DFUND - Kiến thức, kinh nghiệm giản đơn

, ,

KIẾN THỨC ĐƠN GIẢN NHƯNG ÍT NGƯỜI LÀM THEO

Trong cuốn sách của Mark Minervini có đề cập đến những cổ phiếu dẫn dắt thị trường (market leader): “Loại cổ phiếu tôi ưu thích đầu tư là cổ phiếu dẫn dắt thị trường. Các công ty này có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất nhanh. Một doanh nghiệp như vậy thường đứng số 1,2,3 trong ngành. Các cổ phiếu này dễ dàng nhận ra nhưng hầu hết các nhà đầu tư khó khăn về tâm lý khi mua. Giá của những cổ phiếu này nằm trong nhóm những cổ phiếu đắt nhất. Chúng liên tục thiết lập các đỉnh cao mới. Chính sức mạnh giá mạnh đến mức không thể tưởng tượng nổi khiến hầu hết các nhà đầu tư nghĩ rằng, giá của những cổ phiếu này đã tăng quá nhanh. Đó là lý do phần lớn các nhà đầu tư e ngại mua những cổ phiếu có tiềm năng lớn nhất trở thành những siêu cổ phiếu”

“Các cổ phiếu dẫn dắt thị trường có khuynh hướng báo trước cho xu hướng giảm điểm của thị trường. Khi thị trường tăng giá bước vào giai đoạn cuối (thường 1,2 năm tăng giá) nhiều cổ phiếu dẫn dắt sẽ bắt đầu đảo chiều trong khi các chỉ số thị trường chung vẫn tiếp tục lập đỉnh cao mới. Thông thường, sau khi các cổ phiếu dẫn dắt đạt đỉnh, dòng tiền sẽ rời bỏ những cổ phiếu dẫn dắt để đổ vào những cổ phiếu bị thị trường lãng quên (thường là các penny midcap) các cổ phiếu chạy sau (follow up stock) hoặc các nhóm cổ phiếu phòng thủ, chúng ít bị ảnh hưởng khi thị trường đi xuống. Khi bạn thực sự nhìn thấy sự xoay vòng của dòng tiền như trên, đó là dấu hiệu cảnh báo của thị trường chung có thể đang ở giai đoạn cuối của xu hướng tăng giá dài hạn.”

Hay như trong cuốn sách của Dan Zanger, ông ấy có viết: Phong cách giao dịch của tôi là sự kết hợp giữa việc (1) xác định các cổ phiếu dẫn đầu trên thị trường và (2) đang hình thành các mẫu hình biểu đồ. Tôi thường đồng hành với những cổ phiếu đang di chuyển tốt nhất trên thị trường. (Dan Zanger là một bậc thầy đầu tư về phương pháp chỉ sử dụng mẫu hình, giá & khối lượng)

4 Likes

Nắm Giữ Cổ Phiếu Để Kiếm Được Lợi Nhuận Lớn Trong Thị Trường Tăng Giá

Để thành công trong đầu tư tăng trưởng, bạn cần phải xem xét rất nhiều trước khi mua một cổ phiếu. Bạn phải nghiên cứu tốc độ tăng trưởng doanh thu và thu nhập của công ty, sau đó đánh giá các đối thủ của nó để xem liệu bạn đang tìm kiếm người dẫn đầu hay kẻ tụt hậu trong lĩnh vực của công ty. Nếu tất cả các yếu tố cơ bản đã sẵn sàng, bạn vẫn cần xem xét kỹ lưỡng biểu đồ chứng khoán của công ty để xem liệu nó có đang hình thành nền tảng vững chắc, chuẩn bị cho một đột phá tiềm năng hay không. Bạn mua cổ phiếu dẫn đầu ngay khi nó thoát ra khỏi nền giá hình thành tốt. Bạn đã đạt được một chút lợi nhuận.

Tiếp theo thì sao? Bạn cần phải biết khi nào nên kiên nhẫn và nắm giữ cổ phiếu để thu được lợi nhuận lớn. Điều quan trọng là phải biết khi nào nên giữ chúng và khi nào nên bán đi. Khi có biến động trên thị trường thì việc nắm giữ một cổ phiếu như thế nào. Khi một cổ phiếu tăng giá từ 20% trở lên trong lần đầu tiên một đến ba tuần sau khi nó bùng phát, bạn phải giữ nó ít nhất tám tuần. Hành động mạnh mẽ sau đột phá như vậy thường báo hiệu của một cổ phiếu sẽ mang lại lợi nhuận lớn.

Vì vậy, bạn cần nắm bắt được những cổ phiếu như vậy để biến khoản lãi kha khá của bạn thành một khoản lớn. Một số cổ phiếu khiến quyết định của bạn khó khăn hơn một chút. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đưa ra quyết định sáng suốt trong những trường hợp đó. Đầu tiên, hãy xem xét tình trạng của thị trường rộng lớn. Nếu nó mạnh, hãy cân nhắc việc cho cổ phiếu của bạn có nhiều thời gian hơn một chút. Nếu các chỉ số chính và các cổ phiếu hàng đầu khác đang có dấu hiệu phân phối, bạn sẽ muốn giữ cổ phiếu của mình ở mức ngắn hơn.

Tín hiệu khối lượng cũng rất quan trọng. Nếu cổ phiếu của bạn tăng giá với khối lượng lớn, sau đó giảm trở lại với giao dịch nhẹ hơn, bạn nên sẵn sàng chấp nhận một vài điều chỉnh nhỏ. Đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ ở các cấp độ quan trọng. Nếu một cổ phiếu quay trở lại mức trung bình động 10 tuần (hoặc 50 ngày) nhưng từ chối cắt xuống dưới ngưỡng đó, đó là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tổ chức sẵn sàng chờ đợi. đường dài.

