DFUND - Kiến thức, kinh nghiệm giản đơn

, ,

MUA CỔ PHIẾU KHI NÀO? HAI TIÊU CHÍ MUA QUAN TRỌNG NHẤT

Khi tìm thấy một công ty dẫn đầu, bạn có nên mua cổ phiếu đó ngay lập tức không? Đừng hấp tấp. Để biết có nên mua hay phải chờ đợi thêm, hãy xem lại hai chỉ báo chủ chốt:

  1. Điều kiện thị trường

  2. Hành động trên biểu đồ cổ phiếu

  3. Kiểm tra lại điều kiện thị trường

1. Điều kiện thị trường

Vì hầu hết các cổ phiếu di chuyển cùng hướng với thị trường chung, do đó chỉ nên mua mới trong một xu hướng tăng. Đó là khi giao dịch của bạn có cơ hội thành công cao nhất.

Đừng lao vào cổ phiếu mà không kiểm tra trước các điều kiện thị trường. Liệu bạn có ra biển khi trời lạnh và mưa? Trừ khi bạn là thằng hấp, nếu không chẳng ai du lịch biển với thời tiết như thế. Bạn sẽ phải chọn những ngày thời tiết phù hợp và cập nhật dự báo thời tiết mỗi ngày. Đầu tư cổ phiếu cũng áp dụng cách tiếp cận rất bình thường kiểu như vậy.

Bạn phải đi cùng hướng với điều kiện thị trường. Bạn có thể bơi nhanh hơn khi xuôi dòng, bơi ngược dòng chắc chắn rất mệt. Cũng tương tự, mua cổ phiếu trong xu hướng tăng của thị trường sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đầu tư sớm hơn. Vì vậy, hãy luôn luôn theo dõi và nhận diện xu hướng thị trường. Nhưng thị trường có thể thay đổi thất thường giống như thời tiết, nên đừng mất cảnh giác. Bạn có thể sử dụng phương pháp mô tả trong Phần Xác định xu hướng thị trường để dễ dàng hiểu điều kiện thị trường hiện tại và giao dịch đồng bộ với chúng.

1 Likes

2. Kiểm tra lại Biểu đồ Cổ phiếu

Hãy theo dõi hành động biểu đồ của cổ phiếu và chỉ mua khi nó thể hiện sức mạnh bằng cách hướng về đỉnh cao hơn với khối lượng trên trung bình. Một sự quay đầu giảm xuống trong các chỉ số chính có xu hướng kéo hầu hết các cổ phiếu riêng lẻ xuống theo. Do đó, mua cổ phiếu trong một đợt điều chỉnh sẽ rủi ro hơn rất nhiều, và bạn sẽ phải theo dõi sát sao bất kỳ cổ phiếu nào bạn đã sở hữu.

Để hiểu và khai thác tối đa phần này, trước tiên bạn hãy nghiên cứu và hiểu thấu các khái niệm cơ bản được mô tả trong phần Cách đọc biểu đồ cổ phiếu.

Thật không may, nhiều nhà đầu tư đánh giá thấp giá trị của biểu đồ cổ phiếu. Đừng để bản thân bạn nằm trong số đó.

Chỉ cần một chút đào tạo và thực hành, bất cứ ai cũng có thể sử dụng biểu đồ để thực hiện các giao dịch chính xác như bác sỹ làm phẫu thuật – với mức giá và thời điểm tối ưu. Và nếu mọi thứ đi sai, biểu đồ sẽ cho bạn biết thời điểm thoát khỏi vị thế.

Trong thế giới y học, các bác sĩ phân tích hình ảnh để giúp hiểu về sức khỏe của một cá nhân – Quét MRI, X-Rays, EKG, CAT và siêu âm. Trong thế giới đầu tư, các nhà đầu tư thông thái phân tích hành động biểu đồ của một cổ phiếu để hiểu sức khỏe hiện tại và đặc tính lịch sử của nó. Hãy mua cổ phiếu thể hiện các dấu hiệu sung sức – mạnh mẽ, chứ không phải mua những cổ phiếu đang bất động hay tệ hơn là các cổ phiếu yếu ớt đang bị bán tháo;

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tìm thấy một công ty đặc biệt có sản phẩm thống trị trong ngành và tăng trưởng xuất sắc, nhưng biểu đồ cho thấy cổ phiếu đang bị bán mạnh và rõ ràng là đang cắm đầu giảm xuống đáy thấp hơn; bạn vẫn mua nó bất chấp chứ? Không, đó là con đường sai trái!

