anh viết chi tiết thật sự
ĐỪNG TIN VÀO KHÁI NIỆM CỔ PHIẾU PHÒNG THỦ !!!
Một khái niệm mà nhà đầu tư thường nghe ít nhất một lần khi tham gia thị trường chứng khoán đó là “Cổ phiếu phòng thủ”. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong những đoạn thị trường tồn tại một số rủi ro nhất định nào đó, khi các nhóm cổ phiếu leader đã kém hấp dẫn về định giá về kỳ vọng thì nhiều nhà đầu tư lại quay sang tập trung vào nhóm cổ phiếu phòng thủ. Bài viết này sẽ đưa ra quan điểm về vấn đề này để anh em tham khảo:
Đầu tiên là sơ lược về cổ phiếu phòng thủ là gì ?
Cổ phiếu phòng thủ thường là những cổ phiếu thuộc những ngành tăng trưởng chậm nhưng mang lại cho nhà đầu tư một “lớp đệm” trước những đợt suy thoái của thị trường. Cổ phiếu phòng thủ còn gọi là cổ phiếu không theo chu kỳ vì ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế mở rộng hay suy thoái. Những cổ phiếu này thường mang lại cổ tức và tương đối ổn định, bất kể hình hình của thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thâm niên thường sử dụng chiến lược phòng thủ khi không chắc chắn về thị trường.
Cổ phiếu của các công ty lâu đời trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu (như điện, nước, xăng dầu, lương thực thiết yếu…), tiện ích và chăm sóc sức khỏe là những ví dụ phổ biến về cổ phiếu phòng thủ. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cổ phiếu nào trong các nhóm kể trên đền là cổ phiếu phòng thủ. Chỉ có những cổ phiếu đến từ doanh nghiệp có dòng tiền dồi dào, nợ vay thấp, lịch sử chi trả cổ tức đều đặn và lịch sử kinh doanh tốt mới đáng để nhà đầu tư quan tâm.
Các tiêu chí thường hay dùng để xác định cổ phiếu phòng thủ:
-
Cổ tức: Công ty trả cổ tức ổn định thàng năm, có thể trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ tức bằng cổ phiếu, trong đó cổ tức bằng tiền mặt thường chiếm tỷ trọng lớn hơn.
-
Hệ số Beta: Cổ phiếu phòng thủ luôn có hệ số Beta nhỏ hơn một.
-
P/E: Là một trong những chỉ số phù hợp để định giá cổ phiếu. Với cổ phiếu phòng thủ, tỷ lệ P/E thường thấp.
Cổ phiếu phòng thủ có rủi ro gì hay không ?
Tất nhiên là có, về khái niệm cổ phiếu phòng thủ này mình có quan điểm không đồng tình cho lắm về cụm từ này. Hãy nhìn rộng ra các lớp tài sản chúng ta sẽ thấy rằng cổ phiếu là lớp tài sản được kỳ vọng lợi nhuận cao nhất và cũng là lớp tài sản có rủi ro cao nhất. Vậy thì nếu cho rằng nhóm cổ phiếu phòng thủ là danh mục an toàn nhất trong lớp tài sản rủi ro nhất thì liệu có hợp lý hay chưa. Trong tất cả các cuộc suy thoái từ trước đến nay, những lớp tài sản rủi ro càng cao thì mặc định sẽ là lớp tài sản điều chỉnh sâu nhất. Cổ phiếu là kênh giảm mạnh nhất khi hết chu kỳ tăng trưởng và nền kinh tế xuất hiện những rủi ro suy thoái, sẽ không có điều gì là chắc chắn cho việc nắm giữ cổ phiếu phòng thủ khi thị trường chứng khoán có tính lây lan tâm lý rất mạnh. Một nhóm cổ phiếu đầu cơ cao giảm mạnh gây áp lực chỉ số cũng làm cho các nhóm ngành khác bị bán theo.
Lợi nhuận và rủi ro các lớp tài sản (Nguồn: FIDT)
Đồng ý một phần rằng những nhóm cổ phiếu được coi là phòng thủ sẽ giảm ít hơn vì hai lý do: (1) là tại kỳ vọng tăng trưởng thấp nên không tăng nhiều, (2) chất lượng cổ tức cao nên sẽ có bệ đỡ về mặt định giá khi rơi vào vùng chiết khấu ăn cổ tức hấp dẫn. Tuy nhiên đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc tính những doanh nghiệp có tính chu kỳ cao và rất hạn chế những doanh nghiệp thỏa điều kiện về mặt phòng thủ như những thị trường khác.
VN-Index biến động rất mạnh trong mỗi chu kỳ khác nhau. (Nguồn: FPTS)
Những đoạn thị trường chung giảm mạnh từ 50-60%, nhiều nhóm ngành cổ phiếu giảm từ 70-80% thậm chí chia đôi giá trị so với vùng đỉnh bởi dòng tiền rút khỏi thị trường chứng khoán để chuyển sang tiết kiệm hoặc vàng sẽ là lựa chọn an toàn hơn, nhóm cổ phiếu phòng thủ như nhiều người nghĩ vẫn bị ảnh hưởng và bán tháo mạnh bởi vì bản chất đơn giản là kênh đầu tư chứng khoán vẫn là kênh có mức rủi ro cao. Việc quy ước cho rằng nhóm ngành phòng thủ sẽ không phù hợp dẫn đến những quyết định phân bổ tài sản không hợp lý và kém hiệu quả.
