Chứng sỹ săn tin!

Không nên đoán đáy chứng khoán

Các chuyên gia nhận định thời điểm này, nhà đầu tư nên nhìn vào nội tại của doanh nghiệp thay vì quá chăm chú vào sự biến động của thị trường cũng như nền kinh tế thế giới

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), kết phiên giao dịch ngày 19-5, chỉ số VN-Index ở mức 1.241,6 điểm, tăng 0,07% so với phiên trước, giá trị giao dịch tiếp tục ở mức thấp, chỉ đạt 12.794 tỉ đồng.

Trên nhiều diễn đàn, nhà đầu tư vẫn tranh luận xung quanh việc thị trường đã tạo đáy sau cú sụt hơn 20% vừa qua hay chưa? Đến lúc đầu tư trở lại được chưa? Đó cũng là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư gửi đến các diễn giả của hội nghị đầu tư chủ đề “Đồng tiền thông minh” do Tạp chí Forbes Việt Nam tổ chức, chiều 19-5 tại TP HCM.

Không quá lo lạm phát, trái phiếu doanh nghiệp

TS Lê Anh Tuấn - Giám đốc hoạch định chiến lược đầu tư, Quỹ Dragon Capital - phân tích việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục phát đi tín hiệu sẽ siết chính sách tiền tệ bằng những lần tăng lãi suất cơ bản để kiểm soát lạm phát, sẽ ảnh hưởng đến các lớp tài sản của nhà đầu tư và thị trường tài chính.

Bức tranh kinh tế của Mỹ hiện tại, cùng với tình hình kiểm soát dịch ở Trung Quốc và cuộc xung đột Nga và Ukraine sẽ tác động nhất định tới kinh tế Việt Nam. Thông thường, lạm phát tăng mạnh không chỉ chứng khoán mà bất động sản cũng rất tiêu cực, nhưng ở Việt Nam, lạm phát lại đang được kiểm soát tốt ở mức khoảng 2,6% dù giá xăng dầu tăng cao, tác động từ tình hình địa chính trị quốc tế.

“Nếu giá dầu vẫn duy trì ở mức khoảng 120 USD/thùng trong năm nay sẽ tác động đáng kể lên lạm phát nhưng cấu thành xăng dầu ở Việt Nam có tới 44% là thuế, phí các loại nên nhà nước có thể điều tiết để kiểm soát lạm phát. Quan trọng là giá cả hàng hóa thiết yếu ở Việt Nam như gạo, thịt heo… vẫn bình ổn và dự trữ ngoại hối đủ sức ổn định chính sách tiền tệ, tỉ giá” - TS Lê Anh Tuấn nói.

Một trong những vấn đề được thị trường quan tâm thời gian qua là việc siết trái phiếu doanh nghiệp (DN) sau những sự vụ trên thị trường, có thể tác động tới thị trường bất động sản, lan tỏa tới ngành ngân hàng. Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng con số 50 tỉ USD trái phiếu DN đã được phát hành có thể là khá lớn. Nhưng nếu phân tích kỹ sẽ thấy rủi ro đối với thị trường và hệ thống ngân hàng là thấp, không đáng lo.

“Ngay cả với lãi suất, trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng cao và nhanh hơn cả tốc độ tăng huy động vốn khiến áp lực tăng lãi suất nhiều hơn. Nhưng nếu nhìn mặt bằng chung lãi suất sẽ không điều chỉnh quá mạnh, chỉ khoảng 0,5-0,7 điểm % trong năm nay” - TS Lê Anh Tuấn nhận định.

Ông Lê Chí Phúc, Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư SGI, cho hay bản thân theo dõi ngành ngân hàng rất lâu, cả giai đoạn khủng hoảng trước đây và thấy rằng các ngân hàng đã có những chuyển biến về cơ bản, chất lượng tài sản, tăng trưởng lợi nhuận đều rất tốt. Các ngân hàng đang tận dụng sự tốt lên của nền kinh tế nên dù quy mô tăng trưởng tín dụng vài năm qua chỉ ở mức 13%-15% thì lợi nhuận nhiều ngân hàng vẫn tăng trưởng 20%-30%.

“Dù nợ xấu sau giai đoạn Covid-19 có thể tăng nhưng áp lực sẽ không quá lớn và các ngân hàng còn nhiều dư địa phát triển, với sự phân hóa mạnh. Do đó, để tham gia trở lại TTCK thời điểm này, cần nhìn nhiều hơn vào nền kinh tế, đồng thời nhìn vào DN và ngành nghề đó có triển vọng phát triển hay không” - ông Lê Chí Phúc nêu.

Không nên đoán đáy chứng khoán - Ảnh 1.

Nhà đầu tư vẫn tranh luận xung quanh việc thị trường đã tạo đáy sau cú sụt hơn 20% vừa qua hay chưa?. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Nên chọn doanh nghiệp tốt để đầu tư

Theo ông Lê Chí Phúc, việc phán đoán những xu hướng và chu kỳ vĩ mô là điều vô cùng khó, nhất là đoán đáy TTCK. Ngay cả với những quỹ đầu tư, định chế hàng đầu thế giới cũng có sự khác biệt. Nhiều quỹ đầu tư lớn cho rằng chu kỳ kinh tế của thế giới, nhất là Mỹ đang quá nóng và FED phải thắt chặt nhanh để “làm nguội” áp lực lạm phát nhưng họ cũng kỳ vọng quá trình làm nguội này không quá lớn.

Nhưng cũng có ý kiến nói rằng việc thắt chặt chính sách của FED sẽ làm cho chu kỳ kinh tế đi nhanh hơn và trong kịch bản này, TTCK có thể giảm sâu hơn. Do đó, các nhà đầu tư cần chú ý vào TTCK Việt Nam và nội tại của DN, thay vì “soi” kỹ bối cảnh thế giới.

Cụ thể, nhiều DN niêm yết trên sàn trong năm nay vẫn có mức tăng trưởng tích cực khoảng 20%, cao hơn mức tăng trung bình 10 năm qua. Và mức này chưa dừng lại khi nhiều DN có những kế hoạch dài hơi, rất tham vọng.

“Trong suốt 10-15 năm qua, có thể nói thị trường đang hội tụ những DN xuất sắc của nền kinh tế, với mức hiệu quả kinh doanh khoảng 15%-20%, cao hơn hẳn mặt bằng chung nền kinh tế. Vì vậy, nhà đầu tư có thể cần tìm kiếm những DN có sự vượt trội để yên tâm rót vốn” - ông Lê Chí Phúc nói.

Ở góc nhìn khác, ông Lã Giang Trung, Tổng giám đốc Passion Investment, nhận định dòng tiền chảy vào chứng khoán vừa qua sụt giảm trong bối cảnh nhà nước hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, khi lạm phát tăng cao, lãi suất trên thế giới tăng thì dòng tiền đầu cơ sẽ rút khỏi cổ phiếu ngành chứng khoán, bất động sản… đi vào một số nhóm ngành, như: tài chính, ngân hàng nhưng xét trên giá trị sổ sách thì nhóm này lại không còn rẻ. Hay các nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 như công nghệ, bán lẻ… thì mức định giá hiện tại chưa phải hấp dẫn nên dòng tiền vẫn đang dè dặt đứng ngoài thị trường.

"Tay to" là ai?

Về câu hỏi “tay to” trên thị trường là ai?, các chuyên gia cho rằng câu hỏi này “quá khó”. Bởi với thanh khoản lên tới cả tỉ USD trên thị trường mỗi ngày như hiện tại, rất khó để một số đối tượng “điều khiển” hay gọi nôm na là “thao túng”. Nhưng dòng tiền dẫn dắt là có, như giai đoạn vừa qua, dòng tiền của nhà đầu tư F0 thật sự tác động tới thị trường, thay thế nhà đầu tư nước ngoài từ châu Á.

Thực tế, giai đoạn 2018-2019, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 18%-19% tổng khối lượng giao dịch trên thị trường nhưng đến cuối năm 2021 và đầu 2022 thì chỉ còn tỉ trọng khoảng 5%-6%, nhưng bắt đầu mua ròng trở lại những phiên gần đây. TS Lê Anh Tuấn cho hay năm 2021, khối ngoại bán ròng khoảng 1 tỉ USD trên TTCK nhưng đầu năm đến nay chỉ bán 50 triệu USD. Còn trong 3 năm qua, họ đã bán ròng khoảng 4-5 tỉ USD ở thị trường Việt Nam. “Với quy mô thanh khoản thị trường hiện tại, vai trò của khối ngoại không quá lớn nhưng nếu xét trong một vài năm tới khi chứng khoán Việt Nam thăng hạng thì dòng vốn ngoại sẽ chảy vào nhiều hơn” - TS Lê Anh Tuấn nói.

