Dòng Đường (sugar) năm 2021-2023 có gì hay?

thay avatar không nhận ra, đổi lắm thế

3 Likes

Cảm ơn cụ!

Đến đoạn cần chinh chiến:)) e đổi cho nó quyết liệt a ạ. Chúc Anh Only nay bắt được nhiều cá. :rainbow:

T thua cậu🤪

Nay VNI đạp mạnh vô nào: về 1267+_7 rồi tạo 2 đáy, để Múc mạnh nào​:sunglasses::desert_island: Cùng chờ đợi nhé???

Qns snt mấy phiên nay muội có ngó tý nào k đó?:weary:

Em lại lên thuyền cùng các bác hehe

Hay quá:))) lại ra đảo

Ra thật luôn hu hu

Chúc mừng!:joy:

Ngành đường sẽ là ngành rất hot thời gian tới. Giá đường thế giới đã tăng gấp hai lần từ đáy cuối năm 2019 và chắc chắn không thể giảm mà còn tiếp tục tăng vì các lý do sau

  1. Sản lượng nước sản xuất đường lớn nhất thế giới là Brazil giảm mạnh
  2. Giá ethanol tăng 60% từ đầu năm đến giờ, mía đường dùng để sản xuất ethanol nhiều, với việc giá ethanol tăng cao như vậy dẫn đến lượng mía đường dùng để sản xuất ethanol tăng tỷ trọng giảm lượng mía đường sản xuất đường
  3. Thuế chống bán phá giá áp dụng với Thái Lan giảm phần lớn lượng đường nhập từ Thái Lan
  4. Nhu cầu thị trường đường Việt Nam hiện nay tầm hơn 2 triệu tấn đường, năng lực sản xuất thì chỉ đáp ứng được hơn nửa.
  5. Những năm trước khi giá đường trong nước chạm đáy, rất nhiêu nhà máy ngừng hoạt động, giờ hoạt động lại không đơn giản, rất nhiều vùng nguyên liệu chuyển đổi sang cây trồng khác, giờ mở rộng lại cần thời gian.

Do vậy ngành đường thời gian tới sẽ hưởng lợi. Vậy chọn cổ nào ngành đường, theo mình cứ Leader mà chọn

SBT - Ông vua thống trị ngành đường

  1. Vùng nguyên liệu 65.000 ha tương đương 650 km2, gần bằng diện tích tỉnh Bắc Ninh (820 km2)
  2. Sản lượng sản xuất 600.000 tấn/năm
  3. Sản lượng tiêu thụ khoảng 1-1,1 triệu tấn/năm chiếm hơn 50% thị phần trong nước, quá khủng
    Giá cổ, đang chân sóng, không khác gì DPM hồi giá vùng 20-21

SBT vua của ngành đường:

  • dẫn đầu ngành với thị phần 46%, danh mục khách hàng b2b mang lại lợi thế cạnh tranh lớn
  • nắm trong tay 24 thị trường xuất khẩu tiềm năng, trong đó TTC Biên Hòa là Công ty Mía Đường duy nhất đến nay của Việt Nam xuất khẩu Đường sang Mỹ.
  • gia tăng sản xuất đường Organic có biên lãi gộp cao 30-40%
  • SBT kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào thông qua việc ký kết hợp đồng với nông dân từ 6 tháng - 1 năm và nhập khẩu đường giá rẻ từ thị trường nước ngoài qua công ty con GMC tại Singapore.

Định giá và upside còn rất hấp dẫn, 6 tháng nay cp tạo nền ở quanh 22-23 (giá trung bình của tạo lập) cp chưa tăng. nền giá đi ngang càng lâu, tích luỹ càng chặt thì tốc độ phi lên càng mạnh, thời gian tăng giá càng kéo dài.

SBT ông vua ngành đường :

  • Thị phần 46% về sản lượng mía đường trong nước, nếu tính kênh B2B thì chiếm 57% thị phần
  • Công suất ép 37,5 nghìn tấn mía/ngày ra 4.250 tấn đường/ngày
  • SBT đa dạng ngành nghề, sản phẩm để tối ưu hệ sinh thái cây mía
  • Sản lượng đường organic tăng lên 42.000 tấn cuối năm nay và đến 2024 sản xuất được 100.000 tấn tại vùng nguyên liệu 12.000 ha ở atapu (lào).

Hầu như tất cả các diễn đàn chứng khoán hình như có 1 mình bác Namtee là lấy ảnh avatar là chú bộ đội Việt Nam. Đa số là nhân vật lịch sử Trung Quốc. và em yêu mến bác điểm này. nhưng bác lại thay đổi avatar .huhu. chỉ vài lời của em thôi. nếu có gì không phải mong bác bỏ qua.

