Dành cho các chứng sĩ - cập nhật những tin tức hot nhất trong ngày!

Tin thế giới 15-7: Vợ cũ ông Trump qua đời; Giá dầu giảm mạnh

TTO - Bà Ivana Trump qua đời ở tuổi 73; Thủ tướng Ý từ chức nhưng bị bác bỏ; Sri Lanka chuẩn bị ra thông báo về việc tổng thống từ chức; Dầu giảm giá mạnh; WHO triệu tập cuộc họp thứ 2 về đậu mùa khỉ… là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 15-7.

Tin thế giới 15-7: Vợ cũ ông Trump qua đời; Giá dầu giảm mạnh - Ảnh 1.

Đơn từ chức của Thủ tướng Ý Mario Draghi không được chấp nhận và ông có thêm vài ngày để cứu vãn tình hình - Ảnh: REUTERS

  • Thủ tướng Ý thông báo từ chức nhưng tổng thống không cho phép. Ngày 14-7, Thủ tướng Ý Mario Draghi thông báo sẽ từ chức sau khi Phong trào 5 Sao (M5S) trong liên minh cầm quyền từ chối tham gia cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ. Dù bị M5S tẩy chay, chính quyền của ông vẫn vượt qua cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện diễn ra cùng ngày với tỉ lệ 172 phiếu thuận và 39 phiếu chống.

Tuy nhiên, Tổng thống Sergio Mattarella đã bác đơn xin từ chức của ông Draghi và yêu cầu thủ tướng Ý cứu vãn tình hình bằng việc phát biểu trước Quốc hội để đánh giá tình hình chính trị và tránh việc bỏ phiếu sớm. Nếu ông Draghi không thể hàn gắn chính quyền trước cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mới trong 5 ngày tới, Tổng thống Mattarella sẽ phải giải tán Quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm.

Cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra trong bối cảnh Ý đang vật lộn với lạm phát và chạy đua cải cách để đổi lấy các gói hỗ trợ hậu COVID-19 từ Liên minh châu Âu (EU).

  • Sáng nay có thông tin chính thức về việc từ chức của tổng thống Sri Lanka. Văn phòng Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka cho biết sẽ ra thông báo về việc từ chức của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa vào 7h30 sáng nay 15-7 (khoảng 9h30, giờ Việt Nam).

Ông Rajapaksa đã gửi đơn từ chức ngay sau khi đến Singapore trên đường đi lánh nạn để tránh làn sóng biểu tình trong nước. Người dân Sri Lanka đổ lỗi cho chính quyền ông Rajapaksa đã gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại nước này.

Chính quyền Singapore và Maldives xác nhận ông Rajapaksa cùng với vợ đã rời Maldives và đến Singapore ngày 14-7. Singapore khẳng định tổng thống Sri Lanka chỉ nhập cảnh với mục đích “chuyến thăm cá nhân”.

Tin thế giới 15-7: Vợ cũ ông Trump qua đời; Giá dầu giảm mạnh - Ảnh 2.

Người dân Sri Lanka xuống đường ăn mừng sau khi nghe tin Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức - Ảnh: REUTERS

  • Mạng xã hội Twitter mất kết nối trên toàn cầu trong 45 phút ngày 14-7. Đây là sự cố kéo dài nhất trong nhiều năm trở lại đây. Hàng chục ngàn người báo không thể truy cập mạng Twitter tại nhiều nước như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Mexico, Ý, Brazil…

Chưa rõ nguyên nhân gây ra sự cố này. Bảng điều khiển trạng thái của Twitter cho thấy mạng này đang điều tra vấn đề với một số giao diện lập trình ứng dụng. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Twitter đang trong cuộc chiến pháp lý với ông Elon Musk sau khi tỉ phú Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận mua lại mạng xã hội này.

  • Giá dầu giảm mạnh ngày 14-7, trong đó giá dầu Brent giảm 3,5% còn 95,67 USD/thùng, và giá dầu tại thị trường Mỹ còn 91,64 USD/thùng, giảm 4,61%. Giá dầu biến động trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi đợt tăng lãi suất mới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vào cuối tháng này khi mà lạm phát của nước này tiếp tục lập kỷ lục. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 9,1% trong tháng 6-2022 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mức tăng 8,6% của tháng 5-2022.

Theo Hãng tin Reuters, chỉ số STOXX 600 của châu Âu giảm 1,53% trong khi chỉ số MSCI của chứng khoáng toàn cầu giảm 0,82%. Tại Mỹ, các chỉ số Nasdaq, S&P500, Dow Jones giảm từ 0,1 - 0,46%.

  • Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo người vợ đầu của ông, bà Ivana Trump, qua đời ở tuổi 73. Bà Ivana là mẹ của 3 người con lớn của ông Trump và được đánh giá là người đã giúp cựu tổng thống Mỹ xây dựng sự nghiệp. Họ kết hôn năm 1977 và ly hôn năm 1992.

Bà Ivana từng là cựu người mẫu, huấn luyện viên đội trượt tuyết quốc gia Tiệp Khắc. Bà đóng vai trò xây dựng hình ảnh truyền thông cho ông Trump trong những năm 1980, khi họ là một trong những cặp đôi quyền lực nổi bật nhất của thành phố New York (Mỹ).

Tin thế giới 15-7: Vợ cũ ông Trump qua đời; Giá dầu giảm mạnh - Ảnh 3.

Bà Ivana Trump chụp ảnh cùng con gái Ivanka Trump năm 2001 - Ảnh: AFP

  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo triệu tập họp ủy ban chuyên gia về bệnh đậu mùa khỉ vào ngày 21-7 tới để quyết định liệu căn bệnh này có cấu thành một tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu hay không, theo Hãng tin AFP.

Đây sẽ là cuộc họp thứ hai của ủy ban trên trong bối cảnh WHO đã ghi nhận 9.200 ca mắc đậu mùa khỉ tại 63 quốc gia trên thế giới tính đến ngày 12-7. Trước đó, ủy ban trên của WHO đã nhóm họp ngày 23-6 để quyết định việc ban bố Tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng quốc tế (PHEIC), mức cảnh báo cao nhất của WHO, đối với căn bệnh này nhưng đa số thành viên không ủng hộ.

  • Indonesia tái áp đặt quy định đeo khẩu trang, đồng thời siết chặt các quy định y tế và đẩy mạnh tiêm mũi tăng cường vắc xin ngừa COVID-19, trong bối cảnh số ca mắc gia tăng trở lại.

Làn sóng COVID-19 đang quay trở lại châu Á với nhiều nước như New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Indonesia và Trung Quốc với số ca mới tăng cao và có thể nghiêm trọng hơn trong những tuần tới.

  • Một chiếc tàu chở khoảng 70.000 thùng dầu thô từ Nga đã đến Cuba ngày 14-7, theo Hãng tin Reuters. Số dầu này trị giá khoảng 70 triệu USD theo giá thị trường hiện nay. Cuba, vốn phụ thuộc vào nguồn dầu từ Venezuela, đang tăng cường mua dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Nhà trên sa mạc

goc anh ngay 14

Đây không phải một bức hình ghép. Đây là khung cảnh thực tế ở thành phố Indio thuộc bang California, Mỹ. Những khu nhà khang trang được quy hoạch chỉn chu nằm ngay bên cạnh sa mạc. Theo cơ quan theo dõi hạn hán Mỹ, hơn 90% diện tích đất của bang California đang ở tình trạng khô hạn nghiêm trọng. (Getty Images)

Nguồn bài viết: Tin thế giới 15-7: Vợ cũ ông Trump qua đời; Giá dầu giảm mạnh - Tuổi Trẻ Online

Tài sản ròng (NAV) quỹ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam bốc hơi 16.400 tỷ đồng sau 5 tháng

So với ngưởng đỉnh 2,65 tỷ USD đầu tháng 2, tài sản ròng (NAV) của quỹ VEIL do Dragon Capital quản lý giảm hơn 700 triệu USD (16.400 tỷ đồng).

Tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL do Dragon Capital quản lý. Nguồn: VEIL.

Theo báo cáo được quỹ Vietnam Enterprise Invesments Limited (VEIL) vừa công bố, sau khi đưa tiền mặt về ngưỡng thấp kỷ lục, quỹ đầu tư do Dragon Capital quản lý đã bán ròng trở lại trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cụ thể, quỹ này đã nâng tỷ trọng tiền mặt lên 1,18% tại ngày 7/7. Thời điểm cuối tháng 6, tỷ trọng tiền mặt trong danh mục của quỹ xuống ngưỡng thấp 0,53%, tương đương số tiền tại quỹ 10,8 triệu USD.

Theo ước tính của người viết, trong tuần giao dịch 30/6 – 7/7, quỹ thuộc nhóm Dragon Capital này đã bán ròng khoảng 12,25 triệu USD (287 tỷ đồng).

Cập nhật mới nhất tại ngày 13/7, tổng giá trị tài sản ròng của quỹ VEIL là 1,949 tỷ USD. Diễn biến bất lợi của thị trường chứng khoán Việt Nam những ngày đầu tháng 7 đã đưa quỹ ngoại này rơi xuống sâu dưới ngưỡng 2 tỷ USD, thấp nhất trong một năm rưỡi trở lại.

Lần gần đây nhất nhất NAV của quỹ VEIL rơi xuống ngưỡng này vào thời điểm tháng 2/2021 khi thị trường biến động mạnh trước tình trạng căng margin của các công ty chứng khoán.

Trong nửa đầu năm nay, quy mô NAV của VEIL đạt mức đỉnh gần 2,65 tỷ USD (62.000 tỷ đồng) vào ngày 10/2, cao nhất trong lịch sử của quỹ. Trước khi thị trường bắt đầu lao dốc kể từ đầu tháng 4, quy mô NAV của quỹ VEIL duy trì trong vùng 2,5 – 2,6 tỷ USD.

Nếu so với mức đỉnh, NAV của quỹ ngoại này giảm khoảng 700 triệu USD (tương đương 16.400 tỷ đồng) chỉ sau 5 tháng.

Về hiệu quả đầu tư, tỷ suất lợi nhuận kể từ đầu năm đến ngày 13/7 của VEIL là âm 23,34%, tương đương mức giảm của VN-Index. Kết quả này cũng không có nhiều khác biệt với các quỹ lớn như VOF, Pyn Elite Fund.

Về Top10 khoản đầu tư lớn nhất, VPB, ACB và MWG vẫn là ba mã có tỷ trọng lớn với hơn 11%. Đầu tháng 7, cổ phiếu DGC của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang rời nhóm những mã có tỷ trọng lớn nhất, thay vào đó là MBB.

Nguồn: Vietnambiz.vn

1 Likes

Sẽ tiếp tục giảm thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, VAT với xăng dầu

Ngoài thuế bảo vệ môi trường đã giảm về kịch sàn, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục trình giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, nhập khẩu và VAT với xăng dầu.

Chiều 12/7, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia Lê Minh Khái đã chủ trì phiên họp hội đồng để đánh giá các diễn biến và đề ra các giải pháp về chính sách tài chính, tiền tệ trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, cấp có thẩm quyền về phương án điều chỉnh, giảm thuế đối với xăng dầu theo quy định; Nghiên cứu phương án giảm các loại thuế khác để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.

Sau thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đã trình chủ trương giảm các loại thuế khác đối với xăng dầu. Ảnh minh hoạ

Về yêu cầu này của Phó Thủ tướng, trao đổi với PV Báo Giao thông, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết đã trình chủ trương giảm thuế đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu ưu đãi và cả thuế giá trị gia tăng (VAT) với các mặt hàng xăng dầu.

“Bộ sẽ đưa ra phương án theo kịch bản dự báo theo diễn biến của xăng dầu thế giới vào thời điểm thích hợp”, lãnh đạo Bộ Tài chính chia sẻ.

Việc giảm thêm thuế suất các loại thuế này nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh giá xăng dầu lên cao và sau khi đã giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đã về mức sàn.

Riêng với thuế bảo vệ môi trường, từ đầu năm đến nay Bộ Tài chính đã trình và được thông qua hai lần giảm áp dụng từ 1/4 và 11/7 vừa qua.

Đến nay, thuế bảo vệ môi trường áp dụng với các mặt hàng xăng dầu như sau: Xăng (trừ etanol) là 1.000 đồng/lít; Nhiên liệu bay 1.000 đồng/lít; Dầu diesel 500 đồng/lít; Dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn 300 đồng/lít; Dầu hỏa 300 đồng/lít.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, chỉ tính riêng thuế bảo vệ môi trường, trong năm 2022 ngân sách nhà nước đã hỗ trợ 32.000 tỷ đồng (tính theo mức tiêu thụ của năm 2019, thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng nổ).

Ngoài thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, để hỗ trợ doanh và người dân trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh, Bộ Tài chính Chính phủ giảm thếu VAT từ 1/2 vừa qua từ 10% xuống 8%.

Ngoài ra, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết hoãn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022 đến hết 31/12 năm nay đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành chịu tác động lớn do dịch bệnh là: Du lịch; Vận tải, sản xuất ô tô, xe máy; Ngân hàng; Dệt may và da giày; Xây dựng…

Nguồn bài viết: Sẽ tiếp tục giảm thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, VAT với xăng dầu

Trung Quốc lao đao khi khủng hoảng địa ốc lan sang ngành ngân hàng

Các tập đoàn địa ốc không thể giao nhà đúng hạn, khiến ngày càng nhiều khách hàng từ chối trả nợ ngân hàng. Điều này sẽ làm gia tăng rủi ro nợ xấu đối với các nhà băng Trung Quốc.

Cơn ác mộng đến với lĩnh vực địa ốc của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh đẩy mạnh siết tín dụng cách đây hơn một năm. Nhưng ngay cả khi giới chức Trung Quốc đã nới lỏng gọng kìm, ngành công nghiệp vẫn chưa thể thoát khỏi khủng hoảng.

Theo Bloomberg, những tín hiệu cảnh báo đối với ngành công nghiệp liên tục gia tăng trong tuần này. Ảnh hưởng đã lan sang các thị trường tín dụng, kéo tụt cổ phiếu ngân hàng và giá của những hàng hóa như đồng và quặng sắt.

Khủng hoảng lan sang hệ thống ngân hàng

Đầu năm nay, giới đầu tư vẫn lạc quan rằng việc Bắc Kinh nới lỏng các quy định sẽ ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ của ngành. Tuy nhiên, những tin xấu liên tục xuất hiện.

Các biện pháp chống dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng tới doanh thu bán nhà. Mới đây, hàng loạt khách mua nhà đã từ chối thanh toán khoản vay thế chấp đối với những dự án bị giao chậm.

Đáng nói, khi niềm tin vào ngành bất động sản giảm sút, nền kinh tế và hệ thống tài chính của Trung Quốc có thể chịu sức ép lớn. Trung Quốc đang ngồi trên núi nợ thế chấp trị giá 46.000 tỷ nhân dân tệ và vẫn còn khoản nợ 13.000 tỷ nhân dân tệ của các tập đoàn địa ốc.

“Tình hình đang ngày càng trở nên tồi tệ. Đà suy yếu đã nghiêm trọng hơn và sẽ tấn công vào lĩnh vực tài chính. Bởi lĩnh vực bất động sản, nhất là các khoản vay thế chấp, chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ ngân hàng”, ông Craig Botham - nhà kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics (có trụ sở ở London) - chia sẻ.

Ngành công nghiệp bất động sản cũng chịu ảnh hưởng khi triển vọng kinh tế xấu đi vì tác động của làn sóng Covid-19. Nhiều thành phố tại Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp chống dịch mới sau khi biến chủng BA.5.2.1 của Omicron xuất hiện ở Thượng Hải.


Cuộc khủng hoảng tiền mặt khiến các tập đoàn bất động sản không thể bàn giao nhà đúng hạn cho khách hàng. Ảnh: Reuters.

Theo China Real Estate Information Corp, người mua của 100 dự án ở 50 thành phố của Trung Quốc đã quyết định ngừng thanh toán các khoản vay thế chấp kể từ ngày 13/7, tăng từ 58 dự án hôm 12/7 và 28 dự án ngày 11/7. Nguyên nhân là những dự án nhà ở bị chậm tiến độ và giá nhà lao dốc.

Điều này khiến chỉ số đo lường giá cổ phiếu của các ngân hàng Trung Quốc lao dốc xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Tuần này, giới chức Trung Quốc tổ chức họp khẩn với những nhà băng lớn. Cuộc họp xoay quanh việc làn sóng dừng trả nợ có thể kéo nhiều người khác làm theo.

