Điểm danh những doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng

,

Điểm danh những doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tuần từ 29/3-2/4

Thứ 2, 29/03/2021, 07:05

![Điểm danh những doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tuần từ 29/3-2/4

Tuần mới từ 29/3 đến 2/4/2021 có 13 doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng. Trong số đó nhà đầu tư chú ý có DIC Corp (DIG) sẽ phát hành gần 32 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 10%, có Rạng Đông Holding (RDP) phát hành 6,6 triệu cổ phiếu thưởng…

Ngày 29/3/2021: CAP, KCE

Ngày 29/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền để CTCP Nông sản thực phẩm Yên Bái (mã chứng khoán CAP) chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 40%. Thời gian thanh toán vào 28/4/2021. Như vậy với hơn 5,23 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, công ty sẽ chi khoảng 21 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.

Năm tài chính 2019-2020 (niên độ tài chính của công ty bắt đầu từ 1/0 và kết thúc vào 30/9 năm sau), công ty đạt 376 tỷ đồng doanh thu, giảm 15% so với năm trước đó. Nhờ tiết giảm sâu về chi phí nên lợi nhuận sau thuế tăng 33,8% lên trên 30 tỷ đồng. EPS đạt 5.292 đồng. Tổng LNST chưa phân phối đến 30/9/2020 đạt hơn 31 tỷ đồng.

CTCP Bê tông ly tâm Điện lực Khánh Hòa (KCE) chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 bằng tiền tỷ lệ 5%. Thời gian thanh toán 20/4/2021. Đồng thời công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2021.

Ngày 30/3/2021: DIG, VPD, CMF, SAS, DM7

Ngày 30/3/2021 là ngày giao dịch không hưởng quyền để Tổng CTCP Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp – mã chứng khoán DIG) chốt danh sách cổ đông phát hành gần 32 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 tỷ lệ 10%. Giá trị phát hành theo mệnh giá gần 320 tỷ đồng. Dự kiến sau phát hành DIC Copr sẽ tăng vốn điều lệ từ gần 3.185 tỷ đồng hiện nay lên trên 3.500 tỷ đồng.

BCTC ghi nhận, năm 2019 DIC Corp đạt 2.116 tỷ đồng doanh thu, giảm gần 10% so với năm trước đó. Còn lợi nhuận sau thuế tăng 11,7%, lên mức 372 tỷ đồng. Tổng LNST chưa phân phối đến 31/12/2019 còn hơn 390 tỷ đồng.

Năm 2020 đạt 2.489 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng hơn 16% so với năm 2019. Còn lợi nhuận sau thuế tăng gấp rưỡi, lên 642 tỷ đồng. Tổng LNST chưa phân phối đến 31/12/2020 đạt 1.022 tỷ đồng.

CTCP Phát triển điện lực Việt Nam (VPD) chi tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 4%. Thời gian thanh toán 20/4/2021. Đồng thời công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2021.

CTCP Thực phẩm Cholimex (CMF) chi tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 50%. Thời gian thanh toán 10/5/2021. Đồng thời công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2021.

CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SAS) chi tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 6%. Thời gian thanh toán 16/4/2021.

CTCP Dệt may 7 (DM7) chi trả cổ tức còn lại năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 2%. Thời gian thanh toán 12/4/2021. Đồng thời công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2021.

Ngày 31/3/2021: QST, L40

CTCP Sách và Thiết bị trường học Quảng Ninh (QST) chi tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 9%. Thời gian thanh toán 13/5/2021. Đồng thời công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2021.

CTCP Đầu tư và xây dựng 40 (L40) chi tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 12%. Thời gian thanh toán 19/4/2021. Đồng thời công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2021.

2/4/2021: RDP, BWA, DNR, HHP

Ngày 2/4 là ngày giao dịch không hưởng quyền để CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) chốt danh sách cổ đông phát hành gần 6,6 triệu cổ phiếu thưởng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ phát hành 16%. Giá trị phát hành theo mệnh giá gần 66 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ quỹ đầu tư phát triển trên BCTC năm 2019 đã được kiểm toán của công ty.

BCTC năm 2019 ghi nhận, doanh thu cả năm của Rạng Đông Holding đạt 1.991 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với năm trước đó. Còn lợi nhuận sau thuế bất ngờ đạt gần gấp 6 lần, lên 70 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty ■■ đạt hơn 43 tỷ đồng. Tổng LNST chưa phân phối đến hết năm 2019 đạt hơn 45 tỷ đồng. Ngoài ra Rạng Đông Holding còn có gần 69 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển, gần 2 tỷ đồng vốn khác của chủ sở hữu và gần 26 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.

CTCP Cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc (BWA) chi tam ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 4,5%. Thời gian thanh toán 10/5/2021. Đồng thời công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2021.

CTCP Đường sắt Quảng Nam Đà Nẵng (DNR) chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 15%. Thời gian thanh toán 10/5/2021. Đồng thời công ty cũng chốt danh sách cổ đông tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2021.

CTCP Giấy Hoàng Hà Hải Phòng (HHP) phát hành 1,17 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019. Tỷ lệ phát hành 6,5%. Giá trị phát hành theo mệnh giá 11,7 tỷ đồng.

Thái Mạnh

4 Likes

Tím hỏi giúp a xem a còi khi nào trả ct và bằng t hay giấy nhé, nếu t thì anh mang cái túi vải đi nhận, giấy thì mang hộp quẹt kaka
:smiley:

2 Likes

Chuẩn bị rồi anh ạ :grinning:

3 Likes

a còi là hay đưa ace vào đời khi hoàng hôn chưa rơi xuống … kaka

2 Likes

@Luotcungcamap! Anh chuyến này ăn đủ rồi nhé. Em là rất hên đi đâu thắng đó anh ạ.:rofl:

3 Likes

Bác cá chắc đang đi gặp bác sĩ để khâu mỏ rồi

2 Likes

IJC tầm 15% tiền mặt

1 Likes

TDC cổ tức 10%, tăng thêm 2% so với kế hoạch.