Các mô hình tiếp theo ngắn hạn như mô hình nền giá trên nền giá, nền giá chặt chẽ trong ba tuần và nền giá phẳng cũng có xu hướng tăng. Họ thậm chí có thể tạo cơ hội để thêm cổ phiếu nếu tất cả các dấu hiệu đều tích cực. Trong một thị trường tăng giá việc nuôi dưỡng mức tăng 10% và 20% thành mức tăng trước 50% và 100% có thể tác động đến danh mục đầu tư của bạn trong nhiều năm tới.

3 Likes

Siêu Cổ Phiếu Giống Như Tên Lửa NASA.

Cần một lực đẩy lớn (khối lượng cổ phiếu) để đưa nó ra khỏi bầu khí quyển Trái Đất (nền giá cổ phiếu). Nhưng khi tên lửa đã bay vào quỹ đạo thì không cần nhiều năng lượng để giữ nó di chuyển theo hướng kỳ vọng. Nhờ lợi nhuận đánh bại ước tính của giới đầu tư, hay câu chuyện đầu tư hoặc chất xúc tác vô tiền khoáng hậu mà siêu cổ phiếu sẽ thu hút những nhà giao dịch tinh anh nhất thị trường.

Siêu cổ phiếu hút nhà giao dịch siêu hạng. Những cổ phiếu này hấp dẫn các nhà giao dịch theo đà tăng trưởng thông minh nhất giới đầu tư. Bạn sẽ thấy một cổ phiếu sẽ quy tụ cùng một nhóm nhà giao dịch theo đà tăng trưởng hết lần này đến lần khác. Họ theo sát và hiểu chân tơ kẽ tóc các siêu cổ phiếu này, bỏ qua tất cả những cổ phiếu khác. Thông qua các lần mua chiến lược, các nhà giao dịch thích sử dụng nguồn vốn lớn của mình để đẩy giá cổ phiếu lên “mức xây xẩm mặt ■■■”.

Vì siêu cổ phiếu thường là các cổ phiếu “có một không hai” nên chúng có thể hoạt động hoàn toàn độc lập với cổ phiếu cùng ngành nói riêng và thị trường nói chung. Trong những nhịp di chuyển kéo dài nhiều tháng, siêu cổ phiếu có xu hướng đạt mức phần trăm tăng lớn nhất trên các chỉ số chính. Trong thực tế, nhiều siêu cổ phiếu kết thúc chu kỳ tăng giá với những cú chạy nước rút kiểu parabol (hay còn gọi là những cú chạy cao trào) bất chấp mọi giới hạn thông thường.

  • Như hiện tai FPT hay FRT, MWG, ACV, MCH… hiện tại đang thu hút các nhà giao dịch theo đà tăng trưởng. Đang quy tụ cùng một nhóm nhà giao dịch theo đà tăng trưởng kinh nghiệm, nổi tiếng.
    image
2 Likes

Quản Trị Rủi Ro mang thành công đến cho nhà đầu tư Mark Minervini

  1. Kỷ luật đầu tiên để trở thành nhà giao dịch thành công đơn giản là sự thấu hiểu thị trường, điều mà phần lớn các nhà giao dịch rất khó khăn để thực hiện. Cách tốt nhất để tránh được cơn thịnh nộ của thị trường là hãy chấp nhận sự phán quyết của thị trường.

2)Thành công lâu dài trên thị trường chứng khoán không liên quan gì đến hy vọng hay may mắn. Các nhà giao dịch chứng khoán chiến thắng có các quy tắc và một kế hoạch chu đáo. Ngược lại, những người thua cuộc thường thiếu các quy tắc, hoặc nếu họ có các quy tắc, họ không gắn bó với chúng quá lâu, mà sẽ đi chệch khỏi chúng

3)Bất kể phương pháp đầu tư của bạn là gì, chỉ có một cách duy nhất để bảo vệ danh mục khỏi lỗ lớn là hãy sớm cắt lỗ khi nó vẫn đang còn nhỏ.

4)Thực sự chẳng có lý do khôn ngoan nào để tăng quy mô giao dịch của bạn nếu các vị thế của bạn đang bị lỗ

  1. Chúng ta kiếm tiền bằng cách kiên nhẫn chờ đợi chứ không phải giao dịch

  2. Trên thị trường chứng khoán, bạn có quyền đứng ra một bên, không phải trả tiền, quan sát và chờ đợi khoảnh khắc cơ hội để chớp lấy. Bạn có thể nhìn thấy tất cả các “quân bài” của thị trường trước khi đặt cược, không hề phải trả tiền. Đó là một lợi thế tuyệt vời nhưng ít người có thể khai thác.

  3. Để thành công bền vững trên thị trường cổ phiếu, bạn phải hiểu rằng nhiệm vụ quan trọng là kiếm tiền chứ không phải tỏ ra mình đúng. Hãy để cái tôi của bạn ra phía sau.

  4. Thua lỗ là một phần của giao dịch và đầu tư. Vì thế, nếu bạn không sẵn sàng để đối mặt với chúng, cuối cùng thị trường sẽ khiến bạn mất rất nhiều tiền.

9)Không thua lớn là yếu tố quan trọng nhất để thắng lơn. Là một nhà đầu cơ, thua không phải là một lựa chọn, mà lựa chọn là bạn sẽ thua bao nhiêu

  1. Đừng bao giờ lạc khỏi những điều cơ bản của quy tắc số một – luôn luôn đi cùng một kế hoạch

11)Có hai quy tắc cơ bản để chiến thắng trong giao dịch cũng như trong cuộc sống:

(*1) Nếu bạn không đặt cược, bạn không thể chiến thắng.
(*2) Nếu bạn thua sạch tiền, bạn sẽ không thể đặt cược được nữa.

