Chứng sỹ săn tin!

Vốn ngoại mua 36% thị trường, vốn nội… mất hút

Giao dịch đợt ATC tăng vọt khi các quỹ ETF tái cơ cấu, đẩy tổng thanh khoản sàn HoSE hôm nay lên mức hơn 10,2 ngàn tỷ đồng, tăng 9,4% so với hôm qua. Tuy nhiên khối ngoại chiếm xấp xỉ 36%, nghĩa là đằng sau con số thanh khoản tăng đó, vốn nội lại rất nguội lạnh…

VN-Index chiều nay rơi xuống mặt bằng thấp hơn hẳn phiên sáng.

VN-Index chiều nay rơi xuống mặt bằng thấp hơn hẳn phiên sáng.

Giao dịch đợt ATC tăng vọt khi các quỹ ETF tái cơ cấu, đẩy tổng thanh khoản sàn HoSE hôm nay lên mức hơn 10,2 ngàn tỷ đồng, tăng 9,4% so với hôm qua. Tuy nhiên khối ngoại chiếm xấp xỉ 36%, nghĩa là đằng sau con số thanh khoản tăng đó, vốn nội lại rất nguội lạnh.

Tổng giá trị mua vào của nhà đầu tư nước ngoài trên sàn HoSE phiên này ghi nhận tới gần 3.700 tỷ đồng, bán ra gần 3.084 tỷ đồng. Giao dịch là khá cân bằng và không tạo được biến động nào bất thường. Riêng rổ VN30 bị bán ròng tới 491,1 tỷ đồng khiến VN30-Index tăng không đáng kể 0,07% còn VN-Index vẫn giảm 0,22%.

Độ rộng cuối ngày cũng cân bằng với 187 mã tăng/178 mã giảm trong VN-Index. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, ít bị tác động bởi giao dịch tái cơ cấu, cũng không có gì đặc sắc: Midcap tăng 0,24%, Smallcap tăng 0,2%. Trong 178 mã giảm cũng chỉ có 52 mã giảm trên 1% và trong 187 mã tăng có 80 mã trên 1%. Về tổng thể, thị trường chỉ dao động hẹp. Hiếm khi nào các quỹ ETF tái cơ cấu thị trường lại bình lặng như vậy.

Điểm nhấn hôm nay là thanh khoản và có tín hiệu đáng ngại hơn. Ngay cả khi có lượng lớn cổ phiếu được sang tay đợt cuối thì giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết cũng chỉ tăng 11% so với hôm qua, đạt 9.718 tỷ đồng, còn thấp hơn cả 2 phiên giữa tuần này. Tỷ trọng vốn ngoại mua hôm nay quá lớn nhưng thanh khoản không đột biến là tín hiệu cần chú ý. Rõ ràng là nếu nhà đầu tư chờ đợi đợt tái cơ cấu cuối cùng để giao dịch thì phần vốn nội phải cao. Thực tế lại khác, chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài mua bán với nhau, còn trong nước giao dịch nhỏ.

Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn chịu áp lực bán mạnh từ khối ngoại.

Diễn biến thị trường chiều nay nhìn chung là nguội lạnh, VN-Index tiếp tục hạ xuống mặt bằng giá thấp hơn buổi sáng. Tuy nhiên đó là do ảnh hưởng của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Ví dụ VCB chiều nay tụt tới 2,2% so với giá thời điểm cuối phiên sáng, đóng cửa dưới tham chiếu 2,2%; VHM tụt 3,13%, chốt giảm 3,58%; VNM rớt thêm 1,06%, chốt giảm 2,49%… Các cổ phiếu này đều xuất hiện lực bán mạnh trong đợt ATC. Số liệu cuối ngày cho thấy HPG bị bán ròng 399,5 tỷ đồng, VNM bán ròng 140,8 tỷ, VHM bán ròng 65,4 tỷ, VCB -62,1 tỷ…

Do lực mua đối ứng của nhà đầu tư trong nước quá kém nên những cổ phiếu bị bán lớn hầu hết đều tụt giá sâu hơn ở đợt cuối. Về khía cạnh tích cực, các nhà đầu tư muốn mua có thể mua được giá tốt nhất trong phiên. Ngược lại, tín hiệu tiêu cực là đã không có dòng tiền đối ứng đủ tốt để cân bằng giá.

Sau đợt tái cơ cấu này, thị trường chỉ còn trông đợi vào giao dịch mua của quỹ Fubon. Tuy nhiên quỹ này cũng không giải ngân ồ ạt một lúc. Do đó khả năng cao thanh khoản những ngày tới sẽ trở lại mức thấp như cũ. Vốn nội suy yếu là tín hiệu bất lợi, vì không có gì đảm bảo khối ngoại sẽ tiếp tục mua ròng liên tục kéo dài. Trước thời điểm quỹ ETF tái cơ cấu hai tuần nay, khối ngoại đã duy trì bán ròng liên tục gần một tháng trời. Dòng vốn trong nước cũng suy yếu và không cân bằng được, kết quả là thị trường từ từ điều chỉnh giảm.

Người kế nhiệm Warren Buffett đang tích luỹ cổ phiếu Berkshire Hathaway

Greg Abel, người có thể sẽ kế nhiệm tỷ phú Warren Buffett với tư cách là CEO của Berkshire Hathaway, đã và đang tích luỹ cổ phần cho mình trong tập đoàn mà ông dự kiến nắm quyền điều hành. Cụ thể, ông Abel đã chi khoảng 68 triệu USD để mua lại một số cổ phiếu Berkshire, theo hồ sơ công khai vào ngày 3/10. Giá cổ phiếu hạng A của tập đoàn này đóng cửa ở 413.300 USD trong cùng phiên ở New York.

-3748-1664908248.jpg
Greg Abel, người có khả năng cao nhất trở thành người kế nhiệm của ông Warren Buffett tại Berkshire Hathaway. Ảnh: Bloomberg.

Động thái mua cổ phiếu Berkshire của ông Abel có thể giúp giải toả phần nào mối quan tâm của các cổ đông: Abel, người đang quản lý các doanh nghiệp phi bảo hiểm của Berkshire, lại không nắm giữ nhiều cổ phiếu của tập đoàn, không giống như vị lãnh đạo lâu năm Warren Buffett.

“Việc Abel mua cổ phiếu Berkshire giúp ông ấy gắn kết hơn với các cổ đông của tập đoàn khi chuẩn bị lên nắm quyền điều hành công ty. Đây là một động thái quan trọng của Abel vì việc mua số cổ phiếu trị giá gần 70 triệu USD cho thấy sự nghiêm túc của ông và thời điểm mua cũng mang đến một thông điệp tích cực về định giá của doanh nghiệp”, Ben Silverman, Giám đốc nghiên cứu của VerityData, nói.

Đợt mua cổ phiếu này làm tăng đáng kể cổ phần của ông Abel tại Berkshire. Ông sở hữu 5 cổ phiếu hạng A và hơn 2.000 cổ phiếu hạng B của tập đoàn tính đến ngày 2/3, theo hồ sơ công khai hồi đầu năm nay.

Abel là một trong những giám đốc được trả lương cao nhất tại Berkshire, với mức lương hơn 19 triệu USD trong năm 2021. Con số này tương đương với thu nhập của người đồng cấp Ajit Jain, người giám sát mảng bảo hiểm.

Agriseco: Sự sụp đổ của SVB không ảnh hưởng quá lớn đến thị trường Việt Nam

(ĐTCK) Agriseco cho rằng, sự sụp đổ của SVB nếu tác động tới thị trường Việt Nam cũng sẽ nghiêng nhiều về yếu tố tâm lý nhà đầu tư (nếu có), tuy nhiên mức độ ảnh hưởng về ngắn hạn sẽ không quá lớn.

image

Đối với thị trường quốc tế, Agriseco Research cho rằng, sự kiện SVB hiện mới chỉ tác động ngắn hạn tới tâm lý nhà đầu tư, và hiện các ngân hàng tại Mỹ vẫn còn cơ hội để tái cấu trúc danh mục chứng khoán kinh doanh nhằm giảm thiểu tác động từ việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Do đó, hiệu ứng domino tới các ngân hàng lớn của Mỹ hiện vẫn chưa xuất hiện. Tuy nhiên, Agriseco cho rằng có một số rủi ro tiềm ẩn nhà đầu tư cần phải chú ý trong thời gian tới.

Thứ nhất, ngay sau sự kiện SVB, các nhà đầu tư đã kỳ vọng nhiều hơn về việc Fed sẽ tăng lãi suất với tốc độ chậm hơn hoặc không tăng lãi suất. Tuy nhiên, trong trường hợp Fed giữ mức tăng 50 điểm phần trăm, giá trị các khoản trái phiếu đầu tư của ngân hàng có thể tiếp tục giảm giá và khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong việc cơ cấu nguồn vốn.

Thứ hai, thông tin về việc các ngân hàng khác bị phá sản có thể ảnh hưởng xấu tới tâm lý thị trường. Ví dụ, trong ngày 12/03, Signature Bank New York (SBNY) – có tệp khách hàng đặc thù trong lĩnh vực tiền số cũng đã tuyên bố phá sản, và sắp tới hoàn toàn có khả năng xuất hiện các ngân hàng khác rơi vào tình trạng tương tự.

Tuy nhiên, Agriseco Research cho rằng rủi ro này hiện không lớn do tính đặc thù của khách hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, tiền số và cần nhu cầu vốn cao để trang trải hoạt động. Bên cạnh đó, tài sản của các ngân hàng nhìn chung có mức độ an toàn khá cao. Trong khi đó, quy mô tài sản của các ngân hàng này tương đối nhỏ (khoảng 100 - 200 tỷ USD, so với mức gần 900 tỷ USD (đã điều chỉnh lạm phát) của Lehman Brothers vào năm 2008.

Do vậy, các nhà phân tích cho rằng, tác động từ sự kiện một số ngân hàng tuyên bố phá sản tới thị trường quốc tế hiện đang dừng lại ở mức ảnh hưởng tâm lý, chứ chưa tác động nhiều tới yếu tố kinh tế. Mới đây, Fed và một số ngân hàng cũng đã có thêm động thái hỗ trợ nguồn vốn cho các ngân hàng, như trường hợp của First Republic Bank được hỗ trợ 70 tỷ USD, do đó có thể kỳ vọng tình trạng rút tiền hàng loạt sẽ giảm bớt trong thời gian tới.

Đối với thị trường Việt Nam, Agriseco Research nhận thấy sự sụp đổ của SVB nếu ảnh hưởng sẽ nghiêng nhiều về yếu tố tâm lý nhà đầu tư (nếu có), tuy nhiên mức độ ảnh hưởng về ngắn hạn sẽ không quá lớn.

Agriseco phân tích, năm 2007 - 2008, môi trường lạm phát, lãi suất và tỷ giá của Việt Nam đều ở mức cao trong lịch sử. Mặt bằng lãi suất ghi nhận ở vùng cao khoảng 20%/năm (lãi suất điều hành khi đó khoảng 12 - 14%/năm), trong khi tỷ giá thì có sự chênh lệch rất lớn giữa thị trường chính thức và thị trường chợ đen.

Bên cạnh đó, áp lực về giá hàng hóa như giá xăng dầu leo thang, tình trạng đầu cơ lương thực cũng khiến giá gạo tăng 20 - 40% từ tháng 04 - 06/2008. Trong khi đó, hiện tại các áp lực về lạm phát, tỷ giá và lãi suất đã phần nào giảm nhiệt, thông qua các quyết định và Nghị quyết được Chính phủ ban hành, sẽ giúp dòng vốn tín dụng của các ngân hàng, đầu tư của các doanh nghiệp phần nào được khơi thông.

Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn của các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay được giới hạn ở mức 34%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ vốn ngắn hạn đầu tư trung – dài hạn của các ngân hàng thương mại của Mỹ (đơn cử như SVB ghi nhận tỷ lệ 66% trong năm 2022).

Agriseco cũng ước tính tỷ trọng giá trị trái phiếu chính phủ (thường có kỳ hạn dài) của các ngân hàng thương mại hiện nay chỉ chiếm từ 2 - 13% tổng tài sản. Điều này sẽ giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam giảm thiểu rủi ro chênh lệch kỳ hạn và đáp ứng được các yêu cầu về thanh khoản.

Đặc biệt, SVB cũng không mở hoạt động kinh doanh trực tiếp tại Việt Nam, do đó nền kinh tế sẽ không chịu tác động trực tiếp từ sự kiện này.

Nếu mức độ ảnh hưởng từ sự kiện này tới thị trường Mỹ không quá nghiêm trọng, thì tác động tới thị trường Việt Nam cũng sẽ không kéo dài”, Agriseco Research đưa ra kết luận.

HAH muốn huy động 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, phát hành hơn 35 triệu cp trả cổ tức 2022

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, HĐQT CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch phát hành tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cũng như phương án chi trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 50% bằng cổ phiếu.

Cụ thể, HAH muốn phát hành thêm gần 35.2 triệu cp để trả cổ tức 2022, tương đương tỷ lệ 50%. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối theo BCTC hợp nhất năm 2022 đã kiểm toán.

Cổ phiếu phát hành trả cổ tức không bị hạn chế chuyển nhượng. Dự kiến sau khi phát hành, vốn điều lệ của HAH sẽ tăng từ gần 683 tỷ đồng lên hơn 1,034 tỷ đồng.

Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2023, sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Năm 2023, HAH đặt kế hoạch trả cổ tức tỷ lệ 15% (1,500 đồng/cp).

Mức trả cổ tức những năm gần đây của HAH

Nguồn: VietstockFinance

Muốn huy động 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi

Ngoài ra, HĐQT HAH dự kiến trình cổ đông thông qua phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ tại thị trường trong nước với tổng giá trị huy động 500 tỷ đồng. Lô trái phiếu không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo.

Trái phiếu có kỳ hạn 4-5 năm, gồm 500 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Lô trái phiếu được áp dụng lãi suất danh nghĩa cố định tối đa 6%/năm. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2023 và 2024, phụ thuộc vào điều kiện thị trường và sự chấp thuận của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Nguồn vốn thu được để đầu tư đóng tàu mới phục vụ hoạt động kinh doanh.

Kế hoạch lãi sau thuế 2023 giảm 40%

Năm 2023, HAH dự kiến tiếp tục thực hiện dự án đầu tư đóng mới 3 tàu loại 1,800 TEY (Bangkok Mark IV) 2,000 tỷ đồng theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2022. Đồng thời, Công ty tiếp tục tìm mua tàu cũ thích hợp khi có cơ hội để đáp ứng nhu cầu sử dụng đội tàu.

Về cảng và logistic, HAH sẽ tiếp tục thực hiện dự án đầu tư cảng Depot tại khu cực Cái mép với giá trị ước tính 300 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty cũng tiếp tục tìm kiếm cơ hội để đầu tư cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực dịch vụ Logistics ở các khu vực khác như miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.

Sau cùng, HAH đặt mục tiêu đạt tổng sản lượng hơn 1 triệu TEU, trong đó khai thác cảng là 418,000 TEU; khai thác tàu 396,000 TEU; sản lượng Depot 192,000 TEU.

Về tài chính, tổng doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất năm 2023 dự kiến đạt 2,960 tỷ đồng và 492 tỷ đồng, giảm lần lượt 8% và 40% so với năm trước.

Kết quả kinh doanh các năm và kế hoạch 2023 của HAH

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: VietstockFinance

So với Nghị quyết HĐQT ngày 10/01, kế hoạch kinh doanh 2023 đã được Công ty điều chỉnh. Trước đó, HĐQT dự kiến tổng doanh thu đạt 2,698 tỷ đồng, lãi sau thuế 300 tỷ đồng, lần lượt giảm 13% và 64% so với thực hiện năm 2021. Trong đó, HAH dự kiến tổng sản lượng khai thác là 847,000 TEU.

Điểm lại kết quả kinh doanh năm 2022, HAH ghi nhận tổng doanh thu 3,250 tỷ đồng; lãi sau thuế gần 822 tỷ đồng, tăng 1.5 lần so với kế hoạch năm. Tổng sản lượng đạt hơn 1 triệu TEU.

Đến hết năm 2022, Công ty đã xây dựng được đội tàu container gồm 11 chiếc với tổng trọng tải gần 16,000 TEU, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2019 - thời điểm trước đại dịch và trở thành đội tàu container lớn nhất và trẻ nhất của Việt Nam, đồng thời lọt top 100 hàng tàu container của thế giới.

Kết phiên sáng 20/03, giá cổ phiếu HAH ở mức 32,800 đồng/cp, tăng 2% so với đầu năm.

Giá cổ phiếu HAH từ đầu năm 2023 tới nay

https://fili.vn/2023/03/hah-muon-huy-dong-500-ty-dong-trai-phieu-chuyen-doi-phat-hanh-hon-35-trieu-cp-tra-co-tuc-2022-737-1049504.htm

Mua bán không báo cáo, người nhà lãnh đạo DHM bị phạt tiền và đình chỉ giao dịch

Bà Hường - người có liên quan của bà Phạm Thanh Hương, Thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Thương mại và Khai thác khoáng sản Dương Hiếu (mã DHM-HOSE) - bị phạt 291 triệu đồng do không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Sơ đồ giá cổ phiếu DHM trong 1 năm qua trên HoSE.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với bà Phạm Thị Minh Hường (Thái Nguyên), là người có liên quan của bà Phạm Thanh Hương – Thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Thương mại và Khai thác khoáng sản Dương Hiếu (mã DHM-HOSE).

Theo đó, bà Hường bị phạt 291 triệu đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 5 và điểm h khoản 5 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 và khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP (Nghị định số 128/2021/NĐ-CP) do không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Cụ thể: bà Phạm Thị Minh Hường đã mua 300.000 cổ phiếu DHM (tương ứng với 3.000.000.000 đồng tính theo mệnh giá cổ phiếu DHM) vào ngày 03/8/2022, mua 995.000 cổ phiếu DHM (tương ứng với 9.950.000.000 đồng tính theo mệnh giá cổ phiếu DHM) trong tháng 09/2022 và giao dịch 1.455.000 cổ phiếu DHM (tương ứng với 14.550.000.000 đồng tính theo mệnh giá cổ phiếu DHM) trong tháng 10/2022 nhưng không báo cáo, công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch).

Hình thức xử phạt bổ sung là bà Hướng bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn 04 tháng theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP.

Được biết, kết thúc quý 4/2022, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế -4,2 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 32 tỷ) và cả năm chỉ lãi gần 1,2 tỷ (cùng kỳ lãi hơn 67 tỷ) là do thị trường thép thế giới sau khi tăng nóng trong quý 1/2022 thì sang đầu quý 3 và quý 4 giá các mặt hàng thép quay đâu và liên tục giảm mạnh.

Thị trường thép trong quý 4 thưòng xuyên biến động bất ngờ tiêu thự thép trong quý 4 năm 2022 tiếp tục diễn biển khó lường. Nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu hụt do các ngân hàng hết room, việc giải ngân khó khăn chậm trễ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty do vậy kết quả hoạt động sản xuât kinh doanh của Công ty cũng chịu ảnh hưởng rất lớn theo đó, lợi nhuận sau thuế TNND giảm 112,8 % là do doanh thu chỉ đạt 96,8% so với cùng kỳ năm trước cùng với đó, trong kỳ chi phí tài chính tăng 153.8% do lãi xuất ngân hàng tăng mạnh.

Nguồn bài viết: Mua bán không báo cáo, người nhà lãnh đạo DHM bị phạt tiền và đình chỉ giao dịch - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

(ĐTCK) Quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ là yếu tố tác động chính tới thị trường chứng khoán toàn cầu trong tuần này bên cạnh những hỗn loạn xung quanh hệ thống ngân hàng.

Cuộc họp chính sách của Fed

Chính sách tiền tệ sẽ là tâm điểm vào tuần này với cuộc họp hai ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) bắt đầu vào thứ Ba (21/2) và quyết định về lãi suất dự kiến vào thứ Tư (22/3).

Quyết định tăng hay không tăng lãi suất là câu hỏi mà Fed sẽ phải đối mặt tại cuộc họp chính sách. Đây là cuộc họp chính sách đầu tiên kể từ khi ba ngân hàng Mỹ phá sản và làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra.

Hiện tại, các hợp đồng tương lai chỉ ra rằng các nhà đầu tư đang ấn định xác suất 60% về việc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, và việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra vào cuối năm. Đây là một sự thay đổi mạnh mẽ so với kỳ vọng diều hâu đã phổ biến trước đó tháng này.

Triển vọng có thể thay đổi tùy thuộc vào hành vi của thị trường trong những ngày tới, nhưng dấu hiệu cho thấy khả năng cao Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Goldman Sachs là một trong những nhà dự báo nổi tiếng nhất nhận định Fed sẽ không tăng lãi suất vì họ kỳ vọng các ngân hàng trung ương nói chung sẽ “áp dụng lập trường thận trọng hơn trong ngắn hạn để tránh làm trầm trọng thêm lo ngại của thị trường về căng thẳng ngân hàng tiếp theo”.

Trong khi đó, Citigroup dự báo Fed sẽ ​​tăng lãi suất 25 điểm cơ bản với lý do rằng các ngân hàng trung ương “sẽ chuyển sự chú ý trở lại cuộc chiến chống lạm phát, điều này có khả năng đòi hỏi phải tăng thêm lãi suất chính sách”.

Cuộc họp của BoE

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ tổ chức cuộc họp chính sách vào thứ Năm (23/3). Các quan chức của BoE dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 4,25% - mức cao nhất kể từ năm 2008.

Các nhà hoạch định chính sách tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tuần qua bất chấp sự không chắc chắn trong lĩnh vực tài chính toàn cầu, ưu tiên đưa giảm lạm phát trong khu vực đồng euro hiện đang ở mức 8,5% hàng năm.

Tình trạng hỗn loạn của ngành ngân hàng

Các sự kiện nhanh chóng và kịch tính đã thay đổi cơ bản cục diện của các ngân hàng. Bây giờ, các ngân hàng lớn có thể trở nên lớn hơn, các ngân hàng nhỏ hơn có thể căng thẳng hơn và nhiều ngân hàng trong khu vực có thể đóng cửa. Trong khi đó, các cơ quan quản lý của Mỹ sẽ xem xét tăng cường giám sát đối với các ngân hàng quy mô trung bình đang gặp áp lực thanh khoản.

Chỉ trong khoảng thời gian một tuần, hai ngân hàng của Mỹ đã sụp đổ, trong khi ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ là Credit Suisse đã cần một biện pháp cứu cánh từ ngân hàng trung ương Thụy Sĩ và các tổ chức tài chính của Mỹ đã đồng ý gửi 30 tỷ USD tiền gửi vào First Republic Bank trong nỗ lực củng cố niềm tin.

Chiến lược gia Lotfi Karoui của Goldman Sachs cho biết, các nguyên tắc cơ bản của ngành ngân hàng mạnh hơn và các mối liên kết hệ thống toàn cầu yếu hơn so với thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Điều đó hạn chế rủi ro của một “vòng luẩn quẩn tiềm ẩn về tổn thất tín dụng đối tác”.

