Đoản khúc cuộc đời

Để em thử trên máy tính

2 Likes

Vâng ạ. Em đọc sóng thấy dễ hiểu mà bác, bác dùng cách đơn giản như bác chủ hướng dẫn ạ, em thấy cách sử dụng sóng Elliott với Fibonacci và Volume profile của bác chủ rất tuyệt ạ. Bác cứ đo sóng quá khứ để đúc rút kinh nghiệm như bác chủ nói ạ.

2 Likes

Cảm ơn bác ạ. Em thấy bác chủ nói gì không hiểu là gg search ạ, không hiểu nữa thì em mới nhờ đến bác chủ. Bác chủ nhận xét gì em ngâm cứu bản vẽ của bác ấy rất kỹ ạ. Nhờ đấy mà em chọn được thêm mã cho em theo dõi và vào đánh sóng ạ.

3 Likes

Nhờ bác Nam xem giúp e ANV và IJC ngắn hạn ạ

3 Likes

Vâng anh

1 Likes

Em theo dõi cái này, ANV thì anh nói rồi, mặc dù thủy sản Trung Quốc cấm Nhật nhưng thị phần không có nhiều thay đổi, ngành cơ bản vẫn khó khăn, cần theo dõi sát hơn để xem nó có thể mở rộng được không, đánh sóng thì cố gắng kỷ luật.
IJC: Sóng 3 đạt fibo ext tính toán 1.618 (17.1k), lệch chút so với thực tế. Nó điều chỉnh sau chia và chưa cập nhật nên lịch sử có vấn đề chút, anh chỉnh định lại rồi nên sử dụng bản vẽ không cần chỉnh định. Quan sát nhịp chỉnh, có thể đã gần đạt tới hạn nhịp 1 trong sóng 5. Xác suất đi thêm nhịp chỉnh nữa thì thấp hơn.

Bản vẽ IJC cũ chưa hiệu chỉnh nên hơi lệch:

ANV: Chưa vượt qua được cản 35.5k, xác suất đi theo nhịp đen cao hơn, còn lại quan sát. Xanh blue là bản vẽ trước.

2 Likes

E cảm ơn a ạ

1 Likes

Em chào anh Nam, anh cho em xin nhận xét về mã PVC với ạ.

2 Likes

Em quan sát sóng, xác suất đi sóng 5 cao hơn.

5 Likes

Em cảm ơn anh ạ. E chúc anh và gia đình kì nghỉ vui vẻ, hạnh phúc nha.

:rose:

2 Likes

Bác chủ cho em hỏi ạ, em phân tích sóng từ đáy 1149 đến bây giờ đang ở sóng 3 phải không ạ. Chỉ số vượt vùng 1217 như các kịch bản bác đưa ra, vậy có phải là xác suất tạo đáy 4 ở 1149 rồi không ạ?

1 Likes

Xác định đi hướng tích cực xác suất cao hơn, chỉnh định lại sóng quá khứ, sóng 4 và 5 đỏ đi tốc nhanh, phân tích cấu trúc sóng có thể tính như hình bên dưới. 3 tròn đen đã vượt vùng đánh dấu và vượt 1213 mức cấu trúc hồi abc, tạm coi 3 đen là đỉnh thì có các tính toán sóng 5 tròn đen. Sóng 5 tròn đen và 5 cam đều sử dụng hai phương pháp tính sóng 5, hai phương pháp đều cho kết quả tương tự, 4 cam đã xác định, 4 đen chưa xác định và mới là giả định. Diễn biến các phiên tiếp theo quan sát và chỉnh định sóng theo diễn biến.

Giả sử 5 tròn đen đạt ở 1242 và đi vào nhịp chỉnh 2 theo xanh biển thì có 3 mức hỗ trợ tương ứng các mốc fibo retr đáy 1 đỉnh 5 đen. Các mốc đánh dấu sóng quá khứ đều tương ứng với các mốc fibo retr, đó gọi là yếu tố lịch sử, dấu vết trên biểu đồ, sinh ra hỗ trợ kháng cự. Nếu thủng đáy 1149, khi đó cấu trúc thay đổi và trường hợp này đang xác suất thấp.