3 Likes

Tầm quan trọng về việc hiểu được “bối cảnh thị trường chung (general condition)

“Đọc hành động giá tất nhiên là một kỹ năng quan trọng của cuộc chơi. Chúng ta phải biết bắt mua đúng lúc, phải biết giữ chặt cổ phiếu khi đúng. Nhưng phát hiện vĩ đại nhất của tôi là phải nghiên cứu về bối cảnh thị trường chung, để khai thác xu hướng đó cho đến nó vẫn còn có thể dự đoán được”

Không nhiều người nhận ra diều này, nhưng Livermore thuần túy là “nhà phân tích vĩ mô toàn cầu”. “Phát hiện vĩ đại của ông” là tầm quan trọng của bối cảnh vĩ mô hay cái ông gọi là “điều kiện thị trường chung.”

Vài thập niên sau, Steve Cohen, một nhà quản lý quỹ huyền thoại đã nói: “ 40% chuyển động giá cổ phiếu là do thị trường chung, 30% là do ngành và chỉ 30% là do nội tại của cổ phiếu đó.”

Sau khi tìm ra phát hiện vĩ đại này, Livermore nói: “Tôi bắt đầu nghiên cứu nhiều về điều kiện thị trường chung thay vì từng cổ phiếu cụ thể. Tôi hứa phải đưa bản thân mình lên trình độ cao hơn của nghề đầu cơ. Đó là một quá trình lâu dài và gian nan.”

Trong khi mọi người loay loay và mất tiền vì cái trò “chọn cổ phiếu”, Livermore lại tập trung nghiên cứu “bối cảnh thị trường chung”. Ông đơn giản hiểu rằng, muốn chiến thắng thì phải mua trong thị trường tăng giá và bán trong thị trường giảm giá.

Ông nói: “Tôi rõ ràng đã kiếm được 3 triệu đôla vào năm 1916 bằng cách mua cho tới khi nào thị trường tăng giá vẫn còn tồn tại và sau đó bắt đầu bán khi thị trường con gấu bắt đầu hình thành.“

Trong phương pháp CANSLIM của William O’Neil, chữ M (Market) tức thị trường chung cũng là yếu tố quan trọng nhất. O’Neil cũng học hỏi từ Jesse Livermore. Phát hiện của O’Neil là 75% cổ phiếu sẽ di chuyển theo hướng của thị trường chung.

2 Likes

NICOLAS DARVAS

Năm 1954, NICOLAS DARVAS đã hỏi môi giới của mình về cổ phiếu Virginia Railway tại sao nó lại tăng mạnh khi những cổ phiếu khác lại rớt xuống. Môi giới của ông trả lời: do công ty này chi trả cổ tức cao và có lịch sử lợi nhuận tốt, vị thế tài chính của nó thì xuất sắc.

Từ đó DARVAS đã học về cơ bản sau đó thực hành thì rút ra kết luận: khi mọi thứ nhìn có vẻ hoàn hảo trên giấy, khi bảng cân đối kế toán có vẻ đúng, những triển vọng xán lạn, thị trường chứng khoán lại không bao giờ hoạt động tương ứng với những điều đó!

Dễ hiểu tại sao Darvas lại kết luận như vậy. Ngày 23 tháng 9 năm 1955 Darvas mua 1000 cổ phiếu JONEs & LAUGHLIN với giá 52.5 usd bằng phân tích cơ bản với kỳ vọng giá sẽ tăng lên 75 usd. Ngày 26/09/1955 Cổ phiếu này bắt đầu giảm. Đến ngày 10/10/1955 cổ phiếu này còn 44 usd.
Darvas bán chấp nhận lỗ chịu mất ~9000 usd sau khoảng gần 3 tuần mua cổ phiếu.

Darvas đã thay đổi và sáng tạo ra phương pháp hộp darvas ngay sau đó. Một vài tư duy của ông được lấy ra từ cuối sách ông viết vẫn còn có giá trị đến ngày hôm nay bao gồm:
(1) Trước khi nhảy, một vũ công sẽ thực hiện một động tác cúi người để tạo đà cho một cú bật nhảy tốt. Tôi phát hiện điều này cũng giống như đối với một cổ phiếu. ( Trong tăng có chỉnh, nắm giữ đừng sợ, mà đôi khi cũng đừng fomo khi giá chạy quá nhanh)

(2) Một cổ phiếu sau khi đặt mức cao, sau đó giảm giá (điều chỉnh) có một lợi ích quan trọng: loại bỏ kẻ yếu tim và rũ bỏ những người đang giữ mà lầm tưởng nó rớt giá. Tạo điều kiện cho cổ phiếu tăng giá trở lại nhanh hơn. (Cách MMs, BBs điều tiết)

(3) Không có điều gì là chắc chắn trên thị trường, tôi phải thừa nhận rằng tôi đã sai trong một nửa lần tham gia.

(4) Không nên tập trung quá vào cơ hội. Đầu tiên, phải giảm rủi ro tới mức tối thiểu.

(5) Tôi thừa nhận mình không có khả năng bán ở giá cao nhất. Bất kỳ ai mà tự nhận mình luôn làm được điều đó là nói dối

(6) Định nghĩa của Darvas về cổ phiếu thuộc gu của ông: đúng cổ phiếu, đúng thời điểm, thua lỗ nhỏ, lợi nhuận lớn.

(7) Không có cổ phiếu tốt hay xấu mà chỉ có cổ phiếu đang tăng giá hay giảm giá.

(8) Tôi nhận ra hầu hết các cổ phiếu điều chịu tác động của một chu kỳ thị trường chung trên thị trường. Những chu kỳ tăng giá hay giảm giá thường tức động đến hầu hết các cổ phiếu.