Nếu suy thoái xảy ra các kênh trú ẩn như vàng sẽ là nơi ngự trị của dòng tiền
Vàng từ xưa đến này đều là kênh trú ẩn an toàn khi nền kinh tế gặp rủi ro, đặc biệt là những giai đoạn chiến tranh, suy thoái kinh tế,…Chính vì điều này, thay vì mua những cổ phiếu phòng thủ như nhiều chuyên gia hay broker phím hàng, nhà đầu tư nên ưu tiên tiền mặt hoặc chọn gửi tiết kiệm hay mua vàng sẽ hay hơn nhiều là gồng lỗ cổ phiếu. Trước mỗi cuộc suy thoái thực sự rủi ro là rất lớn và nhiệm vụ của chúng ta là phòng thủ, đã là phòng thủ thì đòi hỏi lớp tài sản đó phải đủ vững chắc - ít biến động thiệt hại để sau khi suy thoái đi qua sẽ tạo nên thời kỳ mới để tăng trưởng tài sản.
Những cổ phiếu được cho là phòng thủ khi đạt vùng giá có chiết khấu cổ tức hấp dẫn cũng là một phương án để chúng ta lựa chọn, tất nhiên trước đó phải đảm bảo rằng phải bảo toàn được tài sản sau một cơn bão suy thoái, thị trường đạt đáy dài hạn sẽ có mở ra rất nhiều cơ hội khi nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng. Khi đó việc nắm giữ lại cổ phiếu vẫn chưa muộn.
Hình dung việc đầu tư chứng khoán không bắt buộc rằng chúng ta luôn phải nắm giữ cổ phiếu mà phải linh hoạt theo tình hình. Đặc tính thị trường chứng khoán là rất nhạy với rủi ro, chính vì vậy nhà đầu tư chúng ta càng phải biết linh hoạt để bảo vệ tài khoản của mình. Nên lập chiến lược thay đổi liên tục và thay kế các lớp tài sản khác nhau trong từng thời kỳ.
=> Tổng kết lại việc các chuyên gia, broker hay đưa ra khái niệm cổ phiếu phòng thủ thực tế cho thấy có thể họ chưa hiểu toàn diện về rủi ro mà chỉ đang tập trung quá nhiều vào cổ phiếu. Mọi quan điểm đầu tư bạn có thể tham khảo tuy nhiên cần tỉnh táo và chọn lọc kỹ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định phân bổ nào. Nếu suy thoái xảy ra, chạy vẫn là thượng sách chứ đừng nói việc cổ phiếu phòng thủ trong giai đoạn rủi ro.
Hi vọng góc nhìn này sẽ giúp bạn tự có đánh giá về câu chuyện cổ phiếu phòng thủ. Chúc các bạn đầu tư thành công!!
Ngân hàng - Chiếc van “thần kỳ” của nền kinh tế (P1)
- Ngân hàng luôn là nhóm ngành được nhà đầu tư quan tâm bởi đây là nhóm luôn có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và chỉ số VN-Index nói riêng. Bất kỳ một nền kinh tế nào đều rất cần nguồn vốn để phát triển, ngành ngân hàng đóng vai trò như những chiếc van thần kỳ giúp dòng vốn chảy đến nơi cần để đáp ứng mọi nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng, đầu tư… của nền kinh tế. Việc phân bổ nguồn vốn hợp lý sẽ có vai trò rất lớn trong việc kích thích nền kinh tế tăng trưởng khi nguồn vốn được sử dụng và vận hành hiệu quả. Chính vì điều này, sự tăng trưởng của nhóm ngân hàng cũng là tiền đề để kỳ vọng nền kinh tế đang tăng trưởng tốt. Lợi nhuận của nhóm ngân hàng đóng góp rất lớn vào kỳ vọng tăng trưởng LNST của thị trường chứng khoán hằng năm khi đóng góp hơn 50% tổng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trên sàn.
(Nguồn: FiinPro-X Platform)
-
Sự tăng trưởng của nhóm ngành ngân hàng sẽ được đánh giá thông qua chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm. Việc tăng cường tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 sẽ là tiền đề quan trọng để kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường đầu tư và tăng quy mô của vốn, góp phần tạo ra nhiều vốn để phục vụ nhu cầu chi tiêu và tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế.
-
Thực tế cho thấy, những giai đoạn tín dụng được đẩy mạnh sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởng GDP tăng trưởng mạnh. Ví dụ cuối năm 2023, chính phủ quyết tâm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng vào Q4.2023 khi tốc độ tăng trưởng 3 quý đầu 2023 chậm trễ do thị trường khó khăn. Hệ quả là tốc độ tăng trưởng GDP Q1 & Q2.2024 đạt kết quả khả quan mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn và áp lực. Độ hiệu quả của các chính sách tăng trưởng tín dụng là cơ sở để dự phóng triển vọng nền kinh tế thông qua việc đánh giá tình hình hoạt động của các chiết van này.
Chiếc van này đang hoạt động như thế nào ?
-
Trong nửa đầu năm 2024, mặc dù môi trường lãi suất thấp được duy trì nhưng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn còn yếu khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tính đến 22/07/2024 chỉ đạt 5,33% so với cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ thị trường BĐS phục hồi chậm sau giai đoạn đóng băng, tỷ giá neo ở mức cao khiến các chính sách chưa phát huy được hiệu quả.
-
Nợ xấu ngành tăng cao là vấn đề đáng quan tâm khi tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến thu nhập và thời gian trả nợ của khách hàng vay khiến cho bộ đệm trích lập dự phòng suy giảm, chất lượng tài sản suy giảm theo. Tuy nhiên, theo báo cáo và đánh giá của nhiều chuyên gia thì chất lượng tài sản của ngành ngân hàng đã và đang tạo đáy khi giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế đã đi qua. Tín dụng bán lẻ phục hồi nhờ vào thu nhập của người dân cải thiện dần theo nền kinh tế phục hồi và các chính sách tháo gỡ khó khăn ngành BĐS sẽ giúp rã đông ngành này.