Nếu ngày càng nhiều người mua dừng thanh toán, xu hướng lan rộng không chỉ đe dọa sức khỏe của hệ thống tài chính, mà còn tạo ra các vấn đề xã hội trong bối cảnh suy thoái hiện tại

Bà Betty Wang - nhà kinh tế cấp cao của Australia & New Zealand Banking Group Ltd.

Theo nguồn tin của Bloomberg, một số nhà băng có kế hoạch thắt chặt yêu cầu đối với những khoản vay thế chấp ở các thành phố có rủi ro cao.

“Nếu ngày càng nhiều người mua dừng thanh toán, xu hướng lan rộng không chỉ đe dọa sức khỏe của hệ thống tài chính, mà còn tạo ra các vấn đề xã hội trong bối cảnh suy thoái hiện tại”, bà Betty Wang - nhà kinh tế cấp cao của Australia & New Zealand Banking Group Ltd. - bình luận.

Các ngân hàng đang gấp rút trấn an nhà đầu tư. Ít nhất 10 công ty đưa ra tuyên bố rằng rủi ro từ những khoản vay này là “có thể kiểm soát”.

Theo Nomura Holdings Inc., làn sóng từ chối thanh toán các khoản vay thế chấp bắt nguồn từ việc người Trung Quốc thường mua những dự án nhà ở chưa hoàn thành. Tuy nhiên, niềm tin của người mua đã suy yếu khi các tập đoàn địa ốc rơi vào khủng hoảng tiền mặt.

Theo ước tính của Nomura, các tập đoàn địa ốc Trung Quốc mới chỉ giao được khoảng 60% số nhà mà họ đã bán trong giai đoạn năm 2013-2022. Vào khoảng thời gian này, các khoản vay thế chấp của Trung Quốc đã tăng 26.300 tỷ nhân dân tệ.

Theo dự báo của GF Securities Co., làn sóng dừng trả nợ có thể ảnh hưởng tới 2.000 tỷ nhân dân tệ khoản vay thế chấp.

Vết thương sẽ còn lan rộng

Bất động sản từng được coi là khoản đầu tư an toàn và dễ kiếm lời nhất của Trung Quốc trong 2 thập kỷ qua. Nhưng giờ, rủi ro đã gia tăng. Giá nhà lao dốc trong 9 tháng liên tiếp sau khi Bắc Kinh tìm cách hạ nhiệt giá và đòn bẩy của ngành công nghiệp.

Cuộc trấn áp của Bắc Kinh đã tạo ra làn sóng vỡ nợ chưa từng có. Trong tháng 5, doanh số bán nhà tại Trung Quốc lao dốc 41,7% so với một năm trước đó, còn đầu tư sụt giảm 7,8%.

Ngành bất động sản có tác động lớn với nền kinh tế Trung Quốc. Theo một số ước tính, bất động sản và các lĩnh vực liên quan (xây dựng, dịch vụ bất động sản) chiếm 25% GDP Trung Quốc.

Theo chuyên gia Botham tại Pantheon Macroeconomics, bất động sản chiếm 70% tài sản của các hộ gia đình, 30-40% dư nợ ngân hàng và 30-40% doanh thu của chính quyền địa phương.


Bất động sản và các lĩnh vực liên quan (xây dựng, dịch vụ bất động sản) chiếm 25% GDP Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Cuộc khủng hoảng sẽ gây khó cho giới chức Trung Quốc. Đầu năm nay, Bắc Kinh đã thành lập một quỹ bình ổn nhằm hỗ trợ cho các tổ chức tài chính gặp khó khăn khi rủi ro kinh tế gia tăng.

Hoạt động xây dựng chậm lại cũng tác động tới nhu cầu vật liệu xây dựng. Trong phiên giao dịch ngày 14/7, giá quặng sắt đã lao dốc xuống dưới ngưỡng 100 USD/tấn lần đầu kể từ tháng 12 năm ngoái.

Một năm trước đó, giá quặng sắt thậm chí vượt ngưỡng 200 USD/tấn. Các gói kích thích của Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch đã tạo ra sự bùng nổ trong ngành địa ốc và thị trường thép.

Trong khi đó, trên sàn Thượng Hải, giá giao sau của thép cây dùng cho xây dựng cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020. Giá đồng ghi nhận chuỗi giảm kéo dài 5 ngày.

Nguồn bài viết: Trung Quốc lao đao khi khủng hoảng địa ốc lan sang ngành ngân hàng | Thế giới

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 15/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. Giá điện tăng mạnh, thúc đẩy lợi nhuận REE, Nhơn Trạch 2 tăng trưởng bằng lần

  2. HPG: Định giá P/B, P/E của HPG đang ở mức thấp nhất lịch sử, và đang tiệm cận đường -2 lần độ lệch chuẩn.

  3. VIC: Đóng dây chuyền sớm nửa năm, VinFast chính thức dừng kinh doanh ô tô xăng

  4. DCM: “Suýt” hoàn thành kế hoạch doanh thu trong 6 tháng đầu năm

  5. TCB: Techcombank có thể dẫn đầu về lợi nhuận trong quý II

  6. Trong số 7 cổ phiếu VND, HPG, POW, SSI, HAG, STB, BSR giao dịch sôi động nhất sàn trong 1 tháng qua, VND là cái tên gây ấn tượng mạnh với khối lượng bình quân phiên hơn 25 triệu đơn vị, gấp 2,5 lần con số trung bình 1 năm trở lại đây.

  7. Bán ròng 5.700 tỷ đồng sau 6 tháng, nđt nước ngoài bán ròng HPG 5 năm liên tiếp

_

😎 PVS ước lãi quý II bằng 1/3 so với cùng kỳ, đang nghiên cứu đầu tư năng lượng thủy triều

  1. GLS: Công ty Vận tải biển Sài Gòn sa sút nghiêm trọng, cổ đông ‘cầu cứu’ UBND TP. HCM, đề xuất SAMCO thoái vốn

  2. Nhiệt điện Hải Phòng lãi 280 tỷ đồng quý II, gấp rưỡi cùng kỳ

  3. PPC: Lợi nhuận Nhiệt điện Phả Lại (PPC) sụt giảm mạnh trong quý 2/2022

  4. TGG: Loạt lãnh đạo từ nhiệm trước thềm công bố BCTC quý 2/2022

  5. TBR: “Tân binh” TBR của Địa ốc Tân Bình sắp “chào sàn” UPCoM

  6. 300 cửa hàng biến mất , Bách hoá Xanh đang phải giải lại bài toán WinMart/WinMart+ đã từng đối mặt cách đây 2 năm?

  7. An Khang cán mốc 500 nhà thuốc, có thể sớm hoàn thành mục tiêu năm

  8. CBI: Gang thép Cao Bằng báo lãi quý 2 lao dốc 88% về còn 18 tỷ đồng

  9. FLC: Bà Vũ Đặng Hải Yến vừa từ chức Phó TGĐ FLC

  10. HAG: Dự kiến vượt kế hoạch năm 30% nhờ lãi lớn

  11. Chứng khoán VIX báo lãi quý II giảm gần 46%, giảm gần 1.700 tỷ đồng cho vay margin

  12. VIC: VinFast nhận ưu đãi 1,2 tỷ USD cho dự án nhà máy tại Bắc Carolina

  13. HBC: Động thổ xây dựng dự án Celesta Rise với tổng giá trị gần 1,769 tỷ đồng

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. VPG: Cổ phiếu VPG “lao dốc”, Chủ tịch nhanh tay “bắt đáy”

  2. KDC: Thị giá mấp mé về vùng đỉnh, Kido muốn bán hết hơn 28 triệu cổ phiếu quỹ, dự kiến lãi 600 tỷ

  3. Tasco (HUT) ''sang tay" 1,3 triệu cổ phiếu TTL, dự thu gần 24 tỷ đồng

  4. FIR: Chủ tịch HĐQT Địa ốc First Real (FIR) đăng ký mua 300.000 cổ phiếu

  5. KHG: Tổng Giám đốc Khải Hoàn Land hoàn tất mua 1 triệu cổ phiếu KHG

  6. Vợ sếp Tổng GELEX đăng ký mua 10 triệu cp VIX sau giao dịch của chồng

  7. Chủ tịch HTT muốn mua 1.8 triệu cp, nâng sở hữu lên hơn 20%

_

=> CỔ TỨC

  1. FPTS chốt quyền chia thưởng tỷ lệ 25% và chào bán cổ phiếu tỷ lệ 10%
    • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Lực bán gia tăng trong phiên chiều khiến chỉ số lùi xuống dưới tham chiếu. HPG bất ngờ tăng bứt phá không thể giúp VN-Index lấy lại sắc xanh.

  • Nhóm cổ phiếu ngành Thép và sản phẩm thép là nhóm ngành có giá trị giao dịch đột phá tăng 143% trong phiên ngày hôm nay cùng với chỉ số giá tăng 3,85%. 2 phiên gần đây nước ngoài mua ròng HPG và có tuần mua ròng HPG (22 tỷ) đầu tiên trong 4 tuần liên tiếp.

  • Cổ phiếu ngân hàng hạ nhiệt, dòng tiền ngoại vẫn tìm đến CTG

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,92 điểm (-0,25%) xuống 1.179,25 điểm. Toàn sàn có 215 mã tăng, 233 mã giảm và 68 mã đứng giá

  • Thanh khoản thị trường cải thiện hơn phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 13.371 tỷ đồng, tăng 13,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 14,7% lên 11.378 tỷ đồng.

  • Tự doanh 15/07: Bán ròng nhiều mã ngân hàng

  • Tự doanh vẫn phải bán đối ứng các cổ phiếu VN Diamond, mua vào GEX phiên thứ 8 liên tiếp

  • Khối ngoại bán ròng thêm hơn 534 tỷ đồng, tập trung xả chứng chỉ quỹ FUEVFVND, bán ròng trên toàn sàn nhưng mua gom hàng triệu cổ phiếu HPG

  • Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 11 liên tiếp ở UPCoM với giá trị gấp 3,9 lần phiên trước và ở mức 29 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Thị trường ‘ảm đạm’, sàn HOSE vắng bóng cổ phiếu niêm yết mới

  2. Hay dở chuyện giao dịch chứng khoán T+2

  3. Một công ty chứng khoán lỗ quý II vì tự doanh, từng lãi trăm tỷ đồng mã DIG nhưng chưa được bán

  4. Tài sản ròng (NAV) quỹ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam bốc hơi 16.400 tỷ đồng sau 5 tháng

  5. Ngành du lịch đang hồi sinh sau hai năm đóng băng vì dịch Covid-19. Hoạt động kinh doanh dần khởi sắc, cổ phiếu có triển vọng dài hạn?

  6. Triển vọng nào cho doanh nghiệp chăn nuôi heo trong nửa cuối năm 2022?

_

  1. Thống đốc: Cho vay BĐS đạt 2,33 triệu tỷ, chiếm 20,66% tổng dư nợ tín dụng

  2. Tín dụng đã tăng 9,35%, cao hơn mức tăng của cùng kỳ các năm trước đại dịch

  3. Thống đốc: NHNN vẫn giữ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 14% dù sức ép lạm phát gia tăng

_

=> VIỆT NAM

  1. Bộ Xây dựng: Nửa đầu năm nay có tới 200 nghìn giao dịch đất nền, lớn hơn cả năm 2021

  2. Thị trường hàng không nội địa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng mạnh

  3. Hàng không quá tải, quay cuồng với giá vé, hủy chuyến

  4. Xuất khẩu gỗ sang Mỹ đứng trước rủi ro phòng vệ thương mại

  5. Doanh nghiệp xuất khẩu thanh toán bằng Euro có thể ảnh hưởng trong ngắn hạn

  6. Sẽ tiếp tục giảm thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, VAT với xăng dầu

  7. Ký hợp đồng gói thầu dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch trên 1.800 tỷ đồng

  8. Bộ GTVT chốt gần 147.000 tỷ đồng làm 723 km cao tốc Bắc - Nam, khởi công trước 31/12

  9. Dầu thô lao dốc, giá xăng sẽ giảm thêm 3.000 đồng/lít?

  10. Bộ Tài chính đề xuất giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng

_

=> THẾ GIỚI

  1. Ủy ban châu Âu hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone

  2. Trung Quốc lao đao khi khủng hoảng địa ốc lan sang ngành ngân hàng

  3. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh, phủ bóng lên triển vọng toàn cầu

  4. Hãng tin Reuters dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này giảm 2,6% trong quý 2 so với quý 1, thấp hơn nhiều so với mức dự báo giảm 1,5% mà giới phân tích đưa ra trước đó và mức tăng trưởng 1,4% đạt được trong quý 1.

  5. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, GDP quý 2 của Trung Quốc chỉ tăng 0,4%, không đạt dự báo tăng 1%. Trong quý 1, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tăng trưởng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021.

  6. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ trong tháng 6 của Trung Quốc tăng 3,1%, phản ánh sự phục hồi tiêu dùng sau khi các quy định phòng dịch được nới lỏng.

  7. Ngày 14/7, thành viên ban điều hành Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Thống đốc Christopher Waller cho biết ông có thể ủng hộ tăng lãi suất ở mức 1 điểm phần trăm vào tháng này - mức tăng mạnh nhất trong hơn 30 năm, dấu hiệu cho thấy FED đang quyết tâm chống lạm phát cao.

  8. Thị trường hiện thấy có tới 71% khả năng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản tại cuộc họp diễn ra vào các ngày 26-27 tháng 7, và 29% cơ hội tăng 75 điểm cơ bản.

  9. Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch ngược chiều nhau trong phiên 15/7 trong bối cảnh lạm phát tăng cao và một loạt đợt tăng lãi suất trên thế giới tiếp tục làm dấy lên lo ngại về suy thoái.

  10. S&P 500, Dow Jones nối dài chuỗi phiên giảm điểm sau báo cáo lợi nhuận của 2 ngân hàng Mỹ

  11. Cổ phiếu ngân hàng và hàng hóa đã ảnh hưởng tiêu cực đến chứng khoán châu Âu, khi đợt tăng lãi suất mạnh mẽ hơn của các ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát sẽ gây ra suy thoái kinh tế, trong khi chỉ số chính của Ý giảm 3,4% khi chính phủ nước này đối mặt với sự sụp đổ. Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 1,53% xuống 406,50 điểm.

  12. Cuộc đua lãi suất toàn cầu ngày một ‘nóng’: Ngân hàng trung ương Canada và Phillipines gây bất ngờ lớn khi với các bước tăng lãi suất lớn

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Ngân hàng tư nhân lớn nhất Mỹ Latinh chuẩn bị ra mắt dịch vụ lưu ký tiền mã hóa

  2. Đến lượt NFT Marketplace hàng đầu thị trường OpenSea cắt giảm 20% nhân sự

  3. Hội đồng tài sản tiền điện tử và Blockchain ở Ấn Độ sẽ bị đóng cửa

  4. Số lượng dự án Ponzi ở Nga đã tăng 300% kể từ đầu năm 2022

  5. Sàn giao dịch tiền kỹ thuật số Bitfinex đã quyên góp 36 btc và 600.000 USDT cho doanh nghiệp nhỏ tại El Salvador nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế cho hàng xóm phải trải qua những vụ bạo lực liên quan đến băng đảng.

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua hồi phục lên trên mốc 20.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục nhích dần và lên trên 20.800 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Sản lượng dầu thô của Iran tiếp tục tăng bất chấp các lệnh trừng phạt

  2. Dữ liệu từ Cơ quan Thương mại Ấn Độ cho biết, trong tháng 6, khối lượng dầu mỏ mà Ấn Độ nhập khẩu từ Nga đã tăng lên mức kỷ lục, khoảng 950.000 thùng/ngày, chiếm gần 20% tổng lượng dầu nhập khẩu của nước này.

  3. Việc các công ty Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ của Nga đã tạo mối liên kết giữa hai bên. Do đó Ấn Độ quan tâm tới việc đảm bảo dầu mỏ và khí đốt Nga tiếp tục được xuất khẩu, đặc biệt ở thời điểm nhiều khách hàng đang ‘quay lưng’ với Nga.

  4. OPEC đối mặt với nhiệm vụ gần như bất khả thi vào năm 2023 khi muốn cân bằng cung và cầu, các nước thành viên OPEC sẽ cần phải bơm dầu thô với tốc độ nhanh nhất trong 5 năm vào năm 2023. Nhưng những hạn chế về năng lực sản xuất cho thấy mục tiêu này sẽ gặp nhiều khó khăn.

