Đón sóng chu kỳ mới?

chi tiết quá a ơiii

1 Likes

ngân hàng NAB thì ntn ạ

1 Likes

MWG h vào hơi sợ ạ

3 Likes

DGC - Doanh nghiệp “Kỳ lân” ngành hóa chất

Ngành photpho là một mắc xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nền kinh tế khi là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các ngành công nghiệp như điện tử, dược phẩm, thực phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao như chất bán dẫn và pin. Việt Nam hiện là một trong những nước xuất khẩu photpho hàng đầu thế giới kể từ khi Trung Quốc (nước xuất khẩu Photpho hàng đầu) ngừng xuất khẩu mặt hàng hàng này để đảm bảo nguồn cung tiêu thụ trong nước… Điều này tạo cơ hội để Photpho Việt Nam tăng thị phần và thâm nhập vào các thị trường mới. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Việt Nam hiện đang là Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Ngành Photpho ở Việt Nam còn dư địa tăng trưởng rất lớn

  • Nhu cầu tiêu thụ photpho sẽ càng ngày càng tăng nhờ sự phát triển của các mảng công nghiệp như bán dẫn, pin photpho cho xe điện và hệ thống lưu trữ năng lượng tái tạo. Đây là những mảng CN phát triển theo xu hướng của tương lai và còn tiềm năng tăng trưởng rất lớn. => khả năng đột phá về lợi nhuận

  • Là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất quan trọng như sản xuất phân bón, hóa chất, chất tẩy rửa và thức ăn chăn nuôi . Đây đều là những lĩnh vực quan trọng và gắn liền với sự tăng trưởng của dân số thế giới. => mang tính ổn định.

  • Việt Nam có trữ lượng quặng apatit dồi dào, ước tính khoảng 1,2 tỷ tấn (xếp thứ 6 thế giới). Sự rút lui của Trung Quốc giúp cải thiện thị phần Photpho của Việt Nam ở châu Á. Sự phát triển công nghệ sản xuất sẽ giúp nâng cao giá trị đầu ra của các sản phẩm từ Photpho.

  • Phốt pho vàng của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh đáng kể so với Trung Quốc nhờ giá điện công nghiệp rẻ hơn và thuế xuất khẩu thấp hơn.

  • Việt Nam là quốc gia xuất khẩu phốt pho vàng lớn nhất thế giới. Trong bốn quốc gia sản xuất phốt pho vàng lớn nhất thế giới. Mỹ và Trung Quốc chủ yếu sử dụng phốt pho vàng để sản xuất các hợp chất dẫn xuất hạ nguồn có giá trị gia tăng cao hơn và hạn chế xuất khẩu. Trong khi đó, Việt Nam và Kazakhstan lại chủ yếu xuất khẩu sản phẩm này do trong nước còn hạn chế về năng lực chế biến sâu.

  • Giá photpho giai đoạn đầu 2024 còn thấp do các mảng sản xuất chưa phục hồi mạnh mẽ, tuy nhiên xu hướng chu kỳ nền kinh tế tăng trưởng trở lại sẽ giúp cải thiện giá bán photpho khi đây cũng một loại tài nguyên hữu hạn.

DGC - Xứng đáng kỳ lân trong ngành hóa chất:

  • Đầu tiên, DGC là một trong số ít các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay có thể sản xuất được tất cả các sản phẩm từ photpho như Phốt pho vàng (P4); axit photphoric, cũng như phân bón tổng hợp, dạng MAP (Monoammonium Phosphate) và DAP (Diammonium Phosphate), đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu. DGC là đơn vị dẫn đầu trong mảng photpho và gần như đại diện cho năng lực sản xuất P4 của Việt Nam với tổng công suất lên đến 80,000 tấn sản phẩm mỗi năm. => Vị thế top 1 ngành

  • Thứ hai, DGC có khả năng tự chủ 80% nguồn quặng từ việc sở hữu mỏ apatit từ năm 2021 và ký hợp đồng bao tiêu với mỏ apatit mới vào năm 2023. DGC hiện đang sở hữu mỏ Khai Trường 25 tại tỉnh Lào Cai - khởi công xây dựng vào đầu năm 2021 với trữ lượng 3,7 triệu tấn và khai thác trong vòng 6 năm. Mỏ thứ hai là Khai Trường 19b tại tỉnh Lào Cai - khởi công xây dựng vào đầu năm 2023 và thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Hóa chất Lào Cai. DGC ký hợp đồng tiêu thụ 5 triệu tấn và khai thác trong vòng 5 năm. DGC đã bắt đầu mua quặng từ cuối quý 2 năm 2023. Điều này giúp DGC sẽ tiết kiệm được 20-30% chi phí so với mua quặng bên ngoài.

