DGW - muốn chia lại thị phần ngành bia Việt Nam!

nén quá lâu

Bill Gates chi gần 1 tỷ USD mua cổ phần Heineken dù ‘không ham uống bia’

Tỷ phú Bill Gates đã mua 3,76% cổ phần trong tập đoàn đồ uống khổng lồ Heineken Holding NV của Hà Lan. Ông từng nói rằng bản thân mình “không ham uống bia”.

Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Thị trường Tài chính Hà Lan (AFM), vào ngày 17/2, Bill Gates đã mua cổ phần Heineken Holding NV – công ty kiểm soát 50% vốn của nhà sản xuất bia Heineken NV. Bill Gates mua cổ phần Heineken từ bên bán là công ty đồ uống và bán lẻ FEMSA của Mexico.

Một báo cáo khác gửi cơ quan quản lý Hà Lan đề ngày 17/2 cho thấy FEMSA đã bán sạch 18 triệu cổ phần tại Heineken Holding. Theo Reuters, Bill Gates đã mua 10,8 triệu cổ phần trong số này, tổng trị giá 883 triệu euro (tương đương 940 triệu USD.

Chia sẻ trên diễn đàn Reddit vào năm 2018, Bill Gates nói rằng ông “không ham uống bia”. “Khi tôi có mặt tại các sự kiện như một trận bóng chày, tôi uống bia nhẹ (ít cồn) để hòa chung không khí với những người uống bia khác. Xin lỗi đã làm những người uống bia thực thụ phải thất vọng”.

Bill Gates hiện là người giàu thứ 4 thế giới với khối tài sản ròng 116 tỷ USD.

Tại Việt Nam, Heineken góp vốn liên doanh với Tổng công ty thương mại Sài Gòn (SATRA). Từ một nhà máy bia tại TP Hồ Chí Minh vào năm 1991, Heineken Việt Nam hiện có 6 nhà máy và 6 văn phòng thương mại ở cả ba miền, sử dụng khoảng 3.000 lao động.

Heineken sản xuất nhiều nhãn hiệu bia như Heineken, Amstel, Moretti, Sol, … Tính đến hết phiên 22/2, cổ phiếu Heineken Holding trên sàn chứng khoán Amsterdam dừng ở mức giá 82,7 euro/cp, tương ứng với vốn hóa hơn 23 tỷ euro. Từ đầu năm 2023 đến nay, cổ phiếu bia này đã tăng 14,6%.

dgw đỉnh

1 Likes

Múc thôi. bán lẻ chưa chạy

2 Likes

con này tôi rất thichd

1 Likes

giảm kìa.xúc

lái làm trò tí thôi :slight_smile:

1 Likes

Các đoàn xe 45 chỗ chở khách du lịch đã xuất hiện trở lại tại các địa điểm du lịch lớn của Tp.HCM. Thị trường du lịch 13 triệu khách ngoại với doanh thu 18 tỷ $ đang rộng cửa trở lại.
DGW quá may mắn khi nhảy vào độc quyền phân phối bia cho AB-Inbev ngay đúng lúc thị trường bia trầm lắng nhất. Chỉ có cửa đi lên :laughing:

e nó nén hơi lâu

Bác cho em link nào nói dgw độc quyền

Độc quyền bán kênh modern trade nha bác :slight_smile:

Mordern trade bao gồm những kênh nào bác?

thương mại điện tử, siêu thị, bar pub, karaoke… bác :slight_smile:

1 Likes

Hôm trước quên hỏi a Việt kênh mordern trade là j? Thanks bác

1 Likes

BVSC đang dự LNST 2023 vẫn tăng trưởng + 8% , đưa target 5x, upside 45% . Đoạn này thị trường đang chán nản ở đáy, túc tắc mà nhặt hàng sale thôi cụ ah :smiley:

Hàng ngàn khách Trung Quốc vào Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái

Thông tin từ UBND TP.Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết, trong 2 ngày (15 - 16.3) đã có hơn 3.000 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam; trong đó có khoảng 700 khách di du lịch theo tour.

Hàng nghìn khách Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái - Ảnh 1.

Trong những ngày qua có hàng ngàn người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái

LÃ NGHĨA HIẾU

Cụ thể, trong 2 ngày qua đã có gần 9.500 lượt người xuất nhập cảnh qua cặp Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc). Trong đó, có 5.144 lượt người nhập cảnh; 4.349 lượt người xuất cảnh.