Bạn có bao giờ mua vé lên chuyến tàu đi ngược chiều bạn muốn đến hay không? Tất nhiên là không. Và bạn không nên mua một cổ phiếu có xu hướng giảm xuống thấp hơn. Bạn đang lên tàu sai cách.

Hãy chắc chắn rằng cổ phiếu đang phá vỡ thoát khỏi một mẫu hình biểu phổ biến, thường là tiền đề của một đợt tăng giá lớn. Nghiên cứu của chúng tôi từ những năm 1880 tới nay cho thấy các mẫu biểu đồ tương tự lặp đi lặp lại hàng năm.

Khi bạn mua, cổ phiếu của bạn cũng phải nằm trong vùng mua thích hợp, không được mua đuổi quá 5% so với điểm mua lý tưởng. Nhắc lại, đừng mua đuổi. Nếu lỡ tàu, chắc chắn bạn sẽ bắt được chuyến tiếp theo.

Mỗi năm chúng tôi đều được nghe từ các nhà đầu tư rằng họ không sử dụng biểu đồ cổ phiếu vì nó không cung cấp cho họ điều gì. Đúng là có một số điều phải diễn giải, nhưng đọc biểu đồ cổ phiếu không bí truyền như một số người vẫn nghĩ. Chỉ cần chịu khó học tập và thực hành một chút thì bất cứ ai cũng có thể đọc và sử dụng được biểu đồ.

Nếu bạn muốn đến căn hộ của một tòa nhà cao tầng, bạn phải xem các tín hiệu định hướng để quyết định thang máy nào phù hợp sẽ đưa bạn đến đúng nơi? Nếu bỏ qua các dấu hiệu về chiều hướng của thang máy và nhảy bừa vào một thang máy nào đó, bạn có thể kết thúc chuyến đi ở tầng hầm thay vì tầng thượng

1 Likes

Tỷ phú Warren Buffett đã đạt tỷ suất sinh lời gấp 43 lần chỉ số S&P 500 trong 58 năm qua. Ông ấy là nhà đầu tư vĩ đại nhất từng được biết đến.

Tuy nhiên, bạn có biết rằng trong hơn 210 cổ phiếu/doanh nghiệp mà ông ấy đầu tư, chỉ có 12 (dưới 5%) tạo nên ĐA SỐ lợi nhuận của ông ấy? Đó là những cổ phiếu như Coca Cola, American Express, Apple, Gillette, Bank of America, Moodys v.v…

Ông ấy cũng đã có rất nhiều và rất nhiều khoản đầu tư tồi tệ, Ví dụ:
Kraft Heinz lỗ 60%,
ConocoPhilips lỗ 50%,
Tesco PLC lỗ 70%,
Dexter Shoe lỗ 100%,
Energy Future Holdings lỗ 100% và rất nhiều thứ khác.

Để trở thành một nhà đầu tư thành công, bạn không cần phải đúng mọi khoản đầu tư. Bạn chỉ cần đúng trong một vài khoản đầu tư mang lại cho bạn lợi nhuận rất lớn đủ để cân hết tất cả các thương vụ thất bại.

Tất cả là về việc phân bổ danh mục và cho phép các khoản đầu tư chiến thắng của bạn phát huy hết tiềm năng của nó. Một khoản đầu tư thắng lợi nên nhân số tiền của bạn lên X5, X10, X20, X50. Một khoản đầu tư thua lỗ chỉ có thể lỗ -1X là tối đa.

Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mắc sai lầm khi bán cổ phiếu “chiến thắng” quá sớm và thay thế bằng cổ phiếu “thua cuộc”.

I. Vị trí trong một xu hướng
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch hoặc đầu tư, bạn phải xác định được xu hướng hiện tại của thị trường và xác định được vị trí hiện tại của bạn trong xu hướng đó. Thị trường ở vùng quá mua có nhiều khả năng sẽ bị điều chỉnh trở lại và nếu bạn tham gia mua ở thời điểm này bạn sẽ có nguy cơ lỗ rất cao. Tương tự, khả năng tăng giá trở lại rất cao khi thị trường ở vùng quá bán, ngay kể cả giá đang trong một xu hướng downtrend. Trong phái sinh, nếu mở vị thế Short ở vùng quá bán cũng có thể khiến bạn thua lỗ. Lưu ý rằng một xu hướng uptrend bắt đầu với một giai đoạn tích lũy và sau đó bắt đầu quá trình uptrend. Một xu hướng downtrend bắt đầu với một giai đoạn phân phối và khi kết thúc giai đoạn phân phối giá sẽ giảm xuống các mức thấp hơn.

