EPS - Một trong những góc rễ thú vị nhất mà một câu chuyện đầu tư có thể được tạo nên

EPS - Một trong những góc rễ thú vị nhất mà một câu chuyện đầu tư có thể được tạo nên.

Hằng năm, hằng quý, hằng tháng, hằng ngày, thị trường luôn là những cú tít tít, mê mẩn tất cả các ánh nhìn sân khấu của NĐT vào.
Sân khấu thú vị nhất đó là khi mua gì cũng thấy thắng.
Vậy mua mà không thắng thì lại không biết mình mua ngay đỉnh hay mua vào ngay nền giá ?
Đó là những suy tư hết sức là bình thường của 1 Cá nhân đầu tư trên thị trường, là những suy tư khi 1 lời tư vấn không trọn vẹn.

Thị trường bước lên từ kỳ vọng, suy sụp cũng từ kỳ vọng, đi ngang cũng không ngoài 2 từ đấy.

Điều gì khiến giá tăng ?

Vì có tin game, tin đồn => Đồn v thì ảnh hưởng gì tới doanh nghiệp.
Tăng trưởng ? => Vậy tăng trưởng tại sao giá lại phải tăng 
Chia thưởng phát hành ? => vậy tại sao chia các thứ lại khiến giá tăng ?

Rất nhiều câu hỏi, bản thân 1 NĐT không nằm trong lĩnh vực đầu tư tài chính sẽ chẳng thể hiểu được nó. Và vì thế, họ sẽ không bao giờ biết mình cần đọc gì để tìm cơ hội cho riêng bản thân. Đa phần các góc độ đầu tư, xuống tiền, sẽ từ những gì diễn ra từ quá khứ. Chẳng hạn, như doanh nghiệp tăng trưởng thường giá sẽ tăng, nên sẽ được mua vào.

Vòng lặp bất tận, kéo rất nhiều NĐT lẫn người tư vấn rơi vào trạng thái suy thoái lý trí, và dần cuốn vào thị trường, bởi những cảm xúc.

Như vậy, đâu là cội nguồn của 1 đợt tăng giá. Bản thân, chủ bài viết, tin rằng mình thật sự rút ra 1 trong những nguyên lý cốt lõi và chính yếu của việc đầu tư, đó là EPS kỳ vọng.

Nếu như bất kỳ ai học đầu tư tài chính, đặc biệt là mô hình định giá, luôn có 1 dòng bắt buộc sau khi Dự phóng tất cả, đó là EPS kỳ vọng. Tại sao luôn phải dự phóng từ bảng Hoạt động kinh doanh (P/L), rồi tới Bảng cân đối (B/S) rồi tới Dòng tiền (C/F) , để cuối cùng rút được kết luận những dự phóng về EPS.
Phương pháp P/E, cũng có nằm ở EPS.

VẬY EPS là gì, và hiểu như thế nào về nó.

EPS - như mọi người vẫn thường gọi là Thu nhập trên từng cổ phiếu. Vậy nó là gì ngoài những công thức xoay quanh về nó mà có thể bạn đã biết ?

Nó chính là cội nguồn đầu tư, là xương sống cho 1 quá trình đầu tư dài hạn, nơi mà những người nắm cổ phiếu với số lượng lớn và lâu dài, tin rằng nó là thu nhập mà công ty họ bỏ vốn vào, sẽ chia cho họ. Khác với lợi nhuận có từ chênh lệch giá, EPS là nguồn thu nhập mà NĐT sẽ có hằng năm, nếu như duy trì việc giữ cp đó.

Phần lớn câu chuyện trên thị trường, từ tin đồn, từ các phân tích, luôn có 1 điểm chung thú vị nhất mà phần lớn bạn sẽ nghe tham gia trên thị trường, đó là EPS. Hòa không viết về EPS như 1 câu chuyện duy nhất, nhưng nó là nền tảng, là cốt lõi rất nhiều trong 1 kỳ vọng sinh ra làm giá tăng.

