Chứng sỹ săn tin!

Nhiều nội dung của gói phục hồi kinh tế vẫn dừng ở việc “sẽ ban hành văn bản”

Tại phiên thảo luận toàn thể ngày 1-6 về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước, nằm trong chương trình kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) chỉ ra một số tồn tại…

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) phát biểu tại phiên thảo luận 1-6-2022 - Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ quan ngại về tình hình chậm trễ trong việc triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ghi nhận sự khẩn trương, tích cực và quyết liệt của Chính phủ, đại biểu đánh giá cao việc Chính phủ kịp thời ban hành Nghị quyết số 11 vào ngày 30/1/2002 về triển khai Nghị quyết 43 chỉ sau 19 ngày, trong đó xác định rõ tính khẩn trương của các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội và đề ra các nhiệm vụ thực hiện theo lộ trình, theo thời hạn thực hiện cụ thể.

Tuy nhiên, theo đại biểu, đến nay đã sang tháng 6/2022 mà có rất nhiều nội dung công việc vẫn đang dừng ở việc “sẽ ban hành văn bản”…

“Tính thời điểm của Nghị quyết 43/2022/QH15 có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu chậm trễ trong triển khai thì chúng ta sẽ bỏ lỡ thời điểm vàng để các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội phát huy hiệu quả cao nhất”, đại biểu đoàn Hải Dương nhấn mạnh.

Nữ đại biểu cho rằng, đến thời điểm này, khi các Bộ, ngành còn đang loay hoay với việc rà soát và dự thảo văn bản, thì có những chính sách trong Nghị quyết đã ít nhiều mất đi ý nghĩa.

Lấy ví dụ về chương trình sóng và máy tính cho em, bà Nga cho biết một trong những mục đích trước mắt của chương trình là kịp thời trang bị máy tính cho học sinh có điều kiện để học trực tuyến, nhưng đến nay tất cả học sinh đã đến trường học tập trung mới và nhiều em vẫn chưa nhận được máy tính.

Do đó, đại biểu đề nghị thời gian tới Chính phủ cần tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; xác định đây là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đồng thời, xây dựng chỉ tiêu định lượng cụ thể về khối lượng công việc cần hoàn thành để làm cơ sở đánh giá chứ không quy định chung chung.

Đại biểu Lê Minh Trí - Ảnh: Quochoi.vn

Cũng quan tâm tới việc triển khai các chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội, đại biểu Lê Minh Trí - đoàn TP.HCM, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cho rằng để những quyết sách đúng đắn nhanh chóng đi vào cuộc sống, giúp doanh nghiệp và người dân được tiếp cận, cần có phương án, kế hoạch phân công triển khai đồng bộ từ các bộ, ngành có liên quan đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; cần có tiến độ cụ thể, có đánh giá hàng tháng, quý. Đồng thời, đại biểu kiến nghị Quốc hội cần có biện pháp giám sát hiệu quả thực kết quả thực hiện, không để triển khai chậm.

Tại phiên thảo luận ngày 1/6, nhiều đại biểu cũng đánh giá chương trình phục hồi kinh tế - xã hội đang chậm triển khai.

Theo đại biểu Tạ Minh Tâm (Tiền Giang), việc ban hành các nghị quyết đã rất kịp thời, nhằm ứng phó với hoàn cảnh bất thường, chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, từ khi được ban hành đến nay đã hơn 4 tháng, còn không ít nội dung còn đang trong quá trình tham vấn, trao đổi giữa các cơ quan chức năng. Thủ tướng Chính phủ đã phải có các công điện để đôn đốc, chỉ đạo các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phải triển khai nhanh, đúng, đủ để người dân và doanh nghiệp sớm được thụ hưởng chính sách.

Cùng với đó, đến nay dòng tiền thông qua các gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP phần lớn vẫn chưa đến được các đối tượng thụ hưởng hoặc một số chính sách đã có đến nhưng chưa đáng kể.

Đại biểu Tạ Minh Tâm - Ảnh: Quochoi.vn

“Trên thực tế còn có những vướng mắc, lúng túng, chậm hướng dẫn trong thực thi các chính sách như giảm thuế VAT, việc hỗ trợ lãi suất hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, gia hạn thuế và tiền thuê đất…”, đại biểu chỉ ra. “Mục tiêu đặt ra của các gói hỗ trợ là phải giải ngân trong năm nay, đồng thời các thủ tục triển khai phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, không xảy ra tình trạng xin cho, không gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp”.

Nêu rõ dòng tiền của các gói hỗ trợ, kể cả đầu tư phát triển phải được hấp thu ngay vào nền kinh tế trong năm nay mới mới có thể phát huy hiệu quả tối ưu theo đúng mục tiêu đề ra, đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ rà soát, cân nhắc các chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, cần điều chỉnh các nội dung không còn mang tính cấp thiết, tập trung cho các lĩnh vực trọng tâm, then chốt, có tác động lan tỏa; củng cố và phát huy vai trò bệ đỡ của ngành nông nghiệp.

Đồng thời, đại biểu kiến nghị rà soát lại các dự án trong danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Việc này nhằm bảo đảm đưa vào danh mục các dự án đáp ứng các nguyên tắc tiêu chí theo đúng Nghị quyết số 43/2022/QH15 đề ra, có điều chỉnh, thay thế bổ sung vào danh mục các dự án có đủ điều kiện có khả năng giải ngân nhanh và hấp thu ngay vào nền kinh tế.

Nguồn bài viết: Nhiều nội dung của gói phục hồi kinh tế vẫn dừng ở việc “sẽ ban hành văn bản” - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

EU trừng phạt thêm 65 công dân và tổ chức Nga

TTO - Ngày 3-6, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố danh sách trừng phạt mới nhất nhằm vào 65 cá nhân và tổ chức của Nga, trong đó có một số chỉ huy quân đội của Nga, nghị sĩ Alina Kabaeva thuộc Đảng Nước Nga thống nhất.

EU trừng phạt thêm 65 công dân và tổ chức Nga - Ảnh 1.

EU đưa thêm 65 công dân và tổ chức Nga vào danh sách trừng phạt mới - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, việc công bố tên của 65 cá nhân và tổ chức Nga bị trừng phạt nói trên nằm trong khuôn khổ vòng trừng phạt mới nhất của EU đối với Nga vì đã triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Trước đó, EU đã công bố lệnh cấm nhập khẩu hầu hết dầu và loại ngân hàng hàng đầu của Nga là Sberbank khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Trong nhóm 65 người và tổ chức mới bị đưa vào danh sách đen có Elizaveta và Nikolay Peskov, là các con của ông Dmitry Peskov - người phát ngôn của ông Putin và vợ của ông Peskov - bà Tatiana Navka.

Hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga dẫn lời ông Peskov nói rằng việc đưa gia đình ông vào danh sách đen sau quyết định của Mỹ cho thấy EU “thiếu sự độc lập”. Ông cho biết con gái của ông đã từng học ở Pháp và rất yêu mến nước Pháp nhưng hiện nay cô đang sống và làm việc ở Nga.

Bà Aleksandra Melnichenko, vợ của tỉ phú Nga Andrey Melnichenko, cũng nằm trong nhóm 65 cá nhân mới bị đưa vào danh sách trừng phạt bổ sung của EU.

Ông Melnichenko đã bị đưa vào danh sách đen từ tháng 3-2022 nhưng đã tìm cách tránh thiệt hại cho các công ty của mình bằng cách chuyển quyền sở hữu cho vợ, theo Reuters.

Các biện pháp trừng phạt mới nhất còn dành cho Arkady Volozh, cựu giám đốc điều hành của Công ty Yandex - gã khổng lồ về Internet của Nga. Công ty Yandex có cổ phần của nhiều ngân hàng quốc doanh Nga.

EU cho biết Yandex đã đẩy mạnh những bài viết một chiều và ít cho hiển thị các bài viết mang tính phê phán Điện Kremlin và cuộc chiến ở Ukraine.

Cổ phiếu của Yandex giảm khoảng 10% sau khi EU thông báo lệnh trừng phạt mới nhưng sau đó hồi phục, chỉ còn giảm khoảng 6% tính đến 22h ngày 3-6, giờ Việt Nam.

Ngoài ra, trong danh sách trừng phạt của EU lần này còn có Trung tâm Lưu ký thanh toán quốc gia của Nga.

Như vậy tới nay EU đã đưa hơn 1.100 người Nga vào diện trừng phạt liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.

Nguồn bài viết: EU trừng phạt thêm 65 công dân và tổ chức Nga - Tuổi Trẻ Online

Sau 100 ngày, chiến sự Nga - Ukraine vẫn bất định

TTO - Ngày 3-6 đánh dấu tròn 100 ngày kể từ khi Nga bắt đầu ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ tại Ukraine. Phát biểu nhân cột mốc này, cả hai nước đều tự tin sẽ giành chiến thắng.

image
100 ngày xung đột Nga - Ukraine - Nguồn: Al Jazeera, Viện Nghiên cứu chiến tranh - Dữ liệu: BẢO ANH - Đồ họa: T.ĐẠT

Trên thực tế, sau khi phương Tây tung các gói trừng phạt kinh tế - tài chính - công nghệ được thực hiện đồng loạt nhằm tối đa hóa áp lực nhưng vẫn không buộc Nga từ bỏ “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

"1 ngũ giác, 2 vành đai"

Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến Ukraine, tất cả các thành viên trong khối Các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đều đã khẳng định quan điểm “không trừng phạt Nga” cũng như quy mọi tác nhân khiêu khích dẫn đến chiến sự về phía khối NATO.

Trong đó, không chỉ Trung Quốc và Ấn Độ đều cùng bỏ phiếu trắng trong mọi nghị quyết phản đối Nga tại Liên Hiệp Quốc, mà cả Brazil và Nam Phi cũng phản đối các hoạt động trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Kết hợp với các hoạt động tăng cường các hợp đồng năng lượng (Trung Quốc, Ấn Độ), phân bón (Brazil) và lương thực (Nam Phi) với Nga bất chấp sức ép duy trì cấm vận với nước này từ Mỹ và các nước phương Tây, cùng với các dự án tích hợp hệ thống thanh toán thương mại nội khối BRICS bằng đồng nội tệ đang được Nga thúc đẩy, có thể thấy BRICS đang giữ vững khối ngũ giác thiên Nga ở vị trí trung tâm của trật tự thế giới hậu chiến tranh Ukraine.

Sự hỗ trợ vòng ngoài của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) do Nga lãnh đạo cũng góp phần củng cố sức mạnh cho lập trường thiên Nga của ngũ giác này.

Vượt ra ngoài khuôn khổ thiên Nga của khối BRICS, các nước nhỏ vốn không chịu nhiều ảnh hưởng của Mỹ và khối NATO cũng đã sớm xây dựng một lập trường trung lập linh động: vẫn lên án Nga nhưng chỉ duy trì các gói trừng phạt tượng trưng - ít có khả năng gây thiệt hại cho phía Nga.

Xu hướng này xuất hiện ở cả ba tổ chức khu vực quan trọng là ASEAN, Liên hiệp châu Phi (AU) và Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Trong đó hầu hết thành viên khối ASEAN đều né tránh duy trì bất kỳ lệnh trừng phạt nào với Nga (trừ Singapore), hầu hết các thành viên AU đều bỏ phiếu trắng trong các nghị quyết bất lợi cho Nga ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và phía OPEC luôn duy trì hợp tác chặt chẽ với Nga cùng điều phối giá dầu quốc tế.

Đây chính là “vành đai trung lập” đầu tiên mà phía Nga đã giữ được trong thế trận của họ.

“Vành đai trung lập” thứ hai chính là tập hợp các quốc gia đồng minh của Mỹ (cả trong và ngoài khối NATO) cũng như Liên minh châu Âu chịu ảnh hưởng bởi sự phụ thuộc quá lớn vào các mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Nga.

