Chỉ sau 1 tháng kể từ thời điểm chinh phục bất thành vùng điểm số 1.250-1.255, VN-Index có thời điểm giảm sâu nhất hơn 140 điểm, tương đương mức âm gần 12% về quanh đường MA200 ngày, mốc 1.100-1.105 điểm. Thanh khoản trong gần 2 tuần nay liên tục giảm mạnh về dưới 20.000 tỷ đồng/phiên, thậm chí có phiên chỉ hơn 11.000 tỷ đồng cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn đang rất thận trọng. Nhiều nhà đầu tư thậm chí đang đứng ngoài cuộc chờ thị trường vận động tích cực trở lại.
Nhiều cổ phiếu bất động sản thậm chí giảm gấp 3-4 lần thị trường, trong đó cổ phiếu Novaland (NVL) giảm gần 40% sau 1 tháng, NĐT mua vùng 2x mắc kẹt nặng nề.
Câu chuyện trái phiếu vẫn là vấn đề nan giải đầy thách thức cho khả năng phục hồi của NVL và các công ty con trong hệ sinh thái của Tập đoàn BĐS hàng đầu Việt Nam. Với nhiều vướng mắc chưa được giải quyết cùng các vấn đề còn tồn động, NĐT có nên tiếp tục mua NVL dù giá cổ phiếu đang quanh vùng 1x?
ACE NĐT hãy cùng NGOTMIENTAY đi phân tích cổ phiếu này để có thêm góc nhìn về các quyết định mua/bán.
1.Vấn đề trái phiếu
Tại báo cáo phân tích mới nhất của Cty CK VND trong tháng 9/2023 sẽ có khoảng hơn 25.800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ đáo hạn. Trong số này, nhóm doanh nghiệp Novaland sẽ phải thanh toán khoảng 2.200 tỷ đồng trái phiếu đến hạn bao gồm lô trái phiếu mã NSRCH2223001 trị giá 1.000 tỷ đồng do Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Nova Saigon Royal.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp nhóm Novaland đã công bố thông tin chậm thanh toán lãi, gốc trái phiếu với giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Bản thân Novaland cũng chậm thanh toán lãi/gốc trái phiếu - số tiền 5.900 tỷ đồng cho kỳ thanh toán từ ngày 1/1 - 30/6/2023.
Novaland từng công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán lãi/gốc tại lô trái phiếu NVLH2123011 (lần lượt 50,7 tỷ đồng tiền lãi và hơn 957 tỷ tiền gốc). Tuy vậy đến hạn thanh toán ngày 1/9, tập đoàn mới chỉ thanh toán được 2,2 triệu đồng tiền lãi và gần 11 tỷ đồng tiền gốc với nguyên nhân được lý giải là do chưa thu xếp đủ nguồn thanh toán.
Ngoài ra, Novaland còn công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán gốc, lãi tại lô trái phiếu NVLH2223008. Số tiền thanh toán theo đúng hạn ngày 30/9 lần lượt là 157,3 tỷ và 7,7 tỷ đồng.
Thậm chí cách đây ít ngày, Novaland (NVL) cũng cho biết đang chậm thanh toán 7,8 triệu USD lãi của trái phiếu quốc tế 300 triệu USD.
Không chỉ Novaland đâu, thời gian qua nhiều công ty thành viên nhóm Nova cũng liên tục gặp nhiều vấn đề về kết quả kinh doanh thua lỗ, nợ trái phiếu,… Một số gương mặt nổi bật như Công ty TNHH Thành phố Aqua, CTCP Nova Final Solution,…
2. Rủi ro về dòng tiền, chịu áp lực nợ vay cao
Tính đến ngày 30/6/2023, Novaland chỉ còn hơn 4.000 tỷ đồng tiền mặt. Trong khi đó, giá trị hàng tồn kho tăng lên mức gần 139.000 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả gần như đi ngang mức 213.000 tỷ đồng (gấp 5 lần vốn chủ sở hữu) trong đó gần 61.600 tỷ là vay nợ tài chính sẽ đáo hạn trong 12 tháng tới.
Dư nợ trái phiếu của Tập đoàn ghi nhận hơn 42.000 tỷ đồng bao gồm hơn 14.100 tỷ đồng ngắn hạn và gần 29.000 tỷ đồng dài hạn.
3. Nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu tăng
Nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của Novaland vào cuối năm 2022 đã tăng lên 123,9% so với 111% tại cuối quý III/2022 và 103,1% tại cuối năm 2021 do giải ngân tiền mặt cho chủ nợ.
Vào cuối năm 2022, tiền và các khoản tương đương tiền của Novaland (bao gồm các khoản đầu tư tiền gửi ngắn hạn) còn 8.900 tỷ đồng, giảm 60% so với cuối quý III/2022 và giảm 51% so với cuối năm 2021.
Bên cạnh đó, ngành nghề BĐS vẫn rất khó khăn khi mà các cuộc họp giải cứu thị trường BĐS vẫn chưa có giải pháp nào cụ thể,… Điều này sẽ đẩy NVL đến thế khó khăn chồng chất khó khăn.
4. Hàng tồn kho lớn và tiếp tục tăng.
Tài sản ngắn hạn của Novaland khoảng 198.000 tỷ đồng trong đó hàng tồn kho chiếm phần lớn, 139.000 tỷ đồng. Nếu trừ đi hàng tồn kho thì phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp khó có thể đủ để chi trả các khoản nợ sẽ đáo hạn trong thời gian tới.
