Sẽ là những topic thú vị từ chủ đề Phương pháp đánh giá EPS tiềm năng của doanh nghiệp
Tết ra viết cho mn đọc. Giờ viết thì k hay lắm vì TT loạn xứ các anh hùng quá
Vừa mới vào đọc được topic này của Hòa. Quá hay
Viết bài là cảm giác đam mê, chẳng phải làm broker thì mình có sân chơi, mình cũng viết.
Sẽ có lúc sai lúc đúng. Không phải lúc nào mình viết gì cũng đúng.
Rất cảm ơn đoạn vừa rồi đã giúp mình sống chậm lại, suy nghĩ về những gì mình mắc phải.
Mình k có nhu cầu bình phẩm về bất cứ ai về việc đầu tư của họ trên diễn đàn, vui lòng không tag mình vào cuộc tranh luận của các bên nhé. Tag vào mình cũng k quan tâm đâu, nhưng người quen mình sẽ hỏi, mình hơi phiền. Vậy nhé !
EPS – Part 4: TẤM GƯƠNG ĐỐI CHIẾU CHO SỰ TĂNG GIÁ VÀ GIẢM GIÁ
Hẳn giai đoạn này mọi người đang cuốn theo đà giao dịch của thị trường. Vì vậy, cùng dành ít lại thời gian để nhìn nhận lại, các cổ phiếu nào thực sự mới có động lực tăng giá đủ lớn để để trong list theo dõi đầu tư hay trading mỗi ngày.
Ở bất kì quý nào, đều có những cổ phiếu vượt trội. Đó là những cổ phiếu leader. Leader đơn giản được hiểu là cổ phiếu nhóm cổ phiếu dù bạn muốn hay không, có hay không có trong tài khoản, thích hay không thích, chúng đều tăng và hút toàn bộ ánh nhìn về nó.
Việc có tham gia hay không cổ phiếu Leader đó sẽ tùy theo đánh giá của từng NĐT vào thời điểm đó, nhưng không thể chối cãi rằng, đó là nhóm cực kì thú vị. Mỗi NĐT sẽ có 1 khẩu vị đầu tư, một góc nhìn, vì vậy, không phải lúc nào Leader cũng hợp cho NĐT tham gia. Và vì thế, sẽ có sự phân hóa.
Vậy đặc điểm của nhóm Leader đó có gì chung ?
-
Trước mắt về chart, đương nhiên là sự thỏa mãn toàn bộ tiêu chí một người bình thường cũng có thể nhìn ra đó là : TĂNG GIÁ Và Áp đảo về Thanh Khoản. Một hình ảnh đơn giản dễ hiểu sẽ là trong bóng đá, Leader là quả bóng và NĐT như là các cầu thủ, Pressing liên tục để tranh giành nhằm tạo cơ hội cho bản thân có được chiến thắng.
-
Về cơ bản: Đây là nhóm cổ phiếu có sự vượt trội về kì vọng. Để nói về vấn đề này, chúng ta có nhiều trạng thái khác nhau, nhưng Hòa sẽ gom lại 2 câu chuyện chính thường xuất hiện:
Dạng 1: KQKD vượt trội so với mọi người suy nghĩ
=>>> Vượt trội so với phần còn lại các cổ phiếu khác trên thị trường dựa trên đà tăng trưởng. Và điểm thường xuất hiện đó là khi đối chiếu lại dự phóng các bên hay kế hoạch của doanh nghiệp đã nói trước đó, các cổ phiếu này thường xuyên đánh bật lại suy nghĩ của đám đông.
Các ví dụ điển hình như DGW, với KQKD tăng trưởng hơn 10 quý và vượt trội hoàn toàn Kế hoạch 5 năm đề ra ở 2019 mà ban lãnh đạo chia sẻ cho NĐT. Hay nhóm phân bón vượt trội khi các bên chẳng có view gì về nhóm này vào giai đoạn tháng 4 tháng 5. Bản thân Nhóm phân bón cũng không được BLĐ chia sẻ gì đặc biệt. Như vậy khi KQKD Q2/2021 ra bất ngờ với tất cả và vượt trội hoàn toàn, lập tức giá tăng.
