DFUND - Kiến thức, kinh nghiệm giản đơn

, ,

Một trong những lo lắng của nhà đầu tư về việc tăng lãi suất là khả năng suy thoái tài chính. Suy thoái tài chính được định nghĩa là một giai đoạn suy giảm kinh tế, trong đó hoạt động thương mại và công nghiệp bị giảm sút, thường được xác định bằng sự sụt giảm GDP trong hai quý liên tiếp. Điều này cũng có nghĩa là suy thoái chỉ được nhận ra khi nó đã xảy ra và lúc đó đã muộn để chuẩn bị.

Đường cong lợi suất đảo ngược (yield curve inversion) là một yếu tố được quan tâm khi suy đoán về suy thoái. Đường cong lợi suất là cách thể hiện sự chênh lệch lợi suất mà các nhà đầu tư nhận được khi mua nợ ngắn hạn hoặc dài hạn, thường là trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm.

Trong nền kinh tế Mỹ, các nhà đầu tư mua trái phiếu chính phủ Mỹ bởi đây là khoản đầu tư an toàn nhất. Thông thường, lãi suất khi mua trái phiếu dài hạn sẽ cao hơn lãi suất trái phiếu ngắn hạn để bù đắp rủi ro do sự không chắc chắn về diễn biến của nền kinh tế trong dài hạn và để bù đắp cho lạm phát. Do lạm phát thường xuất phát từ tăng trưởng kinh tế mạnh, nên đường cong lãi suất dương (lãi suất 10 năm cao hơn lãi suất 2 năm) có nghĩa là tâm lý của các nhà đầu tư đang ổn định.

Ngược lại, đường cong lãi suất đảo ngược là một dấu hiệu về tình trạng suy giảm kinh tế sắp xảy ra, tương tự như những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Khi đó, lãi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn lãi suất trái phiếu dài hạn. Khi nhà đầu tư lo lắng về nền kinh tế, họ sẽ muốn chuyển tiền từ các khoản đầu tư rủi ro cao hơn sang các tài sản an toàn hơn như trái phiếu chính phủ. Nếu nhà đầu tư tin rằng triển vọng kinh tế sẽ xấu đi, nhu cầu mua trái phiếu dài hạn sẽ tăng, đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn này giảm xuống thấp hơn so với lãi suất ngắn hạn (vì giá trái phiếu và lãi suất có tương quan nghịch). Đây là lúc xảy ra hiện tượng đường cong lãi suất đảo ngược. Nhiều nhà kinh tế cho rằng đây là dấu hiệu để dự đoán suy thoái kinh tế; khi đường cong hoàn thành chu kỳ đảo ngược và ngừng đảo ngược, thì suy thoái có thể gần xảy ra.

Lần này, đường cong lợi suất đảo ngược đã diễn ra vào tháng 7 năm 2022, và hôm nay, nó đã ngừng đảo ngược.

  • Suy thoái năm 1990 xảy ra 287 ngày sau khi ngừng đảo ngược.
  • Suy thoái năm 2000 xảy ra 84 ngày sau khi ngừng đảo ngược.
  • Suy thoái năm 2008 xảy ra 280 ngày sau khi ngừng đảo ngược.

Lần này sẽ khác? Hay lịch sử vẫn sẽ lặp lại?

LIỆU CÓ PHẢI NHÀ ĐẦU TƯ VĨ ĐẠI WARREN BUFFETT CHƯA TỪNG MẮC SAI LẦM?

Nếu bạn là người đã từng tìm hiểu về quá khứ của tỷ phú Warren Buffett thì sẽ có thể nhanh chóng trả lời là không. Thực tế WB đã thừa nhận rằng ông ấy đã từng mắc không ít sai lầm gây ra những khoản lỗ không hề nhỏ hoặc đã bỏ lỡ những cơ hội giúp tài sản ông ấy có thể tăng nhiều hơn gấp nhiều lần thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, ngày hôm nay tôi sẽ không nói về những lần mua sai cổ phiếu hay những lần bỏ lỡ cơ hội, mà tôi sẽ kể cho bạn nghe về những lần ông ấy bán ra những cổ phiếu còn tăng tốt hơn cả Berkshire của ông:

Năm 1988, Buffett đã bán toàn bộ cổ phiếu Mcdonalds (MCD). Kể từ đó, MCD đã tăng 1.413%, hiệu quả vượt trội hơn Berkshire Hathaways tính từ lúc đó đến thời điểm hiện tại.