"Tuy nhiên, có thể cần phải có một phản ứng chính sách mạnh mẽ hơn để mang lại sự ổn định. Sự thiếu rõ ràng về tương lai của Credit Suisse sẽ gây áp lực lên toàn ngành ngân hàng châu Âu”, chiến lược gia Lotfi Karoui cho biết thêm.

Lợi suất trái phiếu Kho bạc giảm mạnh

Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ đã giảm mạnh trong tuần qua với một số kỳ hạn đánh dấu mức giảm lớn nhất trong nhiều thập kỷ do các nhà đầu tư kỳ vọng rằng Fed có thể sẽ hạn chế quỹ đạo tăng lãi suất mạnh mẽ của mình để tránh làm trầm trọng thêm căng thẳng hệ thống tài chính sau thất bại của một số ngân hàng.

Sự biến động trong thị trường thu nhập cố định đã khiến các nhà đầu tư lo lắng và lợi suất giảm có thể phản ánh kỳ vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất do ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Trong khi đó, việc lợi suất giảm cho đến nay là một lợi ích đối với cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu công nghệ và các cổ phiếu tăng trưởng có hiệu suất tương đối mạnh đã giúp hỗ trợ chỉ số S&P 500.

Charlie McElligott, giám đốc điều hành chiến lược vĩ mô tài sản chéo tại Nomura cho biết, trong khi cuộc khủng hoảng ngân hàng làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, thì “chính động thái lãi suất là yếu tố thuận lợi cho chứng khoán ngay bây giờ”.

Quỹ đạo ngắn hạn của lợi suất có thể sẽ phụ thuộc vào cuộc họp của Fed vào tuần này. Các dấu hiệu cho thấy ngân hàng trung ương có thể ưu tiên ổn định tài chính và làm chậm hoặc tạm dừng việc tăng lãi suất có thể kéo lợi suất xuống thấp hơn nữa. Ngược lại, lợi suất có thể tăng trở lại nếu Fed báo hiệu rằng việc giảm lạm phát sẽ tiếp tục là công việc số một.

Garrett Melson, chiến lược gia danh mục đầu tư tại Natixis Investment Managers Solutions cho biết: “Thị trường không chắc Fed sẽ xem xét vấn đề này như thế nào”.

Michael Arone, chiến lược gia trưởng đầu tư tại State StreetGlobal Advisors cho biết: “Lần đầu tiên trong chu kỳ thắt chặt của Fed, Fed hiện phải cân bằng giữa uy tín chống lạm phát với sự ổn định của thị trường tài chính”.

Khi Fed bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ một năm trước để chống lạm phát, lợi suất trái phiếu Kho bạc bắt đầu tăng và mang lại cho các nhà đầu tư một lựa chọn thay thế ngày càng hấp dẫn đối với cổ phiếu. Lợi suất hai năm gần đây ở mức 3,85%, đã đạt mức cao nhất trong hơn 15 năm là 5,08% vào đầu tháng này.

CEO của TikTok điều trần trước Quốc hội Mỹ

Trong bối cảnh chính phủ tăng cường giám sát TikTok, Giám đốc điều hành Shou Zi Chew sẽ điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tuần tới.

Các nhà lập pháp Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng công ty mẹ của TikTok là ByteDance, có trụ sở tại Trung Quốc và có thể bị buộc phải tuân thủ các hoạt động giám sát dữ liệu của chính phủ Trung Quốc.

Đầu tháng này, Quốc hội đã giới thiệu Đạo luật răn đe đối thủ công nghệ của Mỹ (DATA), nếu được thông qua có thể trao cho tổng thống quyền cấm sử dụng TikTok ở Mỹ.

Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này | Tin nhanh chứng khoán

DCM: Đạm Cà Mau đặt mục tiêu vào Top 5 doanh thu lớn nhất Đông Nam Á

Theo báo cáo thường niên công bố ngày 20/3 của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HoSE: DCM), doanh nghiệp đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành một trong 5 doanh nghiệp hàng đầu Đông Nam Á về doanh thu.

Trong năm 2022, Đạm Cà Mau thu về 16.240 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 62% so với năm 2021 và thậm chí vượt mức doanh thu chỉ tiêu đặt ra cho năm 2025 (dự kiến ở mức 15.000 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế của DCM trong năm 2022 đạt 4.321 tỷ đồng, tăng 137%.

Đến năm 2022, sản phẩm xuất khẩu của Đạm Cà Mau đã có mặt tại 14 thị trường với sản lượng xuất khẩu lần đầu đạt 410.000 tấn (chiếm 50% sản lượng tiêu thụ trong năm), đóng góp 260 triệu USD doanh thu (tương đương khoảng 6.200 tỷ đồng).

Bước sang năm 2023, Đạm Cà Mau đặt mục tiêu tài chính hợp nhất với 13.458 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 1.383 tỷ đồng, giảm lần lượt 17% và 67% so với năm 2022.

Đạm cà Mau phấn đấu sản lượng ure đạt 882.000 tấn, sản lượng NPK đạt 160.000 tấn. Đồng thời, DCM phấn đấu tiêu thụ 760.000 tấn ure, 100.000 tấn sản phẩm từ gốc ure, 160.000 tấn NPK và 211.000 phân bón tự doanh.

Công ty mẹ của DCM dự định chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 16%.

Về kế hoạch đầu tư, trong năm 2023 doanh nghiệp có 2 dự án chuyển tiếp là “Dự án Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Thạnh Hóa-PVCFC” và “Dự án Mở rộng mái che mưa cho hệ thống xuất sản phẩm (2 line xuất hàng A/D)” cùng 2 dự án mới, 8 dự án chuẩn bị đầu tư, 1 dự án M&A khác.

Mục tiêu vào Top 5 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất Đông Nam Á

Doanh nghiệp cho biết, trong giai đoạn trung và dài hạn từ 5 – 10 năm tới, doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng kinh doanh các dòng sản phẩm phân bón từ 6- 10%/năm, tùy theo cơ cấu sản phẩm cụ thể và tỷ trọng từng sản phẩm.

Tại thị trường trong nước, Đạm Cà Mau đặt mục tiêu duy trì thị phần phân bón trong nước tối thiểu 10%/năm trên quy mô toàn quốc. Trong đó, ure duy trì tỷ lệ thị phần nội địa từ 30% - 35%/năm.

Về NPK, phấn đấu đáp ứng từ 5% - 10% thị phần trong nước và tập trung chiếm lĩnh thị trường mục tiêu trong nước ít nhất 20%/thị trường. Về các dòng sản phẩm phân bón khác, doanh nghiệp đặt mục tiêu đáp ứng từ 5% - 15% tùy theo phân khúc sản phẩm cụ thể.

Theo báo cáo, Đạm Cà Mau sẽ tập trung vào các thị trường mục tiêu chiến lược tập trung tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ & Tây Nguyên và Campuchia.

Ngoài ra, Đạm Cà Mau cũng sẽ chủ động khai thác, xâm nhập các thị trường trong nước ở miền Trung và miền Bắc, đồng thời tại thị trường quốc tế là Đông Nam Á, Nam Á và Mỹ Latin.

Về doanh thu, doanh nghiệp đặt mục tiêu cải thiện tốc độ tăng trưởng từ 5-10% năm. Đồng thời, DCM phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong 5 doanh nghiệp có quy mô kinh doanh hàng đầu Đông Nam Á về doanh thu.

Về cơ cấu sản phẩm, Đạm Cà Mau tiếp tục tập trung sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm cốt lõi ure tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, DCM cũng chủ động triển khai kênh xuất khẩu, giúp duy trì sản xuất liên tục và giảm tồn kho, dư thừa nguồn cung nội địa.

Về NPK, doanh nghiệp phấn đấu gia tăng sản lượng tiêu thụ tại thị trường trong nước, nhất là các thị trường mục tiêu vùng ĐBSCL, khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và thị trường chiến lược ở Campuchia.

Bên cạnh dòng sản phẩm vô cơ, DCM từng bước mở rộng danh mục và khai thác phân khúc phân bón hữu cơ với sản phẩm OM CAMAU nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tình hình mới.

Ngoài ra, để chủ động trong việc kinh doanh các sản phẩm phân bón khác, PVCFC nghiên cứu, khai thác thêm mảng xuất nhập khẩu để tổ chức nhập khẩu các nguồn hàng phân bón DAP, Kali, NPK, SA phục vụ nhu cầu về nguyên liệu của nhà máy NPK và các nhà phân phối khác trong nước.

Chỉ số tham chiếu của Fubon ETF loại 2 cổ phiếu trong đợt review quý 1

Sau đợt review quý 1/2023, chỉ số FTSE VN30 Index – chỉ số tham chiếu của Fubon FTSE Vietnam ETF – thêm mới KDC, DCM, đồng thời loại PDR và HDB.

Theo ông Nguyễn Vũ Luân, Trưởng phòng Môi giới của Công ty chứng khoán VNDirect (VNDS), PDR bị loại ra bởi vi phạm tiêu chí vốn hoá, với vốn hoá nằm ngoài top 40 cổ phiếu. Còn HDB bị loại do tỷ lệ freefloat giảm mạnh vì cổ phiếu này đã đầy room ngoại trong thời gian gần đây.

“Ở kỳ review này, HDB đã bị giảm freefloat xuống mức 7%. Do đó, quyết định loại HDB không gây ngạc nhiên. Với các trường hợp khác như STB, nếu cổ phiếu đầy room ngoại trong thời gian dài cũng sẽ rơi vào trường hợp tương tự HDB”, ông Luân cho biết.

Trong khi đó, KDC và DCM được thêm mới vào chỉ số FTSE VN30 Index do đây là 2 cổ phiếu tốt nhất đã đạt điều kiện của chỉ số. Tại ngày 20/03, tỷ trọng của hai cổ phiếu này ở mức 1.55% và 0.67%.

Danh mục của FTSE VN30 Index tại ngày 20/03

Lưu ý: Màu xanh là thêm mới, màu đỏ là loại ra

Tại ngày 20/03, 5 cổ phiếu có tỷ trọng cao nhất chỉ số bao gồm VIC (10.18%), VHM (10.16%), MSN (9.94%), VNM (9.89%) và HPG (9.61%).

Riêng với trường hợp EIB, ông Luân cho rằng việc EIB không được thêm vào là do chưa đạt điều kiện thanh khoản. The ông, việc xem xét thanh khoản của FTSE thường diễn ra trong 12 tháng và trong 12 tháng xem xét thì có tới 10 tháng EIB chưa đạt điều kiện thanh khoản.

“Xét về điều kiện, tôi cho rằng EIB cần tối thiểu giao dịch 22 tỷ đồng/phiên thì mới đủ điều kiện để FTSE thêm vào rổ trong các kỳ tới”, ông Luân cho biết.

Vị này nói thêm hiện quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF vẫn còn chưa hoàn tất và đang tiếp tục cơ cấu theo kết quả review quý 1/2023. Tính tới cuối ngày 17/03, quỹ này sở hữu tổng tài sản ròng (NAV) lên tới 22.6 tỷ TWD, tương đương 17,400 tỷ đồng.

https://fili.vn/2023/03/chi-so-tham-chieu-cua-fubon-etf-loai-2-co-phieu-trong-dot-review-quy-1-3358-1049993.htm

Chứng khoán Trí Việt (TVB): Chị gái Chủ tịch tiếp tục đăng ký mua 1,2 triệu cổ phiếu

## Bà Phạm Thị Thanh Huyền, chị gái ông Phạm Thanh Tùng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB – sàn HOSE) đăng ký mua 1,2 triệu cổ phiếu TVB.
Chứng khoán Trí Việt (TVB): Chị gái Chủ tịch tiếp tục đăng ký mua 1,2 triệu cổ phiếu

Chứng khoán Trí Việt (TVB): Chị gái Chủ tịch tiếp tục đăng ký mua 1,2 triệu cổ phiếu

Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 24/3 đến ngày 21/4/2023 theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, bà Thanh Huyền sẽ nâng sở hữu tại TVB lên gần 2,24 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,99%.

