Đón sóng chu kỳ mới?

Phần 2. Ứng dụng tính chu kỳ vào việc lựa chọn các ngành đầu tư

Ở phần trước, chúng ta đã phân tích tại sao am hiểu tính chu kỳ của nền kinh tế lại quan trọng trong quá trình đầu tư. Tính chu kỳ cũng trả lời câu hỏi của nhiều nhà đầu tư rằng tại sao VN-Index cứ quanh quẩn mãi 1200 điểm dù năm 2007 TTCK đã tiệm cận được mốc này rồi. Các nhóm dẫn dắt chính của TTCK Việt Nam đều là những ngành có tính chu kỳ rất mạnh như nhóm tài chính, bất động sản & thép, trong khi đó ở TTCK Mỹ nhóm ngành dẫn dắt chủ yếu là nhóm công nghệ đại diện cho tính tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Bài viết hôm nay sẽ nối tiếp phần (1) để đi vào việc ứng dụng chu kỳ để lựa chọn các nhóm ngành đầu tư phù hợp trong các pha khác nhau của chu kỳ kinh tế.

Chiến lược đầu tư từ đáy suy thoái chuyển sang phục hồi:

  • Ở giai đoạn này, AD xây dựng danh mục đầu tư dựa trên đặc điểm chủ đạo là lãi suất duy trì ổn định và ở mức thấp. Những ngành nhạy với lãi suất & thâm dụng vốn sẽ là những nhóm hưởng lợi trực tiếp khi hiệu ứng lãi suất rẻ bắt đầu. Tuy nhiên, chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ tác động đến các nhóm ngành với độ trễ khác nhau. Chính vì vậy, sự tăng trưởng của các nhóm ngành sẽ có độ lệch pha với nhau. Sau đây là sắp xếp theo mức độ ưu tiên về thời gian để đầu tư để anh em NĐT tham khảo:

(1) Nhóm ngành tài chính (chứng khoán và ngân hàng): đây là nhóm doanh nghiệp việc kinh doanh vốn và cực kỳ nhạy với lãi suất, lãi suất rẻ hơn giúp chi phí đầu giảm xuống và kích thích nhu cầu vay vốn của người đi vay, doanh nghiệp & nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư tăng nhanh => lợi nhuận của các doanh nghiệp nhóm tài chính tăng trưởng mạnh. Nhóm tài chính thường tăng trưởng gắn liền với sự tăng trưởng VN-Index khi đây chính là chỉ báo tương lai của nền kinh tế. Dẫn chứng cụ thể là từ Q4.2023 → hết Q1.2024 nhóm cổ phiếu tăng trưởng mạnh và kéo chỉ số VN-Index chính là ngân hàng và chứng khoán. Cách đánh giá sự tăng trưởng của nhóm ngành này đó là kỳ vọng về kế hoạch tăng trưởng tín dụng cao (đối với ngân hàng) và dòng tiền đầu tư đổ vào TTCK mạnh (đối với công ty chứng khoán).

Diễn biến giá cổ phiếu nhóm tài chính (Nguồn: Wichart)

(2) Nhóm ngành tiêu dùng bán lẻ, thương mại & dịch vụ: đây là nhóm ngành ưu tiên tiếp theo trong giai đoạn kinh tế phục hồi khi sức khỏe nền kinh tế dần được khôi phục, đặc điểm của nhóm này là việc sử dụng tỷ lệ nợ ngắn hạn cao, lãi suất thấp cùng với sức cầu nền kinh tế phục hồi mạnh sẽ giúp doanh nghiệp ngành bán lẻ cải thiện được biên lợi nhuận. Dịch vụ cũng phục hồi mạnh mẽ khi thu nhập nền kinh tế được cải thiện. Thực tế đã chứng minh sức mạnh của các nhóm cổ phiếu này trong giai đoạn Q1 & Q2.2024 vừa rồi khi các động sản xuất dần khôi phục kéo theo nhu cầu tiêu thụ cũng tăng theo. Cách đánh giá sự tăng trưởng của nhóm ngành này là kiểm soát chi phí đầu vào, doanh số bán hàng phục hồi và tồn kho tăng cao…

(Nguồn: Wichart)

(3) Nhóm ngành sản xuất công nghiệp & tài nguyên cơ bản (thép, tôn mạ, phân bón - hóa chất): so với 02 nhóm ngành trên, nhóm ngành sản xuất sẽ phản ứng chậm hơn với lãi suất rẻ bởi chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp này thường dài hơn. Cách đánh giá sự tăng trưởng của nhóm ngành sẽ dựa vào nhu cầu tiêu thụ phục hồi, xuất khẩu phục hồi & tồn kho nguyên vật liệu giá rẻ ở mức cao.

