Em cũng chưa vô bác ơi.
Nhịp vừa rồi bật kiểu chữ V khó chơi quá à
Em cũng chưa vô bác ơi.
Nhịp vừa rồi bật kiểu chữ V khó chơi quá à
Trừ đầu tư công vẫn là câu chuyện chính thì việc nước bạn Trung mở cửa trở lại sớm cũng sẽ là điều cần theo dõi kỹ. Đặc biệt gần đây có nhiều động thái nới lỏng thấy rõ ở một số tỉnh thành không có số Covid mắc mới cao.
Với giả định các hoạt động kinh tế của Trung Quốc bình thường hóa từ quý 3/2023, tiêu thụ thép của nước này sẽ tập trung vào nội địa. Theo đó, mặt bằng giá thép có thể diễn biến dao động quanh mức hiện tại trước khi tăng dần từ giữa năm 2023 nhờ nhu cầu trở lại tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ và cạnh tranh từ Trung Quốc giảm.
Bác Long nhiều lần nhấn mạnh rằng HPG chỉ làm những gì mà thị trường cần thôi.
Mà cũng cần nhấn mạnh rất ít nhà máy đầu tư quy mô lớn như Dung Quất lại có lãi trong năm đầu hoạt động theo chia sẻ của bác Long.
Mình vẫn tin rằng “phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi”.
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nhu cầu HRC của Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 12 triệu tấn/năm. Cả Formosa và Hòa Phát có thể cung ứng cho thị trường khoảng 8 triệu tấn/năm, nghĩa là mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu nội địa, chưa kể thị trường xuất khẩu. Đó cũng là cơ sở để Tập đoàn Hòa Phát đầu tư, triển khai dự án Khu liên hợp 2 với quy mô công suất dự kiến 5,6 triệu tấn HRC/năm, trên diện tích 284ha, tổng vốn đầu tư 85 nghìn tỷ đồng. Dự kiến khi hoàn thành dự án vào năm 2025, năng lực sản xuất thép của Hòa Phát sẽ đạt 14 triệu tấn/năm; trong đó, HRC là 8,6 triệu tấn/năm.
Mình là kẹp từ năm ngoái bác à. Ha ha
Thế chắc bác trở thành cổ đông dài hạn rồi ha
Dòng đời đẩy đưa bác . Hơ hơ
Dù có ý dưới đây hay thể hiện vị thế hàng đầu của Hòa Phát song không thể phủ nhận rằng cầu tiêu thụ vẫn đang khó, ít nhất đến giữa 2023, khi mà thị trường BĐS còn trong cú điều chỉnh.
Đặc biệt, Tập đoàn Hòa Phát đã tiên phong chế tạo ra các dòng thép cuộn chất lượng cao, thay thế hàng nhập khẩu, phục vụ sản xuất thép dự ứng lực, thép rút dây, thép làm tanh lốp ô tô, lõi que hàn, đinh vít.
Viết hay quá! Thanks!
Kinh tế tuần hoàn vốn đã là xu hướng mà cách doanh nghiệp niêm yết triển khai mấy năm nay.
Thí dụ VNM dưới đây tận dụng hệ thống Biogas để tiết kiệm năng lượng cũng hay, phân bò tính ra cũng có nhiều ích lợi chứ đùa.
HPG làm thép, ngành công nghiệp “nặng” khỏi bàn, song cũng áp dụng hay phết.
Nhờ công nghệ lò cao (BOF) tiên tiến, họ tận dụng được lượng nhiệt dư từ luyện thép, biến nhiệt năng thành điện năng, thành ra cũng bớt tiền điện cho nhà máy.
Trước mắt làm như vậy cũng tối ưu được chi phí. Còn về dài các quỹ đầu tư cũng để ý do có xu hướng đầu tư theo chuẩn ESG.
Còn kinh tế tuần hoàn với kinh tế tuyến tích khác nhau ra sao có lẽ bàn “ba ngày, ba đêm” vẫn chưa hết vậy.
Vẫn là câu chuyện cũ liên quan đến (1) đầu vào: quặng cùng than cốc hạ nhiệt dần trong khi (2) đầu ra: BĐS Việt lẫn Trung đều ảm đạm kéo theo giá bán chẳng tăng nổi.
Có điều bên Trung nới lỏng giãn cách song tâm lý dân chúng khá sợ. Bữa mình coi Bloomberg đưa tin thấy đường phố ở Bắc Kinh vẫn vắng tanh.
Đà này thì Thép như HPG, HSG và NKG vẫn khó đến hết năm sau vậy.
Lúc làm Thép khó thì lại có thêm câu chuyện để kể, nay về trứng gà - mảng vốn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu thu của HPG.
Trứng gà có DBC sở trường rồi. Giờ lên kệ của Winmart thấy có cả hai.
Cần nhấn mạnh rằng tính cạnh tranh ngành cực kỳ cao, thậm chi đến từng xu vì người tiêu dùng đâu có phân biệt được trứng nào bổ hơn trứng nào thành ra họ chọn lô rẻ hơn.
Thỉnh thoảng mấy ông CTCK cũng ví von hay phết
“Hiện tại Hoà Phát đang bước vào giai đoạn đầy khó khăn, như ‘dây cung đã căng hết cỡ’"
Đúng là thị trường BĐS ảm đạm thật, kéo theo chẳng nhiều bên lo mua thép xây dựng từ HPG hay các bên khác nữa.