1 Likes

đôi lúc ta cũng nghĩ thoải mái- open 1 tí- VN hay tq hay nước nào cũng vậy. Cái gì hay ta phải học, ta đi tắt đón đầu. TRIỆU TỬ LONG là 1 nhân vật t rất thích(tính cách, sự hy sinh, k đòi hỏi công bổng…và tài năng bản lĩnh có thừa) NAY vni cần có 1 cú hích! một trận đánh bản lề. NÊN NAMTEE chọn ảnh TRIỆU VÂN để xuất kích. Cảm ơn @thoa rất nhiều. hãy bình tĩnh để chọn cổ tốt nhé. cảm ơn bạn.

1 Likes

SBT sở hữu 09 nhà máy đường, sản xuất được hơn 620.000 tấn đường/năm (~30% năng lực sản xuất cả nước) và là doanh nghiệp mía đường có quy mô lớn nhất Việt Nam.

SBT có lợi thế về quy mô, thương hiệu và hệ thống phân phối, hiện nay SBT đang có thị phần dẫn đầu cả nước với khoảng 56% thị phần đường nội địa trong niên vụ 2017/18.

(1) Lợi thế sau hội nhập với khả năng sản xuất linh hoạt đường từ mía và đường thô
Sản lượng đường từ mía hiện tại chỉ đáp ứng được 60% khả năng sản xuất của SBT. Với công suất ép mía đạt 48.600 TMN (tấn mía/ngày), công ty có thể sản xuất hơn 350.000 tấn đường từ mía và luyện đường thô lên tới 830.000 tấn thành phẩm/năm.

Tỷ trọng luyện đường từ đường thô của công ty cũng tăng lên các qua năm. SBT luyện đường thô trong khoảng thời gian sau vụ ép mía mỗi năm, điều này giúp cho doanh nghiệp:
(i) Tận dụng hiệu quả năng lực sản xuất của mỗi nhà máy, đồng thời phục vụ được nhu cầu lớn về sản lượng cũng như chất lượng từ các khách hàng công nghiệp và xuất khẩu;
(ii) Giảm giá thành sản xuất nhờ nhập đường thô giá rẻ từ Thái Lan và các nhà máy khác.

(2) Kênh công nghiệp B2B với các khách hàng lớn và quen thuộc
Các khách hàng của SBT trong kênh công nghiệp đa phần là các doanh nghiệp thực phẩm với yêu cầu rất khắt khe về chất lượng đường với những đơn hàng sản lượng lớn, có thể kể tới như: Pepsi, CocaCola, Nestle, Kinh Đô, Café Trung Nguyên, Vinacafé Biên Hòa, Tân Hiệp Phát, Tribeco, Red Bull Việt Nam, Friesland Campina… và nhiều thương hiệu khác.

Tại phân khúc này, SBT hiện đang cạnh tranh với những doanh nghiệp sản xuất đường được đường RE chất lượng cao trong nước (LSS, NIVL, KCP Việt Nam, Cần Thơ). Các doanh nghiệp này đều có quy mô nhỏ hơn so với SBT. Nhu cầu tiêu dùng đường công nghiệp hiện chiếm hơn 57% nhu cầu cả nước (theo LMC International). Như vậy, với quy mô lớn và các khách hàng quen thuộc, ít cạnh tranh, SBT vẫn chiếm được lợi thế tại phân khúc này.

(3) Phát triển thị trường nội địa với thị phần lấy từ các doanh nghiệp quy mô nhỏ và đường lậu
Hiện nay, ngành đường Việt Nam có 22/38 doanh nghiệp có năng lực sản xuất nhỏ hơn 3.000 TMN (tấn mía/ngày), với khoảng 300.000 tấn đường trên thị trường (28% thị phần). Những nhà máy này chủ yếu bán đường qua thương lái, cung cấp đường cho các khách hàng tiêu dùng, khách hàng tiểu thủ công nghiệp SME. Sau hội nhập, những doanh nghiệp này sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh về giá và chất lượng đường và có khả năng sẽ dừng hoạt động. Chúng tôi dự đoán SBT sẽ lấy được 150.000 tấn đường từ thị trường này (~15% thị phần).

Sản lượng đường nhập lậu từ Thái Lan khoảng 400.000 – 500.000 tấn/năm hướng tới Kênh tiêu dùng B2C và các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ SME. Việc thắt chặt các hoạt động nhập lậu đường qua biên giới sẽ khiến sản lượng đường nhập lậu giảm dần qua các năm. Cùng lúc, SBT chủ động hạ giá bán sản phẩm tiệm cận với mức giá nhập lậu của Thái Lan sẽ giúp cho SBT chiếm được khoảng 30% thị phần từ phân khúc này, tương đương với khoảng 150.000 tấn đường/năm.

cảm cụ đã chia sẻ. nhưng 1 ngày 1-2 tin- có chọn lọc nhé. ưu tiên tin có tính “mới”

cảm ơn sếp, em là lính mới f0 thôi ạ, nên cái này thấy mới mẻ :smiley:

:heart_eyes: