Dành cho các chứng sĩ - cập nhật những tin tức hot nhất trong ngày!

Những tín hiệu ảm đạm đầu tiên của ngành thép: Ba doanh nghiệp báo lãi giảm 90%

Cách đây không lâu, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long báo hiệu ngành thép sắp tới sẽ “thê thảm” và báo cáo tài chính vừa công bố của các doanh nghiệp thép đã phần nào xác nhận cho điều này.

Giai đoạn từ tháng 4-6/2022, CTCP Thép Mê Lin (HNX: MEL), CTCP Gang thép Cao Bằng (UPCoM: CBI) và CTCP Gang Thép Thái Nguyên (HOSE: TIS) chứng kiến lãi ròng giảm mạnh tới 90% so với cùng kỳ, trong bối cảnh ngành thép bước sang bên kia sườn dốc. Đằng sau đó là sự tụt dốc về doanh thu lẫn biên lãi gộp.

Nguồn: Vietstockfinance. Đvt: Tỷ đồng đối với doanh thu và lợi nhuận.

Thành tích ảm đạm trên được đặt trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ và giá thép giảm mạnh. Theo báo cáo từ SSI Research, sản lượng tiêu thụ thép đã chững lại trong vài tháng gần đây, với sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước trong tháng 4-5/2022 giảm khoảng 32% so với cùng kỳ.

Cùng với đó, giá thép cũng lao dốc nhanh chóng. Trong đó, giá thép xây dựng đã trải qua 9 lần giảm liên tiếp trong hơn 1 tháng qua xuống vùng 16 triệu đồng/tấn. Còn giá thép cuộn cán nóng (HRC) tại Việt Nam cũng lao dốc xuống 650 USD/tấn.

Giá thép giảm dẫn đến sự giảm mạnh về biên lãi gộp của doanh nghiệp thép. Trong quý 2/2022, biên lãi gộp của MEL, CBI, TIS giảm xuống các mức tương ứng 8.4%, 7.7% và 1.5%, trong khi cùng kỳ đến 17.5%, 17% và 12.9%.

Một điều cũng đáng ngại là lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp thép nêu trên vẫn còn khá cao tại cuối quý 2/2022. TIS đang nắm giữ hơn 2,000 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng mạnh 43% so với cùng kỳ, trong khi MEL và CBI giảm nhẹ xuống tương ứng 463 tỷ và 396 tỷ.

Đvt: Tỷ đồng. Nguồn: VietstockFinance

Với việc giá thép nới dài đà giảm và nhu cầu chưa có dấu hiệu hồi phục, nhà đầu tư có thể kỳ vọng sự ảm đạm sẽ còn tiếp diễn trong những quý tới.

Nguồn bài viết: Những tín hiệu ảm đạm đầu tiên của ngành thép: Ba doanh nghiệp báo lãi giảm 90% | Fili

Giá vàng trong nước tiếp tục lao dốc, thế giới giằng co vì dự báo về Fed

Trên thị trường quốc tế, triển vọng phục hồi của giá kim loại quý này được nhận định là khá mờ mịt. Trong nước, giá vàng miếng tiếp tục đà giảm mạnh của ngày hôm qua…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Getty/MarketWatch.

Đồng USD giảm giá do nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất với bước nhảy 1%, giúp giải toả bớt áp lực giảm lên vàng. Tuy nhiên, triển vọng phục hồi của giá kim loại quý này được nhận định là khá mờ mịt.

Trong nước, giá vàng miếng tiếp tục đà giảm mạnh của ngày hôm qua.

Lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Hai tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 0,7 USD/oz, tương đương tăng 0,04%, chốt ở 1.710,3 USD/oz. Lúc gần 9h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á giảm 3,6 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ, tương đương giảm 0,21%, còn 1.706,7 USD/oz.

Giá vàng thế giới vẫn đang ở vùng đáy của 1 tháng do áp lực từ sự tăng giá của đồng USD và khả năng Fed tăng mạnh lãi suất trong cuộc chiến chống lạm phát. Trong vòng 1 tháng qua, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đã tăng hơn 3%. Giới đầu tư cũng đặt cược tăng lên về khả năng Fed nâng lãi suất với bước nhảy 1% trong cuộc họp vào cuối tháng 7.

Tuy nhiên, phiên đầu tuần, Dollar Index đã giảm xuống và nhà đầu tư cũng giảm cược vào bước nhảy lãi suất 1%. Chỉ số này sáng nay dao động quanh mốc 107,6 điểm, từ mức 107,8 điểm vào sáng qua. Tuần trước, chỉ số này lên gần 109 điểm, cao nhất kể từ năm 2002.

“Thị trường đang giảm khả năng Fed nâng lãi suất 1 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 7. Điều này giải toả bớt một số áp lực đối với giá vàng”, nhà phân tích Han Tan của Exinity nhận định.

Số liệu công bố ngày 18/7 cho thấy người tiêu dùng ở Mỹ đã giảm bớt kỳ vọng lạm phát trong tháng 7 này, và giá bán lẻ xăng ở nước này cũng đã giảm mạnh trong tháng qua. Diễn biến giá xăng có thể là một tin vui đối với các quan chức Fed lo ngại rằng kỳ vọng lạm phát cao có thể bám rễ sâu trong nền kinh tế và đặt ra trở ngại đối với nỗ lực chống lạm phát của họ.

“Tuần tới, khả năng cao là Fed sẽ nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm thay vì 1 điểm phần trăm. Đồng USD cũng đã giảm giá sau khi lập kỷ lục 2 thập kỷ vào tuần trước. Tất cả mang đến một sự giải toả trên thị trường chứng khoán và hàng hoá cơ bản”, nhà phân tích Rupert Rowling của Kinesis Money phát biểu.

Hôm thứ Sáu tuần trước, một số quan chức Fed phát tín hiệu rằng họ sẽ áp dụng bước nhảy lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp vào ngày 26-27/7. Một mối quan tâm lớn khác của nhà đầu tư là trong cuộc họp tuần này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm.

Môi trường lãi suất tăng trên toàn cầu được cho sẽ gây nhiều áp lực giảm lên giá vàng trong tuần tới. Thậm chí, có một số chuyên gia cho rằng giá vàng có thể sớm mất mốc 1.700 USD/oz - một ngưỡng tâm lý chủ chốt.

Lúc gần 9h sáng nay, Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 61,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 64 triệu đồng/lượng (bán ra).

So với cùng thời điểm sáng qua, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm 5,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và giảm 3,4 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. So với cuối giờ ngày hôm qua qua, giá này hiện giảm gần 2 triệu đồng/lượng ở chiều mua và giảm hơn 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán.

Nhẫn tròn trơn 999,9 hiệu Phú Quý có giá 52,1 triệu đồng/lượng và 52,9 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai đầu giá.

Tại thị trường Tp.HCM, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 61,5 triệu đồng/lượng và 64 triệu đồng/lượng, giảm tương ứng 5,3 triệu đồng/lượng và 3,4 triệu đồng/lượng so với sáng qua.

Chiều qua, thị trường vàng trong nước có cú giảm sốc về giá, khi giá vàng miếng bán lẻ đột ngột giảm về ngưỡng 64 triệu đồng/lượng, từ mức trên 67 triệu đồng/lượng vào buổi sáng. Sau đó, giá vàng hồi nhẹ và tiếp tục giảm ở nhiều nơi vào sáng nay. Điều này đặt ra khả năng lỗ đậm đối với những người mua vàng vào sáng hôm qua trở về trước.

Do giá mua vào giảm nhiều hơn giá bán ra, khoảng cách giữa giá mua vào và bán ra vàng miếng hiện phổ biến khoảng 2,5 triệu đồng/lượng trở lên.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC bán lẻ hiện đang cao hơn 15,5 triệu đồng/lượng, từ chỗ cao hơn 19,4 triệu đồng/lượng vào sáng qua.

Cú giảm ngày 18/7 và sáng nay của giá vàng miếng trong nước không phản ánh đúng diễn biến giá vàng quốc tế, và có thể xem như phản ứng trễ của giá vàng trong nước với xu hướng giảm liên tiếp của giá quốc tế trong 5 tuần qua.

Gần đây, giá vàng miếng thường xuyên có biến động không sát với giá vàng quốc tế và giữ độ chênh lệch lớn, có lúc lên gần 20 triệu đồng/lượng so với giá thế giới. Các sản phẩm vàng 999,9 khác có chênh lệch ít hơn nhiều so với giá thế giới và diễn biến sát hơn với giá thế giới.

Ngân hàng Vietcombank sáng nay báo giá USD ở mức 23.310 đồng (mua vào) và 23.590 đồng (bán ra), tăng 10 đồng ở cả hai đầu giá so với sáng qua. Với tỷ giá USD bán ra này, giá vàng thế giới hiện tương đương 48,5 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng so với sáng qua.

Nguồn bài viết: Giá vàng trong nước tiếp tục lao dốc, thế giới giằng co vì dự báo về Fed - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

DGC lãi khủng 1.894 tỷ, gấp gần 6 lần so với cùng kì hơn 300 tỷ

Nguồn: BCTC hợp nhất DGC ngày 19/7 http://ducgiangchem.vn/cbtt-bao-cao-tai-chinh-quy-2-nam-2022/

1 Likes

5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nửa đầu năm 2022

image

Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan trong nửa đầu năm 2022, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 56,6 tỷ USD, chiếm 30,44% tổng kim ngạch xuất khẩu . Trong đó, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với trị giá gần 9,5 tỷ USD, chiếm 16,76% kim ngạch và hàng dệt, may với trị giá 9,3 tỷ USD, chiếm 16,48% kim ngạch.

image

Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ khác có trị giá trên 1 tỷ USD là hàng thủy sản; sản phẩm từ chất dẻo; gỗ và sản phẩm gỗ; giày dép các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận.

Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch 26,17 tỷ USD, chiếm hơn 14% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam ở châu Á.

Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất với trị giá gần 6,5 tỷ USD. Một số mặt hàng xuất khẩu khác có trị giá trên 1 tỷ USD là xơ, sợi dệt các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác.

image
Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch 12,1 tỷ USD. Với thị trường này, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm công nghệ như máy tính, điện thoại, linh kiện và các loại máy móc, thiết bị. Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện có trị giá cao nhất với 2,79 tỷ USD. Ngoài ra, mặt hàng dệt, may cũng được xuất khẩu nhiều sang xứ sở kim chi với trị giá 1,36 tỷ USD.

