Cổ đông ngành Thép

, ,

Nhu cầu thép Trung Quốc ngày càng giảm phụ thuộc vào lĩnh vực Xây dựng dân dụng

BHP - một trong những doanh nghiệp khai khoán lớn nhất thế giới - mới đây đã đưa ra ước tính nhu cầu thép tại Trung Quốc trong giai đoạn 2019-24.
Có thể dễ dàng nhận ra xu hướng giảm liên tiếp của lĩnh vực Xây dựng dân dụng trong nhu cầu thép của quốc gia tỷ dân. Từ vị thế là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất, Xây dựng dân dụng sẽ chỉ còn chiếm 20% nhu cầu thép trong năm nay và bị linh vực Máy móc & thiết bị vượt qua.
Các ngành Vận tải, Hàng tiêu dùng/kim loại cũng là động lực chính giúp thúc đẩy nhu cầu thép trong những năm qua. Trong khi đó, chỉ số nhà ở xây dựng khởi công mới (chỉ số chính cho việc sử dụng thép trong xây dựng dân dụng) tại Trung Quốc vẫn tiếp tục giảm trong những tháng đầu năm 2024.

Việc giảm phụ thuộc vào ngành Xây dựng dân dụng được kỳ vọng sẽ giúp nhu cầu thép tại Trung Quốc được cải thiện trong nhưng năm tới, qua đó giúp nước này giảm sản lượng xuất khẩu và hỗ trợ giá thép toàn cầu. Đặc biệt trong bối cảnh dư thừa nguồn cung nhà ở tại Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu sẽ được giải quyết trong ngắn hạn.

HPG tiếp tục cắt giảm giá HRC trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ yếu và áp lực từ hàng nhập khẩu cao

HPG mới đây đã công bố giá HRC nội địa cho các lô hàng giao trong tháng 10-11, với giá trung bình giảm khoảng 10 USD/tấn so với tháng trước. Quyết định này phù hợp với kỳ vọng của thị trường khi nhu cầu nội địa yếu. Bên cạnh đó, giá HRC nhập khẩu cũng đã giảm nhẹ trong tuần này, khiến tâm lý của hầu hết người mua tại Việt Nam vẫn tiêu cực.

Chưa có nhiều thông tin khởi sắc cho tình hình tiêu thụ và giá bán thép của HPG

tóm lại chưa mua nhỉ

rẻ nhưng hiện chưa có nhiều thông tin khởi sắc cho tình hình tiêu thụ và giá bán thép của HPG anh ạ

Cục Phòng vệ Thương mại (PVTM) mới đây đã ra thông báo gia hạn thời gian trả lời câu hỏi dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc AD20 (điều tra chống bán phá giá mặt hàng HRC đối với Trung Quốc & Ấn Độ) xuống ngày 18/10/2024. Như vậy, tiến độ này đã được gia hạn thêm 1 tháng so với kế hoạch.

Chúng tôi có ước tính về các mốc thời gian dự kiến của AD20 trong hình 2. Trong kịch bản tích cực, thuế BBPG sẽ được ban hành cuối tháng 9/2025. Trong khi ở kịch bản chậm nhất sẽ là tháng 1/2026. Với điều kiện là kết luận cuối cùng được thông qua. Việc áp thuế tạm thời (nếu có kết luận sơ bộ là có hiện tượng bán phá giá) được kỳ vọng sẽ triển khai từ tháng cuối năm 2024.

Chúng tôi cho rằng diễn biến của sự việc thuế CBPG này sẽ quyết định đến luận điểm đầu tư của cổ phiếu HPG. Đặc biệt trong bối cảnh thép Trung Quốc nhập khẩu đang “tràn lan” trên toàn cầu với giá bán thấp và xu hướng bảo hộ thương mại ngành thép tại nhiều quốc gia trên thế giới.


2 Likes

HPG mãi đỉnh, t tin vậy

Một số mác thép liên quan đến danh mục xuất khẩu của các doanh nghiệp tôn mạ cũng nằm trong nhóm bị điều tra. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu trong tương lai nếu mức thuế CBPG được ban hành.

Thông tin cáo buộc bán phá giá: Biên độ chống bán phá giá cáo buộc với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam: 158,83% (cao nhất trong số các nước bị cáo buộc).

Theo khảo sát của chúng tôi, nhiều bên tham gia thị trường đang kì vọng việc áp thuế chống bán phá giá mặt hàng HRC sẽ được thông qua trong năm 2025-26.

Với quy định được “hồi tố” đối với các sản phẩm nhập khẩu trong thời hạn 90 trước khi áp dụng thuế CBPG tạm thời (ảnh 1), các nhà nhập khẩu liệu đang tận dụng thời điểm này để gia tăng lượng tồn kho HRC giá rẻ trước khi có thuế?

Ở post trước đó, chúng tôi đã đưa ra ước tính cho các mốc thời gian cụ thể và dự kiến thuế tạm thời sẽ được ban hành trong khoảng tháng 1-2/2025 (ảnh 2). Như vậy, có thể dự đoán số dư hàng tồn kho cuối Q3/24 của các doanh nghiệp nhập khẩu HRC sẽ gia tăng đáng kể? Đặc biệt trong bối cảnh giá HRC Trung Quốc đang liên tục phá đáy như hiện nay.
image

1 Likes

nằm vùng quá lâu r

topic này chuẩn bị đủ thông tin để chuyển thể thành 1 bộ phim :grin:

Canada kết luận điều tra: 2 công ty thuộc Tập đoàn Hòa Phát bán phá giá mặt hàng dây thép

Ngày 4/9, Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) đã ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam. Theo đó, biên độ bán phá giá của các doanh nghiệp được xác định như hình dưới đây.

Hai công ty con của Tập đoàn Hòa Phát (HPG), là CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất và CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương, có biên độ bán phá giá lần lượt là 17,7% và 13,5%. Hiện tại, Tòa án Thương mại Quốc tế Canada (CITT) đang tiến hành xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước và dự kiến sẽ ra kết luận vào ngày 4/10.


Mặc dù sản lượng xuất khẩu mặt hàng này sang Canada là không quá lớn so với quy mô của HPG, tuy nhiên đây vẫn là 1 thông tin tiêu cực cho doanh nghiệp

Các công ty mạ niêm yết đều ghi nhận sản lượng tiêu thụ tháng 8/2024 tăng trưởng dương so với cùng kỳ (svck)

Trong đó, HSG và GDA cũng ghi nhận sản lượng tăng tháng thứ 3 liên tiếp, trong khi NKG lại giảm nhẹ mom.

Sản lượng tiêu thụ thép tháng 8/2024 của HPG tăng mạnh 38% svck nhờ xuất khẩu mạnh mẽ

Hoạt động xuất khẩu là động lực tăng trưởng chính cho tháng 8 cũng là xu hướng dễ hiểu khi đây là mùa mưa tại miền Nam Việt Nam và tháng cô hồn.
Điểm sáng là 2 mặt hàng chủ lực là thép xây dựng và HRC đều ghi nhận mức cao hơn so với tháng trước đó. Đặc biệt, mặt hàng HRC còn ghi nhận sản lượng tiêu thụ cao nhất kể từ tháng 3/2024.
Phôi thép cũng ghi nhận sản lượng cao đột biến với hơn 96 nghìn tấn, gấp 10 lần cùng kỳ và tăng 84% so với tháng trước. Bên cạnh nhu cầu nội địa yếu, HPG đang tích cực mở rộng xuất khẩu mặt hàng này nhằm tối đa hóa hiệu suất vận hành - điều mà công ty đã làm trong giai đoạn 2021.
Nhìn chung sản lượng bán hàng tháng 8 đối với HPG là khá tích cực, hy vọng đây sẽ là thông tin hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngày hôm nay.

Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc giá Trung Quốc (NBS), sản lượng thép thô của Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 8/2024 xuống còn 77,9 triệu tấn, giảm 10,4% svck và giảm mạnh hơn so với mức 9% svck của năm 2023.
Lũy kế tám tháng đầu năm nay, tổng sản lượng thép thô của nước này đạt 691,4 triệu tấn, giảm 3,3% svck.