Đại diện cho các nước này có thể kể đến cả ba cường quốc ở châu Âu là Anh (phụ thuộc vào platinum của Nga cho ngành sản xuất máy bay), Pháp (phụ thuộc nhiên liệu uranium từ Nga) và Đức (phụ thuộc vào khí đốt của Nga).

Sau 100 ngày, chiến sự Nga - Ukraine vẫn bất định - Ảnh 2.

Một tòa nhà bị phá hủy ở thị trấn Borodianka, gần thủ đô Kiev - Ảnh: AFP

Các kịch bản

Thực tế sự kéo dài chiến sự Ukraine vẫn đang mở ra các viễn cảnh mới với nhiều hệ quả đa chiều. Trong đó viễn cảnh đầu tiên nhưng cũng ít khả thi nhất chính là việc phương Tây đổ dồn vũ khí vào để tăng khả năng kết thúc chiến sự Ukraine nhanh chóng với sự tham gia đóng góp phục dựng kinh tế và hạ tầng từ nhiều nước.

Viễn cảnh thứ hai có thể dự báo được đó là sự tăng cường hiện diện quân sự của khối NATO lên “vành đai quân sự” ở khu vực Bắc Âu và Đông Âu.

Tuy nhiên với các đảm bảo sẽ không cho phép thiết lập căn cứ quân sự thường trực cũng như vũ khí tấn công trên lãnh thổ của mình, Phần Lan và Thụy Điển thực tế vẫn giữ vai trò “vùng đệm” cần thiết một cách khéo léo nhằm tránh kịch bản xung đột leo thang không cần thiết mà vẫn giữ được lập trường quyết đoán với dư luận trong nước.

Viễn cảnh thứ ba là sự trỗi dậy của hai lục địa Á - Phi như những điểm đến thay thế quan trọng cho châu Âu trong chiến lược năng lượng thay thế. Trong đó châu Á đang trở thành đầu tàu dẫn đầu sự phát triển nguồn cung về năng lượng hydro trong tương lai gần, còn châu Phi lại chính là đầu tàu gần nhất có thể khỏa lấp một phần nguồn cung năng lượng cho châu Âu hiện tại bên cạnh nguồn cung truyền thống nhưng nhiều bất ổn từ khối OPEC.

Nguồn bài viết: Sau 100 ngày, chiến sự Nga - Ukraine vẫn bất định - Tuổi Trẻ Online

14 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt tuần tới

Trong tuần tới từ ngày 6-12/6, có 14 doanh nghiệp niêm yết trên HoSE và HNX thực hiện chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt.

[


14 doanh nghiệp trên HoSE và HNX chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt tuần tới. Ảnh minh hoạ

*** 8 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE):**

  1. Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (mã chứng khoán PGI) trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện: 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng).
    Ngày đăng ký cuối cùng: 7/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 6/6. Thời gian thực hiện: 24/6.
  2. Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán MWG) trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện: 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).
    Ngày đăng ký cuối cùng: 8/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 7/6. Thời gian thực hiện: 17/6.
  3. Công ty cổ phần Everpia (mã chứng khoán EVE) trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện: 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng).
    Ngày đăng ký cuối cùng: 8/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 7/6. Thời gian thực hiện: 17/6.
  4. Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa (mã chứng khoán SVI) trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện: 18%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.800 đồng).
    Ngày đăng ký cuối cùng: 8/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 7/6. Thời gian thực hiện: 22/6.
  5. Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An (mã chứng khoán GTA) trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện: 8,5%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 850 đồng).
    Ngày đăng ký cuối cùng: 9/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 8/6. Thời gian thực hiện: 30/6.
  6. Công ty Cổ phần TRAPHACO (mã chứng khoán TRA) trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện: 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).
    Ngày đăng ký cuối cùng: 10/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 9/6. Thời gian thực hiện: 27/6.
  7. Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (mã chứng khoán HTL) trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện: 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).
    Ngày đăng ký cuối cùng: 10/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 9/6. Thời gian thực hiện: 28/6.
  8. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (mã chứng khoán DVP) trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện: 35%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 3.500 đồng).
    Ngày đăng ký cuối cùng: 10/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 9/6. Thời gian thực hiện: 30/6.
    *** 6 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX):**
  9. Công ty Cổ phần Pin Hà Nội (mã chứng khoán PHN) trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện: 15%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng), trong đó, trả cổ tức đợt 3 năm 2021 bằng tiền: 4%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 400 đồng) và tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022 bằng tiền: 11%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.100 đồng).
    Ngày đăng ký cuối cùng: 7/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 6/6. Thời gian thực hiện: 17/6.
  10. Công ty Cổ phần Hải Minh (mã chứng khoán HMH) trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2021 với tỷ lệ thực hiện: 30%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng).
    Ngày đăng ký cuối cùng: 8/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 7/6.Thời gian thực hiện: 30/6.
  11. Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây (mã chứng khoán WCS) trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2021 với tỷ lệ thực hiện: 20%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng).
    Ngày đăng ký cuối cùng: 9/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 8/6. Thời gian thực hiện: 30/6. -
  12. Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định (mã chứng khoán GDW) trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2021 với tỷ lệ thực hiện: 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).
    Ngày đăng ký cuối cùng: 10/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 9/6. Thời gian thực hiện: 20/6.
  13. Công ty cổ phần Than Hà Tu - Vinacomin (mã chứng khoán THT) trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2021 với tỷ lệ thực hiện: 12%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận được 1.200 đồng).
    Ngày đăng ký cuối cùng: 10/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 9/6. Thời gian thực hiện: 6/7.
  14. Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam (mã chứng khoán PGS) trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2021 với tỷ lệ thực hiện: 15%/ cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng).

Ngày đăng ký cuối cùng: 10/6. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 9/6. Thời gian thực hiện: 12/7./

Nguồn: Bnews

1 Likes

Khối ngoại tiếp đà mua ròng khi thị trường phục hồi, đâu là cái tên được quan tâm nhất?

image

(Tổ Quốc) - Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trở thành điểm sáng rực rỡ khi họ đẩy mạnh mua ròng 2.127 tỷ đồng trên toàn thị trường đồng thời ghi nhận mua ròng trên cả ba sàn.

Tuần giao dịch 30/5-3/6, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có tuần giao dịch theo hướng tích cực. Mặc dù chưa thể vượt qua ngưỡng cản quan trọng 1.300 điểm như kỳ vọng, song chỉ số VN-Index vẫn ghi nhận tuần thứ ba liên tiếp tăng điểm, đóng cửa phiên cuối tuần tại mức 1.287,98 điểm, tương ứng nhích nhẹ thêm 2,53 điểm (0,2%) so với tuần giao dịch trước. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index lại chỉnh 0,22% xuống mức 310,48 điểm.

Bối cảnh vĩ mô trong nước tiếp tục giữ vững ổn định, lạm phát từ đầu năm đến nay vẫn trong tầm kiểm soát đã củng cố thêm tâm lý cho nhà đầu tư. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đang trở thành động lực chính dẫn dắt đà tăng của thị trường trong tuần qua. Xét theo mức độ đóng góp, những bluechips hay cụ thể hơn là nhiều thành phần của rổ Diamonds như GAS, VHM, MWG, DGC, MSN đã trở thành những trụ kéo chính giúp VN-Index phục hồi tốt, riêng GAS góp 7 điểm tăng cho chỉ số VN-Index. Ngược lại, “anh cả” ngành thép HPG hay VNM, BID tiếp tục là những mã ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số chính TTCK Việt Nam.

Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường trong tuần cải thiện so với tuần trước đó, giá trị giao dịch trên toàn thị trường bình quân đạt khoảng 18.700 tỷ đồng/phiên, tăng hơn 8% so với tuần trước

Trong bối cảnh đó, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trở thành điểm sáng rực rỡ khi họ đẩy mạnh mua ròng 2.127 tỷ đồng trên toàn thị trường đồng thời ghi nhận mua ròng trên cả ba sàn. Cụ thể, nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại mua ròng gần 440 tỷ đồng. Đồng thời, họ tập trung “gom” ròng thêm 1.688 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận - qua đó nới rộng đà mua ròng chung.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng khi thị trường phục hồi, đâu là cái tên được quan tâm nhất? - Ảnh 1.

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, dòng tiền ngoại tiếp tục ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị đột biến vượt mức 1.350 tỷ đồng, tập trung chính tại kênh thỏa thuận. Không chỉ gom chứng chỉ quỹ ETF, nhà đầu tư ngoại cũng tiếp tục mua ròng riêng tại một số cổ phiếu trong rổ VNDiamonds như FPT 391 tỷ đồng ngay khi hở room, DGC 272 tỷ đồng, CTG 133 tỷ đồng trong cả tuần. Các mã cổ phiếu khác như VHM, HDB, MSN, MIG… cũng đứng vị trí cao trong danh sách mua ròng của khối ngoại trong tuần qua.

Ngược lại, trong tuần qua, lực bán bán của khối ngoại tập trung mạnh nhất tại chứng chỉ quỹ ETF lấy chỉ số VN30 làm tham chiếu là E1VFVN30 với giá trị gần 190 tỷ đồng. PNJ và GAS cũng bị bán ròng với giá trị đều trên 150 tỷ đồng. Giá trị bán ròng trên trăm tỷ cũng được ghi nhận tại VIC, HPG.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng khi thị trường phục hồi, đâu là cái tên được quan tâm nhất? - Ảnh 2.

Trên sàn HoSE, theo diễn biến khởi sắc của chỉ số VN-Index, khối ngoại ghi nhận mua ròng trong ba phiên đầu tuần với giá trị áp đảo hơn 2 phiên bán ròng còn lại. Tổng cộng, nhà đầu tư ngoại mua ròng 296 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, tuy nhiên kênh thỏa thuận ghi nhận lượng mua ròng đột biến 1.686 tỷ đồng tập trung chủ yếu tại giao dịch FUEVFVND và FPT.

Tại chiều mua, khối ngoại tiếp tục ưa thích chứng chỉ quỹ FUEVFVND, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị 1.359 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh hơn 73 tỷ đồng và đẩy mạnh gom ròng 1.286 tỷ đồng trên kênh thoả thuận.

Lực mua ròng của khối ngoại trên trăm tỷ trong tuần qua còn ghi nhận tại FPT với giá trị 391 tỷ đồng, chủ yếu trên kênh thỏa thuận trong phiên thứ Hai với giá trần. Nguyên nhân do hoạt động niêm yết bổ sung hơn 6,6 triệu cổ phiếu FPT từ ngày 30/5 dẫn tới hở room ngoại. Đây là lượng cổ phiếu ESOP FPT phát hành trong hai năm 2021-2022. Danh sách TOP cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua tại sàn HoSE còn có DGC (272 tỷ đồng), VHM (136 tỷ đồng), CTG (133 tỷ), HDB (121 tỷ đồng) và MSN (108 tỷ đồng).

Trong khi đó, tâm điểm dòng vốn ngoại rút ròng là một chứng chỉ quỹ ETF khác lấy chỉ số VN30 làm tham chiếu là E1VFVN30, giá trị bán ròng hơn 188 tỷ đồng. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng ghi nhận tại hai bluechips là PNJ và GAS với giá trị lần lượt là 170 tỷ đồng và 152 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng các cổ phiếu VIC và HPG với giá trị đều trên 100 tỷ đồng, lần lượt là 107 tỷ đồng tại VIC và 102 tỷ đồng tại HPG. Các mã khác như VNM, NKG, LPB, GMD… cũng đều bị bán ròng sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng khi thị trường phục hồi, đâu là cái tên được quan tâm nhất? - Ảnh 3.

