TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 13/10
=> DOANH NGHIỆP
-
Mất hơn 4 năm để đưa cổ đông “đu đỉnh” IPO về bờ, vốn hóa BSR lại nhanh chóng bị thổi bay 1,8 tỷ USD sau chưa đầy 4 tháng
-
TCB: Việc Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát dòng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) và giám sát chặt chẽ hơn về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang khiến cho nhà đầu tư có cái nhìn lo lắng đối với kết quả kinh doanh của Techcombank khi có đến hơn 32 nghìn tỉ đồng trái phiếu của ngân hàng này đến hạn trong năm tới.
-
HAG: Công bố “hiện trạng hoạt động” của bầu Đức và khả năng đảm bảo trái phiếu. HAGL khẳng định các tin đồn hiện nay trên các mạng xã hội và các hội nhóm chứng khoán là sai sự thật, làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín cá nhân của Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn.
-
POW: Nhận hơn 116 ngàn m2 đất thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4
-
Hòa Phát hạ giá thép xây dựng 3 lần trong vòng 1 tuần
_
-
PAP: Tiếp tục “trắng” doanh thu, Cảng Phước An báo lỗ quý thứ 7 liên tiếp
-
SSB: Moody’s đánh giá cao về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn
SSB: Đạt hơn 4.016 tỷ đồng lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng gần 59% so với cùng kỳ
-
TPH: CTCP In sách giáo khoa TP Hà Nội, với biên lợi nhuận duy trì trên 23%, hàng năm công ty này đều thu về khoản lợi nhuận sau thuế hơn 1,5 tỉ đồng.
-
CAD: Mở thủ tục phá sản, âm vốn hơn 1.000 tỷ đồng
-
TGG: Louis Capital chốt phương án xử lý khoản nợ 32 tỷ tại Angimex
-
AGG: Nhận chuyển nhượng thêm cổ phần tại chủ dự án The Sóng Vũng Tàu
-
HNR: “Huyền thoại’” Vodka Hà Nội tiếp tục lỗ trong quý 3, kéo dài mạch thua lỗ lên 18 quý liên tiếp
-
MWG: Chuyện chưa kể về cuộc khủng hoảng của TGDĐ năm 2012
-
VHC: Doanh thu của Vĩnh Hoàn tại Mỹ và Trung Quốc sụt giảm trong T9/2022
-
GEG: Vi phạm hành chính thuế, Điện Gia Lai bị phạt hàng trăm triệu đồng
-
MSN: Công ty con của Masan rót 52 triệu USD vào một doanh nghiệp Anh
-
QCG: Quốc Cường Gia Lai xin nộp tiền bổ sung để tiếp tục làm dự án Ven Sông
-
Vì sao VKC Holdings mất khả năng thanh toán 200 tỷ đồng trái phiếu?