2 Likes

10 Nguyên Lý Về Tâm Lý Giao Dịch Của Mark Douglas trong cuốn Trading in the Zone

  1. Chấp Nhận Rủi Ro: Hãy coi rủi ro như một phần tất yếu của giao dịch, tránh để nó làm bạn lo sợ.
  2. Tin Tưởng Hệ Thống: Xây dựng lòng tin vào hệ thống giao dịch của mình và tuân thủ nó một cách nghiêm ngặt.
  3. Tự Tin Tâm Lý: Đừng để kết quả của từng giao dịch riêng lẻ ảnh hưởng đến tâm lý của bạn.
  4. Quản Lý Cảm Xúc: Học cách kiểm soát cảm xúc và không để chúng chi phối quyết định giao dịch.
  5. Không Quá Tự Tin: Tránh rơi vào bẫy của sự tự tin quá mức khi thắng lợi liên tục. Điều này dễ dẫn đến những sai lầm lớn.
  6. Kỷ Luật: Kỷ luật là yếu tố quyết định để giữ bản thân không sai lệch khỏi kế hoạch giao dịch đã đặt ra.
  7. Chấp Nhận Thua Lỗ: Luôn chuẩn bị tâm lý để chấp nhận thua lỗ như một phần của trò chơi.
  8. Tư Duy Dài Hạn: Đừng để những biến động ngắn hạn ảnh hưởng đến kế hoạch và tâm lý dài hạn của bạn.
  9. Lập Kế Hoạch: Lập kế hoạch giao dịch chi tiết và tuân thủ nó tránh các quyết định bốc đồng.
  10. Học Tập Liên Tục: Giao dịch là một quá trình học hỏi không ngừng, luôn tìm cách cải thiện và điều chỉnh phương pháp.
2 Likes

THU GỌN DANH MỤC HIỆU QUẢ

Bạn cũng có thể đa dạng hóa khôn ngoan hơn bằng cách xây dựng các vị thế cổ phiếu của mình một cách thận trọng và có cân nhắc hơn. Đừng bao giờ đặt cược toàn bộ tiền vào một quyết định. Thay vào đó, hãy buộc bản thân phải thực hiện xây dựng vị thế từng phần theo thời gian, và chỉ mua thêm vị thế sau khi các khoản nắm giữ khác trong danh mục đầu tư của bạn bắt đầu có tiến triển. Bằng cách này, bạn đang đa dạng hóa theo thời gian và chỉ mua thêm khi mọi thứ diễn ra theo ý bạn.

Nếu không, chẳng có lý do gì để tiếp tục bỏ thêm tiền! Bạn không bao giờ nên đầu tư toàn bộ tiền cho đến khi bạn đang kiếm được lợi nhuận và nhìn thấy một số cổ phiếu bạn sở hữu tiến bước.

Giả sử bạn có 1 tỷ đồng và quyết định bỏ phần tiền bằng nhau vào không quá 5 cổ phiếu, tức là mỗi cổ phiếu sẽ đầu tư 200 triệu. Bạn không cần giải ngân toàn bộ 200 triệu trong lần đầu tiên mua mỗi cổ phiếu. Bạn có thể giải ngân một nửa số tiền, và sau đó nếu 100 triệu ban đầu bắt đầu cho thấy hiệu quả, hãy từ từ giải ngân bổ sung số tiền còn lại cho đến khi đạt được vị thế đầy đủ 200 triệu.

Nếu bạn bán các cổ phiếu hoạt động kém nhất của mình khi thực hiện quản trị danh mục đầu tư, một phần tiền đó có thể được chuyển không chỉ vào các vị thế mới mà còn vào các cổ phiếu tốt hơn mà bạn sở hữu, nếu chúng đang ở các điểm mua mới. Theo thời gian, bạn sẽ thấy rằng danh mục đầu tư đa dạng gồm 10 cổ phiếu sẽ được xén bớt lại thành 6, 7 hoặc 8 cổ phiếu.

Danh mục đầu tư của bạn vẫn đa dạng, nhưng sẽ mạnh hơn vì bạn chuyển tiền từ những cổ phiếu hoạt động kém hơn sang những lựa chọn tốt hơn. Tôi gọi đây là phương pháp “vỗ béo ép buộc”. (Thông thường, tỷ lệ tốt nhất là 25% tổng tài khoản cho một vị thế, có nghĩa sở hữu 4 cổ phiếu là tốt nhất, vừa đủ để tập trung lớn để kiếm được nhiều khi đúng, vừa đủ để tránh những khoản lỗ lớn khi bạn không may chọn sai).

Chính thị trường sẽ giúp bạn trong quá trình này bằng cách phân loại danh mục đầu tư của bạn và tách thóc (những cổ phiếu tăng giá) ra khỏi vỏ trấu (những cổ phiếu không tăng giá). Bạn chỉ cần đảm bảo bản thân không tranh cãi với các quyết định của thị trường.

3 Likes

Lượng cung treo lơ lửng trên đầu ??

Lượng cung treo lơ lửng trên đầu xuất hiện ở vùng kháng cự khi cổ phiếu TĂNG GIÁ TRỞ LẠI sau một XU HƯỚNG GIẢM. Lượng cung treo lơ lửng trên đầu xuất hiện ở vùng kháng cự khi cổ phiếu TĂNG GIÁ TRỞ LẠI sau một xu hướng giảm.

Ví dụ, nếu cổ phiếu tăng giá từ mức $25 lên $40, nhưng sau đó giảm về $30, hầu hết những ai đã mua tại hầu hết những ai đã mua tại mức giá trên $30 và tại $40 sẽ là những người đang tạm thua lỗ (chúng ta gọi là những người bị mắc bẫy) trừ khi họ nhanh chóng cắt lỗ (thường thì phần lớn các nhà giao dịch không làm như vậy). Nếu cổ phiếu tăng trở lại vùng đỉnh trên $30 và $40, những nhà đầu tư này sẽ cảm thấy vô cùng mừng rỡ vì có thể bán ra cổ phiếu và hòa vốn.

Những nhà đầu tư bị sập bẫy tự hứa với chính họ: “Nếu giá quay trở lại điểm hòa vốn, tôi sẽ bán ngay lập tức.” Tuy nhiên, bản chất con người sẽ không bao giờ thay đổi. Vì thế, sẽ có rất nhiều nhà giao dịch mắc bẫy bán ra tại thời điểm hòa vốn khi họ nhìn thấy cơ hội lấy lại khoản tiền sau khi đã chấp nhận nắm giữ khoản lỗ trong một thời gian dài.