II. Có 4 bước trong quá trình lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ.
Bước 1: Bạn hãy bắt đầu bằng cách chọn ra một nhóm cổ phiếu hoặc một nhóm cụ thể có chỉ số sức mạnh lớn hơn thị trường. Đây chính là nhóm cổ phiếu sẽ dẫn dắt thị trường trong giai đoạn uptrend.
Bước 2: Bạn lọc ra trong nhóm này những cổ phiếu có chỉ báo sức mạnh lớn nhất.
Bước 3: Tìm kiếm các tín hiệu bằng cách sử dụng các mẫu hình và khối lượng.
Bước 4: Tính toán rủi ro và cơ hội để xác định tính khả thi trước khi bắt đầu giao dịch

Lưu ý: Trước khi chúng ta chọn ra một danh mục cổ phiếu để giao dịch, chúng ta cần xác định một nhóm Ngành hoặc nhóm cổ phiếu khỏe hơn thị trường. Đó chính là nhóm cổ phiếu sẽ có khả năng dẫn dắt thị trường khi uptrend. Nhóm cổ phiếu này sẽ tăng trước thị trường, nhưng cũng điều chỉnh trước thị trường. Một trong những tín hiệu tạo đỉnh của thị trường chính là khi nhóm dẫn dắt có tín hiệu tạo đỉnh. Bạn hãy note lại điều này vì nó rất quan trọng trong suốt quá trình giao dịch của bạn.

1 Likes

Cảm ơn chia sẻ của ad nhé, hay quá

1 Likes

Phương pháp của Wyckoff

Bao gồm 5 bước để lựa chọn cổ phiếu và thời điểm tham gia giao dịch, 5 bước đó được tóm tắt như sau:

  1. Xác định vị trí hiện tại trong xu hướng chung của thị trường.
  2. Lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ đang vận động đồng thuận với thị trường.
  • Trong một xu hướng uptrend, hãy chọn những cổ phiếu mạnh hơn thị trường. Ví dụ tìm kiếm các cổ phiếu có biên độ tăng mạnh hơn khi thị trường tăng, và giảm ít hơn khi thị trường điều chỉnh. Nếu bạn không chắc chắn về một cổ phiếu nào đó thì hãy bỏ qua nó và chuyển sang đánh giá các cổ phiếu tiếp theo. Trong bước 2 này, hãy sử dụng biểu đồ dạng thanh bar để so sánh sức mạnh của nó so với thị trường chung.
    Lưu ý: Như phần trên chúng ta đã nói, trước khi chúng ta chọn ra một danh mục cổ phiếu để giao dịch, chúng ta cần xác định một nhóm Ngành hoặc nhóm cổ phiếu khỏe hơn thị trường. Đó chính là nhóm cổ phiếu sẽ có khả năng dẫn dắt thị trường khi uptrend. Nhóm cổ phiếu này sẽ tăng trước thị trường, nhưng cũng điều chỉnh trước thị trường. Một trong những tín hiệu tạo đỉnh của thị trường chính là khi nhóm dẫn dắt có tín hiệu tạo đỉnh. Bạn hãy note lại điều này vì nó rất quan trọng trong suốt quá trình giao dịch của bạn.
  1. Lựa chọn cổ phiếu với một nguyên nhân (cause) có khả năng tạo ra kết
    quả (Effect) bằng hoặc tốt hơn mức kỳ vọng.
  2. Xác định cổ phiếu đã sẵn sàng tăng hoặc giảm khỏi nền.
  3. Thời điểm xuất hiện điểm đảo chiều của thị trường.

SỢ MUA ĐỈNH - THÍCH MUA ĐÁY

Một trong những châm ngôn cổ xưa nhất bạn nghe được trên thị trường là “mua đáy bán đỉnh”. Những từ này khiến nhiều người cho rằng đây là cách tốt và duy nhất để làm giàu từ chứng khoán. Tất nhiên bạn phải bán giá cao hơn giá mua để có lợi nhuận. Tuy nhiên không có nghĩa bạn phải mua tại đáy hay gần đáy nhất có thể. Thị trường chứng khoán thường đi ngược lại với suy nghĩ của đám đông.

  • Một cổ phiếu đạt đỉnh 52 tuần trong giai đoạn đầu của một thị trường tăng giá mới sẽ có khả năng trở thành cổ phiếu siêu hạng. Ngược lại, một cổ phiếu được giao dịch gần với đáy thấp 52 tuần không phải là một ứng viên tiềm năng để mua vì nguồn cung treo lơ lửng trên đầu sẽ tạo nên mức kháng cự mạnh cho các đợt hồi phục của giá. Hoặc thậm chí tệ hơn, chúng có thể tiếp tục giảm giá thấp hơn nữa.