-
AAM: Thủy sản MeKong vượt xa mục tiêu đề ra sau 9 tháng
-
HT1: Có nên đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu HT1 của Xi Măng Vicem Hà Tiên? Xi Măng Vicem Hà Tiên (HT1) đã và đang chiếm lĩnh thị trường miền Nam với 2 nhà máy xi măng tiên tiến cùng với 3 trạm nghiền với mạng lưới phân phối đặc biệt lớn, dẫn đầu về số lượng nhà phân phối trên toàn khu vực. Do đó, Công ty chứng khoán Phú Hưng – PHS đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu HT1 với mức tăng giá tiềm năng là 63%. (*tham khảo)
_
=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH
-
BAF: Phó Tổng Giám đốc Nông nghiệp BAF Việt Nam liên tiếp thoái mạnh vốn tại công ty
-
PHS: Freshfields Capital bán xong 6 triệu cổ phiếu của PHS, thu về 120 tỷ đồng
-
HSG: Giá giảm tới hơn 60%, Phụ trách Quản trị Công ty đăng ký bán 200.000 cổ phiếu
-
CKG: Chốt lời cổ phiếu CKG, “Sếp phó” CIC Group “bỏ túi” hơn 8 tỷ đồng
-
HAG: Bác bỏ tin đồn tiêu cực trước đà bán tháo, con gái bầu Đức đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu
-
FIR: Một tổ chức vừa rời ghế cổ đông lớn Địa ốc First Real
-
PGC: Quỹ thành viên của MB Capital sắp mua lại 1 triệu cổ phiếu Gas Petrolimex
-
IDC: Tân Bách Việt dự chi hàng trăm tỷ đồng gom cổ phiếu IDC
-
NDN: Cổ phiếu NDN “lao dốc”, “sếp Phó” Nhà Đà Nẵng nhanh tay bắt đáy
-
Nhóm Thành Công đã bán hơn 23 triệu cổ phiếu EIB
_
-
NBB: Năm Bảy Bảy lên phương án chào bán hơn 50 triệu cổ phiếu
-
HUB: Chuẩn bị chốt danh sách trả cổ tức và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 20%
- Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết
_
=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
-
Kéo mạnh phái sinh, VN-Index tăng hơn 16 điểm
-
Xét theo nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng là nhân tố chính giúp thị trường duy trì được đà hồi phục trong phiên giao dịch hôm nay. Riêng nhóm này đã đóng góp 9,8 điểm cho VN-Index với độ rộng toàn ngành nghiêng về phía tích cực.
-
Hiện tại thanh khoản thị trường cơ sở vẫn khá thấp, với giá trị giao dịch hơn 4.000 tỷ đồng trên HOSE tính đến hết phiên sáng. Trong khi đó, dòng tiền ở bên phái sinh ở ngưỡng trung bình, chỉ số phái sinh đang tăng/giảm ở biên độ hẹp dưới ngưỡng tham chiếu.
-
Phiên 13/10, khối tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục bán ròng gần 275 tỷ đồng. Đánh dấu chuỗi bán ròng 7 phiên liên tiếp. Trong đó, cổ phiếu TCB bị bán ròng mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, VPB được mua ròng hơn 7 tỷ đồng, là mã được mua ròng mạnh nhất phiên.
-
Phiên 13/10: Khối ngoại duy trì mua ròng gần 450 trên HOSE, tập trung VNM, DGC, HPG
-
Khối ngoại mua ròng 5 phiên liên tục
_
=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH
-
Định giá nhóm VN30 đang ở vùng hợp lý, cổ phiếu nào thực sự hấp dẫn?
-
Có ý kiến tại Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị bổ sung kiểm toán hai Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM vào kế hoạch kiểm toán năm 2023.
_
-
Sau khi Thống đốc NHNN thông tin đảm bảo các khoản tiền gửi tại SCB, nhiều người dân đã quay trở lại gửi tiền tại SCB, lượng gửi vào trong ngày 12/10 đạt gần 6.000 tỷ đồng.
-
Hỗ trợ 2% lãi suất: 8 tháng mới giải ngân được 13,5 tỷ
-
MB, Bac A Bank và nhiều ngân hàng tăng tốc trong cuộc đua nâng lãi suất huy động
-
‘Big 4’ ngân hàng lãi cao kỷ lục, bất ngờ về con số nợ xấu
-
NHNN bơm hơn 61.000 tỷ cho các ngân hàng từ đầu tuần, lãi suất thị trường 2 hạ nhiệt
_
=> VIỆT NAM
-
Thủ tướng: Đề xuất nâng lương cơ sở thêm 20,8%; phản ứng linh hoạt hơn trong điều hành xăng dầu
-
Bất hợp lý “chung cư có thời hạn” trên “đất ở không thời hạn”
-
Eurocham muốn đưa 300 doanh nghiệp Châu Âu sang tìm kiếm cơ hội đầu tư
-
Bắc Âu sẽ trở thành thị trường chính nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam
-
Hà Nội tiếp tục ‘siết chặt’ quản lý Nhà nước về đất đai
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tổng số lượt tàu biển thông qua cảng giảm 10%
-
Xuất nhập khẩu đạt trên 557 tỷ USD, khu vực FDI tiếp tục giữ vai trò “nhạc trưởng”
-
Lợi nhuận 9 tháng của Vinachem gấp 3 lần kế hoạch năm
_
=> THẾ GIỚI
-
Biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed được công bố: NHTW có thể tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,75%
-
Chứng khoán Mỹ giảm 6 phiên liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020 sau khi báo cáo về cuộc họp mới nhất của Fed được công bố. Dù có diễn biến tích cực trong phần lớn phiên, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq 100 lần lượt giảm 0,1%, 0,33% và 0,05% vào thời điểm cuối ngày.