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,35 USD (+0,37%), lên 96,13 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,50 USD (+0,50%), lên 99,60 USD/thùng.

_

  1. Giá USD ngân hàng tăng mạnh lên sát mốc 23.600 đồng, trên “chợ đen” lên gần 24.500 đồng

  2. Đồng bảng Anh rớt xuống mức ‘đáy’ trong 27 tháng so với đồng USD

  3. Thủng đáy 24 năm, yên Nhật là “nạn nhân” bất ngờ của cuộc đua tăng lãi suất trên toàn cầu & sự khác biệt ngày càng lớn trong chính sách tiền tệ của Nhật Bản và Mỹ.

  4. Hàn Quốc: Đồng won lao dốc xuống mức thấp nhất 13 năm

  5. Trung Quốc, Singapore gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ

  6. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước với thế giới tiếp tục kéo giãn lên tới 19,6 triệu đồng/lượng

  7. Vàng miếng SJC neo ở mức cao vô lý, trong khi thế giới không ngừng ‘lao dốc’.

  8. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 25,2 USD (1,40%) xuống mức 1.710,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục giảm và về gần mốc 1.700 USD/ounce vào cuối ngày.

  9. Giá vàng thế giới chạm mốc thấp nhất trong gần 1 năm

_

  1. Trung Quốc: Sản lượng heo hơi vẫn ở mức hợp lý - Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) Shu Jueting ngày 14/7

  2. Giá lúa mì Mỹ giảm phiên thứ 4 liên tiếp do lạc quan về một thỏa thuận có thể dẫn tới việc Ukraine được nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc qua khu vực Biển Đen. Giá đậu tương phiên này cũng giảm, riêng ngô tăng do lo ngại thời tiết nắng nóng làm hạn chế sự phát triển của cây ngô ở khu vực Trung Tây nước Mỹ trong giai đoạn quan trọng – hoa thụ phấn.

  3. Quặng sắt thấp nhất 8 tháng

Vàng SJC 67,95 tr/lượng

USD 23,580 đồng

Bảng Anh 28,184 đồng

EUR 24,199 đồng

Nguồn: Thông Tô

Công ty riêng của gia đình ông Đặng Thành Tâm hoàn tất mua 5 triệu cổ phiếu KBC

Đầu tư Vinatex – Tân Tạo có thể chi ra khoảng 159 tỷ đồng để mua 5 triệu cổ phiếu KBC từ 17/6 đến 15/7. Cổ phiếu KBC có đà phục hồi 29% lên 35.550 đồng/cp trong vòng 2 tháng qua.

Công ty cổ phần đầu tư Vinatex – Tân Tạo công bố đã mua 5 triệu cổ phiếu KBC của Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) từ 17/6 đến 15/7. Phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Sau giao dịch, tổ chức này tăng sở hữu cổ phiếu KBC lên 34,2 triệu đơn vị, tương đương 4,46% vốn.

Đầu tư Vinatex – Tân Tạo do ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT KBC làm Tổng Giám đốc. Ông Tâm đang sở hữu 113,7 triệu cổ phiếu KBC, tỷ lệ 14,81%. Bà Đặng Nguyễn Quỳnh Anh, Thành viên HĐQT KBC là Chủ tịch HĐQT Đầu tư Vinatex – Tân Tạo – con gái ông Tâm cũng sở hữu 13,3 triệu cổ phiếu, tương đương 1,74% vốn Đô thị Kinh Bắc.

Cổ phiếu KBC chốt phiên 15/7 ở vùng giá 35.550 đồng/cp, hồi phục 29% so với giữa tháng 5 và giảm 24% tính từ đầu năm. Tạm tính bình quân trong khoảng giá từ 28.000 đồng/cp đến 35.550 đồng/cp, công ty riêng của gia đình ông Tâm có thể phải chi 159 tỷ đồng để mua 5 triệu cổ phiếu KBC.

kbc-cp-hinh-2737-1657944921.png
Nguồn: TradingView

Về hoạt động kinh doanh, Đô thị Kinh Bắc lên kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất năm nay 9.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng, lần lượt gấp 2,2 lần và gấp 4,7 lần thực hiện 2021. Riêng quý I, công ty đạt 692 tỷ đồng doanh thu và 523 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 65% và giảm 27% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn bài viết: Công ty riêng của gia đình ông Đặng Thành Tâm hoàn tất mua 5 triệu cổ phiếu KBC

Bí mật đồng tiền: Broker không chỉ là ‘công cụ’ mà còn là người đồng hành

Các chuyên gia của chương trình cho rằng những môi giới tốt là người biết kiểm soát tâm lý, có nhiều kiến thức, thông tin và có trách nhiệm với khách hàng của mình.
Các khách mời đánh giá trên thị trường không thiếu những người môi giới giỏi.

Tại chương trình bí mật đồng tiền ngày 13/7, các khách mời đã bàn luận về vai trò cũng như thế nào là một người môi giới chứng khoán tốt trong bối cảnh thị trường đang gặp nhiều biến động như hiện nay.


Chương trình bí mật đồng tiền ngày 13/7.

Theo bà Thảo Trang, Trưởng phòng kinh doanh Nest by AIA tại Hà Nội, một người môi giới chứng khoán tốt ở thời điểm hiện tại không chỉ biết kiểm soát tâm lý tốt khi thị trường biến động, có kiến thức về tài chính, có nhiều thông tin mà họ còn là người đồng hành, một người thầy để dạy khách hàng của mình về kinh tế. Bà cũng chia sẻ thêm rằng nhà đầu tư nên chọn một người môi giới có trách nhiệm, giải đáp thắc mắc, đưa ra những lời khuyên bổ ích cho khách hàng của mình.

“Khi mới tham gia thị trường, nhà đầu tư thường sẽ chưa có nhiều kiến thức cũng như thông tin. Vì vậy, nếu một người môi giới không chắc về kiến thức, không thực sự hiểu thị trường thì sẽ không thể đưa ra những lời khuyên tốt, khiến khách hàng cảm thấy sợ thị trường”, bà Trang nói.

Về cách nhận biết đâu là một nhà môi giới có kiến thức, bà Trang chia sẻ rằng đầu tiên bà sẽ nhìn vào thương hiệu của người đó, cách người đó thể hiện với khách hàng của mình. Sau đó, nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm những thông tin như danh mục của người môi giới đó, phong cách đầu tư hay định hướng cho khách hàng của mình. Ngoài ra, bà Trang cũng cho rằng một người môi giới phải có trách nhiệm với khách hàng, có định hướng để giúp khách hàng của mình trong những thời điểm thị trường khó khăn như hiện nay.

Còn với ông Nguyễn Anh Cường, Trưởng phòng tư vấn chứng khoán CTCP Chứng khoán SSI - phòng giao dịch Nguyễn Văn Cừ cho rằng môi giới là một ngành nghề khó so với những nghề khác vì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn non trẻ, mới hơn 20 tuổi; các trường đại học đào tạo về nghề môi giới không quá chuyên sâu và các những người môi giới không có nhiều kinh nghiệm, không quá trưởng thành.

Hiện nay, có nhiều người cho rằng những môi giới chứng khoán không học về tài chính nhưng cũng có thể hành nghề, kéo theo những lần “phím hàng đi vào lòng đất”, hô hào nhiều trên các hội nhóm. Với cá nhân ông Cường, hiện nay tình trạng đó xảy ra rất nhiều, nhưng vẫn còn rất nhiều môi giới có trình độ chuyên môn cao.

Ngoài chuyên môn, ông Cường cũng cho rằng nhà đầu tư cũng nên để ý đến tư cách đạo đức. Bất kỳ ai muốn theo đuổi nghề này cũng phải xác định rèn luyện cả đạo đức. Kiến thức có thể tích lũy theo thời gian, nhưng nếu tư cách đạo đức của môi giới không phù hợp thì nhà đầu tư nên xem xét lại về quyết định chọn người đồng hành của mình.

Nguồn bài viết: Bí mật đồng tiền: Broker không chỉ là 'công cụ' mà còn là người đồng hành

Tin thế giới 16-7: Mỹ phê chuẩn bán vũ khí cho Đài Loan; 390 nghị sĩ Nhật bị Nga cấm vận

TTO - Nga đưa gần 390 nghị sĩ Nhật Bản vào danh sách đen; Ukraine nhận thêm vũ khí tối tân; Anh lên tiếng về vụ công dân chết khi bị giam ở Donetsk; Mexico bắt trùm ma túy bị truy nã gắt gao nhất… là một số tin thế giới đáng chú ý sáng 16-7.

Tin thế giới 16-7: Mỹ phê chuẩn bán vũ khí cho Đài Loan; 390 nghị sĩ Nhật bị Nga cấm vận - Ảnh 1.

Binh sĩ Đài Loan tập trận thường niên ở thành phố Tân Đài Bắc ngày 14-7 - Ảnh: REUTERS

  • Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo lô phụ tùng vũ khí đã được Bộ Ngoại giao phê chuẩn bán cho Đài Loan. Theo Hãng tin Reuters ngày 15-7, thông cáo từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết lô phụ tùng vũ khí “hỗ trợ kỹ thuật quân sự” này trị giá ít nhất 108 triệu USD.

Hợp đồng sẽ bao gồm các loại thiết bị hỗ trợ duy trì các phương tiện, vũ khí nhỏ, hệ thống vũ khí chiến đấu cho bên nhận, tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa hiện tại và tương lai.

  • Gần 390 nghị sĩ Nhật vào danh sách đen của Nga. Ngày 15-7, Nga cấm 384 nhà lập pháp Nhật Bản đặt chân vào lãnh thổ của nước này để đáp trả việc Tokyo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Matxcơva, liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

Bộ Ngoại giao Nga đã đưa các nghị sĩ Nhật Bản vào danh sách đen, nêu tên của họ trên trang web của bộ, và cáo buộc họ “có quan điểm không thân thiện, chống Nga, đặc biệt là bằng cách đưa ra các cáo buộc vô căn cứ chống lại đất nước của chúng tôi liên quan đến hoạt động quân sự đặc biệt tại Ukraine”.

Tháng 5 vừa qua, Bộ Ngoại giao Nga đã cấm nhập cảnh đối với hàng chục quan chức Nhật Bản, trong đó có Thủ tướng Kishida Fumio, vì Tokyo hưởng ứng các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Nga, theo Hãng tin AFP.

Tin thế giới 16-7: Mỹ phê chuẩn bán vũ khí cho Đài Loan; 390 nghị sĩ Nhật bị Nga cấm vận - Ảnh 2.

Toàn cảnh một phiên họp quốc hội tại Hạ viện Nhật Bản - Ảnh: REUTERS

  • Điện Kremlin “phải chịu trách nhiệm hoàn toàn” về cái chết của một người Anh bị giam giữ tại trại giam ở Donetsk. Ngày 15-7, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Liz Truss nhấn mạnh về quan điểm trên và cho biết bà đã rất sốc khi hay tin nhân viên cứu trợ Paul Urey chết trong tù.

Trước đó, Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) cho biết ông Urey bị bắt ở đông nam Ukraine vào cuối tháng 4 và bị quân ly khai DPR buộc tội là “lính đánh thuê”. Hãng tin Tass của Nga cho hay ông Urey qua đời ngày 10-7 vì “bệnh tật và căng thẳng”.

  • Ukraine đã nhận được lô hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 đầu tiên. Ngày 15-7, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov khẳng định kho vũ khí nước này ngày càng có nhiều loại pháo do phương Tây cung cấp để giúp Kiev kháng cự trước sự tấn công của Nga, theo Hãng tin AFP.

Trong khi đó, các quan chức DPR cho biết họ đang nhắm mục tiêu tiếp theo là Siversk, sau khi giành quyền kiểm soát các thành phố lân cận là Lysychansk và Severodonetsk hai tuần trước.

Tin thế giới 16-7: Mỹ phê chuẩn bán vũ khí cho Đài Loan; 390 nghị sĩ Nhật bị Nga cấm vận - Ảnh 3.

Nga và Mỹ tiếp tục hợp tác về vũ trụ trong bối cảnh phương Tây nỗ lực cô lập Matxcơva vì cuộc khủng hoảng Ukraine - Ảnh: GETTY IMAGES

  • Nga và Mỹ gia hạn các chuyến bay cùng nhau lên Trạm Không gian quốc tế (ISS), duy trì một trong những lĩnh vực hợp tác cuối cùng giữa hai nước trong bối cảnh phương Tây nỗ lực cô lập Matxcơva vì chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Thỏa thuận trên cho phép phi hành gia Mỹ bay trên tàu vũ trụ Soyuz của Nga và ngược lại.

Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết trước mắt phi hành gia của họ sẽ có hai sứ mệnh bay cùng phi hành gia Nga trên tàu Soyuz, vào ngày 21-9 tới và vào đầu năm 2023.

Đổi lại, các phi hành gia Nga cũng sẽ có hai chuyến bay trên tàu SpaceX của Mỹ vào tháng 9-2022 và đầu năm 2023.

  • Doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ Sezgin Baran Korkmaz bị dẫn độ từ Áo và đã đến bang Utah, Mỹ ngày 15-7 để đối mặt với các cáo buộc rửa tiền và gian lận, theo Hãng tin Reuters.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết trước đó ông Korkmaz đã bị buộc tội rửa hơn 133 triệu USD tiền kiếm được bất hợp pháp thông qua các tài khoản ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Luxembourg. Nếu bị kết tội, ông Korkmaz sẽ đối mặt với án phạt tối đa là 20 năm tù giam.

  • Doanh số bán lẻ của Mỹ phục hồi mạnh mẽ trong tháng 6 khi người dân chi nhiều hơn cho xăng dầu và các hàng hóa khác trong bối cảnh lạm phát tăng cao.

Điều này có thể xoa dịu lo ngại về một cuộc suy thoái sắp xảy ra, song không làm thay đổi quan điểm là tăng trưởng kinh tế quý 2 của Mỹ vẫn ảm đạm, theo Hãng tin Reuters.

Sản lượng sản xuất sụt giảm trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 6, theo dữ liệu công bố ngày 15-7, cho thấy nhu cầu đang giảm bớt khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) mạnh tay siết chính sách tiền tệ để đưa lạm phát xuống dưới mức 2%.

Chứng khoán toàn cầu tăng trong ngày 15-7, trong khi đồng USD giảm và giá dầu tăng do các nhà đầu tư giảm kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của FED trong tháng 7.

Các nhà đầu tư vẫn đối mặt với những lo ngại rằng nền kinh tế thế giới đang tiến tới suy thoái khi các ngân hàng trung ương đẩy lạm phát phi mã, với các đợt tăng lãi suất mạnh được ghi nhận trong tuần tại Canada, New Zealand, Chile, Hàn Quốc và Philippines.

Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI tăng 1,46%, chỉ số STOXX 600 của châu Âu tăng 1,79%. Tại Phố Wall, chỉ số Dow Jones tăng 1,85% trong khi chỉ số S&P 500 tăng 1,61% và chỉ số Nasdaq tăng 1,41%.

Chỉ số đồng USD giảm 0,451%, với đồng euro tăng 0,59% lên mức 1,0075 USD. Trong khi đó, dầu thô Mỹ tăng 1,79% lên 97,49 USD/thùng, và giá dầu Brent tăng 1,97% lên mức 101,05 USD/thùng.

  • Tây Nam Âu trải qua ngày thứ năm liên tiếp (tính đến ngày 15-7) có nhiệt độ oi bức, với sức nóng gây ra các vụ cháy rừng trên diện rộng, buộc hàng ngàn người phải sơ tán và phá hỏng các kỳ nghỉ, theo Hãng tin AFP.

Hàng ngàn lính cứu hỏa tại Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đang chật vật để dập tắt các đám cháy. Trong khi đó, Anh chuẩn bị cho cái nóng khắc nghiệt trong vài ngày tới.

  • Lực lượng gìn giữ hòa bình sẽ rời khỏi đảo Red Sea vào cuối năm 2022**.** Theo thông báo của Nhà Trắng, trong lực lượng này có binh sĩ Mỹ, và đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua, lực lượng quốc tế rời khỏi vị trí chiến lược, nằm gần Ai Cập, Israel và Saudi Arabia.

Hãng tin AFP dẫn lời các nhà phân tích cho biết động thái này có thể thúc đẩy các cuộc tiếp xúc giữa Israel và Saudi Arabia khi hai nước đang vạch ra một con đường khả thi hướng tới quan hệ song phương.

  • Mexico đã bắt được Rafael Caro Quintero, một trong những trùm ma túy bị truy nã gắt gao nhất nước này, với cáo buộc dàn xếp vụ sát hại một nhân viên của Cơ quan Phòng chống ma túy Mỹ (DEA).