-
Tuy nhiên bối cảnh nợ xấu hiện tại đã khác nhiều so với thời điểm hình thành nợ xấu tăng mạnh tại đầu năm 2023 khi nền kinh tế đã cho thấy dấu hiệu phục hồi. Do vậy, các ngân hàng sẽ có nhiều dư địa kiểm soát chất lượng tài sản hơn khi (1) tăng trưởng thu nhập tích cực và (2) quản lý CIR tốt sẽ tạo nhiều khoảng trống cho các ngân hàng gia tăng trích lập. FIDT dự kiến chi phí tín dụng của các ngân hàng sẽ gia tăng trong 4 quý tới nhằm ổn định chất lượng tài sản
-
Trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu và nợ xấu mới hình thành còn ở mức cao, các ngân hàng vẫn sẽ đẩy nhanh xử lý nợ trong những quý tiếp theo. Tổng quan về xu hướng chất lượng tài sản, kỳ vọng chất lượng tài sản năm 2024 sẽ cải thiện so với năm 2023, được hỗ trợ bởi (1) mức nền lãi suất thấp, (2) nền kinh tế và thị trường bất động sản dần phục hồi.
(Nguồn: FIDT)
- Tỷ giá hạ nhiệt là tín hiệu đáng mừng khi lãi suất cho vay đang ở mức thấp và giảm liên tục, điều này mở ra cơ hội tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ cho giai đoạn cuối năm khi chính phủ kết hợp các chính sách phối hợp đẩy mạnh đầu tư khu vực công và sự phục hồi của các hoạt động sản xuất, bán lẻ và xuất nhập khẩu. Môi trường lãi suất thấp sẽ là điều kiện lý tưởng để hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng xuyên suốt cuối năm 2024 và giai đoạn 2025.
Tiềm năng của nhóm ngành ngân hàng
-
Trong một chu kỳ kinh tế, nhóm tài chính đi đầu là nhóm ngân hàng sẽ là nhóm ngành tăng trưởng đầu tiên báo hiệu cho một giai đoạn nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng mạnh khi những “chiết van thần kỳ” này sẽ trực tiếp phân bổ nguồn lực cho nền kinh tế.
-
Ngân hàng vẫn là một trong những nhóm ngành đáng quan tâm trong nửa cuối 2024 và 2025 khi mặt bằng định giá chung vẫn đang ở mức trung bình thấp trong khi triển vọng nền kinh tế phía trước vẫn đang ở gam màu sáng.
-
Các yếu tố rủi ro như nợ xấu và kỳ vọng kinh doanh kém khả quan đã chiết khấu một phần vào giá cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng. Tuy nhiên đối với dòng tiền của nhà đầu tư tổ chức thì vẫn chưa đủ hấp dẫn bởi thực tế định giá đang ở vùng trung tính, điều này có nghĩa là nếu thị trường có nhịp điều chỉnh sẽ xuất hiện những lực cầu thu gom khi định giá trở nên hấp dẫn hơn.
-
Với đặc trưng là nhóm cổ phiếu mang đậm tính thị trường, cổ phiếu ngân hàng đã phải chịu áp lực bán mạnh từ khối ngoại kể từ đầu 2024. Thị trường chung hiện tại vẫn tồn tại ít hay nhiều các lo ngại về suy thoái và kịch bản không hạ cánh mềm khiến dòng tiền vào TTCK cũng bị suy giảm theo. Tuy nhiên kỳ vọng rằng các chính sách của chính quyền tổng thống mới sẽ góp phần đẩy lùi rủi ro suy thoái về tương lai để giải tỏa áp lực tâm lý chung. Dòng vốn ngoại cũng là một yếu tố cần xem xét khi dòng tiền này đang đổ ngược trở về các thị trường cận biên như Thái Lan, Indonesia,…sau khi đồng USD đảo chiều.
-
Ngoài tăng trưởng tín dụng, ngành ngân hàng cũng sẽ cải thiện được biên lãi thuần trong nửa cuối 2024 nhờ hoạt động bán lẻ phục hồi đồng pha với đà phục hồi kinh tế, thu nhập ngoài lãi cũng tăng và hoạt động thu hồi nợ đã xử lý cũng cải thiện trong quý còn lại của năm.
=> Nhóm ngành ngân hàng vẫn là điểm đến an toàn khi thị trường chiết khấu thêm, khi đó định giá rẻ sẽ giúp cho cổ phiếu ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn về mặt kỳ vọng. Việc các mảng kinh doanh chính phục hồi cùng với các chính sách đẩy mạnh tín dụng đến cuối 2024 sẽ là động lực tăng trưởng chính cho nhóm ngân hàng trên cở sở nhóm ngành này đang nỗ lực xử lý nợ xấu giúp chất lượng tài sản tạo đáy trong Q3.2024.
Trong phần kế tiếp sẽ là các cổ phiếu ngân hàng đáng quan tâm cho giai đoạn cuối 2024-2025. Chúc anh em đầu tư thành công!!
MSN Update
Tổng quan doanh nghiệp:
Tình hình hoạt động kinh doanh:
- MSN đang tích cực tái cơ cấu cấu trúc tài sản khi hạ thấp tỷ lệ nợ xuống nhằm giảm thiểu gánh nặng lãi vay. Chiến lược này càng đượ ccủng cố khi MSN có kế hoạch thoái bớt vốn của MHT (khoảng 134.5 triệu USD) và dùng khoản tiền này để giảm tỷ lệ đòn bẩy và tập trung vào mảng kinh doanh chính. Ngoài ra hệ số thanh toán hiện thời cũng được cải thiện đáng kể tiệm cận mức 1 nhờ vào việc tăng tài sản ngắn hạn (trong đó lượng tiền mặt tăng lên 113%, tương đương 18 nghìn tỷ đồng).