Trước đó, từ ngày 17/2 đến ngày 17/3, bà Huyền đã mua vào thành công 1,036 triệu cổ phiếu TVB theo phương thức khớp lệnh trong tổng số 2 triệu cổ phiếu đăng ký mua. Nguyên nhân giao dịch không hoàn tất là do tài chính cá nhân.

Trước giao dịch trên, bà Huyền chỉ nắm giữ 1.500 cổ phiếu TVB. Sau giao dịch, tổng số lượng cổ phiếu TVB bà Huyền và người có liên quan nắm giữ là xấp xỉ 60,39 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 53,87%. Trong đó, ông Tùng đang nắm giữ 2,78 triệu cổ phiếu TVB, tỷ lệ 2,48%; còn CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt nắm giữ 56,58 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 50,47%. Ông Tùng mới được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT vào cuối năm 2022.

Mới đây, Chứng khoán Trí Việt đã thực hiện chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHCĐ bất thường năm 2023 vào ngày 15/3. Đại hội dự kiến sẽ diễn ra ngày 15/4, tại Hà Nội để kiện toàn nhân sự HĐQT và các nội dung khác thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ.

Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý IV/2022, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 26,65 tỷ đồng, giảm tới 83% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế âm 16,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 96,86 tỷ đồng.

Giải trình nguyên nhân kết quả kinh doanh giảm mạnh, Chứng khoán Trí Việt cho biết, do thị trường chứng khoán giảm mạnh, giá trị và khối lượng giao dịch đều giảm dẫn tới các khoản doanh thu từ đầu tư tự doanh, doanh thu phí môi giới và margin đều giảm. Trong khi đó, tổng chi phí tăng chủ yếu do lỗ hoạt động tự doanh của Công ty.

Lũy kế cả năm, doanh thu hoạt động tài chính của TVB đạt 72,98 tỷ đồng, tăng 17,18% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 17,37 tỷ đồng, giảm mạnh tới 94,2% so với năm trước.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/3, cổ phiếu TVB tăng nhẹ 0,54% lên mức 3.750 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh gần 0,1 triệu đơn vị. Nếu tạm tính với mức thị giá này, bà Thanh Huyền sẽ phải chi khoảng 4,5 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu TVB như đã đăng ký.

Đợt mua khủng của quỹ ETF 500 triệu USD

Trong tuần từ 10-17/03, danh mục của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) biến động mạnh khi thay đổi chỉ số tham chiếu. Quỹ ETF ngoại mua mạnh 10 triệu cp NVL, 8.4 triệu cp SHB, 8.2 triệu cp VND. Ở chiều ngược lại, quỹ VNM ETF bán mạnh 11.6 triệu cp HPG và 3 triệu cp STB.

Thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ VNM ETF từ 10-17/03/2023

Cụ thể trong tuần đảo danh mục, quỹ VNM ETF mua mạnh nhiều mã cổ phiếu, trong đó mạnh nhất là NVL với hơn 10.3 triệu cp. Xếp sau lần lượt là SHB và VND, với số lượng 8.4 và 8.2 triệu cp. Bên cạnh đó, có 2 mã cổ phiếu được thêm vào là DXGDCM, đều được mua với số lượng khoảng 6.4 triệu cp.

Ở chiều ngược lại, mã cổ phiếu của ông lớn ngành thép HPG bị bán hơn 11.5 triệu cp, cũng là mã bị bán mạnh nhất trong tuần. STB bị bán hết hơn 3.1 triệu cp, loại ra khỏi danh mục của VNM ETF.

Việc thêm DXG, DCM và loại STB đã được MarketVector Indexes - tiền thân là MV Index Solutions (MVIS) - thông báo trong đợt review quý 1/2023. Đây cũng là lần đầu tiên quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) chuyển chỉ số tham chiếu sang MarketVector Vietnam Local Index. Khác với chỉ số tham chiếu cũ (MVIS Vietnam Index), chỉ số MarketVector Vietnam Local Index sẽ đầu tư 100% vào cổ phiếu Việt Nam.

Trên thực tế tại thời điểm ngày 17/03, có thể thấy tỷ trọng phân bổ cổ phiếu Việt của VNM ETF đã thay đổi đáng kể. Tổng tài sản ròng của VNM ETF gần 502 triệu USD, trong đó hơn 500 triệu USD được phân bổ tại thị trường Việt Nam.

Tỷ trọng cổ phiếu Việt thời điểm này chiếm 99.71%, lớn nhất là các mã VIC (7.92%), VNM (7.69%), VHM (7.06%), HPG (6.16%), và VCB (5.71%).

Nguồn bài viết: Đợt mua khủng của quỹ ETF 500 triệu USD | Fili

Ưu tiên của Nga và Trung Quốc khi hợp tác bước vào “kỷ nguyên mới”

## Cuộc gặp của lãnh đạo Trung Quốc và Nga đã trở thành tâm điểm trên trường quốc tế trong tuần này khi cả hai quốc gia tăng cường quan hệ trên nhiều mặt từ địa chính trị đến kinh tế và quân sự.

“Kỷ nguyên mới” trong hợp tác Nga - Trung

Chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 3 ngày của ông Tập Cận Bình tới Moscow tuần này, bắt đầu từ 20/3 đã được hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc nhấn mạnh là kết quả của mối quan hệ hợp tác và vững chắc. Trước chuyến thăm của ông Tập, Tổng thống Nga Putin đã khẳng định trong một bài báo rằng “không giống như các quốc gia theo đuổi bá quyền và gieo rắc sự bất hòa cho hòa bình thế giới, Nga và Trung Quốc cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng đang xây dựng những cây cầu”, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhận định với AFP rằng ông “tự tin chuyến công du sẽ thu về kết quả và mang đến động lực mới cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của mối quan hệ Nga - Trung”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin ký kết một thỏa thuận mới ở điện Kremlin ngày 21/3. Ảnh: Reuters

Ngày 21/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết đã ký một thỏa thuận với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm đưa quan hệ hai nước bước vào “kỷ nguyên hợp tác mới” khi hai nhà lãnh đạo kêu gọi “đối thoại có trách nhiệm” để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

“Chúng tôi đã ký một tuyên bố làm sâu sắc sự hợp tác chiến lược và mối quan hệ song phương này hiện đang bước vào kỷ nguyên mới”, ông Tập Cận Bình cho hay sau cuộc trao đổi với Tổng thống Putin ở điện Kremlin. Ông khẳng định, Trung Quốc và Nga sẽ hợp tác chặt chẽ hơn để thúc đẩy “sự hợp tác thực tế”.

Trong khi đó, Tổng thống Putin cho biết “tất cả thỏa thuận đã đạt được” và sự hợp tác kinh tế giữa Moscow và Bắc Kinh là một “ưu tiên” của Nga.

Các cuộc trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo được cho là nhằm củng cố quan hệ đối tác “không giới hạn” mà hai bên khẳng định vào tháng 2 năm ngoái. Về cuộc xung đột ở Ukraine, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Bắc Kinh tuân theo các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc và thúc đẩy một giải pháp hòa bình.

“Chúng tôi luôn ủng hộ hòa bình và đối thoại”, ông Tập Cận Bình cho hay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá, các đề xuất của Trung Quốc có thể được sử dụng làm cơ sở cho một giải pháp hòa bình ở Ukraine, nhưng phương Tây và Kiev vẫn chưa sẵn sàng.

“Chúng tôi tin rằng nhiều điều khoản trong kế hoạch hòa bình mà Trung Quốc thúc đẩy phù hợp với hướng tiếp cận của Nga và có thể được sử dụng làm cơ sở cho một giải pháp hòa bình khi phương Tây và Kiev sẵn sàng. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng tôi chưa nhận thấy sự sẵn sàng từ phía họ”, ông Putin nói.

Văn kiện lập trường 12 điểm của Trung Quốc đã kêu gọi chấm dứt leo thang và cuối cùng là ngừng bắn ở Ukraine. Mỹ bác bỏ kế hoạch này khi dẫn ra việc Bắc Kinh từ chối chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và cho rằng lệnh ngừng bắn sẽ củng cố các vùng lãnh thổ mà Nga kiểm soát cũng như cho quân đội nước này có thêm thời gian để tập hợp lực lượng.

Phản ứng về cuộc gặp trên, Nhà Trắng cho rằng lập trường của Trung Quốc không công bằng và hối thúc Bắc Kinh gây sức ép để Moscow rút khỏi lãnh thổ của Ukraine nhằm chấm dứt xung đột.

Sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Putin cáo buộc phương Tây đang chiến đấu “đến người Ukraine cuối cùng” và đề cao mối quan hệ ngày càng gia tăng về thương mại, năng lượng và chính trị giữa Nga và Trung Quốc.

Miêu tả cuộc trao đổi với Tổng thống Putin là “thân thiện và cởi mở”, ông Tập đã nhắc lại “lập trường trung lập” của Trung Quốc về cuộc xung đột ở Ukraine và kêu gọi đối thoại.

Về phía Ukraine, nước này hoan nghênh sự tham gia ngoại giao của Trung Quốc nhưng khẳng định Nga phải rút quân khỏi Ukraine và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất lãnh thổ của Ukraine. Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 21/3 cho biết Kiev đã đề xuất Bắc Kinh tham gia vào kế hoạch hòa bình ở Ukraine để chấm dứt xung đột và vẫn đang chờ câu trả lời.

Trung Quốc sẽ thay thế châu Âu bù đắp nhập khẩu khí đốt Nga?

Thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc cũng thúc đẩy việc xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia 2, vận chuyển 50 tỷ mét khối khí tự nhiên mỗi năm từ Nga sang Trung Quốc qua Mông Cổ. Tổng thống Putin thông báo, Moscow sẵn sàng tăng cường xuất khẩu dầu mỏ sang Bắc Kinh sau khi Nga, Trung Quốc và Mông Cổ hoàn tất thỏa thuận về đường ống trên nhằm vận chuyển khí đốt Nga.

“Trung Quốc đã trở thành nước dẫn đầu nhập khẩu dầu mỏ Nga trong khi Nga sẵn sàng tăng cường nguồn cung dầu không gián đoạn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Trung Quốc”, Tổng thống Putin khẳng định.

Việc hoàn thành đường ống này hiện đóng vai trò quan trọng và cấp bách giữa bối cảnh Moscow tìm cách thay thế châu Âu là khách hàng khí đốt chính.

Trong bữa tối sau cuộc trao đổi, Tổng thống Putin đã khẳng định với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng: “Tôi chắc chắn sự hợp tác Nga - Trung sẽ có những khả năng và triển vọng không giới hạn”. Nhà lãnh đạo Nga cũng tuyên bố: “Mối quan hệ Nga - Trung đang ở mức cao chưa từng có”.

Trước đó, sáng 21/3 (giờ Moscow), trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin nhấn mạnh việc ông Tập Cận Bình chọn Nga là nước đầu tiên đi thăm sau khi tái đắc cử “cho thấy bản chất đặc biệt của quan hệ Nga - Trung trong thời đại mới”.

Nhận định về mối quan hệ Nga - Trung, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Trong thập kỷ qua, hai quốc gia đã củng cố và phát triển mối quan hệ song phương dựa trên việc không liên minh, không đối đầu và không nhắm vào bên thứ ba, đồng thời thiết lập một hình mẫu phù hợp cho việc phát triển một mô hình mới trong quan hệ nước lớn, đặc trưng bởi sự tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng thắng”.