Những nhà đọc đồ thị giỏi là những người biết cách nhận ra vùng giá nào có lượng cung treo lơ lửng trên đầu. Họ sẽ không bao giờ mắc phải sai lầm chết người là mua cổ phiếu tại nơi có lượng cung treo lơ lửng trên đầu lớn. Đây cũng chính là sai lầm nghiêm trọng mà nhiều nhà phân tích mắc phải.

Tuy nhiên, có một vài cổ phiếu chiến thắng và vượt qua các khu vực có lượng cung treo lơ lửng trên đầu có thể an toàn để mua, mặc dù lúc này giá đã tăng cao hơn đôi chút. Điều này cho thấy lượng cầu đủ khỏe để hấp thụ nguồn cung và đưa giá vượt qua ngưỡng kháng cự. Một cổ phiếu đã phá vỡ đỉnh cũ để thiết lập đỉnh cao mới chẳng hề có lượng cung treo lơ lửng trên đầu.

2 Likes

VỪA MUA VỪA SỢ

  1. Nếu bây giờ mình mua luôn, thì lợi nhuận mình đạt được tối đa là bao nhiêu, còn nếu rủi ro xảy ra mình mất bao nhiêu? Mình có chấp nhận được điều ấy không? Nếu rủi ro xảy ra, cuộc sống của mình có ổn không?
  2. Nếu uptrend, thì phải mua ở đâu để rủi ro là thấp nhất, vị thế đẹp nhất, và để nếu rủi ro xảy ra, mình không mất quá nhiều?
    Giá cả không quan trọng, vị thế giữa rủi ro và lợi nhuận mới quan trọng!
    Đương nhiên trong đầu cơ, không chấp nhận rủi ro, thì không có lợi nhuận, nhưng đừng để cái giá phải trả quá đắt!
    Sự quyết đoán, khác với sự fomo!
    Sự thận trọng khi chưa đủ dữ kiện để ra quyết định, khác với sự rụt rè!
2 Likes

1**. Điều gì khiến giá cổ phiếu chuyển động; hãy tập trung vào dòng tiền do các ngân hàng trung ương tạo ra.**

Trong cuốn sách “The New Market Wizard”, Druckenmiller đã trả lời như sau về định giá cổ phiếu.

“Khi tôi bắt đầu bước vào nghề giao dịch tài chính, tôi đã đọc rất nhiều cuốn sách và nghiên cứu về cổ phiếu….Tuy nhiên, tôi thấy phần lớn thật vô ích. Mọi người, cho đến tận ngày nay, nhiều nhà phân tích vẫn chưa hiểu lý do vì sao cổ phiếu tăng hoặc giảm.”

Thế giới tài chính đầy rẫy những thứ hỗn tạp và ngớ ngẫn. Mọi người nghĩ rằng đó là các yếu tố cơ bản, định giá, lơi nhuận, nhưng điều này là hết sức sai lầm. Tôi cho rằng: “Lợi nhuận không làm giá cổ phiếu thay đổi, đó chính là FED…hãy tập trung vào ngân hàng trung ương và quan sát các động thái bơm tiền-hút tiền của họ. Chính thanh khoản mới khiến thị trường chuyển động.”

Thannh khoản là sự tăng lên hoặc thu hẹp của tiền, đặc biệt là tín dụng. Đây là biến số quan trọng nhất chi phối nền kinh tế và thị trường tài chính. Fed là người cung cấp thanh khoản lớn nhất thế giới. Vì thế, phải luôn quan sát kỹ động thái của FED.

Điều này không có nghĩa doanh số hay lợi nhuận không có ý nghĩa gì. Chúng vẫn rất quan trọng đối với một số nhóm ngành. Ông nói: “Đối với cổ phiếu ngân hàng, yếu tố chính chi phối giá là lợi nhuận. Nhưng đối với ngành công nghiệp, yếu tố chính là khả năng sản xuất (capacity). Thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu ngành hóa chất là nó còn nhiều năng lực sản xuất và có chất xúc tác để tin rằng, nhu cầu đang tăng lên. Ngược lại, thời điểm tốt để bán các cổ phiếu này chính là khi có các thông báo về xây dựng nhà máy mới, và khi lợi nhuận sụt giảm. Lý do cơ bản là, việc xây dựng nhà máy mới thường khiến cho lợi nhuận suy giảm 2-3 năm tới, và thị trường cổ phiếu sẽ phản ứng với điều này.”

Thị trường tài chính là cỗ máy chiết khấu tương lai. Nhiều người sử dụng lợi nhuận gần đây và ngoại suy cho tương lai. Nhưng mọi người không hiểu cơ chế tác động đến lợi nhuận tương lai của từng ngành cụ thể.

2 Likes

Không dám cắt lỗ - chưa bán là chưa lỗ

Trong tất cả các bài học về thị trường chứng khoán, chấp nhận thua lỗ là một trong những bài học khó nhất đối với đa số mọi người. Khi nhiều người chơi chứng khoán quên rằng nếu lỗ 20% thì bạn phải lãi 25%, và lỗ 50% thì phải lãi 100% mới hoàn vốn. Khả năng một cổ phiếu tăng giá như vậy là bao nhiêu?

Chính sự trì hoãn “không dám cắt lỗ” và thừa nhận sai lầm, tâm lý hy vọng sẽ sớm khởi sắc trong tương lai, ít nhất là chờ đợi cổ phiếu phục hồi đến khi hòa vốn. Các mức lỗ dần tăng từ 5-10- 40-50% đến lúc NĐT không chịu đựng được nữa thì mới cắt lỗ thay vì theo nguyên tắc cắt lỗ mức 5-7%.