  • Một cổ phiếu thiết lập đỉnh cao mới sẽ không có nguồn cung treo lơ lửng trên đầu. Các cổ phiếu này dường như muốn nói: " Nào, tôi đã tăng giá và mọi người hãy chú ý tới tôi.". Trong khi đó những cổ phiếu tạo đáy thấp mới sẽ bị thị trường lãng quên vì không được các nhà đầu tư lớn mua hoặc đang bị bán tháo.

  • Một số cổ phiếu tiềm năng bên dưới đã thoát khỏi đỉnh 52 tuần với các phiên giao dịch bùng nổ cùng thanh khoản lớn cho thấy dấu hiệu của dòng tiền lớn và tăng trưởng tốt.

  • Kèm theo 2 mã cổ phiếu có dấu hiệu bứt đỉnh 52 tuần, nguồn cung cạn dần gần đỉnh cũ và có phiên trước đó tăng thanh khoản cao cho thấy sự tham gia dần của dòng tiền lớn và tiềm năng bứt đỉnh.

  • Lưu ý: Không áp dụng vs hàng lái và hàng bo cung. Chú ý đến các bước để mua 1 cổ phiếu như các bài ở trên đã chia sẻ.

  • Mua bán cp đều phải dựa trên cả 2 mảng là nội tại DN và biểu đồ giá. Ở đây đang nói đến yếu tố biểu đồ giá.

  • Không có chén thánh cũng như không có phương pháp nào hiệu quả đúng 100% mọi lúc, mọi nơi cả*

Nguồn tham khảo: Sách Giao dịch như một phù thủy chứng khoán - Mark Minervini

BÍ MẬT TIỀN ĐỀU NẰM Ở BIỂU ĐỒ

Nói một cách đơn giản, tôi YÊU biểu đồ. Trên biểu đồ cổ phiếu, người khác chỉ nhìn thấy những đường loằng ngoằng, còn tôi thấy các mẫu hình đáng tin cậy giúp dự báo khả năng và tiềm năng của cổ phiếu đó. Biểu đồ cổ phiếu đơn giản chỉ là cảm xúc và tâm lý của con người thể hiện bằng hình ảnh. Nó là hình ảnh đại diện hoàn hảo về nỗi đau và niềm sung sướng mà hàng ngàn cổ đông của một cổ phiếu phải trải qua trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng hãy hiểu điều này - nếu bạn là chuyên gia trong việc dự đoán tương lai thông qua các mẫu hình biểu đồ, bạn đã thông minh hơn bất kỳ chuyên gia nào trong ngành công nghiệp đó. Bạn sẽ có thể thấy xu hướng cụ thể của ngành và công ty trước cả CEO. Nếu bạn trở thành một người tầm đạo chăm chỉ học hỏi không ngừng, bạn sẽ trở thành một bậc thầy về tâm lý con người được phản ánh trong các mẫu hình biểu đồ, khi đó chắc chắn bạn sẽ kiếm được cả kho tàng.

Bằng cách nắm vững các mẫu hình cổ phiếu và cảm xúc bên trong chúng, bạn sẽ có thể đưa ra dự đoán đáng tin cậy về cách số đông phản ứng. Tôi nhận thấy rằng một khi bạn đã nắm chắc được cách phân tích cơ bản, bạn sẽ phải thực hiện một thay đổi đáng kể về trọng tâm trong phương pháp đầu tư của mình. Bạn sẽ phải tập trung toàn bộ sức lực để không chỉ học cách làm chủ cảm xúc, mà còn phải học cách phát triển khả năng dự đoán cảm xúc và khả năng phản ứng tâm lý của người khác.

Trong khi 99% các nhà đầu tư khác dành ra hàng giờ quý giá để thu thập các bài báo, báo cáo và thông cáo báo chí cho mỗi cổ phiếu quan tâm, bạn sẽ tìm được hầu hết những gì cần biết trong vòng hai giây nhìn lướt qua tâm lý phản ánh trên biểu đồ.

Bởi vì biểu đồ vẽ nên bức tranh toàn cảnh vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi “câu chuyện” cơ bản trở nên rõ ràng với một người bình thường, bạn nên tìm kiếm không mệt mỏi những mẫu biểu đồ mạnh mẽ nhất mà thị trường cung cấp. Và chỉ SAU KHI bạn nhìn thấy một mẫu biểu đồ bom tấn, bạn mới nên bắt đầu tìm kiếm các nguyên tắc cơ bản bom tấn, là xúc tác để thúc đẩy mạnh mẽ giá cổ phiếu. Làm theo bất kỳ cách nào khác đều hoàn toàn là tự tay bóp chết thành công của chính mình.