Riêng ngày 16.3, lượng người xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đạt 5.337 người, tăng khoảng 1.200 lượt người so với ngày 15.3. Trong đó, có 3.006 người nhập cảnh; 2.331 lượt người xuất cảnh.

Trước lượng người xuất nhập cảnh gia tăng, để sẵn sàng đón khách du lịch Trung Quốc, nhất là đợt cao điểm sắp tới, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dịch vụ từ lữ hành, nhà hàng, khách sạn, điểm đến trên địa bàn tỉnh đều chủ động nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện phục vụ du khách; tăng cường liên kết tạo chuỗi trải nghiệm đa dạng như kết hợp nghỉ dưỡng với khám phá thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực hay kết nối nhiều điểm đến trong một hành trình.

Bà Nguyễn Thu Hương, Phó chủ tịch UBND TP.Móng Cái, cho biết địa phương này đề nghị Sở Du lịch Quảng Ninh tổ chức hội đồng thi tuyển và cấp thẻ hướng dẫn viên vào cuối tháng 3.

Ngoài ra, trước yêu cầu phải xét nghiệm PCR SARS-CoV-2 đối với người xuất cảnh sang Trung Quốc, TP.Móng Cái đã yêu cầu các cơ quan chức năng bố trí đầy đủ vật tư y tế để đáp ứng yêu cầu của người dân, du khách.

Chỉ trong 3 năm không đi du lịch, người dân TQ đã tích lũy gần 870 tỷ $ tiết kiệm. Đây là sức mua khổng lồ cho không chỉ du lịch VN mà cả du lịch thế giới. :slight_smile:

Khách Trung Quốc sẽ ‘chi tiêu trả thù’ sau 3 năm mới được du lịch Việt Nam?

Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc - thị trường đông dân nhất thế giới, đã làm tăng hy vọng về sự bùng nổ kinh doanh du lịch. Song thực tế việc thắt chặt chi tiêu khiến nhiều khách du lịch vẫn trong trạng thái “chờ xem thế nào”.

Du khách Trung Quốc góp phần thúc đẩy du lịch Việt

Tân Hoa Xã vừa đưa tin về sự kiện đón đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên tới Việt Nam sau ba năm gián đoạn vì dịch bệnh. Sự kiện được Tổng cục du lịch Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn phối hợp tổ chức ngày 15/3.

Đoàn 120 du khách Trung Quốc đã được chào đón nồng hậu tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị bằng các màn biểu diễn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, cùng nhiều món quà lưu niệm ý nghĩa, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc cho hay.

Ông Đặng Quý Lâm, 67 tuổi, đến từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, cho biết đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam. Ông sẽ thăm quan Thủ đô Hà Nội và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) “để trải nghiệm vẻ đẹp của thành phố nghìn năm văn hiến, cũng như Di sản Thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam”, ông trả lời Tân Hoa Xã.

Khách Trung Quốc sẽ ‘chi tiêu trả thù’ sau 3 năm mới được du lịch Việt Nam? - Ảnh 1.

Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam - cũng cho rằng, hợp tác du lịch là một nội dung quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngành du lịch có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam, khi lượng khách Trung Quốc quay trở lại sẽ đóng góp đáng kể cho nền kinh tế trong năm 2023.

Góp phần quan trọng nhưng khó chờ sự bùng nổ

Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến du lịch, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Năm ngoái, Việt Nam đón 3,7 triệu lượt khách quốc tế, không đạt mục tiêu đặt ra.

Nhiều nguyên nhân khiến du lịch Việt hụt hơi, trong đó có lý do nhiều doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào thị trường truyền thống nhưng các thị trường này lại chưa mở cửa do tác động của đại dịch.

Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu đón hơn 8 triệu lượt khách quốc tế. Với việc Trung Quốc cho phép Việt Nam đón khách đoàn, nhiều chuyên gia nhận định mục tiêu hút khách quốc tế năm 2023 sẽ khả thi hơn. Một số quan điểm khác kém tích cực hơn cho rằng, dù có mở cửa, song cũng không thể quá trông chờ vào sự bùng nổ từ thị trường này.
“Khách Trung Quốc sẽ chưa thể đến Việt Nam ồ ạt trong thời gian tới. Các đơn vị lữ hành đều sẽ tỏ ra cẩn trọng trong việc đưa khách ra nước ngoài, nghe ngóng, thăm dò thông tin nhiều hơn”, ông Nguyễn Tường - Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Quảng Ninh - nói với Tiền phong.