Thứ tự ưu tiên (1), (2) và (3) là các nhóm có sức bật mẽ nhất khi kinh tế phục hồi (Nguồn: FIDT)

(4) Nhóm ngành xuất - nhập khẩu: Đây cũng là nhóm ngành phục hồi cực kỳ mạnh mẽ khi kinh tế phục hồi. Tuy nhiên chu kỳ nhóm ngành này thường ngắn và tăng mạnh mẽ ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm giá xuất khẩu và sản lượng hàng hóa xuất khẩu.

(5) Nhóm ngành xây dựng và bất động sản: đây thường là lựa chọn của phần lớn và ưa thích của nhà đầu tư vì độ biên độ giao động mạnh. Nhóm này cũng sẽ hưởng lợi từ việc lãi suất rẻ khiến giảm thiểu các chi phí lãi vay, nhu cầu mua bán BĐS để ở và đầu tư cũng tăng theo khi thu nhập nền kinh tế gia tăng. Đây cũng là một nhóm ngành nên quan tâm trong giai đoạn nền kinh tế chuyển sang pha tăng trưởng khi ngày 01/07 vừa qua có nhiều bộ luật liên quan đến BĐS được thông qua góp phần hỗ trợ ngành BĐS phục hồi.

Chiến lược đầu tư từ giai đoạn tăng trưởng đến đạt đỉnh:

  • Đặc điểm của giai đoạn này là nền kinh tế đã quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao và duy trì liên tục, tốc độ tăng trưởng cũng chậm hơn so với giai đoạn phục hồi. Khi câu chuyện tăng trưởng của các nhóm ngành chủ chốt không còn quá nổi bật. Đây sẽ là giai đoạn phân bổ vào các nhóm ngành mang tính cơ bản và thiết yếu nhiều hơn và vẫn nắm giữ một phần tỷ trọng danh mục của nhóm ngành trước đó để đảm bảo tính an toàn cho danh mục đầu tư. Thứ tự ưu tiên:

(1) Nhóm ngành năng lượng (điện, xăng, dầu khí): Khi các nhóm ngành khác đã tăng quá nhiều vì những câu chuyện kỳ vọng tăng trưởng, nhóm cổ phiếu năng lượng thường bị “lãng quên” nên còn thấp so với mặt bằng chung.

(2) Nhóm ngành thiết yếu (thực phẩm, dược phẩm, nước) hoặc các doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, cổ tức đều đặn.

Khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy thoái:

Đây là giai đoạn chuyển sang chế độ phòng thủ khi các tín hiệu vĩ mô cho thấy nền kinh tế đang gặp khó khăn và có dấu hiệu bảo hòa. Việc nên làm là giữ tỷ trọng vừa phải hoặc phân bổ qua các kênh gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc mua vàng,…

Luân chuyển giữa các nhóm ngành:

AD thường ví von câu chuyện đầu tư luân chuyển theo nhóm ngành giống như việc một người nông dân sẽ lựa chọn cây trồng gì dựa trên những kinh nghiệm về mùa vụ, thời tiết và giá cả của loại cây trồng sắp tới ra sao để đưa ra quyết định. Trong đầu tư cổ phiếu cũng tương tự như vậy, việc quan trọng nhất vẫn là ra quyết định hợp lý và đúng thời điểm. Việc am hiểu chu kỳ cũng như thứ tự và đặc điểm của các nhóm ngành này phản ứng như thế nào với sự thay đổi lãi suất và các yếu tố vĩ mô sẽ giúp ích anh em rất nhiều. Việc lựa chọn cổ phiếu nghịch chu kỳ cũng giống như chọn loại cây trồng không phù hợp với thời tiết, mùa vụ hay giá cả sẽ khiến năng suất kém hiệu quả.