Xếp thứ 4 là Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu 11,38 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022, chiếm 6,12% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có 3 mặt hàng có trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD là hàng dệt, may; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận. Trong đó, hàng dệt, may là mặt hàng có trị giá cao nhất với 1,67 tỷ USD.

Cuối cùng, thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 trong nửa đầu năm 2022 là Hồng Kông (Trung Quốc) với kim ngạch hơn 5,5 tỷ USD. Việt Nam chỉ có 2 mặt hàng có trị giá xuất khẩu trên 1 tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với trị giá 2,88 tỷ USD và điện thoại các loại và linh kiện với trị giá 1,07 tỷ USD.

Nguồn: Ngọc Anh - Báo Tổ Quốc

Chứng khoán HSC báo lãi đi ngang, tổng tài sản giảm gần 5.200 tỷ đồng

Chứng khoán TP HCM (HSC, mã: HCM) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II với sự tăng trưởng về doanh thu hoạt động nhưng lợi nhuận có sự giảm nhẹ.

Kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm của Chứng khoán HSC. Nguồn: Hoàng Linh.

Theo báo cáo tài chính công bố, tổng doanh thu hoạt động trong quý II của Chứng khoán HSC đạt 1.187,8 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ba mảng kinh doanh cốt lõi của HSC gồm tự doanh, cho vay margin và môi giới chứng khoán.

Chi tiết theo từng mảng hoạt động, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận lãi lỗ (FVTPL) là 576,2 tỷ đồng, tăng 29,2% so với năm ngoái. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu 327,3 tỷ đồng, tăng 20,7% do công ty đẩy mạnh cho vay ký quỹ cuối năm 2021 và đầu năm nay.

Do sự sụt giảm về thanh khoản thị trường, doanh thu mảng môi giới chứng khoán của Chứng khoán HSC giảm 34,5% xuống 236,1 tỷ đồng. Mức giảm này cao hơn nhiều công ty chứng khoán khác trong ngành.

Trong quý II, chi phí hoạt động của Chứng khoán HSC tăng 13,7% lên 761,6 tỷ đồng chủ yếu đến từ việc lỗ từ các tài sản tài chính FVTPL lên đi khi thị trường diễn biến bất lợi.

Do chi phí hoạt động tăng lên tương đồng với doanh thu hoạt động, Chứng khoán HSC báo lãi tương đương cùng kỳ. Lãi trước thuế và sau thuế của công ty là 348,7 tỷ đồng và 279,3 tỷ đồng, giảm 0,9% và 1,4% so quý II/2021.

Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, Chứng khoán HSC báo lãi trước thuế và sau thuế 702,6 tỷ đồng và 562,1 tỷ đồng, giảm 6,8% và 7,1% so với nửa đầu năm ngoái.

Quy mô cho vay ký quỹ (margin) của Chứng khoán HSC. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Thông tin về quy mô, tại ngày 30/6, tổng tài sản của Chứng khoán HSC là 19.180 tỷ đồng, giảm mạnh gần 5.200 tỷ đồng so với đầu năm. Cùng xu hướng với nhiều công ty chứng khoán lớn trên thị trường, quy mô cho vay ký quỹ của Chứng khoán HSC sụt giảm trong quý II xuống còn 11.227 tỷ đồng trong khi cuối quý I là 14.523 tỷ đồng.

Giá trị tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVPTL) của Chứng khoán HSC cuối kỳ là 1.898 tỷ đồng, giảm so với ngưỡng 2.371 tỷ đồng đầu năm. Danh mục tập trung vào sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp với quy mô trên 1.300 tỷ đồng.

Nguồn: VietnamBiz

Cũng chứng sĩ này các bác :slight_smile: nghiệng…sao bỏ được kk

Ông Lê Tùng Vân trở lại tham dự phiên tòa

(Dân trí) - Sau khi vắng mặt buổi sáng, ông Lê Tùng Vân đã tham dự phiên tòa chiều 21/7.

![Ông Lê Tùng Vân trở lại tham dự phiên tòa - 1]
image

Các bị cáo liên tục nói mình không phạm tội (Ảnh: X.H.).

Chiều 21/7, Tòa án Nhân dân huyện Đức Hòa (Long An) tiếp tục xét xử bị cáo Lê Tùng Vân (90 tuổi, ngụ TPHCM) cùng 5 đồng phạm về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chiều nay, bị cáo Lê Tùng Vân đã đến tham dự phiên tòa.

Tại tòa, bị cáo Lê Thanh Trùng Dương cho rằng mình bị đánh đập, uy hiếp nên khai không đúng sự thật tại cơ quan điều tra. Bị cáo cũng cho rằng mình vô tội, những câu nói trong các clip do bức xúc nhất thời, không cố ý xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác.

Bị cáo Trùng Dương kính mong Hội đồng xét xử cho bị cáo vào tài khoản chứng khoán để lấy lại những số tiền đã đầu tư. Đây là số tiền mà bị cáo đã đầu tư để lấy tiền lời nuôi trẻ em ở Tịnh thất Bồng Lai.

Trong khi đó, bị cáo Lê Thanh Hoàn Nguyên cho biết người ở Tịnh thất Bồng Lai coi ông Lê Tùng Vân là “Phật sống”.

Bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên cho hay: Ông Lê Tùng Vân đã để lại một “bộ sách siêu phàm” nhưng đã bị cơ quan chức năng thu giữ. Bộ sách này rất cao siêu nên người ở Tịnh thất Bồng Lai coi ông Vân hơn cả… vĩ nhân. Bộ sách này có thể đạt giải Nobel Hòa bình thế giới, làm Việt Nam nổi tiếng…

Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật…

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 21/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. Licogi 14 đang lỗ gần 380 tỷ khi tất tay DIG và CEO, tiền mặt giảm trăm tỷ đồng trong quý II

  2. L14: Quý 2, Licogi 14 lần đầu báo lỗ ròng 238 tỷ đồng kể từ khi lên sàn, dự phòng giảm giá chứng khoán gần 380 tỷ đồng

  3. EVS: Cho vay margin giảm, quý 2 “sống tốt” nhờ lãi cổ phiếu NVB, GMA

  4. Vĩnh Hoàn lãi đậm từ cá, lỗ hơn 60 tỷ khi đầu tư loạt cổ phiếu bất động sản

  5. VHC: Vĩnh Hoàn báo lãi 6 tháng gấp 3,4 lần cùng kỳ, lợi nhuận đã đạt đỉnh?

  6. Lợi nhuận Thủy sản Nam Việt quý II gấp 10 lần cùng kỳ

  7. PDR: Lãi bán niên đạt gần 700 tỷ, dư nợ vay tăng thêm 1.400 tỷ

  8. DPR: Lợi nhuận sau thuế của Cao su Đồng Phú đạt cao nhất trong 5 năm

  9. HSBC thu xếp khoản vay 1 tỷ USD cho Techcomban

_

  1. CCI: Doanh thu tăng 47% nhưng CCI chịu lỗ quý II vì trích lập giảm giá đầu tư cổ phiếu của Ngân hàng Việt Á

  2. NLG: Đầu tư Nam Long lãi 111 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ

  3. HCM: HSC báo lãi quý II đi ngang, quy mô tài sản giảm gần 5.200 tỷ đồng so đầu năm

  4. VNDirect bán VPB mua thêm HSG, lãi quý II tăng 35% so với cùng kỳ năm trước

  5. LPB: Một ngân hàng báo lãi trước thuế quý 2/2022 gần gấp đôi cùng kỳ, thu nhập đột biến từ kinh doanh chứng khoán

  6. LPB: Báo lãi 6 tháng 2.855 tỷ nhưng lưu chuyển tiền thuần tiếp tục âm năng

  7. TCB: Techcombank báo lãi hơn 14 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu năm

  8. VBB: Báo lãi 6 tháng tăng 19% dù dự phòng gấp 6 lần, nợ xấu cũng tăng lên 3,91%

  9. TPB: Lãi 6 tháng đạt 46% kế hoạch, nợ xấu tăng

  10. NVB: Một ngân hàng vừa báo lỗ trong quý II, tỷ lệ nợ xấu tăng vọt lên 11%

  11. HNA: Thuỷ điện Hủa Na báo lãi quý 2 gấp 8 lần nhờ lưu lượng nước về hồ lớn

  12. PNJ lãi gần 1.100 tỷ đồng, doanh thu vàng miếng tăng 66% nửa đầu năm

_

  1. CDN: Cảng Đà Nẵng có 550 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, lợi nhuận 6 tháng đạt 131 tỷ đồng, tăng trưởng 7,1%.

  2. PDN: Ngành cảng biển khởi sắc, Cảng Đồng Nai báo lãi 6 tháng đạt 126 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế hoạch

  3. IDV: Báo lãi quý III/2022 giảm mạnh, dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục

  4. BBS: Chi phí lãi vay bào mòn lợi nhuận, quý 2 lãi gấp đôi cùng kỳ

  5. SVC: Savico thu lợi khủng từ hoạt động bán lẻ ô tô

  6. Yeah1 tiếp tục bán công ty con

  7. Giá nguyên liệu giảm, Nhựa Bình Minh báo lãi quý II gấp 3,5 lần cùng kỳ

  8. Bột giặt Lix tăng lãi nhờ lợi nhuận từ khu ‘đất vàng’

  9. NDN: Nhà Đà Nẵng lỗ nặng quý 2 hơn 114 tỷ do đầu tư chứng khoán

  10. DIC: Làm ăn thua lỗ, DIC bị BIDV phát mại tài sản ở Bình Phước

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. TIP: Chứng khoán Bảo Việt chi hơn trăm tỷ để “ngồi ghế” cổ đông lớn

  2. Dragon Capital bán hơn 9 triệu cổ phiếu DXG từ đầu tháng 7

  3. KHG: Phó Tổng Giám đốc Khải Hoàn Land hoàn tất mua nửa triệu cổ phiếu

  4. HVT: Sắp đấu giá gần 2 triệu cổ phần Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì

  5. ‘Mong manh’ phiên đấu giá PTI của Cokyvina

  6. SSI: Con trai út ông Nguyễn Duy Hưng mua vào lượng cổ phiếu SSI trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng

_

  1. MSB: Sắp tăng vốn lên 20.000 tỷ đồng, phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 30% và phát hành tối đa 14,25 triệu cổ phiếu cho người lao động từ nguồn vốn chủ sở hữu.