Phân tích cùng với trend probability, xem lại với chế độ replay:
Khi tạo đáy 5 đỏ, xác suất hồi lên 1192 là 75%

Khi tạo đỉnh 1 tròn đen thì đi nhịp chỉnh, xác suất thủng đáy cao hơn và có các mốc cần quan sát, mốc đầu tiên là 1167 không thủng và đã tạo đáy 2 tròn đen.

Đến lúc này sóng lên có xác suất cao hơn về 1131, xác suất lên 1236-1234 là 83%.

Khi tạo đỉnh 1 cam, xác suất chỉnh tính là 100% tạo đáy 2 cam

Khi vượt qua đỉnh 1 cam, xu hướng bắt đầu chỉ về nhịp chỉnh cùng với xác suất nhưng vẫn nhỏ hơn 83%.

Tiếp tục di chuyển đi lên tạo đỉnh 3 cam, xác suất đi 4 cam vẫn nhỏ hơn 83% và thực tế sóng 4 cam chỉnh không về mức 1187 (thực tế là 1197).

Cuối cùng, khả năng sóng 3 tròn đen tạo đỉnh, xác suất đang chỉ về 1195 với xác suất thấp hơn 83%, vậy xác suất lên sóng 5 tròn đen cao hơn:

5 Likes

E chào a Nam. Hiện tại VCS đã chọn đi đường lên ạ. E có thể tham khảo a Nam sóng chính của nó được ko ạ. Vì e thấy sóng càng ngắn thì nó càng dễ sai ạ. Sóng dài it sai hơn và điểm mua khi nó giảm theo sóng chính cũng dễ mua hơn do nó giảm lớn và rõ ràng hơn sóng nhỏ ạ.

1 Likes

Sóng tích cực nhất đây, khi đó giả sử đáy 2 đã tạo, giờ đang trong sóng 3 của Cycle tiếp theo, Cycle 3 này có sóng I-V (hai hình dưới cùng). Cùng với đó là xác định khoảng thời gian trong ảnh dưới.

Kém tích cực hơn là sóng có thể lên trend cam trên, là phương án anh đã vẽ cũ, khi đến D có breakup được không? với nội tại anh phân tích mới đây thì chưa chắc đã lên D được. Cấu trúc chính phù hợp với tình hình hiện tại là cấu trúc ABC anh đã nói mấy hôm trước cho em và đã đánh giá mức định giá theo EPS, xấu nó có thể đi theo đường xanh biển chữ V úp ngược. Nếu tạo đỉnh I ở đường trung bình cam (nét đứt) thì đi sóng II hoặc xanh biển (xác suất thấp hơn với nội tại hiện tại). Trường hợp tích cực hơn nó tạo đỉnh I theo sóng 12345 tròn xanh lá. Tùy trường hợp mà có kế hoạch gom. Sóng vừa rồi anh vẽ mà không dám mua thì giờ mua làm gì nữa cho rủi ro, lên 77-80 cũng được hơn 10%, nên theo dõi thêm thì hơn. Bắt trúng đáy bán trúng đỉnh thì thành thần, thần thì ở xứ sở khác người rồi. Nếu tự tin với nhận định nó sẽ đi theo 12345 tròn thì mua.

Có vẻ em không đánh sóng nhưng lại sốt ruột hơn người đánh T+, nếu sóng đi nhanh thế thì năm nào cũng sinh ra biết bao nhiêu triệu, tỉ phú đô la.


