Chào anh em. Chúc anh em ngày đầu tuần mới vui vẻ!
Thị trường chung sẽ bắt đầu vào pha điều chỉnh trong tuần này, chuyện nên làm hiện giờ là đi tìm những cổ phiếu, nhóm ngành có kỳ vọng để chọn lọc cho danh mục cho anh em “bắt đáy” khi thị trường cân bằng và hồi phục trở lại. Topic ngày hôm nay tui sẽ phân tích về cổ phiếu VSC - con thuyền đợt này cho anh em nếu đợt vừa rồi anh em bỏ lỡ nhóm vận tải biển khi nhóm này cũng dậy sóng nhờ giá cước vận tải biển liên tục vượt đỉnh. Vậy thì tại sao lại là VSC mà không phải ai khác ?
(1) Hưởng lợi từ các thay đổi lớn về ngành vận tải & cảng biển thế giới
- Đầu năm 2024, các liên minh tàu biển lớn trên toàn cầu có sự tái cấu trúc dẫn đến một vài thay đổi quan trọng. Cụ thể:
- Liên minh tàu biển Gemini giữa Maersk và Hapag-Lloyd thành lập. Gemini sẽ cắt giảm số lần ghé cảng trên các tuyến chính và thay vào đó sử dụng nhiều cảng nội khu ở mỗi khu vực để chuyển hàng hóa ra các cảng trung tâm chính. Qua đó, các cảng như Cái Mép - Thị Vải và Hải phòng sẽ hưởng lợi nhờ vị trí nằm trong các tuyến cảng nội Á.
Sơ đồ các tuyến cảng nội Á (Nguồn: VBCS, tổng hợp)
- Liên minh tàu biển Ocean gồm: CMA-CMG (Pháp), COSCO (TQ) và Evergreen (Đài Loan) cũng vừa ký gia hạn hợp đồng hợp tác đến năm 2032. Đây sẽ là liên minh lớn nhất khai thác các tuyến biển sâu và trở thành bên thống trị 2 tuyến Á-Âu và Thái Bình Dương. Được biết, điều này sẽ dẫn đến dịch chuyển hàng hóa giữa các cảng này do sự phụ thuộc vào sản lượng của các liên minh tàu biển. Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam để phát triển thành cảng nước sâu trung chuyển quốc tế, với các yếu tố quan trọng như tăng cường hạ tầng cảng biển, cải thiện kết nối nội địa, chính sách hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực.
Các liên minh tàu lớn như Ocean & Gemini có ảnh hưởng rất lớn đến các cảng biển Việt Nam (Nguồn: VCBS, Research)
-
Ngành vận tải container đang chịu ảnh hưởng lớn từ các cuộc tấn công trên biển Đỏ. Những sự kiện này gây ra khó khăn trong việc định tuyến lại tàu, làm tắc nghẽn đội tàu và đẩy giá cước lên cao. Lưu lượng tàu qua kênh đào Panama cũng giảm mạnh từ cuối năm 2023 do hiện tượng El Nino, ảnh hưởng xấu đến thương mại giữa Đông Bắc Á và Châu Mỹ. Các yếu tố này đã mang lại lợi ích cho các hãng tàu do nguồn cung cao và nhu cầu yếu. Việc các hãng tàu trên thế giới đẩy mạnh hoạt động vận tải biển sẽ giúp ngành cảng biển hoạt động tối đa công suất và tối ưu hóa lợi nhuận.
-
Lợi ích của các hãng tàu chi phối bởi việc lựa chọn cảng ghé. Qua đó, các cảng có góp vốn hoặc chia sẻ lợi ích với hãng tàu có lợi thế cạnh tranh hơn so với các cảng còn lại. Việc các thành viên trong liên minh tàu lớn có cổ phần ở các cảng Việt Nam sẽ là lợi thế rất lớn.
Đầu tư các hãng tàu lớn tại các cảng Việt Nam. (Nguồn: VCBS, Research)
(2) VSC - Thị giá nhỏ nhưng tiềm năng lớn
Các cổ phiếu vận tải biển như HAH, GMD, PVT đã tăng mạnh trong giai đoạn rồi nhờ giá cước vận tải tăng liên tục, lực đẩy của dòng tiền đầu cơ làm các cổ phiếu này đang đi “quá đà” so với mức định giá chiết khấu trong năm nay. VSC vừa được hưởng lợi từ việc các doanh nghiệp vận tải hoạt động năng suất hơn, giá cổ phiếu cũng chưa tăng nhiều và đang phải điều chỉnh bởi áp lực thị trường chung. Đây có lẽ là cơ hội đầu tư mà anh em không nên bỏ qua.