1 Likes

Ấm no quá anh. Phải đi mỹ viện chỉnh hình lại đôi môi rồi anh :rofl:

3 Likes

Ăn đu đủ rồi anh ạ :blush:

1 Likes

Only dạo này xuống phong độ ko như lúc ở f… kéo qcg nhể kaka

1 Likes

Có mấy em này em thấy ngon ai liều mình như chẳng có mua đi á. Chít đừng kêu tại số nhé: CTR, TMS, VCS…
Là lá la la la …:blush:

2 Likes

ok em
anh đi chết đây
:rofl:

1 Likes
1 Likes

Có nghề nhàn tênh, “được ăn được nói, được gói mang về”

Thứ 3, 30/03/2021, 11:24

Thế gian muôn hình muôn vẻ, không có gì là không thể xảy ra, ở chốn “thương trường” cũng vậy, ngoài những công việc rất rất bình thường ra, xung quanh ta còn tồn tại rất nhiều công việc mà bạn thậm chí còn không biết tới sự tồn tại của chúng. Điển hình là 9 công việc dưới đây

01

Người thử cầu trượt nước

Với mức lương hàng năm là 20.000 bảng Anh, một mức lương không quá cao, nhưng các ứng viên trúng tuyển lại được đi đến 20 công viên nước khác nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập… để đánh giá các đường trượt nước quy mô lớn tại các điểm tham quan khác nhau. Thử đường trượt nước, nghe có vẻ khá thú vị, nhưng nó chắc chắn đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm nhất định. Khi trải nghiệm trượt nước, người thử không chỉ vui mà còn phải phân biệt những cảm giác khác nhau mà mỗi đường trượt nước mang lại cho du khách và đưa ra ý kiến ​​của mình trong báo cáo đánh giá.

Tommy Lunch, người có 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này chia sẻ rằng đây là công việc tuyệt vời nhất trên thế giới, nó giúp anh ngày ngày được tận hưởng niềm vui thông qua trải nghiệm cảm giác mạnh và kích thích khi trượt từ trên cao xuống dưới mặt nước. Hơn 5000 lần được “chơi” cầu trược nước, không phải là cơ hội mà ai cũng có thể có được.

![9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về
"9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về

02

Nhân viên thử nước sốt chiết xuất nấm men

Nước sốt chiết xuất nấm men là một loại thực phẩm truyền thống của nước Anh. John Skelton đã có 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thử nước sốt này, trong suốt 30 năm ấy, anh đã thử qua hơn 3000 chai nước sốt. Nhiệm vụ của John đó là trước khi nước sốt nấm men rời khỏi nhà máy đi ra thị trường, anh phải là người giám định và đánh giá xem hương vị của nước sốt men có nguyên chất hay không và độ đặc của lô sản phẩm đó có phù hợp hay không.

![9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về "9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về

03

Nhân viên ôm chuyên nghiệp

Nghề nghiệp này xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm 2014, ôm thường là hành động giữa những người thân thiết với nhau, nhưng giờ đây, ôm cũng có thể trở thành một nghề để kiếm tiền. Một trang web có tên “The Penny Hoarder” từng đưa ra thống kê cho biết rằng hình thức nghề nghiệp này có thể hái ra được rất nhiều tiền, bởi lẽ để có được sự trị liệu về mặt tinh thần này, bạn sẽ phải bỏ ra từ 60-80 USD/1 giờ.

Samantha Hess, một phụ nữ đến từ Portland, Oregon, là một “giáo viên ôm”. Trước đó cô từng là huấn luyện viên thể hình, sau đó cô nghỉ việc và mở một phòng dịch vụ có tên “Hug Me”, đồng thời thuê thêm 3 “huấn luyện viên ôm” nữ để cung cấp cho khách hàng dịch vụ ôm kéo dài từ 15 phút đến 5 giờ với chi phí $ 1 mỗi phút.

![9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về
"9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về

04

Người gợi ý nước

Nếu bạn cho rằng tất cả các loại nước đều có vị như nhau, vậy thì bạn đã phạm phải một sai lầm lớn. Là người gợi ý nước uống duy nhất ở Châu Âu, Arno Steguweit làm việc giống như một người tư vấn đồ uống, anh sẽ tư vấn và giới thiệu cho khách hàng loại nước khoáng phù hợp với tiêu chuẩn và điều kiện của khách hàng.

![9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về
"9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về

05

Nhân viên thử thức ăn cho ■■■

Simon Allison, một chuyên gia thử thức ăn cho ■■■, đã nếm thử tất cả các loại thức ăn cho mèo và thức ăn cho ■■■. Anh chia sẻ rằng bản thân thực sự rất yêu thích công việc này, nhưng sau mỗi một lần thử thức ăn đó, việc nhai kẹo cao su là vô cùng cần thiết, anh còn nói vui rằng kẹo cao su giờ quan trọng với anh y như tiền vậy.

Bên cạnh đó, mức lương cho ngành nghề này cũng khá khả quan. Ở một số bộ phận giám sát chất lượng, mức lương cho người mới vào vị trí là $ 30.000 mỗi năm, trong khi lương của người kiểm tra chuyên nghiệp là $ 75.000 mỗi năm. Mặc dù công việc này có một số yêu cầu khắt khe về thời gian hoàn thành và đôi khi là có cả những “bất ngờ”, nhưng nó lại có thể mang lại sức khỏe cho thú cưng, vì vậy, đối với người phương Tây, đây là một công việc rất có ý nghĩa.