(Nguồn: Masan tổng hợp )
Doanh thu duy trì ổn định quanh 19 – 20 nghìn tỷ đồng, trong khi đó tỷ lệ lợi nhuận gộp giảm liên tục và mới có dấu hiệu hồi phục kể từ 2024-Q2 Nhờ việc giảm tỷ lệ đòn bẩy đã giúp cho chi phí lãi vay giảm đáng kể (660 tỷ đồng, ~ 37% so với đỉnh 2023-Q1), song song đó CP bán hàng cũng đang trên đà giảm tốt (150 tỷ đồng, ~ 14% so với đỉnh 2023-Q3) Giảm chi phí lãi vay và chi phí bán hàng sẽ mang lại biên lợi nhuận cao hơn, đây cũng chính là một trong những điểm trọng yếu cho sự tăng trưởng của MSN.
(Nguồn: Masan tổng hợp )
Hoạt động kinh doanh các mảng:
Về tổng quan, có thể thấy rằng mảng kinh doanh sản phẩm thực phẩm & đồ uống (MCH) và mảng bán lẻ (WCM) chính là 2 yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp, cụ thể:
•Về doanh thu: WCM mang về doanh thu cao nhất, kế đó là MCH. Tổng hai mảng này chiếm đến 75% tổng doanh thu của MSN.
• Về lợi nhuận: WCM tuy mang lại doanh thu cao nhất nhưng lợi nhuận gộp chỉ xếp thứ 2 sau MCH
• Lợi nhuận gộp trừ CPBH & QLDN: duy nhất MCH có đóng góp lợi nhuận dương Đáng chú ý nhất là WCM vì nguồn doanh thu mang lại là lớn nhất nhưng vì các chi phí chưa được tối ưu đã làm cho mảng này hoạt động chưa hiệu quả.Hiện nay MSN đang tập trung cải thiện mảng này và tôi tin rằng đây là bước đi đúng đắn để mang lại nguồn lợi nhuận tốt
Mảng kinh doanh sản phẩm thịt (MML) có đóng góp không đáng kể cả về doanh thu lẫn lợi nhuận trong năm 2023 vì hoạt động chăn nuôi heo hiện tại khá khó khăn với giá thứ căn chăn nuôi tương đối cao, giá thịt lợn ở mức nền thấp. Do đó mảng này không ổn định lắm vì phụ thuộc vào giá thịt lợn
Mảng khai thác khoáng sản (MHT) trong năm 2023 tuy có mức đóng góp doanh thu đáng kể nhưng lợi nhuận mang lại không hề tương xứng, nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ở mức thấp,giá kim loại giảm và đòn bẩy tài chính cao gây áp lực.
Đánh giá các mảng kinh doanh:
Về các mảng sản phẩm: mảng thực phẩm nói chung chiếm 70% doanh thu và gần 80% LN gộp của MCH. Hiện tại MCH đang tập trung phát triển mảng này thông qua chiến lược (1) GO GLOBAL với tiên phong và mảng gia vị thương hiệu của Chin-su và (2) Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách liên tục nâng cấp (mì Kokomi đại) và cho ra mắt các dòng sản phẩm mới (lẩu tự sôi, cơm tự sôi).
Về hiệu quả kinh doanh: tỷ lệ LN gộp tăng mạnh gần đây nhờ (1) quản trị hiệu quả tồn kho, tận dụng chuỗi bán lẻ của WCM, (2) xu hướng cao cấp hóa sản phẩm và (3) đẩy mạnh xuất khẩu.
Về chi phí: Chi phí bán hàng tăng lên nhanh chóng, trong đó chi phí quảng cáo và khuyến mãi chiếm 70% cho thấy MCH đang tích cực đẩy mạnh truyền thông sản phẩm cũng như đưa ra nhiều chương trình ưu đãi. Điều này đã cho thấy sự hiệu quả bằng việc tăng trưởng doanh thu rất tốt.
Về WCM:
Hiện nay, chiến lược tiên quyết là tái cơ cấu mô hình cửa hàng thay vì đẩy mạnh mở mới nhằm tối ưu các chi phí và thu hút thêm khách hàng. Năm 2023 do sự suy yếu của thị trường bán lẻ nói chung nên hầu hết cả năm tăng trưởng doanh thu LFL âm,nhưng nhờ việc cải tạo các cửa hàng đã thành công thu hút lượng khách hàng, giúp đảo chiều sang tăng trưởng dương ở tháng cuối năm. Từ khi mua lại WCM, Masan đã cải thiện biên LN kinh doanh từ -13% (2020) lên đến mức-2% (2023) và kể từ tháng 6/2024 chuỗi bán lẻ đã bắt đầu mang lại lợi nhuận dương.Đây cũng chính là thời điểm then chốt để một chuỗi bán lẻ bắt đầu quá trình sinh lợi lớn (tương tự như MWG và FRT đã từng làm).