-
Các nhà đầu tư sẽ có thêm dữ liệu vào ngày 13/10 theo giờ Washington, khi mà chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 được công bố. Dow Jones đồng thuận rằng CPI sẽ tăng 0,3% trong tháng 9 từ mức tăng 0,1% của tháng 8. Điều đó đưa tốc độ lạm phát lên 8,3%.
-
Ngân hàng trung ương Anh xem xét việc tiếp tục chương trình mua trái phiếu khẩn cấp
-
Trung Quốc cho biết đã ghi nhận 2.089 ca trong ngày 10-10 và vừa qua số ca mắc đã tăng lên cao nhất kể từ tháng 8, sau khi du lịch tăng trưởng trong “Tuần lễ vàng” mừng Quốc khánh vào đầu tháng này.
-
Các biện pháp trị giá hàng tỷ USD của chính phủ Trung Quốc cũng không kích thích nổi nhu cầu trên thị trường nhà đất. Các nhà phân tích của Morgan Stanley dự kiến phải đến quý II năm sau thì thị trường nhà đất Trung Quốc mới bắt đầu hồi phục.
-
TikTok muốn mua lại cổ phiếu của nhân viên trước thềm IPO với giá 155 USD/cp
-
Khi châu Âu rơi vào suy thoái, kinh tế Nga dần cải thiện
-
Trong thập kỷ tới, Trung Quốc cần nhiều cải cách sâu rộng, giải quyết các vấn đề từ tài chính, cơ cấu doanh nghiệp cho tới nhân khẩu học để nhanh chóng vượt qua Mỹ. 4 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc: Từ ác mộng đến tươi sáng
-
Mỹ ‘dội gáo nước lạnh’ vào trở tham vọng phát triển ngành bán dẫn của Trung Quốc
-
Căng thẳng cuộc chiến ngành bán dẫn: Công ty chip Trung Quốc ngừng sử dụng lao động Mỹ sau các quy định mới
-
Cơn khát năng lượng ở châu Âu khiến các nước nghèo bị “vạ lây”
-
Dòng vốn FDI vào Đông Nam Á tăng 9 lần trong 20 năm
-
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 và cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu gia tăng.
-
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết châu Âu không suy thoái
-
Twitter - Nạn nhân đáng thương trong thương vụ 44 tỷ USD: Bị bán hay không đều chịu thiệt, kinh doanh vốn khó khăn vẫn bị Elon Musk trêu đùa (idol mãi đỉnh )
-
Thị trường xe điện Mỹ đang chứng kiến đà tăng trưởng mạnh khi ngày càng nhiều hãng xe lớn trên thế giới đầu tư xây dựng nhà máy tại đây.
• Nếu bài viết này hữu ích, hãy like và để lại một dấu chấm dưới phần comment, mình sẽ xem đó như một lời cảm ơn
_
=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA
-
Hacker tiền mã hóa lập kỷ lục trong năm 2022 khi “thành công” đánh cắp hơn 3 tỷ USD
-
Quỹ đầu tư tiền ảo bắt đầu nở rộ ở châu Á
-
Binance bị cáo buộc khai báo tài chính không chính xác
-
Microsoft và Meta hợp tác để đưa các ứng dụng Office 365 lên Metaverse
-
Thiên Tân tăng giá điện để trừng phạt việc khai thác tiền điện tử trái phép
-
Khối lượng giao dịch CBDC của Trung Quốc tăng vọt lên gần 14 tỷ đô la Mỹ
-
Cảnh sát Ấn Độ áp dụng blockchain Polygon để hỗ trợ phòng chống tội phạm
-
CEO FTX bày tỏ mong muốn hỗ trợ chính quyền Mỹ xây dựng quy định cho ngành crypto
-
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giằng co nhẹ và đứng 19.100 USD, thì sang phiên hôm nay tiếp tục xu hướng này, nhưng bất ngờ có nhịp lao dốc khá mạnh về gần 18.700 USD/BTC vào cuối ngày.
_
-
Giá dầu giảm phiên thứ 3 liên tiếp, do lo ngại nhu cầu giảm, đồng USD tăng mạnh và dự kiến các ngân hàng trung ương tăng lãi suất hơn nữa.
-
OPEC lần thứ tư liên tiếp cắt giảm dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2022 và 2023
-
Nga có thể là bên hưởng lợi nhiều nhất sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu
-
Ông Biden doạ sẽ khiến Arab Saudi gánh ‘hậu quả’ nhưng không có mấy biện pháp đáp trả
-
Một số quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden đang lo ngại rằng kế hoạch áp giá trần đối với dầu thô của Nga có thể phản tác dụng sau khi OPEC+ bất ngờ quyết định giảm sản lượng hồi tuần trước.
-
Pháp bắt đầu chuyển trực tiếp khí đốt sang Đức
-
API: Tồn trữ dầu của Mỹ tăng 7 triệu thùng trong tuần trước
-
Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất thiết lập một trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,08 USD (-0,10%), xuống 87,18 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,01 USD (+0,01%), lên 92,46 USD/thùng.
_
-
Nhật tuyên bố tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng Yên sụt xuống mức thấp nhất 32 năm
-
USD đã tăng lên mức “đỉnh” mới trong vòng 32 năm so với yen Nhật, vượt cả mức khiến các quan chức Nhật Bản phải can thiệp vào tháng trước. Theo đó, USD tăng lên 146,88 JPY, cao nhất kể từ tháng 8 năm 1998. Lúc kết thúc phiên 20/10, USD vẫn tăng 0,7% so với yen Nhật, ở mức 146,84 JPY, đánh dấu phiên tăng thứ 5 liên tiếp.
-
Kho dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc giảm mạnh nhất kể từ năm 2008. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm mạnh dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc là do các cơ quan quản lý đã ưu tiên làm chậm xu hướng giảm giá mạnh của đồng won Hàn Quốc so với đồng USD trong tháng Chín vừa qua.
-
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 7 USD lên mức 1.673,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về dưới 1.670 USD/ounce trước khi bật trở lại gần 1.675 USD/ounce vào cuối ngày.
_
-
Trung Quốc giảm mạnh xuất khẩu phân lân để kiểm soát giá phân bón trong nước
-
Giá nhôm tăng sau khi Mỹ xem xét cấm nhập khẩu nhôm của Nga, để đối phó với cuộc xung đột Nga – Ukraine leo thang.
-
Giá quặng sắt tại Đại Liên giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần, khi Trung Quốc tăng cường các hạn chế Covid-19 và chính sách zero-Covid sẽ tiếp tục gây áp lực thị trường.
-
Giá đậu tương tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 2 tuần, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cắt giảm dự báo sản lượng vụ thu hoạch tại Mỹ và nâng dự báo nhập khẩu bởi nước mua hàng đầu – Trung Quốc – trong báo cáo hàng tháng.
-
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 8 liên tiếp trong 9 phiên, do đồng ringgit suy yếu và hoạt động đẩy mạnh mua vào.
Nguồn: Thông Tô