Sự luân chuyển các nhóm ngành trong các pha nền kinh tế (Nguồn: Fidelity, Reseach)

Đầu chu kỳ tăng kinh tế sẽ là thời điểm hợp lý để chúng ta phân bổ tài sản vào các nhóm ngành cực kỳ nhạy với lãi suất. Tiếp theo là nhóm sản xuất và tài nguyên cơ bản để phục vụ nền kinh tế khi nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu phục hồi. Để nâng cao hiệu quả đầu tư, nhà đầu tư cần biết luân chuyển dòng tiền đầu tư từ nhóm ngành này qua nhóm ngành kia sau khi xác định các ngành hoặc lĩnh vực đang chọn có thể có vị thế tốt cho các giai đoạn hiện tại và tương lai của chu kỳ kinh doanh. Tùy thuộc vào giai đoạn của chu kỳ kinh doanh—đầu, giữa, cuối hoặc suy thoái—một số ngành nhất định sẽ được kỳ vọng hoạt động tốt hơn các ngành khác. Yếu tố này giúp sinh ra dòng tiền đầu tư thông minh vào cổ phiếu đó khiến khối lượng giao dịch tăng liên tục, đây cũng là một chỉ báo tham khảo để xác định kỳ vọng của một nhóm ngành.

=> Chung quy lại, có hai thứ mà nhà đầu tư khi hiểu rõ về tính chu kỳ đó là các dấu hiệu nhận biết sự chuyển pha trong một chu kỳ và từng giai đoạn đó những nhóm ngành nào sẽ nổi trội hơn những nhóm còn lại. Điều này giúp anh em nhà đầu tư định vị được một doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng tốt trong xuyên suốt chu kỳ.

Chúc anh em đầu tư thành công!

14 Likes

bài hay quá, công trình nghiên cứu khá là sâu , tks ad

2 Likes

Cám ơn bạn nhé, có gì hay mời bạn đóng góp thêm nha :wink:

1 Likes

okiala, có gì giao lưu nhé

2 Likes

Hay quá AD!

2 Likes

Triển vọng bán lẻ tiêu dùng - đâu là những cái tên hưởng lợi ?

Số liệu tăng trưởng GDP quý 2 vừa rồi cho thấy nền kinh tế đang có những dấu hiệu tích cực khi tốc độ phục hồi vượt kỳ vọng của giới đầu tư. Những trụ cột chính đóng góp cho sự phục hồi này bao gồm tiêu dùng; sản xuất công nghiệp; xuất - nhập khẩu và vốn đầu tư FDI. Trong đó vai trò quan trọng nhất phải kể đến lĩnh vực tiêu dùng khi đóng góp 64,26% vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế. Vậy thì câu hỏi đặt ra là liệu rằng trong nửa cuối 2024 ngành tiêu dùng có còn tiềm năng tăng trưởng tiếp hay không và những cái tên nào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất ?

Lĩnh vực tiêu dùng - Thành phần không thể thiếu trong bài toán tăng trưởng của nền kinh tế ?

  • Mọi hoạt động của nền kinh tế đều hướng đến mục đích cuối cùng đó là phục vụ nhu cầu tiêu dùng chi tiêu của nền kinh tế. Mặc dù lĩnh vực tiêu dùng có đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP với mức tăng 5,78% so với cùng kỳ trong quý 2.2024, mức tăng này vẫn là thấp so với tốc độ tăng trưởng 11% so với nền kinh tế ở trạng thái bình thường. => mức tăng trưởng còn thấp và cần được cải thiện.

  • Tiêu dùng là thành phần chính chiếm hơn 40% trong cơ cấu GDP Việt Nam. Vì lý do này các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế sẽ luôn ưu tiên việc kích thích tăng trưởng của mảng tiêu dùng, đặc biệt là bán lẻ. Có hai cách tác động để kích thích đó là tác động phía cung: giảm thuế, giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và tác động phía cầu: cải thiện thu nhập, ổn định lạm phát, củng cố niềm tin người tiêu dùng,…

  • Mắc xích tiêu dùng vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng Các biện pháp để kích thích và đưa tổng cầu nền kinh tế tiếp tục phục hồi trong nửa cuối 2024:

  • Đầu tiên là việc tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 với mức gia tăng 30% sẽ là chính sách quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành tiêu dùng trong nửa cuối năm 2024 khi thu nhập cải thiện kích thích nhu cầu chi tiêu tăng trưởng mạnh.

  • Thứ hai, tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024 giúp ngành bán lẻ tiếp tục được hưởng lợi. Giá cả hàng hóa sẽ giảm bớt nhờ giảm thuế sẽ kích cầu tiêu dùng tăng lên.