Các mảng kinh doanh còn lại:
Định giá MSN:
Thích nhất là các topic của ad, phân tích có tâm, số liệu logic đầy đủ
quá tâm huyết tks ad
tks ad, nhận định chi tiết ạ
bài viết tâm huyết quá ạ
Chu kỳ mới của thị trường chắc thép cũng ngon ad nhỉ
nông nghiệp đoạn này ổn áp nì
Mảng này bị ảnh hưởng sau bão nên có kỳ vọng dòng tiền ^^
Thép thì sóng ngành mới quan điểm mình nghĩ là chưa, còn ngắn hạn thì có nhiều yếu tố khác tác động như khối ngoại mua, triển khai các dự án trọng điểm ( đường sắt Bắc Nam, đầu tư công), vận hành nhà máy mới… nhìn chung upside của thép mình đánh giá không cao lắm nha bạn
MWG – KQKD 8T/2024: Doanh thu thuần đạt 88,0 nghìn tỷ đồng (+15% YoY)
- TGDĐ & ĐMX: Doanh thu tăng 10% YoY và 5% so với tháng trước (MoM) trong tháng 8/2024. Trong đó, doanh thu của TGDD tăng 14% YoY và 7% MoM, nhờ hoạt động khả quan của (1) mảng điện thoại và (2) tăng trưởng 2 chữ số so với cùng kỳ của doanh số laptop hưởng lợi từ nhu cầu trong mùa tựu trường.
Ngoài ra, ĐMX duy trì đà tăng trưởng tích cực, tăng 7% YoY và 5% MoM trong tháng 8. Tính chung 8 tháng 2024, doanh số của TGDĐ & ĐMX tăng 7% YoY.
-
BHX: Doanh số 8 tháng 2024 tăng 38% YoY. Trong tháng 8/2024, doanh số của BHX đạt 3,7 nghìn tỷ đồng (+25% YoY; +2% MoM), với doanh số trung bình/cửa hàng duy trì ở mức khoảng 2,1 tỷ đồng.
-
Hoạt động mở cửa hàng: Trong 8 tháng 2024, TGDĐ & ĐMX đã đóng cửa 214 cửa hàng và An Khang đóng cửa 201 cửa hàng, trong khi BHX mở mới 23 cửa hàng và EraBlue mở mới 33 cửa hàng. Tính riêng trong tháng 8, TGDĐ & ĐMX đã đóng cửa 8 cửa hàng và An Khang đóng cửa 61 cửa hàng, trong khi BHX mở mới 17 cửa hàng và EraBlue mở mới 6 cửa hàng.
“Xuất Khẩu Tôm Việt Nam Tháng 8 Bứt Phá Mạnh Mẽ”
Vào tháng 8/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam ghi nhận một cột mốc ấn tượng với giá trị 404 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng có giá trị xuất khẩu cao nhất kể từ đầu năm, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm lên hơn 2,4 tỷ USD, tăng 10%. Các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc và EU đều tăng trưởng mạnh, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc duy trì mức tăng nhẹ.
Nguyên nhân là do nhu cầu nhập khẩu tăng cao để phục vụ các dịp lễ cuối năm, cộng với việc giá tôm nguyên liệu tăng. Tại Mỹ, tháng 8 ghi nhận mức tăng 21%, đạt 91 triệu USD, và lũy kế 8 tháng đạt 482 triệu USD, tăng 7%. Ở Trung Quốc, xuất khẩu cũng phục hồi mạnh, lũy kế đạt 477 triệu USD, tăng 21%, một phần do Ecuador – đối thủ cạnh tranh chính – bị kiểm tra gắt gao.
Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh trong tháng 9, với mức tăng 20% so với năm ngoái. Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam vẫn đối mặt với thách thức về dịch bệnh, đòi hỏi sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và chuỗi cung ứng để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu cuối năm.
Một vài cổ phiếu nổi bật nhóm ngân hàng:
Tiếp nối phần (1) về vai trò và tiềm năng của nhóm ngân hàng, phần hôm nay mình sẽ đưa ra một vài cổ phiếu nổi bật ngành ngân hàng cho giai đoạn cuối 2024 và 2025. Về tiêu chí để đánh giá cổ phiếu ngân hàng sẽ chủ yếu tập trung vào hai yếu tố chính: (1) Chất lượng tài sản & (2) Khả năng sinh lời. Với việc nợ xấu của ngành đang ở mức cao cho thấy rủi ro vẫn ở mức tương đối cao thì việc lựa chọn các cổ phiếu ngân hàng có chất lượng tài sản có dấu hiệu cải thiện và phục hồi sẽ là những lựa chọn đáng được ưu tiên.
ACB - Lựa chọn bền vững:
Cái tên ACB từ lâu đã không còn xa lạ gì với giới đầu tư khi đây là một ngân hàng nổi tiếng hàng đầu về chất lượng tài sản khác biệt. Với quy mô tài sản xếp thứ 4 hệ thống (không tính nhóm quốc doanh), vị thế của ACB là ngân hàng thương mại tư nhân bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Tiệp khách hàng của ngân hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME, lần lượt chiếm 66% và 28% dư nợ tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vay mua nhà và tiêu dùng.
- Sẽ không có nhiều điều để nói đến khi kết quả KD quý 2 của ACB cho thấy tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt 12,4% YTD, tương đương tăng 8,2% QoQ, cao hơn nhiều so với tăng trưởng toàn hệ thống đạt khoảng 6% YTD. Trong đó, tín dụng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp lớn tiếp tục là động lực tăng trưởng lần lượt đạt 12,3% và 37,6% YTD. Như vậy ACB đã hoàn thành 75% hạn mức được NHNN cấp từ đầu năm.
Cơ cấu lợi nhuận của ACB đến Q2.2024 (Nguồn: Wichart)
-
Lý giải cho kết quả tăng trưởng này đến từ 02 yếu tố chính đó là giảm chi phí hoạt động từ 36% xuống 33,8% ( trung bình ngành là 38%) và việc giảm chi phí dự phòng rủi ro xuống từ 705 tỷ đồng xuống còn hơn 588 tỷ đồng (giảm 16,59% so với cùng kỳ) mặc dù nợ xấu ngành vẫn đang trong xu hướng tăng. Ngoài ra, mức tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành và NIM hồi phục nhẹ giúp góp phần ACB tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong quý 2.
-
Về việc nợ xấu gia tăng nhưng giảm trích lập, có thể hiểu rằng đây là kịch bản diễn ra ở tất cả các ngân hàng, không riêng ACB và thậm chí mức suy giảm tại ACB vẫn tích cực so với toàn ngành. Vì vậy ACB vẫn vẫn được đánh giá cao về chất lượng tài sản và thuộc top đầu ngành nhờ sở hữu tệp khách hàng tốt và khẩu vị rủi ro tương đối thận trọng. Danh mục giải ngân của ACB với 98% khoản vay có tài sản đảm bảo và 88% được đảm bảo bằng bất động sản nhà ở có tính chấp pháp lý an toàn hơn bất động sản dự án, tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất kinh doanh, vay mua nhà và tiêu dùng. Đây cũng là phân khúc khách hàng lâu năm, có uy tín và cũng là khách hàng trung thành của ACB.
-
Là một ngân hàng có ưu thế về lãi suất thấp, ACB rất dễ cạnh tranh với các NHTM khác. Địa bàn hoạt động tập trung tại các thành phố lớn (TP. Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam Bộ, Hà Nội…) sẽ giúp ACB tập trung vào hoạt động cho vay bán lẻ nhờ những lợi thế và sở trưởng của kinh nghiệm vốn có của ngân hàng với nhóm khách hàng ở các khu vực này. Mức độ hồi phục cầu tín dụng KHCN được kỳ vọng sẽ tốt hơn trong nửa sau của năm 2024 ở các lĩnh vực cho vay tiêu dùng, cho vay hộ kinh doanh và cho vay mua nhà.
-
Điểm đặc biệt của ACB là ngân hàng này lại nằm trong số ít bank có tỷ trọng dư nợ kinh doanh bất động sản rất thấp chỉ ở mức 4%, thấp hơn nhiều so với toàn hệ thống (8%) và danh mục đầu tư không sở hữu trái phiếu doanh nghiệp, ACB chỉ tập trung vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu của các tổ chức tín dụng có tính chất an toàn và thanh khoản cao. Chính vì đặc điểm và khẩu vị thận trọng này trong kinh doanh sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn khó khăn chung của thị trường để tập trung nguồn lực tăng trưởng mạnh mẽ hơn khi bối cảnh vĩ mô thuận lợi hơn.
-
Điểm cộng tiếp theo khiến cổ đông ACB luôn yên tâm đó là ngân hàng luôn duy trì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thấp nhất toàn ngành giúp lợi nhuận được đảm bảo, điều này đồng nghĩa với năng lực kiểm soát rủi ro giúp tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng liên tục duy trì dưới ngưỡng 1% trong nhiều năm, thuộc top các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất và chỉ tăng trong khoảng hơn 1 năm qua theo xu hướng chung khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Mặc dù áp lực về nợ xấu vẫn còn tuy nhiên tình hình sẽ cải thiện trong những quý cuối năm và ACB vẫn là ngân hàng có chất lượng tài sản dẫn đầu và khác biệt.
-
Cuối cùng, ACB cho thấy đây là một ngân hàng năng động và linh hoạt trong kế hoạch kinh doanh trước diễn biến khó khăn chung của thị trường khi trong Q1 ACB tập trung cho vay vào doanh nghiệp lớn và FDI. Do sức mua của người dân giảm, ngân hàng đã chuyển hướng cho vay nhiều hơn cho các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và các doanh nghiệp hoạt động theo hướng bền vững (ESG) và điều này phù hợp với xu hướng đầu tư hiện nay. Nhờ chiến lược này, ngân hàng ACB đã đạt được tăng trưởng tín dụng khá tốt trong quý 1/2024, cao hơn nhiều so với mức tăng trung bình của toàn hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, tín dụng cho các doanh nghiệp lớn tăng trưởng mạnh, bù đắp cho sự giảm sút ở nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nói cách khác, ngân hàng ACB đã chủ động thích ứng với tình hình thị trường bằng cách tập trung vào những khách hàng có tiềm năng và phù hợp với xu hướng hiện tại, nhờ đó mà vẫn duy trì được sự tăng trưởng.
=> Với những catalyst tổng hợp ở trên, ACB xứng đáng là cổ phiếu được đưa vào danh mục theo dõi trong giai đoạn thị trường đang điều chỉnh hiện tại. Ngân hàng cũng đã hoàn thành 48% kế hoạch kinh doanh năm 2024. Năng lực quản trị rủi ro khâu cho vay của ACB là vấn đề không cần phải bàn cãi và đó là lý do khiến mang đến nền tảng tăng trưởng bền vững cho ngân hàng với tỷ suất sinh lời (ROE) cao đầu ngành trong suốt nhiều năm qua.
-
Giá mục tiêu: 30,000 VNĐ
-
Rủi ro: Chất lượng tài sản suy giảm:
CTG - Tiềm năng tăng trưởng vượt trội:
- Đầu tiên, CTG hưởng lợi rất lớn trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi nhờ mô hình cho vay cân đối và lành mạnh với tỷ trọng cho vay mảng bán lẻ chiếm 38%, sản xuất kinh doanh 21% và kinh doanh dịch vụ chiếm 18%. Có thể khẳng định rằng đà phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế trong mảng bán lẻ tiêu dùng và sản xuất chính là động lực chính xúc tác quan trọng cho tín dụng cho vay của CTG từ hai mảng này tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ đến hết 2024 và 2025*.* Là một bank thuộc nhóm big4 với uy tín và năng lực quản trị được khẳng định qua nhiều năm, lượng tiền gửi dồi dào đến từ KHCN và KHDN lớn sẽ thúc đẩy các mảng cho vay của CTG khi số liệu về casa của ngân hàng luôn duy trì ở trên mức trung bình ngành.