2 Likes

E cám ơn a Nam đã cho ý kiến ạ. Như e nói ở trên do e muốn tối ưu lợi nhuân nên muốn tham khảo thêm về TA và sóng ạ. Chứ e sẵn sàng mua giá quanh 60 và càng xuống càng mua theo các mức sóng a đã cho e tham khảo. E tin vào FA cty dựa trêm các nghiên cứu của e. Xét về mức cổ tức nó đã hơn lãi ngân hàng ạ. Chỉ có cái e tham tối ưi lợi nhuân nên hơi kì kèo từng giá và cứ bám vào giá cụ thể chứ ko phải vùng mua nên bỏ lỡ cơ hội ạ. Nhưng ko sao. E sẽ rut kinh nghiệm hơn. Biết các trường hợp cả ngắn cả dài từ a giúp e có sự phòng ngừa và tấn công tốt hơn. E cam ơn a Nam. E chúc a và gia đình lễ vui vẻ ạ.

2 Likes

Hay qua anh ạ, tks anh nhiều

1 Likes

Về phần FA anh có biểu đồ hóa một vài phương pháp định giá, theo quý/năm và điều chỉnh ở phần cài đặt, có ba giá trị cùng màu, giá trị ở giữa là giá trị định giá/tính toán, biên trên là tăng so với giá trị định giá 30%, biên dưới giảm so với giá trị định giá 30%. Scripts ở phía dưới, mọi người dùng có thể hiệu chỉnh theo nhận định cá nhân về biên. Khi nó vượt biên trên là vùng rủi ro cao, khi nó xuống sâu hơn biên dưới là vùng giá rẻ, giữa biên trên và biên dưới là vùng dao động.

Màu tím là Giá sổ sách, màu xanh blue là giá theo một phương pháp của Graham, màu xanh lá là giá theo PE forward. Ví dụ mã VCS của em, so sánh với cấu trúc sóng em thấy thế nào? Nếu em cầm giá 60, giả sử lên 240 em được 4 lần nhưng em cầm giá 40 em được 6 lần nên không cần thiết thái quá, chọn sóng khi về thấp rồi gom, đó là cách tối ưu lợi nhuận, sóng thì dự đoán xác suất đúng sai bấp bênh, nhưng nếu có FA thì dự đoán sẽ có độ tin cậy cao hơn. Khi nó vào vùng rủi ro vượt biên trên thì không dùng FA nữa mà chỉ dùng TA là chủ yếu. So sánh với DIG, HPG chẳng hạn nhìn sẽ rõ, đủ cả đầu cơ hay đầu tư, dù có biến động lên bao nhiêu thì sau cùng vẫn phải về giá hợp lý và rẻ.



// This source code is subject to the terms of the Mozilla Public License 2.0 at https://mozilla.org/MPL/2.0/
// © Bach_Nam_2022
//@version=5

indicator('Stock Valuation (Period - Book value - Graham value - Forward PE value)  ', overlay=true)  

Period = input.string(title='Financial Period', defval='FY', options=['FQ', 'FY'])  
EPS = request.financial(syminfo.tickerid, 'Earnings_per_share', 'TTM')  
EPS_FWD = request.financial(syminfo.tickerid, 'Earnings_estimate', Period)  
BVPS = request.financial(syminfo.tickerid, 'Book_value_per_share', Period)  
PE_FWD = request.financial(syminfo.tickerid, 'Price_earnings_forward', Period)  

PE_Ratio = close / EPS  
GrahamValue = math.sqrt(22.5 * EPS * BVPS) 
PEValue = EPS_FWD * PE_FWD

plot(BVPS*1.3, title='Book Value', color=color.new(color.purple, 0), linewidth=1)
plot(BVPS, title='Book Value', color=color.new(color.purple, 0), linewidth=1)
plot(BVPS*0.7, title='Book Value', color=color.new(color.purple, 0), linewidth=1)

plot(GrahamValue*1.3, title='Graham Value', color=color.new(color.blue, 0), linewidth=1)
plot(GrahamValue, title='Graham Value', color=color.new(color.blue, 0), linewidth=1)
plot(GrahamValue*0.7, title='Graham Value', color=color.new(color.blue, 0), linewidth=1)

plot(PEValue*1.3, title='FWD PE Value', color=color.new(color.green, 0), linewidth=1)
plot(PEValue, title='FWD PE Value', color=color.new(color.green, 0), linewidth=1)
plot(PEValue*0.7, title='FWD PE Value', color=color.new(color.green, 0), linewidth=1)
4 Likes

Em cám ơn a Nam đã chia sẻ ạ. Nhân tiện a nói các vấn đề, em cũng muốn bàn luận với a thêm. Em biết a là một nhà đầu tư chuyên nghiệp và thành công trên thị trường, nên có gì sai sót mong a thông cảm và chỉ dạy.