Đánh giá về sự hợp tác Nga - Trung

Samuel Ramani, học giả tại Viện các Quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) cho biết trong khi thỏa thuận ngày 21/3 không phải là thỏa thuận của một liên minh thì nó đã cho thấy “rất rõ ràng rằng Trung Quốc và Nga đang hợp tác trên nhiều mặt”.

Một điều đáng chú ý là chuyến thăm Moscow của ông Tập Cận Bình diễn ra giữa bối cảnh Nga ngày càng bị phương Tây cô lập trên trường quốc tế vì cuộc xung đột ở Ukraine.

Trên thực tế, Nga và Trung Quốc từ lâu đã có chung một số mục tiêu địa chính trị như hướng tới một “thế giới đa cực” và kiềm chế sức mạnh quân sự của NATO. Tuy nhiên, điểm chung lớn nhất trong lập trường của hai nước có lẽ là sự không tin tưởng vào phương Tây.

Theo các nhà phân tích, một loạt sự kiện gần đây từ cuộc xung đột ở Ukraine tới lệnh hạn chế của phương Tây về xuất khẩu công nghệ bán dẫn sang Trung Quốc hay gần đây là thỏa thuận tàu ngầm giữa Mỹ, Anh và Australia đã mang Moscow và Bắc Kinh ngày càng xích lại gần nhau.

“Nếu nhìn vào xu hướng quan hệ Nga - Trung Quốc trong thập kỷ qua, mối quan hệ giữa hai quốc gia này đã phát triển thực sự mạnh mẽ”, Alicja Bachulska, học giả tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR) nhận định với CNBC, đồng thời cho rằng quá trình phát triển quan hệ này đã bắt đầu vào những năm 1990.

“Về cơ bản, các lợi ích chiến lược của Nga và Trung Quốc rất sát nhau ở thời điểm này. Với cả hai nước, lợi ích chính là làm suy yếu trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu. Đó là mục tiêu chủ yếu của họ, cả về ngắn hạn và dài hạn”, bà Alicja Bachulska cho hay./.

Nguồn bài viết: Ưu tiên của Nga và Trung Quốc khi hợp tác bước vào kỷ nguyên mới

Bộ Tài chính đề xuất thu hẹp phạm vi hưởng ưu đãi thuế

Trong dự thảo dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất thu hẹp phạm vi, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để khắc phục tình trạng dàn trải. Thay vào đó là đẩy mạnh các giải pháp tạo thuận lợi, giảm bớt chi phí và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn hơn…

Bộ Tài chính nghĩ cách duy trì tính hấp dẫn của các chính sách thu hút đầu tư khi áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

Bộ Tài chính nghĩ cách duy trì tính hấp dẫn của các chính sách thu hút đầu tư khi áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo tờ trình Chính phủ dự thảo đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ NẢY SINH BẤT CẬP

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được thông qua ngày 3/6/2008 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khoá XII có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009 để thay thế cho Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003.

Từ đó đến nay, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2013 và năm 2014 để xử lý các bất cập phát sinh trong thực tiễn và phù hợp với yêu cầu quản lý thuế trong từng giai đoạn.

Tại tờ trình này, Bộ Tài chính nêu rõ việc sửa đổi 4 nhóm chính sách, trong đó, có nhóm chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Theo đó, nổi bật là Bộ Tài chính đề xuất mở rộng cơ sở thuế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và thông lệ quốc tế thông qua việc rà soát, điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế nhằm khắc phục bất cập của các quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, khắc phục sự dàn trải trong ưu đãi thuế.

Cùng với đó, rà soát để sắp xếp lại lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng thu hẹp các địa bàn đã có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và tính tới mở rộng các lĩnh vực mới phát sinh, các đối tượng thực sự cần khuyến khích đầu tư, đảm bảo ưu đãi đúng đối tượng.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thời gian qua, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên nhiều phương diện, trong đó có yếu tố chính sách ưu đãi thuế, nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp.

“Kết quả thể hiện ở nguồn vốn FDI vào Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm, đưa Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, kể cả trong những giai đoạn khó khăn của thế giới và khu vực”, Bộ Tài chính khẳng định.

Tuy nhiên, cũng theo bộ này, thực tiễn thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã bộc lộ những nhược điểm, hạn chế cần được nghiên cứu, rà soát lại cho phù hợp.

Bộ Tài chính chỉ rõ tác động của ưu đãi thuế đối với việc phân bổ nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích phát triển còn hạn chế.

Cũng với đó, lĩnh vực, địa bàn được hưởng ưu đãi thuế còn dàn trải, cùng với việc lồng ghép nhiều chính sách xã hội trong chính sách thuế đã làm giảm tính trung lập của thuế, làm gia tăng chi phí ngân sách của việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hiện nay, tổng số nhóm lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là 30 nhóm lĩnh vực, ngành nghề; về địa bàn ưu đãi thuế hiện có 54/63 tỉnh, thành phố thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế, chưa kể các khu kinh tế, khu công nghệ cao và các khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp tại địa bàn thuận lợi).

Tuy nhiên, qua rà soát danh mục này cho thấy danh sách các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn qua nhiều lần sửa đổi thì không giảm, thậm chí văn bản sau, số lượng địa bàn được ưu đãi còn mở rộng hơn so với văn bản trước. Bộ Tài chính đánh giá, danh mục địa bàn được hưởng ưu đãi thuế hiện nay được cho là khá rộng.

Ngoài ra, đối với khu kinh tế, khu công nghệ cao đều áp dụng chung một cơ chế ưu đãi như nhau với mức ưu đãi ngang bằng với ưu đãi dành cho các dự án đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không gắn với đặc điểm thực tế và mức độ phát triển, hạ tầng của từng khu.

ƯU ĐÃI THUẾ KHÔNG PHẢI NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH

Bộ Tài chính cũng cho biết, qua thực tiễn kinh nghiệm ở nhiều nước và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, ưu đãi thuế không phải là yếu tố quyết định đối với các nhà đầu tư khi lựa chọn địa điểm đầu tư mà các yếu tố như đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, sự ổn định và minh bạch của thể chế có ý nghĩa quan trọng hơn.

Theo dõi xu hướng cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của các nước trên thế giới trong những năm gần đây, một số nước đã thực hiện chủ trương thu hẹp phạm vi ưu đãi và chỉ tập trung cho một số ngành ưu tiên, mũi nhọn như: nghiên cứu đổi mới, phát triển khoa học và công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo… và vùng đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó là triển khai các giải pháp tạo thuận lợi, giảm bớt chi phí cho nhà đầu tư và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn về tổng thể.

Theo đó, để khắc phục các bất cập nêu trên, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải nghiên cứu, sửa đổi chính sách ưu đãi đang được quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để khắc phục tình trạng dàn trải, đảm bảo các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện để phát triển các ngành, lĩnh vực và địa bàn ưu tiên của Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, liên quan đến việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế trên phạm vi quốc tế, nhằm giải quyết các thách thức về thuế phát sinh, Diễn đàn hợp tác toàn cầu về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận với sự đồng thuận của hơn 140 quốc gia đã thống nhất, ra tuyên bố về việc thực hiện Khung giải pháp Hai trụ cột để các nước nghiên cứu, triển khai tại quốc gia mình.

Trong đó Trụ cột 2 với mục đích thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu về mức thu nhập doanh nghiệp tối thiểu, hạn chế tình trạng giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp quá mức giữa các quốc gia bằng thuế tối thiểu toàn cầu.

Theo đó đã đặt ra cơ chế cho phép quốc gia nơi đặt trụ sở của công ty mẹ cuối cùng của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu hàng năm trong Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao từ 750 triệu Euro trở lên sẽ được thu thêm phần tiền thuế đối với khoản thu nhập mà công ty đa quốc gia này thu được từ hoạt động đầu tư kinh doanh ở quốc gia khác mà chỉ chịu mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dưới mức tối thiểu là 15%.

Mặc dù với cơ chế áp dụng thu thuế bổ sung đối với công ty mẹ ở nước ngoài thì không ảnh hưởng đến số thu thuế của Việt Nam đối với các công ty con theo chính sách hiện hành cũng như không bắt buộc Việt Nam phải cắt giảm ưu đãi đã cấp cho các công ty con, do vậy, chưa phát sinh việc bảo đảm ưu đãi đầu tư đã cấp tại Việt Nam đối với các công ty con thành viên thực hiện đầu tư tại Việt Nam.

Tuy nhiên, “vấn đề đặt ra là việc duy trì tính hấp dẫn của các chính sách thu hút đầu tư trong xu hướng các quốc gia khác cũng đẩy mạnh các chính sách ưu đãi nhằm mục tiêu thu hút đầu tư”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Theo đó, để đảm bảo một hệ thống chính sách thuế bình đẳng, thống nhất, tiếp tục thúc đẩy, thu hút đầu tư để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới và không tạo ra sự xáo trộn lớn ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư kinh doanh của cả cộng đồng doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp không thuộc phạm vi áp dụng của Trụ cột 2), bảo đảm quyền đánh thuế của Việt Nam đối với các công ty đa quốc gia có đầu tư tại Việt Nam, bởi trong trường hợp Việt Nam không thu thêm thuế thì quốc gia nơi công ty mẹ đóng trụ sở chính sẽ hưởng nguồn thu này cũng như các doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài, Bộ Tài chính khẳng định cần thiết nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp tới đây cho phù hợp với cơ chế thực thi của Trụ cột 2, đồng thời hài hòa lợi ích của nhà đầu tư.

NGuồn bài viết: Bộ Tài chính đề xuất thu hẹp phạm vi hưởng ưu đãi thuế - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Trái chủ Credit Suisse sắp đâm đơn kiện sau khi mất trắng 17 tỷ USD

17 tỷ USD trái phiếu cấp 1 bổ sung bị xóa sổ sau khi Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ - bán mình. Điều này khiến các trái chủ nổi giận.

CNBC đưa tin hôm 21/3, một số trái chủ của Credit Suisse cho biết họ đang cân nhắc các động thái pháp lý sau khi 17 tỷ USD trái phiếu cấp 1 bổ sung (AT1) của ngân hàng bị xóa sổ.

Cuối tuần trước, Cơ quan Quản lý Thị trường Tài chính của Thụy Sĩ (Finma) cho biết sau khi UBS mua lại Credit Suisse, hàng tỷ USD trái phiếu của ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ sẽ trở nên vô giá trị. Toàn bộ AT1 của nhà băng Thụy Sĩ được bút toán giảm để tăng vốn chủ sở hữu.

Trong khi đó, các cổ đông vẫn được hoàn trả sau vụ mua lại. Điều này khiến trái chủ của Credit Suisse nổi giận.


Các trái chủ của Credit Suisse mất trắng 17 tỷ USD sau khi nhà băng này bán mình. Ảnh: Reuters.

Các hành động pháp lý

Nói với CNBC, ông David Benamou - Giám đốc đầu tư của Axiom Alternative Investments, một trong các trái chủ AT1 của Credit Suisse - tiết lộ ông và “hầu hết trái chủ” sẽ tham gia vụ kiện.

Hôm 20/3, công ty luật Quinn Emanuel Urquhart & Sullivan (có trụ sở ở California) cho biết đã “tập hợp một nhóm luật sư từ Thụy Sĩ, Anh và Mỹ” sau vụ giải cứu Credit Suisse.

“Nhóm này đã thảo luận với các trái chủ AT1 của Credit Suisse, với tổng giá trị nắm giữ chiếm phần lớn trong số các trái phiếu AT1 được ngân hàng này phát hành, cũng như những hành động pháp lý có thể có đối với họ trong vụ sáp nhập giữa UBS và Credit Suisse”, hãng cho biết.

Trước đây, hãng luật này cũng đại diện cho các trái chủ sau khi ngân hàng Banco Popular (Tây Ban Nha) được bán cho Banco Santander hồi năm 2017 với giá 1 euro. Giá trị của toàn bộ trái phiếu AT1 của ngân hàng này cũng bị giảm về 0.

Công ty tiết lộ đang lên kế hoạch cho một cuộc họp với các trái chủ vào ngày 22/3 nhằm thảo luận về “những cách khắc phục tiềm năng”.

Hủy hoại niềm tin

Thông thường, trong các trường hợp ngân hàng phá sản, trái chủ AT1 sẽ được ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phần công ty.

Theo các chiến lược gia tại Goldman Sachs, trái chủ của Credit Suisse đã gánh khoản lỗ lớn nhất đối với nhà đầu tư AT1 kể từ khi loại trái phiếu này ra đời vào cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

AT1 được tạo ra sau khủng hoảng tài chính nhằm chuyển rủi ro khỏi doanh nghiệp trong khủng hoảng. Do yếu tố rủi ro cao, loại trái phiếu này thường trả lãi cao hơn những trái phiếu khác.

Quyết định của giới chức Thụy Sĩ bị chỉ trích là gây tổn hại niềm tin vào loại tài sản này và có thể tạo ra hiệu ứng lan toàn trên toàn cầu.

Hôm 20/3, Hội đồng Giải quyết Thống nhất (SRB) và Cơ quan Ngân hàng Châu Âu (EBA) thuộc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã đưa ra một tuyên bố chung. Tuyên bố trấn an các nhà đầu tư rằng thỏa thuận với Credit Suisse chỉ là trường hợp cá biệt.

Thụy Sĩ không thuộc Liên minh Châu Âu và không phải tuân theo các quy định của khối.

“Đặc biệt, các công cụ vốn cổ phần phổ thông là những công cụ đầu tiên hấp thụ khoản lỗ, và chỉ sau khi sử dụng hết công cụ này, AT1 mới bị bút toán giảm”, giới chức EU nhấn mạnh.


Quyết định của giới chức Thụy Sĩ bị chỉ trích là gây tổn hại niềm tin vào trái phiếu cấp 1 bổ sung. Ảnh: Reuters.

“Cách tiếp cận này đã được áp dụng nhất quán trong các trường hợp trước đây, và sẽ tiếp tục được sử dụng trong việc can thiệp vào khủng hoảng”, tuyên bố nhấn mạnh.

Tuyên bố cho biết trái phiếu AT1 đã và sẽ tiếp tục là thành phần quan trọng trong cấu trúc vốn của các ngân hàng châu Âu.

Tính tới cuối năm ngoái, tỷ lệ vốn cổ phần phổ thông cấp 1 (CET1) của Credit Suisse là 14,1%. Còn tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán đạt 144%.

Các con số này cho thấy ngân hàng có tính thanh khoản cao và có khả năng thanh toán. Điều đó khiến ông Benamou tại Axiom đặt câu hỏi rằng Credit Suisse có “sụp đổ” theo nghĩa truyền thống hay không.

Niềm tin của nhà đầu tư và khách hàng gửi tiền vào nhà băng đã bị hủy hoại. Điều đó dẫn tới giá cổ phiếu lao dốc và dòng tiền chảy khỏi ngân hàng. FINMA cho biết Credit Suisse đứng trước rủi ro “mất thanh khoản” dù không vỡ nợ.

Nguồn: Trái chủ Credit Suisse sắp đâm đơn kiện sau khi mất trắng 17 tỷ USD - Kinh doanh - ZINGNEWS.VN

Tỷ phú Trần Đình Long gửi tâm thư tới cổ đông Hòa Phát

Chủ tịch Hòa Phát cho rằng năm 2022 xuất hiện nhiều biến động cả trong nước và quốc tế, ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa công bố báo cáo thường niên tổng hợp năm kinh doanh 2022 và định hướng hoạt động trong tương lai. Mở đầu nội dung gửi cổ đông, Chủ tịch Trần Đình Long đã đưa ra đánh giá năm kinh doanh 2022 là vòng xoáy biến động.

Nhìn lại năm 2021, vị tỷ phú cho rằng tập đoàn đã đạt được doanh thu và lợi nhuận rực rỡ nhất trong lịch sử 30 năm phát triển. Tuy nhiên, những biến động lớn về kinh tế, chính trị thế giới diễn ra trong năm 2022 đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của Hòa Phát.

Cụ thể, năm vừa qua, dịch Covid 19 đã được đẩy lùi, nhưng chiến tranh, lãi suất, lạm phát, tỷ giá đã tạo thành “lốc xoáy” cuốn bay thành quả tích lũy của nhiều nền kinh tế. Lần đầu tiên, Hòa Phát ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ sâu liên tiếp trong hai quý cuối năm 2022.

Trong cùng một năm, ngành bất động sản từ nóng chuyển sang nguội dần và đóng băng vào cuối năm. Tỷ giá, lãi suất cũng lên cơn sốt chưa từng có và chỉ hạ nhiệt bớt vào tháng 12/2022.

Với 95% doanh thu lợi nhuận đến từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép, doanh thu năm 2022 của tập đoàn chỉ đạt 89% kế hoạch đề ra, giảm 5% so với năm 2021. Lợi nhuận ròng đạt 8.444 tỷ đồng, hoàn thành 34% kế hoạch và giảm 76% so với con số 34.520 tỷ đồng thực hiện năm 2021.

KINH DOANH TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN

Tỷ phú Trần Đình Long gửi tâm thư tới cổ đông Hòa Phát

Chủ tịch Hòa Phát cho rằng năm 2022 xuất hiện nhiều biến động cả trong nước và quốc tế, ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa công bố báo cáo thường niên tổng hợp năm kinh doanh 2022 và định hướng hoạt động trong tương lai. Mở đầu nội dung gửi cổ đông, Chủ tịch Trần Đình Long đã đưa ra đánh giá năm kinh doanh 2022 là vòng xoáy biến động.

Nhìn lại năm 2021, vị tỷ phú cho rằng tập đoàn đã đạt được doanh thu và lợi nhuận rực rỡ nhất trong lịch sử 30 năm phát triển. Tuy nhiên, những biến động lớn về kinh tế, chính trị thế giới diễn ra trong năm 2022 đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của Hòa Phát.

Cụ thể, năm vừa qua, dịch Covid 19 đã được đẩy lùi, nhưng chiến tranh, lãi suất, lạm phát, tỷ giá đã tạo thành “lốc xoáy” cuốn bay thành quả tích lũy của nhiều nền kinh tế. Lần đầu tiên, Hòa Phát ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ sâu liên tiếp trong hai quý cuối năm 2022.

Trong cùng một năm, ngành bất động sản từ nóng chuyển sang nguội dần và đóng băng vào cuối năm. Tỷ giá, lãi suất cũng lên cơn sốt chưa từng có và chỉ hạ nhiệt bớt vào tháng 12/2022.

Với 95% doanh thu lợi nhuận đến từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép, doanh thu năm 2022 của tập đoàn chỉ đạt 89% kế hoạch đề ra, giảm 5% so với năm 2021. Lợi nhuận ròng đạt 8.444 tỷ đồng, hoàn thành 34% kế hoạch và giảm 76% so với con số 34.520 tỷ đồng thực hiện năm 2021.

tỷ đồngKẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HÒA PHÁTNguồn: BCTC DN; Tổng hợpDoanh thu thuầnLợi nhuận sau thuếNăm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022Kế hoạch năm 2023050k100k150k200k

Năm 2021

Doanh thu thuần:149.680 tỷ đồng

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản và điện máy gia dụng của Hòa Phát dù đạt mục tiêu đề ra, vẫn không thể kéo doanh thu toàn tập đoàn tới chỉ tiêu kế hoạch, chủ yếu vì lợi nhuận ngành thép giảm 76% và nông nghiệp giảm 92% so với cùng kỳ.

Năm 2022, sản lượng bán hàng thép các loại của Hòa Phát đạt 7,2 triệu tấn. Trong đó, thép xây dựng đạt hơn 4,2 triệu tấn, tăng 10% so với 2021, thị trường xuất khẩu đóng góp 1,16 triệu tấn. Tại thị trường trong nước, Hòa Phát vẫn dẫn đầu thị phần thép xây dựng với gần 35%. Tập đoàn đã cung cấp ra thị trường 2,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng, chiếm 42,4% sản lượng HRC do Việt Nam sản xuất.

Với mảng nông nghiệp, sản lượng heo các loại đạt 404.000 con, trứng gà bán 850.000 quả/ngày, dẫn đầu khu vực miền Bắc.

Vị tỷ phú ngành thép ví Hòa Phát là xe lu với tinh thần “khó khăn nào cũng vượt qua, trở ngại nào vẫn tiến bước”. Bên cạnh hệ thống 30 nhà máy, khu liên hợp, trang trại và 30.000 công nhân viên, Hòa Phát cũng sở hữu thị trường tiêu thụ đa dạng, góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.

Doanh thu từ xuất khẩu năm ngoái đạt hơn 31.600 tỷ đồng, chiếm 22% tổng doanh thu. Thị trường xuất khẩu tới 30 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục. Số nộp ngân sách của Hòa Phát đạt 11.200 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo tập đoàn nhận định ngành thép thế giới và Việt Nam, trong đó có Hòa Phát, tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức hiện hữu. Doanh thu dự kiến năm nay sẽ tăng nhẹ so với năm 2022. Giá nguyên nhiên liệu có xu hướng tăng trong khi giá bán tăng không tương xứng, chi phí tài chính lớn do dự báo lãi suất vẫn tiếp tục duy trì trạng thái cao.

Theo kế hoạch, ngày 30/3 tới, Hòa Phát sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 tại Hà Nội. Với năm kinh doanh này, tập đoàn đặt mục tiêu 150.000 tỷ đồng doanh thu, cao hơn năm ngoái khoảng 5% và lãi sau thuế 8.000 tỷ đồng, giảm 5%.

Lực bán có tín hiệu tăng, cổ phiếu trụ vẫn giữ nhịp chỉ số

Mặc dù VN-Index chiều nay đóng cửa cao hơn thời điểm cuối phiên sáng, nhưng mặt bằng giá thật ra lại hạ xuống. Lý do là các cổ phiếu vốn hóa lớn làm rất tốt nhiệm vụ nâng đỡ chỉ số. VCB, VHM, SAB, MSN, VRE mạnh lên đáng kể…

VN-Index chiều nay trồi sụt ở mặt bằng cao hơn phiên sáng chủ yếu là nhờ khả năng neo giữ của cổ phiếu trụ.
Mặc dù VN-Index chiều nay đóng cửa cao hơn thời điểm cuối phiên sáng, nhưng mặt bằng giá thật ra lại hạ xuống. Lý do là các cổ phiếu vốn hóa lớn làm rất tốt nhiệm vụ nâng đỡ chỉ số. VCB, VHM, SAB, MSN, VRE mạnh lên đáng kể.

VN-Index đóng cửa tăng 8,11 điểm tương đương +0,79% so với tham chiếu. Kết phiên sáng chỉ số này mới tăng 0,6%. Tuy vậy kết quả này không đến từ việc giá cổ phiếu tăng cao thêm, mà nhờ cổ phiếu vốn hóa lớn nâng đỡ.

Thực vậy, đầu tiên là độ rộng, buổi sáng VN-Index ghi nhận 233 mã tăng/112 mã giảm thì kết phiên chỉ còn 203 mã tăng/170 mã giảm. Thứ hai, buổi sáng HoSE có 88 cổ phiếu tăng từ 1% trở lên, kết phiên chỉ còn 55 mã. Thậm chí ngay trong rổ VN30, số mã tụt xuống thấp hơn so với giá chốt buổi sáng là 15, số cải thiện là 11.