  • Thứ ba, DGC được xem là doanh nghiệp phù hợp để thực hiện các dự án trọng điểm Quốc gia trong tương lai: DGC sẽ là nhà đầu tư có năng lực, phù hợp cho Dự án Bauxite Tây Nguyên, hoặc các dự án sản xuất Pin Lithium cho xe điện trong thời gian tới.

  • Thứ tư, DGC là doanh nghiệp sở hữu quy mô sản xuất lớn và đa dạng và chuyên sâu của mảng Photpho từ các sản phẩm từ phân bón hóa chất, thức ăn chăn nuôi đến dược phẩm. Điều này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng điều tiết các kế hoạch sản xuất bù đắp kịp thời khi nguồn cung các sản phẩm này bị thiếu hụt.

  • Tiếp theo, với vị thế là doanh nghiệp “cá mập” trong ngành, DGC sẽ tiếp thực hiện các thương vụ M&A để mở rộng chuỗi sản phẩm nhờ tiềm lực tài chính dồi dào: T3/2023, DGC đã hoàn tất mua 51% vốn của Ắc quy Tia Sáng TSB với giá khoảng 135 tỷ đồng để trở thành công ty mẹ của TSB; Đầu tháng 4/2024, DGC đã đấu giá thành công mua lại nhà máy cồn Đại Việt tại Khu công nghiệp Tâm Thắng tỉnh Đak Nông với giá 253 tỷ đồng.

  • Không chỉ dừng lại ở các mảng ngành Photpho, DGC còn đang lấn sân sang một mảng tiềm năng khác đó là sản xuất Xút- Clo. Hiện tại tổng công suất sản xuất xút của Việt Nam là 189 nghìn tấn/năm hiện chỉ cung cấp được khoảng 40-50% nhu cầu trong nước, do đó những năm gần đây, Việt Nam phải phụ thuộc nhiều vào xút nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc và Đài Loan). Xút được ứng dụng rộng rãi trong ngành giấy, dệt may, chất tẩy rửa, nhôm, xử lý nước.

Cuối cùng, mảng photpho vàng hứa hẹn là gà đẻ trứng vàng của DGC khi Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới về sản xuất phốt pho vàng đứng sau Trung Quốc và Mỹ. DGC là doanh nghiệp chủ lực sản xuất mặt hàng này. Hiện tại, ngành công nghiệp sản xuất phốt pho vàng, chỉ tập trung ở một số quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam và Kazakhstan. Giá điện sản xuất ở Việt Nam rẻ hơn so với các nước trên thế giới sẽ dự kiến là thế mạnh của DGC khi có thể cạnh tranh tốt về giá xuất khẩu. DGC là một trong những khách hàng lớn và quan trọng của EVN khi mảng photpho vàng này tiêu thụ rất nhiều điện.

=> Với việc sở hữu những Catalyst quan trọng kể trên, DGC thực là kỳ lân của ngành hóa chất Việt Nam với vị thế top đầu. Tiềm năng tăng trưởng các mảng còn rất lớn cộng với kinh nghiệm và uy tín của ban lãnh đạo, hứa hẹn kỳ lân DGC sẽ sớm trở lại trong chu kỳ mới 2025-2026.

Tình hình kinh doanh hiện tại:

  • DGC đang giữ tỷ trọng tiền mặt rất khổng lồ 9570 tỷ vì ban lãnh đạo nhận thấy chu kỳ kinh doanh đang không thuận lợi. Lợi nhuận suy giảm do giá xuất khẩu giảm mạnh kể từ khi đạt đỉnh 2022. Kết quả kinh doanh đang có dấu hiệu tạo đáy và chờ đợi chu kỳ kinh doanh mới trở lại.

Dự phóng kết quả kinh doanh:

  • Định giá cổ phiếu tính đến hiện tại không còn hấp dẫn khi đã vượt giá trị khi đang ở vùng 123.000 đồng ( giá ước tính đến hết 2024: 106.000 đồng).

Rủi ro:

(1) Rủi ro suy thoái kinh tế (thấp);

(2) Rủi ro tăng chi phí điện và chi phí nguyên liệu tăng.

(3) Kết quả kinh doanh bị ảnh hư ởng vì bởi các công tác bảo dưỡng định kỳ.