Buffett đã bán toàn bộ cổ phần Costco (COST) vào tháng 6 năm 2020. Kể từ đó, COST đã tăng 190%, vượt trội hơn cả Berkshire.

Buffett cũng đã bán tất cả cổ phiếu của mình trong các cổ phiếu hàng không như Delta Airlines (DAL) vào tháng 3 năm 2020. Kể từ đó DAL cũng tăng +82%

Thời gian gần đây, tỷ phú Warren Buffett đã bán khoảng 50% cổ phiếu Apple của ông ($AAPL). Liệu đây có phải là quyết định sai lầm nữa của ông hay không? Hay lần này là một quyết định sáng suốt ?

=================

Tỷ phú Warren Buffett đã đạt tỷ suất sinh lời gấp 43 lần chỉ số S&P 500 trong 58 năm qua. Ông ấy là nhà đầu tư vĩ đại nhất từng được biết đến.

Tuy nhiên, bạn có biết rằng trong hơn 210 cổ phiếu/doanh nghiệp mà ông ấy đầu tư, chỉ có 12 (dưới 5%) tạo nên ĐA SỐ lợi nhuận của ông ấy? Đó là những cổ phiếu như Coca Cola, American Express, Apple, Gillette, Bank of America, Moodys v.v…

Ông ấy cũng đã có rất nhiều và rất nhiều khoản đầu tư tồi tệ, Ví dụ:

Kraft Heinz lỗ 60%,

ConocoPhilips lỗ 50%,

Tesco PLC lỗ 70%,

Dexter Shoe lỗ 100%,

Energy Future Holdings lỗ 100% và rất nhiều thứ khác.

Để trở thành một nhà đầu tư thành công, bạn không cần phải đúng mọi khoản đầu tư. Bạn chỉ cần đúng trong một vài khoản đầu tư mang lại cho bạn lợi nhuận rất lớn đủ để cân hết tất cả các thương vụ thất bại.

Tất cả là về việc phân bổ danh mục và cho phép các khoản đầu tư chiến thắng của bạn phát huy hết tiềm năng của nó. Một khoản đầu tư thắng lợi nên nhân số tiền của bạn lên X5, X10, X20, X50. Một khoản đầu tư thua lỗ chỉ có thể lỗ -1X là tối đa.

Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mắc sai lầm khi bán cổ phiếu “chiến thắng” quá sớm và thay thế bằng cổ phiếu “thua cuộc”.

Nguồn sưu tầm


=> Trong đầu tư chấp nhận thường là sai nhiều hơn đúng. Quan trọng khi đúng thì thắng to, khi sai thì hoà hoặc lỗ trong giới hạn chấp nhận được. Qua mỗi năm, tổng kết lại tài sản cứ tăng thêm là ok.

Xử Lý Đúng Cách Sau Khi Mua. Việc xử lý đúng cách này gọi là Quản lý danh mục đầu tư.

Bí quyết kiếm được số tiền lớn trên thị trường không phải là đúng 100% ở mọi lần mua - vì đó là điều không thể, cũng không phải biết quá nhiều thứ vĩ mô to tát ở tận trên trời để rồi nay mua mai bán, long short các sản phẩm phái sinh loạn cào cào vì sợ hãi những đợt điều chỉnh tự nhiên vài % của thị trường. Điều thực sự quan trọng là chọn các cổ phiếu có tiềm năng tăng giá mạnh dựa vào yếu tố cơ bản và nền giá kỹ thuật, sau đó xử lý đúng cách sau khi mua. Việc xử lý đúng cách này gọi là Quản lý danh mục đầu tư.

