Em cũng đang theo dõi TV2, không biết có thông tin gì mới về tiềm năng cổ phiều này không AD
mặc dù thanh khoản TT thấp nhưng các CP vẫn tạo câu chuyện cho NĐT đỡ buồn ngủ :d
EVF đang tạo đáy đi ngang rồi, mong về 17 sớm
bài viết thật sự hữu ích cho các sinh viên kinh tế tài chính nói chung để hiểu sâu hơn về chu kỳ kinh tế cũng như áp dụng nó cho đầu tư, cảm ơn anh
mình nghĩ tầm này mình nên quan sát nhiều hơn, vì thị trường có nhiều biến động
tiềm năng như thế nào ạ?
dạ em cũng nghĩ vậy
EVF có vẻ khả quan r nhễ
DIG chuẩn bị xanh rùi ae ơi
OIL vào được không ad ơi
OIL được nha bác BSR chạy thì OIL chạy
EVF hình như nghe đang chuẩn bị có kiểm tra, thanh tra gì ấy
Ad có view DPG không ạ
bác có cầm hàng kh
thị trường đỏ chủ đạo luôn:V cần gì giảm nó leo trụ midcap cứ cứa máu từ từ ntn vui hơn
hôm nay thị trường nhộn nhịp quá ạ, anh có nhận định gì không ạ, em cảm ơn
VN-Index - Vào sóng!
Nhìn lại nửa năm 2024 vừa qua, VN-Index đã có ba lần thử thách cột mốc 1300 và đều thất bại. Nguyên nhân chính cho việc điều chỉnh chi chạm cột mốc này không ai khác đó chính là áp lực tỷ giá leo thang và khối ngoại bán ròng không ngừng nghỉ. Gần đây nhất là những lo ngại về kịch bản “suy thoái” của kinh tế Mỹ đã khiến thị trường điều chỉnh sâu về vùng 1180 và có đợt phục hồi mạnh mẽ lên vùng 1280. So với bối cảnh vĩ mô những lần trước, có thể thấy rằng VN-Index đang đứng trước cơ hội hình thành một con sóng mới cho giai đoạn 2025-2026 khi những nút thắt về tỷ giá và bán ròng khối ngoại đã hoàn toàn được tháo gỡ, cùng với đó là kịch bản suy thoái được kỳ vọng có ít khả năng xảy ra và giới đầu tư đặt niềm tin vào việc hạ lãi suất kịp thời của FED sẽ đưa nền kinh tế Mỹ theo chiều hướng “hạ cánh mềm”.
Có nhiều lý do để đưa ra dự báo về một con sóng mới sắp được hình thành:
Đầu tiên đó phải đề cập đến dòng tiền đang trở lại trên thị trường chứng khoán . Sau giai đoạn thanh khoản thị trường eo hẹp trong suốt Q2.2024 bởi phải chống chọi với lượng bán ròng cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư trong nước và tỷ trọng margin cao đã khiến cho lực cầu mua lên mất hút, đó là lý do khiến cho VN-Index không thể chinh phục các cột mốc cao. Đà bán ròng của khối ngoại có phần chậm lại trong tháng 8 và trong 3 phiên gần nhất đang mua ròng trở lại góp phần cải thiện thanh khoản chung của thị trường.
Đà bán ròng khối ngoại chậm lại rõ rệt trong nửa đầu tháng 8.2024 (Nguồn: FiinTrade)
Dòng tiền có sự gia tăng rõ rệt khi thanh khoản trung bình 5 phiên gần đây nhất duy trì 17.000-18.000 tỷ, cao hơn 20% so với thanh khoản trung bình tháng 7. Điều này chứng tỏ là dòng tiền đã được “cởi trói” và quay trở lại thị trường chứng khoán, lý do có thể đến từ việc giải chấp lượng margin sau cú giảm đột ngột 100 điểm & một phần dòng tiền có thể từ các kênh tiết kiệm và bất động sản đổ về khi nhận thấy thị trường chứng khoán đang trở nên hấp dẫn hơn. Đây là đặc điểm chung của hầu hết các con sóng khi dòng tiền là chỉ báo hiệu quả nhất để báo hiệu giai đoạn tăng giá của TTCK. Khối ngoại cũng đang rục rịch mua trở lại sau khi hạ tỷ trọng sở hữu cổ phiếu ở VN-Index thấp kỷ lục, lý do cho việc khối ngoại có xu hướng mua ròng trở lại đó là họ đang tái phân bổ lại danh mục khi lợi suất đồng USD suy yếu và định giá của VN-Index sau khi chiết khấu đang trở nên hấp dẫn với dự báo tăng trưởng GDP lên đến 7% trong 2024 và liên tục trong 2025. Dòng tiền hoạt động ở mức cao và duy trì trên thị trường với thanh khoản liên tục tăng sẽ là điều kiện để thị trường bước vào những sóng mới.