  • Thứ ba, các chính sách kích cầu nhằm thúc đẩy du lịch và sự phục hồi của ngành du lịch cũng góp phần doanh thu bán lẻ dịch vụ lưu trú & ăn uống. Trong nửa đầu 2024, lượng khách quốc tế du lịch tiếp tục tăng với mức tăng 15,1% YoY.

  • Lạm phát được duy trì cân đối giúp tạo niềm tin cho người tiêu dùng, ngoài ra các biến số như lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp đều được kiểm soát ở mức thấp và ổn định sẽ tạo tiền đề quan trọng cho chính sách nới lỏng trong nửa cuối 2024. Đây cũng là động lực giúp cho ngành bán lẻ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng trong quý 3 trở đi.

=> Ngành tiêu dùng hứa hẹn sẽ vẫn đóng góp quan trọng trong tốc độ tăng trưởng GDP quý 3.2024.

Giá trị bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đang phục hồi tích cực đến Q2.2024 (tỷ VNĐ) (Nguồn: Wichart)

Những cái tên nào sẽ hưởng lợi khi tiêu dùng hồi phục ?

MSN:

Với vị thế là tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam với danh mục sản phẩm đa dạng và cả một hệ thống mạng lưới bán lẻ hiện đại đang không ngừng mở rộng. MSN sẽ là ứng cử viên số 1 cho vị trí doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất từ những catalyst quan trọng của ngành bán lẻ khi nền kinh tế đang phục hồi và bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.

  • Sau giai đoạn suy giảm lợi nhuận do chu kỳ kinh doanh không thuận lợi với đòn bẩy tài chính cao và mảng kinh doanh chưa hiệu quả, năm 2024 trở đi sẽ là thời điểm thu trái ngọt của Masan sau khi tăng trưởng nhanh về quy mô giai đoạn (2019-2023), trong đó:
  • Mảng tiêu dùng cốt lõi The Crown X kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ từ giai đoạn nền thấp năm ngoái với lợi nhuận hoạt động +16%YoY/+19%YoY nhờ mũi nhọn MCH có thể duy trì đà tăng trưởng và WCM tiệm cận điểm hòa vốn 2024 và có lãi vào năm 2025. MCH tiếp tục theo đuổi chiến lược cao cấp hoá và “Going Global” sẽ là động lực chính cải thiện doanh thu và biên lợi nhuận hoạt động tăng trưởng nhờ cơ cấu ngành hàng biên lợi nhuận tốt và xu hướng giảm giá nguyên vật liệu.

  • Masan đã tiến hành tái cấu trúc lại các mảng kinh doanh theo hướng tập trung vào hiệu quả, giảm lượng tăng chất (Wincommerce, Phúc Long,…). Kỳ vọng điều này sẽ đưa được đòn bẩy nợ giảm xuống < 3.5 lần nhờ vào nguồn vốn đầu tư từ Bain capital với giá trị 6,339 tỷ VND, dòng tiền từ cổ tức MCH và TCB ước tính hơn 3,700 tỷ VND và nguồn tiền đến từ sự kiện MSR thoái vốn HCStack.

  • Triển vọng phục hồi của TCB cùng với sự cải thiện của ROE nhóm ngân hàng trong giai đoạn tới sẽ mang lại kết quả tích cực cho MSN. TCB dự kiến sẽ duy trì chính sách cổ tức tiền mặt với tỷ lệ chi trả là 20% lợi nhuận sau thuế trong khi vẫn đảm bảo mục tiêu CAR là 14-15%.

  • Cơ hội đầu tư tại giai đoạn giá cổ phiếu vẫn còn bị chiết khấu sâu so với Vnindex và chưa phản ánh cơ hội từ tái định giá The Crown X và xu hướng giảm đòn bẩy nợ.

  • Kỳ vọng việc IPO thành công MCH và TCX trong trung hạn cùng với việc thoái vốn các mảng kinh doanh không cốt lõi sẽ giúp MSN tập trung đẩy mạnh các mảng chính và tăng cường vị thế ngành cũng như cải thiện biên lợi nhuận.

Rủi ro:

  • Sức mua suy yếu gây áp lực lên các mảng kinh doanh chính của MSN.

  • Hoạt động kinh doanh của TCB bị ảnh hưởng và rủi ro nợ tiềm tàng từ hoạt động khai thác tài nguyên.