Đặc điểm của dạng này là sự vượt trội về EPS kì vọng, thứ mà các DN khác trên TT lúc đó không có. Nên nhớ, EPS là thu nhập của 1 NĐT kiếm được, ngoài ăn chênh lệch giá trên TT. Vì vậy, khi khi thu nhập kì vọng kì vọng tăng đột biến, tức nghĩ sẽ có các bên muốn cầm cổ phiếu này nhiều hơn. Và như 1 cơn sóng dồn dập, khi ai cũng muốn mua, tâm lý đó sẽ kéo giá cổ phiếu lên. Như vậy, vượt trội ở EPS là rất quan trọng.
Có rất nhiều cách để xác định EPS của DN vượt trội, đôi khi tình huống đến ở những thời điểm rất bình thường trong tin tức mà chúng ta không nhìn ra.
Ví dụ như DBC, một DN với đà tăng giá vượt trội 2020, khi TT downtrend nặng. Thông tin dịch tả lợn Châu Phi lúc đó làm vấn đề tái đàn trở nên nghiêm trọng, và lập tức có sự lệch cung cầu nghiêm trọng ở mặt thiếu nguồn cung thịt heo. Và đó là động lực để Các DN có khả năng quản lý cao và sạch sẽ, đảm bảo nguồn cung như DBC xuất hiện bất ngờ. DN làm ăn đột biến ngay lập tức thu hút vốn và chú ý từ mọi người với EPS kì vọng vượt so mọi người nghĩ.
CÁCH LÀM
Cốt lõi của việc nhìn ra nhóm này là sự đột biến bất ngờ không ai nghĩ tới. Như vậy, cách nào để xác định.
Việc đầu tiên: Bạn cần biết doanh nghiệp có gì để tạo ra được sự đột biến đó. Một trong các cơ sở phổ biến nhất đại hội cổ đông thường niên. Ở đó, các doanh nghiệp sẽ thường công bố KQKD của họ năm tới và các dự định họ sẽ làm gì. Đó không đơn thuần là đọc cho biết, mà là cơ sở để đối chiếu.
Ví dụ đơn giản: nếu DN ra kế hoạch số 100 cả năm, nếu quý 1 hay quý trong năm có sự đột biến kéo theo KQKD vượt so với kế hoạch mọi người thấy trước đó, giá sẽ dễ kéo lên.
!!! Như vậy, việc có một list File excel theo dõi các DN có kế hoạch gì rất quan trọng, là cơ sở để mọi người đối chiếu ra các DN tăng.
Việc thứ 2: Xác định yếu tố thúc đẩy tạo ra sự đột biến.
Từ Vĩ Mô
Thông thường ở vĩ mô có 2 dữ kiện khái quát mà bạn sẽ dễ thấy nhất nhưng ít để ý:
Sự kiện dạng 1: Một sự kiện tác động làm nguồn cung (trong nước lẫn ngoài nước) thiếu hụt bất ngờ và tạo đà giá tăng của hàng hóa đó. Mọi người hãy nhìn các cuộc chiến tranh thương mại là tiêu biểu cho dạng này
Sự kiện dạng 2: Sự thúc đẩy từ chính sách. Ví dụ như chính sách về giảm chi phí của ô tô đợt vừa rồi hay chính sách về việc thay đổi cơ chế ở Các DN BĐS khu công nghiệp vừa rồi.
Sự kiện dạng 3: Sự kiện làm DN bị tác động sụt giảm KQKD nhưng DN. Sự kiện này thì khó đánh giá hơn. Sẽ có những DN tạo ra sự hồi phục mạnh mẽ, và giá ngay lập tức tăng. Hãy nhìn vào vài DN suy giảm nặng do dịch nhưng bật lên rất mạnh mẽ. không nhất thiết phải vượt các con số mà ở đây là vượt thứ mọi người nghĩ nó Tệ.
Từ nội tại doanh nghiệp:
Một số doanh nghiệp ngoài yếu tố vĩ mô ủng hộ, thông tin tác động tạo động lực, họ còn có mặt vận hành của bản thân. Đây là yếu tố quan trọng, là yếu tố làm bất ngờ rất nhiều NĐT và ý kiến đánh giá.
Phần về nội tại doanh nghiệp, Hòa sẽ có chia sẻ sau về những góc nhìn chi tiết đánh giá từng ngành. Hy vọng sẽ góp dần cho mọi người phần này cụ thể sắp tới.