Việc EPS tăng, khiến thu nhập của NĐT nắm các cổ phiếu dài và lớn, họ hưởng lợi rất nhiều cho tài sản của họ. Điều đó là động lực để họ mua vào lớn. Hoặc 1 NĐT săn cổ phiếu tốt, họ sẽ săn những cổ phiếu mà ở đó, EPS doanh nghiệp đó trong 1 thời gian có sự đột biến và tạo thu nhập cho họ, dưới góc độ doanh nghiệp chia sẻ giá trị EPS đó cho NĐT, xứng để đó họ mua vao để họ hưởng thu nhập đó.

EPS tạo nên kỳ vọng, rất nhiều câu chuyện xung quanh nó, mà nếu NĐT không định hướng được EPS kỳ vọng mà doanh nghiệp đạt được, đầu tư cũng như trò chơi nhảy cầu, giá trị tài sản không thể tăng dài.

Bạn đã từng ngồi lại phân tích và suy ngẫm về EPS, về dấu hiệu của nó xuất hiện ở bất kể thông tin bạn nghe trên thị trường chưa ?
Hãy chia sẻ với tác giả nhé ?

-Part 1-

25 Likes

Mình đầu tư CK cũng dựa vào FA là chính, TA chỉ là công cụ support thôi. EPS rất quan trọng vì nó là cái nhìn đầu tiên của NĐT vào 1 doanh nghiệp, nếu EPS ổn thì mới có các công đoạn tiếp theo.

2 Likes

Mốt Hòa sẽ nói về toàn bộ vấn đề tại sao Hòa lại tìm ra cơ hội đầu tư mà viết ra các topic này

13 Likes

Part 2 chúng ta sẽ tìm hiểu vào tối nay nhé.

10 Likes

Mỗi part, Hòa sẽ cho mọi người thấy thứ Hòa làm hằng ngày.

12 Likes

Part 2 - Những ví dụ kinh điển bạn có thể đã bỏ qua mà bạn hề biết

10 Likes

DN tăng trưởng thì EPS đây là yếu tố quan tâm đầu tiên cùng với Doanh thu

1 Likes

Hôm nay Hòa ngủ sớm rồi à? Chờ đến quá nửa đêm mà chẳng thấy part 2.

1 Likes

Topic hay. Theo dõi để học hỏi

1 Likes

note

1 Likes

-Part 2-

EPS và 4 pha của chu kì mà Elliott đã từng gợi ý.

Một sự thật là nhiều NĐT và bản thân người tư vấn hay lạm dụng cách hiểu Elliott vào quá nhiều phân tích đoán sóng A sóng C, sóng 5,… mà không thực sự hiểu câu chuyện nguồn gốc thật sự của nó, hay còn gọi là cội nguồn thực sự đã sinh ra ý tưởng về các giai thoại sóng này.

Một chu kỳ sẽ có 4 pha gốc, Pha đầu tiên là Pha đi ngang tích lũy sau 1 giai đoạn sụt giảm nghiêm trọng đoạn trước. Pha thứ 2, là pha hồi sinh khi thời kỳ gian khó doanh nghiệp hay diễn biến thị trường chung đã phục hồi tăng tiếp trở lại. Pha tăng trưởng, là pha thị trường vụt bay và kỳ vọng được bay bổng khắp nơi, hay có thể nói pha này, mua gì cũng thắng, và đây là sự hình thành của bong bóng đầu cơ khi bất kể câu chuyện gì, miễn nó có ngoài thị trường đều là tin tốt. Pha suy thoái và lao dốc, là pha khi mọi thứ đã quá cao, và sự hưng phấn lụi tàn, sự tỉnh táo dần xuất hiện lại, nhưng là để bán, và chỉ cần 1 lý do gì đó, thị trường sẽ bị bán, bất kể nó là tin gì.

