Đón sóng chu kỳ mới?

Phần 1. Tầm quan trọng của tính chu kỳ trong đầu tư
Có rất nhiều phương pháp và lý thuyết đầu tư trên TTCK và thật bất ngờ rằng phần lớn trong số đó được xây dựng trên một tính chất quan trọng mà có thể anh em không để ý tới. Đó chính là tính chu kỳ của nền kinh tế. Tính chu kỳ này bắt nguồn từ mối quan hệ cung - cầu trong của nền kinh tế và thị trường chứng khoán là nơi phản ánh trước sức khỏe của nền kinh tế đó. Tính chất này cực kỳ hữu ích và cần thiết đối tất cả các nhà đầu tư, đặc biệt trong việc xây dựng phương pháp và định hướng đầu tư. Bài viết hôm nay sẽ phân tích tính chu kỳ của nền kinh tế và cách ứng dụng đặc điểm của tính chu kỳ để áp dụng vào thực hành đầu tư một cách hiệu quả.

Vậy chu kỳ kinh tế là gì ?

  • Chu kỳ kinh tế là một tính chất không thể tách rời của kinh tế thị trường, cũng giống như 1 năm có 4 mùa: xuân - hạ - thu - đông, đời người có 4 giai đoạn: sinh - lão - bệnh - tử thì chu kỳ kinh có 4 giai đoạn chính bao gồm: Suy thoái (Recession) - Đáy suy thoái (Trough) - Phục hồi (Recovery) và Đạt đỉnh hưng thịnh (Peak). Sự lặp đi lặp lại theo thời gian của các giai đoạn này và nối đuôi nhau tạo thành chu kỳ kinh tế. Một nền kinh tế không thể luôn hưng thịnh hoặc luôn suy thoái mà sẽ hoạt động theo chu kỳ. Một chu kỳ kinh tế thường được bắt đầu bằng giai đoạn suy thoái và kết thúc bằng đỉnh hưng thịnh. Đây là hình ảnh minh họa:

Các pha của chu kỳ kinh tế và cách nhận diện sự chuyển pha giữa các giai đoạn:

  • Chu kỳ kinh tế sẽ gắn liền với chu kỳ của lãi suất, chính vì vậy để nhận biết được khi nào nền kinh tế chuyển từ pha này sang pha kia thì ta cần theo dõi và đánh giá những chính sách điều hành của các Ngân hàng Trung ương (NHTW). Các chính sách này có ý nghĩa là nó thể hiện khi nào đồng tiền đắt và khi nào rẻ - thời kỳ tiền rẻ chính là thời cơ vàng để đầu tư các kênh như chứng khoán, bđs,… Có 03 yếu tố luôn cần được quan tâm để đánh giá sự chuyển đổi giữa 4 pha trong 1 chu kỳ đó là Tăng trưởng GDP, Tăng trưởng tín dụngLạm phát. Các nhận biết và đánh giá các pha của chu kỳ cụ thể qua bảng sau:

  • Thống kê các chu kỳ quá khứ sẽ giúp hệ thống được các kịch bản có khả năng xảy ra trong tương lai khi các chu kỳ có vòng lặp liên tục. Thông thường đội dài của mỗi chu kỳ thường khác nhau và ngày càng kéo dài ra. Nghiên cứu các bài học quá khứ sẽ giúp đánh giá triển vọng của nền kinh tế, qua đó tìm kiếm được những cơ hội đầu tư hấp dẫn trong tương lai gần thông qua sự thay đổi chính sách điều hành vĩ mô của NHTW và các biến số vĩ mô đi kèm. Việc này không chỉ giúp NĐT kiếm tiền ở riêng TTCK mà còn rất nhiều kênh khác như BĐS, trái phiếu, gửi tiết kiệm, vàng… Chỉ cần “nhạy” hơn người khác một chút, NĐT am hiểu vĩ mô có thể chọn các hình thức đầu tư phù hợp các hoàn cảnh khác nhau như gửi tiết kiệm khi lãi suất cao, mua vàng kinh nền KT khủng hoảng suy thoái hay đầu tư cổ phiếu tiền rẻ. Đầu tư là hướng đến tương lai, đối với thị trường chứng khoán thì đây sẽ là kim chỉ nan phản ánh trước kỳ vọng tương lai nền kinh tế:

Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế (Nguồn: Business Encyclopedia)

Các nền kinh tế lớn của thế giới đang ở giai đoạn nào ?