Những doanh nghiệp thuộc dạng trên có thể kể tới DGW, VCS và CTD đoạn trước,…
Công việc đầu tư không hề khó nhưng đòi hỏi sự kiên trì và tập trung cao độ từ mọi người. Công việc không đòi hỏi mọi người quá cao siêu nhưng cần sự kiên trì và đọc rất nhiều để ra được những thống kê tốt nhất cho bản thân. Đây cũng là giai đoạn kiếm tiền không dễ, mn ai cũng đã trải qua đoạn vừa rồi thì cũng hiểu những gì em nói, sẽ có nhiều người mất tiền kha khá nên cần phải đầu tư hơn cho bản thân trên thị trường.
Một số trang web có thể có ích cho mn, mn có thể tham khảo thêm nếu tham gia tìm hiểu này nhé:
sstock.vn và Wichart.vn. Đây là 2 công cụ có nhiều số liệu thống kê và uy tín nhất.
Đây là phần của part 1, sẽ còn part 2. Hy vọng ai thích có thể liên hệ thêm để cùng nhau lan tỏa giá trị trao đổi.
đang tính ra part 2 mà thui up cái này trước nghen
MẤT TIỀN TRONG SỰ KHÔNG RÕ RÀNG
Với NĐT hiện tại, bản thân mình viết bài, mình cũng hiểu vấn đề là NĐT hiện tại đa phần chỉ quan tâm tới Lợi nhuận và thông tin ngắn gọn, ít quan tâm tới bố cục toàn cảnh. Bài viết này sẽ là view cho các NĐT trong group cộng đồng của Hòa, cho Khách hàng của Hòa và cho những ai thực sự quan tâm tới view toàn cảnh này.
+ BIẾN SỐ VĨ MÔ
Như tất cả chúng ta đều đang thấy, biến số hiện tại tạo ra tác động lớn nhất đó chính là vấn đề từ phía Nga.
Sự bùng phát của xung đột giữa Nga và Uk như một chiếc lò xo đẩy mọi thứ bốc chốc trở nên khó lường và tăng cao hơn bao giờ hết. Khoan hẳn bàn về việc chính trị ra sao, chúng ta chỉ thấy biến số xảy ra rất nhiều, giờ hãy cũng nhìn lại từng yếu tố:
=>> Lạm phát:
Đã rất lâu rồi, chúng ta mới thấy tình trạng cung-cầu hàng hóa bị tác động nghiêm trọng và lan rộng đến vậy. Bất cứ giá hàng hóa nào cũng có khả năng tăng giá đột ngột. Điều này chắc chắn sẽ còn tiếp diễn, ngay cả khi vấn đề đàm phán có tiến triển thuận lợi. Mình sẽ nói về vấn đề đó ở phần dưới này.
=>> Chính sách áp đặt, cấm vận, trừng phạt không chỉ nói ngày 1, ngày 2 là xong
Việc căng thẳng diễn ra, chúng ta đang có thấy được tình trạng như sau: Các nước sẽ cấm vận hàng hóa xuất nhập khẩu để thể hiện sự trừng phạt. Bất cứ chính sách nào, chúng ta đều biết không phải lời nói suông, muốn nói xong là rút lại sao thì rút. Đây là chính sách, thứ mà sẽ diễn ra một khoảng thời gian trước khi các nước ngồi lại với nhau đàm phán về những gì diễn ra. Tình huống này đã từng xảy ra, đó là ở chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, thứ đã khiến thị trường thế giới chao đảo. Ở giai đoạn đó, rất nhiều thứ đã xảy ra, tích cực có, tiêu cực cũng có. Cũng trong giai đoạn đó, vẫn xuất hiện những siêu cổ phiếu, cũng có những cổ phiếu lụi tàn. Và tình trạng đó chỉ ngừng khi 2 bên ngồi lại đàm phán.
=>> Một cơ sở khác khiến cho tình trạng giá hàng hóa sẽ duy trì ở mức cao
Một trong các mặt hàng trọng yếu và chủ chốt trong đợt tăng giá hàng hóa hiện tại là các sản phẩm liên quan tới chi phí logictics (dầu thô, xăng,…). Điều này sẽ làm vấn đề phát sinh, khiến giá hàng hóa đầu ra tăng là để trám vào đà tăng giá cả đầu vào.