Theo Hãng tin Reuters, Caro Quintero là một nhà sáng lập của Guadalajara Cartel, một trong những băng đảng buôn ma túy quyền lực nhất Mỹ Latin trong suốt những năm 1980.

Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) xếp Caro Quintero vào danh sách “10 kẻ đào tẩu bị truy nã gắt gao nhất”, và treo thưởng đến 20 triệu USD cho cái đầu của y.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 16-7: Mỹ phê chuẩn bán vũ khí cho Đài Loan; 390 nghị sĩ Nhật bị Nga cấm vận - Tuổi Trẻ Online

Một chia sẻ rất hay sáng nay mình đọc được, đến từ anh Hồ Quốc Tuấn

Bác China siết BĐS cho đã, giờ dân biểu tình, đòi xù không trả nợ vay mua nhà dự án mà giờ dự án bị delay. Rồi công ty làm dự án thì nói không có tiền sao xây tiếp, đình công.

Thế là lãnh đạo bảo các bank, “Ê, cho nó vay lại đi mày”.

Ủa, sao hồi xưa các bác kêu siết chi. Làm chi khổ vậy các bác.

Mà cũng tốt, một phép thử để ông láng giềng nhìn đó mà biết cái gương.

Phép thử kết quả nôm na là: doanh nghiệp bất động sản vỡ nợ, và giờ tới người vay mua bất động sản xù nợ.

Ngành này nghe đâu đóng góp 30%+ GDP TQ, mà hôm qua bể ra vụ bán đất không thành mới biết là chiếm tới gần 50% doanh thu thuế nhiều tỉnh của TQ. 😁

Lâu lâu lấy dao đâm vào bụng rồi rút ra coi máu có chảy không, ai dè máu chảy không ngừng. 😅

1 Likes

Chuyên gia nói về giá dầu, phân bón và thức ăn chăn nuôi nửa cuối năm

Tiến sĩ Bùi Duy Tùng, Giảng viên Kinh tế Đại học RMIT, cho rằng giá dầu trên thị trường thế giới nửa cuối năm 2022 còn phụ thuộc vào rất nhiều biến số.Tiến sĩ Majo George, Giảng viên Đại học RMIT, cho rằng giá phân bón tăng là điều khó tránh khỏi nếu tình hình xung đột Nga - Ukraine tiếp diễn.Chuyên gia cho rằng với tình hình chiến sự tại Ukraine và khả năng Nga cắt giảm sản xuất dầu, nhiều khả năng giá thức ăn chăn nuôi còn tăng cho đến cuối năm.

Nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến giá dầu từ nay đến cuối năm

Giá dầu Brent ngày 14/7 là 100 USD/thùng. Dù giảm 30% so với đỉnh đầu tháng 3 sau khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra, giá hiện tại vẫn cao hơn đầu năm khoảng 27%.

Tiến sĩ Bùi Duy Tùng, Giảng viên Kinh tế Đại học RMIT, chuyên về mảng năng lượng chia sẻ với Người Đồng Hành rằng giá xăng dầu thế giới đã có những phiên giảm sâu do lo sợ của thị trường về một cuộc suy thoái kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên, diễn biến của giá dầu trên thị trường thế giới nửa cuối năm 2022 còn phụ thuộc vào nhiều biến số khác như sự thiếu hụt nguồn cung, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine và sự phục hồi của Trung Quốc.

Kết quả của chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine rất khó dự báo khi giao tranh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và kết thúc, ít nhất là trong tương lai gần. Hơn nữa, những biện pháp trừng phạt từ các nước phương Tây cũng làm giảm nguồn cung khí đốt đến các nước châu Âu, vị tiến sĩ đề cập.

Theo JP Morgan, Nga là nhà cung cấp khí tự nhiên lớn thứ hai trên thế giới, cung ứng khoảng 45% nhu cầu nhập khẩu khí tự nhiên của châu Âu. Nếu Châu Âu thiếu khí đốt trong mùa đông sắp tới, họ sẽ phải sử dụng nhiều dầu hơn và tạo áp lực làm tăng giá xăng dầu. Bên cạnh đó, Nga cũng là một nhà sản xuất các sản phẩm dầu mỏ lớn trên toàn cầu với 12% thị phần. Gần 50% sản phẩm từ dầu mỏ của Nga được xuất sang châu Âu và 1/3 lượng dầu thô xuất khẩu được đưa tới Trung Quốc.

new-project-1035-1438-1657770265.jpg
Diễn biến giá dầu Brent. Nguồn: Trading Economics

Theo tiến sĩ Bùi Duy Tùng, các biện pháp tẩy chay sản phẩm dầu từ Nga sẽ làm tăng thâm hụt nguồn cung dầu và tác động lên sự tăng giá của xăng dầu. Một số phân tích kinh tế cho thấy việc Nga cắt giảm sản lượng dầu sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Nếu sản lượng dầu của Nga giảm 3 triệu thùng/ngày, giá dầu có thể đẩy lên 190 USD/thùng. JP Morgan còn dự báo rằng với khả năng tài khóa hiện tại, Nga có thể cắt sản lượng 5 triệu thùng/ngày và có thể làm giá dầu tăng đến 380 USD/thùng nếu tình huống này xảy ra.

Ông Tùng cũng nhận định sự thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm dầu mỏ cũng làm cho thị trường dao động, lo sợ về việc các quốc gia OPEC có thể không thể tăng sản lượng đủ như cam kết. Một số quốc gia ở nhóm này đang phải đối mặt với việc cơ sở hạ tầng sản xuất xuống cấp, thiếu hụt đầu tư hay bất ổn chính trị. Theo số liệu từ các quốc gia này, sản lượng sản xuất ở tháng 5 bị hụt khoảng 2,7 triệu thùng/ngày so với cam kết. Tuy nhiên, OPEC vẫn giữ quan điểm cho rằng nhu cầu về dầu thô vào cuối năm 2022 sẽ vượt qua nhu cầu trước đại dịch. Các chuyên gia từ Goldman Sachs cũng chia sẻ quan điểm này. Do đó, áp lực tăng giá dầu vẫn còn rất lớn khi nhu cầu đi lên trong khi năng lực sản xuất không đáp ứng kịp.

Ngoài ra, việc thực thi chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc cũng đang là một ẩn số. Trong tháng 7, Thượng Hải lại tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng nhiều nhất kể từ thời điểm tháng 5 làm dấy lên nỗi lo ngại về việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội tại quốc gia này. Nếu các biện pháp dãn cách được Trung Quốc gỡ bỏ dần sẽ làm tăng nhu cầu về các sản phẩm xăng dầu và đây sẽ là yếu tố hỗ trợ giá dầu.

Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới cũng đang tăng thực hiện các biện pháp tăng lãi suất nhằm kiểm soát tình hình lạm phát làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái trong thời gian tới khi lãi suất cho vay tăng quá cao. Nhu cầu về các sản phẩm xăng dầu sẽ giảm nếu nỗi sợ về cuộc suy thoái này trở thành sự thật.

Giảng viên RMIT nhận định do giá dầu trong thời gian tiếp theo chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau nên giá dầu sẽ biến động lớn trong nửa cuối năm 2022. Giá dầu tăng hay giảm sẽ phụ thuộc lớn vào độ lớn của cuộc khủng hoảng trong tương lai, tình hình địa chính trị và sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc khi quốc gia này phục hồi từ đại dịch Coivd-19. Chính vì lẽ đó mà hai tổ chức tài chính lớn trên thế giới là JP Morgan và Citi đã đưa ra những dự báo khác nhau về giá dầu. JP Morgan dự báo giá dầu sẽ tăng lên đến 190 – 380 USD/thùng nếu Nga quyết định cắt sản lượng và làm trầm trọng tình trạng thiếu hụt xăng dầu hiện tại. Còn Citi thì cho rằng giá dầu sẽ giảm xuống còn khoảng 65USD/thùng nếu suy thoái kinh tế xảy ra.

Giá DAP sẽ duy trì ở mức cao, ure được nhận định trái chiều

Theo CTCP Phân bón Bình Điền, DAP Đình Vũ xanh 61% ngày 14/7 ở mức 2,16 triệu đồng/100 kg, tăng 15% so với đầu năm. Kali Belarus bột hồng/đỏ ở mức 1,8 triệu đồng/100 kg, so với 1,3 triệu đồng hồi đầu năm. Giá ure ở mức 1,5 triệu đồng/100 kg, giảm 14,2% so với đầu năm.

new-project-776-7675-1657770265.jpg
Diễn biến giá các loại ure. Nguồn: Binhdien.com

2Nông nhận định giá phân bón trên thị trường quốc tế đang hạ nhiệt thời gian qua, nhất là đối với mặt hàng ure. Nguyên nhân được cho là nhu cầu phân bón hiện ở mức thấp do các vùng trồng nông sản vừa đến vụ thu hoạch. Ngoài ra, tình hình giá thế giới giảm khiến giá ure trong nước cũng đi xuống. Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia trong ngành, khả năng sẽ có các đợt tăng giá tiếp theo nhất là giai đoạn các nước bước vào mùa cao điểm sản xuất nông nghiệp.

Bà Nguyễn Trần Phương Nga, chuyên gia phân tích từ SSI Research, cho rằng giá ure giảm từ đỉnh tháng 3 và có khả năng tiếp tục giảm trong 2-3 tháng tới vì đang vào mùa thấp điểm. Đến tầm quý IV, có khả năng giá ure tăng trở lại.

Tiến sĩ Majo George, Giảng viên Đại học RMIT, cho rằng giá phân bón tăng chủ yếu do tác động của giá thế giới, nguyên liệu sản xuất, cước vận chuyển tăng. Do chi phí vận chuyển cao nên giá nhiều loại phân bón có khả năng tăng và vẫn ở mức cao trong một thời gian nữa. Tiến sĩ Majo dẫn nguồn từ SSI cho biết ngay cả khi cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine lắng xuống, việc khởi động lại thương mại giữa Nga và các quốc gia châu Âu sẽ còn mất nhiều thời gian.

Theo vị tiến sĩ, giá tăng là điều khó tránh khỏi nếu tình hình xung đột tiếp diễn. Điều quan trọng là Việt Nam cần phổ biến cho nông dân cách bón phân và sử dụng phân bón hiệu quả, tận dụng nguồn phân hữu cơ hiện có.

Còn theo báo cáo của VCBS, hiện nay giá bán các loại phân bón tại thị trường Việt Nam có mối liên hệ khá mật thiết với thế giới do Việt Nam vẫn phải nhập khẩu lượng lớn phân bón. Thời gian vừa qua, thị trường ghi nhận 2 đợt tăng giá vào tháng 8/2021 khi Trung Quốc ban hành lệnh ngưng xuất khẩu phân bón và tháng 2 chiến sự Nga - Ukraine nổ ra. Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung khi Nga và Trung Quốc là hai nước chiếm phần lớn sản lượng sản xuất và xuất khẩu phân bón. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất như khí, than, lưu huỳnh cũng tăng đẩy giá thành sản xuất. Vì những lý do đó, giá ure từ đầu năm 2021 đến nay đã nhân đôi, giá DAP tăng gần 2 lần và giá NPK tăng khoảng 30%.

VCBS kỳ vọng giai đoạn nửa cuối 2022 giá ure sẽ hạ nhiệt khi nguồn cung dần được phục hồi đến từ lệnh cấm xuất khẩu ure của Trung Quốc được dỡ bỏ giúp gia tăng nguồn cung và chi phí đầu vào sản xuất ure là than và khí giảm góp phần hạ giá thành sản xuất. Trong khi đó, VBSC kỳ vọng giá bán của sản phẩm phân DAP duy trì ở mức cao do chi phí đầu vào sản xuất phân DAP là quặng apatit và lưu huỳnh, trong đó quặng apatit sẽ có xu hướng neo giá cao, còn lưu huỳnh tăng giá mạnh do thiếu hụt nguồn cung từ Nga sẽ khó có thể khôi phục sớm.

Tiến sĩ RMIT: Nhiều khả năng thức ăn chăn nuôi còn tăng đến cuối năm

Tiến sĩ Majo George, Giảng viên Đại học RMIT, dẫn thông tin từ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến rằng giá chăn nuôi tăng 25–30% gần đây phần lớn là do giá nguyên liệu như ngô, cám gạo, bột cá … tăng cao. Chi phí thức ăn chiếm từ 65 đến 70% chi phí chăn nuôi. Do đó, nông dân là người chịu thiệt hại và việc tiếp cận ngân hàng của nông dân vẫn còn khó khăn.

Tiến sĩ Majo cũng dẫn lời ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam rằng thị trường thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng lớn bởi các doanh nghiệp nhập khẩu, công ty nước ngoài. Trong chuỗi đầu vào của thức ăn chăn nuôi, Việt Nam trồng được ngô, cám gạo và sắn và chưa hoàn thiện được đầu vào của thức ăn chăn nuôi.

Do đó, trong thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi tăng do phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Giá nguyên liệu trên thế giới cao do mất mùa và xung đột tại Nga - Ukraine và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Theo ông Majo, Việt Nam cần thúc đẩy sản xuất nguyên liệu trong nước làm thức ăn chăn nuôi. Nhiều mặt hàng thức ăn chăn nuôi liên tục tăng giá trong những tháng đầu năm, trong đó dầu đậu nành tăng 22%, đậu tương tăng 21%, khô đậu tương tăng 16% và ngô tăng 9%. Điều này chủ yếu là do thời tiết không thuận lợi ở các quốc gia Nam Mỹ. Cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine cũng ảnh hưởng đến giá ngô và lúa mì.

Do giá nguyên liệu đầu vào tăng, nhiều doanh nghiệp tăng giá bán thức ăn chăn nuôi từ đầu tháng 7 thêm 300-400 đồng/kg như Công ty TNHH Emivest Feedmill, Công ty GreenFeed, Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Kyodo Sojitz.

Ông Majo cho rằng với tình hình chiến sự tại Ukraine và khả năng Nga cắt giảm sản xuất dầu, nhiều khả năng giá thức ăn chăn nuôi còn tăng cho đến cuối năm. Do đó, việc tăng nguồn nguyên liệu trong nước là rất cần thiết.

Nguồn bài viết: Chuyên gia nói về giá dầu, phân bón và thức ăn chăn nuôi nửa cuối năm

1 Likes

Các ngân hàng trung ương toàn cầu chạy đua chống lạm phát

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang đẩy mạnh việc tăng lãi suất nhằm hãm phanh đà leo thang của giá cả tiêu dùng - một hệ quả từ việc theo đuổi chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo trong đại dịch Covid-19. Giờ đây, việc đảo ngược chính sách nhằm chống lạm phát lại đặt ra một rủi ro đáng sợ không kém là suy thoái kinh tế…

Chủ tịch ECB Christine Largarde (trái) và Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: Reuters.

Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) hồi giữa tuần trước đã tăng lãi suất tròn 1 điểm phần trăm - một động thái mạnh hơn dự báo - sau hai lần nâng 0,5 điểm phần trăm. Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cũng nâng lãi suất với bước nhảy nửa điểm phần trăm sau mấy lần áp dụng bước nhảy 0,25 điểm phần trăm. Tiếp sau đó Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ) cũng có đợt nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm thứ ba liên tiếp.

Tại Mỹ, báo cáo lạm phát công bố hôm 13/7 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức tăng 8,6% trong tháng 5 và mức dự báo tăng 8,8% mà các nhà phân tích đưa ra trước đó. Ngay lập tức, số liệu này dẫn tới sự đặt cược của một bộ phận nhà đầu tư và chuyên gia phân tích rằng Fed có thể nâng lãi suất tròn 1 điểm phần trăm trong cuộc họp vào cuối tháng này, sau khi áp dụng bước nâng 0,75 điểm phần trăm – mạnh nhất 28 năm – trong cuộc họp tháng 6 vừa qua.

Thị trường cũng đang dự báo Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) có thể nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp tới, tăng gấp 2 lần so với bước nhảy lãi suất của những lần tăng vừa rồi, vì nền kinh tế Anh đã cho thấy một sự bứt phá bất ngờ trong tháng 5.

