Đầu tư công: câu chuyện viết tiếp nửa cuối năm 2021

Thị trường bước qua giai đoạn nửa cuối năm, thanh khoản sụt giảm còn 5-60%, câu chuyện tăng vốn, phát hành thêm ở nhóm bank chứng khoán phần nào cũng được vẽ và thực hiện xong, dòng tiền trước tập trung tại đây tạm thời thoát và tìm kiếm cơ hội ở các nhóm ngành, midcap đơn lẻ có KQKD quý tốt và được hưởng lợi từ chính sách.
Về chính sách: về dư địa giảm lãi suất không còn ( chính sách tiền tệ), khi dịch đang hoành hành thì các gói hỗ trợ doanh nghiệp đang được đề xuất tuy nhiên chỉ hỗ trợ về mặt thuế, phí chứ khó có thể hỗ trợ thêm về việc giảm lãi suất khi vay vốn ,6 tháng cuối năm xác suất cao là sẽ đẩy mạnh chính sách tài khóa: giải ngân đầu tư công, đẩy mạnh chi tiêu

Sáng 28-7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 2.870.000 tỉ đồng gồm: Vốn ngân sách trung ương 1.500.000 tỉ đồng, bao gồm (vốn trong nước 1.200.000 tỉ đồng, vốn nước ngoài 300.000 tỉ đồng); Vốn cân đối ngân sách địa phương 1.370.000 tỉ đồng. Số vốn phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương như sau: Phân bổ vốn ngân sách trung ương 1.090.014,445 tỉ đồng. Vốn ngân sách địa phương 1.233.000 tỉ đồng.

Đối với số vốn ngân sách địa phương còn lại chưa phân bổ chi tiết 137.000 tỉ đồng, Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương hoàn thiện phương án phân bổ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi giao kế hoạch.
Nghị quyết cũng định hướng giai đoạn tới sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; đáp ứng yêu cầu về tiến độ để cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 1). Đồng thời, khẩn trương chuẩn bị đầu tư, sớm khởi công và cơ bản hoàn thành các dự án đường vành đai 3, 4 của khu vực động lực Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tuyến nối Tây Nguyên với Nam Trung Bộ, khu vực miền núi phía Bắc, tuyến đường ven biển, hành lang kinh tế Đông - Tây, Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam tuyến phía Đông giai đoạn 2021-2025…

Với các dự án đầu tư chủ yếu là đường và mặt bằng đường băng nên nhóm vật liệu xây dựng như nhựa đường và đá là thiết yếu. Dựa theo luận điểm trên ad đề xuất 2 cổ phiếu tiêu biểu của 2 nhóm trên: PLC KSB

Nhựa đường: PLC chiếm 40% thị phần nhựa đường
Về chart: ngày PLC vẫn sideway với biên độ hẹp dần quanh vung giá 23-30 từ đầu 2021 đến giờ .trong ngắn hạn cổ phiếu đã break thoát khỏi kênh giảm gia và trong trung hạn cổ phiêu tiệm cận gần vùng cản,

Đá xây dựng: KSB đã xin cấp phép khai thác mỏ đá Tam Lập và kỳ vọng sẽ được thông qua vào quý 3/2021. Công ty đã đền bù khoảng 20% diện tích khu công nghiệp Đất Cuốc – Giai đoạn II và kỳ vọng sẽ bắt đầu cho thuê đất từ 2022.

Ht1 được ko bác

Cao thủ cho xin ý kiến e BCC nhé. Thanks

theo em thì mỗi địa phương đều có nhiều nhà máy sx xi măng nhỏ và giờ chủ yếu là dùng xi măng tươi, nên nhóm xi măng không được hưởng lợi nhiều

hi vọng bạn sẽ tìm hiểu thêm để thấy BCC thú vị hơn 2 mã kia đấy :smiley:

HHV trùm hạ tầng

con này ko ăn T+ được đâu bạn

hàng này cứ để làm lại thanh khoản đi vào ổn định hơn thì vào bác nhé

PLC break

KQKD quý 2: Lợi nhuận Hóa dầu Petrolimex tăng 37% quý II nhờ sản lượng và giá bán cùng tăng

Cuối phiên đóng trần, tiệm cận đỉnh 6 tháng

KSB trần

1 Likes

Chuẩn, đầu tư công

nay đi đâu cũng thấy đầu tư công nhỉ

táng dần được r bác

1 Likes

oke bác =)))

BCC tốt quá, về đỉnh cũ

đá, nhựa đườnng đi trước, xây lắp top 2, xi măng top 3 bác nhé

Nhiều dự án lớn đổ về Thanh Hoá lắm: Loạt doanh nghiệp lớn đổ về Thanh Hoá đầu tư | Việt Nam Mới