  • Câu chuyện SK thoái vốn.

Giá mục tiêu: 100.000đ

MWG:

Câu chuyện sau tái cơ cấu lại các mảng kinh doanh theo chiến lược “giảm lượng, tăng chất” của MWG đã có những kết quả tích cực. Việc cắt giảm nhân viên, đóng bớt các cửa hàng hoạt động không hiệu quả và chuyển hướng sang các mảng tăng trưởng tốt hơn giúp tình hình kinh doanh khả quan hơn khi ghi nhận lợi nhuận chuyển từ âm sang dương trong quý 1.2024, kết quả kinh doanh Q2 được dự báo sẽ khả quan với sự đóng góp quan trọng của con gà đẻ trứng vàng Bách hóa xanh. Chính vì yếu tố này, MWG được kỳ vọng là ứng cử viên tiếp theo sau MSN:

Các mảng kinh doanh của MWG hiện tại (nguồn: FPTS, Research)

  • MWG đã chuyển hướng sang tập trung phát triển mảng Bách Hóa Xanh khi nhận thấy tiềm năng của mảng hàng điện tử và gia dụng đang dần bão hòa. Chuỗi BHX ngày càng đóng góp tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu (từ 5% năm 2018 lên 27% năm 2023) và hứa hẹn sẽ là con át chủ bài trong việc thay đổi định vị của chuỗi BHX từ “Chợ hiện đại” thành “Siêu thị mini”. Sự thay đổi trên đã đem lại những hiệu quả cho BHX khi doanh thu/cửa hàng đã đạt mức 2 tỷ đến hết tháng 05/2024, đánh dấu mức cao nhất kể từ khi chuỗi này đi vào hoạt động.

  • Mặc dù thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn độ phân mảnh cao khi hơn 60% dân số của Việt Nam vẫn sống ở nông thôn và thói quen mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống ở thành thị vẫn được duy trì. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để đón đầu xu thế tăng trưởng mới khi dư địa của mảng bách hóa siêu thị còn rất lớn. Dư địa tăng trưởng này đến từ việc (1) tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra nhanh chóng, (2) khả năng chi trả & nhu cầu về sự tiện lợi và chất lượng của người dân ngày càng gia tăng, (3) tỷ trọng mô hình bách hóa hiện đại tại Việt Nam còn ở mức thấp (~12%) so với các quốc gia trong khu vực. Đây sẽ là cơ hội để MWG đẩy mạnh phát triển các kênh bán lẻ hiện đại để đáp ứng kịp xu hướng phát triển.

Tiềm năng phát triển ngành bách hóa – mô hình siêu thị Việt Nam còn rất lớn (Nguồn: FPTS tổng hợp).

  • Với việc nỗ lực tối đa hóa chi phí bằng cách tinh gọn bộ máy nhân sự, đóng cửa các cửa hàng kém hiệu quả mà BLNG và BLNTT của MWG lần lượt cải thiện 200 và 300 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó với việc giảm áp lực nhờ vào hàng tồn kho đã được giải phóng bớt kết hợp với việc MWG đã chấm dứt cuộc chiến về giá với các đối thủ cùng ngành cũng đã giúp cho doanh nghiệp cải thiện rõ rệt doanh thu và biên lợi nhuận của mình.

Diễn biến hàng tồn kho của MWG (Nguồn: DSC)

  • Kênh bán hàng trực tuyến chỉ đang chiếm 14% doanh thu của MWG tuy nhiên tỷ trọng này được dự báo sẽ tăng lên khi MWG đóng cửa bớt Điện Máy Xanh và Thế giới di động. Chiến lược tiếp theo phát triển mảng bán hàng trực tuyến dự kiến sẽ là mảng tăng trưởng tiềm năng trong tương lai nhờ vào việc đóng các cửa hàng vật lý không hiệu quả về chi phí (thuê mặt bằng, lương nhân viên) của chuỗi TGDĐ & ĐMX và việc mua sắm qua kênh trực tuyến ngày càng thuận tiện (tiết kiệm thời gian mua hàng, nhiều chính sách khuyến mãi, dễ dàng so sánh giá), giúp tiếp cận tốt hơn đối với nhóm khách hàng trẻ.

