Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM: HOSE)

1. Kết quả kinh doanh vượt trội
Trong nửa đầu năm 2024, TCM công bố KQKD sơ bộ với doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 64,1 triệu USD (1,78 nghìn tỷ đồng; +12% svck) và 5,8 triệu USD (140 tỷ đồng; +144% svck). Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam chỉ tăng 4,5% svck trong 6T2024, điều đó cho thấy mức tăng trưởng của TCM đang tích cực và vượt trội hơn so với trung bình của ngành. Thị trường xuất hẩu mà TCM hướng tới chủ yếu là Hàn Quốc (chiếm 28,4% doanh thu) và Nhật Bản (chiếm 21,4% doanh thu), tuy đây không phải là các thị trường trọng yếu của xuất khẩu hàng dệt may tại Việt Nam, nhưng hai thị trường này lại ít có sự biến động, chủ yếu dành cho công ty mẹ TCM là Eland. Hiện tại TCM đã hoàn thành 47% và 85% kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận ròng năm 2024. Loại trừ đi sự kiện thoái vốn tại công ty liên kế Savimex dẫn đến lỗ 17 tỷ, lợi nhuận cốt lõi của TCM được cải thiện từ 19 tỷ đồng trong Q2/2023 lên 78 tỷ đồng, trong khi doanh thu thuần đạt 846 tỷ đồng (+18% svck) trong Q2/2024.
TCM đang cân nhắc từ việc bán nhà máy Trảng Bàng và đất ở Vĩnh Long vào cuối năm nay, điều này sẽ giúp cơ cấu lại bảng cân đối kế toán.

2. Mua lại SY Vina
Trong Q2/2024, TCM đã mua lại một nhà máy mới có tên SYVina, có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai với chi phí 468 tỷ đồng (19 triệu USD) để tăng công suất vải và nhuộm vải. Khoản tiền này được tài trợ bằng cả tiền mặt và vốn vay ngân hàng. SYVina dự kiến sẽ mang lại doanh thu khoảng 1 triệu USD/tháng và sẽ được gộp vào báo cáo tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 24/6.
ước tính SYVina sẽ tạo ra 6% tổng doanh thu thuần của TCM vào năm 2024 và khoảng 10% doanh thu thuần của TCM vào năm 2025 (đồng thời tăng nguồn vải đầu vào tự cung cấp cho xuất khẩu hàng may mặc). TCM quyết định mua lại SYVina thay vì xây dựng nhà máy mới ở Vĩnh Long với chi phí ước tính 50 triệu USD. TCM mua lại SYVina với mục đích xin giấy phép nhuộm vải cũng như tận dụng năng lực sản xuất vải hiện có làm đầu vào cho các đơn hàng may mặc có giá trị cao. Vị trí của SYVina cũng có thể tiết kiệm chi phí logistic và có công suất xử lý nước thải cao hơn.
image

3. Giá hàng may mặc có thể giảm
TCM đã nhận được 90% và 86% đơn đặt hàng theo kế hoạch lần lượt trong Q3 và Q4/2024. Tuy nhiên, ban lãnh đạo lưu ý rằng giá bán bình quân gần như không được cải thiện so với năm ngoái. Theo số liệu thống kê của Văn phòng Dệt may Mỹ, giá bán trung bình của hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ đã giảm khoảng 10% svck trong 5 tháng đầu 2024. Đây là điểm thuận lợi để thúc đẩy việc bán hàng của TCM, hiện tại TCM vẫn đang ghi nhận mức tồn kho khá cao, dù số đơn đặt hàng đã tăng từ đầu năm, tuy vậy các nhà bán lẻ vẫn rất thận trọng khi xé nhỏ các đơn đặt hàng và thời gian thông báo đặt hàng rút ngắn lại (6 tháng xuống còn 3 tháng).

4. Dợ phóng kết quả kinh doanh 2024
Trong năm 2024, kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng sẽ lần lượt đạt 3,9 nghìn tỷ đồng (+17,3% svck) và 257 tỷ đồng (+95% svck). Trong năm 2025, chúng tôi kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng sẽ lần lượt đạt 4,4 nghìn tỷ đồng (+13,3% svck) và 295 tỷ đồng (+15% svck). P/E của doanh nghiệp đang cao hơn so với trung bình ngành do đó vẫn nên thận trọng khi giải ngân.