Các pha này với EPS có điểm kết nói gì. EPS chính là trung tâm tạo nên lý thuyết này.
Khi EPS của doanh nghiệp trở nên khó khăn trong việc vượt đỉnh tiếp, thậm chí là doanh nghiệp đó lại suy giảm cho chu kỳ kinh doanh không còn thuận lợi (hết mùa vụ, hết sự thuận lợi ngành, hết thị trường mở rộng hay thị trường kinh doanh của ngành bị sụt giảm). Điều này kéo theo là gì ? Đó là kỳ vọng đã không còn xuất hiện, mà thậm chí EPS hiện tại lại sụt giảm nữa, khiến cho những ai cầm cổ phiếu, họ hiểu rằng, đồng tiền đầu tư để kiếm được EPS của doanh nghiệp đã không còn tốt nữa. Lúc này họ sẽ bán mạnh và dựa vào sự suy yếu của ngành là dài hay ngắn thì đà bán sẽ kéo dài hay không. Sau đó, giá cổ phiếu sau khi chiết khấu đủ nhiều, đúng với bản chất hiện tại mà EPS kỳ vọng mà doanh nghiệp đó có thể đạt được, giá sẽ tạo ra vùng nền hay sideway. Nếu trong 1 chu kỳ tiếp theo thuận lợi, EPS kỳ vọng cải thiện hơn, thì cổ phiếu lại hồi sinh dần, và nâng lên dần giá cả vì được mua vào trở lại. Tuy nhiên cũng có trường hợp EPS tiếp tục suy giảm, thì đương nhiên vùng sideway trước đó sẽ không được duy trì mãi và sẽ tạo vùng thấp hơn tạo nên downtrend như lý thuyết Dow. Nhưng nếu là đà tăng của EPS kỳ vọng sắp tới, thì doanh nghiệp sẽ tăng giá dần và đến giai đoạn tang trưởng, khi giá được mua bất chấp bởi những kỳ vọng ảo tưởng hơn, phi lí hơn mà tư vấn hay NĐT tự thêu dệt lên.

Và với hướng này, chúng ta sẽ hiểu rằng, phân tích sóng, thực tế phải đi song hành với EPS kỳ vọng vì nó là chu kỳ tất yếu chứ không phải là thứ để đo đạt bằng những chiếc thước. Việc đo, nó là 1 việc làm dựa trên quá khứ, cơ sở gần như không hợp lý. Vài lần đo trúng, chỉ là việc may mắn và không giúp ích gì cho việc đầu tư. Thay vào đó, hãy đưa yếu tố phân tích dưới góc nhìn về EPS, nơi mọi thứ rõ ràng hơn, có cơ sở hơn, để chúng ta biết cách nhận diện rõ ràng hơn. Và việc đánh giá này, phụ thuộc vào năng lực đọc của NĐT vs người tư vấn, tức nghĩa phải phân tích kỹ thật kỹ về nó chứ không đơn thuần là cầm thước đo. Việc nhầm lẫn giai đoạn sóng này với sóng kia, r nói xác suất đều là lý do để bào chữa cho lối tư duy nửa vời trong việc dành thời gian ra đọc doanh nghiệp.

Và khi dùng phân tích thị trường, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng EPS vào phân tích sóng và đưa ra kết luận chúng ta đang ở đoạn nào. Tuy nhiên, bản thân tác giả thấy có 1 sai lầm rất lớn, đó là việc dùng 1 chỉ số để phân tích. Điều này sai hoàn toàn về mặt bản chất, vì khi nói phân tích thị trường, tất chúng ta sẽ review toàn bộ thị trường, tất cả các nhóm ngành để biết chứ không phải chỉ số như VNINDEX hay 1 chỉ số gì đó. Làm sao 1 chỉ số lại bao hàm toàn bộ được, rất phi lý. Hãy nhớ rằng, chỉ số được tạo ra, đã được phân bổ tỷ trọng, được lựa chọn cổ phiếu trong list tạo thành 1 chỉ số, và nói đúng là đã được chi phối bởi những người tạo ra. Việc review vậy là lối tư duy sai lầm, khiến bạn bỏ mất rất nhiều khía cạnh, vì 1 thị trường đâu chỉ vài thông số có trên 1 chỉ số, mà phải bao quát và chi tiết hơn rất rất nhiều. Chính vì thế, khi dùng khái niệm sóng Elliott và EPS để phân tích, thời gian không hề ít như nhiều người lầm tưởng. Tư duy lười đọc và lười trong việc chăm chút cho từng vấn đề phân tích khiến những phân tích sóng trên thị trường 70-90% là sai lệch hoàn toàn. Nên nếu vô tình đọc về 1 góc độ của ai đó nói về sóng, mà lại dùng VNINDEX hay 1 chỉ số gì đó ra nói và dự đoán. Hãy lặng lẽ bỏ follow vì họ đang lười hơn trong suy nghĩ và bạn mất đi những thứ quan trọng nhất. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho việc phân tích.