Về pp đầu tư. Trước đến nay em theo chủ yếu FA, cộng với may mắn nên cũng có một số thành quả nhất định. Nhưng từ khi em tham gia diễn đàn, biết đến a Nam chuyên về TA và FA nên em cũng muốn thử tham khảo thêm TA từ phía a Nam về các vùng mua tốt. Do chưa nắm bắt được TA nên em cũng đang phân vẫn nên đánh theo sóng ngắn hay sóng dài. Qua trải nghiệm, cộng với tầm nhìn đầu tư theo FA của e thường 1 năm trở lên, nên e nghĩ tham khảo TA theo sóng dài hợp lý hơn. Sóng ngắn dễ biến động và phải canh bảng điện nên không phù hợp vs e ạ.

Về VCS, a có ví dụ, nếu em cầm giá 60, giả sử lên 240 lời 4 lần; nhưng nếu mua được giá 40 thì lời 6 lần nên không cần phải thái quá. Cái này thì e suy nghĩ như vầy, giả sử xác suất về 40 e cho là 80% xảy ra, còn xác suất đi lên tiếp chỉ 20%, khi về 40 tức giảm 20 giá, nhưng khi lên 240 tức lên 180 giá. Vậy ta có, 180 x 20% - 20 x 80% = dương 20. Như vậy, tỷ lể cược vẫn ở phía mình khi mua mức giá 60. Trừ khi nào xác suất giảm về 40 lớn hơn 90% thì e sẽ đợi. Không biết theo a Nam xác suất giảm về 40 là bao nhiêu %? (Tất nhiên lên 240 là giả định thôi ạ, thực tế e không kỳ vọng đến mức như thế nhưng vì a Nam đã cho ra ví dụ nên e muốn tham khảo từ a. Còn về kỳ vọng ở VCS, với các triển vọng phục hồi + lợi thế cạnh tranh mà công ty có thì e chỉ kỳ vọng công ty hồi phục về mức giá trung bình vs mức lợi nhuận trong kiện bình thường của nó là quanh 100 trước. Còn xa hơn phải quan sát thêm ạ)

Đó là lý do e nghĩ có thể giải ngân tại giá 60 và nếu gia thấp hơn có thể giải ngân tiếp được ạ. Nếu mình cầm tiền mà không đầu tư, thì tức mình đang giả định là giá sẽ hướng về 40 nếu sóng không về đó thì mình lại mất cơ hội. Nhưng ngược lại nếu giải ngân 1 phần mức giá 60, nếu giảm thì vẫn có thể mua thêm, nếu tăng thì mình vẫn được hưởng lợi. Nên theo chủ quan của e là cứ là điệp viên 2 mang là tốt nhất ạ, cổ phiếu giảm hay tăng thì mình vẫn không cảm thấy tiếc cả