5. Khuyến nghị
Vùng mua: 48,5 - 50
Mục tiêu: 53 - 54
Cắt lỗ: 47,5

8 Likes

Mấy con xuất khẩu năm nay được thêm hưởng lợi tỷ giá

con này giữ dài hạn hay trading ad

Có thể mua nắm giữ trung dài hạn, hiện tại các mã xuất nhập khẩu chưa thể bứt phá do Mỹ tạm hoãn công nhận VN là kinh tế thị trường sang đầu tháng 8 rồi

Thị trường trải pha một phiên giao dịch có nhiều biến động. Kết phiên 24/7, VNINDEX giảm 5,28 điểm và đóng cửa tại 1233,19 điểm. HVN giảm sàn, SSI (-3%), LPB (-2,6%), POW (-2,3%), VRE (-2,2%), CTG (-2%), HCM (-2%). VIC (+1,7%) đóng góp tích cực trong việc nâng đỡ cho chỉ số. Các mã LHG (+5,3%), BFC (+3,4%), BCM (+3,3%), CSV (+2,9%), REE (+2,2%) giữ nhịp tốt và bật tăng lại mạnh mẽ. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 419 tỷ, tâm lý thận trọng từ các nhóm ngân hàng, chứng khoán và thép vẫn tiếp tục gây sức ép lên thị trường.
Trong phiên giao dịch 24/7, thị trường có sự rung lắc mạnh về về vùng 1220, tuy nhiên tín hiệu kỹ thuật không chuyển sang trạng thái tiêu cực do đó đây được xem như một vùng hỗ trợ mạnh cho thị trường. VNINDEX sẽ có thể tiếp tục vận động trong vùng 1220 đến 1240.
Thị trường có thể sẽ cân bằng tài mức 1220, nhà đầu tư có thể mở vị thế trong giai đoạn hiện tại với tỷ trọng 20% - 30%, sau đó có thể nâng tỷ trọng khi có tín hiệu tích cực từ dòng tiền trong các phiên tiếp theo. Giai đoạn hiện tại chỉ nên tập trung vào các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt và có tiềm năng tăng trưởng.

1 Likes
1 Likes

giữa TCM và TNG thì trading mã nào sẽ hấp dẫn hơn vậy ad

Dệt may hiện tại không có nhiều thông tin để phù hợp trading, hầu hết các cp dệt may đều đang đi ngang

1 Likes

TCM giá nào vào được vậy ad

1 Likes
2 Likes

Các cuộc biểu tình liên quan đến hạn ngạch việc làm gần đây ở Dhaka khiến làn sóng biểu tình lan ra cả nước Bangladesh cũng như bạo động lật đổ cựu Thủ tướng Hasina trong thời gian này, đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động kinh doanh của Bangladesh trong những ngày gần đây. Tình hình này tác động trực tiếp đến ngành dệt may, ngành chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của Bangladesh vào năm 2023.

2 Likes

Các thương hiệu thời trang hàng đầu từ Châu Âu (H&M, Zara…) đều là những mặt hàng xuất khẩu chính của Bangladesh. Nhiều nhà máy đã phải đóng cửa, do đó, nhiều khách hàng đã cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng sang các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

1 Likes

Là một quốc gia láng giềng cung cấp bông cho Bangladesh, Ấn Độ là nước được hưởng lợi lớn nhất trong biến động ngắn hạn này. Đối với Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước có tỷ trọng đóng góp cao nhất từ thị trường Châu Âu và tỷ lệ đơn đặt hàng CMT ở mức cao (đây là lợi thế cạnh tranh của Bangladesh) có thể được hưởng lợi từ sự thay đổi này.

2 Likes

Cũng lưu ý rằng thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh sang Hoa Kỳ vẫn giữ
ổn định ở mức 7,1% từ năm 2023 đến nửa đầu năm 2024 và Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam (thị phần của Việt Nam tại Hoa Kỳ là 15%).

1 Likes

Do đó, trong số các cổ phiếu dệt may, TNG sẽ được hưởng lợi nhiều nhất do có tỷ trọng đóng góp cao từ thị trường Châu Âu và tỷ lệ đơn đặt hàng CMT cao hơn so với các công ty cùng ngành như TCM và MSH. Trong nửa đầu năm 2024, TNG đã công bố tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là +6% và +30% svck, ban lãnh đạo cho biết, kêt quả này phản ánh một phần về sự thay đổi trong các đơn đặt hàng được chuyển từ Bangladesh kể từ đầu năm. Trong Q2/2024, doanh thu của TNG tăng 61% so với quý trước. TNG có đủ đơn đặt hàng cho đến cuối năm và đang đàm phán giá cho các đơn đặt hàng trong năm 2025.

2 Likes

TCM nay vào thì ố dề quá không AD

2 Likes

TCM đang hưởng lợi do thông tin tích cực từ ngành dệt may nên mới tăng giá, nếu nắm giữ dài hạn thì ổn còn trading thì tín hiệu kỹ thuật còn khá yếu nên chờ thêm

2 Likes

Dạ cảm ơn Ad

1 Likes