  2. LHC: Vẫn “neo” giá cao, Thuỷ lợi Lâm Đồng phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 100%

  3. VTD: Vietourist dự kiến phát hành 6 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp

    • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • VN-Index “đụng” mốc 1.200 điểm

– Bên mua và bán giằng co mạnh trong phiên đáo hạn phái sinh, VN-Index tăng điểm nhẹ

  • Nhóm ngân hàng giao dịch tích cực và đóng vai trò trụ đỡ tốt cho thị trường, PGB tăng 7 phiên liên tiếp gần 40%

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,33 điểm (0,36%) lên 1.198,47 điểm. Toàn sàn có 197 mã tăng, 247 mã giảm và 77 mã đứng giá

  • Thanh khoản thị trường giảm so với phiên hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 12.975 tỷ đồng, giảm 15,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 14,2% và ở mức 11.107 tỷ đồng.

  • Tự doanh 21/07: Tiếp tục bán ròng hơn 48 tỷ đồng

  • Vốn ngoại đổ tiền mua mạnh, VN-Index vẫn “thất thủ” trước mốc 1.200

  • Khối ngoại mua ròng hơn 390 tỷ đồng phiên đáo hạn phái sinh, tập trung gom SSI, LPB

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Nhà đầu tư có sẵn 80.000 tỷ đồng “nằm chờ” tại các Công ty chứng khoán vào cuối quý 2

  2. Margin giảm hơn 32.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán đang ở mức nào?

  3. Điểm tên những công ty chứng khoán làm ăn ảm đạm theo đà giảm của thị trường

  4. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy thành lập 2 quỹ đầu tư mới

  5. Thực phẩm Sao Ta, Aquatex Bentre, Vĩnh Hoàn, Nam Việt đồng loạt công bố lợi nhuận quý II tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

  6. Chứng khoán VPS: Lãi quý II tăng 41% lên 225 tỷ đồng, dư nợ margin giảm hơn 1.000 tỷ so với quý I

_

  1. Tiếp tục quản chặt doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường trong phát hành trái phiếu

  2. Giá ngoại tệ biến động ảnh hưởng tới nền kinh tế ra sao?

  3. Chính thức đảo ngược “trật tự” lãi suất USD - VND liên ngân hàng

  4. Tiền được bơm ròng trở lại, lãi suất liên ngân hàng vẫn tăng vọt

  5. Áp lực trả nợ trái phiếu tăng mạnh trong quý 3

  6. Ba doanh nghiệp BĐS nào sắp phải trả 15.400 tỷ nợ vay trái phiếu?

  7. VNDirect Research: Gần 65.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý III

_

=> VIỆT NAM

  1. Giá xăng RON 95 giảm xuống sát 26.000 đồng một lít

  2. Nếu không trích lập quỹ: Giá xăng có thể còn 25.000 đồng/lít

  3. Xuất nhập khẩu nửa đầu năm đạt hơn 371 tỷ USD, cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu

  4. Newtecons của ông Nguyễn Bá Dương báo doanh thu tăng vọt khi cả ngành xây dựng đang lao đao

  5. Xuất khẩu xơ, sợi Việt Nam đứng thứ 6 thế giới, vượt qua Hàn Quốc

  6. Sức hút đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn rất lớn

  7. Kim ngạch xuất khẩu sang Anh 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 3 tỷ USD, tăng 1,1%

  8. Bình Dương: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 30,4% kế hoạch

  9. Đầu tư cao tốc: 1 vốn 4 lời

  10. 13 nhiệm vụ cấp thiết để quản chặt thị trường, giá cả 6 tháng cuối năm

  11. Thế giới gom mạnh cá tôm, doanh thu của doanh nghiệp thủy sản tăng trưởng mạnh

  12. Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng ba con số

  13. Cục Hàng không yêu cầu lập tức dừng dịch vụ ưu tiên làm thủ tục

  14. Xuất khẩu dệt may ‘nhắm’ đích 43 tỷ USD dù còn nhiều khó khăn

  15. ‘Lạm phát vượt 4% vẫn là mức thấp so với các nước trong khu vực’

_

=> THẾ GIỚI

  1. Các hãng năng lượng châu Âu nợ chồng nợ vì chi phí tăng vọt

  2. Hạ tầng, nhà cửa đều không tương thích, nước Anh khổ sở vì nắng nóng 40 độ

  3. Chứng khoán Mỹ tiếp tục đi lên sau phiên tăng mạnh, nhóm công nghệ và dầu khí hỗ trợ đắc lực

  4. Ngân hàng trung ương Nhật Bản - BoJ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

  5. Ngoài giữ nguyên mức lãi suất siêu thấp, BoJ nâng dự báo lạm phát và hạ triển vọng tăng trưởng của Nhật Bản trong năm tài khóa 2023.

  6. Foxconn xây dựng quan hệ đối tác ô tô điện với NXP Semiconductors

  7. Trong khi ngành ô tô toàn cầu đã tìm ra cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng thiếu hụt chip hiện nay, các hãng xe Trung Quốc vẫn đang phải vật lộn nghĩ cách tìm từng con chip nhằm bù đắp cho cơn khát chip của mình.

  8. Ford lên kế hoạch cắt giảm 8.000 nhân sự, dồn lực cho xe điện

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Lợi nhuận Tesla sụt giảm trong quý II vì ảnh hưởng từ đợt phong tỏa tại Thượng Hải, đã bán 75% lượng BTC nắm giữ

  2. Tiếp tục xuất hiện nhà lập pháp Mỹ công khai “chỉ trích” SEC vì hành động chống lại crypto

  3. Ngân hàng lớn nhất nước Pháp BNP Paribas ra mắt dịch vụ lưu ký tiền mã hóa

  4. Hàn Quốc thu thập chứng cứ từ 7 sàn giao dịch crypto để điều tra vụ Terra

  5. Thuế tiền điện tử 20% tại Hàn Quốc được dời đến năm 2025

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua đứng tại 23.300, thì sang phiên hôm nay đã gần như chỉ đi ngang quanh 23.000 USD/BTC cho đến cuối ngày.

_

  1. Nord Stream 1 vận hành trở lại, châu Âu ‘thở phào’

  2. Nga sẽ không xuất khẩu dầu mỏ nếu mức giá trần thấp

  3. Kế hoạch ứng phó của mỗi nước châu Âu nếu Nga cắt khí đốt

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 4,60 USD (-4,61%), xuống 95,28USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 4,69 USD (-4,37%), xuống 102,27 USD/thùng.

_

  1. Euro, BTC và USD cùng tăng mạnh trước khi ECB công bố quyết định lãi suất

  2. “Bóng đen” sau lưng FED và uy quyền đô la Mỹ

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 16,4 USD xuống mức 1.696,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm tiếp và về gần 1.680 USD/ounce vào cuối ngày.

  4. Vàng SJC hiện tại đang chênh lệch 2 triệu mua vào - bán ra

  5. Giá vàng lao dốc, người Trung Quốc tranh thủ gom hàng

_

  1. Nga kêu gọi LHQ đóng vai trò lớn hơn trong đàm phán xuất khẩu ngũ cốc

  2. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 20/7 cho biết nhu cầu điện toàn cầu đang giảm tốc đáng kể trong năm nay do tăng trưởng kinh tế chậm và giá năng lượng tăng mạnh. Theo IEA, xu hướng này có thể tiếp tục trong năm tới.

  3. EU yêu cầu các nước cắt giảm 15% nhu cầu khí đốt cho đến mùa Xuân

Vàng SJC 65.2 tr/lượng

USD 23,560 đồng

Bảng Anh 28,464 đồng

EUR 24,547 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

FLC đã tìm được công ty kiểm toán báo cáo tài chính

Đại hội cổ đông bất thường của Tập đoàn FLC tổ chức vào ngày 2/7/2022. (Ảnh: Đức Quyền).

Tập đoàn FLC vừa thông báo đã ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán với Công ty TNHH Kiểm toán An Việt). Theo hợp đồng này, Công ty Kiểm toán An Việt sẽ là đơn vị kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2021 của Tập đoàn FLC.

Hạn chót để doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 là ngày 31/3/2022. Ban đầu, Tập đoàn FLC đã chọn Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt làm đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính.

Tuy nhiên vào ngày 30/3 năm nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán cho doanh nghiệp niêm yết của Công ty Đất Việt. Sau khi tìm kiếm từ cuối tháng 3 tới nay, FLC mới tìm được công ty kiểm toán phù hợp, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, để thay thế cho Công ty Đất Việt.

Tại đại hội cổ đông bất thường tổ chức ngày 2/7 mới đây, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC Lã Quý Hiển kỳ vọng có thể ký hợp đồng kiểm toán trong tháng 7 này và công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán vào tháng 8.

  • Lãnh đạo FLC: Cố gắng bắt đầu kiểm toán báo cáo tài chính vào tháng 8, tránh hủy niêm yế

Theo ông Hiển, công ty kiểm toán mới sẽ không chỉ rà soát sổ sách của năm 2021 mà sẽ soát xét cả báo cáo tài chính bán niên 2022.

Do Tập đoàn FLC chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán nên cổ phiếu FLC bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, chỉ được mua bán vào buổi chiều từ ngày 1/6. Việc doanh nghiệp này tìm được đơn vị kiểm toán là một trong những điều kiện tiên quyết để cổ phiếu FLC có thể được giao dịch cả ngày trở lại.

CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) và CTCP Nông dược HAI (Mã: HAI) cũng chưa hoàn thành báo cáo tài chính kiểm toán 2021 vì chưa tìm được đơn vị kiểm toán, cổ phiếu ROS và HAI cũng đang trong diện hạn chế giao dịch. Biểu đồ bên dưới cho thấy giá cổ phiếu FLC, ROS và HAI hiện nay đều thấp hơn đáng kể so với cuối năm 2021.

Hiện chưa rõ Công ty TNHH Kiểm toán An Việt có ký hợp đồng kiểm toán với cả FLC Faros và Nông dược HAI hay không.

Giá cổ phiếu FLC, ROS và HAI hiện nay đều thấp hơn đáng kể so với cuối năm 2021.

