Cổ phiếu HPG - Chu kỳ vận hội mới

1. Tại sao lại chú ý đến cổ phiếu HPG lúc này ?

Trong kinh doanh bất động sản có một câu châm ngôn đó là “Vị trí, vị trí và vị trí ”. Trong đầu tư câu câu châm ngôn sẽ là “Lợi nhuận, lợi nhuận và lợi nhuận”. Để một cổ phiếu thu hút được sự chú ý của các NĐT tổ chức lợi nhuận của công ty phải phát ra tín hiệu lạc quan.

       Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá cổ phiếu HPG 2019-2025.

Trong dài hạn, giá cổ phiếu và lợi nhuận của công ty có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Lợi nhuận tăng giá cổ phiếu tăng, lợi nhuận giảm giá cổ phiếu giảm, từ quý 2/2024 đến thời điểm quý 1/2025 do lợi nhuận đi ngang nên giá cổ phiếu cũng đi ngang. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý 1/2025 của Hoà Phát đã phát ra những tín hiệu tích cực.

image

   Bảng 1: Sản lượng bán hàng các mặt hàng thép của HPG quý 1/2025.

image

       Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng DT, LN của Hoà Phát.

image

  Bảng 3: Tỷ trọng đóng góp từ mảng thép của Hoà Phát.

Nhìn vào, các dữ liệu phía trên chúng ta vẫn chưa thấy được điều gì đáng để chú ý tới cổ phiếu HPG. Nhưng thực chất con số tăng trưởng lợi nhuận của Hoà Phát quý 1/2025 lên tới 32% so với cùng kỳ chứ không phải 17%. Nguyên nhân là do quý 1/2025 công ty không ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến hơn 340 tỷ svck năm ngoái. Nếu loại trừ đi khoản lợi nhuận bất thường này con số tăng trưởng lợi nhuận phản ánh chính xác nhất lợi nhuận từ HĐKD là tăng 32% svck.
image

Doanh thu và sản lượng thép của Tập đoàn Hòa Phát tăng mạnh trong quý 1/2025 nhờ kết hợp yếu tố thuận lợi:

  • Thời tiết thuận lợi sau Tết – đẩy mạnh hoạt động xây dựng

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, điều kiện thời tiết ổn định và khô ráo trên toàn quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng tốc thi công các công trình dân dụng và hạ tầng.

Nhu cầu thép xây dựng – dòng sản phẩm chủ lực trong cơ cấu doanh thu của Hòa Phát – vì thế được thúc đẩy đáng kể.

  • Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công

Các dự án hạ tầng trọng điểm như cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành, các tuyến đường vành đai,… được triển khai mạnh mẽ hơn nhờ tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện.

Đây là động lực quan trọng thúc đẩy nhu cầu thép xây dựng và thép công trình – hai sản phẩm chủ lực của Tập đoàn.

  • Chính sách thương mại hỗ trợ ngành – áp thuế chống bán phá giá HRC từ Trung Quốc

Việc áp thuế chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc (có hiệu lực từ tháng 3/2025) giúp giảm áp lực cạnh tranh từ hàng giá rẻ. Các doanh nghiệp nội địa như Hòa Phát có cơ hội mở rộng sản lượng và cải thiện giá bán.

2. Người thầy mang tên quá khứ

Nhìn lại giai đoạn từ đầu năm 2020 kéo dài cho đến đầu năm 2022. Và cùng nhau xem xét xem đâu là động lực chính đứng đằng sau thúc đẩy khiến giá cổ phiếu HPG tăng trưởng hơn 500% chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

a. Giá thép thế giới tăng mạnh

Trong giai đoạn 2020–2021, giá thép xây dựng trên toàn cầu tăng mạnh do:

  • COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Các gói kích thích kinh tế lớn (đặc biệt là tại Mỹ và Trung Quốc) khiến nhu cầu đầu tư hạ tầng và bất động sản tăng.
  • Giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, than cốc tăng mạnh, đẩy giá thành thép lên.

b. Kết quả kinh doanh ấn tượng

Lợi nhuận ròng của HPG tăng đột biến trong các năm 2020 và 2021:

  • Năm 2020: Lợi nhuận sau thuế đạt ~13.5 ngàn tỷ đồng (tăng ~80% so với 2019).
  • Năm 2021: Lợi nhuận sau thuế đạt kỷ lục hơn 34 ngàn tỷ đồng (gấp ~2.5 lần năm 2020).

c. Mở rộng công suất sản xuất

  • Hòa Phát đưa vào vận hành Khu liên hợp Gang thép Dung Quất giai đoạn 1, nâng công suất sản xuất thép thô lên hơn 8 triệu tấn/năm.

d. Dòng tiền F0 & sự hưng phấn của thị trường

  • Trong giai đoạn đại dịch, lãi suất thấp, dòng tiền cá nhân (F0) đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam rất lớn.
  • HPG là mã có thanh khoản cao, cơ bản tốt, thường được khuyến nghị bởi các công ty chứng khoán, nên trở thành lựa chọn hàng đầu của nhà đầu tư cá nhân.

Kết luận: Giá cổ phiếu HPG tăng mạnh từ đầu năm 2020 đến đầu năm 2022 do nhiều yếu tố kết hợp, cả từ nội tại doanh nghiệp lẫn bối cảnh kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước. Nhưng trong đó tăng trưởng lợi nhuận là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy cổ phiếu tăng giá.

3. Lịch sử có lặp lại - Cú đấm thép Dung Quất 2.

Dự án KLH Gang thép Dung Quất 2 sau khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy gia tăng sản lượng HRC và đây chính là lời giải cho bải toán tăng trưởng của Hoà Phát trong các năm tới.

image

     Bảng 4: Quy mô của dự án KLH Gang thép Dung Quất 2.

Việc Hòa Phát tăng công suất sản xuất thép HRC trong bối cảnh nhu cầu trong nước cao nhưng tỷ lệ nội địa hóa thấp sẽ mang lại nhiều lợi ích chiến lược và kinh tế, cụ thể như sau:

a. Tăng doanh thu và lợi nhuận

• Thị trường thép HRC trong nước đang thiếu cung, dẫn đến giá bán cao và biên lợi nhuận tốt hơn so với thép xây dựng truyền thống.

• Hòa Phát mở rộng công suất sẽ tăng sản lượng bán ra, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận tổng thể.

b. Đa dạng hóa sản phẩm, giảm rủi ro phụ thuộc vào thép xây dựng

• Hiện nay Hòa Phát chủ yếu sản xuất thép xây dựng – một mặt hàng dễ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ bất động sản.

• Việc mở rộng HRC giúp Hòa Phát đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tiếp cận các ngành công nghiệp như: Ô tô, Cơ khí chế tạo, Thiết bị gia dụng, Đóng tàu,… giúp doanh nghiệp ổn định hơn, giảm thiểu rủi ro chu kỳ ngành.

c. Gia tăng thị phần và sức mạnh thị trường

• Khi tăng công suất và trở thành nhà sản xuất HRC lớn nhất trong nước, Hòa Phát có thể giành thị phần lớn từ các đối thủ nhập khẩu, trở thành đối tác chiến lược của nhiều khách hàng lớn, củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành thép Việt Nam, tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn.

d. Tăng hiệu quả sản xuất và tối ưu hóa chuỗi giá trị

• Hòa Phát có chuỗi sản xuất khép kín từ quặng sắt – luyện gang – luyện thép – cán HRC. Việc mở rộng HRC sẽ giúp tối ưu hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất, từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao biên lợi nhuận.

e. Tăng giá trị doanh nghiệp và hấp dẫn nhà đầu tư

• Việc tham gia sâu hơn vào phân khúc có giá trị cao như HRC sẽ nâng giá trị thương hiệu và định giá doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. NĐT đánh giá cao các doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng bền vững và chủ động được nguồn nguyên liệu.

f. Hướng tới xuất khẩu và mở rộng thị trường quốc tế

• Khi nhu cầu trong nước ổn định, Hòa Phát có thể xuất khẩu HRC sang các nước trong khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á – nơi nhu cầu HRC cũng đang tăng mạnh. Đây là bước đệm để Hòa Phát trở thành tập đoàn thép hàng đầu khu vực, không chỉ dẫn đầu ở Việt Nam.

• Năm 2024, doanh thu xuất khẩu của HPG cũng ở mức tương đối cao khoảng 31%, điều này giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu nếu như khi dự án Dung Quất 2 đi vào hoạt động mà nhu cầu HRC trong nước không đạt như kỳ vọng.