Hãy nhớ rằng “còn tiền là còn cơ hội”, và thay vì nhìn tài khoản của mình bị bào mòn mỗi ngày, hãy quyết đoán “đau một lần rồi thôi” để tìm kiếm một cơ hội khác tốt hơn. Người giữ được kỷ luật trong đầu tư sẽ có cơ hội thành công cao hơn bình thường.

2 Likes

THỊ TRƯỜNG CẦN THẬN TRỌNG CÓ TÍN HIỆU THÌ CỨ LÀM THEO

Các nhà đầu tư thành công luôn theo dõi thị trường hiện tại và phản ứng với nó. Thực sự, việc cố gắng dự đoán thị trường dẫn tới việc trở nên “suy nghĩ quá mức hay tính già hóa non”, đều khiến bạn thường xuyên thua lỗ trên thị trường. Khi thị trường chống lại các kết luận “suy nghĩ quá mức” của bạn, bạn sẽ rất khó đảo ngược vị thế, thậm chí ngay cả khi hành động giá/khối lượng đang nói với bạn biết rằng, bạn đã sai.

Đừng bận tâm việc phải biết thị trường sẽ đi về đâu. Thay vào đó, hãy hiểu thị trường hiện tại đang nói gì. Giống như Jesse Livermore đã viết: “Đừng cố dự đoán thị trường sẽ làm gì tiếp theo, đơn giản hãy hành động đúng đắn với những gì mà hiện tại thị trường đang nói với bạn”.

Cùng với giọng điệu tương tự như Jesse Livermore, O’Neil thuyết phục các nhà đầu tư không cần phải biết thị trường ngày mai sẽ diễn ra như thế nào, mà chỉ cần biết thị trường đang làm gì ở hiện tại. Mấu chốt để thành công trên thị trường chứng khoán không phải là dự đoán hay biết được thị trường sẽ diễn ra như thế nào. Bạn chỉ cần biết và hiểu được thị trường đã thực sự hành động ra sao trong cách đây vài tuần và hiện tại.

Thậm chí Wyckoff bổ sung cho quan điểm, chỉ cần hiểu hành động hiện tại của thị trường, khi ông cho rằng mình luôn nhìn vào các bằng chứng rõ rằng đang diễn ra. Ông tuyên bố, tôi không phải là một trong những người thích đưa ra ý kiến thị trường sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai, và sau đó khẳng định chắc như đinh đóng cột để cố chứng minh dự báo của tôi là đúng…Tôi chỉ cần biết thị trường đang nói gì với tôi hiện tại và trong tương lai gần là đủ. Tôi không cần phải biết tương lai xa xôi của thị trường, vì tính khí ngài thị trường vốn thất thường. Tôi chỉ cần thay đổi các vị thế giao dịch của mình phù hợp với bối cảnh thị trường hiện tại.

Toàn bộ các dòng trích ở trên đang muốn khuyên bạn loại bỏ cảm xúc ra khỏi giao dịch dịch. Đối với Livermore, bộ đôi quỹ dữ là nỗi sợ hãi và hy vọng luôn hủy hoại tất cả nhà đầu tư vốn chỉ hành động dựa trên cảm xúc. Theo nhìn nhận của Livermore, không có nhà đầu tư nào không có nỗi sợ hãi và hy vọng mà vấn đề là họ thường sợ hãi và hy vọng không đúng lúc… khi bạn đưa sự hy vọng và nỗi sợ hãi vào hoạt động đầu cơ tài chính… bạn sẽ trở nên rối trí ở các giao dịch thất bại. Trong khi đó, khi hoạt động bài bản lý trí, không hề có sự sợ hãi, bạn sẽ biết cách giữ gìn sự cân bằng cảm xúc khi thua lỗ trên thị trường.

O’Neil thường trích dẫn lời khuyên của Richard Wyckoff: “Hãy hạ quy mô giao dịch xuống mức mà bạn có thể ngủ ngon”.

1 Likes

MỖI KHI THỊ TRƯỜNG TĂNG GIÁ LẠI THẤY CÓ NHIỀU CỔ PHIẾU NGON

Theo thời gian, bạn sẽ biết rằng chỉ 1 hoặc 2 trong số 10 cổ phiếu bạn mua thực sự nổi bật và có khả năng tăng gấp đôi, gấp ba hoặc hơn thế nữa. Vì vậy, điều quan trọng là phải nhận biết được những cổ phiếu này khi bạn nhìn thấy chúng. Có một phương pháp là theo dõi cẩn thận cách cổ phiếu hoạt động trong giai đoạn đầu tăng giá. Những cổ phiếu có tiềm năng chiến thắng lớn, sau khi phá vỡ thoát khỏi các nền giá hình thành thích hợp, sẽ bắn vọt từ 20% trở lên trong 1 hoặc 2 hoặc 3 tuần. Khi điều đó xảy ra với cổ phiếu mà tôi vừa mua, tôi luôn đặt nó sang một bên và nắm giữ lâu hơn. Nói cách khác, cổ phiếu đó trở thành ngoại lệ, không áp dụng quy tắc bán và thu lợi nhuận ở mức 20 – 25%.

Sau nhiều năm, tôi đã kết luận rằng lựa chọn cổ phiếu thành công phụ thuộc 60 đến 65% vào sự hiểu biết mọi yếu tố cơ bản chủ chốt về một công ty và ngành của nó, 35 đến 40% phụ thuộc vào hiểu biết về biểu đồ và hành động thị trường. Tất cả những cổ phiếu chiến thắng tốt nhất của tôi trong những năm qua đều có sự gia tăng lớn về lợi nhuận và doanh số bán hàng, biên lợi nhuận mạnh mẽ, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao. Vào thời điểm đó, chúng là những công ty hàng đầu trong ngành theo các phép đo cơ bản đó, và hầu như tất cả đều được bán với tỷ lệ PE cao hơn bình thường. Ban đầu tôi có thể bị biểu đồ hoặc hành động thị trường của nhiều cổ phiếu trong số chúng thu hút, nhưng chúng sẽ không bao giờ hoạt động tốt như vậy nếu không sở hữu các nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ cần thiết, sự bảo trợ của tổ chức và các sản phẩm hoặc dịch vụ mới mang tính cách mạng.

