Điện thắp sáng tương lai mùa Covid

:^^. :kissing_heart:

Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ năng lượng toàn cầu, có thể khiến cả thế giới phụ thuộc vào mình
20:04 | 10/08/2021

[Infographic] Arab Saudi - UAE: Quan hệ thắm thiết cũng có lúc trở mặt vì biên giới và dầu mỏ

[​IMG]
(Hình minh họa: Matt Chase/ Bloomberg )

Như cầu năng lượng khổng lồ và sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài của Trung Quốc đã làm nền tảng cho chính sách đối ngoại của Bắc Kinh trong suốt hàng thập kỷ.

Giờ đây, nhu cầu này đang thay đổi. Nhà nhập khẩu dầu mỏ và than lớn nhất trái đất muốn sử dụng nhiều năng lượng xanh hơn, tự chủ hơn về năng lượng và đã có bước tiến dài đến mục tiêu đó. Phần còn lại của thế giới sẽ phải chăm chú dõi theo.

Hiện tại, 70% điện của nền kinh tế thứ hai thế giới được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch. Trung Quốc đang nhắm đến năm 2060 sẽ tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời, hydro và nguyên tử lên 90%, Bloomberg cho biết. Kế hoạch này sẽ giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào các nước giàu tài nguyên và tuyến đường biển do những quốc gia khác kiểm soát.

Trên thực tế, sự thống trị của Bắc Kinh về nguyên liệu và sản xuất pin có thể khiến phần còn lại của thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc trong nền kinh tế xanh.

Cam kết đạt trung hòa carbon vào năm 2060 của Chủ tịch Tập Cận Bình là mục tiêu môi trường đáng hoan nghênh. Nhưng đa dạng hóa nguồn năng lượng và tăng cường hiệu quả đồng thời là các mục tiêu quan trọng về mặt địa chính trị.

Việc quay lưng với nhiên liệu hóa thạch là sự chuyển hướng sang các lựa chọn mà Bắc Kinh có nhiều khả năng kiểm soát hơn về chuỗi cung ứng.

Dĩ nhiên, Trung Quốc không thể nhanh chóng thay đổi.

Than đá, loại nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất sẽ vẫn chiếm hơn một nửa cơ cấu năng lượng của Trung Quốc vào năm 2021. Bắc Kinh sẽ tiếp tục dựa vào nhiệt điện than chừng nào tăng trưởng kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Tiêu thụ dầu của Trung Quốc cũng đang tăng. Tuy mức tiêu thụ có thể đạt đỉnh trong thập kỷ này, nhưng nó sẽ không nhanh chóng đi xuống. Khí đốt, được Bắc Kinh coi là nhiên liệu chuyển tiếp, thậm chí sẽ mất nhiều thời gian hơn để biến mất.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc có thể diễn ra nhanh hơn nhiều những gì các nhà nhà cung cấp và đối thủ đã chuẩn bị.


Đầu tiên phải kể đến Nga, quốc gia có hệ thống chính trị và kinh tế dựa nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Nga cần châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, tiếp tục tiêu thụ đủ dầu khí để bù đắp cho nhu cầu suy giảm ở những khu vực khác.

Rosneft, nhà sản xuất dầu lớn nhất nước Nga, có quan hệ với các đối tác Trung Quốc. Đầu tư từ đại lục cũng rất quan trọng đối với các kế hoạch khí đốt ở Bắc Cực. Điều gì xảy ra ở Moscow nếu Bắc Kinh chuyển hướng quá nhanh?

Tiếp theo, Arab Saudi cũng đang cạnh tranh với Nga để thành nhà cung ứng dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc. Tuy sự phụ thuộc ngắn hạn của Trung Quốc vào Arab Saudi có thể tăng lên, nhưng hậu quả chính trị của sự thay đổi nhanh hơn dự kiến từ phía Bắc Kinh sẽ rất lớn.