![9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về

"9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về

06

Người mẫu tay/ người mẫu chân

Tất nhiên muốn làm được nghề này thì bạn phải có một đôi tay hoặc đôi chân đẹp.

Thông thường, điều kiện tiêu chuẩn cơ bản đối với mẫu bàn tay là: ngón tay dài và thẳng, thon thả, gợi cảm, lòng bàn tay không quá rộng và không có sẹo, khớp bàn tay không quá to, không rõ lông, đường chỉ tay đẹp.

Adele Uddo đến từ California, Mỹ là một “người mẫu tay” chuyên nghiệp. Đôi bàn tay thon đẹp đã giúp cô có được mức lương trên trời lên tới 5.000 đô la Mỹ một ngày, cô thậm chí còn từng làm “thế tay” cho rất nhiều người nổi tiếng.

![9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về
"9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về

07

Nhân viên quan sát quá trình sơn khô

Nhiệm vụ công việc của Thomas Curwen là quan sát quá trình sơn khô. Anh nói rằng độ bóng và độ khô trong không khí của sơn dưới kính hiển vi sẽ có những sự thay đổi rất nhỏ, vì vậy, công việc này cũng không phải là quá nhàm chán như tên gọi của nó.

![9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về
"9 nghề nghiệp hái ra tiền lạ lùng không ngờ : Có nghề nhàn tênh, được ăn được nói, được gói mang về

08

Nhân viên thử keo cao su

Công việc này có nghĩa là nhân viên thử kẹo sẽ nhai kẹo cao su mỗi ngày để xác định mùi vị của nó và cảm nhận sự thoải mái trong miệng.

Sam, 27 tuổi là thành viên của nhóm chuyên gia về kẹo cao su và đã làm việc được 2 năm. Đẩy cánh cửa kính ra, anh bước vào phòng thí nghiệm với diện tích gần 200m2, nơi 23 người đồng nghiệp còn lại cũng đang làm việc.

Sam đến bàn thí nghiệm của mình. Trên bàn là 10 hộp nhỏ trong suốt với các loại kẹo cao su có kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau. Mỗi hộp có 5 viên, tất cả đều là những sản phẩm mới nhất được các kỹ thuật viên của công ty phát triển. Công việc của Sam hôm nay là nếm thử 50 viên kẹo cao su và điền vào báo cáo phân tích.

Sam rất hài lòng với công việc của mình, tất nhiên, anh ấy cũng rất hài lòng với mức lương hàng năm 57.500 đô la Mỹ của mình.

09

Nhân viên xem các chương trình truyền hình

Netflix là mạng Internet + TV hàng đầu trên thế giới, công ty này đã thuê nhân viên toàn thời gian chuyên xem các chương trình để đưa ra những bình luận và đánh giá về các sản phẩm của mình. Đây hẳn là một công việc rất dễ chịu.

Theo Alexx

1 Likes

Vicostone (VCS) đặt kế hoạch lãi trước thuế năm 2021 tăng trưởng 15%, lên mức 1.919 tỷ đồng

Thứ 3, 30/03/2021, 11:03

Năm 2020 Vicostone đạt 1.667 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

![Vicostone (VCS) đặt kế hoạch lãi trước thuế năm 2021 tăng trưởng 15%, lên mức 1.919 tỷ đồng.

CTCP Vicostone (mã chứng khoán VCS) công bố báo cáo thường niên năm 2020 với nhiều điểm đáng chú ý.

Kết quả kinh doanh năm 2020

Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lan rộng khắp nơi, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề, Vicostone hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao. Trong đó doanh thu thuần đạt 5.660 ỷ đồng, tăng 1,74% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.668 tỷ đồng, xấp xỉ bằng số lãi đạt được năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.428 tỷ đồng. EPS đạt 8.251 đồng. Đây cũng là năm thứ 8 liên tiếp công ty đạt mức tăng trưởng dương về lợi nhuận.

![Vicostone (VCS) đặt kế hoạch lãi trước thuế năm 2021 tăng trưởng 15%, lên mức 1.919 tỷ đồng -


“Vicostone (VCS) đặt kế hoạch lãi trước thuế năm 2021 tăng trưởng 15%, lên mức 1.919 tỷ đồng - Ảnh 1.”)

Trong cơ cấu doanh thu của Vicostone, doanh thu xuất khẩu đạt 4.223 tỷ đồng, chiếm khoảng 76% tổng doanh thu đạt được trong năm.

Một trong những sự kiện tiêu biểu năm 2020 của công ty là chiến lược nội địa hóa và tham gia vào chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào trọng yếu từ công ty ■■, tập đoàn Phenikaa, đã giúp công ty hạn chế rủi ro phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và rủi ro biến động tỷ giá, tối ưu hóa về giá thành…

![Vicostone (VCS) đặt kế hoạch lãi trước thuế năm 2021 tăng trưởng 15%, lên mức 1.919 tỷ đồng


“Vicostone (VCS) đặt kế hoạch lãi trước thuế năm 2021 tăng trưởng 15%, lên mức 1.919 tỷ đồng - Ảnh 2.”)

Kế hoạch kinh doanh năm 2021

Dựa trên những kết quả đạt được năm 2002 cũng như đánh giá, phân tích và dự báo tình hình kinh tế, xã hội, trong năm 2021 và các năm tiếp theo Vicostone sẽ đẩy mạnh tái cấu trúc trở thành đơn vị duy nhất trong tập đoàn chuyên kinh doanh sản xuất đá tấm, nguyên vật liệu đầu vào cho lĩnh vựa này. Đồng thời tiếp tục mở rộng đầu tư để nâng cao năng suất, dự kiến từ năm 2021 đến 2024 đầu tư thêm ít nhất 2 dây chuyền sản xuất đá thạch anh.