Chính vì nó không đơn giản, chính vì nó không chỉ là những lời nói dự đoán qua loa mà là những phân tích rất sâu về khía cạnh EPS và từng doanh nghiệp, từng ngành, nên sóng Elliott chưa bao giờ là dễ nếu thực sự am hiểu về bản chất của nó.

23 Likes

-Part 3- làm sao để định hình dư địa tiềm năng về EPS của 1 doanh nghiệp.

14 Likes

Bài viết hay!

1 Likes

Có những cổ khó phân tích EPS lắm bác
Eps rất cao nhưng giá lại quá rẻ và ngược lại

1 Likes

-Part 3- Làm sao để định hình dư địa tiềm năng về EPS của 1 doanh nghiệp.

Cốt lõi bị lãng quên
Với vai trò là người tư vấn, và hiện tại là người viết, định hình cho Nhà đầu tư phong cách đầu tư của từng người, điều Hòa phải gặp phải nhiều nhất là việc giải thích rất nhiều thứ từ logic cơ bản hằng ngày. Việc đầu tư bằng số tiền lớn vào lĩnh vực mình không được biết, khiến tư duy chúng ta đầu tư bị phức tạp hóa vấn đề lên rất nhiều, và quên mất những điều rất dễ hiểu nếu chúng ta bình tĩnh suy nghĩ từ từ. Điều này, thực ra không vấn đề gì với Hòa vì đó là nghề, nhưng sẽ làm nhiều NĐT mất thời gian, kèm theo đó là Hòa k thể giải thích hết cho mọi người đồng loạt được. Vì thế qua Part 3 này, mọi người sẽ có cách tiếp cận dễ hiểu nhất, mà các vấn đề sâu sắc nhất của 1 câu chuyện đầu tư hình thành.

Một doanh nghiệp có 2 hoạt động chính mà chắc chắn, dù bạn muốn hay không, khi kinh doanh đều phải xuất hiện (trừ khi làm vấn đề khác nhé, ví dụ như lừa đảo Hòa k bàn).

                                 **TÀI TRỢ =>ĐẦU TƯ**

Nghe câu từ hơi bị bay cao quá nhỉ, lỷ thuyết quá. Vậy cùng tìm hiểu nó đơn giản nhất có thể.

Hãy hình dung chúng ta muốn đi bán gì đó để kiếm tiền, ví dụ, 1 quán phở (món ưu thích cá nhân khó bỏ). Vậy chúng ta cần giải quyết 2 về chính trước khi có 1 nồi nước vs các món để bán:

  1. Nguồn tiền đâu chúng ta mua
  2. Mua món gì để nấu.

Nghe rất đơn giản, nhưng có bao giờ bạn nghĩ tới điều đó chưa nhỉ. Hòa nghĩ nhiều người chưa bao giờ định hình được rõ ràng 2 vấn đề đó. Đơn giản vì chúng ta làm theo bản năng và chưa từng ngồi lại để làm nó theo 1 quy trình, suy nghĩ nó như 1 khung kinh doanh định hình sẵn có.