Cờ đến tay ai người đấy phất
Trong bối cảnh thế giới ngày càng sử dụng nhiều năng lượng xanh hơn, ảnh hưởng của Bắc Kinh sẽ mở rộng. Lấy ví dụ về cobalt, thành phần quan trọng trong pin. Doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào Congo, nguồn cung cấp cobalt lớn nhất thế giới. Tương tự với lithium, Trung Quốc chiếm gần 3/4 công suất sản xuất pin lithium-ion. Khoảng một nửa số xe điện được sản xuất tại Trung Quốc.

Tăng cường khả năng tự lực không nhất thiết dẫn đến tích trữ hay cắt đứt thương mại. Trung Quốc vẫn sẽ xuất khẩu kim loại và thành phẩm pin cho các nước phương Tây. Nhưng lúc đó vị thế đàm phán của Trung Quốc sẽ cao hơn hẳn hiện nay, Bloomberg nhận định.

Năng lượng là chất kết dính cho các mối quan hệ quốc tế, giống như việc Trung Quốc có thể cân bằng quan hệ với Iran, Arab Saudi và Israel mà không vướng vào căng thẳng chính trị tại Trung Đông.

Tuy nhiên, chất keo này đang thay đổi. Thế giới có thể vẫn cần dầu khí và than trong một khoảng thời gian – nhưng nhu cầu dành cho đồng, kền, cobalt, lithum và các khoáng chất đất hiếm cho năng lượng tái tạo cũng sẽ gia tăng.

Điều này sẽ làm thay đổi liên kết giữa Trung Quốc và các nhà cung cấp, dù trong ngắn hạn Bắc Kinh vẫn cần dựa vào các đại gia dầu khí của Arab Saudi, Nga và Brazil. Một số nước như UAE đã tìm cách đa dạng hóa sang năng lượng mặt trời và củng cố các mối quan hệ khác với Trung Quốc.

Quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu cũng có thể đổi thay. Trung Quốc chiếm khoảng 4% sản lượng dầu và khí tự nhiên của thế giới. Ngược lại, Trung Quốc khai thác gần 60% khoáng chất đất hiếm trên thế giới được sử dụng trong pin sạc của xe điện, laser, tuabin gió.

Trung Quốc đồng thời là nhà sản xuất nhôm lớn nhất và chiếm ưu thế trong hoạt động khai thác graphite được sử dụng trong pin và pin năng lượng mặt trời.

Bắc Kinh cũng có kiểm soát lớn đối với các khoảng sản ít được biết đến hơn như scandium và tungsten (vôn-fram) – tất cả đều nằm trong danh sách tài nguyên quan trọng với kinh tế của Liên minh châu Âu.

Tham vọng năng lượng xanh của Trung Quốc có thể dẫn đến các nguồn xung đột mới. Thủy điện là bộ phận quan trọng với kế hoạch đạt trung hòa carbon vào năm 2060. Xây đập trên sông là cách nhanh chóng để sản xuất năng lượng sạch.

Nhưng vị trí ở thượng nguồn của Trung Quốc trên các con sông ở cao nguyên Tây Tạng có thể trở thành rắc rối đối với những nước láng giềng ở hạ nguồn như Việt Nam.

Trung Quốc đã chuẩn bị cho tương lai của năng lượng. Các nước khác cũng nên làm vậy.

1 Likes

điện có thể kết nạp thêm TTA GEX vào danh mục được rồi :smiley:

4 Likes

HID cuối cùng cũng CE, ace canh múc PC1 CNG được rồi đấy

4 Likes

Lại nóng câu chuyện niken và liên quan vật liệu chế tạo Pin xe điện :dancer:
Các nhà sản xuất xe điện và pin EV đang đang “đau đầu” với lithium, coban và niken khi các nguyên liệu quan trọng này có nguy cơ tăng giá nhanh trong những năm tới.
https://m.cafef.vn/khong-chi-thieu-…ng-xe-dien-cua-vingroup-20210816102000435.chn