Nguồn bài viết: Không nên đoán đáy chứng khoán - Báo Người lao động

UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kể từ ngày 19/5/2022

Trong thời gian xem xét, kiện toàn nhân sự Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính giao đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kể từ ngày 19/5/2022.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc giao phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Văn bản cho biết, ngày 18/5/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 15 về việc xem xét, kết luận về xử lý kỷ luật đảng đối với Đảng ủy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cá nhân là đảng viên tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (trong đó có ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước).

Căn cứ các quy định hiện hành về phân cấp quản lý công chức và xử lý, kỷ luật công chức, ngày 19/5/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Quyêt định sô 817/QĐ-BTC về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức Cách chức Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đối với ông Trần Văn Dũng, do đã có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác.

Trong thời gian xem xét, kiện toàn nhân sự Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính giao đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kể từ ngày 19/5/2022./.

NGUỒN: CÀ VẠT TÍM

2 Likes

Giới chuyên gia đua nhau hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Trước Goldman Sachs, một loạt ngân hàng khác cũng mạnh tay cắt giảm triển vọng kinh tế Trung Quốc năm nay…

Từ tháng 3 đến nay, Trung Quốc đại lục trải qua đợt bùng dịch Covid nghiêm trọng nhất trong 2 năm - Ảnh: Getty/CNBC.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs ngày 18/5 hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc năm 2022 còn 4%. Động thái này được đưa ra sau khi dữ liệu tháng 4 cho thấy sự sụt giảm tăng trưởng, trong bối cảnh các biện pháp kiểm soát Covid-19 làm tê liệt hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều khu vực ở nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

Trước đó, một loạt ngân hàng khác cũng mạnh tay cắt giảm triển vọng kinh tế Trung Quốc năm nay.

Con số dự báo mới nhất mà Goldman Sachs đưa ra thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5,5%” mà Chính phủ Trung Quốc công bố hồi tháng 3.

“Xét đến mức độ thiệt hại mà đợt bùng dịch Covid-19 gây ra cho nền kinh tế trong quý 2, chúng tôi giờ đây dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay đạt khoảng 4%, so với mức dự báo 4,5% đưa ra trong lần trước”, nhóm chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs do Hui Shan đứng đầu viết trong báo cáo được hãng tin CNBC trích dẫn. Dự báo này dựa trên giả thuyết Chính phủ Trung Quốc sẽ triển khai nhiều biện pháp kích cầu, bên cạnh các biện pháp bình ổn thị trường bất động sản và kiểm soát Covid-19.

Từ tháng 3 đến nay, Trung Quốc đại lục trải qua đợt bùng dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất trong 2 năm. Thành phố Thượng Hải, trung tâm tài chính lớn nhất Trung Quốc, đến tuần này mới bắt đầu bàn đến việc nối lại các hoạt động bình thường, với mục tiêu là đến giữa tháng 6 mở cửa hoàn toàn trở lại.

Trong số những dữ liệu kinh tế tháng 4 ảm đạm của Trung Quốc, Goldman Sachs nhấn mạnh sự sụt giảm của số nhà mới khởi công và doanh số bán nhà; mức tăng trưởng tín dụng chỉ bằng một nửa so với kỳ vọng của thị trường; và lạm phát lõi - chỉ số không bao gồm giá lương thực-thực phẩm và năng lượng - sụt về dưới 1%.

Các dữ liệu kinh tế tháng 4 khác của Trung Quốc cho thấy sản lượng công nghiệp bất ngờ sụt giảm và doanh thu bán lẻ trong tháng giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái - một mức giảm sâu hơn dự báo. Xuất khẩu, một đầu tàu tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, chỉ tăng 3,9% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, yếu nhất kể từ mức tăng 0,18% ghi nhận vào tháng 6/2020.

“Loạt dữ liệu xấu đã cho thấy mối quan hệ căng thẳng giữa mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc và chính sách zero Covid-19. Điều này phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế”, báo cáo viết.

Theo Goldman Sachs, việc các nhà Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh “chính sách zero Covid năng động” và việc nước này không đăng cai giải bóng đá Asian Cup vào mùa hè năm sau phản ánh tư duy thận trọng của Bắc Kinh.

“Giờ đây, chúng tôi dự báo việc mở cửa trở lại sẽ không bắt đầu trước quý 2/2022 và quy trình mở cửa đó sẽ chỉ diễn ra từ tốn và được kiểm soát chặt chẽ hơn so với dự báo trước đây”, báo cáo nhận định. “Đó là lý do vì sao dự báo của chúng tôi về tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2023 chỉ tăng thêm hơn 1/4 điểm phần trăm lên mức 5,3% (từ mức 5% đưa ra trong lần dự báo trước), cho dù mức dự báo tăng trưởng của năm 2022 giảm đi nửa điểm phần trăm”.

Vào hôm thứ Hai tuần này, ngân hàng Citigroup - một trong những tổ chức dự báo đưa ra triển vọng cao nhất về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc - đã mạnh tay giảm dự báo tăng trưởng của nước này về 4,2% từ 5,1%.

Vài ngày trước đó, ngân hàng JPMorgan Chase giảm dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2022 về 4,3% từ 4,6%. Cuối tháng 4, ngân hàng Morgan Stanley hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay về 4,2% từ 4,6%.

Nguồn bài viết: Giới chuyên gia đua nhau hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

trong khi đó… :)))

Trung Quốc bơm hơn 5 nghìn tỷ USD để kích thích kinh tế năm nay

Con số này tương đương gần 1/3 tổng quy mô nền kinh tế 17.000 tỷ USD của Trung Quốc nhưng thấp hơn nhiều so với các chương trình kích thích của năm 2020…

Nhiều thành phố của Trung Quốc bị phong tỏa để ngăn chặn làn sóng dịch bệnh Covid tái bùng phát - Ảnh: Getty Images

Theo tính toán của Bloomberg về các biện pháp tài khóa và tiền tệ mà Chính phủ Trung Quốc đã công bố đến nay, nền kinh tế nước này sẽ được bơm tới 35.500 tỷ Nhân dân tệ (tương đương gần 5.300 tỷ USD) để kích thích tăng trưởng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát và nhiều thành phố lớn phải phong tỏa.

TRỤ CỘT LÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ ĐẦU TƯ CỦA CHÍNH PHỦ

Con số này tương đương gần 1/3 tổng quy mô nền kinh tế 17.000 tỷ USD của Trung Quốc nhưng thấp hơn so với các chương trình kích thích của năm 2020 – khi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên. Điều này cho thấy Bắc Kinh có thể sẽ bơm thêm tiền nữa nếu nền kinh tế không cải thiện so với mức tăng trưởng hiện tại – một khả năng đã được Thủ tướng Lý Khắc Cường đề cập đến hồi đầu tuần này.

“Trụ cột chính sách năm nay là chi tiêu tài khóa và đầu tư của chính phủ, còn ngân hàng trung ương đến nay chỉ giữ vai trò hỗ trợ”, nhà kinh tế Trung Quốc David Qu tại Bloomberg Economics, đánh giá. “Hiện vẫn còn nhiều dư địa để thực hiện chính sách tài khóa mạnh mẽ và hiệu quả hơn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”.

Nằm trong gói kích thích, các biện pháp tài khóa bao gồm cắt giảm thuế, phí…, còn biện pháp tiền tệ bao gồm cho vay chính sách, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) với các ngân hàng, cho vay lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và các dự án xanh trong đại dịch.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đối mặt áp lực lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5% mà chính phủ đề ra cho năm nay. Trong khi đó, Thượng Hải và nhiều thành phố, khu vực đã và đang bị phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19 khiến sản lượng công nghiệp và chi tiêu tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020.

Dù cam kết sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc cũng tỏ qua điểm rõ ràng rằng nước này sẽ tiếp tục kiên trì với chính sách Không Covid (Zero Covid) với những biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt như phong tỏa, xét nhiệm hàng loạt… Điều này khiến nhiều nhà kinh tế hoài nghi về khả năng Bắc Kinh có thể đạt được cả mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu chống dịch cùng lúc.