Khác biệt về điểm số đến từ một số mã có khả năng ảnh hưởng vốn hóa nhiều nhất. VHM và VCB là nổi bật. VCB từ mức tăng 1,04% trong buổi sáng mở rộng lên 2,89% cuối ngày, tức là riêng chiều nay tăng thêm khoảng 1,83% giá trị. VHM cũng tăng thêm 0,74%, đóng cửa trên tham chiếu 4,96%. Riêng hai cổ phiếu này đã đóng góp 5,5 điểm cho VN-Index.

Ngoài ra, một vài mã có trọng số cao cũng cải thiện rõ rệt: VRE tăng thêm 1,19% so với phiên sáng, đảo chiều thành công từ giảm sang tăng 0,85% so với tham chiếu. MSN cũng quay từ mức giảm 2,25% thành tăng 0,5%, tức là buổi chiều đã tăng tới 2,81%. SAB cũng bay cao khoảng 1,57% buổi chiều, đóng cửa trên tham chiếu 0,81%…

Xếp theo thanh khoản, một số cổ phiếu nhóm bất động sản vẫn tăng giá tích cực nhờ hút dòng tiền.
Xếp theo thanh khoản, một số cổ phiếu nhóm bất động sản vẫn tăng giá tích cực nhờ hút dòng tiền.
Mặc dù cả độ rộng lẫn điểm số đều cho thấy sự giằng co không dứt khoát, nhưng nhìn chung giao dịch bình lặng. Diễn biến chiều nay phù hợp với kỳ vọng rằng đêm nay FED sẽ tăng lãi suất đúng như dự báo là 0,25%. Dĩ nhiên vẫn có những xác suất bất ngờ, nên thị trường tỏ ra thận trọng không quá hào hứng.

Chiều nay thanh khoản cũng không tăng rõ rệt, hai sàn niêm yết chỉ giao dịch thêm 4.068 tỷ đồng, cao hơn buổi sáng khoảng 9%. Tổng thể khớp lệnh phiên này nhỉnh hơn hôm qua 8% và vẫn chỉ loanh quanh ngưỡng dưới 8.000 tỷ đồng.

Thêm nữa, thanh khoản chiều nay vẫn phụ thuộc nhiều vào sức mua của dòng vốn ngoại. Cụ thể, khối này giải ngân thêm 1.079,2 tỷ đồng nữa trên HoSE, tương đương chiếm tới 29% thanh khoản sàn này buổi chiều. Ngay như VHM, chiều nay lượng mua từ khối ngoại chiếm tới trên 57% tổng giao dịch. Mức mua ròng buổi sáng mới hơn 10 tỷ đồng, kết phiên vọt lên 75,9 tỷ đồng. VCB cũng được khối ngoại tăng mua ròng lên 27,2 tỷ. Tuy vậy cũng không phải cổ phiếu nào tăng cũng là do khối ngoại, MSN bị bán ròng 41,2 tỷ mà giá vẫn tăng. Tuy nhiên về tổng thể, thanh khoản phiên chiều vẫn đang phụ thuộc vào cầu ngoại. Tổng giá trị mua của khối này trên HoSE cả ngày chiếm 16,3% giá trị sàn.

Với độ rộng thị trường co hẹp lại, độ cao của giá hạ xuống, áp lực bán có dấu hiệu tăng lên trong phiên chiều. Khá nhiều mã chịu sức ép lớn thấy rõ. Ví dụ nhóm chứng khoán, SSI buổi sáng còn tăng tốt 1,25%, đến chiều thành giảm 0,75%. VND mất sạch mức tăng 1,69% và phải lui về tham chiếu; VCI buổi sáng rực rỡ +3,07%, kết phiên chỉ còn +0,51%; HCM từ tăng 1,26% thành giảm 0,21%.

Thống kê ở sàn HoSE có khoảng 80 cổ phiếu trượt dốc từ 2% so với giá cao nhất phiên. Nhiều mã xuất hiện thanh khoản cao như KSB, HHV, DXG, CII, GEX, VCG, NKG, HSG, LCG… giao dịch vài chục tới cả trăm tỷ đồng và giá đều đảo chiều từ tăng thành giảm.

Thị trường về tổng thể dù vẫn đang giằng co nhưng mỗi cổ phiếu có sức ép khác nhau. Khối ngoại tuy vẫn được quỹ Fubon ETF mua nhưng bên bán cũng rất lớn. Như hôm nay mua đạt 1.409 tỷ thì bán cũng tới 1.235 tỷ. Đây là điều khá bất ngờ vì khối ngoại vẫn duy trì cường độ bán lớn sau khi các quỹ ETF tái cơ cấu xong.

65.000 cổ đông FLC có thể phải đợi thêm 7 tháng để được giao dịch cổ phiếu?

## Phía Tập đoàn FLC mong muốn HNX tạo điều kiện hỗ trợ và xem xét cho 710 triệu cổ phiếu FLC được giao dịch bình thường trên sàn UPCoM trong thời gian sớm nhất.

CTCP Tập đoàn FLC (Mã FLC - UPCoM) vừa có thông báo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) thông tin về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin tiến tới đáp ứng điều kiện để cổ phiếu FLC được cho phép giao dịch trở lại trên sàn UPCoM sau án hủy niêm yết.

Trong thông báo được phát đi, phía FLC cho biết: "Ngày 24/2/2023, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã ban hành Quyết định số 79/QĐ-SGDHN về việc đưa vào diện đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu FLC kể từ ngày 3/3/2023 với lý do Tập đoàn FLC vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác…

Như đã báo cáo tới Quý cơ quan, do ảnh hưởng bởi các sự kiện khách quan, ngoài sự kiểm soát của Tập đoàn FLC, sau rất nhiều nỗ lực tìm kiếm, đến ngày 20/9/2022, Tập đoàn FLC mới ký được Hợp đồng với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY để thực hiện kiểm toán các Báo cáo tài chính năm 2021. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, đặc biệt là các vấn đề phát sinh không thuộc thẩm quyền của Ban lãnh đạo Tập đoàn FLC đương nhiệm (cần phải xin ý kiến ĐHCĐ Tập đoàn FLC), đến nay doanh nghiệp vẫn chưa phát hành được báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021.

Sau rất nhiều nỗ lực, ngày 4/3/2023, ĐHCĐ bất thường năm 2023 của Tập đoàn FLC mới chính thức được tổ chức với nhiều vấn đề trọng yếu liên quan đến báo cáo tài chính 2 năm gần nhất.

Hiện Ban Tổng Giám đốc công ty đang nỗ lực làm việc cùng đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 và đi đến thống nhất về phương pháp và thời gian, thủ tục giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến việc phát hành báo cáo kiểm toán năm 2021 (ghi nhận tại Biên bản làm việc ngày 14/3/2023 giữa Tập đoàn FLC và Công ty Kiểm toán UHY.

Theo kế hoạch thống nhất với UHY, phía FLC dự kiến phát hành các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 trong thời gian sớm nhất trước ngày 30/4/2023.

Sau khi phát hành báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, Công ty dự kiến sẽ hoàn thành và công bố báo cáo thường niên năm 2021 trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công bố báo cáo tài chính năm 2021 được kiểm toán.

Tiếp theo HĐQT FLC sẽ triệu tập ĐHCĐ thường niên 2022, dự kiến tổ chức vào trung tuần tháng 6/2023 và dự trình cổ đông thông qua việc lựa chọn đơn vị kiểm toán các báo cáo tài chính của năm tài chính 2022.

Trên cơ sở đó, công ty sẽ tiến hành làm việc với đơn vị kiểm toán để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2022, hoàn thiện và phát hành báo cáo bán niên soát xét 2022 dự kiến cuối tháng 10/2023.

Với lộ trình này, dự kiến 65.000 cổ đông Tập đoàn FLC sẽ phải chờ đợi thêm ít nhất 7 tháng nữa để phía công ty hoàn tất việc khắc phục các lỗi vi phạm liên quan đến công bố báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và đại hội cổ đông trong hơn một năm qua.

Mặc dù vậy, phía FLC tiếp tục đề nghị Sở HNX tạo điều kiện hỗ trợ để công ty có thêm thời gian khắc phục các vấn đề theo lộ trình và đồng thời xem xét cho 710 triệu cổ phiếu FLC được giao dịch bình thường trên sàn UPCoM trong thời gian sớm nhất.

Cổ phiếu Nhiệt điện Phả Lại (PPC) vào danh sách không được cấp margin

## Cổ phiếu của Nhiệt điện Phả Lại vừa bị đưa vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/3, cổ phiếu PPC giảm sàn 1.050 đồng về 14.050 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 232 nghìn đơn vị.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa đưa cổ phiếu Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Lý do được HOSE đưa ra do Báo cáo tài chính năm 2022 của Nhiệt điện Phả Lại được kiểm toán có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.

Cổ phiếu Nhiệt điện Phả Lại (PPC) vào danh sách không được cấp margin
Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại

Cụ thể, Công ty TNHH KPMG vừa đưa ra báo cáo kiểm toán năm 2022 đối với Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại với ý kiến ngoại trừ do chưa ghi nhận giảm 161,99 tỷ đồng doanh thu.

Trong đó, KPMG cho biết, Nhiệt điện Phả Lại chưa ghi nhận phần doanh thu thoái hoàn điện năng sau thời điểm phát hành báo cáo tài chính năm trước do sai số thiết bị đo đếm diễn ra từ tháng 12/2018 đến tháng 3/2022 với tổng số tiền 161,99 tỷ đồng trong báo cáo tài chính cho năm kết thúc ngày 31/12/2022.

Việc chưa ghi nhận doanh thu điện năng thoái hoàn do sai số thiết bị đo đếm của Nhiệt điện Phả Lại là chưa phù hợp với hướng dẫn tại Mục b, khoản 1, Điều 81, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ Kế toán doanh nghiệp mà theo đó trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành báo cáo tài chính doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).

Nếu Nhiệt điện Phả Lại ghi nhận doanh thu thoái hoàn điện năng do sai số thiết bị đo đếm theo quy định nêu trên của Thông tư 200 thì doanh thu thuần, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 161,99 tỷ đồng, 32,4 tỷ đồng và 129,6 tỷ đồng cho năm kết thúc ngày 31/12/2022; thuế phải thu Nhà nước và tài sản thuế thu nhập hoãn lại sẽ lần lượt tăng thêm 10,26 tỷ đồng và 16,89 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2022 và phải thu ngắn hạn của khách hàng; thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ lần lượt giảm 161,99 tỷ đồng, 5,2 tỷ đồng và 129,6 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2022.

Giải trình ý kiến ngoại trừ của kiểm toán, Nhiệt điện Phả Lại cho biết, tháng 4/2022, đơn vị kiểm định các máy biến điện áp (TU) mới phát hiện ra sai số của các máy biến điện áp. Khi xác định số liệu quá khứ thì thấy có điểm sai số từ năm 2018.

Do phần máy biến điện áp 5 năm mới thực hiện kiểm định một lần. Vì vậy, Công ty cho biết đến năm 2022, bên mua và bên bán tạm thời xác định kiểm định và phát hiện sai sót từ tháng 12/2018 đến tháng 3/2022. Kể từ tháng 4/2022 đến tháng 12/2022, các bên gồm Nhiệt điện Phả Lại, Công ty mua bán điện, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, Công ty Truyền tải điện 1, Tổng Công ty điện lực Miền Bắc đã họp nhiều lần để xây dựng phương pháp tính toán sai số nêu trên.

Nhiệt điện Phả Lại nhấn mạnh, tạm ước tính và ghi nhận giảm 161,99 tỷ đồng tiền doanh thu thoái hoàn vào kỳ kế toán quý IV/2022. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các bên chưa thống nhất được các nội dung liên quan doanh thu thoái hoàn do chưa đầy đủ hồ sơ, phương pháp xác định sản lượng và đơn giá.