Mô hình kinh doanh của CTG (Nguồn: VNDIRECT RESEARCH)
- Thứ hai phải kể đến CTG là một bank gắn liền với đầu tư công khi ngân hàng là kênh chính để chính phủ Việt Nam tài trợ nguồn vốn cho các dự án công quan trọng , đặc biệt là giai đoạn Q3 & Q4.2024 khi đầu tư công được đẩy mạnh để kịp tiến độ trong năm nay. Các khoản tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại CTG có thể hỗ trợ vốn khả dụng cho ngân hàng thương mại này. Bên cạnh đó, Ngân hàng MUFG (Mitsubishi UFJ Financial Group) là nhà đầu tư chiến lược với việc đang nắm giữ 19,7% cổ phần tại CTG, được biết đây là một trong những ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới đến từ Nhật Bản, điều này giúp CTG có thể tận dụng cơ hội trong việc cho vay các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tỷ trọng cho vay FDI trong danh mục cho vay của CTG đã dần mở rộng khi dòng vốn FDI gần đây phát triển mạnh mẽ khi số liệu cho thấy dòng vốn FDI đang đổ vào Việt Nam kỷ lục trong hơn 2 quý đầu năm 2024.
CTG tăng trưởng mạnh mẽ nhờ phân khúc khách hàng FDI và doanh nghiệp lớn (Nguồn: VNDirect, Research)
-
Thứ ba, chiến lược tăng vốn sẽ mở khóa cho CTG tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2025-2026 khi tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ . Quy mô nền kinh tế ngày càng lớn, việc các tổ chức tín dụng đứng đầu như big4 phải tiến hành tăng vốn để theo kịp với nhu cầu tín dụng chung của nền kinh tế là điều cần thiết. Trong giai đoạn nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ và bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh cho chu kỳ 2024-2026 thì chủ trương tăng vốn của CTG nếu thành công sẽ là bước tiến lớn cho ngân hàng tăng trưởng vượt bậc trong chu kỳ tới. Thêm vào đó, so với các bank nhóm big4 đang niêm yết thì CTG đang có mức định giá P/B thấp hơn so với VCB & BID và chưa tăng vốn. Điều này đồng nghĩa với dư địa tăng trưởng phía trước còn rất lớn.
-
Thứ tư, chất lượng tài sản của CTG và nhóm ngân hàng kỳ vọng cải thiện trong nửa cuối năm. Măc dù tỷ lệ bao phủ nợ xấu CTG giảm mạnh từ 151% xuống 114% trong quý 2 do một khách hàng doanh nghiệp lớn ngành du lịch gặp khó khăn và bị ngân hàng điều chỉnh nhóm nợ. Tuy nhiên theo cập nhật mới nhất thì khách hàng này đã được điều chỉnh về nợ nhóm 1 sau khi ngân hàng thực hiện đánh giá lại khả năng trả nợ, đưa tỷ lệ nợ xấu về 1,06%. Vì vậy, cùng với diễn biến sức khỏe nền kinh tế đang hồi phục tốt hơn, nợ xấu của CTG kỳ vọng đã tạo đỉnh trong quý 2 và sẽ cải thiện trong nửa cuối năm. Áp lực trích lập của CTG cũng giảm bớt nhờ ngân hàng đã trích lập 100% đối với dư nợ tái cơ cấu theo thông tư 02 cũng như sẽ được hoàn nhập chi phí trích lập. CTG cũng là ngân hàng có bộ đệm trích lập dự phòng thuộc 3 sau VCB & BID, điều này cho thấy ngân hàng rất chú trọng trong việc quản trị rủi ro hoạt động cho vay.
(Nguồn: SSI Research)
Cuối cùng là việc trở lại mua ròng của khối ngoại đối với cổ phiếu CTG trong suốt những phiên vừa qua với khối lượng mua ròng tăng mạnh, điều này có thể lý giải việc CTG đang là một cổ phiếu tiềm năng và hấp dẫn về mặt định giá & tăng trưởng trong giai đoạn kế tiếp nên thu hút nhà đầu tư ngoại quay trở lại.
Mặc dù CTG vẫn cho thấy NIM duy trì đi ngang trong hai quý đầu năm, tuy nhiên đây là kết quả chấp nhận được trong bối cảnh chung của nền kinh tế chậm phục hồi và còn nhiều khó khăn. Nền tảng vững chắc từ bộ đệm dự phòng và kế hoạch tăng vốn sẽ là hai động lực mạnh mẽ thúc đẩy CTG tăng trưởng mạnh mẽ trọng 2025-2026.
-
Giá mục tiêu: 41.000 đồng
-
Rủi ro: Chất lượng tài sản suy giảm so với quý trước.