Trên thực tế, hầu hết các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc được công bố tại cuộc họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào đầu tháng 3, ngay trước khi các thành phố bị phong tỏa để phòng dịch. Giới phân tích nhận định Bắc Kinh có thể sẽ công bố thêm các biện pháp kích thích nếu cần trong năm nay. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nhiều khả năng sẽ hành động thận trọng, đặc biệt với các chính sách nhằm chống lạm phát, hay lặp lại chiến lược tương tự như phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến nợ tăng vọt.

Cảnh sát chặn một nhân viên giao hàng đi xe máy tại một trạm kiểm dịch tại Thượng Hải này 18/5 - Ảnh: Bloomberg

“Bắc Kinh có thể sẽ cần phải bơm tiền thêm nữa nếu nền kinh tế tiếp tục suy giảm nhanh chóng”, Ding Shuang, nhà kinh tế trưởng tại Standard Chartered Group Plc. nhận định. “Tăng trưởng tín dụng có thể sẽ tăng bởi PBOC gần đây nói rằng tỷ lệ nợ trên GDP của nước này sẽ tăng trong năm nay”.

Ông Ding cũng dự báo chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh sẽ tăng, cùng với đó là các khoản vay bất động sản và cho vay có mục tiêu đối với doanh nghiệp nhỏ và dự án xanh.

THẬN TRỌNG HƠN SO VỚI CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TRƯỚC ĐÂY

Dù thực hiện các biện pháp gì, các nhà phân tích cũng đánh giá gói kích thích kinh tế năm nay của Bắc Kinh không đáng kể so với gói kích thích đã giúp nền kinh tế nước này trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Chỉ riêng 4.000 tỷ Nhân tệ đầu tư bổ sung được công bố năm đó đã tương đương 13% nền kinh tế. Thời điểm đó, PBOC cũng hành động quyết liệt hơn với việc giảm lãi suất cho vay hơn 200 điểm cơ bản chỉ trong 1 năm cũng như giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các ngân hàng.

Nguồn: Bloomberg

“Cùng với mục tiêu kích thích tăng trưởng, thời điểm hiện tại có nhiều thách thức hơn so với năm 2008”, ông Qu nhận xét và nói thêm rằng lãi suất của 14 năm trước đã ở mức cao, do đó cho phép PBOC triển khai chương trình kích thích mạnh tay hơn. “Đầu tư thời điểm đó cũng hấp dẫn hơn khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Khi đó, các nước khác trên thế giới cũng ồ ạt tung các gói kích thích để vực dậy nền kinh tế toàn cầu”.

Trong khi đó, hiện tại Trung Quốc đang một mình chống chọi với tất cả những điều này, ông Qu nhận định. Do đó, đầu tư của chính phủ là giải pháp duy nhất có thể kỳ vọng trong ngắn hạn.

Từ đầu năm đến nay, ngân hàng trung ương Trung Quốc chưa có nhiều động thái nới lỏng tiền tệ khi mới chỉ giảm lãi suất một lần với mức giảm 10 điểm cơ bản hồi tháng 1. Đây là mức khiêm tốn so với hai lần giảm lãi suất với tổng cộng 30 điểm cơ bản trong 4 tháng đầu năm 2020. PBOC cũng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng một lần, ít hơn 3 lần giảm của năm 2020.

Bên cạnh giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc, PBOC đang ngày càng tận dụng chương trình cho vay lại – cấp khoản vay lãi suất thấp cho các ngân hàng thương mại để cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp trong các lĩnh vực cần hỗ trợ.

Nguồn bài viết: Trung Quốc bơm hơn 5 nghìn tỷ USD để kích thích kinh tế năm nay - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Mỹ đề xuất EU áp thuế lên dầu Nga

Việc áp thuế nhập khẩu lên dầu Nga trong lúc chưa cấm vận cho phép EU vừa tiếp tục mua được dầu từ Nga, vừa hạn chế được nguồn thu của Moscow…

EU đang lên kế hoạch cấm nhập khẩu hoàn toàn dầu mỏ Nga - Ảnh: Getty Images

Theo tin từ Business Insider, Mỹ đã đề xuất Liên minh châu Âu (EU) áp thuế đối với dầu nhập khẩu từ Nga trong lúc vẫn còn mua dầu Nga. Cách này vừa hạn chế khả năng đẩy giá dầu tăng cao hơn, vừa gây ảnh hưởng bất lợi tới nguồn thu của Moscow.

Mỹ muốn thuế quan này được áp dụng trước khi EU áp đặt lệnh cấm nhập khẩu toàn diện đối với dầu mỏ Nga vào cuối năm nay theo một kế hoạch đang được thảo luận.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đầu tuần này đã cùng các nước đồng minh EU thảo luận về các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Bà Yellen trước đó nói rằng lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của EU có thể khiến giá các mặt hàng năng lượng tăng cao.

"Chúng tôi đã thảo luận về một loạt các lựa chọn. Chúng tôi sẽ không có gắng nói với họ (EU) rằng điều gì sẽ tốt nhất cho họ, nhưng chúng tôi đã thảo luận về một số lựa chọn đang được cân nhắc”, bà Yellen nói với truyền thông, theo Finacial Times.

Trong khi đó, tờ Finacial Times dẫn nguồn từ một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết hai trong các lựa chọn đang được cân nhắc là áp mức giá trần hoặc thuế quan.

EU trước đó đã đề xuất tiến tới áp đặt lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn với dầu thô và sản phẩm dầu tinh chế từ Nga trong vòng 6 tháng. Mỹ hiện đã cấm nhập khẩu năng lượng của Nga.

"Trong thời gian chờ đợi, có thể kết hợp việc giảm nhập khẩu theo giai đoạn với việc thiết lập cơ chế giá”, tờ Wall Street Journal dẫn lời bà Yellen sau cuộc gặp với chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đầu tuần này. "Điều tối quan trọng là EU phải giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga”.

Năm 2021, Nga cung cấp khoảng 25% tổng lượng dầu mỏ mà EU nhập khẩu, nhiều nhất trong tất cả quốc gia mà khối này nhập khẩu dầu, theo các số liệu chính thức. Trong EU, Hungary đang phản đối lệnh cấm nói trên bởi quốc gia này phụ thuộc nhiều hơn vào dầu Nga. Đức, một nước nhập khẩu dầu lớn khác, dù ủng hộ lệnh cấm nhưng cảnh bảo rằng việc này có thể gây tổn hại cho nền kinh tế châu Âu.

“Xuất khẩu dầu của Nga sang EU có thể giảm khoảng 3 triệu thùng/ngày theo các kế hoạch cấm nhập khẩu của khối này. Đây sẽ là một cơn địa chấn với thị trường toàn cầu”, hãng tư vấn Rystad Energy đánh giá.

Trong cuộc làm việc nói trên, bà Yellen bày tỏ hoan nghênh lập trường của EU với việc đề xuất cấm dầu Nga. Theo bà, Moscow đang dùng năng lượng làm vũ khí để chống lại những quốc gia phản đối chiến tranh Nga-Ukraine.

“Mỹ cam kết hợp tác với châu Âu trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực, đồng thời phá bỏ sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định.

Nguồn: Mỹ đề xuất EU áp thuế lên dầu Nga - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Có tin về HAG nhưng mình không đưa tin, do có một bác giải thích rất kỹ rồi nhé :smiley:
:relaxed: HAG - Sự thật về tin đình chỉ giao dịch chứng khoán

Cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng

Ông Trần Văn Dũng

VTV.vn - Bộ Tài chính vừa thông báo kỷ luật đối với các trường hợp là đảng viên tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Ngày 18/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thông báo về việc xem xét, kết luận về xử lý kỷ luật đảng đối với Đảng ủy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các cá nhân là đảng viên tại các đơn vị vị thuộc và trực thuộc UBCKNN.

Thực hiện Kết luận của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính tại cuộc họp ngày 19/5/2022 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, Bộ Tài chính đã ban hành các Quyết định về việc thi hành kỷ luật cán bộ công chức, cụ thể như sau:

  1. Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 817/QĐ-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2022 quyết định: Thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Chủ tịch UBCKNN đối với ông Trần Văn Dũng, do đã có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác.

  2. Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 819/QĐ-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2022 quyết định: Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Vũ Bằng, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan UBCKNN giai đoạn 2015 - 2020, nguyên Chủ tịch UBCNKK, do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

  3. Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 820/QĐ-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2022 quyết định: Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

  4. Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 821/QĐ-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2022 quyết định: Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

Nguồn bài viết: Cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng | VTV.VN

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi

VTV.vn - Bộ Tài chính giao ông Nguyễn Đức Chi - Thứ trưởng Bộ Tài chính trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từ ngày 19/5.

  • Cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng

Ngày 19/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký công văn số 4519/BTC-TCCB gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc giao phụ trách, điều hành UBCKNN.

Theo đó, căn cứ các quy định hiện hành về phân cấp quản lý công chức và xử lý, kỷ luật công chức, ngày 19/5/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Quyết định số 817/QĐ-BTC về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Chủ tịch UBCKNN đối với ông Trần Văn Dũng, do đã có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác.

Trong thời gian xem xét, kiện toàn nhân sự Chủ tịch UBCKNN, Bộ Tài chính giao ông Nguyễn Đức Chi - Thứ trưởng Bộ Tài chính trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành UBCKNN kể từ ngày 19/5/2022.

Trước đó, ngày 18/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thông báo về việc xem xét, kết luận về xử lý kỷ luật đảng đối với Đảng ủy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các cá nhân là đảng viên tại các đơn vị vị thuộc và trực thuộc UBCKNN.

Ngay sau khi có kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với Đảng ủy cơ quan UBCKNN nhiệm kỳ 2015 - 2020, Bộ Tài chính đã chỉ đạo UBCKNN, các Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các đơn vị có liên quan kiểm điểm và triển khai các biện pháp khắc phục những vi phạm và khuyết điểm.

Thực hiện Kết luận của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính tại cuộc họp ngày 19/5/2022 về việc xử lý kỷ luật cán bộ, Bộ Tài chính đã ban hành các Quyết định về việc thi hành kỷ luật cán bộ công chức, cụ thể như sau:

  1. Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 817/QĐ-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2022 quyết định: Thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Chủ tịch UBCKNN đối với ông Trần Văn Dũng, do đã có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác.

  2. Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 819/QĐ-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2022 quyết định: Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Vũ Bằng, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan UBCKNN giai đoạn 2015 - 2020, nguyên Chủ tịch UBCNKK, do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

  3. Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 820/QĐ-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2022 quyết định: Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

  4. Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 821/QĐ-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2022 quyết định: Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

Ông Trần Văn Dũng, Lê Hải Trà và gói thầu hơn 600 tỉ ‘treo’ 10 năm

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng và Tổng giám đốc HOSE Lê Hải Trà là 2 lãnh đạo có vai trò rất lớn liên quan đến “gói thầu chứng khoán” trị giá hơn 600 tỉ đồng mà HOSE ký với Hàn Quốc 10 năm trước.

Trước đó, cũng cần nhắc lại một số sự cố gây phẫn nộ giới đầu tư năm 2021. Liên tiếp nhiều ngày, bảng giao dịch của HOSE bị tắc lệnh, nghẽn giao dịch vì hệ thống quá tải. Hậu quả, rất nhiều nhà đầu tư chịu thiệt hại nặng nề; thị trường chứng khoán Việt Nam bị hạ tín nhiệm khi xếp hạng mới nổi; nhà đầu tư nước ngoài lo sợ rút vốn.

Ông Trần Văn Dũng (trái) và ông Lê Hải Trà

TP

Sự cố này có lẽ đã không xảy ra nếu gói thầu “Thiết kế, giải pháp, cung cấp lắp đặt và chuyển giao hệ thống công nghệ thông tin” (gọi tắt gói thầu KRX) trị giá hơn 600 tỉ đồng (khoảng 28,6 triệu USD) được HOSE ký kết với Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) từ năm 2012 (thời hạn 5 năm) đi đúng tiến độ.

Đây là dự án do HOSE làm chủ đầu tư, bao gồm các hệ thống chức năng phục vụ cho hoạt động của HOSE, HNX và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).

Gói thầu dự kiến khi đi vào hoạt động sẽ xử lý được hàng triệu lệnh/phiên (so với mức chưa đầy 1 triệu lệnh/phiên của hệ thống hiện tại). Bên cạnh đó, KRX cũng sẽ cho phép triển khai giao dịch T+0 (mua bán cổ phiếu trong ngày) thay vì T+3 (mua bán cổ phiếu 3 ngày sau mới về tài khoản).

Tuy nhiên, đã kéo dài gần 1 thập kỷ, KRX vẫn chưa thể đưa vào sử dụng. Trong khi những người có vai trò quan trọng trong gói thầu là ông Trần Văn Dũng, Lê Hải Trà vừa bị kỷ luật.

Năm 2016 ông Dũng ký lại hợp đồng, tăng lên 40 triệu USD

Thời điểm bắt đầu gói thầu KRX, ông Trần Đắc Sinh là Chủ tịch HOSE, bà Phan Thị Tường Tâm làm Tổng giám đốc. Gói thầu tiếp tục qua các thời ông Trần Văn Dũng (Chủ tịch), ông Lê Hải Trà (người phụ trách HĐQT, sau này là Tổng giám đốc), bà Nguyễn Thị Việt Hà (Quyền Chủ tịch HOSE).

Liên quan đến tiến độ của gói thầu, hai bên thỏa thuận triển khai hệ thống giao dịch mới dự kiến trong quý 1/2015, hệ thống mới sẽ được đưa vào vận hành, thay thế cho hệ thống giao dịch cũ từ Thái Lan đã không còn đáp ứng nhu cầu thị trường.

Song, chưa rõ vì lý do gì, vào năm 2016 HOSE khởi động lại hợp đồng dịch vụ công nghệ thông tin với Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX). Năm đó, ông Trần Văn Dũng được luân chuyển từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vào làm Tổng giám đốc, sau đó là Chủ tịch HOSE thay cho ông Trần Đắc Sinh nghỉ hưu theo chế độ. Trong tất cả các báo cáo gửi Bộ Tài chính từ năm 2016, phía HOSE đều cho biết “đang đẩy nhanh tốc độ của gói thầu”.

Ông Trần Văn Dũng cũng chia sẻ với báo chí rằng, gói hệ thống công nghệ thông tin với số vốn lên đến 40 triệu USD (hơn 900 tỉ đồng) sẽ được hoàn thành trong năm 2017, chậm hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu.

Nhưng tháng 1.2018, sàn HOSE gặp sự cố nghiêm trọng khi các lệnh đưa vào trong phiên định kỳ đóng cửa ATC đã không khớp. Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HOSE lúc đó đã phải thức trắng để cùng chuyên gia Thái Lan khắc phục sự cố. Thị trường chứng khoán Việt Nam phải dừng giao dịch 2 phiên.

Ông Trần Văn Dũng đại diện HOSE ký với KRX gói thầu tăng lên 40 triệu USD

HOSE

Lào, Campuchia triển khai từ năm 2010

Nhìn sang 2 quốc gia Lào và Campuchia, dù thị trường chứng khoán phát triển sau Việt Nam, nhưng giải pháp KRX đã được họ triển khai từ năm 2010.

Cụ thể, năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Lào (Bank of Lao PDR - BOL) đại diện cho Chính phủ giữ 51% cổ phần của LSX, 49% còn lại thuộc sở hữu của Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX). Số vốn này tương ứng phần đầu tư hệ thống công nghệ thông tin và đào tạo cách vận hành sàn giao dịch. Đây là sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên trên thế giới với mô hình liên kết giữa chính phủ và một sàn giao dịch nước ngoài (cụ thể là KRX).

Học tập mô hình của LSX, Sở giao dịch chứng khoán Campuchia (CSX) được thành lập với 55% vốn điều lệ thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia (MEF) và 45% còn lại thuộc Sở giao dịch Hàn Quốc (KRX). Nhờ đó, Campuchia cũng sớm được vận hành hệ thống giao dịch do KRX xây dựng. Đến ngày 18.4.2012, CSX chính thức giao dịch ngày đầu tiên.

Trong khi đó, ngày 24.6.2021, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, giải thích lý do chậm triển khai chủ yếu do nhận thức. “Bởi lẽ, nhận thức là một quá trình, ngay từ khi đi vào hoạt động thì bản thân chúng tôi cũng như các nhà kinh tế nắm rất rõ về thị trường nhưng cấu phần công nghệ của hệ thống chứng khoán thì dường như chưa ai nắm rõ”, ông Dũng nói.

Ngoài ra, vị này cho rằng, vì tính cầu toàn của cơ quan quản lý cùng mong muốn có một hệ thống đáp ứng đầy đủ, toàn diện đã dẫn tới việc chuẩn bị cho hệ thống có nhiều vấn đề. Từ ngày 14.6.2021, theo ông Dũng, HOSE đã tiến hành thử nghiệm hệ thống KRX, dự kiến đến cuối năm sẽ đưa hệ thống vào hoạt động chính thức.