![Vicostone (VCS) đặt kế hoạch lãi trước thuế năm 2021 tăng trưởng 15%, lên mức 1.919 tỷ đồng


“Vicostone (VCS) đặt kế hoạch lãi trước thuế năm 2021 tăng trưởng 15%, lên mức 1.919 tỷ đồng - Ảnh 3.”)

Năm 2021 Vicostone đặt mục tiêu đạt 6.797 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 20,1% so với doanh thu đạt được năm 2020. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 1.910 tỷ đồng, tăng 15,1% so với lợi nhuận đạt được năm 2020.

Nguyên Phương

2 Likes

Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp

Lần đầu ông Nicolas Audier sang Việt Nam là vào năm 1993 với vai trò là một luật sư tại Audier & Partners. Ngay từ những ngày Việt Nam và EU khởi động đàm phán EVFTA, ông Nicolas đã đảm nhận vị trí Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đến khi Hiệp định đi vào hiệu lực.

![Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp.

Trao đổi với Trí Thức Trẻ bên lề hội nghị bàn tròn 3 “Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa với hiệp định EVFTA”, ông Nicolas chia sẻ rằng, ông sống ở Hà Nội cho đến năm 2008 thì chuyển vào TP. HCM. 20 năm trước, ông gặp rất nhiều người mà giờ đây, họ đã là những lãnh đạo đáng tin cậy của Việt Nam. “Đó là một vinh dự vô cùng lớn”.

![Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp.
"Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp.

Ông có nhận xét gì về làn sóng đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư lớn trên thế giới vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm vừa qua?

Theo tôi thì hiện tại, vẫn chưa thể khẳng định đây là một “con sóng lớn”. Đơn giản vì hàng loạt các dự án vừa qua chỉ là kết quả của những ý tưởng từ năm 2020. Để có giấy phép đầu tư năm 2021, các doanh nghiệp phải chuẩn bị từ năm 2019, 2020 hay thậm chí là rất lâu trước đó.

Điển hình như việc Tập đoàn Intel đầu tư thêm 475 triệu USD vào Intel Products Việt Nam (IPV) vừa qua cũng không phải là một quyết định chỉ trong ngày hôm ấy. Đúng là đã có nhiều khoản đầu tư rất lớn vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm vừa rồi. Nhưng nếu nhìn vào bức tranh rộng hơn, xu hướng này đã bắt đầu từ rất lâu trước đó.

Làn sóng này đã được thúc đẩy bởi những yếu tố chúng ta đã thấy rất rõ như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA… hay thành công trong chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Đó là những lý do chính đáng cho làn sóng này và tôi tin rằng nó sẽ còn tiếp diễn nữa.

EU là đối tác đầu tư lớn thứ 4 vào Việt Nam, song trong số các các quốc gia thành viên, chưa quốc gia nào đứng trong top 10 quốc gia có đầu tư lớn vào Việt Nam. Đâu là nguyên nhân?

Thực ra, EU là một khối có thẩm quyền về thương mại của 27 quốc gia. Do vậy, những quy chuẩn về đầu tư hay xuất, nhập khẩu, chúng ta thường gộp chung lại vào từ EU.

Nếu nhìn về khía cạnh riêng lẻ, tôi cho rằng số liệu đưa ra so sánh chưa phải là con số tuyệt đối. Lấy ví dụ Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong khối EU, nhưng thực chất rất nhiều nhà đầu tư từ Hà Lan không phải trực tiếp, mà chỉ là trung gian.

Tương tự như vậy, nhiều khoản đầu tư của EU nhưng sẽ không trực tiếp từ EU vào Việt Nam, mà thông qua các quốc gia và vùng lãnh thổ trung gian khác, như Singapore hay Hồng Kông. Thực tế, rất hiếm khi một công ty Pháp đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Ngoài ra thì hầu hết các dự án lớn đòi hỏi phải có nhiều đối tác.

Điều này cũng tương tự như khối ASEAN. Việc thúc đẩy hiệp định thương mại tự do với ASEAN để nhằm đặt các vấn đề ở cấp độ khối chứ không chỉ riêng các quốc gia trong ASEAN.

![Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp.
"Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp.

Hầu hết các dự án đầu tư của EU tại Việt Nam là 100% vốn nước ngoài. Điều này khiến liên kết giữa FDI và khu vực trong nước còn hạn chế. Làm thế nào để cải thiện vấn đề này?

Theo tôi, phần lớn các dự án đầu tư của EU tại Việt Nam là 100% vốn nước ngoài bởi các doanh nghiệp này muốn tuân thủ các quy tắc quản trị của riêng họ. Tuy nhiên điều này sẽ cần phải thay đổi, bởi các doanh nghiệp đang đạt được những thỏa thuận tại Việt Nam, hoạt động tại Việt Nam.

Thực tế, tôi cho rằng liên kết giữa FDI và khu vực trong nước đã được cải thiện nhiều. Bởi các doanh nghiệp FDI sẽ phải làm việc với các nhà cung cấp, khách hàng tại Việt Nam.

Đơn cử như nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu máy móc trong ngành dệt may thì đương nhiên phải làm việc với doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn chung, các doanh nghiệp hai bên không thể hoạt động đơn lẻ, họ đều đang ở trong chuỗi giá trị.

![Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp.
"Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp.

Trong quá khứ, Việt Nam rất thành công trong thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, da giày, gia công chế biến, chế tạo. Theo ông bây giờ Việt Nam có nên tiếp tục thu hút đầu tư vào những ngành ngày nữa không?

Theo tôi, Việt Nam nên, và thực tế đang thu hút đầu tư vào những ngành công nghệ cao hơn. Trình độ chuyên môn và kiến thức của lao động Việt Nam đã cải thiện rất nhiều. Đây chắc chắn là động lực nhằm “kéo” các dự án có giá trị gia tăng cao cho Việt Nam.

