Em Hiếu xin gửi đến các anh/chị nhà đầu tư một cổ phiếu trong ngành hóa chất, phân bón mà vừa được thêm vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%, sức khỏe tài chính lành mạnh, có sự kỳ vọng được thoái vốn. Đây chính là Công ty Cổ phần DAP - Vinachem (Upcom: DDV). Các thành viên trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như LAS, DGC, BFC, SFG đều đã tăng rất mạnh nhưng còn mỗi DDV còn chưa tăng nhiều mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh tốt, chất lượng tài sản tốt, định giá rẻ với giá này là mức giá trũng cho cổ phiếu tốt như này. Nếu đây là lần đầu tiên anh/chị đọc khuyến nghị mua cổ phiếu của em thì em rất vui khi được đón nhận tất cả các góp ý, ý kiến để bài khuyến nghị của em ngày càng hoàn thiện hơn ạ.
1. Tổng quan doanh nghiệp
-
Công ty Cổ phần DAP - Vinachem (DDV) được thành lập năm 2008, với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất phân bón và hóa chất cơ bản. Các sản phẩm chính của công ty bao gồm phân bón DAP, axit sulfuric và axit phốt phoric.
-
Công ty có 01 nhà máy sản xuất phân bón DAP công suất 330.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất Axit Sulfuric (H2SO4) công suất 414.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất Axit Phốt phoric (H3PO4¬) công suất 161.700 tấn/năm, nhà máy nhiệt điện công suất 12 MW, và nhà máy xử lý nước thải công suất 40 m3/giờ.
-
Từ năm 2015, DDV được giao dịch trên thị trường UPCOM.
-
Cơ cấu cổ đông khá đặc khi Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nắm giữ tới 64% cổ phần của DDV và các cổ đông lớn khác nắm giữ 6% => Cổ phiếu trôi nổi của DDV khá thấp
- Cổ tức của DDV từ trước tới giờ đều là tiền mặt nhưng không thường xuyên.
2. Sức khỏe tài chính doanh nghiệp
- Nợ/VCSH ở mức thấp, chỉ khoảng 13,07% và chủ yếu là nợ vay ngắn hạn (chiếm 99%)
- Tổng nợ vay của doanh nghiệp giảm khá đều làm tăng khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp lên đều đặn qua từng năm
3. Hoạt động kinh doanh chính
a. Phân bón
-
Từ khi đi vào hoạt động, nhà máy DAP Đình Vũ đã sản xuất và cung cấp ra thị trường xấp xỉ 3 triệu tấn phân bón DAP. Sản phẩm phân bón Đình Vũ đã được phân phối và có mặt tại 63 tỉnh thành trên cả nước, đồng thời xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipines, Indonesia, New Zealand, Campuchia, Ấn Độ.
-
Phân bón DAP Đình Vũ có 45% lân và 16% đạm nguyên chất cùng rất nhiều thành phần trung, vi lượng khác. Qua hạch toán kinh tế cho thấy, phân bón DAP cung cấp yếu tố đa lượng, giàu dinh dưỡng, đạm và lân lên đến 61%. Cứ 1 kg DAP tương đương với 2,8 kg supe lân và 0,34 kg đạm urê
- Cơ cấu doanh thu phân bón DAP chủ yếu đến từ thị trường trong nước chiếm tới 70%, còn lại 30% là xuất khẩu. DDV đang đẩy mạnh xuất khẩu phân bón sang các thị trường mới như Châu Phi và Châu Âu
-
Ngoài ra, DDV đang đầu tư và nghiên cứu thêm công nghệ sản xuất axit photphoric, phân bón MAP và dây chuyền xử lý P2O5 với mục tiêu mở rộng xuất khẩu và đa dạng thêm sản phẩm.
-
Phân bón MAP (Monoammonium Phosphate) là loại phân bón chứa hai thành phần dinh dưỡng chính là nitơ (N) và photpho (P2O5) với tỷ lệ tương đương nhau (khoảng 12-16% N và 52-61% P2O5). Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ sử dụng, MAP được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, phù hợp với nhiều loại cây trồng và điều kiện đất đai khác nhau. Phân bón MAP được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở nhiều quốc gia. Một số quốc gia tiêu biểu sử dụng MAP hiệu quả bao gồm: Việt Nam, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Brazil,…
-
Giá phân DAP trên thế giới đang phục hồi sau 1 năm liên tục giảm giá từ năm 2022.
-
Trong thời gian sắp tới, DDV đang triển khai đầu tư bồn chứa axit photphoric, công nghệ sản xuất axit photphoric, phân MAP và hệ thống xử lý P2O5 tồn dư trong thạch cao nhằm tăng hiệu suất sản xuất axit, giảm phụ thuộc khi trước đó phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài.
b. Cung cấp điện, nước
- Mặc dù việc đầu tư nhà máy phát điện tận dụng hơi nước trong quá trình sản xuất, nhà máy phân bón DAP- Vinachem là một phần nhỏ trong quy trình sản xuất (đặt tại Đình Vũ, Q.Hải An, TP.Hải Phòng, thuộc tập đoàn hóa chất Việt Nam) nhưng không những giúp tiết kiệm được hàng chục tỉ đồng tiền điện mỗi năm mà còn giúp doanh nghiệp có thêm một khoản thu nữa với biên lợi nhuận rất lớn.
4. Động lực tăng giá
a. Kỳ vọng thoái vốn và nâng vốn từ tập đoàn hóa chất Việt Nam
Một số mục tiêu chính của Nghị quyết:
Một số định hướng chính của Nghị quyết:
=> Thông qua Nghị quyết, ta thấy rằng ngành phân bón và các công ty con thuộc Tập đoàn hóa chất Việt Nam được quan tâm, định hướng phát triển rõ ràng, cải thiện tình làm ăn và thoái vốn. Do đó, DDV là một công ty đáng chú ý khi đã thoát lỗ, bắt đầu có lợi nhuận và không còn chịu nhiều áp lực từ vốn vay nên rất có thể được xem xét thoái vốn sớm.
b. Giá nguyên liệu đầu vào duy trì ở mức thấp và giá phân bón thế giới phục hồi
- Giá phốt pho vàng thế giới đang ở mức thấp giúp giảm chi phí đầu vào của DDV khi nhập nhập axit photphoric (H3PO4). Qua đó, cải thiện đáng kể lợi nhuận cho DDV
- Giá phân bón DAP trên thế giới cũng bắt đầu phục hồi sau một thời gian giảm giá liên tục từ đầu năm 2022 tới giửa năm 2023
c. Nguồn cung toàn cầu thắt chặt, nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2024 được dự báo tăng trưởng chậm lại so với năm 2023.
-
Nguồn cung phân bón được dự báo sẽ ngày càng thắt chặt, do hai nhà cung cấp lớn của thế giới là Trung Quốc và Nga hạn chế xuất khẩu. Điều này có thể khiến giá phân bón trong năm 2024 tăng nhẹ so với các năm trước.
-
Nguyên nhân bắt nguồn từ những động thái hạn chế xuất khẩu của các “ông lớn” trên thị trường phân bón thế giới. Theo đó, quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ toàn cầu) là Nga đã gia hạn chính sách áp hạn ngạch xuất khẩu phân bón đến tháng 5 để bảo vệ thị trường nội địa. Trung Quốc cũng tiếp tục hạn chế xuất khẩu ure để đảm bảo nguồn cung trong nước và ổn định mức giá.
-
Việc thiếu nguồn cung, tăng giá phân bón toàn cầu có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường và hoạt động sản xuất trong nước do nguồn phân bón đang được sử dụng ở nước ta chủ yếu là nhập khẩu từ bên ngoài. Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 11 tháng năm 2023 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 3,73 triệu tấn, trị giá gần 1,28 tỷ USD.
d. Phân bón “được” đưa vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%
-
Dù có vẻ người nông dân mua phân bón sẽ chịu thêm khoản thuế VAT 5% tuy nhiên ngược lại người tiêu dùng hưởng lợi do giá bán của các mặt hàng này được định giá theo cung - cầu thị trường.
-
“Hàng hóa, dịch vụ mua vào không chịu thuế hoặc thuế suất 5-10%, nếu tính VAT đầu ra là 5% thì doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước không phải nộp thuế này. Tức là, số thuế đầu vào được khấu trừ với đầu ra, hoặc hoàn thuế. Do đó, giá thành sản xuất phân bón được giảm xuống, nước ta cũng đỡ phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ đó bớt chịu áp lực tăng giá từ thị trường thế giới”, Bộ Tài chính phân tích.
Những bất cập trước khi phân bón “được” áp thuế GTGT 5%
-
Thứ nhất, Việt Nam nhập khẩu tương đối nhiều phân bón từ nước ngoài. Các nước này phần lớn đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế GTGT. Mặt hàng này khi nhập khẩu vào Việt Nam lại không phải chịu thuế GTGT tại khâu nhập khẩu nên doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện hạ giá bán với sản phẩm nhập khẩu.
-
Thứ hai, Nhà nước mất nguồn thu ngân sách do không thu được thuế GTGT ở khâu nhập khẩu với phân bón trong khi thuế nhập khẩu thì vốn rất thấp hoặc đã được đưa về mức 0%.
-
Thứ ba, khi mặt hàng phân bón không thuộc diện chịu thuế GTGT thì đương nhiên, doanh nghiệp không được khấu trừ GTGT đầu vào khi bán ra trong nước trong khi phần lớn đầu vào có thuế suất 10%. Số GTGT đầu vào không được khấu trừ, doanh nghiệp buộc phải đưa vào chi phí sản xuất dẫn đến chi phí tăng cao, biên lợi nhuận giảm, không khuyến khích doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới tài sản cố định.
e. Chi phí khấu hao của tài sản cố định đã hơn 90%
- Nhìn vào tài sản cố định ta thấy được hầu như các tài sản lớn như máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển đã trừ chi phí khấu hao được 90% so với nguyên giá. Nhà cửa thì đã trừ được một nửa nguyên giá. Có thể sau khi trích lập xong chi phí khấu hao thì sẽ có thêm những chi phí bảo dưỡng hoặc chi phí nào đó xuất hiện nhưng đây cũng là một điểm tốt giúp doanh nghiệp giảm chi phí ban đầu và tăng được biên lợi nhuận lên vào những quý sau.
5. Định giá
- Dựa trên định giá P/B, mức P/B so với trung bình ngành và của chính doanh nghiệp trong quá khứ của DDV đang thấp hơn lần lượt là 80% và 11%.
- Do đây là doanh nghiệp sản xuất nên tôi sẽ kết hợp thêm định giá với dòng tiền. Khi kết hợp 50% định giá P/E, P/B và 50% định giá theo chiết khấu dòng tiền thì mức giá hợp lý của DDV là 19,05 tương ứng với mức upsize 73% từ mức giá hiện tại.
6. Điểm mua và mục tiêu giá
- Mua dưới giá 11.5 và mục tiêu giá là 19 (tương ứng với mức upsize là 73% từ giá đóng cửa ngày 23/2/2024)
Để được hỗ trợ cơ cấu danh mục và nhận khuyến nghị sớm anh chị có thể vào room và liên hệ với em ạ
ROOM CỘNG ĐỒNG: [WSM] Khớp lệnh cùng Trung Hiếu