Về định giá, e thấy a có ví dụ về HPG. Với công ty này e lại nghiêng về định giá theo P/B hơn là P/E ạ. Vì nếu theo P/E thì chắc chắn không đầu tư vì tỷ số này sẽ rất cao trong chu kỳ xuống, nhưng rất thấp trong chu kỳ lên. Ngược lại theo P/B thì từ năm 2009 đến nay, P/B trung bình của HPG là 1,7 lần, thấp nhất là 0,75 lần, cao nhất là 3,11 lần . Hiện tại P/B HPG đang khoảng 1,6 lần. Như vậy, theo quan điểm chủ quan của e nếu P/B của HPG > 2 lần là giá khoảng > 32 thì mới bắt đầu nên canh bán, ngược lại dưới 1,3 lần là khoảng < 21 thì nên canh mua ạ. Nếu đã mua được mức giá thấp < 18 thì thì với mức giá hiện tại e nghĩ không nên nhảy ra, nhảy vào nữa vì nhảy ra đồng nghĩa là mình đang chủ quan muốn nó giảm về đó, còn nhảy vào thì sẽ không có lợi thế giá thấp và nền kinh tế sức tiêu dùng còn khó khăn, nên chấp nhận nắm giữ đến mức giá mục tiêu bán dần sẽ tốt hơn ạ. Nhưng cũng tùy nội tại DN, nếu nền kinh tế phục hồi, công ty đầu tư Dung Quất 2 thuận lợi thì có thế cân nhắc nắm giữ tiếp ạ.

Mong được a cho ý kiến để e học hỏi thêm ạ.

FA hay TA đều là Nếu…thì… và thường đầu tư dài có nghĩa theo chu kỳ (cycle wave), chu kỳ kéo dài 7-10 năm hoặc hơn tùy theo điều kiện nữa. Đầu tư theo 1-2 năm thì nó dạng Primary wave và chắc chắn không chốt thì hoàn toàn có thể lỗ và chọn thời điểm primary đang đi xuống mà nắm giữ ở mức cao thì lỗ. Nếu đã đánh giá chu kỳ tăng tiếp theo của doanh nghiệp có độ tin cậy cao và tính toán nó có thể trở lại và vượt đỉnh lợi nhuận 2021 chính là xác định đi sóng 3 lên khu 240k thì rõ ràng mức giá em xác định 60k không là vấn đề gì nhưng tại sao vừa rồi về bên dưới chưa giải ngân mà đến khi mấy hôm vừa rồi nó tăng lại phấn khích nói có thể mua? Đó là vấn đề anh nói hơi thái quá về sự fomo. Một số lý do: Thị trường của nó là bắc Mỹ là chính và Mỹ chiếm lớn nhất 60-65%, sau đó Canada, châu Á chiếm nhỏ, trong nước chiếm khoảng 20-25% gì đó. Rủi ro ở Mỹ là gì? Lãi suất đang ở mức cao và mặt hàng của doanh nghiệp là không thiết yếu và suy thoái ở nước Mỹ tất yếu xảy ra và ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nặng nhẹ chưa tính. Ngoài ra rủi ro bán phá giá, cạnh tranh với Trung Quốc,… Kịch bản lợi nhuận VCS cũng đưa ra rõ ràng, kịch bản 1 là lợi nhuận sau thuế khoảng 800 tỉ, kịch bản 2 khoảng 1000 tỉ và thực tế 2 quý mới đạt khoảng 400 tỉ tức đang có xác suất ở kịch bản 1…

Vấn đề tiếp theo PE index ở 1200 tương đương là 16.5, lên mức cao 17.2 tương đương chỉ số 1250, giả sử PE forward giảm được 10% trong 2-3 quý tới, khi đó tương đương PE =19, chỉ số tương đương 1380. Lịch sử thường là PE đến 17.6 là chỉnh lớn, cao nhất năm 2018 có lúc lên 20.5, giá hiện tại không phải là khu vực nắm giữ dài được, chỉ đánh sóng là chủ yếu. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khoảng 6-7% thì ở trên thị trường tốc độ tăng trưởng khoảng 15% nên giả định PE FWD index giảm được 10% có thể đạt được và chỉ số có thể lên 1380 được. Nó là đỉnh, chẳng ai cầm dài ở gần đỉnh cả. Trong quá trình này mã vận động lên mức nào?

Nếu xác định thế, tại sao ở vùng thấp khu 34-40k không dám mua, lên vùng cao lại dám mua? Có thể em theo dõi cổ phiếu và quyết định chậm, không phù hợp thời điểm nhưng không cần fomo thế.