Tính chu kỳ đúng cho tất cả các nền kinh tế trên toàn cầu, vẫn xoay quanh 03 chỉ số quan trọng bao gồm tăng trưởng GDP, lãi suất & lạm phát thì ta có thể đánh giá tình hình sức khỏe của nền kinh tế một quốc gia đang ở đâu. Nhiều nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ đang trong giai đoạn cuối của quá trình phục hồi, với dấu hiệu ổn định và thậm chí tăng tốc ở một số khu vực. Kỳ vọng về nới lỏng tiền tệ góp phần cải thiện tình hình tài chính toàn cầu và củng cố hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là trường hợp ngoại lệ. Nước này đang nới lỏng chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng khi trải qua giai đoạn cuối suy thoái.

Các giai đoạn kinh tế một số nền kinh tế lớn trên thế giới (Nguồn: Fidelity, Reseach)

Việt Nam đang ở giai đoạn kinh tế phục hồi và tăng trưởng trong năm 2024. Đây cũng là giai đoạn hiện nay khi các chính sách hỗ trợ nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng và gỡ rối khó khăn trong các lĩnh vực được ưu tiên. Sau suy thoái từ đại dịch Covid-19 đây là giai đoạn Việt Nam tập trung vào phát triển kinh tế và ổn định vĩ mô.

Bản đồ chu kỳ kinh tế toàn cầu đến năm 2024 (Nguồn: Moody’s Analytics)

Chu kỳ thị trường chứng khoán Việt Nam khi gặp biến cố đại dịch COVID-19:

  • Sau khi Covid-19 xuất hiện vào đầu năm 2020, TTCK Việt Nam có đợt giảm mạnh chưa từng thấy khi sụt giảm 33,51% chỉ trong hai tháng và xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm. Tuy nhiên đây là khởi nguồn của một con sóng thần thị trường chứng khoán mặc dù các hoạt động sản xuất, buôn bán kinh doanh bị đình trệ. Số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán tăng kỷ lục khi các kênh đầu tư BĐS, sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề.

  • VN-Index tăng liên tục từ khi chạm đáy vào năm 2020 và đạt đỉnh vào giữa năm 2022. Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề và rơi vào suy thoái khi GDP giảm liên tục, Nhà nước đã phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để bơm tiền hỗ trợ nền kinh tế trong suốt 02 năm đại dịch chính là nguồn cơn khiến thị trường chứng khoán bùng nổ trong suốt giai đoạn này.

Tóm tắt diễn biến VN-Index khi đại dịch COVID-19 xảy ra (Nguồn: Trading Economics)

Giai đoạn suy thoái bắt đầu:

  • Giai đoạn suy thoái đã bắt đầu từ 2020 và kéo dài đến gần hết năm 2023. Chính phủ liên tục đưa ra những chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, bù đắp tăng trưởng bằng chi tiêu chính phủ và đầu tư công. Thời kỳ tiền rẻ hay môi trường lãi suất thấp chính là cơ hội vàng để nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán. Trong giai đoạn này, mục tiêu lạm phát sẽ được ưu tiên hơn tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP.

  • Chu kỳ kinh tế và chu kỳ TTCK trong giai đoạn 2020-2022 thực tế khá lệch pha khi nó không tuân theo quy luật thông thường khi nền kinh tế suy thoái nhưng thị trường chứng khoán vẫn tăng trưởng vượt trội, hiệu ứng này dần kết thúc khi đến giữa 2022 TTCK đạt đỉnh và dịch COVID-19 được kiểm soát. Từ 2022 đến nay, 2 chu kỳ này mới trở về quỹ đạo ban đầu. Sau giai đoạn bơm tiền để hỗ trợ nền kinh tế, lạm phát của nền kinh tế tăng cao, lãi suất rẻ khiến hình thành nhiều loại tài sản đầu cơ ảo giá như BĐS, cổ phiếu khiến cho nền kinh tế rơi vào suy thoái giai đoạn 2. Tăng trưởng GDP tiếp tục suy yếu, rủi ro nợ xấu gia tăng cộng với việc rủi ro chung từ vĩ mô toàn cầu khiến thị trường chứng khoán sụp đổ từ tháng 05/2022. Khi suy thoái xảy ra, việc nên làm là ưu tiên giữ tiền mặt hoặc nắm giữ các tài sản như vàng, hoặc gửi tiết kiệm để chờ đợi cơ hội mua gom tài sản giá rẻ khi những tài sản này trở về giá trị thực.

