Cổ đông ngành Thép

, ,

chạy chưa ta hôm rài mình ko để ý ngành này

Trung Quốc đột ngột dừng chương trình hoán đổi công suất thép. Kỳ vọng chính sách cắt giảm công suất trong tương lai? Trang tin Bloomberg mới đây đã đăng tải thông tin “chính phủ Trung Quốc đột ngột dừng chương trình hoán đổi công suất thép”. Trước đó trong nhiều năm, quốc gia này đã vận hành một hệ thống mà trong đó các công ty có thể xây dựng các nhà máy thép mới với điều kiện loại bỏ một lượng công suất hiện có. Theo quy định mới nhất cách đây 3 năm, tỷ lệ hoán đổi hiện là 1,25-1,5 tấn công suất hiện có sẽ được chuyển đổi thành 1 tấn công suất mới. Mục tiêu của chính sách này hướng đến việc phát triển các nhà máy thép “xanh” hơn và hạn chế tình trạng mở rộng công suất không kiểm soát. Và cho đến hôm nay, chính phủ cho biết chương trình sẽ không còn áp dụng từ thứ 6 này và sẽ xây dựng một chương trình thay thế. Dù chương trình thay thế cụ thể như nào, tỷ lệ mới là bao nhiêu chưa được công bố, chúng tôi tin rằng chính sách mới sẽ tiếp tục hướng đến việc làm giảm công suất sản xuất thép tại Trung Quốc. Các nhà chức trách tại quốc gia tỷ dân nhận thấy vấn đề dư cung trầm trọng của ngành thép khi nhu cầu đã giảm 10% so với năm 2020 trong khi nguồn cung chỉ giảm nhẹ. Chúng tôi tin rằng đây là một động thái tích cực đối với giá thép và chúng ta hãy cùng chờ đợi chính sách mới được ban hành sắp tới sẽ cụ thể ra sao.

1 Likes

Cuối tuần t6 có tín hiệu đẹp, ae quan sát tuần sau nếu ok thì zô lụm

1 Likes

Sắp tới bđs thì chắc thép cũng sẽ chạy theo ad nhỉ?

áp lực cung ngắn hạn của nhóm Sắt thép đã suy giảm đáng kể vào phiên giao dịch thứ 5 và thứ 6 tuần qua, ATC T6 đã xanh trở lại

Nhóm Facebook để cập nhật thông tin ngành tại nhóm Facebook:

Giá thép thanh tại Trung Quốc phục hồi trong bối cảnh kỳ vọng hạn chế nguồn cung, sự tự tin đang dần được cải thiện Giá thép thanh và thép cuộn (thép xây dựng) tại Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng giá trong phiên giao dịch ngày 26/08. Thị trường đang kỳ vọng vào việc chính phủ quốc gia này dừng chương trình hoán đổi công suất và đang có những cuộc thảo luận nhằm hạn chế nguồn cung, tạo sự cân bằng cho thị trường thép. Cụ thể, giá thép thanh hôm qua (26/08) đã tăng 77 RMB/tấn (11 USD/tấn) so với ngày 19/08 và tăng 33 RMB/tấn (4,6 USD/tấn) so với phiên giao dịch trước đó - ngày 23/08. Trong khi đó, giá thép cuộn HPB 300 6,5 mm đã tăng lần lượt 70 RMB/tấn (10 USD/tấn) so với ngày 19/08. Diễn biến này phù hợp với nhận định trước đó của chúng tôi, cụ thể tại post: Redirecting...

kỳ vọng đang tập trung ở việc dừng chương trình hoán đổi công suất ở Trung Quốc, từ đó làm giảm nguồn cung thép, tạo sự cân bằng và hồi phục giá cho thị trường

liệu đây có đang là thời điểm tích lũy HPG?

1 Likes

Thêm nhiều nhà máy thép tại Trung Quốc gia nhập nhóm các đơn vị kinh doanh thua lỗ. Thị trường đã ở vùng tuyệt vọng nhất?

Trong tuần trước (kết thúc ngày 23/08), số liệu Mysteel cho thấy số lượng các nhà máy thép thua lỗ tại Trung Quốc đã tiếp tục tăng. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận của 247 nhà máy sản xuất thép lò cao (BF) tại quốc gia này chỉ đạt 1,3%, giảm thêm 3,46 điểm % so với tuần trước đó và là tuần giảm thứ 7 liên tiếp. Đây cũng chính là số liệu thống kê thấp nhất kể từ khi Mysteel lần đầu tiên tiến hành khảo sát vào tháng 8/2012. Có thể nhận thấy sự khó khăn chưa từng có trong lịch sử của ngành thép Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.

Liệu đây đã là thời điểm cùng cực nhất? Chúng tôi hy vọng chính phủ quốc gia này sớm có những biện pháp can thiệp, giúp cải thiện diễn biến giá thép Trung Quốc và thế giới.

Văn phòng Chính phủ vừa ra thông báo số 6082/VPCP-NN yêu cầu các Bộ, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ ứng phó với Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU).