Nợ phải trả ngắn hạn đang cao, trong khi hàng tồn kho khó giải quyết vì đa số bất động sản của Novaland là hàng cao cấp, rất kén người mua. Khó chồng khó đối với Novaland tại thời điểm này.
5. Dòng tiền tổ chức mất tăm
Sau 1,5 tháng tham gia trở lại, hiện tại các giao dịch lớn mất hút, lực cung của dòng tiền nhỏ lẻ liên tục gia tăng đẩy giá cổ phiếu NVL chìm sâu dưới đường trung bình động MA100-200 ngày. Cho thấy nhà đầu tư quan ngại trước áp lực trả nợ đè nặng lên Novaland trong bối cảnh khó khăn trong việc huy động nguồn vốn, đàm phán gia hạn nợ, kéo dài thời gian trả nợ,…
6. Kỳ vọng giá cổ phiếu được đánh lên là không có cơ sở
Một số nhà đầu tư nhìn vào lô trái phiếu chuyển đổi 120,000 đồng/cổ phiếu do các tổ chức định giá nước ngoài định giá, thì so với con số quanh 13.000 đồng/cổ phiếu giao dịch trên thị trường hiện tại là quá rẻ.
Tuy nhiên, đó là các khoản định giá về trái phiếu chuyển đổi, tức đến thời điểm năm 2026 mới đến hạn chuyển đổi, và giá trên thị trường phải đạt mức 120,000 đồng/cổ phiếu thì nước ngoài mới chuyển đổi, còn nếu giá cả không đạt thì phần đó vẫn là trái phiếu, các tập đoàn nước ngoài vẫn sẽ được đáo hạn cả gốc lẫn lãi như bình thường. Tức là tính theo đường nào cũng sẽ không bị thiệt hại. Vậy nên không có cơ sở nào chắc chắn để nói rằng đến năm 2026, giá cổ phiếu NVL sẽ được đánh lên về đỉnh cũ cả.
7. Nhà tạo lập không có động lực để đánh lên đẩy giá cổ phiếu
Còn về phần doanh nghiệp NVL, họ đã thực hiện các hành động chi phối cổ phiếu đánh lên để tạo uy tín nhằm đạt mục đích phát hành trái phiếu, NVL đã làm được điều này, đồng thời đã thu được vốn nên sẽ không còn động lực đánh lên nữa. Vậy nên nhà tạo lập NVL cũng sẽ không có lý do gì cần phải đánh lên giá cổ phiếu về đỉnh cũ nữa cả.
8. Khách hàng mất lòng tin vào doanh nghiệp
Điều này đến từ việc NVL ra thông báo ngày 10/2/2023 tạm hoãn thanh toán các khoản theo thỏa thuận ban đầu. Thông báo này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ tự thanh toán lãi vay/tất toán với bên ngân hàng, NVL sẽ hỗ trợ phí tất toán khoản vay và chi trả thêm tiền lãi 12%/năm trên khoản tiền khách hàng bỏ ra.
9. Không có ngân hàng “chống lưng”
Không giống như những doanh nghiệp lớn cùng ngành khác, Novaland không có ngân hàng hay một tập đoàn tài chính hùng mạnh “chống lưng” như Vingroup có Techcombank; Sovico có HDBank; Sunshine Group có KSfinance,… nên việc xoay sở dòng tiền sẽ phần nào khó khăn so với các doanh nghiệp khác.
10. Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt dộng liên tục
Tại báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2023, Novaland bị công ty kiểm toán PWC nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục liên quan đến các vấn đề về khả năng thanh toán hoặc tái cấu trúc các khoản nợ vay cũng như trái phiếu đáo hạn.
Như vậy sau gần 1 tháng liên tục điều chỉnh, cổ phiếu NVL mất gần 40% giá trị và lui về vùng tích lũy của tháng 4-5. Khối lượng giao dịch trong 3 tuần gần đây liên tục giảm mạnh còn trung bình 20 triệu cp/phiên.
Là 1 trong những doanh nghiệp đầu ngành và uy tín trong lĩnh vực BĐS nhưng giá cổ phiếu đang được chiết khấu sâu, quanh 1x, cổ phiếu NVL có phải là một món hời cho NĐT vào lúc này?
Mặc dù tính từ giá đỉnh 90,000 đồng/cổ phiếu hoặc kỳ vọng vào lô trái phiếu chuyển đổi có giá 120,000 đồng/cổ phiếu, có thể thấy giá cổ phiếu đã chiết khấu rất sâu, nhưng nhà đầu tư cần lưu ý và cân nhắc trước khi tư vào cổ phiếu NVL ở thời điểm này.
Với mong muốn đồng hành cùng cộng đồng nhà đầu tư cá nhân, NgotMienTay chia sẻ đến ACE NĐT những phân tích trên, dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình. Mọi nhận định trên là quan điểm cá nhân của NgotMienTay để ACE NĐT tham khảo, có thêm góc nhìn.
Rất mong nhận được ngày càng nhiều ý kiến đóng góp giá trị của ACE NĐT quan tâm qua số điện thoại 0934 115 956 hoặc Za-lo 0362 762 967
Quét mã QR Code mở tài khoản Chứng khoán tại SSI và đồng hành cùng NgotMienTay