Thứ hai là các biến số vĩ mô đang dần trở nên ổn định giúp tâm lý thị trường dần ổn định hơn. Lãi suất tiết kiệm tạo đáy và có xu hướng tăng nhẹ cho thấy các ngân hàng đang chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng mới khi nhận thấy nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng lên. Ngân hàng là cầu nối quan trọng trong việc tái phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế, việc chạy đua tăng lãi suất tiết kiệm là dấu hiệu đáng mừng khi cho thấy nền kinh tế đang ấm dần trở lại. Ngành ngân hàng - trụ cột của nền kinh tế đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất khi chất lượng tài sản đang tạo đáy và tăng trở lại. Chính sách tăng trưởng tín dụng cao chính là chìa khóa để mở ra giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ (tương tự Q4.2023 tăng trưởng tín dụng cao giúp cho kinh tế Q1 & Q2.2024 phục hồi mạnh mẽ).
Câu chuyện chủ đạo của hai quý còn lại trong năm 2024 đó là cuộc chạy đua của giải ngân đầu tư công và tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay. Sự chạy đua về KPI của giải ngân đầu tư công và tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp sức cho tốc độ trưởng kinh tế 2 quý cuối năm được duy trì. Ngoài ra, sự ổn định về mặt thượng tầng cũng giúp cho các chính sách hỗ trợ nền kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh.
Thứ ba đó là ngành BĐS đang trong giai đoạn tạo đáy và phân hóa để chuẩn bị bước vào một thời kỳ mới sau những sửa đổi luật đất đai mới. Dư nợ tín dụng của nhiều công ty bất động sản đang dần tăng trở lại cho thấy các doanh nghiệp đang có xu hướng khởi động lại các dự án sau khi hoàn thiện & tháo gỡ các vướng mắc trước đó, mở đường cho giai đoạn phát triển lành mạnh hơn của ngành bất động sản. Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động trong lĩnh vực bất động sản cũng tăng đáng kể so với cùng kỳ. Hy vọng ngành bất động sản sẽ sớm “rã đông” và phục hồi trở lại sau giai đoạn khó khăn do thị trường chung, mặt bằng lãi suất nới lỏng cũng sẽ giúp các doanh nghiệp BĐS dễ dàng hơn trong việc xoay chuyển dòng tiền kinh doanh để tái cơ cấu và giảm nhẹ bớt chi phí tài chính. Có thể thấy rằng ngành BĐS đã và trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trong giai đoạn chuyển mình, đây tín hiệu tích cực cho cả ngành ngân hàng và nền kinh tế nói chung.
Bất động sản thu hút vốn FDI, số lượng doanh nghiệp BĐS đăng ký mới và quay lại hoạt động tăng so với cùng kỳ (Nguồn: GSO, VBMA, Vneconomy)
Thứ tư là thị trường chứng khoán sẽ tích cực trong trung và dài hạn nhờ vào kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận cao đến cuối năm 2024 & 2025. Mặc dù trải qua nhiều khó khăn trong nửa đầu 2024 do áp lực tỷ giá, nền kinh tế vẫn cho thấy nội lực mạnh mẽ khi tốc độ phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều nhóm ngành, trong đó nổi bật là bán lẻ, sản xuất và xuất nhập khẩu. Thời gian từ bây giờ đến cuối năm là “thời điểm vàng” để các chính sách hỗ trợ nền kinh tế như giảm VAT, tăng lương tối thiểu, duy trì mặt bằng lãi suất thấp và mùa cao điểm cộng hưởng lại với nhau. Việc đồng VNĐ mạnh lên sẽ giúp cho áp lực lạm phát từ nhập khẩu giảm xuống và củng cố niềm tin tiêu dùng của người dân. Tiêu dùng phục hồi chính là cơ sở quan trọng nhất để tất cả các nhóm ngành sản xuất, dịch vụ, tài chính, phụ trợ,… phục hồi theo. Giai đoạn 2025-2026 hứa hẹn sẽ là giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng bùng nổ trở lại sau bước chạy đà vững chắc nửa cuối 2024, đây cũng chính là “Key point” giúp cho VN-Index có kỳ vọng bức phá mạnh mẽ trong nửa cuối 2024 và 2025. Cơ sở cho việc dự phóng tăng trưởng này đến từ việc các chính sách đã đủ thẩm thấu và phát huy hiệu quả trong suốt nửa cuối 2024.