Thị trường chứng khoán phản ứng trước và giảm rất mạnh khi chu kỳ suy thoái diễn ra (Nguồn: Trading Economics)

Giai đoạn đáy chu kỳ đã qua:

  • Đây là giai đoạn chính phủ tập trung để xử lý những hậu quả của chính sách tiền rẻ gây ra trước đó. Các bong bóng trái phiếu từ thị trường bất động sản, bong bóng cổ phiếu bị thổi phồng giá trị quá mức và lạm phát tăng nhanh gây áp lực nợ xấu và thanh khoản hệ thống ngân hàng gia tăng. Vai trò chủ đạo của yếu tố chính sách về lãi suất và tăng trưởng tín dụng trong thời kỳ này sẽ quan trọng hơn tăng trưởng GDP và lạm phát.

  • Chính phủ đã thực hiện rất nhiều chính sách quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là gỡ rối khó khăn ngành BĐS, trái phiếu doanh nghiệp để khơi thông dòng vốn. Duy trì mức lãi suất ổn định và tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn trong tình cảnh khó khăn vì sức cầu nền kinh tế chưa phục hồi. Đây là giai đoạn để tập trung đánh giá tiềm năng của nền kinh tế trong các quý tới và năm kế tiếp khi biến số lạm phát dần được kiểm soát nhờ lãi suất duy trì ở mức cao. Các NHTW trên thế giới cũng có động thái ưu tiên mục tiêu tăng trưởng và hướng đến việc nới lỏng tiền tệ trong giai đoạn 2024-2026 khi lạm phát dần hạ nhiệt. Như vậy đây sẽ là điểm bắt đầu của một chu kỳ kinh tế mới 2024-2026. Chính vì vậy việc hiểu được tính chu kỳ và vĩ mô sẽ giúp bạn đưa ra chiến lược phân bổ tài sản vào các kênh đầu tư phù hợp khi lãi suất đang ở vùng đỉnh và có xu hướng giảm dần để kích thích nền kinh tế.

Nền kinh tế đạt đáy chu kỳ vào năm 2023 (Nguồn: Trading Economics)

Giai đoạn phục hồi đang xảy ra:

Đây là giai đoạn sau khi kinh tế trải qua giai đoạn suy thoái hoặc khủng hoảng và cũng chính là giai đoạn nền kinh tế đang trải qua trong 06 tháng đầu năm 2024. Các biến số vĩ mô được duy trì tương tối ổn định như tăng trưởng GDP ở mức tốt, lãi suất được duy trì ổn định để hỗ trợ nền kinh tế và lạm phát trong tầm kiểm soát. Sau thời gian dài thắt chặt chính sách để giải quyết các vấn đề kinh tế tăng trưởng quá nóng, dẫn đến suy thoái như xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, cải thiện chất lượng tín dụng, chính phủ bắt đầu mở rộng chính sách tiền tệ và kích thích nền kinh tế. Mặc dù vẫn còn một vài biến số ngắn hạn như tỷ giá và hấp thụ vốn tín dụng chưa cao nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn động lực tăng trưởng rất mạnh mẽ từ dòng vốn FDI và sản xuất trong nước. Dự kiến nửa sau 2024 nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định và đạt mục tiêu 6,5% GDP trong năm nay. Trong giai đoạn này, tăng trưởng GDP là yếu tố quan trọng hơn lạm phát và chính sách.

Nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn này sau khi trải qua suy thoái giai đoạn từ 2021-2023 (Nguồn: Trading Economics)

Giai đoạn hưng thịnh sắp đến:

Đây là giai đoạn tương ứng với nền kinh tế trong cuối năm 2024 và 2025 khi chu kỳ nới lỏng đang dần trở lại. Dự kiến tháng 09/2024 sẽ có đợt cắt giảm lãi suất của FED, đây sẽ là cơ sở để nền kinh tế Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ khi tỷ giá không phải là mối lo hàng đầu như hiện nay nữa. GDP tăng trưởng 6,93% trong quý 2, tăng trưởng tín dụng kế hoạch đến cuối năm đạt 14% và mục tiêu lạm phát trong tầm kiểm soát chính là cơ sở vững chắc để xác định giai đoạn này. Nhà đầu tư cần tập trung quan tâm các nhóm ngành cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng gắn liền với bức tranh vĩ mô nền kinh tế phục hồi trở lại.

Chu kỳ lãi suất - kim chỉ nam thị trường chứng khoán:

Hãy quan sát biểu đồ dưới đây:

Tương quan lãi suất và VN-Index (Nguồn: Trading Economics)

Phần lớn những điểm đảo chiều của chính sách lãi suất sẽ là điểm đảo chiều của thị trường chứng khoán, đây là kim chỉ nam quan trọng để nhà đầu tư xác định được nền kinh tế đang ở đâu. Việc kiểm soát 3 biến GDP, lãi suất và lạm phát là một việc vô cùng quan trọng để giúp đánh giá và đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý, trong mỗi giai đoạn thì vai trò của . TTCK sẽ phản ánh trước kỳ vọng này trong một khoảng thời gian 06-09 tháng, nếu bạn dự phóng đúng thì phần thắng sẽ thuộc về bạn.