Như vậy câu hỏi 1, chính là quyết định tài trợ. Đó là hoạt động doanh nghiệp sẽ phải giải quyết khi bắt đầu kinh doanh mới. Doanh nghiệp sẽ phải xem xét tình hình nguồn vốn kinh doanh của mình trong 1 đoạn tới, cần những gì cho việc hoạt động. Rất nhiều câu chuyện như huy động từ cổ đông từ lợi nhuận giữ lại kì trước, đi vay, đi tăng vốn nhờ phát hành,… sẽ được doanh nghiệp tính toán rất kĩ.
(Bình thường thì hoạt động này sẽ nên là tối đa hóa nguồn vốn huy động với mức chi phí nhận được là hợp lý)

Câu số 2, chính là phân bổ nguồn vốn doanh nghiệp huy động từ hoạt động đầu tiên. Từ việc doanh nghiệp dùng tiền để phân bổ cho hoạt động của mình, chúng ta sẽ thấy rất nhiều đánh giá khả năng kinh doanh của từng doanh nghiệp. Và từ đây cũng phát sinh rất nhiều keypoint cho việc lạm dụng tiền huy động dẫn tới gian lận báo cáo tài chính, hoặc vài các tình huống nhạy cảm, Hòa k đề cập public được.

Như vậy chúng ta sẽ ra rất nhiều keypoint đầu tư, vì 2 hoạt động này chính là 2 tác động trực tiếp lên EPS kì vọng của doanh nghiệp.

Chúng ta đi qua vài keypoint điển hình, dễ hiểu, để thấy rằng, nếu chúng ta chỉ cần nắm được cốt lõi 2 hoạt động này này, chúng ta đã có được rất nhiều lợi nhuận và chọn được rất nhiều cổ phiếu hay được mọi người tung hô là “siêu phẩm” khi chúng chỉ ở mức giá chẳng ai quan tâm.

Quay lại vài năm trước, chúng ta sẽ thấy vài keypoint mà vào giai đoạn năm 2020 vừa r, các cp này chính là một trong những siêu phẩm.

DHC-Giao long 2 và Hòa Phát với Dung Quất. Thời điểm Hòa tìm hiểu về 2 case này, trên mặt giá cả, cả 2 đều không có gì ngoài sự chán nản. 1 cổ phiếu đi ngang, 1 cổ phiếu downtrend. Lý do tại sao Hòa lại tìm hiểu ? Vì sự đột biến trong 2 hoạt động trên mà Hòa đã đề cập, đã xuất hiện ở 2 case này. Cả 2 đều xuất hiện tình huống như nhau, đó là việc đầu tư nhà máy rất lớn tại thời điểm lúc đó. Họ huy động 1 nguồn vốn lớn, đầu tư một tài sản rất lớn, thứ mà khiến trong đầu Hòa suy nghĩ, sẽ là một cú hit nếu tài sản đó vận hành thành công.

Bắt nguồn từ những dòng trên tờ trình nghị quyết sau cuộc họp đại hội cổ đông, Hòa bắt đầu tìm hiểu rất nhiều về 2 case này, và đi rất sâu về cách 2 doanh nghiệp trên, vận hành 2 hoạt động TÀI TRỢ VÀ ĐẦU TƯ của mình ra sao.