Đúng là đến nay, tỷ lệ lớn các làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài đến Việt Nam đều liên quan đến các ngành truyền thống như dệt may, da giày… Song mục tiêu cuối cùng của chúng ta đều là thu hút thêm nhiều dự án, tăng giá trị gia tăng, học hỏi thêm chuyên môn và kiến thức.

Về lĩnh vực nào Việt Nam nên thu hút đầu tư, tôi cho rằng là tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế mới. Ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay có nền tảng rất tốt cho các doanh nghiệp startup. Tôi hy vọng là ngày nào đó chúng ta sẽ có Bill Gates Việt Nam hoặc là Elon Musk Việt Nam (cười). Hoặc biết đâu chúng ta sẽ tạo ra Thung lũng Silicon.

Tuy nhiên, đây là mục tiêu không chỉ của Việt Nam. Singapore cũng muốn làm được điều này, Thái Lan cũng vậy. Bởi thế, điều quan trọng nhất là làm sao để thu hút được người tài.

![Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp.
"Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp.

Theo ông, đâu là địa phương có tiềm năng trở thành Thung lũng Silicon nhất?

Có thể ở Hà Nội, có thể ở TP. HCM, có thể ở bất cứ đâu. Điều làm nên sự thành công của Thung lũng Silicon chính là một hệ sinh thái tốt. Hệ sinh thái mà trong đó phải rất đa dạng, có ngân hàng, có các nhà đầu tư mạo hiểm, có những ý tưởng mới, có luật sư…

Như vậy, địa phương nào tạo ra được hệ sinh thái tốt thì sẽ có tiềm năng.

Lao động Việt Nam có phải là yếu tố chính thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp ngoại?

Lao động Việt Nam được đào tạo rất tốt, phần lớn nhờ vào nền giáo dục tại đây, cùng với nhiều trường đại học chất lượng cao. Nhiều người hay nói rằng đầu tư vào Việt Nam bởi vì lao động rẻ. Tôi cho rằng đây không phải là lý do chính.

Chi phí lao động không phải là bộ phận duy nhất cấu thành giá cả. Nếu xét về chi phí, bạn phải tính đến chi phí đất đai, chi phí mặt bằng, chi phí sinh hoạt… Nếu cộng tất cả vào thì những chi phí này không hề rẻ. Thế nên khi đi quảng bá thị trường Việt Nam tại châu Âu, tôi không bao giờ nói rằng: “Đến Việt Nam đầu tư đi vì thị trường lao động giá rẻ. Không đời nào!”.

Tôi nói rằng đến Việt Nam đầu tư đơn giản nếu muốn doanh nghiệp phát triển hơn. Đây là nền kinh tế năng động, bằng chứng rõ nhất là hãy nhìn vào GDP của Việt Nam trong nhiều năm qua. Chưa kể đến loạt hiệp định thương mại tự do, nền chính trị ổn định, sân bay tốt, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp… Như vậy, nếu bạn muốn kinh doanh ở châu Á, Việt Nam là điểm đến tốt nhất.

![Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp.
"Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp.

Liên quan đến các địa phương, thu hút FDI của Việt Nam vẫn chưa đồng đều, nhiều tỉnh thu nhập thấp, ít thu hút được FDI. Vậy làm thế nào để định hướng cho các địa phương này thu hút đầu tư vào những lĩnh vực đầu tư truyền thống?

Đúng là đang có sự phân bổ chưa đồng đều trong việc thu hút FDI. Nhiều nguồn vốn FDI đang đổ vào Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hòa Bình. Nhưng vấn đề ở đây là, 10 năm trước, 15 năm trước, câu chuyện về đầu tư tại các địa phương này là hoàn toàn xa lạ.

Tôi ở Việt Nam đến nay đã 30 năm. Trước đó, việc di chuyển từ Hà Nội đến Hà Giang phải mất đến 2 ngày. Bây giờ thì bạn chỉ mất 6 tiếng, hoặc 7 tiếng nếu thời tiết tốt. Điều này đơn giản bởi Việt Nam có cơ sở hạ tầng tốt hơn trước rất nhiều.

Vậy để thu hút đầu tư vào những vùng sâu vùng xa, Việt Nam chỉ cần thúc đẩy phát triển đường xá, sân bay, hệ thống nước… mà ở đây là cơ sở hạ tầng. Ví dụ như hơn 16 năm trước, Dung Quất, Quảng Ngãi là một vùng đất rất xa xôi. Nhưng hiện tại khu vực này có nền kinh tế vô cùng đa dạng.

![Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp.
“Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp - Ảnh 6.”)

Mới đây, ông đã có kiến nghị về chính sách nới lỏng, rút ngắn thời gian cách ly đối với chuyên gia đã tiêm vaccine Covid-19 khi vào Việt Nam làm việc. Đâu là cơ sở để ông đưa ra kiến nghị này?

Lý do là đến tầm tháng 6, tháng 7, khoảng 70% dân số châu Âu sẽ được tiêm vaccine. Tôi nghĩ Mỹ cũng sẽ làm như vậy, Nhật Bản cũng sẽ làm như vậy… Do đó, khi áp dụng hộ chiếu vaccine, chúng ta không nên để thời gian cách ly dài như cũ nữa. Đã hơn 1 năm, doanh nghiệp cần quay lại đà hoạt động, Việt Nam cũng cần mở cửa biên giới, các chuyến bay thương mại cũng cần phải được triển khai.

Nền kinh tế cần phải phục hồi. Chúng ta không thể lãng phí cơ hội với 70% dân số ở châu Âu được miễn dịch được.


![Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp

“Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp - Ảnh 7.”)

Về vấn đề giấy phép sử dụng đất, ông có kiến nghị gì để “gỡ vướng” cho các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam?

Hiện các quy trình cho doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đều rất hợp lý. Tuy nhiên, vế vấn đề thời gian, chúng tôi phải mất rất lâu, hàng tháng, đôi khi hàng năm để thực hiện một dự án.

