Đầu tư là chấp nhận rủi ro- Không đầu tư CŨNG là chấp nhận rủi ro!

, , , , , , , , ,

Trong một trò chơi, bạn có thể thua khi bạn đặt cược. Nhưng nếu không đặt cược, bạn sẽ không bao giờ thắng! Điều cần được trả lời không phải là ta có nên đặt cược không, mà phải là ta nên đặt cược như thế nào?!

Nền tảng của một cuộc đời thịnh vượng?

Điều kiện cần để sống một cuộc đời thịnh vượng là phải có tiền, nói thẳng ra là như thế trừ khi bạn chọn lối sống tự cung tự cấp ngoài hoang đảo hay một vùng sơn cước hoang du nào đó như Alexander Supertramp đã từng.

Tiền không phải là tất cả. Nếu nghĩ có tiền sẽ có được tất cả, bạn sẽ làm tất cả mọi thứ vì tiền! Do đó tiền chỉ là điều kiện “cần” cho một cuộc đời thịnh vượng!

Hôm nay tôi sẽ tạm gác sang một bên những phân tích chính trị “nhức đầu” để bàn về tiền bạc- điều kiện cần. Vì sao không bàn đến điều kiện “đủ”? Vì điều kiện “đủ” tùy thuộc vào mỗi cá nhân, do đó bạn phải tự tìm ra nó! (Có tiền các bạn sẽ dùng để làm gì nhỉ? Còn tôi hả, có tiền tôi sẽ mua cả tấn axit nitric, axit sulfuric rồi đem trộn với glyxerol lấy từ mỡ lợn để thỏa mãn cái thú pha chế từ nhỏ của mình! hí hí!)

Muốn có tiền, bạn NHẤT ĐỊNH phải đầu tư!

Đầu tư ở đây không có nghĩa hẹp như là đầu tư chứng khoán, bất động sản,… Đầu tư ở đây là một hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại (như tài chính, vật chất, sức lao động, trí tuệ, thời gian…), để đạt được lợi ích kỳ vọng lớn hơn trong tương lai so với nguồn lực đã bỏ ra. Chăm sóc cây cũng là một hoạt động đầu tư.

Ví dụ: Bạn là một môi giới chứng khoán đang có kế hoạch chuyển hóa khách hàng tiềm năng từ diễn đàn thành khách hàng hiện hữu. Bạn chọn đầu tư công sức, thời gian dành cho nghiên cứu chuyên môn và thổi hồn vào những bài viết của bạn để thu hút khách hàng tiềm năng về với mình. Hoặc một hình thức đầu tư khác có phần khổ hạnh hơn vì nó tốn rất nhiều công sức là đầu tư thời gian và sức khỏe của mình, ngủ muộn dậy sớm vào các nhóm cộng đồng của người khác thả link mời nhóm “Truy sát siêu cổ phiếu” của mình vào 3 giờ 22 phút sáng một cách chăm chỉ. Cả 2 hình thức đầu tư này đều hướng tới một mục tiêu (nhưng mục đích khác nhau nhé!). Tôi chọn đầu tư theo cách thứ nhất,đơn giản vì ảnh đại diện của tôi không đủ đẹp trai để thu hút người khác cho cách thứ hai vả lại mục đích của tôi cũng khác!

Đầu tư là chấp nhận rủi ro- không đầu tư CŨNG là chấp nhận rủi ro!

Bạn chọn đầu tư tiền bạc, thời gian, sức khỏe theo đuổi chương trình giáo dục đại học với mục đích trở thành một phi hành gia, thường xuyên có cơ hội du hành liên sao và giao lưu với các nền văn minh ngoài nhân loại :slight_smile: . Tất nhiên tỷ lệ chọi khi tham gia ứng tuyển rất cao- đó là một rủi ro (chưa tính đến rủi ro bạn gặp phải những tên người ngoài hành tinh kém thân thiện). Tuy nhiên ít nhất, ít nhất bạn đã dám chọn và dám thử! Trong khi nếu không theo đuổi chương trình đại học thì gần như CHẮC CHẮN bạn không trở thành một phi hành gia nào cả! (Nguồn lực tự nhiên của mỗi người là có giới hạn, không phải ai cũng có đủ điều kiện để theo đuổi chương trình giáo dục đại học, ví dụ của tôi không phải để phân biệt đối với những người thiếu may mắn mà chỉ dùng để chỉ ra những rủi ro ro và lợi ích kỳ vọng có thể nhận được cho việc đầu tư chương trình giáo dục đại học). Đó là rủi ro gần như chắc chắn khi bạn chọn không đầu tư.