1 Likes

CỔ PHIẾU BẠN NÊN MUA VÀO

Lợi nhuận lớn cuối cùng sẽ thu hút các tay chơi lớn và tạo ra điều kiện để giá tăng mạnh. Chiều dài thời gian của giai đoạn 2 tăng giá phụ thuộc vào yếu tố cơ bản của công ty, cụ thể là công ty có thể duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận cao trong bao lâu. Một vài công ty có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian khá dài. Đừng phải suy nghĩ nhiều trong một xu hướng tăng mạnh. Bạn nên trở thành “một nhà đầu tư” (kiên trì nắm giữ cổ phiếu) để khai thác phần lớn lợi nhuận. Bạn hãy tìm kiếm các cổ phiếu ở giai đoạn 2 tăng giá được hỗ trợ bởi tăng trưởng lợi nhuận cao, và bạn sẽ có nhiều cơ hội trở thành nhà giao dịch siêu hạng trên thị trường cổ phiếu.

Đôi khi một công ty có giá cổ phiếu tăng vọt mà hiện tại chưa kiếm ra được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, sự tăng giá này hàm ý các nhà đầu tư hy vọng công ty sẽ rất sinh lợi trong tương lai.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp (xác suất 75%), những cổ phiếu tăng giá mạnh thường có mức tăng trưởng lợi nhuận (được tính trên cơ sở so với cùng kỳ năm trước) rất ấn tượng trong quý gần nhất. Bạn nên tìm kiếm các cổ phiếu không chỉ có lợi nhuận của quý gần nhất tăng mạnh mà còn của 2 hoặc 3 quý gần nhất. Thực sự, trường hợp lý tưởng là tăng trưởng lợi nhuận sẽ cao dần mỗi quý. Để đảm bảo cổ phiếu của bạn có sức cuốn hút đối với các nhà đầu tư tổ chúc, yêu cầu tối thiểu là phải có báo cáo lợi nhuận của quý hiện tại hết sức hấp dẫn.

1 Likes

VÌ SAO NHÀ ĐẦU TƯ LẠI THUA LỖ HẾT LẦN NÀY ĐẾN LẦN KHÁC?

Thua lỗ trên thị trường chứng khoán là điều không ai mong muốn, nhưng đó lại là thực tế mà nhiều nhà đầu tư phải đối mặt. Đáng buồn thay, 98% nhà đầu tư lại không bao giờ dành thời gian để ngồi lại, tự hỏi bản thân rằng mình đã phạm phải những sai lầm gì khi mua và bán cổ phiếu. Thay vào đó, họ dễ dàng đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài—thị trường không công bằng, thông tin sai lệch, hoặc thậm chí là sự can thiệp của “tay to” trong thị trường.

Việc tìm lý do bào chữa cho thất bại luôn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc nghiêm túc nhìn nhận lại hành vi của chính mình. Đúng, bạn có thể cảm thấy bớt đau lòng hơn khi đổ lỗi cho người khác, nhưng liệu điều đó có giúp bạn tránh được những sai lầm trong tương lai? Hay nó chỉ là một vòng luẩn quẩn khiến bạn mãi mắc kẹt trong sự thất bại?

Sự thật là, lý do mà hầu hết mọi người thua lỗ, đơn giản là họ phạm phải quá nhiều sai lầm. Có thể là mua vào khi thị trường đang hưng phấn quá mức, hoặc bán tháo khi thị trường đang chìm trong nỗi sợ hãi. Hoặc có thể là không đủ kiên nhẫn để giữ cổ phiếu trong thời gian dài, hoặc thiếu kiến thức để đánh giá giá trị thực sự của một công ty.

Nhưng đây không phải là lúc để bạn tự trách móc bản thân hay ngụy biện. Đây là lúc bạn cần phải hành động. Hãy bắt đầu bằng việc dành thời gian để tìm hiểu kỹ hơn về những sai lầm của mình. Hãy nghiêm túc phân tích những quyết định đầu tư của bạn—tại sao bạn mua, tại sao bạn bán, và tại sao bạn lại chọn thời điểm đó. Đừng sợ hãi khi đối diện với những sai lầm của mình, bởi vì đó chính là cơ hội để bạn học hỏi và trưởng thành.

Những nhà đầu tư thành công không phải là những người không bao giờ thất bại, mà là những người biết rút kinh nghiệm từ những thất bại của mình. Họ không đổ lỗi cho người khác hay cho hoàn cảnh, mà họ đối diện với sai lầm và sử dụng chúng như những viên gạch để xây dựng con đường đến thành công.

1 Likes

Mối liên hệ của các chu kỳ thị trường với các nền giá

Để hiểu khi nào và tại sao các nền giá xuất hiện và cách kiếm lời từ chúng, bạn cần nhận ra chúng gắn chặt với các chu kỳ của thị trường chung như thế nào.

Hầu hết các nền giá hình thành trong quá trình thị trường điều chỉnh

Như chúng ta đã thấy trong phần Hướng dẫn xác định xu hướng thị trường, khi thị trường chung rơi vào một đợt điều chỉnh, sẽ có 3 trong số 4 cổ phiếu giảm theo. Vì vậy, khi thị trường từ xu hướng tăng chuyển sang xu hướng giảm, đó là khi hầu hết các cổ phiếu quay đầu kéo ngược trở lại để hình thành nền giá mới.