Hãy nhớ rằng để tin tưởng nắm giữ cổ phiếu để ăn những khoản lãi cực kỳ lớn thì xúc tác cơ bản vô cùng quan trọng. Bởi xúc tác cơ bản giúp gia tăng xác xuất thành công và giúp bạn tự tin nắm giữ, xác định mục tiêu, đánh giá lại khoản đầu tư sau mỗi kỳ báo cáo KQKD… Đôi khi tôi mua tỷ trọng nhỏ một cổ phiếu chỉ bởi cổ phiếu có biểu đồ đẹp, nhưng tôi chỉ tham gia tỷ trọng lớn khi cổ phiếu có biểu đồ đẹp kết hợp xúc tác cơ bản mạnh mẽ.

Đối với tôi, cách tiếp cận này khiến tôi phải xem hàng trăm biểu đồ mỗi ngày với nỗ lực tìm kiếm một hoặc hai biểu đồ có mẫu hình đẹp xứng đáng cho việc nghiên cứu cơ bản sâu hơn. Khoảnh khắc đặc biệt vui mừng và ngây ngất khi “mò được kim từ đáy biển” hay “tìm thấy một cổ phiếu trong số cả triệu” khiến cho những ngày hoặc những tuần phải kiên trì lướt qua vô số biểu đồ bỗng trở nên hoàn toàn đáng giá. Một mẫu biểu đồ thực sự là một “bức tranh đáng giá vạn lời nói”.

Trong quá trình phân tích biểu đồ, tôi thường không để tâm đến các đường GANN, các mức Fibonacci, Stochastics và hàng tá các chỉ báo kỹ thuật khác. Mặc dù có thể sử dụng nhiều chỉ báo kỹ thuật và chỉ báo cảm tính (rất quan trọng ở các điểm cực đoan) khi tìm kiếm đỉnh và đáy của thị trường, nhưng tôi thấy hầu hết các chỉ báo kỹ thuật là hoàn toàn không cần thiết trong phần lớn các trường hợp.

Thông thường, chỉ SAU KHI có một vận động đáng chú ý trong cổ phiếu thì hầu hết các chỉ báo mới trở nên quan trọng với tôi. Bởi vì hàng triệu người mà tôi coi là đối thủ đều tập trung cao độ vào các chỉ báo kỹ thuật giống nhau. Tôi ghét chạy cùng đám đông. Chúng ta đã học được rằng những gì mọi người biết đều không có giá trị, đúng không nào?

KL: Ý bài viết ở đây là thay vì phân tích báo cáo tài chính và đào sâu cơ bản các mã từ a đến z để tiếp cận tìm kiếm cơ hội đầu tư sẽ tốn vô cùng nhiều thời gian, thì ở đây tiếp cận bằng biểu đồ để loại bỏ bớt công việc, chỉ đào sâu nghiên cứu cơ bản các mã có biểu đồ tốt thôi cho đỡ mất công, chứ không phải cứ biều đồ đẹp là cắm đầu múc không nghiên cứu, không phải ca tụng gì phương pháp phân tích biểu đồ thuần tuý để lướt sóng không nghiên cứu cơ bản đâu nhé mọi người.

If you want to be a great trader, don’t focus on money… focus on sticking to sound rules. Focus on perfecting a sound plan.
Can you religiously cut your losses, protect profits, avoid extended risky stocks, avoid dog shit beaten up stocks, sit out as long as it takes during volatile markets, and never add to a losing position??? Can you? No exceptions, ever!!! WILL YOU???

When you can say yes to EVERY ONE of those questions EVERY DAY for AT LEAST ONE YEAR, then, and only then will the door to consistent superior performance open up for you. Until then, great performance will be nothing more than a hit or miss affair, and at some point you will think to yourself "maybe I don’t have what it takes.

" No! No!! No!!! You just haven’t fully committed to a style and developed a sound plan. You just haven’t abandoned all your bullshit excuses! With one decision, in an instant that can all change today. Commit to trading like a champion. Decide to decide… today!

…Mark Minervini

Nếu bạn muốn trở thành một nhà giao dịch giỏi, đừng tập trung vào tiền bạc… hãy tập trung vào việc tuân thủ các quy tắc hợp lý. Tập trung vào việc hoàn thiện một kế hoạch hợp lý.