  • Kỳ vọng phục hồi từ của TGDĐ đến từ việc mảng thiết bị điện tử hồi phục từ 2H/2024 nhờ vào chu kỳ đổi mới thiết bị điện tử sau giai đoạn bùng nổ 2020-2021 và các sản phẩm điện thoại mới ra đời. MWG đang chiếm >34,2% thị phần trong mảng điện tử và gia dụng (năm 2023) và doanh thu thuần của cả 2 chuỗi TGDĐ và ĐMX vẫn chiếm 68% trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp.

Rủi ro: Mảng ICT phục hồi chậm hơn dự kiến do nhu cầu tiêu thụ vẫn còn yếu.

Giá mục tiêu: 75.000đ

=> Tổng kết lại ngành bán lẻ hiện đang trong giai đoạn phục hồi và đứng trước cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ trong chu kỳ tới khi giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua. Các doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị sẵn sàng để bức phá với việc tái cơ cấu và đầu tư các chuỗi bách hóa bán lẻ để mở rộng thị phần khiến nhóm cổ phiếu bán lẻ hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư.

15 Likes

Bác viết bài chất lượng quá, ngày đăng 10 bài bác ơi

2 Likes

Kaka cám ơn bác nha, sóng tới có pick cổ bán lẻ nào không bác

2 Likes

Bán lẻ mình thích MWG, MSN thui bác ơi

3 Likes

Em cũng pick 2 cổ này ở trên đó bác, có thiếu gì bác cứ góp ý bổ sung nhé

1 Likes

DWG nhịp này sao ad ơi

2 Likes

DWG vẫn ổn nha, mảng ICT dự kiến sẽ phục hồi nhưng khá chậm vì cơ bản mảng này cũng đang bão hòa. DGW hiện đang lấn sân sang mảng thiết bị văn phòng với đồ bảo hộ lao động cũng khá tiềm năng với lại cổ phiếu này cũng nhẹ nên đà tăng cũng tăng khá ổn. Trên F cũng có nhiều bài rất hay về DGW bạn tìm đọc thử nhé !

4 Likes

Các bài viết thật chất lượng mong ngày nào bác cũng viết nhiều hơn nữa, allin MWG được chưa bác

3 Likes

All in thì chưa nha, có nhiều case hấp dẫn hơn nhưng mà bán lẻ vẫn là 1 nhóm nên quan tâm và phân bổ trong danh mục giai đoạn tới

2 Likes

Hôm nào viết bài phân tích ngành bán lẻ và những con hàng tiềm năng đi bác

1 Likes

Định giá này % upside còn lớn quá z :face_with_open_eyes_and_hand_over_mouth:

Upside này tham khảo của các công ty chứng khoán, nên chiết khấu giá mục tiêu về thấp để an toàn hơn gia, AD nghĩ quanh target quanh vùng 85-90k là hợp lý

1 Likes

AD phân tích DGW thử đi ạ

1 Likes

Hay quá, mong AD ra nhiều bài hơn ạ

3 Likes

Tiếp tục với series đón sóng cổ phiếu chu kỳ, chủ đề hôm nay sẽ nói về Ngành thủy sản và cổ phiếu VHC - Tìm lại đỉnh hoàng kim ?

Vậy là một mùa báo cáo kết quả kinh nữa lại đến gần, câu chuyện tiếp theo của nhà đầu tư là theo chân những nhóm ngành hưởng lợi từ nền kinh phục hồi mạnh mẽ để vẽ tiếp bức tranh tăng trưởng GDP của Q3.2024. Xuất nhập khẩu hứa hẹn vẫn sẽ là nhóm ngành tiềm năng không thể vắng mặt trong giai đoạn Q3 bởi sự hấp dẫn về mặt kỳ vọng, đặc biệt với sự xuất hiện của một vài thay đổi mới. Vậy lý do gì khiến nhóm ngành xuất khẩu thủy sản là nhóm ngành tiềm năng trong quý 3 ?

Kim ngạch xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ giai đoạn đầu năm 2024 (Nguồn: FIDT)

Câu chuyện về thị phần & đánh thuế chống phá giá

  • Sự thay đổi đầu tiên đến từ việc Mỹ cấm hoàn toàn việc nhập khẩu cá từ Nga bất kể nguồn chế biến, bắt đầu từ 31/5. Trong khi đó, EU cũng loại bỏ cá từ Nga và Belarus khỏi hạn mức thuế quan ưu đãi từ tháng 1/2024 đến tháng 12/2024. Điều này sẽ tạo lợi cho các nhà xuất khẩu cá Việt Nam sang cả Mỹ và EU, đặc biệt là các nhà xuất khẩu cá tra nhờ giảm cạnh tranh từ cá minh thái và cá tuyết của Nga.