Trên sàn HNX, khối ngoại lại giao dịch tương đối tích cực khi họ mua ròng hơn 104 tỷ đồng, giá trị mua ròng trên kênh khớp lệnh là 102 tỷ đồng, trong khi mua ròng nhẹ 2 tỷ đồng trên kênh thoả thuận.

Khối ngoại mua ròng trên sàn HNX mạnh nhất tại cổ phiếu IDC với hơn 43 tỷ đồng. Giá trị mua ròng mạnh cũng được ghi nhận tại cổ phiếu PVS với gần 40 tỷ đồng. Ngoài ra, hai mã SHS và CEO cũng được khối ngoại quan tâm khi mua ròng mỗi mã lần lượt là 28 tỷ đồng và 18 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có NVB, PVI, PSW, PVG, TNG…

Ngược lại, giao dịch chiều bán tại HNX không có mã cổ phiếu nào giá trị đột biến, THD bị bán ròng mạnh nhất với giá trị gần 12 tỷ đồng. Theo sau là PLC và BVS với giá trị bán ròng tại mỗi mã là 10 tỷ đồng và 6 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có DP3, NTP, VCS, HMH, TVD, EVS…

Khối ngoại tiếp đà mua ròng khi thị trường phục hồi, đâu là cái tên được quan tâm nhất? - Ảnh 4.

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng 41 tỷ đồng, chủ yếu ghi nhận tại kênh khớp lệnh ghi nhận họ mua vào 194 tỷ đồng và bán ra 153 tỷ đồng; trong khi giao dịch cân bằng trên kênh thỏa thuận khi cùng mua vào và bán ra 37 tỷ đồng.

Cổ phiếu dầu khí BSR tuần này tiếp tục là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với hơn 47 tỷ đồng, toàn bộ đều qua mua khớp lệnh. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến CLX và AAS với giá trị mua ròng mỗi cổ phiếu ghi nhận lần lượt là 7 tỷ đồng và 3 tỷ đồng. Danh sách mua ròng trong tuần qua còn có SIP, VGT, ACV, VGG, HPP…

Tại phía bán ra, cổ phiếu NTC dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng gần 7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có QNS, VTP, GHC, QTP, EIC,…

Khối ngoại tiếp đà mua ròng khi thị trường phục hồi, đâu là cái tên được quan tâm nhất? - Ảnh 5.

Nguồn bài viết: Khối ngoại tiếp đà mua ròng khi thị trường phục hồi, đâu là cái tên được quan tâm nhất?

1 Likes

Trịnh Văn Quyết thao túng giá 6 mã chứng khoán FLC, thu lợi bất chính 975 tỷ đồng

image

Trịnh Văn Quyết thực hiện các hành vi thao túng giá cổ phiếu, thu lợi bất chính 975 tỷ đồng

Theo kết quả điều tra ban đầu, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái mở 450 tài khoản tại 41 công ty chứng khoán để thực hiện các hành vi thao túng giá cổ phiếu.

Chiều 4/6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an đã cung cấp thêm thông tin về một số vụ án được dư luận quan tâm như FLC, Việt Á…

Liên quan vụ án tại tập đoàn FLC, theo kết quả điều tra ban đầu xác định từ ngày 1/9-10/1/2019, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế mượn chứng minh thư nhân dân của 26 cá nhân lập 20 doanh nghiệp, mở 450 tài khoản tại 41 công ty chứng khoán để thực hiện các hành vi thao túng giá cổ phiếu nhằm tạo ra cung cầu giả với 6 mã chứng khoán FLC và thu lợi bất chính, theo dự tính ban đầu là 975 tỷ đồng. Điều này đã gây thiệt hại đặc biệt lớn cho các nhà đầu tư.

Hiện nay Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận 557 đơn của các nhà đầu tư tố cáo hành vi thao túng thị trường chứng khoán của Trịnh Văn Quyết và đồng phạm.

Về vụ án Việt Á, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết: “Vụ Việt Á rất nhiều tiền. Trong lời khai là kiếm lãi khoảng 4.000 tỷ và bôi trơn khoảng 800 tỷ, đó là kênh để các nhà điều tra tìm ra”.

Chánh Văn phòng Bộ Công an nhấn mạnh, các bị can những vụ án này có đặc điểm là rất nhiều người trong số họ là cán bộ, đảng viên và lãnh đạo. Những bị can này phạm tội là do lợi dụng chính sách để trục lợi, lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ và vi phạm những quy định của người đứng đầu như hối lộ và nhận hối lộ. Các bị can là cán bộ, đảng viên trước tiên sẽ bị xử lý theo các quy định của đảng, sau đó sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.

Liên quan tới vụ việc chuyến bay giải cứu, theo cán bộ điều tra chẳng hạn một chuyến bay “combo” (có trả phí) giải cứu, trừ các chi phí đi có thể số tiền lợi nhuận lên đến vài tỷ đồng một chuyến, mà có gần 2.000 chuyến bay.

“Theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lực lượng Công an cũng đang tập trung hết sức để sớm có những kết quả” - Trung tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh.

Nguồn: VTV

1 Likes

Gần 4 tháng mà hơn ngàn tỷ. Tiền như giấy, lần đầu diện kiến “lái” lớn đến vậy.

Bộ Công Thương yêu cầu làm rõ thông tin về vấn đề nhập khẩu và giá xăng dầu của Malaysia

Trong ngày 2 và ngày 3/6, một số cơ quan báo chí đăng tải thông tin “Giá chỉ 13,000 đồng/lít, Malaysia muốn xuất khẩu xăng sang Việt Nam”, trong đó dẫn phát ngôn từ Đại sứ Việt Nam tại Malaysia. Về vấn đề này, Bộ Công Thương đang đề nghị Đại sứ Việt Nam tại Malaysia có thông tin báo cáo giải trình rõ thêm về những nội dung đã phát ngôn trên báo chí.

Bộ Công Thương đang đề nghị Đại sứ Việt Nam tại Malaysia có thông tin báo cáo giải trình rõ thêm về những nội dung đã phát ngôn trên báo chí.

Theo thông tin được các báo đăng tải: Ngày 2/6, tại hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu với thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức, ông Trần Việt Thái, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia cho biết, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia sẵn sàng hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp (DN) Việt nhập khẩu xăng dầu của Malaysia để ổn định thị trường trong nước. Theo ông Thái, giá xăng tại Việt Nam đã là 31,573 đồng/lít, trong khi xăng RON 95 tại Malaysia được chính phủ hỗ trợ giá cho người dân là 13,000 đồng/lít.

Về vấn đề này, Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương thông tin như sau:

Trong cơ cấu giá xăng hiện nay của Việt Nam, các loại thuế, phí chiếm khoảng 30-32% (tương đương 10-11 ngàn đồng/lít). Như vậy nếu không có thuế phí thì giá xăng của Việt Nam sẽ khoảng 20 ngàn đồng/lít (tương đương 0.86 USD/lít).

Malaysia là nước sản xuất xăng dầu lớn và xuất khẩu xăng dầu. Tại Malaysia, Nhà nước không đánh các loại thuế đối với xăng dầu tiêu thụ trong nước và đồng thời Chính phủ có chính sách trợ giá đối với xăng dầu tiêu thụ trong nước cho người dân. Hiện nay, Chính phủ Malaysia đang trợ giá 1.65 RM tương đương 0.4 USD cho mỗi lít xăng RON95 và 1.85 RM tương đương 0.45 USD cho mỗi lít dầu diesel.

Như vậy, nếu không được Chính phủ trợ giá, giá xăng dầu của Malaysia sẽ tương đương giá xăng dầu tại Việt Nam nếu Việt Nam không đánh các loại thuế (nếu không được trợ giá và vẫn không áp các loại thuế, giá xăng RON95 tại Malaysia hiện sẽ là 0.87 USD/lít, trong khi giá tại Việt Nam nếu bỏ các loại thuế phí là khoảng 0.86 USD/lít).

Chính sách trợ giá của Malaysia chỉ áp dụng cho người bản địa, ngay cả người nước ngoài tại Malaysia cũng phải mua xăng không được trợ giá nên xăng dầu xuất khẩu của Malaysia cũng được bán theo giá thị trường chung của khu vực. ​Chẳng hạn, tại Singapore, nước xuất khẩu xăng dầu lớn tại khu vực Châu Á, giá xăng dầu cũng đang ở mức khá cao, giá xăng RON95 của Singapore hiện ở mức 2.315 USD/lít (tương đương khoảng 54,000 đồng/lít).

Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp vẫn nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Malaysia với mức giá tương đương như nhập khẩu từ các thị trường Châu Á như Singapore (theo giá MOP’s là giá bình quân hàng ngày do hãng tin Platt của Singapore công bố). ​

Hiện Bộ Công Thương đang đề nghị Đại sứ Việt Nam tại Malaysia có thông tin báo cáo giải trình rõ thêm về những nội dung đã phát ngôn trên báo chí.

Nguồn: Fili

1 Likes

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lý giải nguyên nhân của chậm giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 2/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Ảnh: Quochoi.vn

Trình bày trước các đại biểu Quốc hội tại hội trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã làm rõ nguyên nhân của chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Theo ông, qua công tác theo dõi và giám sát tổng hợp và phân loại phân loại cho thấy có nhiều nhóm nguyên nhân như: những nhóm nguyên nhân về pháp luật, nguyên nhân mang tính thời điểm, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan cũng có những đặc thù, đặc điểm riêng, tính chất riêng.

Thứ nhất, tiến độ và chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư, việc lựa chọn dự án xây dựng danh mục và chuẩn bị đầu tư danh mục và chuẩn bị đầu tư còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao.

Thứ hai, việc chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư công gặp nhiều khó khăn do hệ thống pháp luật quy định chưa đồng bộ và việc triển khai thực hiện các quy định còn lúng túng.

“Việc thực hiện đầu tư công không chỉ liên quan đến Luật Đầu tư công mà còn liên quan đến rất nhiều luật, tùy tính chất của từng dự án, như Luật Quy hoạch, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đấu thầu, Bộ luật Lao động, các luật thuế, Luật Điều ước quốc tế và các cam kết khác của Chính phủ, v.v. các khâu này lại không thể thực hiện đồng thời được mà theo từng luật, theo từng quy trình và xong khâu này mới đến khâu kia nên mất rất nhiều thời gian”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Thứ ba là năng lực quản lý của các cấp, nhất là Ban quản lý dự án chưa đồng đều và có nơi yếu kém, chậm đổi mới và chưa có hiệu quả. Sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở một số bộ, ngành, địa phương thiếu quyết liệt, sâu sát, cụ thể, thiếu quyết tâm.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường chiều 2/6 - Ảnh: Quochoi.vn

Theo Bộ trưởng, vai trò của người đứng đầu chưa được phát huy, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, việc xử lý các vi phạm thì chậm trễ trong quản lý và sử dụng đầu tư công.

Thứ tư là các yếu tố bất thường khác và các đặc thù của đầu tư công. Trong 2 năm vừa qua, dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh đến việc giải ngân đầu tư công, nhất là vào thời điểm áp dụng cách ly, phong tỏa và giãn cách.

Cùng với đó là giá nguyên, nhiên vật liệu, cước phí vận chuyển tăng cao, việc huy động các lao động, nhà thầu, máy móc, trang thiết bị cũng bị gián đoạn; công tác thi công và tích lũy khối lượng thường dồn vào cuối năm để nghiệm thu và phụ thuộc vào tiến độ của hợp đồng cũng như là tạm ứng.

“Từ đầu năm đến nay chủ yếu tập trung vào làm thủ tục và triển khai các dự án của kỳ kế hoạch trước và theo các quy định của pháp luật liên quan phải thực hiện nhiều thủ tục như thiết kế, dự toán, điều chỉnh…mất từ 6 đến 8 tháng. Do đó tiến độ giải ngân của khởi công mới chỉ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm”, ông Dũng nói thêm.