Sau khi tìm được đơn vị kiểm toán và công bố báo cáo tài chính kiểm toán, cổ phiếu FLC sẽ chưa được giao dịch cả ngày trở lại ngay.

Quyết định hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu FLC được Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đưa ra hôm 25/5, căn cứ theo Khoản 1a Điều 39 Quy chế Niêm yết và Giao dịch Chứng khoán Niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX).

Khoản 5 Điều 39 của Quy chế nói trên cho biết HOSE sẽ xem xét đưa cổ phiếu FLC ra khỏi diện bị hạn chế giao dịch sau khi Tập đoàn FLC “hoàn tất khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch và không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong 6 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị hạn chế giao dịch hoặc kể từ ngày nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị hạn chế giao dịch được khắc phục hoàn toàn”.

Nguồn: VietnamBiz

Khối ngoại mua ròng 412 tỷ đồng trong phiên 22/7

Khối ngoại tiếp tục mua ròng 377 tỷ đồng ở sàn HoSE, giảm nhẹ 2,9% so với phiên trước.Khối

VN-Index kết phiên 22/7 giảm 3,71 điểm (-0,31%) xuống 1.194,76 điểm. HNX-Index tăng 0,74 điểm (0,26%) lên 288,83 điểm. UPCoM-Index giảm 0,28 điểm (-0,31%) xuống 88,84 điểm.

Khối ngoại giao dịch vẫn khá tích cực khi mua vào 32,8 triệu cổ phiếu, trị giá 1.112 tỷ đồng, trong khi bán ra 28,6 triệu cổ phiếu, trị giá 700 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 4,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 412 tỷ đồng.

Riêng sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng 377 tỷ đồng (giảm nhẹ 2,9% so với phiên trước), tương ứng khối lượng mua ròng 3,2 triệu cổ phiếu.

image

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng tập trung mã MWG với 106 tỷ đồng. GAS và MSN đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 73 tỷ đồng và 52 tỷ đồng. Chiều ngược lại, KBC bị bán ròng mạnh nhất sàn này với 7 tỷ đồng. Tiếp sau đó là VHM với 12,8 tỷ đồng.

Tại sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng nhẹ 1,6 tỷ đồng (tăng 44% so với phiên trước), tuy nhiên, nếu tính về khối lượng, dòng vốn này vẫn bán ròng 327.800 cổ phiếu.

image

PVS đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn HNX với 2,6 tỷ đồng. KLF cũng bị bán ròng 1,4 tỷ đồng. Chiều ngược lại, IDC được mua ròng mạnh nhất sàn này với 3,3 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị gấp 8,5 lần phiên trước và ở mức 33,5 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 1,3 triệu cổ phiếu.

image

Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng chủ yếu mã BSR với 32 tỷ đồng. Trong khi đó, VEA bị bán ròng mạnh nhất sàn này với 1,8 tỷ đồng.

Nguồn: NDH

Nhiều doanh nghiệp lỗ vì ‘đánh’ chứng khoán

Đầu tư chứng khoán từng mang lại lợi nhuận cho nhiều doanh nghiệp sản xuất, nhưng kịch bản tích cực không xảy ra trong nửa đầu năm nay.

Đầu tư chứng khoán trở thành một phương án được nhiều doanh nghiệp phi tài chính lựa chọn để sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi, thay vì chỉ gửi ngân hàng như trước đây. Hai năm gần nhất khi chứng khoán lên ngôi, nguồn thu này trở thành cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp, thậm chí còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lợi nhuận. Nhưng kịch bản tích cực đã không xuất hiện trong nửa đầu năm nay, khi thị trường chung lao dốc.

Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) là một ví dụ. Doanh nghiệp này từng là “ngôi sao” trên thị trường khi thu về hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận từ chứng khoán. Năm ngoái, doanh thu hoạt động tài chính của NDN đạt hơn 200 tỷ, với trên 130 tỷ đồng lãi từ đầu tư chứng khoán, gấp 6 lần cùng kỳ 2020. Tuy nhiên, nửa đầu năm nay, doanh nghiệp này báo lỗ kỷ lục.

Theo báo cáo tài chính, NDN lỗ ròng hơn 114 tỷ đồng trong quý II, kéo lợi nhuận nửa đầu năm từ lãi thành lỗ hơn 90 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do thua lỗ chứng khoán.

Lãi từ đầu tư chứng khoán trong nửa đầu năm chỉ còn hơn 14 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lãi gần 73 tỷ) khiến doanh thu hoạt động tài chính giảm hơn 70%.

Trong khi đó, chi phí tài chính của NDN tăng hơn 4 lần, lên 121 tỷ đồng, do lỗ đầu tư chứng khoán và tăng dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh. “Thị trường chứng khoán có nhiều biến động tiêu cực nên hoạt động đầu tư tài chính không hiệu quả”, giải trình của NDN viết…

Không lỗ kỷ lục như NDN, song Công ty cổ phần Hóa An (DHA) cũng giảm lãi hơn 90% so với cùng kỳ do đầu tư chứng khoán.

Doanh thu của DHA quý II tương đương cùng kỳ 2021, với lợi nhuận gộp giảm gần 25% do ảnh hưởng từ biến động của giá dầu. Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng vọt khiến lãi ròng quý II chỉ còn chưa tới 2 tỷ đồng, so với 21 tỷ cùng giai đoạn năm ngoái. Nguyên nhân chính do chi phí tài chính tăng cao vì phải trích lập dự phòng với khoản đầu tư cổ phiếu HPG.

Cuối quý II, DHA nắm giữ hơn 2,5 triệu cổ phiếu HPG với giá trị hơn 78 tỷ đồng, tuy nhiên công ty phải trích dự phòng hơn 20 tỷ đồng do thị giá mã này giảm mạnh.

“Trích lập dự phòng đầu tư tài chính” cũng là lý do được Công ty cổ phần Licogi 14 (L14) nhắc tới trong phần giải trình về kết quả kinh doanh giảm mạnh.

Quý vừa qua, doanh nghiệp hoạt động trong mảng xây lắp, bất động sản ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng hai chữ số. Doanh thu của L14 đạt gần 88 tỷ đồng, tăng 45% cùng kỳ. Lợi nhuận gộp cũng tăng gần 17%.

Tuy nhiên, con số vài chục tỷ tăng thêm không đủ để bù cho chi phí dự phòng giảm giá đầu tư tới 370 tỷ đồng. Theo đó, chi phí tài chính của L14 trong quý II tăng vọt lên hơn 400 tỷ đồng, so với mức 65 triệu đồng quý II/2021. Con số này khiến L14 lỗ ròng hơn 346 tỷ đồng. Lũy kế nửa đầu năm, doanh nghiệp này lỗ hơn 234 tỷ đồng.

Không riêng những công ty nhỏ dồn lực đầu tư cổ phiếu, ngay cả những doanh nghiệp lớn cũng chịu ảnh hưởng. Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) quý II có khoản đầu tư cổ phiếu gần 200 tỷ tính theo giá gốc, trong đó có ba mã bất động sản.

Tuy nhiên giá trị hợp lý chỉ còn hơn 137 tỷ đồng, doanh nghiệp này phải dự phòng gần 63 tỷ đồng. Khoản này là nguyên nhân chính khiến chi phí tài chính của VHC tăng lên hơn ba lần so với cùng kỳ năm trước.

Khác với NDN hay DHA, hoạt động chính của VHC vẫn tăng trưởng mạnh. Doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt hơn 4.226 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ sản lượng và giá bán tăng, “nữ hoàng cá tra” lãi hơn 788 tỷ đồng sau thuế, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ.

Nguồn: Vnexpress

FPT chốt quyền tạm ứng hơn 1.000 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông

(VNF) - Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) vừa thông qua phương án tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022 bằng tiền mặt.

FPT chốt quyền tạm ứng hơn 1.000 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông

FPT sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022 với tỷ lệ 10%, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.000 đồng. Với hơn 1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, số tiền mà FPT dự chi để trả cổ tức là hơn 1.000 tỷ đồng.

Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông là 25/8/2022, FPT sẽ thanh toán cổ tức vào ngày 12/9 sau đó.

Theo kế hoạch được ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 thông qua, tổng tỷ lệ cổ tức năm nay của FPT là 20% bằng tiền mặt. Như vậy, công ty sẽ còn phải thanh toán nốt phần cổ tức còn lại cho cổ đông với tỷ lệ 10%.

Trước đó, FPT đã thanh toán phần cổ tức còn lại của năm 2021 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt, tương đương số tiền đã chi là hơn 914 tỷ đồng. Công ty cũng đã phát hành hơn 182 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Tỷ lệ phát hành là 20% (5:1).

FPT mới đây đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với doanh thu đạt 19.826 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.637 tỷ đồng, lần lượt tăng 22,2% và 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin tại nước ngoài của FPT đạt 8.622 tỷ đồng, tăng 29%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.362 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Mảng dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường trong nước đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT lần lượt là 2.630 tỷ đồng và 263 tỷ đồng. Trong đó, các sản phẩm thuộc hệ sinh thái “Made-by-FPT” mang lại 406 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 51,6% so với cùng kỳ.

Doanh thu khối viễn thông của FPT cũng tăng trưởng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7.077 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 40%, đạt 1.445 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 15%, đạt 6.727 tỷ đồng. Biên lợi nhuận dịch vụ viễn thông được mở rộng từ 18,3% lên 19,2% nhờ tăng trưởng lợi nhuận từ mảng PayTV.

Nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh cũng đã góp phần thúc đẩy doanh thu mảng giáo dục của FPT, với mức tăng trưởng 42% trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.935 tỷ đồng.

Trong năm 2022, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu tăng 19%, đạt 42.420 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 20,2%, đạt 7.618 tỷ đồng.

