay tại thời điểm thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC Trung Quốc có hiệu lực (từ ngày 08/03), khiến các nhà sản xuất tôn mạ & ống thép nội địa chuyển hưởng sử dụng HRC trong nước nhiều hơn, trong đó có HPG.

Với hiệu suất vận hành cao ngay tháng đầu tiên chạy thương mại, FM Fund tin rằng Dung Quất 2 đã vượt qua điểm hòa vốn và đã bắt đầu đóng góp vào lợi nhuận trong tháng 3/2025.


𝐓𝐮̛ 𝐯𝐚̂́𝐧 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨𝐚́𝐧, 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞/𝐙𝐚𝐥𝐨: 0359.011.868

Tỷ phú Trần Đình Long vừa lập ‘đội đặc nhiệm’ để thực hiện 3 dự án 5 tỷ USD tại Phú Yên

Về cơ bản, dự án Phú Yên vẫn đang nằm trong tiến độ mà admin đã gửi tới anh chị từ tháng 7/2024 (ảnh 2), chỉ có điểm khác là dự án thép đường ray đã được HPG xin xây dựng ngay cạnh KLH Dung Quất hiện tại, nhằm đảm bảo kịp tiến độ khởi công đường sắt cao tốc Bắc Nam (cuối năm 2026).

Dự án Phú Yên sẽ giúp HPG duy trì được đà tăng trưởng liên tục về mặt công suất, doanh thu kể từ năm 2029-30 - sau khi Dung Quất 2 vận hành full công suất. Bên cạnh đó, Phú yên cũng sẽ đưa HPG tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị ngành thép (mở rộng thêm nhiều danh mục sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm khó, chất lượng cao). Qua đó tăng thêm sức hấp dẫn cho cổ phiếu HPG trong mắt các nhà đầu tư.

Tư vấn đầu tư chứng khoán: 0359.011.868


Tóm tắt AGM HPG- 17/4/2025:

Kế hoạch kinh doanh 2025 & KQKD Q1/2025.

  • Ban lãnh đạo HPG đánh giá KHKD 2025 là khá tham vọng. Ban đầu các công ty con, thành viên gửi kế hoạch lên với 150 nghìn tỷ đồng doanh thu và 10 nghìn tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, HĐQT quyết tâm nâng kế hoạch lên mức lần lượt là 170 nghìn tỷ đồng và 15 nghìn tỷ đồng.
  • Ước tính KQKD Q1/2025 đạt 37 nghìn tỷ đồng doanh thu và 3.3 nghìn tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+17% svck), về cơ bản đáp ứng được kế hoạch cả năm.
  • HPG đánh giá tình hình kinh doanh những tháng còn lại của năm 2025 sẽ rất biến động (chủ yếu do sự kiện thuế quan từ Mỹ), công ty cũng sẽ phải thận trọng, đề phòng các phương án. Tuy nhiên, HPG vẫn sẽ không thay đổi kế hoạch kinh doanh đã đề ra, quyết tâm hoàn thành.

Dự án thép hình tại Dung Quất.

  • Tổng mức đầu tư khoảng 14 nghìn tỷ đồng; nằm ngay cạnh Dung Quất 2; dự kiến tháng 5/2025 khởi công và tháng 5/2027 sẽ vận hành.
  • Dự án này sẽ sản xuất thép hình (không chỉ riêng thép đường ray), phục vụ cho nhiều ứng dụng khác. Dự kiến công suất sẽ là 500 nghìn tấn/ năm thép chất lượng cao và 700 nghìn tấn/ năm thép đường ray.
  • Tháng 9/2024, Thủ tướng có giao nhiệm vụ cho HPG tham gia cung ứng thép cho đường ray đường sắt cao tốc. HPG đã cam kết có đủ khả năng cung cấp tất cả các sản phẩm thép phần dưới (bao gồm đường ray, nền cầu cạn) và có thể các phần trên nếu khả thi (cung cấp thép sản xuất toa tàu).
  • HPG ước tính nhu cầu thép dành cho phát triển đường sắt tại Việt Nam (với các dự án hiện tại) là khoảng 10 triệu tấn.

Cũng trong ĐHCĐ sáng nay, chủ tịch HPG có chia sẻ về việc thứ 2 tuần tới, công ty sẽ kí kết hợp tác với PYN nhằm cung cấp thép cho các dự án điện gió ngoài khơi. FM Fund đánh giá đây sẽ là một thông tin tích cực trong ngắn hạn với cổ phiếu HPG.

Sản lượng bán hàng tháng 3 của nhóm tôn mạ: tiếp tục diễn biến trái chiều

Đáng chú ý, NKG ghi nhận sản lượng bán hàng bật tăng lên mức hơn 80 nghìn tấn - cao nhất kể từ tháng 04/2024. Nhiều khả năng do đơn hàng dồn từ 2 tháng đầu năm chuyển qua. Trong khi đó, HSG và GDA đều ghi nhận sản lượng tháng 3 sụt giảm so với tháng trước đó. Lũy kế Q1/25, NKG cũng là doanh nghiệp duy nhất ghi nhận sản lượng tăng trưởng nhẹ so với quý trước đó (qoq). Ở chiều ngược lại, HSG thậm chí còn giảm mạnh gần 18% qoq.


Mặc hàng tôn mạ xuất khẩu vào Mỹ đang chịu áp lực lớn khi chịu (1) mức thuế chống bán phá giá tiềm năng mới được công bố trong tháng 4/2025 (quyết định cuối cùng sẽ vào tháng 10/2025) và (2) thuế chống trợ cấp đã được ban hành từ tháng 09/2024. Theo số liệu từ VSA, xuất khẩu vào Mỹ chiếm lần lượt 22%/10%/7% tổng sản lượng tiêu thụ năm 2024 của GDA/NKG/HSG. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp tôn mạ hàng đầu kể trên cũng đã chủ động đa dạng các thị trường xuất khẩu (đặc biệt là tại khu vực Nam Mỹ) kể từ Q4/24.

Bên cạnh đó, thị trường nội địa được kỳ vọng cũng sẽ được chú trọng hơn trong thời gian tới khi nhóm doanh nghiệp này hưởng lợi từ việc Bộ Công thương ban hành thuế chống bán phá giá tạm thời đối với tôn mạ nhập khẩu từ Hàn Quốc/Trung Quốc - có hiệu lực từ ngày 16/04/2025. Do đó, FM Fund tin rằng sản lượng tiêu thụ của 3 doanh nghiệp mạ hàng đầu kể trên sẽ giảm không đáng kể và dần ổn định kể từ Q3/25.

Tư vấn đầu tư chứng khoán: 0359.011.868