Quản lý danh mục các cổ phiếu bạn đang đầu tư cũng giống chăm sóc một khu vườn. Nếu không giữ gìn, những khóm hoa đáng yêu bạn trồng sẽ mọc um tùm cỏ dại, khiến bạn nhức đầu, mất hết hứng thú. Các cổ phiếu trong danh mục đầu tư cũng cần được theo dõi sát sao như chăm sóc vườn hoa, thậm chí còn hơn thế. Và nếu cỏ dại xuất hiện, đừng ngần ngại “nhổ tận gốc”.
Làm thế nào để phân biệt cỏ dại với hoa? Dễ lắm! Hãy để thị trường cho bạn biết. Cổ phiếu tăng giá nhiều nhất từ nơi bạn mua là hoa; cổ phiếu giảm giá nhiều nhất, hoặc tăng giá ít nhất, là cỏ dại. Giả sử bạn có 5 cổ phiếu, trong đó 1 cổ phiếu tăng 15%, 1 cổ phiếu khác tăng 7%, 1 cổ phiếu hòa vốn, 1 cổ phiếu giảm 5% và 1 cổ phiếu khác giảm 10%. Hãy bắt đầu nhổ cỏ từ vị trí cuối cùng, là cổ phiếu thua lỗ 10%.

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đối với hầu hết nhà đầu tư thì không. Thật tự nhiên khi hy vọng cái cành khẳng khiu đáng thương trong góc vườn, cái thứ đang chật vật để theo kịp những cây trồng khác, sẽ sớm trở thành một khoản đầu tư thành công. Tuy nhiên, như chúng ta đã tìm hiểu, thị trường không quan tâm bạn hy vọng những gì. Thị trường chứng khoán là một sàn đấu giá, hành động giá của nó cho bạn biết rằng một hoặc nhiều cổ phiếu của bạn là món hàng khiếm khuyết. Giờ đây bạn phải chấp nhận thực tế đó, hành động theo thực tế và bước tiếp. Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể giữ cho danh mục đầu tư của mình khỏe mạnh và luôn nở rộ với những cổ phiếu chiến thắng.

Các thương gia thông thái cũng tiến hành công việc kinh doanh của họ theo cách nói trên. Nếu một loại hàng hóa ế ẩm, họ sẽ hạ giá để có thể nhanh chóng bán chúng đi rồi bỏ tiền vào các loại hàng hóa đang có nhu cầu nhiều hơn. “Hàng hóa” bạn sở hữu cũng cần được giám sát như thế. Bạn nên kiểm tra hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm, để danh mục đầu tư không có những khoản thua lỗ. Làm như vậy giúp bạn thoát khỏi tình trạng thua lỗ triền miên. Bạn không bao giờ nên có một khoản thua lỗ dài hạn trong tài khoản.

Theo thời gian, bạn sẽ biết rằng chỉ 1 hoặc 2 trong số 10 cổ phiếu bạn mua thực sự nổi bật và có khả năng tăng gấp đôi, gấp ba hoặc hơn thế nữa. Vì vậy, điều quan trọng là phải nhận biết được những cổ phiếu này khi bạn nhìn thấy chúng. Có một phương pháp là theo dõi cẩn thận cách cổ phiếu hoạt động trong giai đoạn đầu tăng giá. Những cổ phiếu có tiềm năng chiến thắng lớn, sau khi phá vỡ thoát khỏi các nền giá hình thành thích hợp, sẽ bắn vọt từ 20% trở lên trong 1 hoặc 2 hoặc 3 tuần. Khi điều đó xảy ra với cổ phiếu mà tôi vừa mua, tôi luôn đặt nó sang một bên và nắm giữ lâu hơn. Nói cách khác, cổ phiếu đó trở thành ngoại lệ, không áp dụng quy tắc bán và thu lợi nhuận ở mức 20 – 25%. Chẳng có gì tệ hơn việc sở hữu một “phiên bản tiếp theo” của siêu cổ phiếu nhưng lại bán nó với mức lợi nhuận 20 hoặc 30%, rồi đau đớn nhìn nó tăng gấp đôi hoặc gấp ba sau đó. Bán quá sớm siêu cổ phiếu luôn khiến nhà đầu tư đau khổ.