MBB - Tăng trưởng ấn tượng nhờ vị thế dẫn đầu CASA
Đối với MBB, điểm nổi bật của ngân hàng này đó là NIM luôn ở mức cao so với toàn ngành nhờ vị thế dẫn đầu về CASA. Đây cũng là thế mạnh vốn có được duy trì lâu nay của ngân hàng này. Về luận điểm đầu tư MBB sẽ bao gồm những ý sau:
-
Đầu tiền là chất lượng tài sản đang có dấu hiệu cải thiện rõ rệt nhờ vào việc ngân hàng chú trọng xử lý nợ xấu để đưa nhóm khách hàng bị nhảy nhóm nợ gây ra sự suy giảm chất lượng tài sản đột biến trong quý trước đã được quay trở lại nhóm 1. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng trở lại 102% từ mức 80% trong quý trước chủ yếu nhờ nợ xấu giảm nhanh hơn. Trích lập dự phòng tăng mạnh so với nền thấp năm 2023, +67% YoY (lưu ý năm 2023 MBB là ngân hàng duy nhất có mức trích lập giảm so với cùng kỳ khi đã trích lập nhiều trong giai đoạn 2021-2022). Ngân hàng đang trong giai đoạn giai đoạn tái củng cố bộ đệm dự phòng sau khi đã sử dụng nguồn lớn để xử lý nợ xấu trong năm trước và việc xử lý nợ sẽ vẫn tiếp diễn trong thời gian tới. Ngay trong quý 2, MBB đã sử dụng hơn 3,000 tỷ đồng (mức cao nhất trong 2 năm gần đây) để loại bỏ nợ xấu khỏi bảng cân đối.
-
Tiếp theo, NIM của MBB đã xuất hiệu tín hiệu hồi phục trong quý 2 nhờ hiệu ứng của các “khoản vay tạm thời” đã kết thúc trong quý 1, điều này giúp lợi suất trên tài sản sinh lời (IEA) cải thiện trong khi chi phí vốn (CoF) vẫn duy trì xu hướng giảm (-38bps QoQ). Ban lãnh đạo dự kiến CoF có thể tăng trở lại khi mặt bằng lãi suất huy động đang dần tái định ở mức mới, có thể sẽ gây áp lực đến NIM. Tuy nhiên khả năng lãi suất tăng trở lại ở bối cảnh hiện tại thực sự rất thấp, từ đó động lực tăng LSHĐ không còn quá lớn khi áp lực tỷ giá, thanh khoản hệ thống đã được xoa dịu và nhìn chung mặt bằng LSHĐ vẫn thấp để CoF có thêm dư địa tiếp tục giảm dù là với tốc độ chậm dần. Việc giảm chi phí đầu vào sẽ giúp MBB tận dụng tối ưu hơn lợi thế CASA lớn mạnh để củng cố NIM trong quý còn lại của năm cùng với việc phục hồi theo đà tăng trưởng kinh tế.
-
Cuối cùng, rủi ro tín dụng từ các khách hàng lớn trong mảng BĐS và năng lượng tái tạo đang được kiểm soát khi lãnh đạo MBB cho biết rằng giá trị tài sản đảm bảo đã lớn gấp 3 lần so với dự nợ tín dụng của các khách hàng này (Novaland và Trung Nam Group).
-
Giá mục tiêu: 29,000 đồng
-
Rủi ro: Chi phí trích lập dự phòng dự báo gia tăng.
TCB - Vượt trội nhờ mảng Bất động sản phục hồi:
TCB là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ với thế mạnh về cho vay bất động sản và các mảng liên quan đến trái phiếu. Tệp khách hàng của TCB tập trung vào các doanh nghiệp, trong đó cho vay lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng. TCB được biết đến là một nhà băng năng động, đi đầu trong các xu hướng về chuyển đổi số, thu hút CASA, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu. Sự chuyển mình của mảng bất động sản sau giai đoạn đóng băng hứa hẹn sẽ tạo động lực quan trọng cho tín dụng bất động sản của TCB phục hồi. Luận điểm đầu tư:
-
Duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao: Kết thúc Q2, tăng trưởng tín dụng của TCB đạt 12,9% YTD, duy trì tốc độ tương đối ổn định so với mức 7,1% YTD trong quý 1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của TCB cao hơn nhiều so với tăng trưởng toàn hệ thống (6%) và đạt hơn 70% room tín dụng được cấp. Ngân hàng kỳ vọng sẽ được NHNN xem xét cấp thêm room tín dụng trong nửa cuối năm
-
NIM quý 2 tốt nhất kể từ Q4/2022: NIM quý 2 của TCB tiếp tục hồi phục 0,3 điểm phần trăm so với quý 1 lên 4,69%, mức cao nhất kể từ Q4/2022 - giai đoạn bắt đầu tăng lãi suất và thị trường TPDN gặp khó khăn. Lợi suất tài sản sinh lãi (theo quý) có dấu hiệu tạo đáy trong khi chi phí vốn duy trì xu hướng giảm. Tuy nhiên tốc độ hồi phục NIM dự báo sẽ chậm lại trong nửa cuối năm do áp lực cạnh tranh lãi suất cho vay kéo dài trong khi chi phí vốn không còn nhiều dư địa giảm.
-
Chất lượng tài sản suy giảm so với quý trước: Tỷ lệ nợ xấu tăng 0,1 điểm phần trăm từ 1,13% lên 1,23%, các khoản lãi, phí phải thu tiếp tục tăng 15% QoQ phản ánh chất lượng tài sản suy giảm so với quý trước. Điểm tích cực là nợ nhóm 2 đã giảm 25% so với quý trước, giảm bớt áp lực gia tăng nợ xấu trong các quý tiếp theo. Hiện tỷ lệ nợ xấu của TCB vẫn thuộc top thấp nhất thị trường và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng được duy trì trên 100%
-
Giá mục tiêu: 26,500 đồng
-
Rủi ro: Áp lực cạnh tranh lãi suất cho vay và tiềm ẩn một số rủi ro chưa phản ánh liên quan đến chất lượng tài sản.
Ko có STB hả AD
Bank nóc rồi ae
1k3 ngay trong tuần
chi tiết quá ad ơiiii
tuần vừa rồi kéo lên lại 1300 bứt phá lắm rồi, tuần tới không biết thế nào nhỉ