       Biểu đồ 2: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu của Hoà Phát qua các năm.

Phân kỳ 1 KLH Gang thép Dung Quất 2 chính thức đi vào vận hành.

Theo BLĐ chia sẻ cuối T3-2025, phân kỳ đầu tiên của Dự án Dung Quất 2 đã hoàn thành và tạo ra sản phẩm, đóng góp vào sản lượng tiêu thụ thép cuộn cán nóng chung của Tập đoàn. Từ đó doanh nghiệp bắt đầu book tăng tài sản cố định để tính khấu hao.

Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm chứng thông qua các thông tin sau:

  • Trên Bảng cân đối mục “Tài sản cố định hữu hình” tăng hơn 18.400 tỷ so với đầu năm. Phần lớn được kết chuyển từ “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” giảm hơn 16.100 tỷ. Phù hợp với tiến độ của dự án mà doanh nghiệp công bố.

  • Năng lực sản xuất HRC bình quân mỗi tháng của HPG là 250 ngàn tấn ~ 3 triệu tấn/năm. Tháng 3/2025 phân kỳ 1 của Dung Quất 2 hoạt động sản lượng HRC tăng gấp đôi so với bình quân. Dự tính năng lực sản xuất HRC của HPG từ nay đến cuối năm đạt khoảng 5,5 triệu tấn. Và mục tiêu cung ứng 5,8 triệu tấn thép HRC trong năm 2025 là hoàn toàn khả thi khi theo tiến độ cuối Q4/2025 phân kỳ 2 của dự án sẽ bắt đầu đi vào vận hành.

image

     Bảng 5: Năng lực sản xuất các mặt hàng thép của HPG so với cùng kỳ.
  • Theo kế hoạch năm 2025 sản lượng sản xuất HRC tăng từ 3 triệu tấn/năm → 5.8 triệu tấn (tương đương tăng gần gấp đôi công suất cũ), năm 2026 công suất sản xuất HRC tăng từ 5.8 triệu tấn → 6.6 triệu tấn ( tăng 14%), năm 2027 khi Dung Quất 2 hoạt động full công suất sản lượng HRC Hoà Phát sản xuất đạt 8.6 triệu tấn (+30% so với năm 2026). Mức tăng trưởng công suất sản xuất HRC kép CARG của HPG giai đoạn 2025-2027 đạt 42,1 % mỗi năm. Tổng công suất của công ty tăng từ 8.9 triệu tấn → 14.5 triệu tấn (+63% sau 3 năm)

         Biểu đồ 3: Tổng năng lực sản xuất của HPG qua từng thời kỳ.

Giải quyết xong bài toán sản xuất, bài toán tiếp theo là nhu cầu thị trường.

  • Tổng nhu cầu tiêu thụ HRC trong nước là rất lớn

Nhu cầu HRC tại Việt Nam dao động khoảng 12 – 13 triệu tấn/năm. Hiện có 2 doanh nghiệp sản xuất HRC: Tập đoàn Hòa Phát, Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Tổng công suất thiết kế đạt 8,2 triệu tấn/năm.

  • Thiếu hụt nguồn cung phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong năm 2024, HRC nhập khẩu chiếm khoảng 67% tổng tiêu thụ nội địa (75% từ Trung Quốc) đồng nghĩa với việc HRC sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng hơn 30% nhu cầu tiêu thụ nội địa. Sản lượng HRC nhập khẩu tăng 35% so với cùng kỳ (svck), đạt 10,1 triệu tấn.

             Biểu đồ 4: Cơ cấu nguồn cung HRC trong nước năm 2024.

             Biểu đồ 5: Tỷ lệ nội địa hoá mặt hàng thép HRC các năm.

          Biểu đồ 6: Năng lực tiêu thụ các sản phẩm thép tại Việt Nam.

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy rằng bản chất ngành thép không hề khó khăn như mọi người vẫn nghĩ. Dữ liệu lịch sử đã chứng minh, ngành thép là một ngành xương sống của nền kinh tế do đó nhu cầu về thép rất lớn. Được thể hiện thông qua tỷ lệ hấp thụ (là tỷ số giữa sản lượng thép bán ra/sản lượng sản xuất toàn ngành thép) các năm vừa qua đều đạt trên 90%.