“Chúng tôi sẽ đưa hệ thống mới đi vào hoạt động sớm nhất, đồng thời cũng sẽ đảm bảo an toàn nhất để không còn sự cố xuất hiện. Mặc dù không có ngày cụ thể nhưng chắc chắn không vượt quá thời hạn chúng tôi cam kết với thị trường, với các nhà đầu tư”, vị Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi đó khẳng định.

Cách chức ông Trần Văn Dũng, khai trừ Đảng ông Lê Hải Trà

Theo thông cáo của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư, trong 2 ngày 16 và 17.5, tại Hà Nội, UBKT T.Ư đã họp kỳ thứ 15 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Trần Cẩm Tú.

UBKT T.Ư quyết định khai trừ ra khỏi Đảng ông Lê Hải Trà, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc HOSE. Đồng thời, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Văn Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

UBKT T.Ư cho rằng Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số tổ chức, cá nhân thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu xây dựng thể chế, chính sách và thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, để một số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, thao túng thị trường, thu lợi bất chính.

Nguồn: Báo thanh niên

Vietnam Airlines lỗ thêm hơn 2.600 tỷ đồng

Doanh thu đã dần phục hồi, nhưng Vietnam Airlines vẫn tiếp tục lỗ do ảnh hưởng kéo dài của dịch và các tác động từ xung đột ở Ukraine.

3 tháng đầu năm, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đạt doanh thu hợp nhất hơn 11.600 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức doanh thu cao nhất kể từ quý II/2020 - thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng nặng nề đến ngành hàng không.

Tuy nhiên, giá vốn bán hàng vẫn vượt doanh thu khiến hãng hàng không quốc gia lỗ gộp gần 1.600 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí khác, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận trước thuế âm 2.621 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ thứ 9 liên tiếp của hãng bay này.

Theo Vietnam Airlines, kết quả sản xuất kinh doanh quý I/2022 vẫn phản ánh rõ ảnh hưởng nặng nề của đại dịch kéo dài từ 2021 sang đầu năm nay, dù thị trường hàng không Việt Nam phục hồi khá nhanh. Cùng với đó, thị trường quốc tế 3 tháng đầu năm gần như vẫn đóng băng, ảnh hưởng tiêu cực do xung đột Nga - Ukraine, giá nhiên liệu tăng cao đã khiến các hoạt động của hãng không thể khởi sắc.

Đến hết 31/3, Vietnam Airlines đã lỗ lũy kế hơn 24.500 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của hãng bay này lại âm 2.160 tỷ đồng. Cuối tháng 9 năm ngoái, Vietnam Airlines thoát tình trạng âm vốn chủ sở hữu sau khi bổ sung gần 8.000 tỷ đồng thông qua phát hành thêm gần 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết hãng đã dự báo trước những khó khăn này và đang triển khai tái cơ cấu tổng thể. Đồng thời, doanh nghiệp cũng kiến nghị tới chủ sở hữu nhà nước nhiều giải pháp phục hồi để không âm vốn chủ sở hữu trong năm 2022.

Nguồn: Vnexpress

Buộc thôi việc ông Lê Hải Trà, bà Trần Anh Đào phụ trách điều hành HOSE

Buộc thôi việc ông Lê Hải Trà, bà Trần Anh Đào phụ trách điều hành HOSE

Ông Lê Hải Trà bị thôi việc do đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác

Ngày 20/05, Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam đã ban hành Quyết định số 21/QĐ-HĐTV về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức Buộc thôi việc đối với ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), do đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác; Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Cùng ngày, quyền Chủ tịch HOSE Nguyễn Thị Việt Hà đã ký văn bản thông báo bổ nhiệm bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc HOSE phụ trách Ban điều hành của Sở này kể từ ngày 20/5.

Bà Trần Anh Đào tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM, là người gắn bó với HOSE, với thị trường chứng khoán ngay từ những ngày đầu thành lập đầu năm 2000. Từ giữa 2013, bà Đào được giao vị trí Phó tổng giám đốc HOSE phụ trách mảng đấu giá và quản lý niêm yết cho đến nay.

Như vậy, hiện Ban điều hành HOSE gồm 4 thành viên, gồm bà Đào và 3 phó tổng giám đốc là bà Ngô Viết Hoàng Giao, ông Nguyễn Vũ Quang Trung và ông Trầm Tuấn Vũ.

Sáng nay Bộ Tài chính có quyết định cách chức Chủ tịch UBCK đối với ông Trần Văn Dũng, do đã có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác. Đồng thời giao Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành Ủy ban kể từ ngày 19/5.

Trước đó vào 18/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định cảnh cáo Đảng ủy Cơ quan UBCK các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025.

Cơ quan này cũng quyết định khai trừ ra khỏi Đảng ông Lê Hải Trà, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc HOSE; cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCK. Các ông Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch UBCK; ông Nguyễn Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; ông Nguyễn Sơn, Nguyễn Sơn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định Đảng ủy Cơ quan UBCK đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát.

Những vi phạm này đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, giảm niềm tin của các nhà đầu tư, uy tín của tổ chức đảng và UBCK, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

1 Likes

Đúng là chỉ còn là kỷ niệm thật. :frowning:

Tự doanh CTCK bán ròng 604 tỷ đồng trong tuần đầu HoSE công bố dữ liệu trở lại

Tự doanh CTCK bán ròng 731 tỷ đồng ở sàn HoSE thông qua khớp lệnh trong khoảng thời gian từ 16-20/5. Khối tự doanh bán ròng mạnh nhất mã VIC với 89 tỷ đồng. Tiếp sau đó, MSN và VHM bị bán ròng lần lượt 81 tỷ đồng và 63 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (20/5), VN-Index đứng ở mức 1.240,71 điểm, tương ứng tăng 57,94 điểm (4,9%) so với tuần trước đó. HNX-Index tăng 4,63 điểm (1,53%) lên 307,02 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 0,5 điểm (0,53%) lên 94,11 điểm.

Bắt đầu từ 17/5, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã công bố trở lại dữ liệu giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán (CTCK). Trước đó, Ủy ban Chứng khoán đã đề nghị Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thực hiện công bố thông tin cuối ngày giao dịch về tổng khối lượng và tổng giá trị mua bán tự doanh đối với từng mã chứng khoán trước ngày 23/5. Và với việc công bố ngay trong ngày 17/4, HoSE đã thực hiện trước thời hạn 1 tuần so với thời hạn UBCK yêu cầu.

Số liệu về giao dịch tự doanh trước đây được HoSE công bố đều đặn sau ngày giao dịch, song từ 1/3, HoSE đã ngưng cung cấp số liệu với lý do phục vụ việc rà soát, phát triển sản phẩm mới. Nhiều chuyên gia cho rằng giữa lúc thị trường cần sự minh bạch mà ngưng công bố gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý thị trường. Trong khi đó, HNX chưa từng công bố dữ liệu này.

Tình từ phiên 17/5 đến hết 20/5, khối tự doanh mua vào 38,8 triệu cổ phiếu trên HoSE, trị giá 1.334 tỷ đồng, trong khi bán ra 45 triệu cổ phiếu, trị giá 1.928 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 6,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 604 tỷ đồng, trong đó có 731 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

10 cổ phiếu có giá trị mua/bán ròng của khối tự doanh lớn nhất.
10 cổ phiếu có giá trị mua/bán ròng của khối tự doanh lớn nhất.

Khối tự doanh bán ròng mạnh nhất mã VIC với 89 tỷ đồng. Tiếp sau đó, MSN và VHM bị bán ròng lần lượt 81 tỷ đồng và 63 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, DXG được mua ròng mạnh nhất với 69 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là APH với 30 tỷ đồng. STB và REE đều được mua ròng hơn 16 tỷ đồng.

Tương tự dòng vốn tự doanh CTCK, khối ngoại bán ròng trở lại 142 tỷ đồng ở sàn HoSE, tương ứng khối lượng bán ròng là 139.320 cổ phiếu.

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã DPM với 221 tỷ đồng. VNM và MSN đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 147 tỷ đồng và 134 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND cũng được mua ròng 129 tỷ đồng. Trong khi đó, SSI bị bán ròng mạnh nhất với 576 tỷ đồng. Tiếp sau đó, HPG cũng bị bán ròng 422 tỷ đồng. STB, VIC và VCB đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.