Bất kỳ dự án nào cũng liên quan đến đất, dù là bạn xây dựng nhà máy, khách sạn hay các khu nghỉ dưỡng. Như vậy thì mọi doanh nghiệp châu Âu sang Việt Nam đều phải xin quyền sở hữu đất, nhưng thủ tục này lại mất rất nhiều thời gian. Đó cũng là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua các khu kinh tế, khu công nghiệp. Bởi đây là nơi họ tiếp cận thủ tục đất đai nhanh chóng hơn.

Quỳnh Lê

1 Likes

Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp

Lần đầu ông Nicolas Audier sang Việt Nam là vào năm 1993 với vai trò là một luật sư tại Audier & Partners. Ngay từ những ngày Việt Nam và EU khởi động đàm phán EVFTA, ông Nicolas đã đảm nhận vị trí Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đến khi Hiệp định đi vào hiệu lực.

Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp

Trao đổi với Trí Thức Trẻ bên lề hội nghị bàn tròn 3 “Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa với hiệp định EVFTA”, ông Nicolas chia sẻ rằng, ông sống ở Hà Nội cho đến năm 2008 thì chuyển vào TP. HCM. 20 năm trước, ông gặp rất nhiều người mà giờ đây, họ đã là những lãnh đạo đáng tin cậy của Việt Nam. “Đó là một vinh dự vô cùng lớn”.

Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp - Ảnh 1.

Ông có nhận xét gì về làn sóng đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư lớn trên thế giới vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm vừa qua?

Theo tôi thì hiện tại, vẫn chưa thể khẳng định đây là một “con sóng lớn”. Đơn giản vì hàng loạt các dự án vừa qua chỉ là kết quả của những ý tưởng từ năm 2020. Để có giấy phép đầu tư năm 2021, các doanh nghiệp phải chuẩn bị từ năm 2019, 2020 hay thậm chí là rất lâu trước đó.

Điển hình như việc Tập đoàn Intel đầu tư thêm 475 triệu USD vào Intel Products Việt Nam (IPV) vừa qua cũng không phải là một quyết định chỉ trong ngày hôm ấy. Đúng là đã có nhiều khoản đầu tư rất lớn vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm vừa rồi. Nhưng nếu nhìn vào bức tranh rộng hơn, xu hướng này đã bắt đầu từ rất lâu trước đó.

Làn sóng này đã được thúc đẩy bởi những yếu tố chúng ta đã thấy rất rõ như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA… hay thành công trong chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Đó là những lý do chính đáng cho làn sóng này và tôi tin rằng nó sẽ còn tiếp diễn nữa.

EU là đối tác đầu tư lớn thứ 4 vào Việt Nam, song trong số các các quốc gia thành viên, chưa quốc gia nào đứng trong top 10 quốc gia có đầu tư lớn vào Việt Nam. Đâu là nguyên nhân?

Thực ra, EU là một khối có thẩm quyền về thương mại của 27 quốc gia. Do vậy, những quy chuẩn về đầu tư hay xuất, nhập khẩu, chúng ta thường gộp chung lại vào từ EU.

Nếu nhìn về khía cạnh riêng lẻ, tôi cho rằng số liệu đưa ra so sánh chưa phải là con số tuyệt đối. Lấy ví dụ Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong khối EU, nhưng thực chất rất nhiều nhà đầu tư từ Hà Lan không phải trực tiếp, mà chỉ là trung gian.

Tương tự như vậy, nhiều khoản đầu tư của EU nhưng sẽ không trực tiếp từ EU vào Việt Nam, mà thông qua các quốc gia và vùng lãnh thổ trung gian khác, như Singapore hay Hồng Kông. Thực tế, rất hiếm khi một công ty Pháp đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Ngoài ra thì hầu hết các dự án lớn đòi hỏi phải có nhiều đối tác.

Điều này cũng tương tự như khối ASEAN. Việc thúc đẩy hiệp định thương mại tự do với ASEAN để nhằm đặt các vấn đề ở cấp độ khối chứ không chỉ riêng các quốc gia trong ASEAN.

Hầu hết các dự án đầu tư của EU tại Việt Nam là 100% vốn nước ngoài. Điều này khiến liên kết giữa FDI và khu vực trong nước còn hạn chế. Làm thế nào để cải thiện vấn đề này?

Theo tôi, phần lớn các dự án đầu tư của EU tại Việt Nam là 100% vốn nước ngoài bởi các doanh nghiệp này muốn tuân thủ các quy tắc quản trị của riêng họ. Tuy nhiên điều này sẽ cần phải thay đổi, bởi các doanh nghiệp đang đạt được những thỏa thuận tại Việt Nam, hoạt động tại Việt Nam.

Thực tế, tôi cho rằng liên kết giữa FDI và khu vực trong nước đã được cải thiện nhiều. Bởi các doanh nghiệp FDI sẽ phải làm việc với các nhà cung cấp, khách hàng tại Việt Nam.

Đơn cử như nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu máy móc trong ngành dệt may thì đương nhiên phải làm việc với doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn chung, các doanh nghiệp hai bên không thể hoạt động đơn lẻ, họ đều đang ở trong chuỗi giá trị.

Trong quá khứ, Việt Nam rất thành công trong thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, da giày, gia công chế biến, chế tạo. Theo ông bây giờ Việt Nam có nên tiếp tục thu hút đầu tư vào những ngành ngày nữa không?

Theo tôi, Việt Nam nên, và thực tế đang thu hút đầu tư vào những ngành công nghệ cao hơn. Trình độ chuyên môn và kiến thức của lao động Việt Nam đã cải thiện rất nhiều. Đây chắc chắn là động lực nhằm “kéo” các dự án có giá trị gia tăng cao cho Việt Nam.