1 Likes

Mỹ phản đối các ngân hàng MDB tham gia dự án nhiên liệu hóa thạch
Minh Hằng (Theo Reuters) 13:33’ - 17/08/2021

BNEWS Mỹ sẽ phản đối các ngân hàng phát triển đa phương (MDB) tham gia các dự án nhiên liệu hóa thạch, trừ một số cơ sở khí đốt tự nhiên ở hạ nguồn ở các nước nghèo.
[​IMG]Mỹ phản đối các ngân hàng MDB tham gia dự án nhiên liệu hóa thạch. Ảnh minh hoạ: EPA
Bộ Tài chính Mỹ ngày 16/8 đã ban hành hướng dẫn tài chính năng lượng mới cho các ngân hàng phát triển đa phương (MDB), đồng thời cho biết Washington sẽ phản đối các ngân hàng này tham gia các dự án nhiên liệu hóa thạch, trừ một số cơ sở khí đốt tự nhiên ở hạ nguồn ở các nước nghèo.
Hướng dẫn mới từ Bộ Tài chính Mỹ, cổ đông đóng góp lớn nhất trong các ngân hàng phát triển lớn trong đó có ngân hàng World Bank Group (WBG) và Ngân hàng Phát triển châu Phi, ưu tiên tài trợ cho các lựa chọn năng lượng tái tạo và “chỉ xem xét đến nhiên liệu hóa thạch nếu các lựa chọn ít phát thải carbon hơn không khả thi.”
Trong hướng dẫn trên, Bộ Tài chính Mỹ cho hay Bộ sẽ “phản đối mạnh mẽ” các dự án liên quan tới than trên toàn bộ chuỗi giá trị than từ khai thác, vận chuyển đến phát điện.

Hướng dẫn cũng ủng hộ việc Ngân hàng Phát triển châu Á triển khai kế hoạch mua lại các nhà máy nhiệt điện than và sớm đóng cửa các nhà máy này. Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh sẽ ủng hộ MDB hỗ trợ cho các dự án ngừng vận hành than.
Hướng dẫn mới này được ban hành sau cuộc họp giữa những người đứng đầu các ngân hàng phát triển với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hồi tháng 7/2021.

Tại cuộc họp này Bộ trưởng Janet yêu cầu các MDB nhanh chóng điều chỉnh danh mục các ngân hàng tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu 2015, đồng thời phát triển các kế hoạch tham vọng nhằm huy động vốn tư nhân để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hướng dẫn này, nhằm giúp các ngân hàng đạt được những mục tiêu đó, cũng nêu quan điểm của Bộ Tài chính về việc Bộ này không ủng hộ các dự án khí đốt tự nhiên “thượng nguồn”, chẳng hạn như tìm kiếm, thăm dò, khai thác , nhưng có thể hỗ trợ các dự án khí đốt tự nhiên ở “trung nguồn” (vận chuyển, lưu trữ, phân phối) và hạ nguồn (quá trình làm ra các chế phẩm) ở các nước nghèo, mà đáp ứng các mục tiêu của Hiệp hội Phát triển Quốc tế của Ngân hàng Thế giới (WB)./.

1 Likes

Các nước ASEAN bắt đầu “cai nghiện” nhiên liệu hóa thạch
Hữu Chiến (TTXVN Tại Jakarta) 20:00’ - 16/08/2021