Từ những phân tích trên, để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công, các tồn tại, hạn chế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng không thể chỉ được quan tâm giải quyết trước mắt mà cần phải được giải quyết căn cơ lâu dài thông qua việc tiếp tục hoàn thiện thể chế và thay đổi cách tiếp cận, quản lý, sử dụng nguồn vốn và phù hợp với cả yêu cầu phát triển.

Không chỉ giải quyết bằng Luật Đầu tư công mà còn phải giải quyết thông qua việc sửa đổi các luật khác thuộc các ngành, lĩnh vực liên quan, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đánh giá cao các giải pháp mà nhiều đại biểu đã nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu và báo cáo Chính phủ và Quốc hội để có các giải pháp hữu hiệu hơn trong thời gian tới để đẩy nhanh tiến độ của các dự án đầu tư công.

Theo báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2022 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch.

Số vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa giải ngân của Trung ương là 71.600 tỷ đồng, trong đó có 16.000 tỷ đồng của các Chương trình mục tiêu quốc gia đều chưa được phân bổ, giải ngân trong năm 2021, phải chuyển nguồn sang năm 2022; giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 32,85% dự toán.

Một số bộ, cơ quan trung ương giải ngân rất thấp, chỉ đạt dưới 20% kế hoạch, như Bộ Khoa học và Công nghệ 10,72%; Bộ Thông tin và Truyền thông 2,94%, Ủy ban Dân tộc 0%; Đại học Quốc gia TP.HCM: 5,52%.

Tỷ lệ giải ngân 4 tháng đầu năm chỉ đạt 16,36% (thấp hơn mức 17,04% so với cùng kỳ năm 2021) trong khi nhiệm vụ giải ngân năm 2022 rất nặng nề. Giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt xấp xỉ 4,4% kế hoạch. Có tới 17 bộ, cơ quan trung ương chưa thực hiện giải ngân.

Nguồn bài viết: Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lý giải nguyên nhân của chậm giải ngân vốn đầu tư công - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Hơn 4 tháng, tín dụng bất động sản tăng 10,19%

Tín dụng bất động sản là đối tượng được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên chỉ ở những dự án phân khúc lớn, những dự án có tính chất đầu cơ, thậm chí có tính chất lũng đoạn giá…

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Tại cuộc họp báo Chính phủ diễn ra vào chiều 4/6, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tín dụng bất động sản trong thời gian gần đây có tăng trưởng nhưng ở mức bình thường. Đến giữa tháng 4/2022, tín dụng bất động sản tăng và đạt dư nợ là 2.288 nghìn tỷ đồng, mức tăng đạt 10,19% so với cuối năm 2021.

Như vậy, tổng dư nợ của tín dụng bất động sản chiếm 19,16% tổng dư nợ của nền kinh tế, trong đó tổng dư nợ của tín dụng bất động sản bị kiểm soát chặt chiếm 1/3. Tín dụng tạo điều kiện chiếm 2/3 tổng dư nợ tín dụng bất động sản.

Theo ông Tú, gần đây có một số phương tiện thông tin đại chúng và một số chuyên gia hay dùng từ “siết tín dụng” bất động sản.

Tuy nhiên, ông Tú khẳng định, Ngân hàng Nhà nước chưa bao giờ phát ngôn hay có văn bản nào sử dụng từ “siết tín dụng” đối với lĩnh vực nói trên. Từ trước tới nay, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước vẫn theo tinh thần kiểm soát chặt chẽ tín dụng ở một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn như bất động sản, chứng khoán.

Mặc dù, bất động sản cũng là đối tượng được kiểm soát chặt chẽ nhưng chỉ ở những dự án phân khúc lớn, những dự án có tính chất đầu cơ, thậm chí có tính chất lũng đoạn giá.

“Chính vì vậy, chúng tôi vẫn thấy đây là quan điểm cũng như tinh thần chỉ đạo từ trước đến nay và tiếp tục được thực hiện trong năm 2022 và những năm tiếp theo”, ông Tú nêu.

Riêng đối với tín dụng ở những lĩnh vực tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh vẫn được khuyến khích, như tập trung vào phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Thực tế, trong Nghị định 31 hay Thông tư 03 vừa ban hành đều có hướng dẫn hỗ trợ 2% lãi suất cho tất cả các đối tượng thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, hoặc cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục do Bộ Xây dựng đề xuất.

“Điều này chứng tỏ rằng không phải tất cả lĩnh vực bất động sản đều bị siết chặt tín dụng và không có nghĩa rằng nguồn cung bất động sản bị thiếu do bị siết tín dụng,” Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Trước đó, khi trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề tín dụng bất động sản, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho rằng, hiện có đến 70% tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng là bất động sản.

“Ngành kinh doanh bất động sản đang rất khó khăn nhưng giá bất động sản đã tăng gấp mấy lần so với trước và khi giá giảm mạnh, ai sẽ phải chịu rủi ro? Nếu cứ cho vay nhiều, đến khi không thể bán được, sẽ cực kỳ khó khăn nên phía ngân hàng cũng xem xét cho vay bất động sản hết sức thận trọng", ông Hùng nói.

Không chỉ vậy, theo ông Hùng, nếu thị trường bất động sản “đóng băng”, không chỉ ảnh hưởng đến tín dụng bất động sản mà còn ảnh hưởng đến các khoản nợ nói chung bởi lĩnh vực này liên quan đến rất nhiều ngành nghề khác như: điện, xi măng, sắt thép…

Tổng Thư ký VNBA nhấn mạnh: “Đây là ngành rất quan trọng nên phải có sự nhìn nhận đúng đắn, có sự quản lý phù hợp, không nên “siết” như giai đoạn 2009 - 2010 nhưng ngân hàng phải cảnh báo, rà soát…”.

Cũng theo vị Tổng Thư ký trên, thời gian tới, nếu qua rà soát các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý phát hiện có sự lập lờ giữa cho vay nhà ở với cho vay kinh doanh bất động sản thì hệ số an toàn của tổ chức tín dụng sẽ sụt giảm rất lớn vì hệ số hệ số rủi ro với tín dụng kinh doanh bất động sản ở mức rất cao, lên đến 200 - 250%.

“Chính sách điều hành tín dụng của ngành Ngân hàng đối với lĩnh vực bất động sản được đánh giá khá linh hoạt. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước không đặt vấn đề siết hay cấm tín dụng bất động sản nhưng luôn có cảnh báo”, ông Hùng nêu quan điểm.

Nguồn bài viết: Hơn 4 tháng, tín dụng bất động sản tăng 10,19% - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Dòng vốn bùng nổ qua các quỹ ETF, nhà đầu tư sắp có thêm lựa chọn với ‘khẩu vị’ Midcap

Quỹ ETF DCVFM VNMIDCAP là quỹ đại chúng dạng mở, được hình thành từ việc tiếp nhận, hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ và được niêm yết, giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE). Đây là quỹ ETF thứ 3 được Dragon Capital cho ra mắt sau DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF và là quỹ ETF nội thứ 10 trên thị trường.

Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam (DCVFM) thông báo được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán ra công chúng cho Quỹ ETF DCVFM VNMIDCAP. Đây là quỹ ETF thứ 3 được Dragon Capital cho ra mắt sau DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF và là quỹ ETF nội thứ 10 trên thị trường.

Quỹ ETF DCVFM VNMIDCAP là quỹ đại chúng dạng mở, được hình thành từ việc tiếp nhận, hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ và được niêm yết, giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE). Mục tiêu đầu tư của DCVFM VNMIDCAP ETF là mô phỏng gần nhất có thể về biến động (performance) của chỉ số VNMIDCAP.

Chỉ số Vietnam Midcap Index (VNMIDCAP) là bộ chỉ số do HoSE xây dựng từ rổ cổ phiếu thành phần của VNAllshare, gồm 70 công ty có giá trị vốn hóa cao nhất sau VN30 đáp ứng tư cách tham gia vào bộ chỉ số và các điều kiện sàng lọc cụ thể.

Thời gian gần đây, dòng vốn qua ETF đang dẫn đầu xu hướng trở lại của khối ngoại trên thị trường Việt Nam trong khi các quỹ chủ động vẫn đang bán ròng khá mạnh. Trong tháng 5 vừa qua, riêng 4 quỹ gồm DCVFM VNDiamond ETF, Fubon FTSE Vietnam ETF, DCVFM VN30 ETF và SSIAM VNFINLead ETF đã hút ròng tổng cộng 5.100 tỷ đồng. Nhờ đó, thị trường tiếp tục ghi nhận tháng thứ 2 liên tiếp khối ngoại mua ròng với giá trị gần 3.200 tỷ đồng


Các quỹ ETF hút ròng mạnh trong tháng 5

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng dòng tiền có chọn lọc khắt khe đã dẫn đến sự phân hóa rõ rệt giữa các quỹ ETF. Các quỹ có danh mục tham chiếu chất lượng sẽ là tiếp tục thu hút ròng tiền cũng như có hiệu suất tốt và ngược lại.

Sự khác biệt được phản ánh rõ qua tình hình hoạt động của bộ đôi quỹ ETF đang được Dragon Capital quản lý là DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF. Diamond ETF mô phỏng theo rổ VNDiamond với các cổ phiếu hết room “hot” như FPT, MWG, PNJ, REE chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó, DCVFM VN30 ETF mô phỏng theo rổ VN30 với nhiều cái tên không thật sự hấp dẫn khối ngoại và có phần “đuối” hơn so với thị trường chung.

Do đó, không bất ngờ khi DCVFM VNDiamond ETF hút ròng đến 4.700 tỷ đồng từ đầu năm còn DCVFM VN30 ETF vẫn bị rút ròng hơn 1.200 tỷ đồng. DCVFM VNDiamond ETF cũng là cái tên hiếm hoi gần “về bờ” sau giai đoạn sóng gió trong khi hầu hết các quỹ đầu tư lớn khác trên thị trường đều thua lỗ nặng sau 5 tháng đầu năm, trong đó DCVFM VN30 ETF có hiệu suất âm hơn 13%.

Rõ ràng, mức độ hấp dẫn của DCVFM VNMIDCAP ETF sẽ còn phải chờ đợi xem danh mục cụ thể của rổ chỉ số mô phỏng ra sao. Tuy nhiên, với sự bùng nổ dòng vốn qua ETF thời gian qua, tân binh này đang được kỳ vọng sẽ mang đến thêm lựa chọn chất lượng cho nhà đầu tư qua đó tiếp tục góp phần thu hút dòng vốn ngoại trở lại TTCK Việt Nam.

Thực tế, nhiều quỹ ngoại lớn như Dragon Capital, PYN Elite Fun,… vẫn đánh giá cao TTCK Việt Nam nhờ yếu tố vĩ mô ổn định và tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết được dự báo ở mức 20-25% năm 2022 sẽ là động lực cho thị trường tăng trưởng trong trung và dài hạn. Thêm nữa, nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Markets), Việt Nam có thể đón nhận tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD đổ vào thị trường.

Nguồn: Ndh

Đề xuất mua bán nhà đất phải thanh toán qua ngân hàng

Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung quy định chuyển nhượng bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát giao dịch, quản lý thuế.

Đây là một trong các giải pháp Bộ Tài chính đề xuất với các cấp có thẩm quyền để quản lý thuế với hoạt động chuyển nhượng bất động sản hiệu quả trong thời gian tới.

Việc thực hiện giao dịch qua ngân hàng, theo Bộ Tài chính, giúp minh bạch kiểm soát giao dịch của các ngành, phục vụ quản lý giao dịch tài sản, bất động sản và quản lý thuế nói riêng.