Nguồn: NDH

1 Likes

Điểm danh 15 doanh nghiệp giàu tiền mặt trên sàn chứng khoán

Trong bối cảnh lạm phát và lãi suất gia tăng, cổ phiếu của những doanh nghiệp sở hữu nhiều tiền mặt sẽ hưởng lợi.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Lạm phát đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng khoán toàn cầu bước vào xu hướng giảm thời gian gần đây. IMF dự báo tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2022 ở mức đáng báo động. Cụ thể, các nước phát triển có CPI khoảng 5,7% và các nước mới nổi là 8,7%. Phản ứng của các ngân hàng trung ương khi lạm phát tăng thì lãi suất sẽ tăng theo và cung tiền chậm lại khiến giá cổ phiếu sụt giảm.

Tại Việt Nam, số liệu CPI tháng 4 của Việt Nam tăng ở mức khiêm tốn 2,64% so cùng kỳ tuy nhiên, CPI của Việt Nam bị đánh giá sẽ tăng dần do áp lực giá cả hàng hoá toàn cầu tăng cao, lợi suất trái phiếu cũng như lãi suất ngân hàng sẽ tăng dần lên, hiện lợi suất tại một số ngân hàng thương mại đã tăng.

Trong bối cảnh lạm phát và lãi suất gia tăng, theo đánh giá của Mirae Asset, cổ phiếu của những doanh nghiệp sở hữu nhiều tiền mặt sẽ hưởng lợi.

Tính từ mức giá đóng cửa ngày 04/04/2022 là 1.524 đến nay 19/05/2022, VN-Index đã giảm 280 điểm tương ứng với mức giảm 20%. Chỉ số giảm mạnh kéo theo nhiều cổ phiếu ghi nhận các mức giảm lớn hơn nhiều lần, mức giảm phổ biến của các cổ phiếu có thanh khoản cao dao động từ 40% - 60%.

Thống kê từ FiinGroup cho thấy, nhiều cổ phiếu sau nhịp giảm mạnh, vốn hóa đã giảm về gần với giá trị khoản mục tiền mặt là tài sản được xem là có tính an toàn cao trong giai đoạn biến động lớn như khoản thời gian vừa qua. Danh sách lọc 15 cổ phiếu có tiền/vốn hoá lớn nhất không bao gồm các doanh nghiệp tài chính như: Ngân hàng, Bảo hiểm và Công ty chứng khoán.

Cụ thể, tại ngày 13/05/2022, PVG là doanh nghiệp có tỷ lệ tiền ròng (sau khi trừ các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn) lớn nhất, lên đến 218,16% mức vốn hóa của doanh nghiệp, tiếp theo là TCH với mức 97,57% và CTD xếp thứ 3 với tỷ lệ 94,31%.

Tiếp theo là những doanh nghiệp khác như DXP của Cảng Đoạn Xá, PSW của Phân bón hoá chất Dầu khí Tây Nam Bộ, PVS của Dầu khí PTSC, FIT của Tập đoàn F.I.T, NDN, LHG, VIP, PTL, OIL, DCM, DPR, DPM.

Xét riêng các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực sản xuất, thống kê cho thấy nhiều doanh nghiệp hiện đang có dòng tiền cải thiện tốt trong Q1/2022, thêm vào đó các doanh nghiệp này cũng đang sở hữu lượng tiền mặt lớn.

Dẫn dầu danh sách là PVS với giá trị tiền ròng/ vốn hóa đạt hơn 72%, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của PVS cũng cải thiện mạnh từ mức -1.356 tỷ đồng trong Q1/2021 lên mức 667 tỷ đồng trong Q1/2022.

Nguồn bài viết: Điểm danh 15 doanh nghiệp giàu tiền mặt trên sàn chứng khoán - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Vì sao Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội xin tăng vốn và lùi tiến độ đến 2029?

Gặp khó do Covid -19, Ban quản lý Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội vừa đề xuất xin điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ giai đoạn 2009-2022 thành 2009-2029.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội chưa thể về đích trong năm 2022

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội chưa thể về đích trong năm 2022

Lãnh đạo Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, dự án hiện đạt khoảng 74,36%, trong đó tiến độ thi công đoạn trên cao đạt 95,1%, đoạn ngầm đạt 33%. Theo đơn vị này, hiện dự án hiện đang gặp 5 vấn đề khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ.

Thứ nhất, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 làm chậm trễ, gián đoạn sản xuất, nhập khẩu thiết bị và huy động chuyên gia từ châu Âu, dẫn đến các gói thầu thiết bị kéo dài và tăng chi phí.

Thứ hai, việc chậm trễ, vướng mắc về giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật đã ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Trong đó có những gói thầu chậm bàn giao mặt bằng đến 5-6 năm so với kế hoạch.

Đặc biệt, có 50 tòa nhà không trong diện thu hồi đất bị ảnh hưởng trong quá trình thi công tuyến hầm nhưng quy trình bồi thường cho các hộ dân chưa có tiền lệ và chưa được hướng dẫn theo quy định pháp luật.

Thứ ba, việc gia hạn thời gian hợp đồng và bổ sung chi phí do việc kéo dài thời gian dẫn đến các tranh chấp với nhà thầu quốc tế, gây khó khăn cho cơ quan quản lý của Việt Nam trong việc lựa chọn áp dụng quy định để giải quyết tranh chấp.

Thứ tư, vướng mắc liên quan đến điều chỉnh Hợp đồng Tư vấn Systra (hợp đồng trọn gói). Tư vấn dự án Systra được chỉ định thông qua Nghị định thư giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam ngay từ đầu dự án nên việc quản lý thực hiện và thương thảo, điều chỉnh hợp đồng của chủ đầu tư với tư vấn luôn gặp khó khăn. Đơn vị tư vấn chưa cung cấp đầy đủ, hiệu quả cho chủ đầu tư các giải pháp giải quyết các vướng mắc, khó khăn.

Thứ năm, các vướng mắc liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định về định mức, đơn giá, giá vật tư, thiết bị chuyên ngành đường sắt đô thị.

Do gặp phải những vướng mắc trên, đến nay có tới 9/10 gói thầu cần phải ký kết các phụ lục gia hạn thời gian thực hiện và bổ sung các chi phí do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

Để tháo gỡ khó khăn, Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội vừa kiến nghị UBND thành phố Hà Nội báo cáo Chính phủ xin điều chỉnh thời gian hoàn thành và bổ sung nguồn vốn cho dự án metro Nhổn - Ga Hà Nội.

Cụ thể, đơn vị này đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ giai đoạn 2009-2022 thành 2009-2029. Trong đó, đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao trong năm 2022; vận hành toàn tuyến vào năm 2027 và hoàn thành bảo hành, quyết toán vào năm 2029. Điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án là 34.532 tỷ đồng, tăng khoảng 4.905,24 tỷ đồng (tương đương khoảng 202,81 triệu Euro).

Theo đại diện Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư là do sự biến động của tỷ giá quy đổi (tiền Euro sang tiền đồng) khi

thanh toán khối lượng thực hiện; do điều chỉnh thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật để phù hợp với thực tế thi công và phương án vận hành; do chậm trễ tiến độ dẫn đến phải gia hạn thời gian thực hiện; cập nhật các chi phí trong tổng mức đầu tư…

Nguồn bài viết: Vì sao Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội xin tăng vốn và lùi tiến độ đến 2029? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Bị chỉ trích phân tâm vì Twitter khiến cổ phiếu Tesla lao dốc, Elon Musk nói gì?

Cổ phiếu Tesla đã mất gần 1/3 giá trị kể từ khi ông Musk tiết lộ ý định thâu tóm Twitter…

Tỷ phú Elon Musk - Ảnh: Getty Images

Tỷ phú Elon Musk, CEO hãng xe điện Tesla, ngày 19/5 chia sẻ rằng “Tesla ở trong tâm trí tôi 24/7” – động thái nhằm xoa dịu nỗi lo của các nhà đầu tư về việc ông đang bị phân tâm bởi thương vụ mua lại Twitter. Gần đây, nỗi lo này là một nguyên nhân khiến giá cổ phiếu Tesla lao dốc mạnh.

Trong dòng chia sẻ trên Twitter, ông Musk đăng hình ảnh một người phụ nữ (Tesla) đang buồn bã vì bạn trai của mình (Elon Musk) đang ngoái nhìn một người phụ nữ khác (Twitter).