Sản lượng sản xuất thấp hơn của Trung Quốc được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá thép toàn cầu và giảm áp lực thép nhập khẩu cho các quốc gia khác.

Thép nếu chỉ bàn về cơ bản thì lẽ ra đã phải hóa rồng từ lâu rồi

Trong thống kê danh mục các quỹ mở cho thấy xu hướng các cổ phiếu thép bị bán mạnh trong tháng 8 với HSG và HPG bị bán mạnh nhất với lần lượt 179 tỷ đồng và 164 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, nhóm ngân hàng được mua vào nhiều nhất với gần 1.900 tỷ đồng. Trong đó CTG, ACB, MBB, VCB là những lựa chọn hàng đầu.

Nhiều bên CTCK đã đưa ra dự báo các mã chứng khoán được hưởng lợi lớn nhất khi Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi.
Trong đó, HPG được kỳ vọng sẽ là một trong những cổ phiếu hàng đầu được mua ròng (cụ thể ước tính của BVSC ở bảng dưới đây). Hy vọng thông tin này sẽ hỗ trợ phần nào và làm hạn chế xu hướng bán ròng của NĐT nước ngoài tại cổ phiếu này suốt thời gian qua.

Triển vọng Việt Nam được nâng hạng lên Thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE khả quan hơn sau khi Bộ Tài chính thông qua Thông tư 68/2024/TT-BTC cho phép NĐT nước ngoài mua chứng khoán mà không cần có đủ tiền.
BVSC đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được xem xét nâng hạng thời gian sớm nhất vào Tháng 3/2025 sau khi có những đánh giá cuối cùng về tiêu chí Chi phí giao dịch thất bại.

Trung ương nhất trí ưu tiên nguồn lực làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Theo kế hoạch trước đó tại kì họp tháng 3/2023, Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và khởi công trước năm 2030.

Thời điểm khởi công này hoàn toàn phù hợp với kế hoạch phát triển dự án Phú Yên của HPG. Mặc dù hiện tại vẫn còn quá sớm để bàn luận tới Phú Yên, chúng tôi tin rằng dự án đường sắt kể trên sẽ mở ra cơ hội cho HPG tham gia vào lĩnh vực thép kết cấu, đường ray.

Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước diễn ra ngày 21/9, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn đưa ra hàng loạt đóng góp quan trọng.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long bày tỏ phấn khởi vì Chính phủ đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, nhưng để đất nước phát triển, cần tích cực tháo gỡ về thể chế chính sách, nhất là cần nhanh chóng, sửa đổi các luật nhanh hơn nữa, điều đó sẽ có lợi cho các doanh nghiệp.

Về phát triển công nghiệp phụ trợ, ông Trần Đình Long mong Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành có các chính sách cụ thể, rõ ràng ủng hộ, bảo hộ sản xuất trong nước trên cơ sở phù hợp các thông lệ quốc tế; có các chính sách đặc thù để nuôi dưỡng, phát triển các doanh nghiệp lớn.

Ông kiến nghị Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ phát triển các mỏ sắt trong nước để giảm chi phí nhập khẩu quặng sắt cho doanh nghiệp, cụ thể là cần thiết đưa mỏ sắt Quý Xa (Lào Cai) vào hoạt động. Ông cũng bày tỏ, về vấn đề kỹ thuật, Hòa Phát đủ năng lực để sản xuất thép cho đường ray các đường sắt tốc độ cao.

1 Likes

Các biện pháp kích thích mới nhất của Trung Quốc bao gồm cắt giảm dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất thế chấp cho các khoản vay hiện có, tăng cho vay đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp, tài trợ cho các nhà môi giới mua cổ phiếu và các khoản vay ngân hàng để hỗ trợ mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp, nhằm mục đích bơm thanh khoản và ổn định thị trường.

Giá các loại hàng hóa đang đồng loạt tăng, trong đó bao gồm các sản phẩm liên quan đến thép.

2 Likes