KHI CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG KHÔNG NGẠI SUY THOÁI

Vốn quen với 2 thập kỷ giá tiêu dùng tăng yếu, các ngân hàng trung ương đã có một đánh giá sai lầm rằng các áp lực giá cả trong năm 2021 sẽ sớm tự giải tỏa. Tuy nhiên, những nút thắt trong chuỗi cung ứng đã kéo dài hơn dự báo. Tiếp đó, sự gia tăng đột biến của giá năng lượng và giá hàng hóa cơ bản sau khi nổ ra chiến tranh Nga-Ukraine đã chấm dứt bất kỳ ảo tưởng nào còn sót lại về “chủ nghĩa từ tốn” trong chống lạm phát, hãng tin Bloomberg nhận định.

Mới cách đây vài tháng, hầu như chưa có một ngân hàng trung ương lớn nào trên thế giới hình dung ra tình thế hiện nay. Ngoài ra, việc tăng lãi suất quyết liệt nhằm hạ nhiệt giá cả cũng có thể dẫn tới một cú sốc tăng trưởng, thậm chí dẫn tới suy thoái kinh tế, nhưng các nhà hoạch định chính sách không còn lựa chọn nào khác. Chủ tịch Fed Jerome Powell hồi tháng 6 đã nói rõ rằng không đưa được lạm phát về tầm kiểm soát sẽ là một sai lầm còn lớn hơn cả việc thắt chặt quá đà. Các quan chức ngân hàng trung ương ở Anh và khu vực Eurozone có vẻ đồng tình với quan điểm này của ông Powell.

“Các ngân hàng trung ương sẽ sẵn sàng bỏ qua những bằng chứng về sự giảm tốc tăng trưởng, cho tới khi họ tin chắc rằng vị thần lạm phát đã bị nhốt trở lại vào trong cái chai”, các chiến lược gia về lãi suất của ngân hàng Rabobank nhận định trong một báo cáo. “Chúng tôi tiếp tục tin rằng các nhà hoạch định chính sách dám gây ra một cuộc suy thoái kinh tế ở mức độ mà họ cho là cần thiết để dịch chuyển đường cong nhu cầu theo hướng đạt mục tiêu về lạm phát”.

Một khi nhiều ngân hàng trung ương tăng tốc trong cuộc đua lãi suất, những nước tụt lại phía sau đang hứng chịu loạt bất lợi về tỷ giá hối đoái. Điều này sẽ càng khiến cho lạm phát ở những nước đó trở nên tồi tệ hơn vì khiến cho việc nhập khẩu hàng hóa đắt đỏ hơn.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đến nay chưa tăng lãi suất, và trong tuần vừa rồi, đồng Euro đã giảm dưới mức 1 USD lần đầu tiên kể từ năm 2022. Diễn biến này xảy ra sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo lạm phát tháng 6 – dữ liệu củng cố khả năng Fed nâng lãi suất ít nhất 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp vào ngày 26-27/7. Sau đó, tỷ giá Euro hồi phục khi người phát ngôn của ECB nói rằng ngân hàng trung ương này đang theo dõi ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái lên lạm phát. Tuyên bố này được xem như minh họa về sức ép cạnh tranh mà nhiều người coi là “chiến tranh tiền tệ ngược”. (Trong chiến tranh tiền tệ - currency war - các quốc gia chạy đua giảm giá đồng nội tệ để giành lợi thế cho xuất khẩu hàng hóa của nước mình).

Một ngân hàng trung ương lớn khác đến nay vẫn nằm ngoài cuộc đua tăng lãi suất là Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), dù Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda cho rằng lạm phát đang tăng lên ở nước này chủ yếu biến động hàng hóa cơ bản và không phải là dạng tăng giá kiểu ổn định mà ông mong muốn.

Tỷ giá đồng Yên đang phản ánh rõ sự trái chiều chính sách tiền tệ giữa BOJ với các ngân hàng trung ương khác. Năm nay, đồng nội tệ của Nhật đã giảm giá 16% so với USD, đặt ra mối lo ngại lớn trong chính quyền Thủ tướng Fumio Kishida, nhưng dường như không phải là chuyện lớn đối với các nhà hoạch định chính sách trong BOJ. Tại Mỹ, mới vào cuối năm ngoái, ông Powell và các đồng nghiệp của ông bắt đầu “bình thường hóa” chính sách tiền tệ sau thời kỳ siêu nới lỏng trong đại dịch Covid-19. Giờ đây, sau hơn nửa năm, họ đang ở trong một chiến dịch thắt chặt mạnh tay chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.

Nhận thấy sai lầm khi xem lạm phát là “tạm thời”, Fed đã phải đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng (QE). Sau khi “rón rén” tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào tháng 3, Fed đã “bạo tay” áp dụng bước nhảy 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 5, và tiếp đến là 0,75 điểm phần trăm vào tháng 6.

Giờ đây, với sức nóng của lạm phát tiếp tục tăng lên, khả năng tăng lãi suất 1 điểm phần trăm đang được tính đến. Các nhà giao dịch đang đặt cược khả năng này ở mức 50-50, sau khi Canada áp dụng bước nhảy lãi suất 1 điểm phần trăm vào cuộc họp tuần vừa rồi.

Nhiều nhà phân tích xem việc Fed tăng lãi suất ngày càng mạnh là bằng chứng rõ rệt cho thấy Fed đã chậm so với sự leo thang của giá cả và đang phải “chạy theo” lạm phát. Hệ quả của việc “chạy theo” này rất có thể là suy thoái. “Ông Powell cần phải lấy lại thế kiểm soát trong bức tranh lạm phát. Ông ấy hiện đang mất kiểm soát hoàn toàn với lạm phát”, cố vấn kinh tế Mohamed El-Erian của Allianz phát biểu trong một cuộc trao đổi mới đây với CNBC. “Ông ấy phải hành động vì nếu không, ông ấy sẽ ngày càng tụt lại và không thể cán đích”.

TRANH CÃI VỀ KHẢ NĂNG SUY THOÁI Ở MỸ

Hy vọng của nhà đầu tư và giới chuyên gia hiện nay là việc tăng lãi suất nhanh hơn sẽ đảm bảo được rằng lạm phát sẽ không bám rễ sâu vào nền kinh tế trong dài hạn. Các chỉ báo về kỳ vọng lạm phát dài hạn trên thị trường trái phiếu hiện nay cho thấy giới đầu tư tin các ngân hàng trung ương sẽ làm được điều này. Lãi suất hòa vốn (breakeven rates) phản ánh kỳ vọng lạm phát 10 năm tới ở Mỹ là 2,35%; ở Đức là 2,08%; ở Canada là 1,98%; và ở Anh là 3,68%. Tuy nhiên, sự đánh đổi ở đây có thể là suy thoái kinh tế, sớm hơn so với hình dung của nhiều người.

Trong một báo cáo ra ngày 12/7, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mạnh tay hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ. Định chế này cho rằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ tăng trưởng 2,3% trong năm nay, giảm 0,6 điểm phần trăm so với mức dự báo tăng 2,9% đưa ra hồi cuối tháng 6. IMF cảnh báo việc tránh một cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ ngày càng “khó khăn hơn”, nhưng tin tưởng rằng Mỹ sẽ tránh được kịch bản tồi tệ đó. Tuy nhiên, không phải nhà dự báo nào cũng có sự lạc quan thận trọng như IMF.

Ngân hàng Bank of America dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào một cuộc suy thoái nhẹ vào nửa cuối của năm nay do lạm phát cao buộc Fed phải nâng lãi suất quyết liệt để chống lại. Thậm chí, có nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới thực ra đã suy thoái rồi. Công cụ GDP Now của Fed chi nhánh Atlanta cho thấy nền kinh tế Mỹ đã suy thoái, với dự báo tổng sản phẩm trong nước (GDP) giảm 2,1% trong quý 2. Trước đó, GDP Mỹ đã giảm 1,6% trong quý 1. Hai quý suy giảm liên tiếp được coi là nền kinh tế đã suy thoái.

Bản thân Fed cũng không dám chắc kinh tế Mỹ có tránh được suy thoái hay không. Trong một cuộc điều trần hồi tháng 6 trước Quốc hội Mỹ, dù bày tỏ tin tưởng rằng nền kinh tế đang mạnh, ông Powell thừa nhận một cuộc suy thoái có thể xảy ra. “Đó chắc chắn là một khả năng”, ông nói. “Đó không phải một hệ quả nằm trong chủ đích của chúng tôi, nhưng chắc chắn là một khả năng. Thực lòng mà nói những gì xảy ra trên thế giới trong mấy tháng qua khiến chúng tôi gặp nhiều khó khăn hơn để đạt được mục tiêu như mong muốn là lạm phát 2% và một thị trường lao động vẫn mạnh”.

Báo cáo kinh tế Beige Book của Fed công bố vào tuần trước phản ánh mối lo kinh tế gia tăng, cộng thêm niềm tin rằng lạm phát sẽ còn leo thang ít nhất trong thời gian còn lại của năm nay. “Tương tự như báo cáo trước, triển vọng tăng trưởng kinh tế trong lần khảo sát này nhìn chung là tiêu cực ở hầu hết các khu vực”, báo cáo viết.

Một dấu hiệu khác phản ánh tâm trạng bi quan của giới đầu tư toàn cầu về triển vọng kinh tế là diễn biến giá đồng. Giá của kim loại này được xem là một chỉ báo quan trọng về sức khỏe kinh tế vì đồng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhà phân tích Daniel Hynes của ngân hàng ANZ nhấn mạnh rằng giá đồng đang giảm mạnh dù không có dấu hiệu gì của sự suy giảm nhu cầu hay gia tăng nguồn cung. “Thậm chí, câu chuyện thực tế hoàn toàn trái ngược. Chúng tôi đang thấy bức tranh nhu cầu của Trung Quốc cải thiện”, ông Hynes nói.

Điều đó có nghĩa là giới đầu tư cho rằng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ dẫn tới suy giảm tăng trưởng kinh tế, và mối lo này đang phản ánh vào giá đồng - vị chuyên gia giải thích. “Diễn biến giá đồng nói lên một điều rằng nhà đầu tư đang bi quan về triển vọng kinh tế”.

Theo dữ liệu của Reuters, trong quý 2 vừa qua, giá đồng có quý giảm mạnh nhất kể từ năm 2011. Từ đầu tháng 6 đến nay, giá đồng tiếp tục đà trượt dốc. Giá đồng giao sau trên sàn giao dịch kim loại LME ở London hiện ở mức hơn 7.340 USD/tấn.

Nguồn bài viết: Các ngân hàng trung ương toàn cầu chạy đua chống lạm phát - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Cả châu Âu quay cuồng chuẩn bị cho kịch bản bị Nga cắt khí đốt hoàn toàn

An Huy -

Hôm 11/7, đường ống Nord Stream 1 dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga sang Đức đã tạm ngừng hoạt động để bảo trì định kỳ trong 10 ngày. Câu hỏi lớn nhất đặt ra với châu Âu lúc này là liệu đường ống có vận hành trở lại đúng thời hạn, hay Nga sẽ nhân cơ hội này cắt luôn khí đốt?

Ảnh minh hoạ.

Liên minh châu Âu (EU) đang vội vã chuẩn bị cho trường hợp Nga cắt cung cấp khí đốt đối với toàn khu vực. Trong một tình huống khủng hoảng như vậy, các quốc gia thành viên EU có nghĩa vụ phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau – nghĩa là cung cấp khí đốt cho nhau và trao đổi thông tin.

Hôm 11/7, đường ống Nord Stream 1 dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga sang Đức đã tạm ngừng hoạt động để bảo trì định kỳ trong 10 ngày. Câu hỏi lớn nhất đặt ra với châu Âu lúc này là liệu đường ống có vận hành trở lại đúng thời hạn, hay Nga sẽ nhân cơ hội này cắt luôn khí đốt?

Tờ báo Đức DW đã điểm qua những thách thức về khí đốt mà châu Âu đang đối mặt và hướng giải quyết của họ:

CÁC NGUYÊN TẮC NÀO SẼ ÁP DỤNG TRONG EU NẾU XẢY RA TÌNH TRẠNG THIẾU KHÍ ĐỐT?

Nếu Nga không nối lại việc cung cấp khí đốt sau khi hoàn thành việc bảo trì Nord Stream 1, EU sẽ phải áp dụng quy chế An ninh Nguồn cung (SOS) 2017. Theo quy chế SOS, tất cả các nước thành viên EU phải có sẵn kế hoạch khẩn cấp và một hệ thống cảnh báo ba giai đoạn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, không phải chính phủ nào trong EU cũng đã hoàn tất công tác thiết lập kế hoạch và hệ thống như vậy.

Các nước trong EU đều nằm trong các nhóm khu vực, mỗi nhóm cùng đối mặt với những rủi ro chung. Một nhóm phải kể tới bao gồm các nước vùng Baltic và Phần Lan – nhóm có sự phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt từ Nga và hiện đã tìm được các giải pháp thay thế một phần nguồn cung từ Nga.

Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp là một nhóm khác. Những nước này chỉ nhập khẩu một lượng nhỏ khí đốt Nga và sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Nga cắt khí đốt.

Trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng, các nước thành viên EU sẽ có nghĩa vụ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau – nghĩa là cung cấp khí đốt cho nhau và trao đổi thông tin. Ngoài ra, các nước EU được yếu cầu phải có dự trữ khí đốt đầy ít nhất 80% trước khi bước vào mùa sưởi ấm bắt đầu vào mùa thu.

Giới chuyên gia và chính khách nhận ra một vấn đề là việc Nga cắt giảm và tạm dừng cung cấp khí đốt khiến cho việc các nước thành viên EU chia sẻ khí đốt hoặc làm đầy dự trữ khí đốt trở nên cực kỳ khó khăn.

ĐỨC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRÊN THỊ TRƯỜNG KHÍ ĐỐT Ở EU?

Đức là nước châu Âu nhập khẩu nhiều khí đốt từ Nga nhất, đồng thời là một quốc gia trung chuyển khí đốt Nga chảy qua đường ống Nord Stream 1 và các đường ống khác. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu Đức không còn nhận được khí đốt Nga? Trong trường hợp như vậy, liệu Đức có trung chuyển khí đốt mà nước này nhận được từ Na Uy hoặc Hà Lan tới các quốc gia khác giữa lúc chính Đức cũng đang khan hiếm khí đốt?

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck đang đàm phán thoả thuận đoàn kết với các nước láng giềng. Các thoả thuận này sẽ giữ vai trò điều tiết nguồn cung khí đốt trong tình huống khẩn cấp. “Chúng tôi sẽ phải nhìn vào tất cả các kịch bản có thể xảy ra và điều gì đích xác sẽ xảy ra trong mỗi tình huống, chẳng hạn một sự gián đoạn nguồn cung khí đốt bất kỳ đều phải được công bố chính thức, tại quốc gia nào, ở cấp độ như thế nào, để chúng tôi biết chính xác những gì đang xảy ra”, ông Habeck nói trong chuyến làm việc mới đây với Bộ trưởng Bộ Công thương Séc Josef Sikela.

Ông Habeck đã đàm phán một hiệp ước với Chính phủ Séc. Ông cho biết hai bên sẽ lập một cơ quan chung để theo dõi sự thiếu hụt khí đốt, để mỗi quốc gia không bị ảnh hưởng quá mức. Chẳng hạn, phía Séc được cung cấp khí đốt chủ yếu thông qua các đường ống ở Đức. Ba Lan cũng tiếp nhận khí đốt chảy qua Đức và đường ống Nord Stream 1, còn Thuỵ Sỹ phụ thuộc hoàn toàn và nguồn khí đốt từ Đức.

LIỆU SỰ ĐOÀN KẾT VỀ KHÍ ĐỐT CÓ PHÁT HUY TÁC DỤNG TRONG EU?

Quy chế SOS quy định rằng khí đốt sẽ chỉ được bơm cho các nước thành viên đã công bố tình trạng khẩn cấp và nỗ lực hết sức để cắt giảm tiêu thụ. Theo quy chế này, việc mua và bán khí đốt vẫn sẽ có sự tham gia của các nhà cung cấp nửa nhà nước, nửa tư nhân - một việc phức tạp trong thời gian có khủng hoảng.

Việc thiết lập một mức trần đối với giá khí đốt, theo đề xuất của Italy, đến nay vẫn vấp phải sự phản đối của EU, khi các nước khác cho rằng cách này sẽ phản tác dụng. Bulgaria - một nước đã bị hãng khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga tẩy chay – hiện vẫn trung chuyển khí đốt Nga đi qua đường ống Turk Stream của Bulgari tới Serbia và Hungary. Không rõ liệu việc này có thể tiếp tục nếu xảy ra khủng hoảng?

Các đường ống chính dẫn khí đốt từ Nga và khu vực Kavkaz tới EU.