BNEWS Các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đã bắt đầu rời xa dầu mỏ, than đá và các tài nguyên gây ô nhiễm khác.
[​IMG]Nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu ngừng đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng hóa thạch. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo tờ Nikkei Asia, các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đã bắt đầu rời xa dầu mỏ, than đá và các tài nguyên gây ô nhiễm khác, xuất phát từ lực đẩy toàn cầu nhằm cắt giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Tổng công ty điện lực Perusahaan Listrik Negara (PLN) của Indonesia đã cam kết ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới và có kế hoạch chuyển công suất than hiện nay sang năng lượng tái tạo từ năm 2025-2060.
Quá trình chuyển đổi dự kiến sẽ gặp nhiều thách thức tại Đông Nam Á, nơi nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò trung tâm trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng đang bùng nổ.
Đặc biệt, ngành công nghiệp khai thác than đá là một trụ cột kinh tế của Indonesia, vốn đã tích cực khai thác nguồn dự trữ khổng lồ để đáp ứng nhu cầu điện năng của mình.
Theo Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia, 48% năng lượng của quốc gia này có nguồn gốc từ than đá. Đây có thể là một yếu tố cản trở Jakarta cam kết đạt mục tiêu trung hòa carbon giống như nhiều nền kinh tế lớn khác.
Xu hướng hiện nay là “quay lưng” với than đá. Công ty thương mại Mitsui & Co. của Nhật Bản đã công bố kế hoạch bán cổ phần một nhà điều hành các nhà máy nhiệt điện chạy than ở Indonesia, trong khi chính phủ nước này đang xem xét đánh thuế carbon.
Trong bối cảnh Indonesia bổ sung thêm nhiều năng lượng tái tạo vào hỗn hợp năng lượng của mình, nước này cũng đang tìm cách phát triển ngành công nghiệp xe điện (EV) trong nước.
Hiện nay, tỷ lệ sở hữu ô tô chạy bằng xăng ngày càng tăng khiến nhập khẩu dầu mỏ tăng vọt và Chính phủ Indonesia hy vọng việc chuyển đổi sang EV có thể giúp làm giảm tiêu thụ sản phẩm nhiên liệu hóa thạch này.
Hiện chính quyền Indonesia đang khuyến khích các công ty thuộc khu vực tư nhân đầu tư xây dựng các trạm sạc dành cho EV, với mục tiêu dự kiến xây mới 168 trạm sạc vào cuối năm nay.
Jakarta đang tìm cách nâng tỷ lệ EV lên mức 20% tổng doanh số bán xe ô tô mới vào năm 2025, đồng thời hy vọng thu hút các công ty nước ngoài sản xuất pin EV tại nước này nhờ nguồn dự trữ nickel dồi dào.
Các xu hướng tương tự đang diễn ra trên toàn khu vực. Thái Lan đang soạn thảo kế hoạch trung hòa carbon để trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới.
Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu nâng sản lượng EV lên 30% tổng sản lượng ô tô vào năm 2030, thậm chí có thể đặt mục tiêu tham vọng hơn trước COP26.

Bangkok cũng đang xem xét yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo lượng phát thải khí nhà kính và bắt các công ty không tuân thủ phải nộp phạt. Theo truyền thông địa phương, Cơ quan Phát điện Thái Lan (EGAT) mới đây đã “đóng băng” kế hoạch xây dựng hai nhà máy nhiệt điện chạy than mới.
Tại Việt Nam, các ưu đãi thuế dành cho EV cũng đang được xem xét, bao gồm cả việc cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô. Tập đoàn Vingroup đang xây dựng dòng EV của riêng mình với kế hoạch bán hàng bắt đầu vào tháng 11 tới.
Nhiều nhà quan sát cho rằng các nước Đông Nam Á sẽ gặp khó khăn trong việc loại bỏ than đá trong bối cảnh nhu cầu năng lượng đang tăng vọt. Hồi năm 2019, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu nhiên liệu của khu vực này sẽ tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2018-2040.

Trong bối cảnh đó, sự hỗ trợ của quốc tế sẽ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. Hồi tháng Sáu vừa qua, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp 10 tỷ USD cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tài trợ cho các nỗ lực cắt giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính./.