Nguồn: VietnamFinance

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 25/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. DIG: 6 tháng, lãi 180 tỷ đồng, chưa bằng 10% kế hoạch cả năm

  2. Tất cả nguồn thu hồi phục, lợi nhuận Cường Thuận Idico quý II tăng 85%

  3. Chủ động nguồn nguyên liệu cá giá tốt, lợi nhuận Đầu tư I.D.I quý II đạt kỷ lục

  4. C47: Trúng thầu dự án thủy điện tại Lào giá trị gần 800 tỷ, nâng tổng giá trị hợp đồng ký mới trong năm 2022 lên hơn 1.200 tỷ đồng

  5. HUT: Tasco “lấn sân” bảo hiểm

  6. Biên lãi gộp Mộc Châu Milk duy trì quanh mức 30% quý thứ 10 liên tiếp

_

  1. TLH: Trích lập dự phòng 61 tỷ vì thua chứng khoán, giá trị tại SHB - VIX đều giảm sâu

  2. FLC: Gia Lai thu hồi 4 chủ trương khảo sát, lập quy hoạch dự án của FLC

  3. HAI: Kinh doanh “thê thảm”, Nông dược HAI liên tục bị “gọi tên”

  4. SEA: Lưu chuyển tiền thuần âm 1.345 tỷ sau nửa đầu năm

  5. OPC: Dược phẩm OPC báo lãi tăng 60% quý II/2022

  6. DCF: Vi phạm nhiều lỗi, Xây dựng và Thiết kế số 1 nhận “án phạt” hơn 200 triệu đồng

  7. PTI: Bảo hiểm Bưu điện “bay cao” trong 6 tháng đầu năm

  8. VOC: Doanh thu giảm, Dầu Thực vật Việt Nam báo lãi quý II đi lùi

  9. PCH: 20 triệu cổ phiếu Nhựa Picomat chuẩn bị chào sàn HNX

  10. TGG: Louis Capital có loạt lãnh đạo mới

  11. HAG: HAGL bảo lãnh khoản vay 500 tỷ đồng của Hưng Thắng Lợi Gia Lai

  12. MSB: Tỉ lệ CASA tại MSB đạt 36,72%

  13. TTC Hospitality - VNG: Lãi 6 tháng đạt 76% kế hoạch năm, khai trương resort Dốc Lết đầu năm 2023

  14. VNS: Taxi truyền thống lấy lại phong độ: Vinasun có lãi quý thứ 2 liên tiếp, cao nhất trong vòng 5 năm

  15. Lợi nhuận quý II của CRV chủ yếu từ lãi tiền gửi

  16. FPT: Quý II ghi nhận doanh thu 10.096 tỷ đồng, LNST cổ đông công ty mẹ là 1.250 tỷ đồng, lần lượt tăng 16,8% và 25% so với cùng kỳ

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. REE bị phạt 110 triệu đồng vì giao dịch hàng trăm triệu cổ phiếu mà không đăng ký

  2. Phó Tổng giám đốc Everland hoàn tất gom 2,8 cổ phiếu EVG

  3. Hodeco tạm dừng kế hoạch mua 3 triệu cổ phiếu quỹ

  4. LMH: Mã LMH hồi phục, người thân Phó Chủ tịch mạnh tay bán 1,2 triệu cổ phiếu

  5. GEX, HBC, TPB, VPB, VJC, MBS: Thông tin giao dịch cổ phiếu

  6. Louis Holdings muốn bán 51% vốn Angimex

  7. SCIC khó thoái vốn khỏi TTL: Ngay trước thềm SCIC chuẩn bị thoái lô cổ phần lớn 25% vốn tại TTL, nhóm cổ đông tư nhân đã kịp nâng tỷ lệ sở hữu 50,16%, đủ điều kiện trở thành công ty mẹ

  8. BTS: Chứng khoán ACB đăng ký bán 1 triệu CP

_

  1. BAF: Phát hành trái phiếu ra công chúng 600 tỷ đồng

_

=> CỔ TỨC

  1. Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền các doanh nghiệp tuần này
    • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Giao dịch cầm chừng, VN-Index giảm hơn 6 điểm

  • Cổ phiếu dầu khí “sập” nặng, vốn ngoại tiếp tục mua ròng

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 6,26 điểm (0,52%) xuống 1.188,5 điểm. Toàn sàn có 127 mã tăng, 321 mã giảm và 72 mã đứng giá

  • Khớp lệnh lại tụt xuống dưới 10 ngàn tỷ đồng, nỗ lực phục hồi bất thành

  • Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 10.550 tỷ đồng, giảm 10,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 10,5% và ở mức 8.760 tỷ đồng

  • Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp trên HoSE với giá trị giảm 58% so với phiên trước và ở mức 157 tỷ đồng

  • Khối ngoại ưa thích FPT và MWG, giải ngân ròng hơn 70 tỷ đồng mỗi mã

  • Tự doanh 25/07: Short ròng phái sinh, gom ròng VN30, MSN, HPG được mua nhiều nhất

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Những điểm nhà đầu tư cần lưu ý khi “soi” báo cáo tài chính quý II/2022 của doanh nghiệp địa ốc

  2. Doanh nghiệp mía đường nỗ lực tìm cơ hội trong khó khăn

  3. Quý II/2022 - Quý “huy hoàng” cuối cùng của nhóm thủy sản?

  4. Những ngày nắng đẹp của ngành cá tra đang lùi dần?

  5. Sau 22 năm phát triển, quy mô vốn hoá TTCK Việt Nam tăng gấp 7.840 lần, hơn 6 triệu tài khoản được mở

  6. TTCK: Tiếp tục chờ… hệ thống KRX

  7. Mùa BCTC: Trong khi nhiều đơn vị lãi đậm, tăng bằng lần so với cùng kỳ thì cũng không ít công ty báo lợi nhuận đi lùi, thậm chí là lỗ trong quý II năm nay

_

  1. Lượng tiền gửi từ người dân vào ngân hàng tăng mạnh trong tháng 5

  2. HoREA gửi văn bản lên Thủ tướng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng trần dư nợ tín dụng lên 1-2%

  3. Trong tuần qua, NHNN đã chuyển sang trạng thái bơm ròng qua cả kênh tín phiếu và OMO. Tuy nhiên, nhà điều hành đã tăng kỳ hạn tín phiếu phát hành mới lên 56 ngày, tương đương 8 tuần giao dịch. Vì sao NHNN “bơm” tiền trở lại nhưng nâng cấp công cụ “hút” tiền?

_

=> VIỆT NAM

  1. Loạn doanh nghiệp đầu cơ, ‘xí phần’ đất công nghiệp

  2. Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường Mỹ tăng 53,7%

  3. Nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam chính thức hòa lưới điện quốc gia

  4. Loạt tín hiệu cho thấy nửa sau 2022 kinh tế phục hồi mạnh, quý III có thể tăng đến 14%, lạm phát được kiểm soát

  5. Nội thất Việt phổ biến tại chuỗi siêu thị, xuất khẩu gỗ sang Canada mang về gần 134 triệu USD trong nửa đầu năm

  6. Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc: Nguy cơ ‘tắc’ đến hết năm

  7. Giá heo hơi hôm nay tăng giảm trái chiều 1.000 - 2.000 đồng/kg trong ngày đầu tuần. Nhìn chung, giá thu mua heo hơi hôm nay dao động trong khoảng 65.000 - 73.000 đồng/kg.

  8. Giá ure, kali, NPK trong nước giảm 5.000-20.000 đồng/bao

  9. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước sau 7 tháng ước đạt hơn 34% kế hoạch năm Thủ tướng giao, giảm so với mức gần 37% của cùng kỳ năm trước.

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần

  2. Singapore vốn được xem như là trung tâm tài chính Đông Nam Á và hiện cũng đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao. Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) cảnh báo, giá cả ở Singapore sẽ tiếp tục ở mức cao, thậm chí còn cao hơn và kéo dài hơn đến năm 2023.

  3. Làn sóng nhiệt đẩy kinh tế châu Âu đến gần bờ vực suy thoái hơn

  4. Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75% trong cuộc họp tuần này lên ngưỡng 2,25-2,5%. Với ba cuộc họp sau đó trong năm 2022, các quan chức của Fed phát đi tín hiệu cho thấy lãi suất có thể tăng lên ngưỡng 3,5% hoặc thậm chí là 4%. Tuy nhiên, thị trường cũng bắt đầu dự báo quá trình tăng lãi suất của Fed sẽ dừng lại trong năm 2023, vì những hệ quả kinh tế mà nó mang lại đối với nước Mỹ là quá lớn.

  5. WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ

  6. 3 chất xúc tác để chứng khoán Mỹ bắt đầu giai đoạn “thị trường bò” mới

  7. Nga hạ lãi suất về 8% chỉ 4 tháng sau khi tăng vọt lên 20%

  8. Dân số Trung Quốc được dự báo bắt đầu giảm trong năm 2025

  9. Trung Quốc có kế hoạch thành lập quỹ BĐS trị giá lên tới 44 tỷ USD

  10. Hoạt động kinh tế eurozone ‘đi lùi’ trong tháng 7: Đây là lần đầu tiên chỉ số PMI của khu vực eurozone tụt xuống ngưỡng dưới 50 điểm sau gần 1,5 năm

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Đồng nhân tệ số đầy tham vọng của Trung Quốc vẫn mù mờ ngày ra mắt sau 8 năm thử nghiệm, e-CNY - hiện đã tiếp cận được khoảng 20% dân số Trung Quốc song vẫn chưa rõ thời điểm triển khai chính thức.

  2. Shiba Inu gặp sự cố về cổng đốt coin SHIB khiến cộng đồng vô cùng “phẫn nộ”

  3. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 22.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục suy yếu dần và về gần 22.000 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Giá dầu diesel tại thị trường châu Âu đã có mức giảm gần 1 nửa trong vòng 1 tháng qua. Tuy vẫn cao so với mức trung bình hàng năm nhưng đây là một dấu hiệu cho thấy lo ngại suy thoái đang dâng cao hơn bao giờ hết.

  2. Viễn cảnh đen tối của một châu Âu thiếu khí đốt trong mùa Đông năm nay. Dự báo về viễn cảnh một mùa Đông ‘thiếu hơi ấm’, nhật báo Les Echos dẫn cảnh báo của IMF, cho rằng EU có thể chống chịu được khi 70% nguồn cung khí đốt từ Nga bị cắt giảm.

  3. Năng lượng Nga chảy chậm lại, châu Âu đổ xô đi tìm dầu thô và khí đốt ở châu Phi

  4. Trong tuần trước, giá dầu WTI giảm khoảng 3% xuống ngưỡng 95,09 USD/thùng. Tính trong ba tuần gần nhất, WTI giảm gần 13%.

  5. Giá dầu Brent chốt tuần ở ngưỡng 103,61 USD/thùng, tăng 2,2%, kết thúc chuỗi tuần giảm liên tiếp kéo giá dầu Brent giảm tới 17%.