Mẹo: Hầu hết các cổ phiếu bắt đầu hình thành nền giá mới sau khi tăng 20% đến 25% so với điểm mua của mẫu hình trước đó. Và điều đó thường xảy ra trùng với thời điểm xu hướng tăng của thị trường chung bắt đầu chuyển sang giai đoạn điều chỉnh. Đó là lý do tại sao việc tuân thủ quy tắc bán chốt lãi 20% đến 25% có thể giúp bạn chốt lời trước khi cổ phiếu bắt đầu bị bán tháo và hình thành một mẫu hình biểu đồ mới.

Nền giá phản ánh độ sâu và độ dài của xu hướng giảm trên thị trường chung

Nếu sự điều chỉnh tổng thể của thị trường là ngắn và nông, bạn sẽ thấy rất nhiều nền giá ngắn và nông tương tự giữa các cổ phiếu hàng đầu. Trong thời gian giảm trung hạn trên thị trường chung, các cổ phiếu tăng trưởng thường hình thành những “giá đỡ” có giá trị bằng 1,5 đến 2,5 lần mức trung bình của thị trường. Và trong một đợt điều chỉnh nghiêm trọng hơn, kéo dài và sâu, các mẫu hình mà cổ phiếu riêng lẻ hình thành sẽ phản ánh hành động đó.

Vì vậy, không có gì lạ khi chứng kiến một cổ phiếu xây dựng nền giá dài và sâu trong một đợt thị trường điều chỉnh dốc. Nhưng nếu một cổ phiếu hình thành nền giá dài và sâu trong thời kỳ thị trường chung điều chỉnh với mức độ nhẹ hơn nhiều thì hãy cẩn thận. Điều đó thường cho thấy có gì đó không ổn với bản thân cổ phiếu và việc nó bị bán ra mạnh như thế không chỉ đơn thuần là một phản ứng bình thường do sự suy yếu trên thị trường chung.

Cổ phiếu tốt nhất sẽ phá vỡ thoát khỏi nền giá khi xu hướng thị trường mới vừa bắt đầu

Khi thị trường phục hồi, chu kỳ mới lại bắt đầu: Cổ phiếu thoát ra khỏi nền giá chúng đã hình thành trong quá trình điều chỉnh vừa qua và tăng lên cao hơn.

Để Mua được Cổ Phiếu Vào Đúng Thời Điểm, hãy hành động đồng Bộ Với Chu Kỳ Thị Trường

Khoản tiền lớn được tạo ra trong giai đoạn đầu của một xu hướng tăng mới. Và để nắm bắt được những mức tăng đó, bạn cần phải làm bài tập về nhà trong quá trình sự điều chỉnh đang diễn ra và xác định các cổ phiếu đang hình thành nền giá báo hiệu trước một động thái tăng giá mới

2 Likes

Vòng đời của cổ phiếu qua các giai đoạn.

Chỉ đầu tư ở giai đoạn tăng giá

1 Likes

KHÔNG ĐỂ CẢM XÚC LÀM MỜ LÝ TRÍ

Đây là một tư duy rất thú vị và quan trọng trong việc giao dịch:

Cảm xúc là hành khách, không phải người điều khiển
Trong việc giao dịch, cảm xúc có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định của bạn. Khi thị trường tăng hay giảm mạnh, dễ bị cuốn theo cảm xúc như sợ hãi hay tham lam. Điều này có thể dẫn đến những quyết định giao dịch không lý trí và đầy rủi ro. Tuy nhiên, nếu xem cảm xúc chỉ là hành khách, bạn sẽ nhận ra rằng bạn mới là người điều khiển.
Hãy thử hình dung, khi bạn lái xe, hành khách sẽ đưa ra ý kiến, có thể khen, có thể chê, nhưng người cầm lái và quyết định hướng đi cuối cùng vẫn là bạn. Trong giao dịch cũng vậy. Quan trọng là nhận diện và thừa nhận cảm xúc của mình - nhưng không để chúng điều khiển mình.

  1. Nhận diện cảm xúc: Đầu tiên, hãy học cách nhận diện cảm xúc của mình. Biết mình đang cảm thấy gì giúp bạn lấy lại quyền kiểm soát.
  2. Tách biệt cảm xúc và quyết định: Sau khi nhận diện, hãy tách biệt cảm xúc khỏi quyết định giao dịch của bạn. Đừng để cảm xúc quyết định vị trí mua bán.
  3. Kế hoạch cụ thể: Luôn có một kế hoạch giao dịch cụ thể và tuân thủ nó. Kế hoạch này dựa vào phân tích và dữ liệu, không phải cảm xúc.
  4. Luyện tập và kiên nhẫn: Nắm vững kỹ năng này không hề dễ dàng và cần thời gian. Hãy luyện tập và kiên nhẫn với bản thân.
    Với sự kiểm soát và bình tĩnh, bạn sẽ trở thành một nhà giao dịch thông minh hơn và tỉnh táo hơn, không để cảm xúc làm mờ lý trí. Hãy nhớ, cảm xúc chỉ là hành khách; người lái và quyết định cuối cùng vẫn là bạn.
    Chúc bạn giao dịch thành công và luôn tự tin trên con đường mình chọn!
1 Likes
  • Nguyên tắc số 6: Xác định và theo dõi các nhóm ngành mạnh có điều kiện kinh doanh thuận lợi, từ đó tập trung lựa chọn cổ phiếu trong các nhóm ngành mạnh này. Nên tập trung vào các cổ phiếu có mức lợi nhuận đột phá vượt lên trên mức bình quân 3-4 quý gần nhất từ 30% trở nên, càng cao càng tốt, hoặc có kỳ vọng sẽ có lợi nhuận lớn làm xúc tác cho cổ phiếu tăng. Các nhà đầu tư thành công nhất thể giới đều sử dụng nguyên tắc này, ví dụ nguyên tắc “Cổ phiếu lớn (bigstock)” của O’Neil, đó là chọn các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành đang thuận lợi nhất, đó là các cổ phiếu mà các tổ chức bắt buộc phải mua nếu muốn có hiệu quả đầu tư cao nhất.*
1 Likes