Phương pháp định giá có ưu nhược điểm khác nhau, tùy người sử dụng thôi, có thể sử dụng riêng rẽ và/hoặc sử dụng nhiều phương pháp, tính tỉ trọng các phương pháp và trung bình lại đưa ra kết quả. Đặc điểm HPG thì khác, ngành rủi ro cao, đang trong quá trình mở rộng sẽ bị ảnh hưởng gánh nặng chi phí, đầu vào ra,… Hiện chưa mở rộng xong, giá đầu ra về thấp, vĩ mô có vấn đề chút thì ngành sẽ bị ảnh hưởng nặng ngay. Việc mua hay chốt là ở mỗi cá nhân quyết định thôi. Nếu biết chắc thì …đã giàu. Chọn đúng doanh nghiệp, thời điểm và nắm giữ thời gian đủ dài chắc chắn sẽ có lợi nhuận khá đến tốt.

6 Likes

Em cám ơn a Nam đã góp ý. Mà hình như a vẫn hiểu lầm góc nhìn mua cp VCS của e. E theo dõi VCS trc vụ sập 2022. Nhưng khi cp này về 3-4x luc đó do tình hình kinh tế ko khả quan nên e ưu tiên chọn cp các ngành tiêu dùng thiết yếu truoc vì nhiều cp cũng về vùng thấp để gom. Vừa rồi e có thêm một lượng tiền dư nên quay laij theo dõi VCS. Lúc này VCS đag giá 65. E có ý định mua từ mức giá này rồi chứ ko phải giờ fomo nên muốn mua. Nhưng e muốn tham khảo thêm từ a Nam. Thấy có khả năng sóng về 55 trở xuống nên e đợi. Khi nó bắt đầu giảm xuống quanh 57-58, e nghĩ vẫn nên tuân thủ theo sóng vì e cũng muốn tối ưu lợi nhuận. Thế là bỏ qua cơ hội. Khi biết dc là ko nên bám vào mức giá cố định mà là vùng mua thì e mới hiểu cách tư duy của a. Sự tình là vậy. E sẽ rut kinh nghiệm ạ.

Về FA, thật sự rất khó đoán vĩ mô của các nền kinh tế thế giới ạ. Dù Mỹ đã tăng lãi suất cao nhất trong 20 năm qua nhưng kinh tế của họ chưa có nhiều bất trắc như dư đoán. Ở Châu Á thì rất bất ngờ khi TQ đag gặp nhiều vấn đề. Còn Nhật thì lai có quý tăng trưởng tốt. Ngay cả những chuyên gia kinh tế cũng chưa chăc dự đoán chính xác nên e ko cố dự đoán vĩ mô vì quá nhiều biến số mà số liệu như thế nào thì mình đi theo dần dần ạ. Cộng vs cố gắng mua được giá thâp để giảm rủi ro. Chắc chắn vùng mua 40 mà a Nam đề cập là giá rất tốt ạ. Nếu được về vùng này thì rất may cho e. Nhưng e luôn tuân thủ nguyên tắc là ko áp đặt giá cp, trừ phi cp đó đag thấp hoặc cao hơn giá trị nên e vẫn cố gắng ưu tiên chiến lược chân trong chân ngoài để cp tăng hay giảm vẫn ko tiếc. Ở VCS do kì vọng về giá 100 nên 60 vẫn là vùng mua có thể chấp nhận dc nếu xác suât về 40 nhỏ hơn 60%.

Còn ý kiến của a về VNI. E hoàn toàn cũng có suy nghĩ tương tự. E thấy thị trường đag lạc quan về hạ lãi suất, bơm tiền, fomo sau các phiên tăng nhanh vừa rồi. E sẽ chú ý lời khuyên của a Nam để giảm rủi ro. Nếu thị trường chung giảm thì sẽ làm tăng khả năng giảm về 40 ạ. E cám ơn a nhiều.

1 Likes