2 Likes

TÍCH lũy đã xong, ace chú ý vào vòng mới nhé :slight_smile:

7 Likes

Năng lượng tái tạo là xu thế của cả thế giới :slight_smile:

Sản lượng điện mặt trời của EU đạt mức cao kỷ lục

06:00 | 19/08/2021

Chia sẻ

Tổ chức độc lập về khí hậu Ember ngày 18/8 cho biết, nguồn cung điện mặt trời ở Liên minh châu Âu (EU) trong tháng 6 và tháng 7 đã tăng lên mức cao kỷ lục của năm 2021, chiếm đến 10% sản lượng điện của khu vực này.

Theo số liệu từ Ember, 27 quốc gia EU đã sản xuất lượng điện đạt gần 39 terawatt-giờ (TWh) từ các tấm quang điện trong tháng 6 và tháng 7, tăng 10,9 TWh so với năm 2018.

Ngoài ra, sản lượng điện mặt trời ở 27 nước EU trung bình tăng 14 TWh/năm trong năm 2019 và 2020, và được dự đoán sẽ duy trì mức tăng này trong năm 2021. Tuy nhiên, con số nói trên cần phải tăng hơn gấp đôi lên 30 TWh/năm để EU có thể đạt được các mục tiêu khí hậu vào năm 2030.

Báo cáo của Ember cho biết các mức sản lượng điện mặt trời kỷ lục mới cũng được ghi nhận tại 8 nước EU. Trong đó, sản lượng điện mặt trời của Đức đã tăng từ 11,5 TWh năm 2018 lên 13,4 TWh, chiếm 17% tổng sản lượng điện của nước này trong mùa Hè năm 2021, tỷ trọng cao nhất trong khu vực.

Bên cạnh đó, sản lượng điện mặt trời của Tây Ban Nha đã tăng hơn gấp hai lên từ 3,1 TWh năm 2018, lên 6,4 TWh năm 2021, chiếm 16% tổng sản lượng điện của nước này. Đây là mức tăng trưởng sản lượng điện mặt trời cao nhất trong khu vực EU.

Tuy nhiên, tổng sản lượng điện từ các tấm quang điện của EU vẫn thấp hơn nguồn cung điện từ than đá, vốn chiếm 14% ở khu vực này trong tháng 6 và tháng 7 năm 2021.

Trong gói các chính sách về khí hậu, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất cải cách các quy định về năng lượng tái tạo. Trong đó, EC đặt ra mục tiêu đến năm 2030, khối này phải tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo từ khoảng 20% năm 2019 lên 40% tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng.

5 Likes

Rất nhiều DN bắt đầu khó khăn, họ cần dòng tiền để duy trì sản xuất kinh doanh. Đó là lý do vì sao điện là phòng thủ sẽ chuyển sang tấn công ngay trong dịch bệnh và khi nền kinh tế tăng tốc trở lại :slight_smile:

Công ty Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, HoSE: AGM) công bố Nghị quyết HĐQT tạm hoãn trả cổ tức năm 2020 để tập trung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

2 Likes

Có PC1 theo anh

điện đang tỏa nắng các cụ nhể, thú vị thú vị :smiley:

5 Likes

lây không gáy, view giá 2 điện top 1 cho những ai đang cầm có thêm niềm tin :slight_smile:
PC1 hướng đến 34-36
TV2 hướng đến 56-60

3 Likes

Phải bắn tym cái vì cùng tàu pc1 (đã 1 thì k có ai là 2):rofl::rofl::rofl:

sắp xếp có ẩn ý cả đấy chú, thôi ngắm cái xe điện của a Vượng đi. Xem mỏ niken nhanh còn bán cho a V làm pin xe điện:))

1 Likes

VinFast VF e34 lần đầu lộ hình ảnh nội thất

NGƯỜI ĐẸP VÀ XE Thứ Năm, 19/08/2021 12:16:28 +07:00

Những hình ảnh đầu tiên về khoang nội thất của mẫu xe điện VinFast VF e34 xuất hiện.