  • Câu chuyện thứ hai bắt nguồn từ sản lượng tôm tại Ecuador và Ấn Độ giảm sút giúp giảm áp lực cạnh tranh về giá đối với Việt Nam do cung dư thừa khiến giá giảm, dẫn đến thu hẹp diện tích nuôi tôm. Được biết Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất sang Mỹ trong khi Ecuador chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Những bất ổn về nguồn cung suy giảm & bất ổn an ninh của khu vực này sẽ gián tiếp giúp thị phần xuất khẩu tôm của Việt Nam được hưởng lợi khi Việt Nam là nhà cung cấp tôm xuất khẩu đứng thứ 5 sang Hoa Kỳ. Theo DOC, tôm xuất khẩu từ Ecuador bị phải chịu tỷ lệ bán phá giá 10,58% và đặt cọc tiền mặt trả trước 10,18%.

  • Theo kết quả rà soát chống bán phá giá lần 19 (POR 19), thuế chống bán phá giá của ngành cá da trơn Việt Nam giảm từ 2,39 USD/kg xuống còn 0,14 USD/kg, với VHC và ANV vẫn duy trì mức 0. Đợt thanh tra của FSIS (Bộ Nông nghiệp Mỹ) đối với cá tra vào tháng 8 cũng đạt kết quả tích cực, khẳng định uy tín chất lượng và tạo động lực cho xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ. Điều này sẽ tạo lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là VHC.

  • Trong dài hạn, việc được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi được hưởng lợi từ mức thuế, và có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ. Nếu Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi vì (1) hưởng mức thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp thấp hơn (hoặc thậm chí được loại bỏ) (2) hạn chế các vụ kiện và điều tra thương mại về chống bán phá giá/chống trợ cấp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí (3) có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ.

Theo cơ cấu xuất khẩu lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản đem về trên 4,4 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng này là EU khi thị trường này đang có xu hướng ổn định dần về giá cả hàng hóa & tiêu dùng ổn định bởi kiểm soát lạm phát tốt. Lạm phát mặt hàng thủy sản tiếp tục giảm xuống mức 2,1% trong tháng 5, nhiều quốc gia châu Âu cũng cân nhắc việc giảm lãi suất khi đã đạt được mục tiêu lạm phát.

Xuất khẩu các mặt hàng thủy sản 6 tháng đầu năm (Nguồn VASEP).

VHC - Nữ hoàng sắp trở lại ?

Nhắc đến ngành thủy sản không thể không nhắc đến VHC, đây luôn là doanh nghiệp vị thế hàng đầu ngành chế biến và xuất khẩu cá tra với việc sở hữu tiềm năng rất khó để thay thế. Với việc ngành thủy sản đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trong đà phục hồi, VHC thực sự là cổ phiếu tiềm năng để có một vị trí trong danh theo dõi bởi những catalyst điển hình:

  • Đầu tiên, VHC sở hữu chuỗi giá trị khép kín tự chủ gần như toàn phần vùng nuôi với diện tích rộng lớn lên đến 750ha (top 1 trong những doanh nghiệp nuôi cá tra), thêm vào đó là lợi thế về nguồn cung cấp nguyên liệu với vị trí nằm tại Đồng Tháp - một trong những vùng có môi trường và điều kiện tốt nhất để nuôi cá tra. => Việc tự chủ và nắm toàn bộ các khâu sẽ giúp kiểm soát tốt chi phí và tăng cường được chất lượng đầu ra khi giá cả biến động.

Chuỗi giá trị khép kín ngành cá tra.

  • Thứ hai, với vị thế dẫn đầu rõ ràng về cá tra, với giá trị xuất khẩu năm 2023 cao gấp 3 lần so với công ty lớn thứ hai là ANV và chiếm 13% tổng khối lượng toàn ngành. Trong bốn năm qua, VHC liên tục mở rộng kinh doanh theo chuỗi giá trị cá tra, từ collagen và gelatin (C&G – sản phẩm phái sinh từ da cá tra) đến thức ăn thủy sản và các sản phẩm nông nghiệp khác như chế biến rau quả và các sản phẩm từ gạo. Tất cả các khoản đầu tư này đều có lãi (đặc biệt là thức ăn thủy sản và C&G), đóng góp lợi nhuận ổn định và tăng trưởng tổng hợp trên lợi nhuận hợp nhất. Năm 2024 VHC phấn đấu nâng gấp đôi công suất mảng này (C&G). => Những khoản đầu tư này sẽ không chỉ giúp tối đa hóa lợi nhuận mà còn đa dạng hóa thu nhập để tăng trưởng dài hạn.