Tình trạng trốn thuế, kê khai giá bán nhà đất thấp hơn thực tế đang phổ biến. Theo chia sẻ của Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên thảo luận ở Quốc hội tuần trước, nhiều trường hợp kê khai thấp hơn tới hàng chục lần.

“Có trường hợp người nộp thuế kê khai giá tính thuế chỉ 500 triệu đồng, nhưng họ bán bất động sản giá 10 tỷ đồng, tức kê khai thấp hơn 20 lần. Thậm chí có trường hợp kê khai thấp hơn 40 lần, còn bình quân giá kê khai thấp hơn 6 lần giá thực tế chuyển nhượng”, ông Phớc nói.

Ngoài bổ sung quy định thanh toán qua ngân hàng, Bộ Tài chính cũng đề xuất rà soát các quy định về chuyển nhượng bất động sản để sửa đổi nhằm thống nhất, đồng bộ.

Xuất phát từ nhiều giao dịch kê khai giá rất thấp với thực tế để né thuế, Bộ Tài chính đã siết chặt thu thuế. Nhưng quá trình này đang phát sinh nhiều bất cập khiến cả người dân và cán bộ thuế lúng túng với việc “xác định giá đúng”.

Theo phản ánh của đại biểu Quốc hội, cán bộ thuế mỗi nơi cũng đang làm một kiểu. Nhiều nơi yêu cầu tính giá thuế thêm cao hơn kê khai 1,2-1,5 lần, có nơi yêu cầu cao hơn 2 lần mới giải quyết còn không sẽ bị ngâm hồ sơ.

Trước thực trạng này, Bộ Tài chính cho biết sắp tới sẽ chỉ đạo cơ quan thuế tuyên truyền để người dân hiểu đầy đủ, chính xác về nghĩa vụ và lợi ích nộp thuế, đồng thời ý thức được những rủi ro, trách nhiệm khi kê khai giá không đúng. Tổng cục thuế cũng sẽ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đã giao dịch và kê khai thuế để làm căn cứ tính thuế.

Đồng thời cơ quan thuế cũng có kế hoạch kiểm tra tính liêm chính của cán bộ thuế, đồng thời kiến nghị thực hiện các biện pháp xử lý hành vi trốn thuế trong hoạt động chuyển nhượng, kinh doanh bất động sản.

Theo số liệu của ngành tài chính, 5 tháng đầu năm nay tổng thu thuế từ chuyển nhượng bất động sản khoảng 16.200 tỷ đồng, vượt thu cùng kỳ năm ngoái 6.600 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Đề xuất mua bán nhà đất phải thanh toán qua ngân hàng - VnExpress Kinh doanh

‘Kinh tế Việt Nam ổn định trong giông bão’: Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh và năng lực điều hành

(Chinhphu.vn) - Ý kiến chuyên gia đánh giá: Để Việt Nam trụ hạng trong bối cảnh “giông bão” thời gian qua, Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động. Đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, thế giới bất ổn nhưng Việt Nam vẫn ổn định.

05/06/2022 17:19

'Kinh tế Việt Nam ổn định trong giông bão': Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh và năng lực điều hành - Ảnh 1.

Để Việt Nam trụ hạng trong bối cảnh “giông bão” thời gian qua, Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chiều ngày 5/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể - tọa đàm cấp cao của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 với chủ đề “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới”.

Tại Diễn đàn, các đại biểu, chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung thảo luận, làm rõ nội hàm về nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam trong bối cảnh và điều kiện mới hiện nay, nhất là yêu cầu về tự chủ khoa học, công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; các tiêu chí đánh giá mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Cùng với đó, làm rõ thực trạng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua; những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của một số nước về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam.

Các đại biểu cũng đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hoặc ban hành các chủ trương, chính sách, biện pháp mới để củng cố và phát huy sức mạnh nội lực của nền kinh tế, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc từ bên ngoài; đề xuất cách tiếp cận và các chính sách, giải pháp để bảo đảm giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế trong thời gian tới.

Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá thế giới đang trải qua một giai đoạn đầy rủi ro, bất trắc, đang cấu trúc lại. Trong bối cảnh đó, những phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoa Kỳ về nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập thực chất, hiệu quả đã cho thấy nhiều bài học lớn.

Trước hết, ông Trần Đình Thiên nhắc tới bài học về toàn cầu hóa, liên kết để cùng tồn tại, như phát biểu của Thủ tướng là không quốc gia nào còn an toàn khi quốc gia khác còn phải chống dịch, không người dân nào an toàn khi có người khác còn nhiễm bệnh.

Cùng với đó là bài học về “luật chơi”, không thể “một mình một chợ” hay tự cô lập trong thế giới toàn cầu hóa; bài học “lợi thế đi sau”, tích cực triển khai kinh tế số và công nghệ cao, chuyển đổi số; bài học chuẩn bị năng lực đón đầu xu thế di chuyển các chuỗi sản xuất.

Để Việt Nam trụ hạng trong bối cảnh “giông bão” vừa qua, Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động.

Điển hình, TS .Trần Đình Thiên nhắc tới việc đích thân Thủ tướng đi vào các tâm dịch, các trung tâm kinh tế lớn để hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh khó khăn. Việc chống dịch nhưng không làm đứt chuỗi nền kinh tế thị trường và mở cửa; tránh phương thức quản lý mệnh lệnh hành chính và cơ chế xin – cho…

Việt Nam chưa mạnh nhưng có tầm nhìn, khát vọng, năng lực chớp thời cơ, có nền tảng tốt cho phát triển

Vị chuyên gia kinh tế cũng đánh giá chương trình phục hồi và phát triển mà Chính phủ đang triển khai không chỉ có ý nghĩa sau đại dịch mà còn trong thời điểm Việt Nam có thể tận dụng thời cơ để bứt lên.

Việt Nam chưa mạnh nhưng có tầm nhìn, khát vọng, năng lực chớp thời cơ, có nền tảng tốt cho phát triển. Nền kinh tế có đà, có thế, có khát vọng để vươn dậy.

“Hoàn cảnh không bình thường thì tư duy và giải pháp phải khác thường”, vị chuyên gia kinh tế nói. Khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu cũng là cơ hội để Việt Nam thực hiện cuộc chuyển đổi mạnh mẽ về phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng.

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải giải quyết những lo ngại về lạm phát đồng thời với việc bảo đảm tín dụng cho nền kinh tế; thúc đẩy giải ngân hiệu quả đầu tư công…

'Kinh tế Việt Nam ổn định trong giông bão': Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh và năng lực điều hành - Ảnh 3.

TS. Vũ Thành Tự Anh: Việt Nam đang giữ được trạng thái ổn định trong một thế giới biến động, như “một vịnh tránh bão trong cơn biển động”. Đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, thế giới bất ổn nhưng Việt Nam vẫn ổn định. Ảnh VGP/Nhật Bắc

"Việt Nam như vịnh tránh bão trong cơn biển động"

TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý (Đại học Fulbright) nhận định kinh tế Việt Nam đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức, bên cạnh rất nhiều cơ hội.

Ông đặc biệt nhấn mạnh việc Việt Nam đang giữ được trạng thái ổn định trong một thế giới biến động, như “một vịnh tránh bão trong cơn biển động”.

“Chúng ta mở cửa mà vẫn giữ được trạng thái này và phải khen ngợi các bộ, ngành quản lý vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh. Đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, thế giới bất ổn nhưng Việt Nam vẫn ổn định, kể cả những cuộc khủng hoảng năm 1997-1998 và 2008-2009”, ông Vũ Thành Tự Anh nói. Vị chuyên gia nói thêm, Việt Nam có cơ hội lớn để thu hút các khoản đầu tư đang chuyển dịch.

Việt Nam đang có vị trí rất tốt, tương lai tươi sáng

Ông Yoshiki Takeuchi, Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá nhờ các chính sách quản lý dịch bệnh rất linh hoạt, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới đã duy trì được tăng trưởng dương năm 2020.

Năm 2021, do biến chủng mới Delta lây lan rất nhanh, Việt Nam đã buộc phải áp dụng các biện hành chính nghiêm khắc và sau đó chuyển hướng kịp thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, nhờ chương trình tiêm chủng hết sức hiệu quả và thành công.

Nhắc tới những rủi ro của kinh tế Việt Nam do tác động từ tình hình thế giới, trong khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn, ông Yoshiki Takeuchi khẳng định OECD sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam quản trị các rủi ro này.

Đánh giá Việt Nam đang tích cực và cơ bản thực hiện hiệu quả các khuyến nghị quản lý rủi ro của OECD, Phó Tổng Thư ký OECD đề cập một số vấn đề như cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách… để Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng kiên cường và bền vững hơn nữa trong thời gian tới.

'Kinh tế Việt Nam ổn định trong giông bão': Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh và năng lực điều hành - Ảnh 4.

Ông Andrew Jeffries: Việt Nam đang có vị trí rất tốt, tương lai tươi sáng. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định Việt Nam đang có vị trí rất tốt, tương lai tươi sáng, với các chiến lược, mục tiêu, chính sách tốt đã có và việc thực thi là vấn đề mấu chốt.

Trong đó, Giám đốc ADB tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì nợ công ở mức quản lý được và chính sách tài khóa phù hợp để đề phòng các bất trắc có thể xảy ra.

Nguồn: Thông tin chính phủ

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã lên 112%

image

BSR và GAS là 2 cổ phiếu biến động tích cực nhất nhóm vốn hóa lớn.

Thị trường chứng khoán đi ngang trong tuần giao dịch từ 30/5-3/6, trong đó, VN-Index có tuần hồi phục thứ ba liên tiếp khi tăng 2,53 điểm (0,2%) so với tuần trước đó lên mức 1.287,98 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,69 điểm (-0,22%) xuống 310,48 điểm, tương tự, UPCoM-Index cũng giảm 1,12 điểm (-1,18%) xuống 94,17 điểm.

Thanh khoản thị trường tăng nhẹ so với tuần trước đó. Tổng giá trị khớp lệnh bình quân đạt 18.727 tỷ đồng/phiên, tăng 8,2% so với tuần trước, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân riêng sàn HoSE đạt 16.321 tỷ đồng/phiên, tăng 1,7%.

Tại nhóm cổ phiếu lớn sự phân hóa ra diễn ra rõ nét, trong đó, các mã thuộc ngành dầu khí biến động tích cực. BSR của Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) tăng đến hơn 15% và GAS của PV GAS (HoSE: GAS) cũng tăng gần 13%. Tiếp sau đó, MWG của Đầu tư thế giới di dộng (HoSE: MWG) đứng thứ 3 trong danh sách tăng giá ở top 30 vốn hóa với 4,4%.

Ở chiều ngược lại, HPG của Hòa Phát (HoSE: HPG) tiếp tục gây thất vọng khi giảm 5,8% chỉ sau một tuần giao dịch. Mới đây doanh nghiệp này thông báo ngày 20/6 đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2021. Doanh nghiệp sẽ trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5%, 1 cổ phiếu được nhận 500 đồng và trả cổ phiếu tỷ lệ 30%, 10 cổ phiếu cũ sẽ nhận 3 cổ phiếu phiếu mới.

Cổ phiếu VGI của Viettel Global (UPCoM: VGI) cũng giảm 4,6% từ mức 31.610 đồng/cp xuống còn 30.155 đồng/cp.