Hình ảnh nội thất của mẫu SUV chạy điện VinFast VF e34 lần đầu xuất hiện trên mạng xã hội. Trước đây, VinFast VF e34 khi chạy thử trên đường đều được ngụy trang kỹ lưỡng và chưa từng để lộ khoang lái.

VinFast VF e34 lần đầu lộ hình ảnh nội thất - 1

Mẫu xe thử nghiệm của VinFast có nội thất màu biege. (Ảnh chụp màn hình).

Theo một nguồn tin riêng, chiếc VF e34 được ghi hình lại là model thử nghiệm ở giai đoạn đầu. Mẫu ôtô điện này sẽ được VinFast hoàn thiện trong thời gian tới qua nhiều phiên bản nữa trước khi đưa vào thương mại vào cuối năm nay. Rất có thể mẫu xe này sẽ còn thay đổi nhiều về thiết kế nội thất cho tới khi có bản thương mại.

So với hình ảnh phác thảo thiết kế, nội thất của chiếc VinFast VF e34 thử nghiệm gần như giống hệt. Có thể nhận thấy mẫu SUV có bảng đồng hồ tốc độ kỹ thuật số, tay lái bọc da tích hợp nút chức năng, màn hình thông tin giải trí trung tâm nằm dọc và cụm núm xoay chuyển số.

Trong hình ảnh ghi lại từ phía sau cabin, hàng ghế đầu có thiết kế theo phong cách thể thao với phần tựa đầu nối liền vào tựa lưng. Không gian dành cho hàng ghế thứ 2 khá tốt và hành khách ngồi sau có được hốc gió phụ.

VinFast VF e34 lần đầu lộ hình ảnh nội thất - 2

Hàng ghế sau của VinFast VF e34 có không gian tốt. (Ảnh chụp màn hình).

Ghế ngồi, bảng tablo và tapi cửa của chiếc VF e34 chạy thử được bọc da màu beige. Đây là một trong 2 màu nội thất người mua xe có thể tùy chọn, bên cạnh màu đen. Còn với ngoại thất, VinFast cung cấp 8 màu sơn để khách hàng chọn khi đặt cọc VF e34.

Hãng xe Việt Nam cho biết VF e34 là mẫu SUV đô thị nằm ở phân khúc C. Xe được trang bị một động cơ điện đặt ở cầu trước, thông số công suất tối đa 148 mã lực (110 kW) và mô-men xoắn cực đại 242 Nm.

Cụm pin của VinFast VF e34 có dung lượng 42 kWh, cho phạm vi di chuyển khoảng 300 km khi sạc đầy. Xe có hỗ trợ công nghệ sạc nhanh 15 phút để đi được quãng đường 180 km.

Khách hàng đặt trước VinFast VF e34 được nhà sản xuất gửi video cảm ơn ngày 17/8. (Ảnh chụp màn hình).

Dự kiến, VinFast VF e34 được xuất xưởng vào tháng 11 tới đây và bàn giao đến những khách hàng đã đặt cọc trước. VinFast cho biết đến cuối tháng 7, đã có 25.000 đơn đặt hàng cho VF e34. Mẫu ôtô điện đầu tiên của Việt Nam có giá đề xuất 690 triệu đồng.

1 Likes

Chắc a biết tin này rồi: đang đề xuất BTC giảm 50% thuế trước bạ đối vơisxe điện ạ:innocent::blush:

Chắc phải bán con mó nìng! Sang đi xe điện cho giảm CO2. “Pc1- 2021-2023- sự trở mình” :ok_hand::clinking_glasses:

nói chung càng nghiên cứu về PC1 càng tượng nhiều cái phía sau như liên kết đội bán phôi thép + gang CBI , Sở hữu mỏ niken …
còn mấy cái lộ thiên thủy điện + điện gió chắc ai cũng biết :smiley:

2 Likes

Hay quá, tôi đang ôm BCG, ASM và đang nghiên cứu thêm PC1 vì PC1 có thêm mảng xây dựng hạ tầng truyền tải cũng được hưởng lợi nhiều:D