Bạn có thể cắt lỗ một cách kỷ luật, bảo vệ lợi nhuận, tránh xa các cổ phiếu rủi ro kéo dài, tránh xa các cổ phiếu bị đánh bại thảm hại, ngồi ngoài lâu nhất có thể trong thị trường biến động và không bao giờ tăng thêm vị thế thua lỗ không???

Bạn có thể chứ? Không bao giờ có ngoại lệ!!! BẠN CÓ LÀM THẾ KHÔNG??? Khi bạn có thể trả lời “có” cho MỌI câu hỏi trong số những câu hỏi đó MỖI NGÀY trong ÍT NHẤT MỘT NĂM, thì cánh cửa dẫn đến hiệu suất vượt trội liên tục sẽ mở ra cho bạn.

Cho đến lúc đó, hiệu suất tuyệt vời sẽ chẳng là gì ngoài một chuyện may rủi, và đến một lúc nào đó bạn sẽ tự nhủ “có lẽ mình không có những gì cần thiết”. Không! Không!! Không!!! Bạn chỉ chưa thực sự cam kết với một phong cách và phát triển một kế hoạch hợp lý. Bạn chỉ chưa từ bỏ mọi lý do nhảm nhí của mình!

Chỉ cần một quyết định, trong khoảnh khắc, mọi thứ có thể thay đổi ngay hôm nay. Cam kết giao dịch như một nhà vô địch. Quyết định quyết định… ngay hôm nay!

Hay quá ad

NASSIM NICHOLAS TALEB: XÁC SUẤT LÀ ĐỂ CHIÊM NGHIỆM HƠN LÀ DỰ BÁO VÌ BẢN CHẤT CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH LÀ KHÔNG THỂ DỰ BÁO ĐƯỢC….

Nassim Taleb chỉ ra lỗi sai trong cách con người sử dụng thống kê vào phân tích và dự báo giá chứng khoán là VIỆC CHỌN MẪU một cách ngẫu hứng tùy theo góc nhìn chủ quan của nhà phân tích…

Mấy ngày gần đây, bàn dân thiên hạ đang rộ lên mấy cái chart thống kê SP500 sẽ ra sao sau khi FED cắt giảm lãi suất…Rồi các expert đứng lên “phản bác lẫn nhau”
Phe Bearish chuyền tay nhau cái chart chứng khoán thường sụp đổ trong 3 chu kỳ gần nhất 2001, 2008 và 2020 khi FED cắt giảm lãi suất… Hoặc rộng ra là các lần cắt giảm lãi suất 1981, 1973, 1969 của đội Elliott wave

Phe Bull thì chuyền tay nhau cái chart chứng khoán Mỹ thường tăng điểm sau 12 tháng khi FED cắt giảm lãi suất lần đầu tiên.

Có đội trung dung hơn thì lại bảo: phải bóc tách ra cho trường sau khi FED cắt giảm lãi suất thì có suy thoái hay không có suy thoái…

Nếu FED cắt giảm lãi suất mà không có suy thoái thì TTCK tích cực, nhưng nếu FED cắt giảm lãi suất mà có suy thoái thì TTCK tiêu cực…

Đây là lúc thấy góc nhìn của Taleb nói cực kỳ hữu ích. TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU VẼ CHART THEO CÁCH MÀ CHÚNG TA MUỐN. CẦM HÀNG THÌ HÔ LÊN. CẦM TIỀN HÔ XUỐNG. BA PHẢI THÌ TRUNG DUNG…

Lời khuyên của Taleb là nên để xác suất làm chiêm nghiệm hơn là để dự báo, vì nó rất dễ ảnh hưởng bởi cảm xúc của người giao dịch.

Chiêm nghiệm ở đây là lập các kịch bản cho nhiều tình huống, từ đó đưa ra hình thức quản trị rủi ro phù hợp.

CÂU NÓI TÔI ƯA THÍCH Ở TALEB LÀ: “BẠN KHÔNG NHÌN THẤY RỦI RO, KHÔNG CÓ NGHĨA RẰNG NÓ KHÔNG TỒN TẠI. HÃY THAY ĐỔI GÓC NHÌN”

TRÁNH CƯỠI LÊN NHỮNG CON NGỰA CHƯA THUẦN HÓA

Nếu một cổ phiếu biến động quá mạnh, rất khó để giao dịch vì không xác định được mức cắt lỗ bao nhiêu là đủ chặt để kiểm soát rủi ro. Những chuyển động giá hỗn loạn sẽ khiến lệnh dừng lỗ của bạn dễ bị chạm tới, thậm chí ngay khi cổ phiếu này chuyển động bình thường nhất. Thiết lập CP biểu lệnh dừng lỗ đủ rộng để hấp thụ những dao động giá lớn sẽ làm tăng rủi đông quá ro bạn gánh chịu. Phương châm “nghĩ đến rủi ro đầu tiên” của tôi khuyên bạn nên tránh né các cổ phiếu này và tìm các ứng viên tiềm năng khác. Thị trường còn có nhiều cổ phiếu khác để giao dịch!