Tăng giá

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn HoSE thuộc về YEG của Tập đoàn Yeah1 ( HoSE: YEG ) với 31,7%. Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, HĐQT Tập đoàn Yeah1 trình kế hoạch kinh doanh năm nay gồm doanh thu hợp nhất 588 tỷ đồng, giảm 46% so với thực hiện năm trước; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 24,7 tỷ đồng, tăng 25%. Mới đây, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch Tập đoàn Yeah1 đã thoái hơn 4 triệu cổ phiếu YEG theo phương thức giao dịch thỏa thuận/khớp lệnh trong ngày 1/6. Trước đó, ngày 26/5, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát thông báo đã bán hơn 4,1 triệu cổ phiếu YEG, giảm sở hữu xuống 262.624 đơn vị, tỷ lệ giảm từ 13,98% xuống 0,84%.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã lên 112% - Ảnh 1.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

Hai cổ phiếu khác ở sàn HoSE cũng tăng trên 20% là TNC của Cao su Thống Nhất (HoSE: TNC) và TMT của Ô tô TMT (HoSE: TMT).

Tại sàn HNX, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là HPM của Khoáng sản Hoàng Phúc (HNX: HPM) với 30,5%. Hai cổ phiếu tiếp theo là L61 của Lilama 69-1 (HNX: L61) và PSC của Vận tải Petrolimex SG (HNX: PSC) với mức tăng lần lượt 25,3% và 22%. Tuy nhiên, điểm chung của cả 3 cổ phiếu trên là thanh khoản rất thấp với khối lượng khớp lệnh bình quân chỉ hơn 100 đơn vị/phiên.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã lên 112% - Ảnh 2.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường thuộc về CCV của Tư vấn Xây dựng Công nghiệp và Đô thị Việt Nam (UPCoM: CCV) với 112% từ chỉ 17.500 đồng/cp lên 37.100 đồng/cp. Dù vậy, CCV cũng nằm trong diện thanh khoản rất thấp. Trong tuần qua, cổ phiếu này khi có 4 phiên giao dịch và khớp lệnh 100 đơn vị/phiên.

Đa số các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn UPCoM đều thuộc diện thanh khoản rất thấp.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã lên 112% - Ảnh 3.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

Giảm giá

TGG của Louis Capital (HoSE: TGG) là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất sàn HoSE trong tuần qua với 14,7%. Mới đây, Louis Holdings, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Mai Long, Chủ tịch HĐQT Louis Capital đăng ký bán 760.000 cổ phiếu TGG. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 26/5 đến ngày 24/6, theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn. Nếu giao dịch thành công, Louis Holdings sẽ giảm sở hữu tại TGG từ hơn 7,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 27,84% xuống còn hơn 6,83 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 25,02%.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã lên 112% - Ảnh 4.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu có yếu tố thị trường cao như TDH của Thủ Đức House (HoSE: TDH), DLG của Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG), DRH của DRH Holdings (HoSE: DRH) hay LDG của Đầu tư LDG (HoSE: LDG) đều nằm trong danh sách giảm giá mạnh ở sàn HoSE.

Tại sàn HNX, cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là VDL của Thực phẩm Lâm Đồng (HNX: VDL) với gần 25%. Tiếp sau đó, THD của Thaiholdings (HNX: THD) tiếp tục giảm 22,3% chỉ sau một tuần giao dịch. Ông Nguyễn Đức Thụy vừa đăng ký bán toàn bộ 87,4 triệu cổ phiếu, tương đương 24,97% vốn của THD. Thời gian giao dịch từ 1/6 đến 30/6. Phương thức thực hiện có thể khớp lệnh hoặc thỏa thuận, mục đích giao dịch là cơ cấu danh mục đầu tư.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã lên 112% - Ảnh 5.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

Ở sàn UPCoM, đa số các cổ phiếu giảm mạnh đều có thanh khoản rất thấp. Cổ phiếu giảm mạnh nhất thuộc về BMN của Công ty 715 ( UPCoM: BMN ) với gần 40%. Tuy nhiên, BMN chỉ có duy nhất một phiên xuất hiện giao dịch khớp lệnh vào 1/6 với 300 đơn vị, trước đó, cổ phiếu này đã không có giao dịch khớp lệnh trong 36 phiên liên tiếp.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã lên 112% - Ảnh 6.
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.

Nguồn bài viết: 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Có mã lên 112%

TIN THẾ GIỚI 6-6: Ngoại trưởng Nga không công du được; Hàn Quốc và Mỹ phóng 8 tên lửa

TTO - Các nước xung quanh Serbia đóng cửa không phận với chuyến bay dự kiến của ngoại trưởng Nga; Hàn Quốc và Mỹ phóng tên lửa; Ukraine kiểm soát 1/2 thành phố Severodonetsk; Xả súng hàng loạt ở Mỹ… là một số tin thế giới đáng chú ý sáng 6-6.

TIN THẾ GIỚI 6-6: Ngoại trưởng Nga không công du được; Hàn Quốc và Mỹ phóng 8 tên lửa - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Ảnh: REUTERS

  • Ngày 5-6, một nguồn tin cấp cao trong Bộ Ngoại giao Nga xác nhận với Hãng tin Interfax rằng chuyến thăm dự kiến của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tới Serbia đã bị hủy sau khi các nước xung quanh Serbia đóng cửa không phận của họ đối với chuyến bay dự kiến của ông Lavrov.

Nguồn tin này xác nhận thông tin Bulgaria, Bắc Macedonia và Montenegro đã đóng không phận đối với chuyến bay này. Sáng 6-6, Hãng tin Tass cũng đưa tin Đại sứ quán Nga tại Montenegro xác nhận Montenegro đã đóng cửa không phận đối với chuyến bay dự kiến chở ông Lavrov.

Lúc đầu, theo Bộ Ngoại giao Nga, ông Lavrov dự kiến đến thăm Serbia vào ngày 6 và 7-6. Ông dự kiến sẽ hội đàm với tổng thống và ngoại trưởng Serbia cũng như chủ tịch Quốc hội nước này để thảo luận về hợp tác chính trị và kinh tế, cũng như trao đổi ý kiến về tình hình ở khu vực Balkan và các vấn đề quốc tế.

Theo Hãng tin Reuters, Serbia có quan hệ văn hóa thân thiết với Nga. Liên quan “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine, Serbia đã không gia nhập các nước phương Tây trong việc áp các biện pháp trừng phạt nhằm vào Matxcơva.

  • Ngày 6-6, truyền thông Hàn Quốc dẫn thông báo của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết Hàn Quốc và Mỹ đã phóng thử 8 quả tên lửa vào “các mục tiêu khác nhau”. Đây là động thái được cho là nhằm đáp trả vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên.

Trước đó, theo Hãng thông tấn Yonhap, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng 8 tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào vùng biển phía Đông sáng 5-6, một ngày sau khi Hàn Quốc và Mỹ hoàn thành một cuộc tập trận chung gần bán đảo Triều Tiên.

  • Anh kết thúc bốn ngày Đại lễ bạch kim kỷ niệm 70 năm Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi. Lễ rước hoành tráng qua các đường phố London vào ngày 5-6 với sự tham gia của hơn 10.000 người, gồm các nhạc công quân đội, vũ công, nghệ sĩ biểu diễn và những nhân vật nổi tiếng đã khép lại 4 ngày Đại lễ bạch kim kỷ niệm 70 năm Nữ hoàng Anh Elizabeth II lên ngôi.

Sau khi không tham dự một số sự kiện của đại lễ do gặp khó khăn về di chuyển, nữ hoàng đã xuất hiện vào ngày cuối của đại lễ, vẫy chào công chúng từ bancông Cung điện Buckingham cùng thái tử Charles, công nương Camilla và công tước, nữ công tước xứ Cambridge và các con.

TIN THẾ GIỚI 6-6: Ngoại trưởng Nga không công du được; Hàn Quốc và Mỹ phóng 8 tên lửa - Ảnh 2.

Tại lễ rước, cỗ xe ngựa vàng Gold State Coach chở nữ hoàng đến tu viện Westminster ngày bà đăng quang vào năm 1953 lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau 20 năm - Ảnh: REUTERS

  • Theo Hãng tin AFP, ngày 5-6, phía Ukraine cho biết lực lượng của họ đã kiểm soát một nửa thành phố Severodonetsk. Thông tin này do tỉnh trưởng Sergiy Gaidai của Lugansk thuộc vùng Donbass cung cấp, nhưng ông cho rằng lực lượng Nga sẽ thực hiện một cuộc phản công lớn trong những ngày tới.

Severodonetsk là thành phố lớn nhất ở khu vực Lugansk vẫn còn nằm trong tay lực lượng Ukraine. Đây là địa điểm quan trọng đối với cuộc chiến giành quyền kiểm soát vùng Donbass ở miền đông Ukraine.

Ông Gaidai nói rằng lực lượng phía Nga đã được giao nhiệm vụ giành quyền kiểm soát thành phố Severodonetsk vào ngày 10-6 tới cũng như một tuyến đường vận tải quan trọng kết nối 2 thành phố gần đó là Lysychansk và Bakhmut.

“Trong 5 ngày tới, số cuộc pháo kích do pháo hạng nặng từ Nga sẽ tăng lên đáng kể” - ông dự đoán.

  • Ngày 5-6, Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông Zelensky đã đến thăm các binh sĩ tiền tuyến ở khu vực Zaporizhzhia thuộc đông nam Ukraine, một tuần sau chuyến đi tương tự tới khu vực Kharkov ở đông bắc nước này.

TIN THẾ GIỚI 6-6: Ngoại trưởng Nga không công du được; Hàn Quốc và Mỹ phóng 8 tên lửa - Ảnh 3.

Tro bụi và hơi nước phun ra từ núi lửa Bulusan ở tỉnh Sorsogon, Philippines vào ngày 5-6 - Ảnh: AP

  • Núi lửa Bulusan ở tỉnh Sorsogon (đông nam thủ đô Manila của Philippines) đã phun cột tro bụi và hơi nước cao khoảng 1km lên bầu trời vào ngày 5-6, khiến các ngôi làng gần đó bị ảnh hưởng. Theo Hãng tin AP, hiện tại không có thông tin về số người thương vong.

Một dân làng tên Rica Tomale đang treo quần áo của bà thì tro bụi đổ xuống thị trấn ven biển Juban gần ngọn núi lửa Bulusan, khiến bầu trời tối lại. Có 2 chiếc xe máy bị trượt trên đường phố phủ đầy tro bụi, nhưng những người điều khiển xe không bị thương.

“Tôi sợ hãi chạy vào nhà. Chúng tôi vội vàng đeo khẩu trang” - bà Tomale, một bà mẹ hai con, nói và cho biết thêm bà rất ngạc nhiên vì trước đó không nghe thấy tiếng nổ từ núi lửa.

  • Theo Hãng tin AFP, tổng cộng 5 người đã thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương trong 2 vụ xả súng vào cuối tuần qua ở Mỹ , gồm một vụ ở TP Philadelphia (bang Pennsylvania) vào cuối ngày 4-6 và một vụ khác ở TP Chattanooga (bang Tennessee) vào đầu ngày 5-6.

Diễn biến này tiếp tục gây chấn động cho một nước Mỹ đang đối mặt với bạo lực súng đạn, vốn đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người Mỹ chỉ trong năm nay và không có dấu hiệu suy giảm.

  • Ngày 5-6, các quan chức Bangladesh cho biết ít nhất 16 người thiệt mạng và 170 người khác bị thương sau khi hỏa hoạn xảy ra tại một kho chứa container ở miền nam Bangladesh. Vụ hỏa hoạn bùng phát ngay trước nửa đêm tại kho chứa container ở Sitakunda, cách cảng Chittagong khoảng 40km.

  • Theo Hãng tin AFP, ít nhất 18 người được xác nhận đã thiệt mạng sau khi một chiếc xe buýt chở 29 hành khách rơi xuống một hẻm núi ở bang Uttarakhand, miền bắc Ấn Độ, vào ngày 5-6.