=> Tổng kết lại, DGC vẫn là cổ phiếu hấp dẫn trong dài hạn với năng lực sản xuất vượt trội và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Chu kỳ kinh doanh không thuận lợi khiến giá cổ phiếu chưa thực sự quá hấp dẫn tuy nhiên anh em NĐT vẫn nên cân nhắc nếu giá cổ phiếu biến động và giảm sâu do thị trường. Đây thực sự là cổ phiếu kỳ lân và hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn sắp tới khi chu kỳ mới của ngành hóa chất trở lại.

6 Likes

bài hay quá anh ơi, em cảm ơn

1 Likes

trong ngành Phốt pho còn doanh nghiệp nào có thể cạnh tranh vs DGC ko ad

1 Likes

đọc xong muốn mua liền luôn ấy:))

1 Likes

Photpho thì không ai qua nổi DGC, nếu tính thêm Xút nữa thì có CSV nhưng nhìn chung nếu DGC lấn sân sang thì vẫn ổn tại mảng này vẫn còn dư địa lớn… Mảng sản xuất này phụ thuộc vào cung cầu sản phẩm đầu ra nên vẫn phải đợi giá bán tăng mới phản ánh được bạn nhé

2 Likes

bán dẫn quá hứa hẹn á chớ

1 Likes

định giá 200 hông ad

1 Likes

nay mới được phim DGC anh nghĩ thế nào a Huy ơii

1 Likes

uầy hay quá

1 Likes

Lợi nhuận của DGC phục hồi nhờ được thúc đẩy bởi (1) giá bán bình quân và sản lượng tiêu thụ phục hồi từ nhóm khách hàng phân bón và khách hàng bán dẫn, (2) tiết kiệm chi phí nhờ tăng tỷ lệ sử dụng quặng tự khai thác từ Khai Trường 25 và (3) việc chuyển đổi dần sang các sản phẩm giá trị cao (như axit photphoric LCD, chiếm khoảng 10% axit photphoric vào thời điểm hiện tại).

1 Likes

nhưng mà nên vào tầm giá bao nhiêu a Huy nhỉ

1 Likes

nghe mát tai quá ạ

không biết là mua với tầm giá nào và target bao nhiêu anh nhỉ

ôi đúng bài em đang cần, cảm ơn anh Huy

1 Likes

"VN-INDEX VƯỢT 1300 - PHÍA TRƯỚC LÀ BẦU TRỜI"

Sau năm lần liên tục bị cản lại bởi mốc kháng cự 1300, VN-Index sáng hôm nay đã có lần thứ 6 chinh phục lại một lần nữa cột mốc quan trọng này. Thực tế mà nói, câu chuyện vượt 1300 trong bối cảnh vĩ mô hiện tại là câu chuyện sớm muộn khi các rủi ro suy thoái dần lắng xuống và thế chỗ cho các chính sách cắt giảm lãi suất khiến USD giảm mạnh, mắc xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa thế giới là Trung Quốc cũng đã tung ra các gói hỗ trợ nền kinh tế lớn để giải quyết khó khăn khi nền kinh tế dường như đóng băng do mảng BĐS trong suốt thời gian qua. Đây cũng là tiền đề quan trọng để dòng tiền có thể chảy về “chỗ trũng” ở các thị trường châu Á, đặc biệt là nhóm thị trường cận biên có tiềm năng tăng trưởng cao như Việt Nam.

Trong giai đoạn phục hồi vừa qua, cổ phiếu ngân hàng chính là tác nhân chính đưa chỉ số quay trở về tiệm cận 1300 một lần nữa. Việc tập trung dòng tiền để kéo mạnh một nhóm sẽ không thể không xuất hiện lực cầu chốt lời ngắn hạn quanh mốc kháng cự cũ. Đó cũng là lý do lần thứ 5, VN-Index chưa thể vượt được cột mốc quan trọng này.

Tuy nhiên, cơ hội điều chỉnh trong bối cảnh hiện tại chính là thời cơ vàng để phân bổ và mua tích lũy các cổ phiếu cho giai đoạn tới khi các điều kiện vĩ mô đang ủng hộ cho kịch bản thị trường chứng khoán Việt Nam tích cực ở phía trước:

  • Đầu tiên, phiên hôm qua là một phiên cho thấy lực cầu bán (chốt lời) có dấu hiệu yếu dần. Điều này đồng nghĩa với hiệu ứng chốt lời quanh mốc kháng cự 1300 điểm dần suy yếu. Vấn đề khiến dòng tiền chốt lời ở đây hoàn toàn là vấn đề tâm lý khi dựa vào số liệu những lần vượt cản không thành công trước đây. Về trung đến dài hạn, nền kinh tế vẫn đang có kỳ vọng tăng trưởng lớn khi các tổ chức lớn trên thế giới như ADB, HSBC đều duy trì quan điểm tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở đều trên mức 6%. Nền tảng tăng trưởng kinh tế cũng chính là điều kiện để kỳ vọng LNST toàn thị trường tiếp tục đà tăng trưởng mạnh trong giai đoạn sắp tới 2025-2026 và mở ra kỳ vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán.