Ông viết: “Mọi việc có vẻ đang giống như hình ảnh dưới đây nhưng không phải vậy. Để tôi nói rõ, tôi chỉ đang dành chưa tới 5% quỹ thời gian của mình cho thương vụ mua lại Twitter. Vụ này chẳng phải khoa học về tên lửa hay gì cả”.

"Ngày hôm qua tôi đã ở Giga Texas, còn hôm nay ở Starbase. Tesla ở trong tâm trí tôi 24/7”, vị tỷ phú chia sẻ.

Bức ảnh Musk chia sẻ trên Twitter

Đầu năm nay, Tesla mở nhà máy sản xuất ô tô mới tại bang Texas, còn công ty hàng không vũ trụ SpaceX của Musk có một cơ sở phóng tên lửa có tên Starbase ở Boca Chica, bang Texas.

Cổ phiếu Tesla đã mất gần 1/3 giá trị kể từ khi ông Musk tiết lộ ý định thâu tóm Twitter và bán cổ phiếu Tesla để thu về 8,5 tỷ USD – động thái được cho là nhằm thực hiện thương vụ 44 tỷ USD này.

Cổ phiếu hãng xe điện Mỹ cũng chịu tác động lớn bởi tình trạng đình trệ sản xuất ở Trung Quốc do các biện pháp phong tỏa phòng dịch và công ty không được đưa vào chỉ số bền vững của S&P Global – bao gồm 10% trong số 2.500 công ty lớn nhất trong S&P Global BMI được đánh giá dựa trên các tiêu chí về kinh tế, môi trường và xã hội dài hạn.

Nhà phân tích Daniel Ives của Wedbush ngày 19/5 đã hạ mức giá mục tiêu cho cổ phiếu Tesla do gián đoạn sản xuất ở Trung Quốc và cảnh báo về “rủi ro mất tập trung” của Musk do thương vụ Twitter.

Trong khi đó, Leo KoGuan, một nhà đầu tư cá nhân lớn của Tesla, kêu gọi hãng xe điện này mua lại cổ phiếu.

“Tesla phải công bố ngay và mua lại 5 tỷ USD cổ phiếu từ dòng tiền tự do của mình trong năm nay và 10 tỷ USD trong năm sau. Việc này không ảnh hưởng tới nguồn dự trữ tiền mặt 18 tỷ USD và nợ bằng 0 của công ty”, ông KoGuan nói trong một tin nhắn Twitter gửi tới giám đốc phụ trách quan hệ với nhà đầu tư Martin Viecha của Tesla.

Năm ngoái, ông KoGuan, cổ đông cá nhân lớn thứ ba của Tesla, cho biết đã đầu tư hàng tỷ USD vào Tesla vì ông tin tưởng vào “sứ mệnh cao cả” mà ông đồng tình với Musk.

Về phía Musk, kể từ khi công bố thương vụ mua lại Twitter vào tháng trước, tài sản ròng của tỷ phú này đã giảm gần 50 tỷ USD. Sự mất mát này một phần do xu hướng sụt giảm chung của toàn thị trường chứng khoán Mỹ, mặt khác do nhà đầu tư lo ngại về việc Musk sẽ xoay sở như thế nào để có đủ tiền cho vụ thâu tóm.

Riêng phiên giao dịch ngày 18/5, giá cổ phiếu này giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm, khiến khối tài sản ròng cá nhân của ông “bốc hơi” 12,3 tỷ USD. Chốt phiên, mã này giảm 6,8%, nâng tổng mức giảm từ đầu năm lên gần 41%.

Dù vậy, ông Musk hiện vẫn là người giàu nhất thế giới với tài sản 212 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaire Index.

Nguồn bài viết: Bị chỉ trích phân tâm vì Twitter khiến cổ phiếu Tesla lao dốc, Elon Musk nói gì? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Nga cấm nhập cảnh vĩnh viễn Tổng thống Biden và 962 công dân Mỹ

TTO - Ngày 21-5, Bộ Ngoại giao Nga công bố danh sách gồm 963 công dân Mỹ bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Liên bang Nga. Trong số những người này có Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Antony Blinken…

Nga cấm nhập cảnh vĩnh viễn Tổng thống Biden và 962 công dân Mỹ - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin TASS của Nga, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ biện pháp nói trên được đưa ra nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga.

Danh tính các công dân Mỹ bị cấm nhập cảnh vào Nga được đăng tải cụ thể trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga.

Trong danh sách này có các quan chức hàng đầu của Mỹ gồm Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Antony Blinken, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns, Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray và các quan chức Mỹ khác đã được Bộ Ngoại giao Nga công bố lệnh cấm nhập cảnh trước đó.

Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh Nga sẵn sàng đối thoại trung thực với Washington, đồng thời ngăn cản người dân Mỹ và các cơ quan có thẩm quyền kích động chứng bài người Nga. Bộ Ngoại giao Nga khẳng định Nga không tìm kiếm sự đối đầu và sẵn sàng đối thoại trung thực, tôn trọng lẫn nhau.

Hãng tin Reuters (Anh) nhận định lệnh cấm nhập cảnh nói trên chỉ có tác động tượng trưng, nhưng sẽ khiến quan hệ giữa Nga với Mỹ và các đồng minh của Washington càng xấu thêm kể từ lúc Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24-2.

Nguồn bài viết: Nga cấm nhập cảnh vĩnh viễn Tổng thống Biden và 962 công dân Mỹ - Tuổi Trẻ Online

Cá nhân trong nước mua ròng trở lại 1.730 tỷ đồng trong tuần 16-20/5

Nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng trở lại 1.727 tỷ đồng trên sàn HoSE, trong đó có 1.723 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.Trái ngược với nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong nước bán ròng trở lại 1.584 tỷ đồng.Cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã SSI với giá trị 603 tỷ đồng.

Sau 6 tuần giảm điểm liên tiếp, VN-Index đã có sự hồi phục trở lại trong tuần 16-20/5. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 1.240,71 điểm, tương ứng tăng 57,94 điểm (4,9%) so với tuần trước đó. HNX-Index tăng 4,63 điểm (1,53%) lên 307,02 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 0,5 điểm (0,53%) lên 94,11 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với tuần trước đó, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 16.021 tỷ đồng/phiên, giảm 16,6%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm gần 15% xuống còn 14.807 tỷ đồng/phiên.

Trong tuần giao dịch vừa qua, cá nhân trong nước quay trở lại đóng vai trò giúp thị trường có sự hồi phục tốt trở lại trong khi đó, tổ chức trong nước và khối ngoại đều không còn duy trì được giao dịch tích cực.

Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.

Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng trở lại 1.727 tỷ đồng trên sàn HoSE, trong đó có 1.723 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã SSI với giá trị 603 tỷ đồng. HPG và VIC đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 519 tỷ đồng và 304 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, DPM bị bán ròng mạnh nhất với 233 tỷ đồng. DCM và VHC đều bị nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng trên 100 tỷ đồng.

Trái ngược với nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong nước bán ròng trở lại 1.584 tỷ đồng, trong đó có 1.631 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng mạnh nhất mã VIC với 169 tỷ đồng. VHM và DIG bị bán ròng lần lượt 168,8 tỷ đồng và 166 tỷ đồng. Chiều ngược lại, FPT được mua ròng mạnh nhất với 86 tỷ đồng. MWG và HSG được mua ròng lần lượt 68 tỷ đồng và 67 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng trở lại 142 tỷ đồng tại sàn HoSE, tương ứng khối lượng bán ròng là 139.320 cổ phiếu.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã DPM với 221 tỷ đồng. VNM và MSN đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 147 tỷ đồng và 134 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND cũng được mua ròng 129 tỷ đồng. Trong khi đó, SSI bị bán ròng mạnh nhất với 576 tỷ đồng. Tiếp sau đó, HPG cũng bị bán ròng 422 tỷ đồng. STB, VIC và VCB đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.

NGUỒN: NDH

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm chứng khoán là tâm điểm

Trong top 30 vốn hóa toàn thị trường chứng khoán chỉ có 4 mã giảm giá là SAB, VHM, VJC hay VIC.Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán tăng giá mạnh như TVS, VCI, CTS, CSI, BVS…

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (20/5), VN-Index đứng ở mức 1.240,71 điểm, tương ứng tăng 57,94 điểm (4,9%) so với tuần trước đó. HNX-Index tăng 4,63 điểm (1,53%) lên 307,02 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 0,5 điểm (0,53%) lên 94,11 điểm. Như vậy, thị trường chứng khoán đã có giao dịch tích cực trở lại sau 6 tuần đi xuống liên tiếp.