Nguồn bài viết: TIN THẾ GIỚI 6-6: Ngoại trưởng Nga không công du được; Hàn Quốc và Mỹ phóng 8 tên lửa - Tuổi Trẻ Online

Để giảm bớt mức biến động của giá xăng dầu trong nước: Cần thay đổi cách định giá

Xăng dầu là một loại hàng hóa có giá luôn biến động, kể cả khi một quốc gia có khả năng chủ động nguồn cung. Với những nước mà phần lớn nhu cầu xăng dầu phải dựa vào nhập khẩu, thì giá xăng dầu sẽ phụ thuộc nhiều hơn, khó “can thiệp” hơn. Điều này sẽ còn tăng mức độ thách thức cho cơ quan điều hành khi đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập…

Xăng dầu là một loại hàng hóa có giá luôn biến động, kể cả khi một quốc gia có khả năng chủ động nguồn cung.

Hầu như không nước nào thả nổi hoàn toàn giá xăng dầu vì đây là một mặt hàng hết sức thiết yếu. Nhưng cũng không thể áp đặt và không nên áp đặt những biện pháp can thiệp tốn kém nhiều chi phí và làm méo mó, kéo dài sự vận hành bình thường của thị trường xăng dầu, ngoại trừ những tình huống bất khả kháng, trong một khoảng thời gian ngắn, với nguồn lực cho phép.

CỐ ĐỊNH CÁC KHOẢN THU ĐỂ GIẢM MỨC BIẾN ĐỘNG GIÁ

Song, để làm cho giá xăng dầu tiêu thụ trong nước đỡ bị biến động mạnh vì những nguyên nhân xảy ra khá thường xuyên về cung – cầu hay rủi ro địa chính trị, sự cố về vận chuyển hoặc khai thác… đã, đang và sẽ xảy ra trên thế giới, Việt Nam cần và có thể thay đổi cách xác định giá xăng dầu (kể cả khi mà các bộ, ngành liên quan tham gia định giá như hiện nay, hay “buông ra” để giá vận hành một cách “tự do” hơn như nhiều nước đã và đang “quản lý” thị trường xăng dầu nội địa).

Hiện nay, Việt Nam đang định giá xăng dầu bán ra trên thị trường nội địa dựa vào mức giá bình quân của giá xăng dầu nhập khẩu trong khoảng 10 hay 15 ngày tại nguồn cung cấp (giá FOB, cũng có thể là giá CIB – đã bao gồm phí vận chuyển, bảo hiểm cho đến khi hàng đã về đến cảng).

Các bộ, ngành hữu quan đang dựa vào giá nhập nói trên, cộng thêm các thứ thuế, phí… phần lớn là tính theo tỷ lệ phần trăm để quy định mức giá tối đa mà các doanh nghiệp, đại lý bán lẻ được phép bán cho người tiêu dùng.

Cách tính thuế, phí… theo tỷ lệ phần trăm trên giá nhập khẩu (chẳng hạn thuế giá trị gia tăng 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế nhập khẩu 10%, thuế bảo vệ môi trường và phí khác; tổng cộng khoảng 44%) đã làm biến động (tăng – giảm) giá xăng dầu trong nước đi cùng mức tăng giảm của giá quốc tế, khiến cho sự biến động giá gần như hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, nhất là khi có nhiều biến động địa chính trị và rủi ro bất thường trên thế giới, trong khi có thể làm giảm bớt mức độ biến động của giá tiêu thụ trong nước bằng cách thay các loại thuế – phí… do Việt Nam quy định, từ chỗ tính theo phần trăm căn cứ vào giá nhập, sang một mức thu thuế – phí, các khoản trích lập được xác định bằng số tuyệt đối.

Về lý mà nói thì điều này không có gì phải bàn cãi. Việc giá xăng dầu quốc tế tăng hay giảm không phải là nguyên nhân bất khả kháng để chúng ta buộc phải tăng hay giảm tương ứng mức thu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, phí bảo trì đường bộ, phí lưu thông hay lợi nhuận định mức cho một lít xăng dầu khi bán ra cho người tiêu dùng. Ngân sách nhà nước cũng không được dự toán với mục tiêu tăng thu hay giảm thu vì giá xăng dầu quốc tế biến động (hiện ta vẫn dùng một mức giá trung bình, dự báo, để lập kế hoạch thu – chi ngân sách hàng năm).

Vậy thì tại sao chúng ta không cố định các khoản thu này, để giá trong nước biến động với mức độ thấp hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng trong nước dễ đương đầu và thích nghi hơn với biến động của giá xăng dầu?

NHÀ NƯỚC KHÔNG CẦN CAN THIỆP THƯỜNG XUYÊN ĐỊNH GIÁ XĂNG DẦU

Xin đưa ra một ví dụ, với các con số giả định để minh họa cho đề xuất nói trên.

Chẳng hạn, nếu tính quy các khoản thuế, phí… mà chúng ta đang thu hoặc muốn thu một thùng xăng nhập khẩu là khoảng 100 USD; giá xăng nhập về đến cảng là 100 USD, thì giá bán 1 thùng xăng đến tay người tiêu dùng sẽ là 200 USD (tính phỏng chừng là 30.000 VND/lít); Khi giá xăng nhập tăng 50% lên 150 USD/thùng, giá xăng bán lẻ trong nước cũng chỉ tăng 25% (150 USD +100 USD giá mới so với 200 USD giá cũ); còn nếu cứ áp cách định giá mà các loại thuế – phí… được tính theo tỷ lệ phần trăm căn cứ vào giá nhập, thì giá bán lẻ trong nước cũng phải tăng lên 50% (nếu cơ quan có thẩm quyền không thể hoặc không được phép giảm thuế, phí đã định).

Việt Nam đang định giá xăng dầu bán ra trên thị trường nội địa dựa vào mức giá bình quân của giá xăng dầu nhập khẩu trong khoảng 10 hay 15 ngày tại nguồn cung cấp.

Như vậy, khi giá nhập khẩu giảm, thì giá bán trong nước sẽ giảm xuống với mức ít hơn. Với ví dụ nêu trên, nếu giá xăng nhập khẩu giảm còn một nửa, nghĩa là chỉ còn 50 USD/thùng, thì giá bán trong nước chỉ giảm khoảng 25%, từ 200 USD xuống còn 150 USD/thùng (tương đương khoảng 23.000 VND/lít): 150 USD (giá mới) so với 200 USD (giá cũ). Có lẽ sẽ xuất hiện những lời kêu ca là vì sao giá quốc tế giảm nhiều mà giá trong nước lại giảm ít, nhưng giải thích có tình, có lý sẽ tạo nên đồng thuận xã hội cao cho cách định giá mới (Theo ví dụ giả định ở trên, nếu áp dụng cách định giá như lâu nay thì biến động giá xăng dầu trong nước sẽ tăng hay giảm 50%, trong khi với cách định giá đề xuất thì giá trong nước chỉ tăng hay giảm 25%).

Tôi không biết với các quy định hiện hành thì chúng ta có tốn quá nhiều thời gian về thủ tục, quy trình… và cấp nào có thẩm quyền quyết định cuối cùng để chuyển sang cách định giá mà mình đề xuất không. Tôi cũng không phải là người tự mình nghĩ ra cách tính này.

Một số nước khác có thể không thu theo mức tuyệt đối toàn bộ các khoản phải thu và trích lập. Nhưng hiện đang thu theo mức tuyệt đối một số khoản thu mà Việt Nam đang thu theo tỉ lệ: ví dụ Nam Phi thu thuế xăng dầu là 1,5 Rand trên 1 lít xăng, 0,1 Rand thuế quản lí; Thái Lan thu thuế tiêu thụ 1 lít dầu diesel là 5,99 Baht; Canada thu thuế nhiên liệu 13 cent trên 1 lít xăng…

Đã có những nước, chẳng hạn như ở Anh, áp dụng cách định giá này từ lâu. Tôi cũng không phản đối Chính phủ có thêm những biện pháp can thiệp nếu cần để làm cho giá xăng dầu bán lẻ tương đối ổn định, hoặc trợ cấp cho đối tượng khó khăn để giá thị trường không bị méo mó, nhưng an sinh vẫn được chú ý thỏa đáng.

Hy vọng là những cơ quan có thẩm quyền tham khảo thêm đề xuất này trong khi thực thi nhiệm vụ được giao về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam. Khi đã quyết định mức thu tuyệt đối, ổn định vào ngân sách cũng như trích lập các loại quỹ, thì Nhà nước không cần phải can thiệp thường xuyên, định giá xăng dầu 10 – 15 ngày một lần như hiện nay nữa.

Thị trường xăng dầu sẽ vận hành một cách suôn sẻ, còn người tiêu dùng không còn phải ngóng đợi và ứng phó với các kỳ họp “liên ngành” về định giá xăng dầu như hiện nay.


(Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Nguồn bài viết: Để giảm bớt mức biến động của giá xăng dầu trong nước: Cần thay đổi cách định giá - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Elon Musk có “linh cảm rất xấu” về nền kinh tế, muốn giảm 10% số nhân viên Tesla

Đánh giá bi quan của Musk về tình hình kinh tế và kế hoạch cắt giảm nhân sự của ông khiến giá cổ phiếu Tesla sụt 9% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu vừa rồi…

Xe Tesla được vận chuyển từ một nhà máy ở Mỹ - Ảnh: Bloomberg.

CEO Elon Musk của Tesla có một “linh cảm rất xấu” về nền kinh tế và muốn cắt giảm 10% lực lượng lao động trong biên chế tại hãng xe điện Mỹ này – theo nội dung một bức email mà ông Musk gửi các nhà điều hành Tesla do hãng tin Reuters thu thập được cách đây ít ngày.

Trước đó, ông Musk - người giàu nhất thế giới – yêu cầu nhân viên Tesla đến văn phòng làm việc, hoặc phải nghỉ việc.

Đánh giá bi quan của Musk về tình hình kinh tế và kế hoạch cắt giảm nhân sự của ông khiến giá cổ phiếu Tesla sụt 9% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu vừa rồi. Khối tài sản ròng của Musk, người giàu nhất thế giới, vì thế giảm 16,7 tỷ USD, nâng tổng mức giảm từ đầu năm lên gần 60 tỷ USD – theo dữ liệu từ xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index.

Hiện Tesla chưa đưa ra thông tin chính thức nào về việc cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, theo Bloomberg, trong một dòng tweet vào hôm thứ Bảy, tức là chỉ một ngày sau khi rò rỉ bức email với nội dung cắt giảm nhân sự biên chế, Musk lại nói rằng tổng số nhân viên của Tesla sẽ tăng.

Trong dòng tweet này, Musk nói số nhân viên biên chế sẽ “tương đối đi ngang” ngay cả khi tổng số nhân viên tăng. Trong bức email bị rò rỉ, Musk nói việc cắt giảm nhân sự sẽ không áp dụng đối với những người làm ở bộ phận sản xuất xe hoặc pin.

Theo một báo cáo hàng năm của Tesla gửi lên Uỷ ban Chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC), Tesla có khoảng 100.000 nhân viên tại công ty và các chi nhánh vào thời điểm cuối năm 2021.

Nhận định u ám của Musk về nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế Mỹ và ảnh hưởng đối với các hãng sản xuất xe là cảnh báo trực tiếp và gây chú ý nhất về ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh hiện nay.

Nhưng dù nguy cơ suy thoái gia tăng, nhu cầu đối với xe điện do Tesla và các hãng khác sản xuất vẫn đang mạnh. Bên cạnh đó, những chỉ báo truyền thống về một cuộc suy thoái kinh tế - bao gồm lượng xe tồn kho tăng tại các đại lý xe ở Mỹ - vẫn chưa trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, Tesla đang gặp nhiều khó khăn trong việc tái khởi động sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải, sau khi đợt phong toả chống Covid ở thành phố này dẫn tới gián đoạn hoạt động gây nhiều thiệt hại tại nhà máy.