  6. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,99 USD (+1,05%), lên 95,69USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,26 USD (+1,22%), lên 104,46 USD/thùng.

  7. Cộng hòa Séc cắt giảm 1/3 sự phụ thuộc khí đốt của Nga vào mùa thu

_

  1. Giá vàng tuần này sẽ gắn chặt với động thái của Fed và tỷ giá USD

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt cuối tuần qua tại Mỹ tăng 8,1 USD/ounce lên 1.727,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục nhẹ và lên gần 1.735 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Anh: Ùn tắc kéo dài tại Cảng Dover

  2. Theo báo Asahi của Nhật Bản, giá hàng hóa thực phẩm đang đồng loạt tăng giá tại Nhật Bản và gây ra những bất an về cuộc sống cũng như triển vọng phát triển trong tương lai.

  3. Giá thép thanh vằn tương lai tại Trung Quốc tăng gần 2%

Vàng SJC 66.4 tr/lượng

USD 23,550 đồng

Bảng Anh 28,452 đồng

EUR 24,529 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

Chính phủ Trung Quốc sắp lập quỹ 44 tỷ USD cứu thị trường bất động sản đang chao đảo vì nợ

Trung Quốc sẽ mở một quỹ bất động sản nhà nước nhằm giúp các công ty phát triển địa ốc của nước này vượt qua cuộc khủng hoảng nợ hiện nay…

Trụ sở của tập đoàn Evergrande Group ở Thượng Hải - Ảnh: Reuters.

Quỹ này sẽ có quy mô lên tới 300 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 44 tỷ USD - nguồn tin là một quan chức Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tiết lộ với hãng tin Reuters.

Đây sẽ là động thái lớn đầu tiên của Bắc Kinh nhằm “giải cứu” thị trường bất động sản đang chao đảo dưới gánh nặng nợ nần của các doanh nghiệp. Vị quan chức nói rằng ban đầu, quỹ trên sẽ có quy mô 80 tỷ Nhân dân tệ thông qua sự hỗ trợ của PBOC.

Ông nói rằng Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, một ngân hàng quốc doanh, sẽ đóng góp 50 tỷ Nhân dân tệ trong số 80 tỷ Nhân dân tệ nói trên, nhưng số tiền này sẽ đến từ công cụ cho vay của PBOC. Nếu mô hình này mang lại hiệu quả, các ngân hàng khác sẽ hành động theo, và mục tiêu của quỹ sẽ là số vốn 200-300 tỷ Nhân dân tệ.

Vốn là một trụ cột của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, ngành bất động sản Trung Quốc đang chìm trong khủng hoảng và trở thành một rào cản lớn đối với tăng trưởng trong vòng 1 năm trở lại đây. Tháng này, người mua nhà ở nhiều địa phương đồng loạt dừng việc thanh toán các khoản vay mua nhà, đặt ra một thách thức mới đối với các nhà chức trách.

Một số nhà phân tích cho rằng việc lập quỹ chỉ là một phần của giải pháp để cứu thị trường bất động sản Trung Quốc.

“Chúng tôi chưa biết chi tiết về quỹ đó. Nhưng 80 tỷ Nhân dân tệ là không đủ để giải quyết vấn đề”, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc Larry Hu của Macquarie nhận định. “Tôi tin rằng quỹ này sẽ là một phần của kế hoạch lớn hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay của ngành địa ốc, vì chỉ riêng quỹ đó sẽ không giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Chúng ta đang cần một sự phục hồi thực sự của ngành địa ốc”.

Diễn biến thị trường bất động sản Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư toàn cầu, vì ngành này cùng với các ngành liên quan như xây dựng và vật liệu xây dựng chiếm hơn 1/4 tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc.

Nguồn tin nói rằng quỹ trên sẽ được sử dụng để cấp vốn cho việc mua lại các dự án nhà ở chưa hoàn thiện, hoàn tất dự án và cho thuê, như một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy các dự án nhà cho thuê. Cách làm như vậy sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng mà Chính phủ Trung Quốc gán cho việc cung cấp thêm nhà ở giá cả phải chăng cho người trẻ, vào thời điểm khi các chính quyền địa phương trở nên lưỡng lự với việc xây dựng các dự án nhà cho thuê, vì bán đất là một nguồn thu ngân sách chủ yếu của các địa phương.

Tuần trước, Zhengzhou Real Estate - một công ty bất động sản được chính quyền Hà Nam hậu thuẫn – đã mở một trong quỹ địa phương đầu tiên để giải cứu thị trường bất động sản. Quỹ có tên Henan Asset Management được mở trong bối cảnh làn sóng người vay tiền mua nhà từ chối trả nợ. Quỹ này dự định chi 20 tỷ Nhân dân tệ để mua 50.000 căn hộ và chuyển đổi thành nhà cho thuê - theo một thông báo của nhà chức trách thành phố Trịnh Châu thuộc tỉnh Hà Nam.

Biến động thị trường bất động sản Trung Quốc - từ khủng hoảng nợ của các chủ đầu tư, cho tới thắt chặt tín dụng, và làn sóng dừng trả nợ ngân hàng của người mua nhà – đã bào mòn niềm tin và buộc nhà chức trách phải vào cuộc để ngăn vấn đề lan rộng ra toàn nền kinh tế.

“Nếu được mở trong tương lai gần, quỹ giải cứu thị trường bất động sản của Chính phủ sẽ giúp có thêm nhiều doanh nghiệp phát triển nhà tránh được cảnh vỡ nợ, đồng thời sẽ giúp cải thiện niềm tin của thị trường và doanh số của các công ty địa ốc”, chuyên gia Raymond Cheng thuộc CGS-CIMB Securities nhận định.

Một quỹ như vậy sẽ trở thành “phao cứu sinh” cho hàng chục công ty địa ốc đang gặp khó của Trung Quốc, bao gồm “gã khổng lồ” Evergrade. Nguồn thạo tin nói rằng các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương Trung Quốc sẽ chọn ra những doanh nghiệp địa ốc đủ tiêu chuẩn để được cứu. Số tiền của quỹ sẽ được sử dụng để mua các sản phẩm tài chính do doanh nghiệp địa ốc phát hành hoặc cấp vốn cho các cơ quan chức năng mua lại các dự án dang dở.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn đang cân nhắc ban hành một chính sách toàn quốc cho việc phát hành trái phiếu đặc biệt để đẩy mạnh phát triển các dự án địa ốc tại các địa phương còn nghèo ở nước này – theo nguồn tin.

Nguồn bài viết: Chính phủ Trung Quốc sắp lập quỹ 44 tỷ USD cứu thị trường bất động sản đang chao đảo vì nợ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Bắt thêm 6 người trong vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang mở rộng vụ án và tiếp tục khởi tố 6 người liên quan sai phạm xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao…

Bị can Bùi Huy Hoàng và Nguyễn Tiến Mạnh

Tối 25/7, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố; ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 4 bị can.

Bà Nguyễn Mai Anh, sinh năm 1976 tại Quảng Ninh, nghề nghiệp: Chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ;

Ông Ngô Quang Tuấn, sinh năm 1984 tại Hà Nội, nghề nghiệp: Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giao thông Vận tải;

Ông Trần Văn Dự, sinh năm 1961 tại Thái Bình, nghề nghiệp: Nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an;

Ông Vũ Sỹ Cường, sinh năm 1986 tại Hưng Yên, nghề nghiệp: Nguyên Cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an;

Cả 4 bị can trên bị khởi tố cùng về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Từ trên xuống dưới, từ trái sang, các bị can: Nguyễn Mai Anh, Ngô Quang Tuấn,Trần Văn Dự, Vũ Sỹ Cường.

Ông Bùi Huy Hoàng, sinh năm 1988 tại Hải Dương, nghề nghiệp: Cán bộ Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Ông Nguyễn Tiến Mạnh, sinh năm 1970 tại Bắc Giang, nghề nghiệp: Phó Giám đốc Công ty cổ phần du lịch thương mại Lữ Hành Việt; Giám đốc công ty vận tải du lịch Hoàng Long Luxury về tội “Đưa hối lộ” quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự.

Sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với 6 bị can nêu trên.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định.

Nguồn bài viết: Bắt thêm 6 người trong vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Chuyển động quỹ đầu tư 18/7 - 22/7: Dragon Capital tiếp tục bán DXG
Ngày 19/7 VEIL bán 800.000 cổ phiếu DXG của Tập đoàn Đất Xanh, theo đó lượng sở hữu giảm xuống 3,74% với 22,7 triệu cổ phần.
Tổng sở hữu của nhóm Dragon Capital giảm lượng nắm giữ xuống 120,7 triệu cổ phần (tỷ lệ 19,87%).
F&N Dairy Investment Pte. Ltd tiếp tục đăng ký mua gần 20,9 triệu cổ phiếu Vinamilk để nâng lượng nắm giữ lên gần 390,7 triệu cổ phần, tương đương 18,7% từ 26/7 đến 24/8 .

Dragon Capital bán DXG

Ngày 19/7, Dragon Capital giảm lượng nắm giữ tại Tập đoàn Đất Xanh (HoSE:DXG) từ 121,5 triệu cổ phần (tỷ lệ 20%) xuống 120,7 triệu cổ phần (tỷ lệ 19,87%) sau khi quỹ thành viên Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) bán 800.000 cổ phiếu DXG. Sau giao dịch, lượng sở hữu của VEIL giảm xuống 3,74% với 22,7 triệu cổ phần.

Trước đó, ngày 8/7, Dragon Capital hạ lượng sở hữu tại Tập đoàn Đất Xanh từ 129,9 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 21,38%) xuống 124,9 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 20,56%) sau khi một loạt quỹ thành viên thoái tổng cộng 5 triệu đơn vị. Trong đó, VEIL đã bán ra 2 triệu đơn vị DXG, giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 3,99% với 24,3 triệu cổ phiếu.

Như vậy, tính từ đầu tháng 7, nhóm quỹ này đã bán 9,2 triệu cổ phiếu DXG, riêng VEIL bán 3,6 triệu đơn vị. Trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL tại ngày 14/7, DXG đứng vị trí thứ 8 với tỷ lệ 3,49%, tương đương 68,4 triệu USD.