Thanh khoản thị trường giảm so với tuần trước đó, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 16.021 tỷ đồng/phiên, giảm 16,6%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm gần 15% xuống còn 14.807 tỷ đồng/phiên.

Nhiều nhóm ngành cổ phiếu biến động tích cực trở lại. Trong top 30 vốn hóa toàn thị trường chứng khoán chỉ có 4 mã giảm giá là SAB của Sabeco (HoSE: SAB) giảm 3,8%, VHM của Vinhomes (HoSE: VHM) giảm 1,8%, VJC của Vietjet (HoSE: VJC) giảm 0,5%, VIC của Vingroup (HoSE: VIC) giảm 0,3%.

Ở chiều ngược lại, BSR của Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) giao dịch tích cực nhất nhóm này khi tăng đến gần 24,7% chỉ sau một tuần giao dịch. MBB của Ngân hàng Quân đội (HoSE: MBB) cũng tăng 12%. Hai mã khác trong top 30 vốn hóa tăng trên 10% là GVR của Tập đoàn CN Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) và MSN của Masan ([HoSE: MSN).

Tăng giá

Tâm điểm của thị trường trong tuần qua thuộc về nhóm cổ phiếu chứng khoán. Tại sàn HoSE, TVS của Chứng khoán Thiên Việt (HoSE: TVS) tăng mạnh nhất với 29,2%. Tiếp sau đó, VCI của Chứng khoán Bản Việt (VCSC, HoSE: VCI) cũng tăng 23,5%. Trong top 10 cổ phiếu tăng giá sàn HoSE còn có một cổ phiếu chứng khoán là CTS của Chứng khoán Vietinbank (HoSE: CTS) với 21%.

Cổ phiếu PVD của PVDrilling (HoSE: PVD) cũng có mức tăng giá mạnh với 22%.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

Tại sàn HNX, CEO của Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO) đứng đầu mức tăng giá với 28,3%. Hai cổ phiếu ngành chứng khoán là SHS của Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội ([HNX: SHS) và BVS của Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS) tăng lần lượt 23,4% và 21,7%.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thị trường thuộc về một “tân binh” của sàn UPCoM là DSD của DHC Suối Đôi (UPCoM: DSD) với 61%. Doanh nghiệp này thành lập năm 2012. Công ty kinh doanh trên các lĩnh vực: Khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản (thăm dò, khai thác mỏ nước khoáng nóng); Kinh doanh nhà hàng; Khu lưu trú, nghỉ dưỡng; Cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao; Dịch vụ thư giãn tăng cường sức khỏe (spa, tắm khoáng nóng, tắm bùn,…); Tổ chức khai thác tour du lịch sinh thái,…Công ty Cổ phần DHC Suối Đôi hiện đang là chủ đầu tư của Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, nằm tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.

Đa số các cổ phiếu tăng giá mạnh sàn UPCoM đều có thanh khoản thấp. CSI của Chứng khoán Kiết thiết Việt Nam (UPCoM: CSI) có thanh khoản tốt nhất trong top 10 tăng giá sàn này. CSI tăng gần 32% chỉ sau một tuần giao dịch.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

Giảm giá

Giảm giá mạnh nhất sàn HoSE là RDP của Rạng Đông Holding (HoSE: RDP) với 14,6%. Hai mã SC5 của Xây dựng Số 5 (HoSE: SC5) và VFG của Khử trùng Việt Nam (HoSE: VFG) cũng đều giảm trên 10%, tuy nhiên, thanh khoản của hai mã này thuộc diện rất thấp với chỉ từ vài trăm đến vài nghìn cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

Ở sàn HNX, THD của Thaiholdings (HNX: THD) giảm mạnh nhất với gần 34% chỉ sau một tuần giao dịch. Hiện thị giá của THD chỉ còn 56.000 đồng/cp, trong khi có thời điểm, THD đạt 277.000 đồng/cp hồi cuối năm 2021. HĐQT Thaiholdings vừa ra Nghị quyết thông qua phương án điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021. Cụ thể, chấp hành theo công văn số 1428 của của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Bộ Công an (C03), Thaiholdings thông qua phương án Thaigroup (công ty con thuộc tập đoàn) hoàn trả số tiền đã giao dịch với công ty TNHH Thương mại dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh theo đúng quy định của pháp luật. Số tiền hoàn trả là 840 tỷ đồng. Tuy nhiên, Thaigroup sẽ nhận lại cổ phần của CTCP Bình Minh Group (chủ sở hữu dự án 11A Cát Linh) kèm hồ sơ pháp lý, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án. Trên báo cáo tài chính năm 2021, lợi nhuận sau thuế của Thaiholdings sẽ giảm từ 1.156 tỷ đồng còn 424 tỷ đồng, tương ứng giảm 732 tỷ đồng.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

Tại sàn UPCoM, cổ phiếu giảm mạnh nhất là E12 của XD Điện VNECO 12 (UPCoM: E12) với hơn 50%. Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu này ở mức rất thấp với khối lượng khớp lệnh bình quân chỉ 2.280 đơn vị/phiên.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.

NGUỒN: NDH

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá tác động của tình hình chứng khoán, bất động sản

TTO - Chủ tịch Quốc hội đề nghị phân tích, đánh giá những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực; bất ổn của thị trường tiền tệ, tài chính, chứng khoán, trái phiếu, bất động sản trong và ngoài nước.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá tác động của tình hình chứng khoán, bất động sản - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng 23-5, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết cho đến nay, sau khi cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam đang phục hồi và phát triển rõ nét.

Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, thực chất về các báo cáo, tờ trình của Chính phủ. Trong đó, bám sát các yêu cầu, mục tiêu, giải pháp tại các nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế, xã hội, phòng chống dịch COVID-19 năm 2022; các kế hoạch 5 năm 2021-2025; chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội…

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá tác động của tình hình chứng khoán, bất động sản - Ảnh 2.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự phiên khai mạc - Ảnh: QUOCHOI.VN

Đặc biệt, lưu ý những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực; bất ổn của thị trường tiền tệ, tài chính, chứng khoán, trái phiếu, bất động sản ở trong và ngoài nước.

Từ đó đánh giá sát, đúng những kết quả quan trọng đã đạt được, những bất cập, hạn chế, yếu kém, chỉ rõ những khó khăn, thách thức phải vượt qua và hiến kế, đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách năm 2022.

Cũng tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án hạ tầng giao thông quan trọng: vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội, vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá đây là các dự án quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, sử dụng đa dạng các nguồn vốn gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và gói kích thích kinh tế…

Các dự án khi đi vào hoạt động sẽ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng và từng địa phương.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá tác động của tình hình chứng khoán, bất động sản - Ảnh 3.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV - Ảnh: QUOCHOI.VN

Ông Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến về sự cần thiết, cấp bách của các dự án; phân kỳ đầu tư. Tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống quy hoạch của quốc gia, của địa phương, cũng như hình thức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng hấp thụ vốn.

Đồng thời, có ý kiến về năng lực của địa phương, các cơ chế chính sách đặc thù triển khai dự án, tiến độ hoàn thành. Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Chính phủ, bộ, ngành và các địa phương có dự án đi qua… nhằm đảm bảo tính khả thi về cân đối nguồn vốn và tổ chức triển khai dự án, khắc phục tình trạng quyết định đầu tư nhanh nhưng quá trình triển khai chậm, kéo dài, gây lãng phí, phân tán, dàn trải nguồn lực.

**Hiến kế siết chặt kỷ luật và xử lý vi phạm về tài chính, ngân sách nhà nước**

Cũng tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, không coi đây là "việc đã rồi", tập trung thảo luận, đánh giá thực chất tình hình dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.

Đồng thời phân tích, chỉ rõ nguyên nhân của những bất cập, tồn tại kéo dài nhiều năm qua như: ước thu khác xa so với thực tế, lập dự toán thu thấp; phân bổ, giao dự toán chậm, nhất là về công tác chuẩn bị đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công; chi chuyển nguồn ngân sách còn quá lớn; sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thanh tra, cơ quan chức năng khác chưa đạt mục tiêu…

Từ đó tập trung đóng góp ý kiến để siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm giải trình và xử lý vi phạm về tài chính, ngân sách nhà nước. Nâng cao chất lượng công tác này cũng như hiệu quả, chất lượng xem xét quyết toán ngân sách nhà nước của Quốc hội.

Nguồn bài viết: Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá tác động của tình hình chứng khoán, bất động sản - Tuổi Trẻ Online