  • Thứ ba, doanh nghiệp kiểm soát tình hình tài chính tương đối tốt trong giai đoạn ngành khó khăn khi giảm nợ vay 17% xuống còn 3.239 tỷ trong năm 2023. Trong đó phần lớn là vay ngắn hạn ghi nhận 2.157 tỷ, vay dài hạn giảm 58% còn 102 tỷ. Bức tranh tài chính của VHC khá lành mạnh với khả năng thanh toán nhanh duy trì trên mức 1 lần và tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu dưới mức 0,5 lần, đây là mức đòn bẩy an toàn. Việc giảm nợ vay cũng giúp chi phí lãi vay trong Q4.2023 giảm mạnh xuống còn 19 tỷ.

  • Thứ tư, Mỹ hiện đang rà soát lại vị thế thương mại của Việt Nam, nhằm nâng cấp Việt Nam lên nền kinh tế thị trường từ vị thế hiện nay là một nền kinh tế có sự can thiệp của nhà nước. Dự kiến, việc rà soát này sẽ có kết quả trong Tháng 7. VHC sẽ đặc biệt hưởng lợi nếu như việc ra soát được thông qua khi Mỹ chiếm 30% sản lượng xuất khẩu chủ lực của VHC.

  • Thứ năm, chi phí nguyên liệu đầu vào giảm sẽ giúp VHC cải thiện được biên lợi nhuận ròng. Ngoài ra, xu hướng nhu cầu tiêu thụ phục hồi, kỳ vọng FED giảm lãi suất khi đạt mục tiêu lạm phát sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng quay trở lại và ổn định giá xuất khẩu mặt hàng cá tra.

Chi phí nguyên liệu và thức ăn có xu hướng ổn định và suy giảm (nguồn: VASEP, SSI Research)

  • Tiếp theo, hàng tồn kho của các nước nhập khẩu được duy trì ở mức thấp trong 12 tháng qua do bất ổn về kinh tế và địa chính trị. Trong khi đó, xung đột Biển Đỏ đã khiến con đường vận chuyển từ châu Á sang Mỹ và châu Âu dài và tốn nhiều chi phí hơn, nên các nước nhập khẩu có xu hướng tích trữ hàng tồn kho để ngăn ngừa rủi ro gián đoạn nguồn cung. Điều này có thể giúp VHC tăng cường sản lượng bù đắp sự thiếu hụt khi nguồn cung bị ảnh hưởng.

  • Cuối cùng triển vọng kinh tế năm 2024 có nhiều yếu tố giúp ngành xuất khẩu phục hồi. Đồng thời Mỹ và Eu có lệnh cấm nhập khẩu cá tra từ Nga nhằm trừng phạt sẽ là cơ hội lớn cho VHC để cạnh tranh thị phần.

Dự báo giá xuất khẩu bình quân của VHC (Nguồn: FPTS, Research)

Rủi ro:

  • Áp lực từ chi phí đầu vào và giá cước vận tải tăng

  • Giá xuất khẩu giảm, sức tiêu thụ vẫn yếu

Định giá: 73.000 đồng/cổ phiếu - Giá mục tiêu 85.000 đ/cổ phiếu. (Upside: ~15%)

=> VHC đã trải qua giai gần hết đoạn khó khăn nhất của ngành sau khi đạt đỉnh tăng trưởng vào năm 2022. Với những tiềm năng vừa được phân tích trên, trước mắt sẽ là cơ hội để tìm lại đỉnh vinh quang lợi nhuận khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi mạnh mẽ vào quý 03. Cơ hội tốt nhất để cân nhắc VHC sẽ ưu tiên vào những nhịp điều chỉnh do biến động của thị trường chung. Về dài hạn, VHC vẫn là cổ phiếu tăng trưởng tiềm năng khi hội đủ các yếu tố để chiễm chệ trí top 1 ngành cá tra và là 1 case đáng để NĐT quan tâm.

Chúc anh em đầu tư thành công!

15 Likes