Hãy nghĩ cổ phiếu giống như con ngựa trong bãi rào. Trừ khi bạn là gã cưỡi ngựa yêu thích mạo hiểm, muốn thử sức với những con ngựa chưa thuần hóa hơn là những con ngựa bình thường, tại sao bạn lại chọn lấy những con ngựa chưa thuần hóa để cưỡi? Tất nhiên, những con ngựa chưa thuần hóa vẫn có thể nhảy từ điểm A đến điểm B, giống như một cổ phiếu biến động mạnh vẫn có thể tăng từ 20 đôla lên 40 đôla. Nhưng mục tiêu cuối cùng không phải là giá. Mục tiêu của bạn là vẫn cưỡi trên lưng con ngựa (hay vẫn nắm giữ vị thế giao dịch) mà không bị hất văng (hay bị dính lệnh dừng lỗ). Một cổ phiếu có thể đi từ Điểm A đến Điểm B, nhưng câu hỏi quan trọng là, liệu bạn còn ở trên lưng ngựa hay không?

Điều bạn cần là một con ngựa (hoặc một cổ phiếu) có thể đi tới phía bên kia của bãi rào mà không tạo ra quá nhiều độ biến động khiến bạn bị ngã úp mặt xuống đất hoặc bị dẫm lên, ngay trước khi tới đích. Nếu bạn chọn cổ phiếu biến động mạnh, bạn sẽ phải gánh chịu nhiều đau thương và phải dùng đến thuốc đau dạ dày Pepto Bismol vì căng thẳng thần kinh.

Phương châm “trước tiên phải nghĩ đến rủi ro” là tránh những con ngựa chưa thuần hóa có thể ném bạn xuống đất, và thay vào đó hãy chọn những con ngựa dễ bảo hơn. Tôi đã nhận được bài học về việc cưỡi ngựa chưa thuần hóa cách đây vài năm khi tới thăm nông trại của bác tôi.

Giao dịch cổ phiếu không phải là trò chơi mạo hiểm. Tất cả phải có một kế hoạch tốt dựa trên những nguyên tắc giao dịch đúng đắn. Một phần của kế hoạch này là từ bỏ những giao dịch có quá nhiều rủi ro.

  • Đa số những nhà đầu tư có phương pháp và có kinh nghiệm trên thị trường sẽ hiểu về những nhịp chạy của cổ phiếu.

Dấu hiệu BREAK.
Thời gian giữa các lần chạm giá đang được rút ngắn.

CÁC CHỈ SỐ KHỐI LƯỢNG

1. OBV (Khối lượng cân bằng)

• Chỉ báo khối lượng cân bằng (OBV) được sử dụng để đo lường áp lực mua và bán.

• Tính toán lưu lượng tích lũy bằng cách cộng lưu lượng vào những ngày tăng và trừ lưu lượng vào những ngày giảm.

• Khi xu hướng OBV tăng, điều này cho thấy khối lượng mua đang lớn hơn khối lượng bán, cho thấy giá có khả năng tăng và ngược lại.

2. VWAP (Giá trung bình theo khối lượng)
• Chỉ báo VWAP được sử dụng để đánh giá giá trung bình của chứng khoán trong suốt ngày giao dịch, chú trọng đến cả khối lượng và giá.

• Tính toán giá trung bình bằng cách xem xét giá và khối lượng ở mọi cấp độ, chú trọng hơn vào giá có khối lượng lớn hơn.

• Khi giá giao dịch trên VWAP thì cho thấy xu hướng tăng giá và khi giá giao dịch dưới VWAP thì cho thấy xu hướng giảm giá.

3. Chỉ báo Hồ sơ Khối lượng

• Chỉ báo Hồ sơ khối lượng được sử dụng để phân tích sự phân bổ khối lượng giao dịch trên các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định.

• Hiển thị biểu đồ hình chữ nhật thể hiện khối lượng giao dịch ở mỗi mức giá, cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động mua hoặc bán đáng kể đã diễn ra.