Dù bạn có cố gắng cho ước mơ của mình hay không, thì luôn có những kẻ khác cố gắng vì ước mơ của họ. Và vô tình, họ cướp đi ước mơ của bạn!

Tương tự, với tài chính. Bạn không đầu tư, thì kẻ khác sẽ đầu tư bằng vốn của bạn! Bạn làm việc 8 tiếng/ngày, cuối tháng lĩnh lương và gửi lại ngân hàng. Sau đó ông chủ của bạn và những kẻ khát vốn khác sẽ vay chính số tiền bạn gửi trong ngân hàng để phục vụ cho mục đích đầu tư kinh doanh của họ. Sau đó, họ trích một phần nhỏ từ tiền lãi để tiếp tục trả lương cho bạn, để bạn tiếp tục cống hiến! Bạn lại lĩnh lương, lại tiếp tục gửi vào ngân hàng. Vòng lập đó diễn ra mãi mãi!

"108.8 TỶ $ TÀI SẢN CỦA TÔI CHO THẤY THẾ GIỚI THẬT BẤT CÔNG.
Sau khi về hưu, tôi kiếm được rất nhiều tiền từ số cổ phần ở Microsoft.
Trong khi đó những người thực sự vận hành nó, đi làm 8 tiếng một ngày nhận về số tiền lương không tương xứng và gánh thêm nhiều loại thuế thu nhập"

Đây là chia sẻ của Bill Gates trong 1 lần phỏng vấn với CNBC.

Chúng ta không thể có tự do tài chính, tự do thời gian nếu chỉ làm công ăn lương 8 tiếng/ngày.


Để cho dzui chứ ai biết tiếng Anh đâu!

Một ví dụ khác: Bạn có số vốn 500 triệu mà muốn khởi nghiệp kinh doanh một thứ gì đó, bạn nghiên cứu một thời gian và thấy mô hình tư vấn môi giới kết hôn cho thú cưng phù hợp với mình. Tuy nhiên sau một thời gian suy nghĩ, bạn lại e ngại rủi ro thua lỗ, do đó bạn gửi 500 triệu đó vào ngân hàng để đổi lại khoản tiền lãi cố định với tỷ suất 5%/năm. Một anh chàng khác có ý tưởng khởi nghiệp mở một cửa hàng thời trang tất lưới cho thú cưng đi vay ngân hàng 500 triệu với lãi suất 15%/năm. Tuy nhiên sau một thời gian tính toán anh ấy nhận ra mình không đủ năng lực vừa quản lý cửa hàng vừa thiết kế thời trang, do đó anh ấy quyết định mua cổ phiếu của một doanh nghiệp tư vấn pháp lý cho thú cưng. Sau một năm, người vay tiền đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp tư vấn pháp lý cho thú cừng tăng 30% khi các vụ lùm xùm về bạo hành thú cưng được đưa ra ánh sáng. Anh ấy bán cổ phiếu đó và trả lãi ngân hàng 15%, ngân hàng trả lại cho bạn 5% tiền lãi gửi tiết kiệm.

=> Thế là anh chàng vay tiền mua cổ phiếu doanh nghiệp tư vấn pháp lý thú cưng có lãi 15%, ngân hàng lãi 10%, còn bạn lãi 5%. Trừ lạm phát ước tính năm nay khoảng 4.5% bạn nhận được “0. cái nịt phần trăm” tiền lãi! Nếu lạm phát được kiểm soát tốt ở mức 3.5%, bạn sẽ nhận được “1. cái nịt phần trăm” tiền lãi! Đó là rủi ro của sự e ngại rủi ro.