Có nghĩa là thép sản xuất trong nước bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu và chỉ còn một phần nhỏ là tồn kho. Riêng trong hai tháng 2&3 năm 2025 con số này đạt trên 110% nghĩa là dù sản lượng có tăng nhưng hàng sản xuất ra là bán được hết và phải bán cả hàng tồn kho trước đó mới đủ.

    Biểu đồ 7: Năng lực tiêu thụ HRC của các doanh nghiệp thép Việt Nam.

Nguyên nhân là do, thép cán nóng (HRC) là nguyên liệu đầu vào thiết yếu cho ngành sản xuất tôn mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép và các sản phẩm thép khác. Được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp khác.

nặng mông này k biết kéo nổi lên 28 không

1 Likes

Hoà Phát đánh đầu cơ khoai lắm bác ạ.

giá này mua mới đc kh bác

Mới chân sóng thần thôi bác ạ.

Chân sóng nhé

1 Likes

Chủ tịch Hòa Phát dự báo quý II sẽ tốt, đang không có hàng để bán

  • Tình hình kinh doanh quý II khả quan:
    Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát – cho biết:

“Kết quả kinh doanh quý II chắc là tốt thôi. Đợt này đang không có hàng để bán. Giá thép đang tăng và quan trọng là đầu ra đang rất tốt”.

  • Giá thép tăng, nguyên liệu đầu vào giảm:
    Từ đầu quý II, giá thép xây dựng đã tăng 4 lần, đạt 13,79 triệu đồng/tấn, cao hơn mức cuối quý I (13,58 triệu đồng/tấn).
    Trong khi đó, giá quặng sắtthan cốc – nguyên liệu sản xuất thép – đang ở vùng đáy 4 năm, giúp cải thiện biên lợi nhuận ngành thép.
  • Xuất khẩu khả quan nhưng Hòa Phát ưu tiên thị trường nội địa:

“Xuất khẩu thép trong quý II không tồi như nhiều người tưởng, tuy nhiên hiện tập đoàn vẫn đang ưu tiên cho thị trường nội địa”, ông Long nói.

  • HRC sang Mỹ vẫn có lãi dù thuế cao:
    Tổng Giám đốc Nguyễn Việt Thắng chia sẻ:

“Chúng tôi vẫn đang tranh thủ xuất khẩu HRC sang Mỹ bởi sau khi ông Trump áp thuế, giá loại thép này tăng mạnh lên trên 900 USD/tấn. Với mức giá này chúng tôi bắt đầu có lãi. Trước thời điểm áp thuế, giá chỉ khoảng 750 - 760 USD/tấn thì khó có lợi nhuận”.

  • Quý I Hòa Phát đạt doanh thu 37.900 tỷ, lãi 3.300 tỷ đồng, hoàn thành 22% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
  • Dung Quất 2 vận hành toàn bộ từ quý IV, giúp sản lượng HRC ước đạt 8,6 triệu tấn/năm từ 2025. Hòa Phát cũng mở rộng sang thép chất lượng cao, thép đặc biệt.
  • Tiêu thụ trong nước phụ thuộc tăng trưởng kinh tế:

“Nếu tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại nhu cầu thép trong nước giảm đi và bán hàng của Hoà Phát khó khăn hơn. Về nguyên tắc bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi cũng phải bán hết hàng. Lúc này Hoà Phát phải tăng thị phần lên nhưng đổi lại biên lợi nhuận giảm xuống”.

  • Thị phần trong nước tăng:
    • Thép xây dựng: 38,8% (+1% so với năm trước)
    • Ống thép: 32,8% (+3%)
  • Xuất khẩu dưới 20% doanh thu, nhắm đến các thị trường mới như EU, Anh và Trung Đông.

Múc thép đi. CHÂN SÓNG ĐÓ

Thép mới chân sóng thôi cả nhà, theo phân khúc đánh đầu cơ sẽ ưu tiên HSG, VGS, NKG. Đầu tư trên 6 tháng ưu tiên HPG cho chặng đường phía trước.

image
Ace nđt muốn đồng hành với team mình có thể để lại cmt bên dưới nha

Nhóm thép nói chung và cổ phiếu HPG nói riêng đã bắt đầu rục rịch, cả nhà nhớ chú ý sẽ có những nhịp bứt lên làm NĐT ngỡ ngàng.