Trong đó, Bộ Công Thương được giao làm đầu mối, chủ trì xây dựng và thực hiện đề án ứng phó với CBAM, đồng thời thúc đẩy đối thoại quốc tế, đàm phán và nghiên cứu khả năng mở rộng CBAM đối với các sản phẩm hàng hóa khác. Được biết, CBAM là cơ chế đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu, được EU triển khai nhằm khuyến khích giảm phát thải khí carbon trong sản xuất trên toàn cầu. Bốn nhóm hàng bao gồm sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ chịu ảnh hưởng của cơ chế này. Trong đó, các sản phẩm từ sắt thép chiếm 96% giá trị của bốn mặt hàng xuất khẩu này. Cơ chế này hiện là một trong hai thách thức cho doanh nghiệp thép Việt Nam đang phải đối mặt bên cạnh rào cản từ biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép nhập khẩu của Việt Nam vào EU có thời hạn đến ngày 30/6/2026. ---------------------------------------

Các doanh nghiệp xuất khẩu thép lớn tại Việt Nam như HPG, HSG,… đều đã chủ động kiểm kê khí nhà kính tại một số nhà máy sản xuất. Rủi ro tăng chi phí cho các đơn hàng xuất khẩu trong tương lai là hiện hữu.

Mặc dù chưa đưa ra các biện pháp cụ thể, những động thái kể trên là một tín hiệu tích cực từ phía Chính phủ. Các cơ quan quản lý đang quan tâm hỗ trợ ngành thép trước những diễn biến thay đổi của thị trường toàn cầu.

cổ đông thép mấy nay ko thấy trao đổi

Tại chưa thấy câu chuyện gì mới ở Thép đấy bác

thị trường đang kỳ vọng đây sẽ là điểm Uốn- tức đáy của nhóm ngành này

giá thép trong nước đang về vùng thấp nhất lịch sử, cổ phiếu định giá cao mà vẫn tích lũy hả bác

Trong báo cáo triển vọng kinh tế và giá hàng hóa mới được công bố, BHP (một trong những công ty khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới) dự báo ​​thị trường quặng sắt toàn cầu sẽ phải đối mặt với tình trạng dư cung ngày càng gia tăng trong năm nay và có khả năng kéo dài đến năm 2025. Bằng chứng về tình trạng dư cung hiện nay được chỉ ra từ mức tồn kho quặng cao tại các cảng của Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới. Số liệu của Mysteel cũng cho thấy diễn biến tương tự khi tổng lượng quặng sắt tồn kho tại 45 cảng lớn tại quốc gia này đã vượt qua mức 150 triệu tấn (tại cuối tháng 7). Đây là mức tồn kho cao nhất trong 2 năm trở lại đây. -------------------------------------

Việc giá quặng sắt có nhiều tín hiệu cho việc điều chỉnh giảm sẽ hạn chế phần nào áp lực cho các công ty sản xuất thép lò cao như HPG, đặc biệt trong bối cảnh giá thép đầu ra vẫn khá yếu

Thêm một tỉnh ven biển mời gọi đầu tư nhà máy thép.

Bên cạnh những tỉnh đang đề xuất các dự án lớn như Phú Yên, Bình Định và Nam Định, lần này đến tỉnh Thừa Thiên Huế. Xu hướng này làm chúng ta nhớ lại giai đoạn hàng loạt tỉnh thành xin đầu tư nhà máy xi măng, dù tỉnh không có lợi thế sở hữu núi đá vôi - vốn là yếu tố tiên quyết để phát triển ngành công nghiệp nặng (chi phí vận tải lớn). Mặc dù vậy, lần này những tỉnh thành kể trên đều đang sở hữu lợi thế cảng nước sâu, phù hợp phát triển sản xuất thép. Huế cũng đề xuất cho sản phẩm thép HRC, hiện nay vẫn đang phụ thuộc nhập khẩu và có tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ nhanh. Dự kiến dự án sẽ được khởi công vào Q3/25 và hoạt động từ Q2/28 với thời gian hoạt động tối đa là 70 năm.

Liệu có ông lớn nào tham gia vào dự án này? Dự án có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tại Bãi tắm Lăng Cô hay không?

Thêm một danh hiệu buồn cho cổ phiếu HPG

Khối ngoại vừa xả mạnh HPG ngay phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9 qua đó kéo dài chuỗi bán ròng lên 21 phiên liên tiếp. Tính từ đầu tháng 8 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tổng cộng hơn 100 triệu cổ phiếu HPG, tương ứng giá trị gần 2.500 tỷ đồng. Đây là con số kỷ lục trong nhiều năm qua đối với riêng Hòa Phát. Trong một tháng trở lại đây, không có cổ phiếu nào trên sàn bị khối ngoại bán ròng mạnh hơn HPG.

Việc khối ngoại liên tục bán ròng đã gây sức ép lớn lên cổ phiếu HPG thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ yếu (không phải mùa cao điểm) và giá thép thế giới ở mức thấp trước áp lực của ngành BĐS Trung Quốc.

Mặc dù bão Yagi gây thiệt hại lớn về người và của, cùng với tác động kinh tế phức tạp, song một số nhóm ngành và doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ đợt thiên tai này.

Bão Yagi gây ra thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, từ nhà cửa, đường sá, cầu cống cho đến các công trình công cộng khác. Việc tái thiết và sửa chữa sau bão tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng

Các doanh nghiệp như Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) và Vicem Bỉm Sơn (BCC) có thể hưởng lợi từ nhu cầu về xi măng để phục vụ các dự án tái thiết.

Ngoài ra, các công ty sản xuất thép và tôn như Hoa Sen, Tôn Đông Á (GDA) và Thép Nam Kim (NKG) cũng sẽ thấy doanh thu tăng trưởng khi nhu cầu vật liệu để sửa chữa, xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng tăng cao.

Các dự án tái thiết do chính phủ và địa phương triển khai sẽ thúc đẩy ngành vật liệu xây dựng, giúp các doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực này có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ.

Đầu ngày, Sắt Thép bật tăng khi chạm hỗ trợ giao dịch + Tâm lý mua ngành sau bão Yagi