Song nói thị trường BĐS “khủng hoảng” thì không hợp lý lắm. “Cú điều chỉnh” phù hợp hơn.
Timing đến giữa 2023 mọi thứ dần cải thiện. Còn BĐS Trung Quốc năm sau lại chưa có tín hiệu khởi sắc cho lắm.
Hẹn HPG tầm đầu 2024 vậy
Vừa rồi có tin đồn HSG hay NKG lại lỗ tiếp trong Q4.
Chưa biết tính xác thực thế nào, bằng giờ tháng sau có báo cáo thì biết liền.
Song nhìn nhận công bằng nhìn nhận rằng đến cả ông trùm bao trọn cả chuỗi giá trị ngành thép, từ nhập than với quặng về luyện rồi đúc với cán, như HPG còn đang yếu thì chưa chắc mấy anh nhỏ còn lại khỏe ngay được.
Đấy, như anh SMC dưới đây dù “tự tin đặt kế hoạch” năm mới song có được 150 tỷ trên giấy, còn so với 2021 thì là hơn 900 tỷ lời sau thuế cơ mà.
HPG vẫn ca bài “Khó” của Nam Cường rồi.
KIS nhấn mạnh, không có ngoại lệ trong bối cảnh thị trường ảm đạm đối với ngành thép. Đối với HPG, việc giá HRC cải thiện gần đây nhờ tâm lý thị trường tốt hơn từ Trung Quốc có thể hỗ trợ tốt cho kết quả hoạt động của công ty trong năm 2023. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào duy trì ở mức thấp có thể cải thiện được biên lợi nhuận.
Thanh tra thuế thì doanh nghiệp lớn hay nhỏ nào chẳng dính.
Chưa có kết luận chính thức thì chưa cần lo lắng chi.
Cần nhớ thế này: Riêng nhà máy Dung Quất Hải Dương đã đóng thuế nhiều thứ 25 Việt Nam này.
Doanh nghiệp làm càng lớn thì thuế má càng phải đàng hoàng.
HPG có điều làm phần giải phóng mặt bằng cho dự án DQ2 chậm quá. Còn đến hơn 13ha chưa xong.
Sở dĩ có điều này do mấy khu tái định cư như Cà Ninh hay Vạn Tường chưa xong thành ra dân dọn đi cũng chưa biết ở chỗ nào cả.
Biết đâu trong cái rủi có cái may: hoãn tiến độ đưa vào vận hành nhà máy lại né được cơn suy thoái của ngành hiện nay vậy.
Đọc đến câu “Ấn Độ sản xuất phần lớn lượng thép mà nước này sử dụng” mà chán.
Đúng là có kỳ vọng cầu từ thị trường này lên gần 200 triệu tấn - so với tầm 120 triệu tấn hiện nay - do Chính phủ Ấn đầu tư công.
Song cầu thế này chẳng đáng vào đâu so với 914 triệu tấn thép mà “người bạn láng giềng Phương Bắc ta” Trung Quốc tiêu thụ cả.
2023 vẫn là một năm khó của ngành thép. Tôn mạ như HSG hay NKG có lẽ càng khó hơn.
Theo WSA, trong năm 2022, nhu cầu thép toàn cầu suy giảm lần đầu tiên sau 7 năm ở mức 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, và tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ vẫn ở mức yếu, chỉ 1% trong năm 2023. WSA là tổ chức đại diện cho 64 nước, chiếm khoảng 95% tổng công suất thép toàn cầu.
Quả thực về ngắn thì biến động cổ phiếu phụ thuộc yếu tố dòng tiền.
Đôi khi có những sự kỳ vọng phi lý để rồi cổ phiếu cũng “chạy”.
Tâm lý thị trường là vậy song về dài thì thị giá trên sàn luôn xoay quanh yếu tố nội tại.
Thành ra khi báo cáo Q4 cuối tháng này ra mà một số DN Thép lại giảm sàn mấy phiên cũng là điều không khó hiểu.
Cần nhớ một bên dự phóng cả HSG và NKG cộng dồn lỗ gần 2 ngàn tỷ trong Q4.
Dẫu gần đây HPG có thông tin sản xuất được dòng thép đạt tiêu chuẩn Anh Quốc và thép để làm tanh lốp xe song vẫn không thể phủ nhận thực tế.
Thị trường BĐS vẫn đang ảm đạm trong khi tầm 90% đầu ra của ngành thép phụ thuộc vào đây.
Một số DN tổng kết lại 1 năm tài chính yếu kém. Điển hình như HSG với niên độ tài chính sớm hơn bình thường 1 quý cho thấy LN “bốc hơi” tới 94%.
Kỳ vọng từ thị trường Ấn độ song thực tế thị trường này tiêu thụ như “muối bỏ bể” so với người bạn Trung . BĐS bên Trung hiện cũng khó thành ra…
“Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố, trong ba quý đầu năm, tổng sản lượng tiêu thụ gang là 781 triệu tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái; sản lượng thép là 656 triệu tấn, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.”
HPG về 3X trong 1 tháng tới có khả thi ??? 37t với cục nợ 10 tỷ! Lần này tôi chọn CK để về bờ. Hãy cùng tôi về bờ! - #130 bởi buivinhhieu