Ông Tường e ngại, xu hướng thắt chặt chi tiêu sau đại dịch của du khách Trung có thể ảnh hưởng nhiều đến toàn bộ quyết định du lịch của họ. Chưa kể, sau đại dịch, xu hướng điểm đến của du khách Trung Quốc đã thay đổi khá nhiều.

Trong bài viết “Không có sự phục hồi mạnh mẽ cho ngành du lịch Trung Quốc” vừa được đăng tải, tờ South China Morning Post (SCMP) nhận định: Sự lạc quan về khả năng phục hồi của ngành du lịch Trung Quốc thời hậu COVID-19 có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Một số lý do được chỉ ra, trong đó có việc người tiêu dùng vẫn chưa có tâm trạng chi tiêu.

Jackey Yu - Công ty tư vấn toàn cầu McKinsey nói trên SCMP: “Mùa hè, các hoạt động du lịch dự kiến chỉ phục hồi 40-50% so với mức của năm 2019. Sự phục hồi hoàn toàn sẽ không xảy ra cho đến năm sau”.

Trên toàn thế giới, du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19. Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc, thị trường đông dân nhất thế giới, đã làm tăng hy vọng về sự bùng nổ kinh doanh du lịch. Song Franco Feng - Giám đốc điều hành của công ty du lịch ở Thượng Hải - lại cho rằng: Một số nhà phân tích đã quá lạc quan. Rất nhiều khách du lịch đang “chờ xem thế nào”.

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu du lịch nước ngoài của Trung Quốc, sẽ có khoảng 110 triệu lượt người qua biên giới từ Trung Quốc vào năm 2023, chỉ bằng 2/3 so với năm 2019. Trước đại dịch, Trung Quốc là nguồn khách du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới với 170 triệu chuyến đi và đóng góp 253 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2019.

Người tiêu dùng Trung Quốc đã tích trữ khoản tiết kiệm 869,2 tỷ USD trong thời kỳ đại dịch, tăng gấp ba lần so với mức được báo cáo vào năm 2019. Hàng nghìn doanh nghiệp, từ nhà hàng, quán trà đến công viên giải trí và khách sạn kỳ vọng người tiêu dùng Trung Quốc sẽ vung tiền để “chi tiêu trả thù” trong thời kỳ hậu đại dịch. Tuy nhiên, Yin Ran - một nhà đầu tư thiên thần ở Thượng Hải trả lời trên SCMP: “Mọi người sẽ không sớm chi tiêu mạnh tay cho các mặt hàng tiêu dùng hoặc dịch vụ giải trí. Nhiều người còn không tự tin về triển vọng việc làm và thu nhập của họ”.

Theo Tân Hoa Xã, SCMP

Ông Việt sắp nổ bán gì nữa đây, sau khi nào dược phẩm, đồ bảo hộ, bia…Không lạ khi DGW sẽ phân phối thịt heo, thịt bò, phân bón, gạo, muối…Haha…Thật vãi đám chim lợn! Chu kỳ nghành bán lẻ nó đi xuống mà DGW cứ chém tung trời!

1 Likes

chu kỳ đi xuống mới có giá này chứ bác. Chứ qua hết năm khủng hoảng 2023 này thì làm gì còn giá này, doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, có tên tuổi, thị phần, đứng đầu 1 ngành mà định giá PE chỉ có 8 lần.
Trong khi DGW đang mở rộng ra đa ngành với các mảng mới được sát nhập liên tục, thì khi vào chu kì mới khả năng tăng trưởng sẽ nhanh hơn đoạn trước gấp nhiều lần, làm gì còn giá này nữa. Tầm nhìn trung hạn 3 năm tới thì khả năng x10 hiện tại trong tầm tay. Để xem mảng bia sẽ thay đổi DGW sang đa ngành như thế nào :slight_smile:

1 Likes

có tiền gom để đó ko giàu mới lạ

1 Likes