21 Quy tắc giao dịch của Jesse Livermore.

  1. Không bao giờ có điều gì mới xảy ra trong hoạt động đầu cơ hoặc đầu tư vào chứng khoán và hàng hóa.
  • Mọi hành động, tâm lý của con người và giá cả thị trường đều lặp lại và giống nhau.
  1. Không thể kiếm được tiền bằng cách giao dịch liên tục hàng ngày hoặc hàng tuần trong suốt cả năm.
  • Thời gian càng ngắn càng khó kiếm tiền.
  • Giao dịch liên tục thường tạo ra thua lỗ thay vì lợi nhuận.
  1. Đừng tin vào ý kiến ​​của riêng bạn và bảo vệ phán đoán của mình cho đến khi hành động của thị trường xác nhận ý kiến ​​đó.
  • Công việc của nhà giao dịch là phản ứng chứ không phải dự đoán. Dự đoán thì rất khó đúng, nhưng phản ứng theo thị trường sẽ làm bạn bớt thua lỗ và mang lại lợi nhuận nhiều hơn.
  1. Thị trường không bao giờ sai – ý kiến ​​thì thường sai.
  • Phần này bổ xung cho (3) ở trên.
  1. Tiền thực sự kiếm được từ việc đầu cơ là những cam kết mang lại lợi nhuận ngay từ đầu.
  • Thời điểm là tất cả. Bạn vào lệnh đúng thời điểm sẽ đem lại cho bạn tự tin để gồng lời.
  1. Miễn là cổ phiếu vẫn hoạt động tốt và thị trường vẫn đúng hướng thì đừng vội vàng chốt lời.
  • Có thể hiểu là bạn mua đúng dự án còn sống. Trong khi thị trường chung đang tăng tốt thì không nên bán non.
  1. Không bao giờ nên cho phép các hoạt động đầu cơ xen vào các khoản đầu tư.
  • Cần phân biệt giữa hai nguồn vốn: ngắn hạn và dài hạn.
  1. Số tiền bị mất do đầu cơ chỉ là nhỏ so với số tiền khổng lồ mà những người được gọi là nhà đầu tư đã để khoản đầu tư của mình trôi nổi.
  • Đầu tư dài hạn luôn mang lại lợi nhuận tốt hơn trader ngắn hạn.
  1. Không bao giờ mua cổ phiếu chỉ vì giá của nó đã giảm mạnh so với mức cao trước đó.
  • Quá bán có thể trở nên quá bán hơn nữa.
  1. Không bao giờ bán cổ phiếu chỉ vì giá có vẻ cao.

  2. Tôi trở thành người mua ngay khi cổ phiếu đạt mức cao mới sau khi có phản ứng bình thường.

  • “Phản ứng bình thường” tức là sự thoái lui, giảm điều chỉnh.

Phần 2: 21 Quy tắc giao dịch của Jesse Livermore.