Chu kỳ kinh tế gắn liền với chu kỳ lãi suất, khi lãi suất ở mức thấp và ổn định sẽ tạo điều kiện để kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến nhưng giai đoạn nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn do lạm phát tăng cao, nhu cầu bão hòa trong khi hàng hóa sản xuất quá nhiều gây dư thừa. Sau một thời gian tăng trưởng nóng, sẽ phải có sự điều chỉnh để trở lại mức bình thường, nhà nước luôn đóng vai trò then chốt trong việc duy trì nền kinh tế tăng trưởng ổn định thông qua các chính sách tài khóa (CSTK) & chính sách tiền tệ (CSTT).

=> Tầm quan trọng của việc am hiểu chu kỳ nằm ở chỗ: nếu bạn am hiểu và nắm rõ tính chu kỳ của nền kinh tế để từ đó nắm bắt và đón đầu trước những khả năng xảy ra, bạn sẽ thắng lợi rất lớn. Việc am hiểu tính chu kỳ sẽ giúp bạn rút ra các kinh nghiệm quá khứ để dự đoán các kịch bản tương lai gần thông qua các chỉ báo, chính sách điều hành của nhà nước và biến động vĩ mô, từ đó đưa ra định hướng chiến lược đầu tư. Nắm bắt chu kỳ cũng giúp tăng khả năng quản lý rủi ro khi nhận diện, đánh giá rủi ro tiềm ẩn và đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Ngoài ra, hiểu biết về chu kỳ cũng giúp việc chọn loại hình đầu tư phù hợp với từng giai đoạn kinh tế và sẽ tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt, hiệu quả và tránh bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông. Tóm lại, hiểu biết về chu kỳ kinh tế - chu kỳ TTCK là một yếu tố quan trọng để mở ra chìa khóa thành công cho mọi nhà đầu tư.

Chúc anh em đầu tư thành công…

41 Likes

Bóc tem bài mới của bác

2 Likes

Có cách nhận diện sớm chu kỳ không bác @MinhHuy_Invest?

3 Likes

bài tâm huyết quá, +1 like

3 Likes


Phần bôi đỏ ở dưới nè bác

13 Likes

Cha nội này danh sách bài chất ta :)))

13 Likes

LN doanh nghiệp tăng nhanh hay sụt giảm là sao vậy bác? Từng doanh nghiệp riêng lẻ hay sao?

2 Likes

Cám ơn bác, nhớ ủng hộ các bài sau viết sau nhé :wink:

4 Likes

Xu hướng tăng giảm lợi nhuận chung của các doanh nghiệp trên sàn nha bác, hoặc bác focus vào các doanh nghiệp lớn sẽ thấy được xu hướng này

hợp lý không bác? Vì doanh nghiệp này có thể LN suy giảm do chu kỳ đã qua, xong sẽ đến chu kỳ tăng trưởng LN của doanh nghiệp khác

Khi suy thoái diễn ra thì hầu hết doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng dù có ở ngành nào, nên chu kỳ chuyển từ đáy sang phục hồi bác sẽ thấy ở hầu hết các nhóm ngành như sản xuất, bán lẻ, xuất nhậu khẩu,… Nên khi nền kinh tế chung có sự chuyển biến thì ngành cũng chuyển biến theo đó bác

3 Likes

vậy theo những dấu hiệu đánh giá trên thì 2024 bản lề của chu kỳ tăng trưởng 2025 và 2026 à bác?

2 Likes

Đúng rồi bác, năm nay là năm phục hồi so với nền thấp năm ngoái thì dự kiến 2025-2026 là chu kỳ tăng trưởng mạnh.

1 Likes


Tham khảo góc nhìn này thử bác, nguồn lượm nhặt được trên mạng :joy:

7 Likes

bác note cho anh em lưu lại để kiểm chứng đi

2 Likes

cần gì các bác Huy lưu lại đi, năm 2026 post lại kêu như em đã khuyến nghị :joy:

1 Likes

Để AD thử vận may một lần xem sao :joy:

1 Likes

thử nhiều lên để còn có cơ hội sai lầm ad

3 Likes

Vậy là sắp uptrend hả AD

Đi được một nửa chặn đường thì mới biết đc uptrend bạn ạ, giai đoạn 2024-2026 là chu kỳ mới rồi nên sẽ nằm trong uptrend mới

3 Likes