Hungary hiện đã công bố tình trạng khẩn cấp và cấm hoàn toàn việc xuất khẩu năng lượng, đồng nghĩa với việc nước này không còn tuân thủ nguyên tắc đoàn kết trong EU.

“Không ai dám chắc đây có phải là một cách thông minh đối với một một quốc gia nằm hoàn toàn trong nội địa với mức dự trữ khí đốt chưa đầy 3 tỷ mét khối và mức tiêu thụ khí đốt mỗi năm là 10 tỷ mét khối”, chuyên gia cấp cao về năng lượng và chính sách khí hầu Georg Zachman của tổ chức nghiên cứu Bruegel có trụ sở ở Brussels, Bỉ nhận định trên mạng xã hội Twitter.

Từ lâu, Uỷ ban châu Âu (EC) đã đề nghị các quốc gia thành viên hoàn tất các thoả thuận song phương về đoàn kết trong vấn đề nguồn cung khí đốt, bởi cơ quan này không có cơ chế quyền soát trung tâm nào về hạn ngạch – hay bất kỳ thứ gì đó tương tự - đang có hiệu lực. Bởi vậy, Đức đến nay đã ký ba thoả thuận, một với Đan Mạch, một với Áo và một với Séc. Ngoài ra, còn có các thoả thuận giữa Lithuania với Latvia, giữa Estonia với Latvia, giữa Phần Lan với Estonia, và giữa Italy với Slovenia.

Về các nhà cung cấp khí đốt, có một vấn đề phức tạp khác là quyền sở hữu. Trên thị trường khí đốt ở châu Âu, quyền sở hữu này thường là sở hữu chéo giữa các quốc gia. Chẳng hạn, nhà nước Phần Lan sở hữu một phần công ty cung cấp khí đốt lớn nhất của Đức Uniper. Bởi vậy, câu hỏi được đặt ra là chính phủ nào sẽ ra tay giải cứu nến các công ty tư nhân rơi vào khó khăn tài chính.

Nhưng có một vấn đề chính không thể được giải quyết thông qua sự phối hợp giữa các quốc gia thành viên hay bằng các kế hoạch mà EC đưa ra – theo ông Markus Ferber, một đại diện của Đức trong Quốc hội châu Âu. Ông Ferber nói rằng vấn đề đơn giản đó là không có đủ khí đốt. Các chính phủ có phối hợp “thì cũng chẳng thể đưa chúng ta vượt qua mùa đông này”, ông nói.

CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN EU ĐANG LÀM GÌ ĐỂ NGĂN CHẶN CUỘC KHỦNG HOẢNG NGUỒN CUNG KHÍ ĐỐT?

Cuộc tìm kiếm nguồn cung thay thế khí đốt Nga của các nước châu Âu đang diễn ra, nhưng đương đầu với sức ép lớn. Đức và các nước vùng Baltic đã đặt hy vọng vào khí hoá lỏng nhập khẩu từ Trung Đông hoặc Mỹ, có thể tích trữ một phần số khí hoá lỏng này trong các kho chứa nổi trên biển thậm chí còn chưa được xây dựng. Italy đang mua khí đốt từ Algeria và Azerbaijan. Nguồn khí đốt bổ sung từ Na Uy, Anh, Algeria và Hà Lan đang được gom mua, nhưng giá cả ngày càng đắt đỏ hơn.

EC ước tính rằng tất cả những nguồn cung này sẽ không đủ để thay thế ngay khí đốt từ Nga. Vì vậy, EC hối thúc việc tiết kiệm năng lượng và tiêu thụ ít khí đốt hơn tại một số nơi công cộng nhất định. Ông Habeck gần đây có ý nói rằng trong những tình huống khẩn cấp cực đoan, sẽ không phải là khôn ngoan nếu ưu tiên cung cấp khí đốt cho hộ gia đình thay vì doanh nghiệp.

LIỆU EU CÓ THAY ĐỔI QUY CHẾ HAY KHÔNG?

EC sẽ đưa ra một kế hoạch khẩn cấp trong tuần này. Kế hoạch sẽ quy định rằng trong trường hợp có nghi ngờ, việc phát điện tại các nhà máy điện chạy bằng khí đốt phải được ưu tiên hơn so với việc sưởi ấm và nấu nướng tại các hộ gia đình. Ít nhất ở thời điểm hiện tại, các nhà máy này đang ở vị trí ưu tiên thứ hai.

Theo Bộ Kinh tế Đức, các quy định EU sẽ phải thay đổi vì các quy định này được đặt ra cho các trường hợp gián đoạn nguồn cung ngắn hạn tại các quốc gia đơn lẻ, thay vì tình trạng gián đoạn nguồn cung trên quy mô lớn. EC cũng dự định đưa ra quy định rằng các toà nhà công cộng và thương mại sẽ chỉ được sưởi ấm tối đa ở mức 19 độ C. Một nền tảng của EU phục vụ cho việc mua chung khí đốt đã được thiết lập nhưng chưa đi vào hoạt động.

Theo kế hoạch khẩn cấp của EU, việc tiết kiệm năng lượng tại nhà dân và tại doanh nghiệp có thể bù đắp cho khoảng 1/3 lượng khí đốt Nga bị cắt. Nhưng 2/3 còn lại thì sao? Các bộ trưởng năng lượng trong EU sẽ bàn bạc để tìm câu trả lời cho vấn đề này tại một hội nghị đặc biệt vào cuối tháng 7.

Nguồn bài viết: Cả châu Âu quay cuồng chuẩn bị cho kịch bản bị Nga cắt khí đốt hoàn toàn - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tin thế giới 18-7: Quan chức cấp cao Ukraine nghi phản quốc; Dấu chân khủng long trong nhà hàng

TTO - Đang ăn nhà hàng thì phát hiện dấu chân khủng long ở Trung Quốc; Hai quan chức cấp cao Ukraine bị sa thải; Iran ân xá/giảm án hơn 2.000 người; Thế giới sẽ có thêm dầu thô; Nga sẽ kiện báo Thụy Sĩ… là một số tin thế giới đáng chú ý sáng 18-7.

Tin thế giới 18-7: Quan chức cấp cao Ukraine nghi phản quốc; Dấu chân khủng long trong nhà hàng - Ảnh 1.

Các chuyên gia quan sát và đo đạc các dấu vết khủng long được phát hiện tại một nhà hàng ở thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc vào hôm 16-7 - Ảnh: XING LIDA

*** Đang ăn ở nhà hàng thì phát hiện dấu chân khủng long ở Trung Quốc.** Theo Thời báo Hoàn Cầu ngày 17-7, các dấu chân hóa thạch của loài khủng long sống cách đây 100 triệu năm vừa được phát hiện tại một nhà hàng sân vườn ở trung tâm TP Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên người ta tìm thấy dấu vết khủng long ở TP Lạc Sơn.

Các chuyên gia xác nhận có hơn 10 dấu chân hóa thạch, thuộc về 2 con khủng long ăn cỏ Brontosaurus (nghĩa là “thằn lằn sấm”, là một chi khủng long chân thằn lằn), được tìm thấy tại nhà hàng này. Hai con khủng long với chiều dài cơ thể khoảng 8 mét để lại dấu chân khi chúng hoạt động dọc theo bờ sông trong môi trường hạn hán ở Lạc Sơn cổ đại khoảng 100 triệu năm trước.

Lúc đầu, một thực khách - người quan tâm về cổ sinh vật học - đang dùng bữa tại nhà hàng trên vào hôm 10-7 thì phát hiện có điều gì đó kỳ lạ ở vài cái hố trong sân. Sau khi quan sát cẩn thận, ông cho rằng cái hố có lẽ là dấu vết của khủng long và liên hệ với giới chuyên gia để điều tra.

  • Hai quan chức cấp cao Ukraine bị tổng thống sa thải. Theo Hãng tin AFP, ngày 17-7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã sa thải tổng công tố viên Iryna Venediktova và người đứng đầu Cơ quan An ninh nội địa Ivan Bakanov của nước này, trong bối cảnh có rất nhiều trường hợp bị các quan chức thực thi pháp luật Ukraine nghi ngờ là phản quốc.

Ông Zelensky cho biết hơn 650 trường hợp bị nghi phản quốc và tiếp tay cho Nga hiện đang bị điều tra, trong đó có 60 trường hợp quan chức có mặt tại các vùng lãnh thổ bị Nga kiểm soát và đang hoạt động chống lại Ukraine.

Tin thế giới 18-7: Quan chức cấp cao Ukraine nghi phản quốc; Dấu chân khủng long trong nhà hàng - Ảnh 2.

Binh sĩ Ukraine bị thương ở chiến trường, được chăm sóc y tế ngày 17-7 - Ảnh: REUTERS

  • Nga không thể phớt lờ các mối đe dọa đến từ NATO. Theo Hãng tin Tass, ngày 17-7, ông Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, tuyên bố như thế trong bối cảnh liên minh quân sự này sở hữu các vũ khí tối tân nhằm vào Nga, tiếp tục kết nạp thêm thành viên, và mở rộng gần biên giới với Nga.

Vị cựu tổng thống và thủ tướng Nga nhấn mạnh rằng Nga có quyền tự vệ, do đó Matxcơva thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.

  • Giới chức Nga dọa sẽ có hành động pháp lý với nhật báo Neue Zürcher Zeitung. Theo trang Business Insider ngày 17-7, tờ báo của Thụy Sĩ đăng một bức ảnh mô tả Tổng thống Nga Vladimir Putin là “gã hề”, trong bài viết của báo về vai trò của các hình ảnh lan truyền trong những cuộc thảo luận về xung đột Nga - Ukraine.

Đại sứ quán Nga tại Thụy Sĩ đã gửi thư cho tờ báo này, theo đó cho biết họ bị xúc phạm vì hình ảnh này.

Tin thế giới 18-7: Quan chức cấp cao Ukraine nghi phản quốc; Dấu chân khủng long trong nhà hàng - Ảnh 3.

Lính cứu hỏa nỗ lực dập tắt đám cháy gần Louchats vào ngày 17-7, khi các đám cháy rừng tiếp tục lan rộng ở vùng Gironde, tây nam Pháp - Ảnh: REUTERS

  • Các đám cháy rừng dữ dội trên khắp khu vực tây nam châu Âu - không có dấu hiệu giảm bớt trong ngày 17-7, theo Hãng tin AFP. Các đám cháy rừng xuất phát từ đợt nắng nóng dữ dội vẫn hoành hành ở Pháp, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha…, phá hủy hàng ngàn hecta đất và buộc hàng ngàn dân sơ tán.

Dự báo nhiều nơi tại châu Âu sẽ ghi nhận các kỷ lục nhiệt độ mới vào đầu tuần này.

  • Nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei “đã ân xá hoặc giảm án cho 2.272 người” (trong đó có một số người bị án tử hình). Ngày 17-7, Hãng tin AFP dẫn thông tin từ Iran cho biết quyết định nhân đạo này là để đánh dấu hai ngày lễ tôn giáo quan trọng là Eid al-Adha và Ghadir, đều rơi vào tháng này.

  • Lực lượng Nga đã bắn tên lửa trúng các cơ sở công nghiệp tại thành phố chiến lược Mykolaiv ở miền nam Ukraine vào ngày 17-7, khi Matxcơva nỗ lực gia tăng chiến tích ở Ukraine. Theo Hãng tin AP, Mykolaiv đã đối mặt với các cuộc tấn công tên lửa thường xuyên của Nga trong những tuần gần đây.

  • Đụng độ bộ lạc chết nhiều người ở Sudan vẫn tiếp diễn. Theo Hãng tin AFP ngày 17-7, giới chức Sudan cho biết cuộc đụng độ giữa các bộ lạc tại bang Blue Nile (Nin Xanh) ở phía nam của Sudan đã khiến 60 người thiệt mạng và 163 người bị thương kể từ khi nổ ra cách đây gần một tuần. Cuộc đụng độ diễn ra giữa bộ lạc Berti và Hawsa sau khi bộ lạc Berti từ chối yêu cầu của Hawsa về việc thành lập một “cơ quan dân sự giám sát vấn đề tiếp cận đất đai”.

  • Iran có khả năng chế tạo bom hạt nhân. Nói với Đài Al Jazeera (Qatar) ngày 17-7, ông Kamal Kharrazi - cố vấn cấp cao của lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei - cho biết về mặt kỹ thuật, hiện họ có thể làm được nhưng vẫn chưa quyết định có chế tạo bom hạt nhân hay không.

Phát biểu này được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden kết thúc chuyến công du 4 ngày tới Israel và Saudi Arabia, trong đó ông Biden tuyên bố sẽ ngăn Iran “sở hữu vũ khí hạt nhân”.

  • Thế giới sẽ có thêm dầu thô. Phát biểu trên Đài CBS ngày 17-7, ông Amos Hochstein, cố vấn cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ về an ninh năng lượng, cho biết các nhà sản xuất dầu thô lớn có khả năng sẽ tăng nguồn cung sau chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Trung Đông. Tuy nhiên, ông không nói cụ thể nước nào sẽ tăng sản lượng và tăng bao nhiêu.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 18-7: Quan chức cấp cao Ukraine nghi phản quốc; Dấu chân khủng long trong nhà hàng - Tuổi Trẻ Online

Hơn 700 tỷ đồng xây dựng 3 trung tâm điều hành tại “siêu” sân bay Long Thành

Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt danh mục dự án đầu tư xây dựng 3 trung tâm điều hành của các hãng hàng không tại Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, với tổng mức đầu tư khoảng 738 tỷ đồng…

Phối cảnh Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định số 913/QĐ-BGTVT phê duyệt danh mục dự án đầu tư xây dựng Trung tâm điều hành số 1, số 2, số 3 của các hãng hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Theo đó, mục tiêu đầu tư xây dựng và khai thác 3 Trung tâm điều hành của các hãng hàng không và hạ tầng cơ sở đồng bộ trong phạm vi dự án phục vụ giai đoạn 1 của dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành; đáp ứng mục tiêu điều hành khai thác bay và điều hành dịch vụ mặt đất của hãng hàng không tại cảng hàng không “tỷ đô” Long Thành.

Về nhu cầu sử dụng đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất của Trung tâm điều hành số 1 là 21.294 m2; Trung tâm điều hành số 2 là 17.955 m2; Trung tâm điều hành số 3 là 18.077 m2.

Bộ Giao thông vận tải giao Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm tiếp thu ý kiến thẩm định của Vụ Đối tác công - tư tại văn bản số 269/ĐTCT ngày 12/7/2022 để hoàn thiện hồ sơ danh mục dự án.

Đồng thời, công bố danh mục dự án và triển khai các thủ tục tiếp theo theo quy định tại Thông tư số 23/2021/TT-BGTVT ngày 05/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và các quy định có liên quan.

“Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, công khai, minh bạch”, Bộ Giao thông vận tải lưu ý.

Bộ cũng yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục rà soát các nội dung của danh mục dự án trong quá trình thực hiện, báo cáo bộ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp trong trường hợp cần thiết, bảo đảm tính khả thi.

Cập nhật tiến độ triển khai tại phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tuần vừa qua, ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), trong 1 tháng qua, khối lượng thi công san nền được 2 triệu m3, nâng tổng khối lượng luỹ kế đến ngày 14/7 đạt khoảng 13,5 triệu m3. Trong đó, việc san nền cho nhà ga đã xong.

Ban Quản lý dự án cũng duy trì 1.075 đầu máy, 1.454 nhân sự trên công trường để tranh thủ những khoảng thời gian thi công, tránh ngày mưa.

Về thi công móng cọc nhà ga, hiện triển khai thi công xong 980/1.545 cọc đại trà. Với tiến độ này, ngày 20/9/2022 sẽ hoàn thành toàn bộ gói thầu thi công móng cọc, vượt tiến độ từ 30 - 45 ngày so với tiến độ hợp đồng và bảo đảm có thể khởi công phần thân nhà ga ngay khi có nhà thầu thi công.

ACV cũng báo cáo đến nay, hầu hết các khu vực thi công chính cơ bản được UBND tỉnh Đồng Nai bàn giao. Đến hết ngày 13/7, ACV nhận bàn giao 1.746 ha của khu vực xây dựng dự án (1.810 ha), còn lại khoảng 64 ha đang được UBND huyện Long Thành tiếp tục xử lý.

Khu vực trữ đất 722 ha đang còn lại khoảng 48 ha cũng đang được UBND huyện Long Thành xử lý.