  1. Không bao giờ tính trung bình tổn thất.
  • Ở đây nhà giao dịch không mua trung bình giá xuống, mà chỉ trung bình giá lên.
  1. Bản chất con người trong mỗi con người chính là kẻ thù lớn nhất của các nhà đầu tư hoặc nhà đầu cơ trung bình.
  • Vượt qua được tâm lý của chính mình.
  1. Cần phải loại bỏ suy nghĩ viển vông.
  • Giao dịch hay đầu tư là một công việc nghiêm túc. Không phải là một sự cầu may.
  1. Những chuyển động lớn cần có thời gian để phát triển.
  • Cũng giống như cái cây, từ hạt giống phải nảy mầm, sinh trưởng, hoàn thiện.
  1. Không nên quá tò mò về mọi lý do đằng sau biến động giá cả.
  • Rất nhiều người đi tìm lý do: Tại sao thị trường lại tăng? Tại sao thị trường lại giảm? Sau khi sự việc đã xảy ra. Thay vì tìm phướng hướng cho thị trường sắp tới.
  1. Xem một vài cái dễ hơn là xem nhiều cái.
  • Ý là tập trung hơn dàn trải. Hiểu thật sâu về một vài dự án. Hơn là biết rất nhiều nhưng hời hợt.
  1. Nếu bạn không thể kiếm tiền từ những vấn đề đang diễn ra hàng đầu, bạn sẽ không thể kiếm tiền từ toàn bộ thị trường
  • Tìm ra những nhóm ngành dẫn đầu, rồi lại tìm ra những dự án dẫn đầu nhóm ngành ấy. Thay vì đánh với cả thị trường.
  1. Những nhà lãnh đạo ngày hôm nay có thể không phải là những nhà lãnh đạo của hai năm sau.
  • Đây được gọi là luân chuyển ngành. Nhưng dự án hôm nay tốt, thì chưa chắn ngày mai đã còn tốt.
  1. Đừng quá bi quan hay lạc quan về toàn bộ thị trường chỉ vì một cổ phiếu trong một nhóm cụ thể nào đó đã đảo ngược xu hướng chung.
  • Trong xu hướng giảm, có một vài con tăng thì chớ lạc quan và ngược lại.
  1. Rất ít người kiếm được tiền từ tiền boa. Hãy cẩn thận với thông tin nội bộ. Nếu có tiền dễ kiếm, sẽ không ai ép bạn phải bỏ tiền vào túi.
  • Nhưng thông tin rò rỉ từ dự án, hoặc những thông tin như có ai đó kiếm một mòn tiền khổng lồ từ trend này hay trend kia… đa số là cái bẫy giăng ra để kiếm tiền từ bạn.
    Nguồn: Ayrat Murtazin

Các mẫu biểu đồ tiếp diễn:

Biểu đồ mẫu là biểu diễn trực quan của hành động giá. Biểu đồ mẫu có thể hiển thị phạm vi giao dịch, dao động, xu hướng và đảo ngược trong hành động giá. Tín hiệu mua và bán biểu đồ mẫu thường là sự phá vỡ đường xu hướng theo một hướng cho thấy hỗ trợ hoặc kháng cự bị vượt qua ở mức quan trọng. Lệnh dừng lỗ thường được đặt khi thoái lui trở lại bên trong phạm vi trước đó và mục tiêu lợi nhuận thường được đặt dựa trên mức độ của động thái trước đó dẫn đến biểu đồ.

Nhiều người nghĩ về các mô hình biểu đồ là tăng giá hoặc giảm giá nhưng thực ra có ba loại chính của nhóm mô hình biểu đồ:

  1. Mô hình biểu đồ đảo ngược,
  2. Mô hình biểu đồ tiếp diễn
  3. Mô hình biểu đồ song phương (không rõ sẽ tăng hay giảm).
    Hiểu được sự khác biệt là điều quan trọng đối với các nhà giao dịch để hiểu được con đường ít kháng cự nhất trên một biểu đồ cụ thể dựa trên tâm lý chính của hành động giá của người mua và người bán.

** Các mô hình tiếp diễn báo hiệu rằng xu hướng hiện tại vẫn đang diễn ra và sắp tiếp tục đi theo cùng một hướng sau khi phạm vi giao dịch được hình thành. Các loại mô hình này thường tạo thành sự hợp nhất trong hành động giá để người mua và người bán giải quyết cung và cầu trước khi tăng hoặc giảm như xu hướng trước đó dẫn đến phạm vi. Đây là các mô hình biểu đồ giảm giá và tăng giá cổ điển phổ biến nhất.

Điều quan trọng là phải xác định loại biểu đồ mẫu mà bạn đang quan sát để nắm bắt đúng tâm lý của người mua và người bán nhằm hiểu được khả năng biến động giá tiếp theo.

Warren Buffett nói rằng bạn chỉ cần 4 hoặc 5 quyết định đúng đắn để trở nên rất giàu có trong cuộc sống.

Tôi đã nghĩ về điều này và nó thực sự đúng, nhưng điều này cần có thời gian.

Nếu bạn có thể tìm thấy chỉ một cổ phiếu 10x trong 4 chu kỳ thị trường khác nhau, thì ngay cả 100.000 vốn cũng sẽ trở thành 100.000.xxxxxxxxx

** Càng mua bán nhiều càng rủi ro nhiều.*