CASE HPG
Với case của Hòa Phát, đó là sự quan ngại ra sao khi 1 dự án như vậy được đầu tư. Rất nhiều câu hỏi xung quanh 2 hoạt động trên. 1 là nguồn vốn huy động ra sao, và rằng sẽ có tác động của EPS trong vài quý hay vài năm tới ra sao trước khi nhà máy hoạt động. Như mọi người cũng biết, thời điểm đấy, HPG đón nhận không ít các quan ngại lớn về việc Doanh nghiệp sẽ đón nhận chi phí lãi vay lớn do huy động từ vay. Tăng số lượng cổ phiếu dẫn tới EPS kì vọng pha loãng ngay tức thì. Điều này kéo giá cổ phiếu bắt đầu có sự downtrend (tất nhiên sẽ còn rất nhiều lí do khác cộng thêm để giá hình hình thành downtrend).
Nhìn qua vấn đề đầu tư, sau khi huy động vốn, doanh nghiệp sẽ giải ngân ra sao, xây dựng các thứ gặp vấn đề ra sao, vận hành thử, vận hành chính thức, công suất các thứ và bài toán lớn: Làm sao để biết nhà máy này vận hành, liệu sẽ có nguồn đầu ra đủ tốt, và giúp nhà máy có được tình trạng full công suất và đơn hàng,…
Hiện tại, khi mọi thứ đã rõ ràng thì nói gì cũng được, nhưng quay lại thời điểm đó, bao nhiêu % người quan tâm tới HPG, có thể chắn chắn rằng việc HPG làm sẽ gặt được lợi nhuận ? Điều này làm cho nhiều người nản và bắt đầu bán ra bởi sự mơ hồ họ nhận được. Hòa cũng không khác mọi người về sự mơ hồ, nhưng cách Hòa làm ngược. Đương nhiên Hòa vẫn sẽ bán khi nhìn EPS kì vọng sẽ giảm, nhưng đồng thời điểm đó, trên bàn làm việc của Hòa hằng quý từ khi thông tin này ra, là các thông tin xoay quanh việc HPG vận hành 2 hoạt động của HPG. Cốt lõi không phải mua ngay vì giá đang giảm, mà là quan sát nó. Chỉ cần khi mọi tiêu chí đánh giá về HPG đúng và rằng điểm khả thi của nhà máy là có, EPS kì vọng có khả năng tăng thực tế hơn, không còn mơ hồ, đó là thời điểm Hòa sẽ mua. Thời điểm Hòa tư vấn mua cho KH, đó chính xác là tháng 4/2020, tức là sau dịch bệnh đợt 1. Giá đương nhiên là không chạy ngay được.

CASE DHC
Với case DHC, hoàn toàn không khó biệt gì nhiều. Vẫn là sự mơ hồ. Nhưng điểm sáng lúc đó, chính là Hòa thấy được thị trường đầu ra. Mọi người có thể đã biết về yếu tố về giấy bao bì các thứ đang có tin tức thế nào hiện tại. Nhưng thời điểm đó, liệu mọi người có thực sự nghiêm túc tìm doanh nghiệp hay không. DHC thời điểm ấy đã có tiềm năng lớn đầu ra cho nhà máy. Và chỉ cần nhà máy Giao Long 2 xây dựng xong, hoạt động, và đơn hàng cũng như công suất vượt trội so với dự kiến, đó là tín hiệu. Giá Hòa tư vấn DHC vào thời điểm đọc là quanh 27 trước chia, vẫn con những email gửi cho KH của mình còn lưu giữ.

Để nói về 2 hoạt động TÀI TRỢ VÀ ĐẦU TƯ, thực sự rất phức tạp hơn ở nhiều chi tiết, không dừng ở những gì đã đề cập. Có rất nhiều hoạt động và tình huống liên quan tới 2 hoạt động này mà để nói 1-2 ngày hoàn toàn là không đủ. Nhưng hy vọng sau khi xây dựng xong được cái nền tảng và khung tìm hiểu, mọi người sẽ có định hình cụ thể hơn để tìm hiểu, phân loại và đánh giá chi tiết hơn. Hòa k hy vọng ai cũng sẽ đón nhận từ view Hòa, nhưng với những NĐT thực sự quan tâm tới lĩnh vực đầu tư này, nghiêm túc 100% và danh rất nhiều thời gian nghiên cứu và coi nó như 1 sự nghiệp của bản thân, những chia sẻ dưới dạng định hình sẽ giúp mọi người hiểu được và dễ dàng hơn trong công việc tìm kiếm các cổ phiếu hấp dẫn.

Mọi người hãy lắng nghe thứ mình hiểu, đừng nghe tin đồn. Tin đồn là thứ hư vô, và được thêu dệt bởi 1 phần sự thật. Part 4, Chúng ta sẽ tìm hiểu thứ mọi người nghe các bên nói, là tin đồn các thứ, thực tế từ đâu ra nhé.