Sau đây là các lý do tại sao VSC tiềm năng & còn đang khá “rẻ”:
- Đầu tiên, Thương vụ M&A Cảng Hải Nam Đình Vũ thực sự là bước đi khôn ngoan và chiến lược của VSC bởi vì NHĐV là cảng cầu nối giữa 2 cảng VIMC Đình Vũ và VIP Green của VSC. Việc mua lại cảng NHĐV và hợp thổ giúp tạo thành 1 cầu cảng dài gần 1,6km mang đến cho VSC khả năng chuyển tải khi các cảng chính không thể tiếp nhận tàu, qua đó gia tăng lợi thế cạnh tranh của nhóm cảng trong việc điều động tàu. Việc hợp thổ các cảng này cũng giúp VSC tiết giảm 30% chi phí vận hành và tối ưu hóa lợi nhuận. Đặc thù của doanh nghiệp ngành này là đầu vào của tụi nó là chi phí của các doanh nghiệp khác, nên khi VSC kiểm soát được chi phí tốt hơn sẽ giúp VSC vượt trội hơn so với các đối thủ còn lại.
Cụm cảng dài 1,6 km của VSC sau khi chốt đơn Cảng Nam Hải Đình Vũ (Nguồn: VCBS, tổng hợp)
- Lý do thứ hai, doanh thu của VSC sẽ tăng mạnh từ việc Chính phủ đã ban hành thông tư Thông tư 39/2023/TT-BGTVT nâng toàn bộ mức phí sàn dịch vụ của cảng biển trung bình lên khoảng 10%, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng của các doanh nghiệp vận hành cảng biển. Theo đó, mức tăng 10% giá dịch vụ bốc dỡ container từ ngày 1/1/2024 tại một số khu vực, bao gồm Hải Phòng, TP.HCM và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu). Ngoài ra, các bến có khả năng tiếp nhận tàu trên 160.000 DWT có thể áp mức tăng thêm 10% phí dịch vụ bốc dỡ, đồng nghĩa với việc các bến có cơ hội tăng phí bốc xếp lên thêm 20% so với hiện tại và điều chỉnh tăng 10% khung giá tại nhóm cảng biển nước sâu.
Nâng mức phí sàn dịch vụ của cảng biển giúp cải thiện lợi nhuận.
- Thứ ba, trong năm nay công ty cũng đang lên kế hoạch tái cấu trúc quy mô tài sản, thoái vốn tại các lĩnh vực không cốt lõi và tập trung vào hoạt động M&A trong các lĩnh vực mạnh như khai thác cảng biển. Điều này nhằm tối ưu hóa chi phí tài chính và đạt được mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận. Mục tiêu của VSC là nâng tỷ lệ sở hữu của VSC lên mức sở hữu đến mức tối đa 100% vốn điều lệ của Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ. Đây là chiến lược thực tế đã được triển khai từ lâu khi các công ty con của VSC phần lớn đều thuộc sở hữu 100% của doanh nghiệp này khi giúp doanh nghiệp kiểm soát được toàn diện hơn về chiến lược kinh doanh, nguồn lực và phát triển thương hiệu.
Theo đuổi mục tiêu nâng tỷ trọng sở hữu các công ty con.
- Lý do thứ tư, nhu cầu xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ trong nước là động lực thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp vận hàng cảng biển như VSC vì các dịch vụ cảng biển được đẩy mạnh. Giá cước tăng cao cũng kích thích các doanh nghiệp vận tải biển tăng cường khai thác các tuyến vận chuyển hàng hóa khác nhau, đây cũng là yếu tố hỗ trợ các doanh nghiệp vận hành cảng biển cải thiện nguồn thu.
Xuất - nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ từ đầu năm 2024
- Cuối cùng, Viconship có chiến lược tham vọng việc tham gia đầu tư xây dựng cầu cảng nước sâu tại Lạch Huyện. Đây là một trong 5 khu kinh tế ven biển trọng điểm tại Việt Nam và được kỳ vọng là bước đầu trong kế hoạch dài hạn nhằm mở rộng mảng kinh doanh khai thác cảng, mảng dịch vụ chính của khu vực cảng Hải Phòng. Mục tiêu có thể tiếp đón được các siêu tàu có trọng tải lớn.
Dự phóng LNST của VSC của các công ty chứng khoán khá tích cực khi phục hồi từ nền thấp của năm 2023. Ước tính LNST tăng trưởng khoảng 60% so với cùng kỳ khi các hoạt động xuất khẩu phục hồi mạnh là động lực chính.
Với những tiềm năng kể trên, VSC xứng đáng là một case đáng để anh em quan tâm khi dòng vận tải đã tăng quá nhiều và dòng cảng biển bị lãng quên. Cước vận tải tiếp tục lên thì thuyền VSC cũng sẽ lên.
Hẹn anh em ở một topic khác…