Đánh giá bi quan của Musk về triển vọng kinh tế tương tự như nhận định gần đây của CEO ngân hàng JPMorgan Chase, ông Jamie Dimon, và Chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs, ông John Waldron.

Tuần trước, ông Dimon nói “một cơn bão kinh tế đang xuất hiện trên con đường của chúng ta”.

Lạm phát tại Mỹ đang ở gần đỉnh của 40 năm, dẫn tới chi phí sinh hoạt leo thang và đặt Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trước một nhiệm vụ khó khăn là làm thế nào thắt chặt chính sách tiền tệ để kéo được lạm phát xuống mà không gây ra suy thoái kinh tế.

Bức email nói trên của Musk có tựa đề là “dừng tất cả việc tuyển dụng trên toàn cầu”. Trước email này, Tesla có đăng tuyển khoảng 5.000 vị trí trên mạng xã hội LinkedIn, từ nhân viên bán hàng tại Tokyo cho tới kỹ sư làm việc cho nhà máy mới ở Berlin và nhà khoa học về học sâu (deep learning) ở Palo Alto.

Yêu cầu của Musk về việc nhân viên phải đến văn phòng đã vấp phải sự phản kháng ở Đức.

“Mọi người tại Tesla phải có thời gian tối thiểu 40 giờ làm việc tại văn phòng mỗi tuần”, Musk viết trong bức email vào hôm thứ Ba tuần trước. “Nếu các bạn không đến, chúng tôi cho rằng bạn đã nghỉ việc”.

Hôm thứ Năm, ông Musk có một cuộc tranh cãi trên Twitter với tỷ phú công nghệ Australia Scott Farquhar, nhà đồng sáng lập Atlassian (TEAM). Trước đó, ông Farquhar đăng một loạt tweet chế nhạo chỉ thị nhân viên phải đến cơ quan làm việc của Musk, nói rằng quy định này giống như “thứ gì đó của thập niên 1950”.

Musk đáp trả rằng: “suy thoái có một chức năng quan trọng là làm sạch kinh tế”.

Nguồn bài viết: Elon Musk có “linh cảm rất xấu” về nền kinh tế, muốn giảm 10% số nhân viên Tesla - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Chứng khoán SBS hé lộ ‘game’ lớn: Đổi chủ, xoá lỗ, chuyển sàn

Theo nguồn tin của Nhadautu.vn, một đại gia hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản ở phía Nam đang “nhắm” bổ sung SBS vào hệ sinh thái đa ngành của mình.

image

Sáng ngày 03/06, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (UPCoM: SBS) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 lần 3.

Đại hội đã thông qua thực hiện đổi tên và thay đổi địa điểm trụ sở của công ty.

Đáng chú ý, cổ đông đã thông qua phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/CP cho cổ đông chiến lược, nhằm tăng vốn lên 2.760 tỷ đồng.

Mục đích phát hành là để tăng quy mô vốn chủ sở hữu để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và phù hợp với chiến lược phát triển. Công ty phân bổ sử dụng cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán, giao dịch ký quỹ chứng khoán, đầu tư tự doanh chứng khoán.

Ông Phan Quốc Huỳnh - Chủ tịch HĐQT cho hay sau 10 năm tái cơ cấu, SBS sắp bước sang trang mới, đổi tên, chuyển trụ sở sang địa điểm mới khang trang hơn. Đồng thời năm nay, công ty thực hiện tăng vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường, tăng quy mô margin, tham gia các hoạt động mới trên thị trường chứng khoán.

Lãnh đạo SBS cũng hé lộ công ty sẽ có cổ đông lớn mới nắm quyền chi phối mới tham gia thay cho Sacombank. Do yêu cầu bảo mật trong biên bản ghi nhớ giữa hai bên nên công ty chưa thể để lộ tên cổ đông mới, có thể trong vòng 3 tháng nữa có thể công bố thông tin về cổ đông này.

“Đó là một công ty lâu đời trên sàn chứng khoán, có lượng cổ đông đông đảo. Cả 2 bên sẽ tận dụng thế mạnh của nhau để cùng phát triển. Việc tham gia hệ sinh thái của đối tác mới có thể nâng cao tiềm lực của công ty, cổ đông chiến lược trong đợt phát hành riêng lẻ phải giữ cổ phiếu trong 1 năm nên không ảnh hưởng tới giao dịch cổ phiếu trên sàn”, lãnh đạo SBS hé lộ về chủ sở hữu mới của công ty chứng khoán này.

Với sự tham gia của cổ đông mới, SBS sẽ tiến tới xoá lỗ luỹ kế và chuyển sang sàn HoSE trong giai đoạn 2023-2024.

Năm 2022, SBS lên kế hoạch doanh thu thuần khoảng 250 - 350 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh dự kiến khoảng 50 - 100 tỷ đồng với kịch bản VN-Index đạt từ 1.600 - 1.700 điểm.

Nguồn: Chứng khoán SBS hé lộ 'game' lớn: Đổi chủ, xoá lỗ, chuyển sàn

BSC: SHB, NLG và DGW có thể được thêm vào chỉ số cơ sở của quỹ V.N.M ETF

BSC dự báo SHB, NLG và DGW có thể được thêm vào danh mục chỉ số MVIS Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF). ORS có thể bị loại khỏi danh mục MVIS Vietnam Index.

MV Index Solutions (MVIS) sẽ công bố kết quả cơ cấu danh mục quý II của chỉ số MVIS Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF) vào 10/6. Đối với V.N.M ETF, quỹ sẽ giao dịch trong thời gian 13-17/6.

Trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu do MVIS công bố, Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo MVIS Vietnam Index có thể xem xét thêm mới cổ phiếu SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HoSE: SHB), NLG của Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) và DGW của Digiworld (HoSE: DGW), đồng thời sẽ loại cổ phiếu ORS của Chứng khoán Tiên Phong (HoSE: ORS). Đối với cổ phiếu HNG của HAGL Agrico (HoSE: HNG) và APH của Tập đoàn An Phát Holdings (HoSE: APH) có thể bị loại do HNG đang trong diện cảnh báo và APH ở ngưỡng giới hạn tỷ trọng vốn hóa 98% - giá trị có thể thay đổi do hệ số tỷ lệ free-float mà MVIS áp dụng.

Theo kịch bản trên, BSC dự báo V.N.M ETF có thể mua vào khoảng 25 triệu cổ phiếu SHB, 2,34 triệu cổ phiếu NLG và 554.000 cổ phiếu DGW. Các mã có thể được mua vào mạnh có MSN (1,1 triệu cổ phiếu), VNM (1,6 triệu cổ phiếu), DXG (4,7 triệu cổ phiếu)…

Trong khi đó, ORS có thể bị bán ra 1,6 triệu cổ phiếu. Các mã bị bán mạnh ở đợt cơ cấu này có HPG (6 triệu cổ phiếu), VRE (3 triệu cổ phiếu), VIC (1,6 triệu cổ phiếu), STB (13,7 triệu cổ phiếu), SHS (3,9 triệu cổ phiếu)

Trước đó, FTSE Russell đã công bố loại cổ phiếu APH ra khỏi danh mục của FTSE Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF (FTSE ETF), trong khi không thêm mới cổ phiếu nào. Như vậy tổng số lượng cổ phiếu Việt Nam giảm xuống còn 28 mã.

Nguồn bài viết: BSC: SHB, NLG và DGW có thể được thêm vào chỉ số cơ sở của quỹ V.N.M ETF

Lịch chốt quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu tuần 6/6 - 10/6

Lịch chốt quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu tuần 6/6 - 10/6

30 tổ chức thông báo chốt quyền cổ tức, trả cổ phiếu trong tuần tới.

Theo thống kê, 30 tổ chức thông báo chốt quyền cổ tức, trả cổ phiếu trong tuần 6/6 – 10/6. Trong đó, một doanh nghiệp thưởng cổ phiếu, 5 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu và 25 doanh nghiệp thanh toán cổ tức bằng tiền.

Lịch chốt quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu tuần 6/6 - 10/6 - Ảnh 1.

Nguồn: Vietstock.

Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) là đơn vị duy nhất thưởng cổ phiếu. Doanh nghiệp sẽ phát hành 10,7 triệu cổ phiếu, với tỷ lệ thực hiện 15%, tương đương người sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng là 8/6. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 106,8 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ của công ty lên 820,5 tỷ đồng.

Sản phẩm của Dệt may Thành Công chủ yếu xuất khẩu sang châu Mỹ với tỷ trọng 50% (Mỹ 33,3% và Canada 16,77%), theo sau là châu Á đạt 43,8% (chủ yếu Hàn Quốc và Nhật Bản). Lũy kế 4 tháng đầu năm, doanh thu đạt 64,3 triệu USD (1.487 tỷ đồng), tăng 19%. Lợi nhuận sau thuế 3,8 triệu USD (khoảng 87,8 tỷ đồng), tăng 14%.

Năm nay, công ty đặt kế hoạch đạt gần 183 triệu USD (hơn 4.200 tỷ đồng) và 11 triệu USD (254 tỷ đồng) lãi sau thuế, lần lượt tăng 18% và 77% so với cùng kỳ. Theo đó, sau 4 tháng đầu năm, doanh thu đạt 35,1% còn lợi nhuận hoàn thành 34,5% mục tiêu cả năm.

Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail - HoSE: FRT) trả cổ tức năm trước bằng tiền mặt và cổ phiếu, tổng tỷ lệ 55%, với ngày đăng ký cuối cùng là 8/6. Về phương án thanh toán bằng tiền mặt, tỷ lệ thực hiện là 5%, tương đương 500 đồng/cp. Ngày thanh toán là 22/6.

Về phương án chi trả bằng cổ phiếu, công ty dự kiến phát hành 39,5 triệu đơn vị FRT với tỷ lệ 50%, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 50 cổ phiếu mới. Vốn điều lệ sẽ tăng lên hơn 1.184 tỷ đồng. Trong 5 doanh nghiệp công bố chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, FPT Retail là đơn vị có tỷ lệ thực hiện cao nhất.

Năm 2022, doanh nghiệp bán lẻ lên kế hoạch doanh thu 27.000 tỷ đồng, tăng 20%; lợi nhuận trước thuế 720 tỷ đồng, tăng 30%; cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%.

Riêng quý I, FPT Retail ghi nhận doanh thu 7.786 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu chuỗi Long Châu đạt 2.159 tỷ đồng, gấp 3,7 lần; chuỗi FPT Shop đóng góp 5.646 tỷ đồng, tăng 38%. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 165 tỷ đồng, gấp 5,3 lần cùng kỳ năm trước.

Trong 25 công ty thanh toán cổ tức bằng tiền mặt, Dịch vụ Trực tuyến FPT (UPCoM: FOC) là đơn vị công bố mức trả cao nhất với 80%, tương đương 8.000 đồng/cp. Ngày chi trả là 30/6.

Năm nay, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 760 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 332 tỷ đồng, tăng lần lượt 25,1% và 20,2% so với cùng kỳ. Tỷ lệ trả cổ tức ít nhất 5.000 đồng/cp.

Kết thúc quý I, doanh thu thuần 151 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 68,1 tỷ đồng, tăng lần lượt 24,3% và 30,2% so với thực hiện năm trước; nguyên nhân được công ty đưa ra là do các doanh nghiệp đang dần phục hồi đồng thời được hỗ trợ các chính sách kinh tế từ chính phủ sau thời kỳ ảnh hưởng dịch bệnh. Theo đó, sau 3 tháng đầu năm, doanh thu đạt gần 20% còn lợi nhuận hoàn thành 20,5% kế hoạch năm.

Nguồn: Lịch chốt quyền cổ tức, thưởng cổ phiếu tuần 6/6 - 10/6