Vậy câu hỏi đặt ra không phải là ta có nên chấp nhận rủi ro hay không, mà phải là ta phải chấp nhận rủi ro như thế nào?!*

Bạn có thể nói anh chàng vay tiền mua cổ phiếu kia có thể bị thua lỗ, và phải chịu rủi ro kép từ cắt lỗ và trả lãi ngân hàng. Vì khi bạn phát hiện ra anh ấy “chiếm dụng vốn” của mình một cách hợp pháp để “quánh” chứng khoán, với lòng đố kỵ bạn chỉ mong anh ta lỗ tan xác (vì dù anh ta lỗ hay lãi bạn vẫn nhận được lãi từ ngân hàng). Tuy nhiên anh ấy cũng đã nghĩ đến rủi ro, và tất nhiên anh ta nghĩ còn nhiều hơn bạn! Anh ta nghiên cứu và phát hiện ra tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong đầu tư, dẫn đến quyết định tìm tới một môi giới chứng khoán có “da thịt và linh hồn trong cuộc chơi”, người sẽ thay anh ấy kiểm soát mức thua lỗ. (kiểm soát cách nào hả?! Hẹn một topic nào đó trong tương lai nhé!)

Vậy giờ nên đầu tư gì?

Tôi là một môi giới chứng khoán, tất nhiên tôi sẽ đề nghị bạn nên đầu tư chứng khoán! Nhưng nếu tôi không phải là một môi giới chứng khoán, tôi vẫn đề nghị bạn nên đầu tư chứng khoán!

Vì sao ư?! Vì đâu có chữ “nếu” xảy ra!

Vì sao nên đầu tư chứng khoán?! Thứ nhất, vì bài viết này ra đời với chủ đích đề nghị bạn đầu tư chứng khoán! Thứ hai, đầu tư chứng khoán không chỉ mang lại tiền bạc (tuy nhiên, nếu bạn xem tiền bạc là tất cả, thì chứng khoán sẽ mang lại cho bạn tất cả) mà còn mang lại cho bạn rất nhiều bài học quý báu trong cuộc đời- trong hầu hết các trường hợp, nhiều bài học trong số đó luôn đến trước khi bạn kiếm được tiền từ thị trường chứng khoán :slight_smile:

Ở topic sau tôi sẽ phân tích vì sao tôi chọn và đề nghị bạn nên đầu tư chứng khoán!
Đúng ra tôi sẽ viết hết trong bài này, nhưng như thế thì làm cho nó dài lủng lẳng nên tôi tách ra thành thêm một topic khác!


Tấm ảnh này tiết lộ rằng rôi sẽ thuyết trình về thuyết Tương đối rộng. À nhầm, kỳ quan lãi kép chứ!

Tham khảo

Này rảnh ngồi viết chơi thôi không có tham khảo chổ nào hết.

14 Likes

hay đấy! Làm ván không, tôi chấp 1 con xe nhé!

3 Likes

Đọc xong muốn all in quá!

3 Likes

in thôi đừng all nhé bác!

3 Likes

ông elo 2k7 mà chấp 1 con xe à? chấp con hậu thì tôi còn nghĩ lại

2 Likes

tuy lời văn hài hài nhưng đọc thấm, bài viết ý nghĩa. Cám ơn ad nè!

5 Likes

Giờ mới nhận ra luôn ấy! Hay!

5 Likes

Nhiều người quan tâm nhỉ, 1 đêm mà 300 vew rồi

4 Likes

Hallo

3 Likes

vô trực tiếp vấn đề đi! mua mã nào nè haha

3 Likes

Mua mã nào?

Mua mã nào thì qua topic này chơi nhé bác!

4 Likes


Vô room bàn tán chơi nhé!

3 Likes

haha, hợp lý

1 Likes

tiếc diên rồi bác

3 Likes

mà ad viết bớt tục tĩu lại được không vậy?

2 Likes
  • 1
2 Likes

+1

4 Likes

hi

3 Likes

chào ad nhé!

4 Likes

Bài này thú vị đấy Ad

3 Likes