Cuối cùng, việc kỳ vọng tăng trưởng mạnh của toàn bộ doanh nghiệp trên sàn trong 2-3 quý tới khiến cho định giá P/E foward hiện tại trở nên càng hấp dẫn khi tăng trưởng EPS tương lai tốt. Các nhóm ngành gắn liền với câu chuyện tăng trưởng sẽ có tiềm năng hấp dẫn nhà đầu tư quay trở lại thị trường, cũng là điểm thu hút dòng tiền thông minh từ các kênh đầu tư khác đổ về. P/E thị trường chứng khoán sau cú giảm về 1180 đang thực sự thấp, mặc dù có sự phục hồi nhanh chóng lên vùng 1280, tuy nhiên rất nhiều nhóm cổ phiếu Midcap hiện tại còn đang rất rẻ (bởi giai đoạn phục hồi chủ yếu kéo nhóm VN30). Q3 cũng là quý được kỳ vọng là bản lề cho một con sóng thị trường trong giai đoạn cuối năm 2024.
=> Tổng kết lại, với những luận điểm trên thì mình cho rằng thị trường đang bước vào một con sóng mới. Dĩ nhiên rằng trong giai đoạn từ điểm xuất phát đến đích thì thị trường sẽ có những cú sốc hoặc biến động mạnh, tuy nhiên đó sẽ là cơ hội để tham gia cho cả chu kỳ 2025-2026 phía trước. Bài toán lựa chọn ngành và cổ phiếu sẽ cực kỳ quan trọng và quyết định thành công của nhà đầu tư trong suốt chu kỳ tới.
Vậy đâu là những cái tên cần ưu tiên ?
Sau khi đắn đo và chọn lọc thì góc độ cá nhân mình sẽ ưu tiên các nhóm ngành theo thứ tự lần lược như sau:
-
Bán lẻ: Gia hạn chính sách VAT 2% đến cuối năm sẽ tạo động lực tăng trưởng tiêu dùng đến cuối năm, các chính sách tăng lương cơ sở và duy trì nền lãi suất ở nền thấp cũng bổ trợ đà tăng trưởng của ngành bán lẻ trong thời gian đến. Cùng với việc ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ với lượng khách du lịch tăng trở lại sau giai đoạn COVID hứa hẹn kích thích tiêu dùng đến cuối năm.
-
Ngân hàng: Tăng trưởng tín dụng 14% vừa là thách thức vừa là cơ hội của nhóm ngân hàng tỏa sáng trong những quý còn lại trong năm khi chất lượng tài sản ngành đang dần tạo đáy trong Q2 & Q3. Việc xử lý trích lập để tăng cường bộ đệm tài sản được các ngân hàng chú trọng. Câu chuyện tăng vốn của nhóm BIG4 hứa hẹn cũng giúp nâng kỳ vọng của nhóm ngành trụ cột này.
-
Đầu tư công: Tính đến cuối tháng 06/2024, tốc độ giải ngân đầu tư công chỉ mới đạt 29% - khá khiêm tốn so với kế hoạch đề ra trước đó. Quý 3 trở đi là giai đoạn cao điểm để đẩy mạnh tiến độ của đầu tư công, việc chạy KPI này sẽ giúp nhóm cổ phiếu đầu tư công có kỳ vọng tích cực hơn.
-
Sản xuất: sự phục hồi của xuất nhập khẩu & tiêu dùng sẽ là 2 trợ lực chính để ngành sản xuất tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong 2 quý cuối năm khi tổng cầu chung đang trở lại mạnh mẽ sau giai đoạn suy thoái hậu đại dịch COVID-19. Chính sách lãi suất thấp duy trì cũng sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất hưởng lợi nhờ kiểm soát tốt chi phí đầu vào và gia tăng biên lợi nhuận. Một yếu tố quan trọng nữa là hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào của nhiều nhóm ngành đang ở mức thấp và tạo đáy giúp giá thành sản xuất hạ thấp => tiềm năng tăng trưởng khi nhu cầu thực tăng trở lại.
Chúc các bạn đầu tư thành công!!!
Bài viết chất lượng quá, thank AD chia sẻ view ^^
Nhóm BĐS thì như nào ạ
Cảm ơn Ad bài viết chất lượng quá!!!