22 Likes

Part 4- Tin đồn, sự ngớ ngẩn của thông tin và cách để biết tin mà không cần nghe qua 2 từ “Tin đồn”

13 Likes

Góc chia sẻ thêm ngoài chủ đề EPS
Điểm mua là thời điểm hay giá cả ?

Để nói về điểm mua, đến giờ vẫn là tranh luận. Phần lớn khi bạn muốn giải ngân cổ phiếu gì đó, bạn sẽ để ý gì sau khi nghe các thông tin cơ bản ?

Sẽ có người trả lời là giá. Giá tăng cao quá v, mua được không Hòa, mua xong lỡ nó bán trở lại sao Hòa. Sau đó vài ngày điểm mua đầu k tăng ngay được, họ sẽ hỏi là cổ phiếu này ổn không, mua lỗ vài % v có nên cắt không,… Và hàng loạt các câu hỏi như vậy sẽ xuất hiện, và tần suất thậm chí đối với NĐT không có tâm lý tốt, thì gần như ngày nào, thậm chí là 10 phút-5 phút lại hỏi lại. Và điểm hài hước là gì, sau khi mình chia sẻ là mình không đổi quan điểm, câu hỏi ấy lại xuất hiện ^^. Vậy câu chuyện gì đang xảy ra với NĐT ? Liệu bạn có đang quá quan tâm tới giá ? Và bạn đang quá đa nghi ?

Để nói về vấn đề này, chúng ta cần làm rõ quan điểm: Nếu đã muốn có lợi nhuận lớn thì phải chấp nhận giải ngân khi các yếu tố hội tụ đủ đầy. Nếu mọi người còn tâm lý sợ mất cứ mỗi lần giải ngân, thì tốt nhất là nên rút tiền gửi NH cho an toàn k lo mất. Điều này không phải là khuyến khích mọi người liều lĩnh, Hòa đang muốn mọi người đổi cách suy nghĩ ở mỗi lần giải ngân. Chúng ta giải ngân đừng sợ nếu cp chỉnh vài phiên vì đó không phải lúc nào cũng mua tăng liền được. Chúng ta kiểm soát giải ngân. Quy tắc quan trọng là mỗi lần mất: bạn sẽ đánh đổi bao nhiêu % TRÊN TỔNG TÀI SẢN không phải 1 mã. Như vậy điểm cần để ý là Tỷ trọng của mã đó trên danh mục.

Chuyện gì xảy ra khi bạn mất chưa tới 3-4% trên tổng tài sản, nhưng cp bạn mất trên 7-8%. Sau khi cắt lỗ từ điểm mua, cp tăng hơn chục %. Điều chỉnh lại cách bạn giải ngân và kiểm soát nó. Đó là thứ chúng ta nên cân nhắc. Đương nhiên, bạn sẽ có thể giải ngân có lời ngay nếu bạn chăm chỉ học hỏi, nhưng đó không bao giờ là 100% đúng. Vì thế chuyện bị hụt là hết sức bình thường.

Hãy sử dụng margin một cách thông minh. Margin là đòn bẩy, không phải bảo hiểm. Bạn dùng đòn bẩy để chữa cháy cho sai lầm, cứ tưởng tượng nó giống như cần bảo quản đồ ăn nhưng lại mua tủ quần áo vậy, không giải quyết vấn đề. Chỉ tăng và dùng margin khi bạn đúng, còn khi bạn đã sai, đang đứt tay bạn lại muốn cắt vào thêm nữa thì chuyện gì sẽ xảy ra, rất đau đấy.

8 Likes

Cảm ơn bác đã chia sẻ thông tin hứu ích

1 Likes

Phần tiếp theo, sau khi ra khỏi khu cách ly, Hòa sẽ update tiếp nhé ^^. Tự nhiên bị Covid nên hơi delay tí

5 Likes

Sắp tới là các ĐHCĐ lớn, Hòa sẽ chia sẻ cách để mọi người hằng năm nhìn ra các cơ hội lớn như thế nào. Mọi người cùng đón xem nhé !

8 Likes