• Khi nó cho thấy sự tập trung khối lượng ở các mức giá cụ thể, nó chỉ ra các khu vực có mức quan tâm giao dịch cao có thể được hiểu là mức hỗ trợ và kháng cự.

GÓC NHÀ ĐẦU TƯ
Đường trung bình động 50 ngày có thể cung cấp tín hiệu bán lớn như thế nào

Khi nói đến đầu tư, điều đầu tiên là chọn cổ phiếu nào để mua. Điều quan trọng không kém là biết khi nào nên mua chúng. Điều tương tự cũng áp dụng cho việc bán. Biết khi nào nên bán là rất quan trọng để quản lý rủi ro trong khi tối đa hóa lợi nhuận.

Một chỉ báo biểu đồ cơ bản là đường trung bình động 50 ngày. Đường này là đường trung bình đơn giản của giá đóng cửa của cổ phiếu trong 50 phiên giao dịch gần nhất. Đường trung bình động 10 tuần là đường tương tự trên biểu đồ hàng tuần. Các nhà giao dịch coi chúng là các mức hỗ trợ quan trọng, nơi cổ phiếu thường bật lên mức cao hơn.

Nhưng cũng khôn ngoan khi đảo ngược chiến lược đó và sử dụng đường 50 ngày (hoặc 10 tuần) làm tín hiệu bán. Khi một cổ phiếu có xu hướng tăng trong nhiều tháng phá vỡ dưới đường trung bình động 50 ngày, điều đó cho thấy đang diễn ra tình trạng bán tháo của tổ chức, đặc biệt nếu sự phá vỡ xảy ra với khối lượng lớn.

Đó là sự phá vỡ hỗ trợ mang tính quyết định hơn so với trường hợp cổ phiếu chỉ giảm nhẹ xuống với khối lượng giao dịch mức thấp hơn. Một sự trượt giá nhẹ xuống dưới đường với khối lượng giao dịch thấp hơn có nghĩa là cổ phiếu có thể phục hồi.

Ngoài ra, khi hành động suy yếu được xác nhận bởi các chỉ số khác như khối lượng tăng/giảm tỷ lệ hoặc đường sức mạnh tương đối, bạn sẽ tự tin hơn khi kiếm lợi nhuận.

Những dấu hiệu tinh tế hơn của hành động suy yếu có thể được nhìn thấy khi đường trung bình động 50 ngày bắt đầu dốc xuống hoặc cắt xuống dưới đường trung bình động 200 ngày.

Trong nửa đầu năm 2023, Apple đã tăng trưởng mạnh mẽ, tăng hơn 50% cho đến giữa tháng 7. Trong toàn bộ quá trình tăng trưởng, Apple vẫn giữ trên mức trung bình động 10 tuần (1).

Nhưng vào ngày 4 tháng 8 năm 2023, Apple đã giảm xuống dưới mức trung bình động 50 ngày và 10 tuần với khối lượng lớn, đây là tín hiệu bán rõ ràng (2). Doanh số bán hàng trong quý tài chính thứ ba của công ty đã giảm trong quý thứ ba liên tiếp trong khi thu nhập chỉ tăng 5%. Nhà sản xuất iPhone cũng đưa ra triển vọng yếu.

Đường 10 tuần bắt đầu dốc xuống và cũng trở thành mức kháng cự (3) vì cổ phiếu không thể vượt qua mức này hai lần vào tháng 9 và tháng 10.

Nếu các nhà đầu tư bán cổ phiếu ở mức giá đóng cửa 181,99 vào ngày 4 tháng 8, họ sẽ tự cứu mình khỏi mức giảm 9% xuống mức thấp nhất vào ngày 26 tháng 10 là 165,67. Quan trọng hơn, các nhà đầu tư đã bán đã tránh được một chặng đường khó khăn cho Apple khi cổ phiếu mất nhiều tháng để củng cố và không đạt được mức cao mới cho đến tháng 6 năm nay.

1 SÔ MẪU HÌNH KỸ THUẬT

mô hình phức tạp, waren buffet nói càng phức tạp càng dễ sai, đơn giản mới chân ái, SAC giá 24k chuẩn bị ra tin sốc chia cổ tức 7k

Mô hình nào phức tạp bác, hình trên là minh họa tổng hợp 1 số mẫu hình chứ không phải đường đi của cổ phiếu

Bác kia đánh theo sóng không đánh kỹ thuật, Bác ấy thấy sóng SAC sắp tới khá mạnh

Có hàng đâu mà chơi, NAV lớn ai dám.