Đúng là đến nay, tỷ lệ lớn các làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài đến Việt Nam đều liên quan đến các ngành truyền thống như dệt may, da giày… Song mục tiêu cuối cùng của chúng ta đều là thu hút thêm nhiều dự án, tăng giá trị gia tăng, học hỏi thêm chuyên môn và kiến thức.

Về lĩnh vực nào Việt Nam nên thu hút đầu tư, tôi cho rằng là tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế mới. Ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay có nền tảng rất tốt cho các doanh nghiệp startup. Tôi hy vọng là ngày nào đó chúng ta sẽ có Bill Gates Việt Nam hoặc là Elon Musk Việt Nam (cười). Hoặc biết đâu chúng ta sẽ tạo ra Thung lũng Silicon.

Tuy nhiên, đây là mục tiêu không chỉ của Việt Nam. Singapore cũng muốn làm được điều này, Thái Lan cũng vậy. Bởi thế, điều quan trọng nhất là làm sao để thu hút được người tài.

Theo ông, đâu là địa phương có tiềm năng trở thành Thung lũng Silicon nhất?

Có thể ở Hà Nội, có thể ở TP. HCM, có thể ở bất cứ đâu. Điều làm nên sự thành công của Thung lũng Silicon chính là một hệ sinh thái tốt. Hệ sinh thái mà trong đó phải rất đa dạng, có ngân hàng, có các nhà đầu tư mạo hiểm, có những ý tưởng mới, có luật sư…

Như vậy, địa phương nào tạo ra được hệ sinh thái tốt thì sẽ có tiềm năng.

Lao động Việt Nam có phải là yếu tố chính thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp ngoại?

Lao động Việt Nam được đào tạo rất tốt, phần lớn nhờ vào nền giáo dục tại đây, cùng với nhiều trường đại học chất lượng cao. Nhiều người hay nói rằng đầu tư vào Việt Nam bởi vì lao động rẻ. Tôi cho rằng đây không phải là lý do chính.

Chi phí lao động không phải là bộ phận duy nhất cấu thành giá cả. Nếu xét về chi phí, bạn phải tính đến chi phí đất đai, chi phí mặt bằng, chi phí sinh hoạt… Nếu cộng tất cả vào thì những chi phí này không hề rẻ. Thế nên khi đi quảng bá thị trường Việt Nam tại châu Âu, tôi không bao giờ nói rằng: “Đến Việt Nam đầu tư đi vì thị trường lao động giá rẻ. Không đời nào!”.

Tôi nói rằng đến Việt Nam đầu tư đơn giản nếu muốn doanh nghiệp phát triển hơn. Đây là nền kinh tế năng động, bằng chứng rõ nhất là hãy nhìn vào GDP của Việt Nam trong nhiều năm qua. Chưa kể đến loạt hiệp định thương mại tự do, nền chính trị ổn định, sân bay tốt, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp… Như vậy, nếu bạn muốn kinh doanh ở châu Á, Việt Nam là điểm đến tốt nhất.

Liên quan đến các địa phương, thu hút FDI của Việt Nam vẫn chưa đồng đều, nhiều tỉnh thu nhập thấp, ít thu hút được FDI. Vậy làm thế nào để định hướng cho các địa phương này thu hút đầu tư vào những lĩnh vực đầu tư truyền thống?

Đúng là đang có sự phân bổ chưa đồng đều trong việc thu hút FDI. Nhiều nguồn vốn FDI đang đổ vào Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hòa Bình. Nhưng vấn đề ở đây là, 10 năm trước, 15 năm trước, câu chuyện về đầu tư tại các địa phương này là hoàn toàn xa lạ.

Tôi ở Việt Nam đến nay đã 30 năm. Trước đó, việc di chuyển từ Hà Nội đến Hà Giang phải mất đến 2 ngày. Bây giờ thì bạn chỉ mất 6 tiếng, hoặc 7 tiếng nếu thời tiết tốt. Điều này đơn giản bởi Việt Nam có cơ sở hạ tầng tốt hơn trước rất nhiều.

Vậy để thu hút đầu tư vào những vùng sâu vùng xa, Việt Nam chỉ cần thúc đẩy phát triển đường xá, sân bay, hệ thống nước… mà ở đây là cơ sở hạ tầng. Ví dụ như hơn 16 năm trước, Dung Quất, Quảng Ngãi là một vùng đất rất xa xôi. Nhưng hiện tại khu vực này có nền kinh tế vô cùng đa dạng.

Mới đây, ông đã có kiến nghị về chính sách nới lỏng, rút ngắn thời gian cách ly đối với chuyên gia đã tiêm vaccine Covid-19 khi vào Việt Nam làm việc. Đâu là cơ sở để ông đưa ra kiến nghị này?

Lý do là đến tầm tháng 6, tháng 7, khoảng 70% dân số châu Âu sẽ được tiêm vaccine. Tôi nghĩ Mỹ cũng sẽ làm như vậy, Nhật Bản cũng sẽ làm như vậy… Do đó, khi áp dụng hộ chiếu vaccine, chúng ta không nên để thời gian cách ly dài như cũ nữa. Đã hơn 1 năm, doanh nghiệp cần quay lại đà hoạt động, Việt Nam cũng cần mở cửa biên giới, các chuyến bay thương mại cũng cần phải được triển khai.

Nền kinh tế cần phải phục hồi. Chúng ta không thể lãng phí cơ hội với 70% dân số ở châu Âu được miễn dịch được.

![Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp - Ảnh 7.](https://“Nguyên Chủ tịch EuroCham giải mã hiện tượng doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua khu công nghiệp - Ảnh 7.”)

Về vấn đề giấy phép sử dụng đất, ông có kiến nghị gì để “gỡ vướng” cho các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam?