+ THỜI THẾ TẠO THIÊN TÀI
Là người đã ở thị trường rất lâu, cũng đã trải qua không ít các sự kiện kinh khủng, bản thân mình rất may mắn không chỉ được nghe mà còn chứng kiến rất nhiều NĐT tài năng xuất hiện trong xu hướng và biến số hiện tại. Họ đã làm những gì ?
Ở trong một biến số 1 chiều, tức uptrend hoặc downtrend, việc kiếm tiền hay ra quyết định là vô cùng dễ. Khi thị trường vào uptrend, mua gì cũng dễ thắng hay thị trường vào downtrend khi mọi thứ đều xấu, chúng ta rất dễ quyết định. Vì sự quá rõ ràng, chúng ta quyết định sẽ rất nhanh mà không cần quá đắn đo.
Nhưng khi thị trường đang trong giai đoạn khó đoán như hiện tại:
1)Mặt bằng chung năm ngoái cao
2)Biến số vĩ mô quá nhiều
Việc phân tích hay tìm rả cơ hội đòi hỏi khả năng và kiên trì rât nhiều. Hầu hết NĐT tìm được cơ hội ở những đợt xu hướng này, ở thị trường uptrend hay downtrend, mức lợi nhuận họ kiếm được cao hơn rất nhiều lần so với NĐT khác. Ở những giai đoạn khó khăn nhất trong việc kiếm cơ hội, họ đã kiếm được, việc chọn ra các cổ phiếu xịn ở giai đoạn thuận lợi hơn luôn là điều họ dễ dàng làm được.
Vì vậy, đây là một giai đoạn rèn luyện cho bản thân vô cùng tốt tất cả các thứ bạn học hỏi được trên thị trường.
+ NHỮNG Ý TƯỞNG
Với tình trạng như hiện tại, chúng ta có rất nhiều hướng suy nghĩ, giờ là lúc thử viết ra những gì mình nghĩ một cách chi tiết và rõ ràng nhất. Nếu bạn viết được, tức nghĩa bạn đang có ý tưởng rõ ràng, việc còn lại là kiểm chứng. Còn lại nếu bạn không viết ra được mà sợ hãy hay mơ hồ, bạn sẽ rất có thể là người mất tiền bởi sự nhiễu loạn hiện có.
Ý tưởng là thứ giúp chúng ta kiếm tiền, nhưng nó là xác suất , nơi bạn đặt cửa vào tình huống bạn mong muốn xảy ra. Vì vậy nó sẽ có đúng có sai, chúng ta sẽ quản lý như thế nào ở các tình huống xảy ra. Nếu đúng thì sao, sai thì sao.
CÁ NHÂN NGƯỜI VIẾT
Bản thân khi viết mình sẽ có 2 ý tưởng lớn, 1 ý tưởng về xu hướng thị trường, 1 ý tưởng về hướng chọn cổ phiếu.
Về xu hướng
Về điểm số, nói mình không quan tâm lắm thực tế thì không hẳn, mình vẫn để ý, nhưng nó không phải yếu tố cốt lõi khi Hòa nhìn xu hướng.
Bản chất Vnindex, Vn30, Dowj,… các chỉ số bạn đang coi, nó là một rổ danh mục, nơi các cổ phiếu được chọn lựa với tỷ trọng nhất định để đo lường xu hướng thị trường. Vì vậy, việc xem xu hướng các điểm số này bản chất là đánh giá các xu hướng cổ phiếu tạo nên điểm số đó.
Với mình, hiện tại thị trường có khả năng sideway Vnindex 1400-1500 điểm. Mình sẽ không dùng phân tích kĩ thuật mà mình sẽ đưa hướng nhìn khác vì sao mình chọn các mốc như vậy.
=>> Vì sao 1400 điểm là con số thấp nhất
Khi nhìn vào các cổ phiếu, đặc biệt là nhìn nhóm cổ phiếu trụ, chúng ta thấy một vài điểm như sau:
Các cổ phiếu luân phiên thay đổi vị trí, nếu nhóm này tăng, nhóm kia sẽ giảm. Ví dụ đợt vừa qua khi nhóm thép hay cổ phiếu bluechip về dầu khí tăng, chúng ta thấy sự tăng trưởng của nhóm bank. Trước đó là bank thay cho nhóm vingroup. Và rất nhiều lần xảy ra tình huống như vậy.