Chính vì vậy, Nhiệt điện Phả Lại chưa đủ cơ sở ghi nhận vào Báo cáo tài chính năm 2022. Trong thời gian tới, Nhiệt điện Phả Lại tiếp tục đàm phán với các bên có liên quan về nội dung này, Công ty sẽ ghi nhận doanh thu thoái hoàn này vào kỳ kế toán có sự thống nhất của các bên.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/3, cổ phiếu PPC giảm sàn 1.050 đồng về 14.050 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 232 nghìn đơn vị.


Giá cổ phiếu PPC từ đầu năm 2023 đến nay (Nguồn: TradingView)

Anh Khôi (t/h)

Lý do trường học Nhật Bản dạy học sinh về chứng khoán

## Công ty chứng khoán Mitsubishi UFJ gần đây đã ký kết một thỏa thuận với các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Nhật Bản nhằm giúp các trường đưa ra một chương trình giảng dạy nhằm cải thiện kiến ​​thức tài chính của học sinh.

Một quan chức của Mitsubishi UFJ thuyết trình tại trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Toshimagaoka Joshigakuen ở Tokyo tháng 5/2022. Ảnh: Kyodo

Theo hãng thông tấn Kyodo, động thái này được đưa ra sau khi giáo dục tài chính trở thành nội dung giảng dạy bắt buộc tại các trường trung học phổ thông công lập vào năm ngoái cùng với việc đất nước Mặt Trời mọc hạ độ tuổi trưởng thành từ 20 xuống 18.

Loạt trường ký kết với Mitsubishi UFJ bao gồm trường trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) Toshimagaoka Joshigakuen ở Tokyo, trường THCS và THPT Edogawa Gakuen Toride ở tỉnh Ibaraki, trường THCS và THPT Seigakuin ở Tokyo.

Theo thỏa thuận, công ty chứng khoán và các trường học sẽ cùng tổ chức các lớp học từ tháng 4 tới để cung cấp cho học sinh kiến ​​thức cơ bản về thị trường chứng khoán, bao gồm lịch sử ra đời và phát triển cũng như thông tin về cách lựa chọn và mua cổ phiếu của công ty.

Aoi Moriyama, quản lý cấp cao phụ trách chương trình của công ty, cho biết: “Chúng tôi muốn nâng cao hiểu biết về tài chính của học sinh, những mầm non tương lai của đất nước và giúp các em thay đổi suy nghĩ chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư khi các em trưởng thành”.

Các gia đình Nhật Bản có xu hướng nắm giữ tài sản tài chính dưới dạng tiết kiệm tiền mặt nhiều hơn so với người dân ở các quốc gia khác.

Theo số liệu mà Ngân hàng Nhật Bản cung cấp, tiền mặt và tiền gửi chiếm 54,3% tài sản của người Nhật Bản vào tháng 3/2022, so với tỷ lệ ở Mỹ và châu Âu lần lượt là 13,7% và 34,5%.

Năm 2014, chính phủ Nhật Bản đã tạo ra hệ thống Tài khoản Tiết kiệm Cá nhân Nippon (gọi tắt là NISA) để khuyến khích mọi người đầu tư vào các quỹ tương hỗ, cổ phiếu và quỹ giao dịch, giúp tăng khoản tiết kiệm hưu trí từ lãi đầu tư.

Năm 2024, chính quyền Thủ tướng Fumio Kishida dự kiến tiếp tục cải cách hệ thống, cho phép các cá nhân đầu tư tới 3,6 triệu yên/năm, với tổng mức đầu tư tối đa là 18 triệu yên.

Ngoài nỗ lực thúc đẩy đầu tư của chính phủ, nhu cầu về giáo dục tài chính ngày càng tăng khi các bậc cha mẹ lo lắng về cách giáo dục con cái họ về nền kinh tế không dùng tiền mặt.

Quản lý Moriyama nói rằng thỏa thuận sẽ cho phép các trường thảo luận trực tiếp với công ty chứng khoán, cùng nhau xây dựng một chương trình và thậm chí tham khảo ý kiến ​​​​khi giáo viên cần kiến ​​​​thức tài chính cụ thể cho các lớp học.

Nhân viên của công ty chứng khoán và giáo viên sẽ cùng đứng lớp. Khi kết thúc chương trình, học sinh sẽ tham gia viết quảng cáo đăng trên báo, tìm cách truyền đạt những lợi ích xã hội từ việc gia tăng đầu tư tư nhân cho độc giả.

Masataka Tsuzuura, giám sát chương trình giảng dạy của trường Toshimagaoka Joshigakuen, chia sẻ: “Tôi tin rằng chương trình sẽ cung cấp cho học sinh kiến ​​thức thực tế về tài chính và giúp xây dựng tài sản của các em trong tương lai”.

Viglacera (VGC) lên kế hoạch xây dựng 50.000 căn nhà ở xã hội

Tổng công ty Viglacera - CTCP (mã chứng khoán VGC - sàn HOSE) thông qua kế hoạch phát triển dự án nhà ở nhà xã hội trong giai đoạn 2022-2030, triển khai nhiều dự án trong nước, mở rộng đầu tư ở Cuba và Cộng hoà Dominica.
Viglacera (VGC) lên kế hoạch xây dựng 50.000 căn nhà ở xã hội
Cụ thể, năm 2023, Viglacera đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 16.000 tỷ đồng, bằng 110% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế ước tính 1.300 tỷ đồng, bằng 56% so với thực hiện trong năm 2022. Trong đó, Công ty dự kiến duy trì cổ tức bằng tiền năm 2023 là 20%, tương đương so với thực hiện trong năm 2022.

Viglacera (VGC) lên kế hoạch xây dựng 50.000 căn nhà ở xã hội ảnh 1
Viglacera đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023.

Trong đó, định hướng năm 2023, Viglacera thực hiện các công việc liên quan đến thoái vốn nhà nước tại Viglacera theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022-2025 và chỉ đạo của Bộ Xây dựng.

Đồng thời hoàn thành tăng vốn tại Công ty ViMariel – CTCP, tăng tỷ lệ sở hữu vốn tại Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam; góp vốn đầu tư thành lập CTCP Viglacera Thái Nguyên để triển khai đầu tư, xây dựng, kinh doanh và vận hành KCN, đô thị dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Trong đó, sẽ xây dựng phương án và triển khai kế hoạch tăng vốn Công ty TNHH Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ để triển khai đầu tư giai đoạn 2, công suất 900 tấn/năm, dự kiến sẽ sở hữu 55% vốn điều lệ sau tăng vốn; tăng vốn CTCP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Viglacera từ 30 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng; góp vốn thành lập CTCP Viglacera Hưng Yên để triển khai đầu tư, xây dựng, kinh doanh và vận hành KCN, đô thị dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; thành lập chi nhánh Viglacera Yên Bái để triển khai thực hiện dự án đầu tư, xây dựng, kinh doanh và vận hành KCN tại Trấn Yên (Yên Bái).

Đối với lĩnh vực bất động sản KCN, Công ty sẽ khảo sát, lập dự án đầu tư và triển khai các dự án KCN mới như KCN Phù Ninh – Phú Thọ (450ha- giai đoạn 1 là 150ha); KCN Phú Hà giai đoạn 2 (100ha); Khu A KCN Phong Điền - Thừa Thiên Huế (120ha); KCN Đông Triều - Quảng Ninh (425ha); KCN Hoà Lạc - Hữu Lũng - Lạng Sơn (490ha);

Tổng hợp KCN - Dịch vụ - Đô thị Tây Phổ Yên – Thái Nguyên (900ha); tổ hợp KCN – Đô thị - Dịch vụ tại tỉnh Yên Bái (380ha); tổ hợp KCN – Đô thị dịch vụ tại tỉnh Hưng Yên (200ha); tổ hợp KCN – Đô thị - Dịch vụ tại Khánh Hoà (900ha); và các KCN tại phía Nam và các địa điểm khác.

Đối với nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Công ty lên kế hoạch từng bước thực hiện chương trình triển khai đầu tư 50.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2022-2030. Trong đó, tiếp tục phát triển các khu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đồng bộ với phát triển KCN hiện có tại các KCN Đồng Văn IV, Phú Hà, Đông Mai; Nhà ở xã hội tại Kim Chung; Khu nhà ở xã hội 9,8ha tại Yên Phong - Bắc Ninh.

Dự kiến khởi công mới nhà ở công nhân Tiền Hải (5,2ha), nhà ở xã hội Phú Hà (8,4ha), chuẩn bị đầu tư nhà ở công nhân Hải Yên - Quảng Ninh…

Đối với lĩnh vực nhà ở thương mại, Viglacera tiếp tục triển khai đầu tư nhà ở/chung cư thương mại tại Khu đô thị Đặng Xá (Hà Nội); Tiên Sơn, Yên Phong - Bắc Ninh;

Triển khai các bước chuẩn bị đầu tư, tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho dự án Khu đô thị mới Tây Bắc – TP. Bắc Ninh (25,6ha); Khu dịch vụ, đô thị và nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu cho người lao động trong KCN Yên Phong II - Bắc Ninh (95ha); Khu nhà ở thương mại đường Hùng Vương – Phú Thọ (14,72ha); nghiên cứu phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện có để đầu tư nhà ở, dịch vụ tại khu đất Nhà máy Kính Đáp Cầu - phường Vũ Ninh, Bắc Ninh với quy mô 12,5ha.

Tiếp tục triển khai dự án Khu du lịch sinh thái cao cấp Vân Hải giai đoạn 1 với diện tích 35ha, dự án dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành khách sạn 5* quốc tế trong quý II/2023; triển khai các bước chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2 với diện tích 40 ha.

Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, triển khai các dự án đầu tư tại Cuba đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 thông qua. Trong đó, tiếp tục triển khai giai đoạn 2 tại các dự án KCN ViMariel và dự án Liên doanh SanVig.

Tiếp tục khảo sát dự án đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng (1 nhà máy Gạch Cotto, 1 nhà máy Granite); nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án KCN, Khu đô thị và sản xuất vật liệu xây dựng tại Cộng hoà Dominica.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/3, cổ phiếu VGC tăng 550 đồng lên 31.550 đồng/cổ phiếu.

Hải An (HAH): Công ty của Chủ tịch đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu

Trên thị trường, cổ phiếu HAH của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An đã hồi phục 33% kể từ vùng đáy 24.100 đồng/cp hồi tháng 11/2022.

CTCP Đầu tư và Vận tải Hải Hà vừa đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu HAH của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) từ ngày 28/3 - 26/4 nhằm mục đích tăng đầu tư.

Hiện Hải Hà đang là cổ đông lớn của HAH với tỷ lệ sở hữu gần 12%, tương ứng 8,4 triệu cổ phiếu. Nếu mua thành công, Hải Hà sẽ lượng nắm giữ tại Hải An lên mức 10,4 triệu đơn vị (tỷ lệ 14,8%).

Tạm chiếu theo thị giá hiện tại của cổ phiếu HAH (32.150 đồng/cp), ước tính Hải Hà cần chi 64,3 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch. Trước đó hồi giữa tháng 12/2022, Hải Hà đã mua 646.000 cổ phiếu HAH.

Về mối liên hệ, ông Vũ Ngọc Sơn hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Vận tải Hải Hà, đồng thời là Chủ tịch HĐQT HAH. Cá nhân ông Sơn đang nắm giữ gần 1,2 triệu cổ phiếu HAH, tương đương tỷ lệ sở hữu là 1,69%.

https://nguoiquansat.vn/hai-an-hah-cong-ty-cua-chu-tich-dang-ky-mua-2-trieu-co-phieu-75398.html