Ở chiều ngược lại, Dragon Capital gom 2,4 triệu đơn vị DXG trong tháng 6. Cụ thể, ngày 9/6, lượng sở hữu tại Đất Xanh của Dragon Capital giảm còn 126,6 triệu đơn vị (tỷ lệ 20,8%) sau khi các quỹ thành viên bán tổng cộng hơn 7,2 triệu cổ phiếu DXG chỉ trong 3 ngày đầu tháng 6. Đến ngày 21/6, hai quỹ thành viên Norges Bank và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust [Equity] mua tổng cộng hơn 1,7 triệu cổ phiếu DXG, qua đó nâng sở hữu của Dragon Capital lên hơn 129 triệu cổ phiếu DXG (tỷ lệ 21,2%).

Năm nay, HĐQT Đất Xanh trình kế hoạch doanh thu thuần 11.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 1.400 tỷ đồng, tăng lần lượt 9% và 21% so với thực hiện năm trước.

Kết thúc quý I, doanh thu giảm 39,3% còn 1.792,2 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu từ bán căn hộ và đất nền giảm 54,6% còn 984 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm hơn 49%, còn 270,2 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 tháng đầu năm, doanh thu hoàn thành 16,3% còn lợi nhuận đạt 19,3% mục tiêu cả năm.

screenshot-2022-07-24-171517-1-7469-2845
Chuyển động giao dịch quỹ đầu tư.

F&N Dairy Investment Pte. Ltd tiếp tục đăng ký mua VNM

F&N Dairy Investment Pte. Ltd đăng ký mua gần 20,9 triệu cổ phiếu Vinamilk (HoSE:VNM) để nâng lượng nắm giữ lên gần 390,7 triệu cổ phần, tương đương 18,7%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 26/7 đến 24/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Trước đó, quỹ này cũng đã đăng ký mua lượng cổ phiếu trên từ 22/6 đến 21/7 nhưng không thực hiện do điều kiện thị trường không phù hợp. F&N Dairy Investments Pte. Ltd và Platinum Victory Pte. Ltd là hai đơn vị thường xuyên đăng ký mua cổ phiếu VNM nhưng không thực hiện.

Quý I, công ty sữa báo cáo lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 12% xuống 2.266 tỷ đồng, EPS giảm 11,6% xuống 973 đồng. Lần gần nhất lợi nhuận Vinamilk giảm 2 chữ số là quý III/2014.

Công ty lý giải chuỗi cung ứng bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến giá nguyên vật liệu tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Việc giá dầu thô tăng cao cũng làm cho chi phí vận chuyển gia tăng dẫn đến giá vốn hàng bán và nhiều chi phí đầu vào tăng theo.

Để giảm ảnh hưởng tiêu cực trên, công ty đã liên tục đổi mới, đa dạng về chủng loại sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng, điều chỉnh giá bán, dịch chuyển cơ cấu ngành hàng… giúp doanh thu thuần tăng.

Trên thị trường, giá cổ phiếu VNM trên đà hồi phục từ vùng đáy giữa tháng 6. Đóng cửa phiên 22/7, giá mã này dừng ở mức 72.000 đồng/cp, tương đương tăng 15,5% so với mức đáy 62.340 đồng/cp ngày 15/6.

screenshot-2022-07-24-171823-1-8126-5048
Đăng ký giao dịch quỹ đầu tư.

Trong tuần qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp giấy thành lập 2 quỹ đầu tư mới. Cụ thể, ngày 20/7, UBCKNN cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ra công chúng cho quỹ đầu tư Chọn lọc Phú Hưng Việt Nam (PHVSF) do CTCP quản lý quỹ Phú Hưng quản lý. Quỹ PHVSF là quỹ mở, có vốn huy động tối thiểu là 50 tỷ đồng. Ngân hàng giám sát là BIDV (HoSE:BID) - chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Cùng ngày, UBCKNN cũng cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ thành viên của Quỹ Đầu tư cơ hội Mirae Asset Việt Nam.

Ngoài ra, ngày 18/7, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã công bố danh mục cổ phiếu thành phần, khối lượng lưu hành tính chỉ số, tỷ lệ free float, trọng số thanh khoản và giới hạn tỷ trọng vốn hóa chỉ số VNFIN Lead và VN30 kỳ tháng 7 năm nay có hiệu lực chính thức từ ngày 1/8.

Theo đó, chỉ số VNFIN Lead thêm mới hai cổ phiếu HCM của Chứng khoán TP HCM (HoSE:HCM) và SHB của ngân hàng SHB (HoSE: SHB) trong khi không loại cổ phiếu nào. Như vậy, số lượng cổ phiếu thành phần rổ VNFIN Lead tăng từ 20 lên 22 mã.

Chỉ số VN30 thêm mới cổ phiếu VIB của ngân hàng Quốc tế (HoSE:VIB) và loại cổ phiếu PNJ của Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE:PNJ).

Chỉ số VNDiamond không có thay đổi về thành phần trong kỳ này với 18 cổ phiếu trong danh mục. Quỹ VFM VNDiamond ETF hiện có tổng tài sản 17.500 tỷ đồng. Ngoài VNDiamond, VNFIN Select và bộ VNX-Index cũng sẽ chỉ cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục. Các quỹ mô phỏng những chỉ số trên sẽ phải hoàn thành cơ cấu danh mục vào ngày 29/7 để danh mục mới có hiệu lực vào 1/8.

Nguồn bài viết: Chuyển động quỹ đầu tư 18/7 - 22/7: Dragon Capital tiếp tục bán DXG

2 Likes

Nhận định thị trường ngày 26/7: Tích lũy trong vùng 1.185-1.200 điểm

Theo AseanSC sự giằng co có thể diễn ra giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.180 – 1.185 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1.190 – 1.195 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.
VDSC cho rằng thị trường sẽ tiếp tục được hỗ trợ tại vùng quanh 1.185 điểm của VN-Index và tăng điểm trở lại.

CTCK Tích cực Trung lập Tiêu cực
AseanSC X
BSC X
MBS X
VDSC X
YSVN X

Sự giằng co có thể diễn ra giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.180 – 1.185 điểm

(Công ty Chứng khoán Asean - AseanSC)

Thị trường hôm nay ghi nhận phiên giảm điểm nhẹ thứ 2 trong bối cảnh thanh khoản giảm nhẹ và thấp hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi mà Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất 0,75% (dự báo của chuyên gia) vào rạng sáng ngày thứ Năm tuần này (28/07). Do đó, AseanSC cho rằng khả năng thị trường sẽ xuất hiện những nhịp rung lắc trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn. Dự báo trong phiên giao dịch tới, sự giằng co có thể diễn ra giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.180 – 1.185 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1.190 – 1.195 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Thị trường có thể sẽ tiếp tục tích lũy trong vùng 1.185-1.200 điểm

(Công ty Chứng khoán BIDV - BSC)

Hiện tại, VN-Index đang có xu hướng test lại SMA 20 tương ứng với ngưỡng 1.185. Trong ngắn hạn, thị trường có thể sẽ tiếp tục tích lũy trong vùng 1.185-1.200 điểm.

Nhà đầu tư nhìn chung là thận trọng nghe ngóng

(Công ty Chứng khoán MB – MBS)

Thị trường giao dịch cầm chừng khi tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng để chờ đợi thông tin từ thị trường thế giới. Tuần này, thị trường tài chính Mỹ sẽ đón nhận nhiều thông tin quan trọng, bao gồm kết quả cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào giữa tuần và tiếp đó là số liệu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) vào hôm thứ Năm. Trong kịch bản Fed tiếp tục nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm sẽ không tạo tính bất ngờ cho thị trường, ngược lại mức lãi suất được nâng lên 1 điểm phần trăm có thể khiến chứng khoán thế giới biến động mạnh. Do vậy, tâm lý nhà đầu tư nhìn chung là thận trọng nghe ngóng khiến thanh khoản thị trường giảm về dưới 10.000 tỷ đồng. Nhà đầu tư có thể giảm giao dịch, không mua đuổi trong phiên.

Thị trường sẽ tiếp tục được hỗ trợ tại vùng quanh 1.185 điểm

(Công ty Chứng khoán Rồng Việt - VDSC)

Sau tín hiệu vượt ngưỡng tâm lý 1.200 điểm bất thành tại VN-Index, thị trường đã không tránh được nhịp điều chỉnh. Nhịp điều chỉnh đưa VN-Index lùi về và kiểm tra vùng Gap 1.180 – 1.188 điểm, đồng thời có ghi nhận động thái hỗ trợ nhẹ. Mặc dù diễn biến hồi phục chưa thuyết phục nhưng nhìn chung áp lực bán cũng không lớn. Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục được hỗ trợ tại vùng quanh 1.185 điểm của VN-Index và tăng điểm trở lại. Do vậy, nhà đầu tư vẫn có thể kỳ vọng khả năng tăng điểm của thị trường sau nhịp điều chỉnh nhẹ hiện tại. Đồng thời vẫn có thể tiếp tục mua tích lũy tại các cổ phiếu ở vùng hỗ trợ mạnh và có tín hiệu thu hút dòng tiền.

VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng kháng cự 1.204 điểm

(Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam - YSVN)

YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ tăng và VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng kháng cự 1.204 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên VN-Index có thể sẽ tiếp tục biến động hẹp trong vùng 1.185 – 1.204 điểm. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý giảm nhẹ nhưng vẫn trên vùng lạc quan cho nên nhịp điều chỉnh này chưa quá tiêu cực và chưa thể làm thay đổi xu hướng ngắn hạn hiện tại của thị trường chung.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Nguồn bài viết: Nhận định thị trường ngày 26/7: Tích lũy trong vùng 1.185-1.200 điểm

2 Likes

Viglacera (VGC) lãi hơn 1.400 tỷ đồng trong 6 tháng, vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm

Chỉ sau 6 tháng, VGC đã hoàn thành 54% kế hoạch doanh thu và 102% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tổng công ty Viglacera (mã CK: VGC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2022. Theo đó, trong quý 2, doanh thu thuần VGC đạt 4.268 tỷ đồng, tăng 45% cùng kỳ năm trước, luỹ kế 6 tháng doanh thu đạt 8.101 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. Đóng góp lớn nhất vào doanh thu của VGC là doanh thu từ dịch vụ cho thuê bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp (29%), doanh thu bán các sản phẩm kính, gương (19%), doanh thu bán các sản phẩm gạch ốp lát (19%).

Viglacera (VGC) lãi hơn 1.400 tỷ đồng trong 6 tháng, vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm - Ảnh 1.