Hiện các quy trình cho doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đều rất hợp lý. Tuy nhiên, vế vấn đề thời gian, chúng tôi phải mất rất lâu, hàng tháng, đôi khi hàng năm để thực hiện một dự án.

Bất kỳ dự án nào cũng liên quan đến đất, dù là bạn xây dựng nhà máy, khách sạn hay các khu nghỉ dưỡng. Như vậy thì mọi doanh nghiệp châu Âu sang Việt Nam đều phải xin quyền sở hữu đất, nhưng thủ tục này lại mất rất nhiều thời gian. Đó cũng là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua các khu kinh tế, khu công nghiệp. Bởi đây là nơi họ tiếp cận thủ tục đất đai nhanh chóng hơn.

Quỳnh Lê

1 Likes

Cổ phiếu Việt Nam nào hưởng lợi từ sự kiện tắc nghẽn kênh đào Suez?

Thứ 3, 30/03/2021, 11:00

Các cổ phiếu khuyến nghị theo dõi giai đoạn này gồm PVT, HAH, TMS và một số cổ phiếu ngành dầu khí.

Cổ phiếu Việt Nam nào hưởng lợi từ sự kiện tắc nghẽn kênh đào Suez?

CTCK Agriseco vừa có đánh giá tác động từ vụ tàu Ever Given chắn ngang kênh đào Suez tới TTCK Việt Nam.

Theo Agriseco, tàu Ever Given được gọi là “siêu tàu” bởi nó có chiều dài 400m và trọng tải 220.000 tấn, sau khi gặp sự cố đã mắc cạn và bịt kín 2 đầu kênh Suez. Do có kích thước trọng tải quá lớn, việc giải cứu con tàu này đã trở thành một thách thức không nhỏ, những phương án được đề ra bao gồm nạo vét đáy kênh, sử dụng tàu kéo và trong trường hợp xấu nhất là dỡ các thùng container xuống để giảm tải trọng. Thống kê đến ngày 29/03/2021, tức 6 ngày sau khi hiện tượng ách tắc diễn ra, đã có hơn 450 con tàu xếp hàng ở 2 đầu kênh chờ được lưu thông.

Kênh đào Suez là tuyến hàng hải huyết mạch quan trọng của thế giới, với Việt Nam đây là tuyến đường giao hàng tới Châu Âu và một số quốc gia tại bờ Đông Nước Mỹ. Theo thống kê năm 2020, Châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam tính theo giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều. Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2021, tình hình xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam qua Châu Âu đã ghi nhận mức tăng trung bình lần lượt là 18% và 12%. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của kênh đào Suez trong việc lưu thông hàng hóa và duy trì chuỗi cung ứng.


![Cổ phiếu Việt Nam nào hưởng lợi từ sự kiện tắc nghẽn kênh đào Suez?

“Cổ phiếu Việt Nam nào hưởng lợi từ sự kiện tắc nghẽn kênh đào Suez? - Ảnh 1.”)

Theo thông tin cập nhật mới nhất, chính phủ Ai Cập đã thông báo tàu Ever Given đã có thể nổi lại được, tuy nhiên do số lượng tàu thuyền ùn tắc từ 2 bên kênh quá lớn, vẫn còn quá sớm để có thể kỳ vọng giao thông qua tuyến hàng hải này có thể khai thông ngay được.

Cổ phiếu nào hưởng lợi từ sự kiện hy hữu này?

Agriseco cho rằng sự cố tắc nghẽn kênh Suez sẽ ảnh hưởng tới khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam tới Châu Âu, đặc biệt nếu tình hình này kéo dài, các hãng tàu có thể phải thay đổi lộ trình di chuyển qua mũi Hảo Vọng tại Châu Phi, khiến hành trình kéo dài và tăng chi phí. Điều này sẽ tác động tiêu cực lên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu do chi phí Logistic tăng đáng kể và hoạt động chuyển hàng bị trì hoãn.

Chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn có thể khiến tình trạng thiếu vỏ container rỗng vốn đã bị ảnh hưởng bởi Covid-19 càng trở nên trầm trọng, tuy nhiên đây có thể sẽ là cơ hội đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hậu cần, kho bãi và vận tải biển như TMS, HAH, VSC do thời gian lưu kho tăng lên.

Giá hàng hóa dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong ngắn hạn, đặc biệt là giá dầu dưới ảnh hưởng của việc chuỗi cung ứng sản xuất bị gián đoạn. Do vậy, Agriseco đánh giá thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều cơ hội đầu cơ đối với nhóm cổ phiếu dầu khí như PVS, PVD, PVT.

Tình trạng tắc nghẽn tại kênh đào có thể sẽ diễn ra trong nhiều ngày tới, do vậy các hãng tàu có thể sẽ phải chọn giải pháp lưu hàng trên biển. Điều này khiến các hãng tàu đối mặt với nhiều rủi ro như cướp biển, thời tiết, do vậy cước phí bảo hiểm trong thời gian tới đối với loại hình dịch vụ này có thể cũng sẽ tăng lên.

Agriseco đánh giá tình trạng tắc nghẽn tại kênh đào Suez có thể sẽ mất nhiều ngày để giải quyết, ngay cả khi tàu Ever Given nổi trở lại thì vẫn cần thời gian để giải phóng được hết số tàu đang xếp hàng. Sự kiện này đã làm ngành Logistic thế giới chao đảo, nhưng cũng có thể sẽ sinh ra nhiều cơ hội đầu cơ với các nhóm ngành như dầu khí, bảo hiểm, kho bãi. Các cổ phiếu khuyến nghị theo dõi giai đoạn này gồm PVT, HAH, TMS và một số cổ phiếu ngành dầu khí.

Minh Anh

2 Likes

Từ ngày hay nghĩ về em
A mua cp nào cũng Tím

2 Likes