  • Thứ hai, NHNN liên tục duy trì chính sách nới lỏng thông qua các kênh OMO và mua USD để tăng cường dự trữ ngoại hối. Điều này giúp tạo điều kiện để cung tiền VND trở nên dồi dào và lãi suất hạ nhiệt, qua đó các kênh đầu tư như BĐS và chứng khoán sẽ hưởng lợi lớn. Một yếu tố nữa là các kênh đầu cơ như vàng, USD dần kém hấp dẫn khi rủi ro suy thoái suy giảm đi khiến cho khả năng dòng tiền sắp tới sẽ có thể đổ bộ vào 2 kênh đầu tư kể trên khi trong suốt giai đoạn điều chỉnh vừa qua, nhóm ngân hàng và BĐS là nhóm có mức định giá trung bình thấp. Trọng tâm và cũng là điều kiện quyết định về xu hướng của thị trường sắp tới sẽ là các chính sách gỡ rối vướng mắc ngành BĐS trong quý tới và chất lượng tài sản các bank tạo đáy để mở ra giai đoạn tăng trưởng mới khi ngành bất động sản phục hồi. Đây cũng là bộ đôi quan trọng chi phối rất nhiều đến chỉ số VN-Index.

  • Lý do tiếp theo khiến TTCK sẽ vượt 1300 và tiến xa hơn đó là dự báo kết quả tăng trưởng lợi nhuận vẫn tích cực khi tăng trưởng mạnh từ mức nền thấp Q3.2023. Mặc dù có sự phân hóa tuy nhiên với việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối 2024 và kích thích đầu tư công thì dự kiến đà tăng trưởng vẫn sẽ nối dài trong Q4/2024 và 2025 khi độ trễ các chính sách dần phát huy được tác dụng trong môi trường lãi suất lý tưởng như hiện tại. Sự ấm lại của mảng bất động sản sẽ là yếu tố quan trọng để các ngành sản xuất VLXD, ngân hàng, bán lẻ tiếp tục tăng trưởng đến 2025-2026. Các nhóm ngành phụ trợ như Bất động sản Khu công nghiệp, Năng lượng, Bán lẻ… được dự báo là những nhóm có đà phục hồi mạnh mẽ trọng Q3.2024.

  • Cuối cùng đó là dòng tiền trong phiên sáng hôm nay đạt mức 10,000 tỷ. Đây là dấu hiệu cho thấy dòng tiền rẻ đang quay trở lại thị trường trên cơ sở nền tảng là các yếu tố kể trên. Một nguyên nhân nữa là khi khối ngoại giảm dần đà bán ròng và quay trở lại thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á và sắp tới có khả năng là Việt Nam sẽ là yếu tố hỗ trợ lớn để thị trường vượt 1300 và chinh phục những cột mốc quan trọng cao hơn trong năm 2024 trở đi.

Dòng vốn ngoại đang tái phân bổ trở lại thị trường châu Á (Nguồn: FIDT)

Tóm lại, VN-Index vượt 1300 trong năm 2024 là chuyện sớm muộn khi các yếu tố vĩ mô đang ủng hộ kịch bản tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau khi hấp thụ các đợt bán chốt lời, thị trường sẽ vượt 1300 để thử thách các mốc cao hơn trong cuối năm 2024 và đầu 2025 khi chu kỳ nới lỏng đang quay lại. Điều chỉnh sẽ là cơ hội để tái phân bổ đối với các nhóm cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng mạnh và hưởng lợi từ lãi suất rẻ. Câu chuyện chỉ số vượt 1300 không còn quan trọng bằng việc lựa chọn cổ phiếu cho giai đoạn tới. Những nhóm cổ phiếu thu hút kỳ vọng hiện tại đang là Bank, bất động sản và thép. Ngoài ra còn có các cổ phiếu nhóm Midcap có định giá rẻ và chưa tăng đoạn trước sẽ là lựa chọn hợp lý khi thị trường vượt 1300.

5 Likes

Vượt nổi không hay xịt tiếp đây AD :((

1 Likes

trồi sụt liên tục