Như vậy, trong tháng 6/2022 và đến nay, tiến độ thi công trên công trường các hạng mục thoát nước và móng, cọc nhà ga hành khách đáp ứng kế hoạch. Tuy nhiên, khối lượng san nền thi công đạt thấp do thời tiết, khối lượng còn lại rất lớn, hiện mới đạt 13,5 triệu m3 (11,46%), còn 86,5 triệu m3 cần hoàn thành.

Vì vậy, cần có kế hoạch huy động nhân sự, máy móc cụ thể để có thể hoàn thành theo đúng tiến độ như yêu cầu.

Nguồn bài viết: Hơn 700 tỷ đồng xây dựng 3 trung tâm điều hành tại “siêu” sân bay Long Thành - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Một cổ phiếu tăng 112% sau 4 phiên

Cổ phiếu CAR chào sàn UPCoM ngày 13/7 với giá tham chiếu 11.000 đồng/cp.Kết phiên 18/7, mã này tăng trần 4 phiên liên tiếp lên 23.300 đồng/cp, tương đương tăng 111,8%.

Ngày 13/7, 3,2 triệu cổ phiếu CAR của Tập đoàn Giáo dục Trí Việt (UPCoM:CAR) lên sàn UPCoM với giá tham chiếu 11.000 đồng/cp. Ngay sau đó, mã này tăng trần 4 phiên liên tiếp và leo lên 23.300 đồng/cp kết phiên ngày 18/7, tương đương tăng 111,8%.

Tập đoàn Giáo dục Trí Việt, tiền thân là CTCP Đào tạo Trẻ tài năng Việt Nam thành lập năm 2010 với số vốn điều lệ ban đầu là 1,65 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Sau 9 năm hoạt động, Tập đoàn Giáo dục Trí Việt tăng vốn 2 lần, hiện vốn điều lệ của công ty là 32 tỷ đồng.

Lĩnh vực đầu tư của công ty bao gồm đầu tư vào các dự án đào tạo; nghiên cứu, xây dựng và phát triển các sản phẩm/dịch vụ đào tạo về kỹ năng, làm giàu kiến thức, nghệ thuật cho cả trẻ em và người lớn trên cơ sở áp dụng các công nghệ mới nhất vào việc xây dựng chương trình đào tạo và tham khảo nội dung, phương pháp giáo dục tiên tiến của các quốc giá có nền giáo dục phát triển.

Trong cơ cấu cổ đông, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thuỳ Thương nắm giữ nhiều cổ phần nhất với 804.500 đơn vị CAR, tương đương 25,14% vốn điều lệ.

Xét về kết quả kinh doanh năm 2021, doanh thu cung cấp dịch vụ đào tạo giảm 14,2% còn 11,3 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán giảm 7% còn 9,3 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp gần 2 tỷ đồng, giảm 37,4% so với thực hiện năm 2020.

Theo lý giải của Tập đoàn Giáo dục Trí Việt, vì tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp kéo dài trong vòng 6 tháng nên công ty không thể tổ chức dạy học trực tiếp tại các trung tâm kỹ năng sống hay tổ chức trại hè cho các học viên do các quy định về phòng chống dịch bệnh. Đơn vị gặp khó khăn trong việc thu hút học viên tham gia các khoá học, khiến doanh thu năm trước sụt giảm.

Doanh thu tài chính tăng từ 739 triệu đồng lên 1,4 tỷ đồng, chủ yếu bởi lãi bán các khoản đầu tư tăng 189% lên 967,3 triệu đồng. Đơn vị không ghi nhận chi phí tài chính, còn các chi phí hoạt động đều được cắt giảm trong năm 2021. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 1,2 tỷ đồng, cùng kỳ 161 triệu đồng.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế 601,5 triệu đồng, gấp 21,2 lần thực hiện năm 2020. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 188 đồng, cùng kỳ 9 đồng.

screen-shot-2022-07-18-at-20-18-55-16581
Đơn vị: Tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2021, quy mô tổng tài sản ở mức 39,5 tỷ đồng, đi ngang so với đầu năm. Trong đó tài sản dài hạn chiếm 83,3% với 32,9 tỷ đồng. Riêng tài sản cố định trị giá 28,9 tỷ đồng, tăng 172,6% do trong năm, giá trị tài sản cố định hữu hình tăng từ 10,5 tỷ đồng lên 17,9 tỷ đồng và giá trị tài sản cố định vô hình tăng từ 64,6 triệu đồng lên 11 tỷ đồng. Ngoài ra, đơn vị còn phát sinh 2,5 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản, là chi phí tư vấn dự án “Trải nghiệm về nguồn – ATK thủ đô gió ngàn”.

Tài sản ngắn hạn giảm gần 77% còn 6,5 tỷ đồng. Đơn vị gia tăng lượng tiền và các khoản tương đương tiền 123,5% lên 3,8 tỷ đồng, song không còn khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trị giá 13,1 tỷ đồng. Khoản phải thu ngắn hạn được cắt giảm hơn 85% xuống 1,8 tỷ đồng; chủ yếu do không còn các khoản trả trước ngắn hạn cho Nội thất DTF Việt Nam (2,4 tỷ đồng), Dịch vụ Thương mại và Xây dựng Bảo Minh (1,5 tỷ đồng), và Tư vấn Thiết kế và Dịch vụ - Thương mại Trí Phát Nam (1,1 tỷ đồng).

Về nguồn vốn, Tập đoàn Giáo dục Trí Việt không có nợ vay tài chính. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn, là tiền thu trước học phí của các học viên giảm 52,8% còn gần 2 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến 31/12/2021 là hơn 3 tỷ đồng, vốn góp chủ sở hữu 32 tỷ đồng.

Nguồn: NDH

12 NGHÌN TỶ ĐỒNG

"Đây là gói hỗ trợ rất kịp thời, gọi chính xác phải là cấp cứu, để VNA có dòng tiền hoạt động, có khả năng thanh toán trong giai đoạn hết sức khó khăn này. Chưa bao giờ Vietnam Airlines lại khó khăn như vậy, bởi máy bay không bay thì sẽ không có tiền, nên cần phải có các hỗ trợ thanh khoản bằng vay và tăng vốn.

Nói cách khác, gói 12.000 tỷ đồng đã kịp thời bổ sung nguồn vốn giúp VNA thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán; đồng thời bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu để duy trì trạng thái vốn chủ sở hữu cuối năm 2021 không bị âm vốn, duy trì niêm yết trên sàn HOSE; tạo nguồn lực và tiền đề để VNA đàm phán đạt kết quả tích cực với các đối tác giảm chi phí và giãn lịch thanh toán; bổ sung nguồn tiền dự trữ để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh còn nhiều khó khăn biến động hiện nay."

  • Tổng giám đốc VN Airlines Lê Hồng Hà -

Nguồn: Vietnam Business Insider

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 18/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. Mùa tựu trường đến gần, Digiworld kỳ vọng lợi nhuận quý III tăng trưởng 87%

  2. PNJ chính thức bị loại khỏi rổ VN30, VIB thế chân. HCM và SHB lọt rổ VNFinLead trong kỳ review tháng 7

  3. VPB: VPBank “vung” 585 tỷ đồng thâu tóm một công ty bảo hiểm

  4. Masan dự kiến vay tối đa 600 triệu USD từ các ngân hàng nước ngoài

  5. VHM: Nộp 15.000 tỷ tiền sử dụng đất cho 2 đại dự án, một tỉnh hoàn thành 135% kế hoạch thu ngân sách cả năm sau 6 tháng

  6. Cuộc ‘đại phẫu’ có giúp Bách Hóa Xanh nhanh chóng đạt mục tiêu có lãi?

  7. Chuỗi đặt mục tiêu thay đổi layout toàn bộ hệ thống và xử lý triệt để các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả, đóng 316 cửa hàng trong 2 tháng. Chuỗi WinMart/WinMart+ cũng từ trải qua đợt “đại phẫu” lớn vào năm 2020, đóng 700 cửa hàng.

_

😎 BAF: Thành công từ mô hình chăn nuôi hiện đại

  1. Vietcombank dành 10.000 tỷ đồng ưu đãi các dự án đầu tư vào Hậu Giang

  2. DCM: PVCFC tập trung phát triển thị trường, hệ thống phân phối

  3. Casumina và DRC lọt top 75 công ty sản xuất lốp xe hàng đầu thế giới

  4. MEL: Một doanh nghiệp thép báo lãi quý 2 lao dốc 93% chỉ vỏn vẹn gần 2 tỷ đồng

  5. PAC: Lãi 6 tháng tăng khá, song lưu chuyển tiền thuần âm nặng

  6. TST: Cổ phiếu TST sắp phải “chia tay” sàn HNX

  7. PDC: Cổ phiếu Du lịch Dầu khí Phương Đông sắp bị hủy niêm yết

  8. SZG: Ước lãi tăng mạnh 161,3% trong 6 tháng đầu năm 2022

  9. Tổng công ty Thăng Long đổi chủ: Tasco và SCIC thoái vốn nhường tay chơi mới

  10. TDG: Công ty bán gas lãi quý II gấp 17 lần cùng kỳ

  11. HMC, SMA, VTO cùng loạt doanh nghiệp phải nộp sung quỹ Nhà nước hàng trăm tỷ đồng

  12. JVC: “Quả đắng” game tăng vốn

  13. RAL: Báo lãi nửa đầu năm 2022 gần 90 tỷ đồng, dòng tiền âm kỷ lục từ khi niêm yết

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Tasco bán xong 15 triệu cổ phiếu TTL, chính thức thoái sạch vốn khỏi công ty

  2. HCD: Phó TGĐ HCD dự chi 12 tỷ đồng gom 1,5 triệu cổ phiếu trên sàn

  3. KBC, VIX, KHG, FTS, VDS, TKC, MBS: Thông tin giao dịch cổ phiếu

  4. AFX: Bán đấu giá cổ phiếu AFX, Lương Thực miền Nam “ế” hơn 1,6 triệu đơn vị

_

  1. FTS: FPTS muốn huy động vốn để bổ sung thêm nguồn lực cho vay margin

  2. 6 cá nhân đăng ký mua hơn 200 tỷ đồng trái phiếu của NSH Petro

_

=> CỔ TỨC

  1. 27 tổ chức thông báo chốt quyền cổ tức, trả cổ phiếu trong tuần này

  2. LCG: Licogi 16 chuẩn bị chốt danh sách phát hành hơn 17 triệu cổ phiếu trả cổ tức

  3. Xây dựng Hòa Bình sẽ trả cổ tức tổng tỷ lệ 10% trong quý III hoặc quý IV năm nay

  4. TTA: Dự kiến phát hành hơn 11,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức 2021

    • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • “Cặp đôi” VIC, VHM lại giảm mạnh, VN-Index mất trụ

  • Hàng loạt các cổ phiếu bất động sản giảm giá mạnh và gây áp lực đáng kể lên thị trường chung.

  • Bộ đôi cổ phiếu HAG và HNG rủ nhau tăng vọt

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,76 điểm (-0,23%) xuống 1.176,49 điểm. Toàn sàn có 229 mã tăng, 209 mã giảm và 78 mã đứng giá.

  • Thanh khoản thị trường giảm so với phiên thứ Sáu tuần trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.859 tỷ đồng, giảm 11,3% trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 11,4% xuống mức 10.080 tỷ đồng.

  • Khối ngoại tiếp tục bán ròng 117 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên 18/7 (giảm 76% so với phiên trước)

  • Khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng 12 phiên liên tiếp trên UPCoM

  • Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 12/18 ngành. Nhóm ua ròng mạnh nhất là Thực phẩm và đồ uống, Tài nguyên Cơ bản.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍN

  1. Lợi nhuận doanh nghiệp chứng khoán giảm theo thị trường

  2. 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm bán lẻ biến động tiêu cực

  3. Cổ phiếu phân bón - hóa chất và áp lực giảm giá ngắn hạn

  4. Chuyển động quỹ đầu tư 11/7 - 17/7: Dragon Capital bán DXG, America LLC bán BTD

_

  1. NHNN đã ứng biến như thế nào trước những biến động trong quý II?

  2. Sau tháng 4 vắng bóng trên kênh phát hành trái phiếu, các doanh nghiệp bất động sản đã hoạt động trở lại trong tháng 5 và tháng 6, huy động hàng ngàn tỷ đồng.

  3. Đến nay, sau hơn 3 tháng, nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh vẫn chưa được hoàn tiền khi các lô trái phiếu bị huỷ bỏ theo quyết định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

  4. Kho bạc Nhà nước tăng mua ngoại tệ, dự kiến “bơm” tối đa 35 triệu USD. Kho bạc Nhà nước đã có tổng cộng 8 đợt chào mua ngoại tệ kể từ đầu năm 2022.

  5. NHNN liên tục hút tiền về: Tính đến cuối tuần qua, NHNN đã hút ròng hơn 177,2 nghìn tỷ đồng, trong đó tính riêng tuần qua là gần 2,5 nghìn tỷ đồng

  6. Dù room tín dụng vẫn 14%, tiền vào nền kinh tế sẽ tăng lên – NHNN

_

=> VIỆT NAM

  1. Giá thép xây dựng giảm thêm 250,000 đồng/tấn, lần thứ 9 liên tiếp. Vốn hóa ngành thép mất hơn 4 tỷ USD từ đầu năm

  2. Tỉnh Thái Nguyên, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,81%

  3. Đồng Nai xuất khẩu dệt may gần 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, tăng gần 13% so với cùng kỳ

  4. Lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu dự báo, giá bán lẻ xăng dầu có thể tiếp tục giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày 21/7.

  5. VEC thu phí không dừng trên toàn bộ 4 tuyến cao tốc từ 1/8

  6. Các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu để mắt đến thị trường năng lượng mặt trời ở Việt Nam và Đông Nam Á

  7. Xuất khẩu giảm tốc, nhiều doanh nghiệp gỗ tạm ngừng sản xuất

  8. Nhập khẩu xăng dầu giảm 3 tháng liên tiếp

  9. Hơn 700 tỷ đồng xây dựng 3 trung tâm điều hành tại “siêu” sân bay Long Thành

_

=> THẾ GIỚI

  1. Tăng lãi suất: ECB trên con đường hoà nhập với các “đồng nghiệp”

  2. Tăng lãi suất: BOJ vẫn “riêng một góc trời”

  3. Mỹ Latinh trước áp lực tăng lãi suất do đồng nội tệ mất giá

  4. Từ Mỹ đến Úc, lãi suất tăng vẫn chưa làm giảm lạm phát. Mức độ tăng lãi suất mạnh đến nỗi tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế. Các chỉ số PMI sẽ được công bố vào ngày 22 tháng 7.

  5. Hàn Quốc miễn thuế cho người nước ngoài đầu tư trái phiếu chính phủ

  6. Chính phủ Malaysia cắt giảm 5% chi tiêu để tập trung hỗ trợ người dân

  7. Đồng yen yếu đẩy Tokyo tụt hạng trong danh sách thành phố đắt đỏ nhất toàn cầu

  8. Cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính G20 kết thúc mà không có thông cáo chung

  9. Samsung Electronics duy trì đà tăng trưởng kỷ lục trong 4 quý liên tiếp

  10. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể là chất xúc tác cho chứng khoán Mỹ tuần tới

  11. Boeing lạc quan về triển vọng của hàng không toàn cầu

  12. Cú “đảo chiều” của các Ngân hàng trung ương: Một thập kỷ nới lỏng định lượng vừa chấm dứt

  13. Chồng Chủ tịch Hạ viện Mỹ mua hàng triệu USD cổ phiếu chip vài tuần trước khi khoản trợ cấp 52 tỷ USD cho ngành chip được đưa ra bỏ phiếu

  14. Nhà đầu tư ngoại đã rút 71 tỷ USD khỏi chứng khoán châu Á từ đầu năm, gấp đôi năm 2021

  15. ​Bất động sản Trung Quốc: Rơi vào vòng xoáy chưa thấy lối thoát

  16. Trung Quốc ra tay “cứu” thị trường bất động sản, yêu cầu các ngân hàng tăng giải ngân

  17. Triển vọng ảm đạm của nền kinh tế châu Âu

  18. Sau Sri Lanka, chục nước khác nằm trong vùng nguy hiểm vỡ nợ

  19. Nhà sản xuất smartphone cho Xiaomi: Chuỗi cung ứng tại Trung Quốc là ‘không thể thay thế’ kể cả khi các công ty chuyển sản xuất sang Ấn Độ hay Việt Nam

  20. New Zealand: Lạm phát lên mức cao nhất 32 năm, chính phủ duy trì hỗ trợ người dân

  21. Canada: Lạm phát cao nhất 40 năm, Thống đốc thừa nhận sai sót về dự báo

  22. Lạm phát tại Canada sẽ sớm vượt ngưỡng 8%

  23. Chứng khoán châu Á đa số tăng điểm, Hàn Quốc dẫn đầu

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua đứng ở mốc 20.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã tăng khá mạnh và lên trên 22.200 USD/BTC vào cuối ngày.Hơn 160 triệu đô la short bị thanh lý khi BTC lên 22K$, ETH trên 1,4K$

  2. Các nhà lập pháp Mỹ thúc đẩy cơ quan quản lý gây thêm “sức ép” với thợ đào tiền mã hóa

  3. Các nước G20 khẳng định cần phối hợp để thống nhất quy định về stablecoin

  4. Ấn Độ kêu gọi sự hợp tác quốc tế về quy định chung cho tiền điện tử

  5. Paraguay sắp thông qua dự luật chính thức cho tiền điện tử

  6. Indonesia muốn trở thành điểm đến của những người "du mục kỹ thuật số”

  7. M&A lĩnh vực NFT và GameFi tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022

  8. Hơn 10,000 chủ nợ của Celsius có thể phải đợi nhiều năm mới lấy lại được tiền

  9. Visa, Mastercard và nhiều công ty thanh toán khác có chung niềm tin rằng tiền mã hoá sẽ là tương lai của thanh toán.

_

  1. Saudi Arabia khẳng định không còn năng lực để tăng sản lượng dầu

  2. Các doanh nghiệp và chính phủ châu Âu đang lo lắng không rõ liệu Nga có mở lại đường ống dẫn khí Nord Stream 1 vào ngày 21/7, sau 10 ngày bảo trì hàng năm hay không?