Biên lợi nhuận gộp cải thiện đáng kể trong kỳ, cụ thể lợi nhuận gộp trong quý 2 tăng 75% so với cùng kỳ lên 1.312 tỷ đồng, luỹ kế 6 tháng lợi nhuận gộp đạt 2.706 tỷ đồng, tăng 89% cùng kỳ.

Doanh thu tài chính trong quý 2 cũng tăng mạnh lên 22 tỷ đồng, gấp khoảng 3 lần quý 2/2021, đồng thời, chi phí tài chính cũng tăng lên 69 tỷ đồng từ 42 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu tài chính đạt 39 tỷ đồng và chi phí tài chính đạt 163 tỷ đồng. Phần lớn trong chi phí tài chính là chi phí lãi vay.

Viglacera (VGC) lãi hơn 1.400 tỷ đồng trong 6 tháng, vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm - Ảnh 2.

Các chi phí khác là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong quý 2 đều tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, chi phí bán hàng tăng 40% lên 240 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 47% lên 204 tỷ đồng.

Trong quý 2, phần lãi từ công ty liên kết của VGC giảm hơn 6 tỷ so với cùng kỳ còn hơn 21 tỷ đồng nhưng luỹ kế 6 tháng lãi từ công ty liên kết đạt 63 tỷ đồng, tăng 19 tỷ đồng.

Lợi nhuận khác của VGC chỉ đạt hơn 1 tỷ trong quý và tính từ đầu năm thì cũng lỗ khoảng 1 tỷ đồng.

Kết quả, trong quý 2, lợi nhuận trước thuế của VGC đạt 843 tỷ đồng, tăng 92% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.740 tỷ, tăng 121%.

Lợi nhuận sau thuế đạt 691 tỷ đồng trong quý 2 và 1.443 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 129% cùng kỳ năm trước.

Viglacera (VGC) lãi hơn 1.400 tỷ đồng trong 6 tháng, vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm - Ảnh 3.

Viglacera (VGC) lãi hơn 1.400 tỷ đồng trong 6 tháng, vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty chỉ đạo tại cuộc họp đánh giá kết quả hoạt động SXKD 6 tháng đầu năm 2022

Đại hội cổ đông năm 2022 của Viglacera đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.700 tỷ đồng, doanh thu đạt 15.000 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng, VGC đã hoàn thành 54% kế hoạch doanh thu và 102% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của VGC tăng nhẹ lên 22.476 tỷ đồng, tổng nợ là 13.362 tỷ đồng, VCSH là 9.114 tỷ đồng.

*Nguồn: Huyền Trang *
nhipsongkinhte.toquoc.vn

PC1 mua lại khu công nghiệp Nomura Hải Phòng

Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 (PC1) công bố ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn, theo đó PC1 mua toàn bộ cổ phần của Nomura Asia Investment (Việt Nam) Pte. Ltd (NAIV), tuân thủ theo các phê duyệt của các cơ quan chức năng…

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 tham gia Lễ ký kết hợp đồng chuyển nhượng.

NAIV là một pháp nhân có trụ sở tại Singapore, trong đó 70% vốn góp từ Nomura Holdings và 30% vốn góp từ JAFCO. NAIV có đầu tư duy nhất và nắm giữ 70% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần phát triển khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng (NHIZ).

Giao dịch chuyển nhượng này nằm trong kế hoạch phát triển lĩnh vực đầu tư bất động sản công nghiệp của PC1, nhằm bổ sung vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư, từng bước phát triển hệ sinh thái của Tập đoàn.

Lễ ký kết hợp đồng chuyển nhượng được thực hiện theo hình thức trực tuyến.

PC1 với các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và đầu tư cốt lõi, chiến lược đầu tư phát triển các khu công nghiệp chất lượng cao tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Đối với khu công nghiệp Nomura, PC1 kế hoạch sẽ khai thác các thế mạnh của mình như: Các giải pháp về Năng lượng sạch cho các Nhà máy trong khu công nghiệp; Ứng dụng các phần mềm quản lý thông minh và chuyển đổi số; Hỗ trợ hoạt động logictics, các vấn đề pháp lý và quan hệ địa phương; Hỗ trợ khách hàng mở rộng phát triển quy mô sản xuất tại các khu công nghiệp mà PC1 đang đầu tư, tạo ra các điều kiện thuận lợi phát triển cho khách hàng, người lao động và địa phương.

Nomura là tập đoàn dịch vụ tài chính toàn cầu với mạng lưới tích hợp trải dài trên 30 quốc gia và khu vực, cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng và đối tác kinh doanh bao gồm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ thông qua 3 ngành nghề kinh doanh: Bán lẻ, Bán buôn (Thị trường toàn cầu và Ngân hàng đầu tư) và Quản lý đầu tư.

Nguồn: Vneconomy

Đất Xanh Miền Trung ký hợp tác với nhiều đối tác quốc tế tại Singapore

- Câu chuyện về nguồn cảm hứng sáng tạo, ngôn ngữ thiết kế, nghệ thuật kiến trúc của dinh thự triệu đô và tòa Novotel Quang Binh Hotel & Residence đã mang đến cho giới mộ điệu Singapore những cảm quan hoàn mỹ.

image

Sự kiện diễn ra tại Space Furniture Asia Hub, số 77 đường Bencoolen, Singapore với sự tham gia của hàng trăm nhà đầu tư quốc tế (Ảnh: Đất Xanh Miền Trung).

Ngày 22/7, tại Singapore, Đất Xanh Miền Trung chính thức giới thiệu đến khách hàng và đối tác quốc tế dòng sản phẩm giới hạn dinh thự Regal Signature Villa cùng những dấu ấn đậm nét về tòa Novotel Quang Binh Hotel & Residence thuộc khu đô thị du lịch quốc tế Regal Legend. Sự kiện quy tụ đông đảo khách hàng, đối tác tư vấn thiết kế, các đối tác cung cấp nội - ngoại thất danh tiếng thế giới, đại diện các ngân hàng quốc tế lớn nhất tại đảo quốc sư tử.

Tại sự kiện, đại diện Đất Xanh Miền Trung lần đầu tiên hé lộ đến giới đầu tư Singapore những hình dung chân thực về niềm tự hào kỳ vĩ của thương hiệu Regal Homes - đại đô thị 21ha Regal Legend tại Quảng Bình. Điểm nhấn của đại đô thị quốc tế này chính là mẫu dinh thự kép độc bản có giá hơn 200 tỷ cùng tòa Novotel Quang Binh Hotel & Residence được vận hành bởi Accor.
image

Ông Chris Bosse - Kiến trúc sư, Co-founder Lava chia sẻ về cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật kiến trúc kiến tạo nên dinh thự độc bản tại Regal Legend (Ảnh: Đất Xanh Miền Trung).

Lấy cảm hứng từ những thác nước thiên nhiên hùng vĩ, Lava thổi hồn vào dinh thự triệu đô với những đường cong chế tác thủ công uyển chuyển, tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên trác tuyệt trong mỗi căn nhà (Ảnh: Đất Xanh Miền Trung).

Nếu như dinh thự triệu đô gây thương nhớ với vẻ đẹp từ lối kiến trúc viễn tưởng độc đáo thì tòa phức hợp Novotel Quang Binh Hotel & Residence lại được lòng giới mộ điệu với ngôn ngữ kiến trúc nghệ thuật cao.

image

Ông Dan Levin - Giám đốc B+H Architects Việt Nam - thương hiệu có bề dày kinh nghiệm 70 năm chia sẻ về thiết kế ấn tượng của tòa Novotel Quang Binh Hotel & Residence (Ảnh: Đất Xanh Miền Trung).

Tòa Novotel Quang Binh Hotel & Residence tọa lạc tại khu B Regal Legend với 2.600 căn hộ, 300 phòng khách sạn, tổ hợp thương mại đặc sắc tại khu vực ven biển tại miền Trung, Việt Nam.

Trong khuôn khổ sự kiện, Đất Xanh Miền Trung đã ký kết MOU với các đối tác cung cấp nội - ngoại thất hàng đầu thế giới, bao gồm: Panoramah (hệ kính mặt dựng siêu mảnh), Krislite (hệ ánh sáng thông minh), DP Green (hệ mặt dựng trường tồn), Space (hệ nội thất xa xỉ).

Đất Xanh Miền Trung luôn tìm kiếm những đối tác lớn trên thế giới để cùng hợp tác, phát triển, cho ra đời những sản phẩm bất động sản quy mô, đẳng cấp (Ảnh: Đất Xanh Miền Trung).

Standard Chartered, Affinity Equity, HSBC, Bangkok Bank là bốn ngân hàng quốc tế tại Singapore tham dự sự kiện (Ảnh: Đất Xanh Miền Trung).

Cũng tại sự kiện, nhiều đối tác quốc tế bày tỏ sự ấn tượng với những triết lý kinh doanh mang tầm cỡ quốc tế, đặc sắc và độc đáo mà Đất Xanh Miền Trung đã và đang xây dựng.

image

Ông Lê Trần Hồng Phúc - Phó tổng giám đốc tài chính Đất Xanh Miền Trung (phải) cùng các đối tác danh tiếng tại sự kiện (Ảnh: Đất Xanh Miền Trung).

Các đối tác đánh giá cao sự đầu tư chỉn chu, đẳng cấp trong từng sản phẩm của Đất Xanh Miền Trung nói chung cũng như Regal Legend nói riêng và mong muốn được hợp tác lâu dài trong tương lai. Nhiều khách mời hy vọng Đất Xanh Miền Trung tiếp tục giới thiệu những kiệt tác kiến trúc tại nhiều quốc gia khác như Bangkok (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc), Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… để đưa những sản phẩm chế tác tuyệt mỹ đến với giới mộ điệu toàn khu vực.

Cùng với sự kiện ra mắt các siêu phẩm nhà ở tại Singapore, ngày 30/7, Đất Xanh Miền trung tiếp tục tổ chức sự kiện giải trí tại Beer Hub by Regal Food với Lễ hội ẩm thực Tây Ban Nha “Khám phá hương vị bí ẩn”. Sự xuất hiện của nam ca sĩ Quang Hà với những bản hit vượt thời gian sẽ chiêu đãi thực khách bữa tiệc ẩm thực, âm nhạc đặc sắc.

Nguồn: Dân Trí