  3. Giá khí đốt ở Âu, đã tăng 400% kể từ tháng 7 năm ngoái, có thể tăng cao hơn nữa nếu Nord Stream tiếp tục đóng cửa.

  4. Sản lượng dầu thô của Trung Quốc tăng 4% trong 6 tháng đầu năm

  5. Giá dầu thô thế giới trở lại mốc 100 USD/thùng sau khi tổng thống Mỹ không đạt được cam kết dầu khí trong chuyến thăm Trung Đông.

  6. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,85 USD (+1,90%), lên 99,44 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 2,22 USD (+2,19%), lên 103,38 USD/thùng.

_

  1. Đồng euro giảm đến 12% trong năm nay và đang giao dịch ở mức ngang giá với đô la Mỹ. Giới đầu tư đặt cược đồng euro giảm giá sâu hơn giữa nỗi lo kinh tế suy thoái

  2. Tính đến 14h55, giá vàng SJC ở chiều mua vào - bán ra lần lượt ở mức 62 - 64 triệu đồng/lượng giảm mạnh lần lượt 5,3 - 3,9 triệu đồng/lượng, theo dữ liệu từ Doji. Hiện tại, giá vàng đang ở gần mức thấp kể từ đầu năm đến nay.

  3. USD tăng giá chóng mặt, có thể trở thành nỗi đau mới của nền kinh tế toàn cầu

  4. Người dân tăng mua euro khi giá giảm

  5. Ngân hàng trung ương Ukraine đã bán 12,4 tỉ USD vàng dự trữ kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự vào ngày 24-2.

  6. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 1,8 USD xuống mức 1.708,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên 1.725 USD nhưng đã đảo chiều giảm về dưới 1.720 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Indonesia tạm miễn thuế xuất khẩu dầu cọ

  2. Giá heo hơi tại Trung Quốc cao nhất từ đầu năm

  3. Với vị thế chiếm 56% tổng sản lượng và 45% tiêu thụ thịt lợn toàn cầu, giá thịt lợn ở Trung Quốc đang tăng nhanh gây lo ngại sẽ tác động lan truyền đến các thị trường khác, trong đó có Việt Nam.

Vàng SJC 64.0 tr/lượng

USD 23,590 đồng

Bảng Anh 28,286 đồng

EUR 24,332 đồng

Nguồn: Thông Tô

Khởi tố thêm 6 thành viên của Saigon Co.op

TTO - Tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” do ông Diệp Dũng thực hiện xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), Công an TP.HCM vừa khởi tố thêm 6 người liên quan.

Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM cho hay đã phối hợp Viện KSND TP.HCM tống đạt các lệnh, quyết định và khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với 6 bị can để điều tra về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điều 360 Bộ luật hình sự.

6 người vừa bị khởi tố gồm:

Hồ Mỹ Hòa - giám đốc tài chính, ủy viên hội đồng quản trị Saigon Co.op; Nguyễn Thành Nhân - nguyên tổng giám đốc, thành viên hội đồng quản trị Saigon Co.op; Trần Trung Liệt - nguyên kế toán trưởng Saigon Co.op; Hàng Thanh Dân - nguyên trưởng Ban kiểm soát Saigon Co.op (từ năm 2015 đến tháng 7-2019), hiện là ủy viên hội đồng quản trị Saigon Co.op;

Phạm Thị Minh Ngọc - phó Ban kiểm soát Saigon Co.op (từ tháng 9-2017 đến nay), trưởng Ban kiểm toán nội bộ Saigon Co.op (từ tháng 8-2016 đến nay); Nguyễn Thị Thùy Trang - ủy viên Ban kiểm soát Saigon Co.op nhiệm kỳ 2014 - 2019, trưởng Ban kiểm soát Saigon Co.op (từ tháng 7-2019 đến nay).

Liên quan vụ án, vào đầu tháng 7, Cơ quan an ninh điều tra đã bắt tạm giam Võ Thành Trung - tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Đô Thị Mới và Tôn Thất Hào - tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Đại Á.

Ngày 15-12-2020, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt ông Diệp Dũng - nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Saigon Co.op - để điều tra về tội “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” quy định tại điều 357 Bộ luật hình sự.

Vụ án trên đang thuộc diện Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Nguồn bài viết: Khởi tố thêm 6 thành viên của Saigon Co.op - Tuổi Trẻ Online

Tin thế giới 19-7: Ông Putin đi Iran; Apple làm chứng khoán Mỹ hụt hơi

TTO - Giá xăng giảm ở Mỹ; Nắng nóng kỷ lục ở Anh, Pháp; Ông Putin lần thứ hai công du nước ngoài kể từ chiến sự Ukraine; Apple cắt giảm chi tiêu và tuyển dụng làm thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo… là các tin thế giới đáng chú ý ngày 19-7.

Tin thế giới 19-7: Ông Putin đi Iran; Apple làm chứng khoán Mỹ hụt hơi - Ảnh 1.

Từ trái sang: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỹ Tayyip Erdogan, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AFP

  • Tổng thống Nga Vladimir Putin có mặt tại thủ đô Tehran ngày 19-7. Theo Hãng tin AFP, ông sẽ gặp các lãnh đạo của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tại đây để bàn về các quan hệ song phương, vấn đề Syria và Ukraine.

Đây được xem là chuyến công du nước ngoài lần thứ hai của nhà lãnh đạo Nga kể từ sau “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine, sau chuyến thăm Tajikistan và Turkmenistan vào cuối tháng 6 vừa qua.

  • Giá xăng dầu kỳ vọng giảm nhanh ở Mỹ. Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Jared Bernstein, cho biết ông hy vọng giá xăng, dầu trung bình sẽ giảm xuống dưới 4USD/gallon ở một số nơi tại Mỹ trong những tuần tới.

Giá xăng hiện đã bắt đầu giảm nhẹ ở nhiều bang tại Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng giá xăng giảm dần do nhu cầu giảm và giá dầu thô giảm.

Dự báo, xu hướng giảm giá này có thể tồn tại trong thời gian ngắn, theo Wall Street Journal, vì tháng 7 thường là tháng cao điểm về đi lại hằng năm ở Mỹ. Sau thời gian này, nhu cầu đi lại sẽ ít đi.

  • Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ tiếp tục cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine. Theo Hãng tin Reuters, Washington giữ quyết định trên sau những thay đổi về nhân sự gần đây trong số những người thân cận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Trước đó, ông Zelensky cho biết đã đình chỉ lãnh đạo Cơ quan An ninh nội địa Ukraine Ivan Bakanov và tổng công tố Iryna Venediktova vì những người này đã thất bại trong việc loại trừ được gián điệp của Nga trong tổ chức của mình.

Tin thế giới 19-7: Ông Putin đi Iran; Apple làm chứng khoán Mỹ hụt hơi - Ảnh 2.

Cảnh sát trưởng James Ison của hạt Greenwood gọi công dân mang súng đã ra tay bắn hạ tay súng tại trung tâm mua sắm ở Indianapolis là người hùng trong ngày tại cuộc họp báo ngày 18-7 - Ảnh: REUTERS

  • Kẻ xả xúng bị người qua đường có súng bắn hạ ở Mỹ. Theo Hãng tin Reuters, một tay súng trong độ tuổi 20 với tiền án đã bị bắn chết sau khi nổ súng giết 3 người tại khu ẩm thực của một trung tâm thương mại ở ngoại ô thành phố Indianapolis tối 17-7 (giờ địa phương).

Hung thủ mang theo 2 khẩu súng trường, một súng ngắn và cả trăm viên đạn.

Theo cảnh sát, một công dân 22 tuổi tình cờ có mặt ở hiện trường, đã ra tay bắn hạ tay súng này bằng súng ngắn mang theo người. Anh được gọi là người hùng trong ngày. Là công dân mang theo súng hợp pháp, anh đã tình cờ có mặt đúng lúc để ngăn chặn kẻ xả súng khi tội ác vừa bắt đầu.

  • Doanh số bán quạt điện, ống nước, vòi phun nước, điều hòa nhiệt độ tăng vọt ở Anh do nắng nóng. Siêu thị Sainsbury, tập đoàn siêu thị lớn số 2 ở Anh, cho biết doanh số bán quạt tuần qua tăng 1.876% so với tuần trước, doanh số bán máy lạnh tăng 2.420% và bể bơi phao tại nhà tăng 814%.

Các hệ thống siêu thị, cửa hàng khác cũng cho biết doanh số các mặt hàng này của họ tăng khoảng 700-800%.

Tin thế giới 19-7: Ông Putin đi Iran; Apple làm chứng khoán Mỹ hụt hơi - Ảnh 3.

Tranh thủ đài phun nước để làm mát trong ngày nắng nóng ở London, Anh ngày 18-7-2022 - Ảnh: AFP

  • Ngày nắng nóng kỷ lục tại Anh và Pháp. Ngày 18-7 đã được xác lập là ngày nóng nhất trong năm ở Suffolk, Anh với 38,1 độ C dù dự báo một số nơi tại Anh có thể có nhiệt độ lên đến 40 độ C. Tại Pháp, thành phố Nantes có nhiệt độ 42 độ C, xô đổ kỷ lục cũ có từ năm 1949.

Khoảng 46% lãnh thổ của toàn Liên minh châu Âu (EU) đang bị hạn hán nghiêm trọng do nắng nóng kỷ lục và các nguyên nhân khác. Cháy rừng bùng phát ở nhiều nơi: Pháp, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.

  • EU đang thảo luận với các nhà sản xuất để mua thêm máy bay chữa cháy. Janez Lenarcic, cao ủy viên EU về quản lý khủng hoảng, cho biết EU nhận thấy nguy cơ xảy ra các trận cháy rừng nghiêm trọng như các trận cháy rừng đang hoành hành ở Nam Âu đang tăng lên do tác động của biến đổi khí hậu.

Hiện bộ phận khẩn cấp của EU có thể điều phối và có kinh phí để triển khai 12 máy bay chữa cháy từ các nước thành viên.

  • Ngày 18-7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỹ Tayyip Erdogan lại dọa sẽ chặn các nỗ lực trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển và Phần Lan nếu các nước này không đáp ứng các điều kiện của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Hãng tin AFP, trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ nêu điều kiện đòi Thụy Điển và Phần Lan phải chống “khủng bố” thì mới đồng ý để hai nước này gia nhập NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc hai nước này đã bao che cho quân đội người Kurd bị Thổ xem là ngoài vòng pháp luật. Ông Erdogan cho rằng cả hai nước mà đặc biệt là Thụy Điển đã không hành động đủ.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 19-7: Ông Putin đi Iran; Apple làm chứng khoán Mỹ hụt hơi - Tuổi Trẻ Online

Dòng tiền thông minh 19/7: NĐT cá nhân duy trì mua ròng hơn trăm tỷ đồng, tâm điểm nhóm BĐS

Trong phiên lực cầu suy yếu vào cuối phiên, giao dịch của NĐT cá nhân vẫn là điểm sáng khi họ mua ròng 102 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 76,6 tỷ đồng.

Sau diễn biến chốt lời ngắn hạn trong phiên trước, tâm lý giao dịch cũng trở nên thận trọng hơn. VN-Index dành phần lớn thời gian để giằng co quanh mốc 1.180 điểm. Áp lực bán mạnh dần về cuối phiên, khiến chỉ số không giữ được thăng bằng và nới rộng mức giảm điểm.

Kết phiên, VN-Index giảm 2,76 điểm, tương đương giảm 0,23% và đóng cửa tại 1.176,49 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên trước với 480,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 cũng kém sắc và đang lùi về gần vùng đáy cũ là 1.202 điểm. Trong nhóm, sắc đỏ áp đảo với 16 cổ phiếu giảm giá và 11 cổ phiếu tăng giá. HPG dẫn đầu nhóm giảm giá với mức giảm 2,6%, theo sau là VIC (-2,3%), STB (-2%), VHM (-1,7%), SSI (-0,9%)… Ngược lại, những cổ phiếu đã tích cực hỗ trợ chỉ số như BVH (+1,4%), MSN (+1,4%), PLX (+1,1%), FPT (+1,0%), POW (+0,8%)…

Với diễn biến giằng co của thị trường chung, trạng thái phân hóa cũng diễn ra ở các nhóm ngành. Áp lực chốt lời tiếp tục gây khó cho đà tăng của nhóm bất động sản, chứng khoán và ngân hàng. Tương tự, dòng thép giảm mạnh sau một phiên bùng nổ. Trong khi đó, dòng thủy sản, chăn nuôi, xây dựng và bảo hiểm vẫn duy trì được giao dịch tích cực so với phần còn lại của thị trường.

Tự doanh mua bán gần như cân bằng phiên đầu tuần

Trong phiên giao dịch đầu tuần, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua bán gần như cân bằng. Cụ thể, họ chỉ bán ròng nhẹ 8,2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ rút ròng 7,4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 12/18 ngành với hai nhóm được mua ròng mạnh nhất là thực phẩm & đồ uống, tài nguyên cơ bản. Top mua ròng khớp lệnh của khối tự doanh phiên ngày hôm qua gồm MSN, HPG, GEX, FUEVFVND, TDM, STB, PVT, VHM, NKG, VND.

Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Top10 mã bị bán ròng gồm MWG, FPT, PNJ, ACB, REE, TCB, VPB, GMD, TPB, MSB.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tổ chức nội dứt chuỗi mua ròng 6 phiên liên tiếp

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước đảo chiều mua ròng sau 6 phiên rút vốn liên tiếp. Cụ thể, khối này gom ròng 21,3 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 32.3 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 5/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp. Top bán ròng có VIC, SHB, STB, HAH, SSB, VNM, DIG, REE, VCI, DGW.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Top mua ròng có DXG, HPG, FPT, VHC, VPB, VCG, VND, VIB, VCB, TPB.

NĐT cá nhân tiếp tục mua ròng bất chấp áp lực điều chỉnh

Trong phiên lực cầu suy yếu vào cuối phiên, giao dịch của NĐT cá nhân vẫn là điểm sáng khi họ mua ròng 102 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 76,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 11/18 ngành, trong đó họ tạp trung gom cổ phiếu nhóm bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã VHM, MWG, STB, VIC, SHB, FPT, DGC, DIG, BVH, HPG.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 7/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu là nhóm thực phẩm và đồ uống, dịch vụ tài chính. Top bán ròng có VND, DPM, MSN, BID, LPB, VNM, TPB, VPB, VCG.

Khối ngoại thu hẹp quy mô rút ròng

Về phía NĐT nước ngoài, họ thu hẹp quy mô bán ròng còn 116 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ rút ròng 101,5 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của NĐT ngoại là nhóm thực phẩm và đồ uống, dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VND, DPM, VNM, BID, LPB, MSN, PNJ, GAS, TPB, PVT.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chủ yếu rút vốn khỏi nhóm bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VHM, HPG, DXG, STB, FPT, DGC, NVL, FUEVFVND, SSI.

Nguồn: Vietnambiz.vn