Các cổ phiếu nào muốn giảm chúng đều đã giảm rồi, sẽ không giảm thêm vì họ vẫn có DT và LN ở mức cao, EPS khi nhìn vào sẽ có một mức giá phù hợp ở 1 vùng nền khi rớt xuống đó sẽ ngưng.
Vùng 1400 điểm, đó là vùng điểm tương đối, phản ảnh hầu hết các vùng nền cứng và phù hợp với EPS doanh nghiệp trụ ở giai đoạn này. Bản thân mình cho rằng trừ khi có một biến số vĩ mô cực kì lớn và thay đổi về cơ cấu doanh thu và lợi nhuận các cổ phiếu này trở nên xấu đi, EPS doanh nghiệp kì vọng giảm xuống, thì chúng ta mới thấy downtrend. Còn ở hiện tại, với mức EPS doanh nghiệp bluechip đang có, các vùng nền cũ là có cơ sở. Vẫn là câu chuyện biến số, nên không nói trước được. Nhưng có cơ sở đề theo dõi, khi nhìn vào các cổ phiếu giảm vừa qua trong 1 tháng như bank, hầu hết chúng đều rơi về vùng giá rẻ hay về nền giá trước đó khi tăng, chúng đã ngưng và thậm chí có vài cổ phiếu bank lại quay lại tăng, và vô hình chung Vnindex cũng được đỡ. Trước đó là khi bank rơi, thép HPG và vài cổ phiếu trụ khác cũng đỡ giúp.
Như vậy với mốc 1400, đó là điều mình cho là vùng xấu nhất trong trạng thái sideway có thể có, khi không nhóm nào có đà tăng trở lại, tất cả bluechip đều về nền giá cũ.
=>> Vì sao lại không qua được 1500
Sẽ có nhiều người view thị trường tăng lên 1600 khi nhìn chart. Bản thân ý kiến cá nhân lại có phần hơi ngược. Khi nhìn vào trọng số chính giúp điểm số tăng, Hòa k thấy động lực rõ ràng ở tất cả các cổ phiếu trụ sẽ hình thành trend tăng mạnh mẽ vào lúc này. Có thể vẫn có tăng, nhưng theo lần thì không có cơ sở.
Một vài lý do:
1)Nền kinh doanh đang quá cao, khiến đà tăng rất khó xảy ra (việc doanh nghiệp tăng trưởng tốt)
2)Ngành chưa có sự đột biến gì mới
Để có được đà tăng tốt, thị trường phải có sự tăng giá tốt và hình thành trend rõ ràng từ các cổ phiếu trụ dựa trên kết quả kinh doanh vượt trội. Nhưng cả đoạn vừa qua, nhóm tăng mạnh rõ ràng không phải trụ mà là midcap và penny. Cổ phiếu trên thị trường vẫn có thể có những cổ phiếu tăng theo lần và tăng rất mạnh, nhưng điểm số sẽ không có sự ủng hộ từ trụ. Điều đó làm thị trường tăng điểm đương nhiên sẽ ít và yếu, nên việc view điểm số vượt 1500 lên cao hơn thì chúng ta đang đặt base rằng nhóm trụ sẽ tăng. Bản thân chúng ta còn không nhìn ra xu hướng tăng rõ ràng từ chúng, thì đà tăng như vậy diễn ra là phi lý. Hòa thấy có nhiều bạn hay NĐT luôn view về thị trường lên hay sập, nhưng view về nhóm trụ lại ngược hẳn (ví dụ như điểm số tăng 200 point hơn nhưng trụ lại view giảm) thực sự rất khó hiểu và phi logic về cơ bản.
Về cổ phiếu
Việc chọn cổ phiếu đoạn này vô cùng nhiều ý tưởng và đa dạng cách nghĩ. Hòa sẽ đưa ra ý tưởng của mình và mọi người hãy thử viết xem ý tưởng mình là gì, chúng ta sẽ cùng chia sẻ. Hòa chẳng ngại ai lấy ý tưởng, Hòa mong mọi người cũng vậy. Việc giúp đỡ nhau sẽ bảo vệ tiền cả đôi bên và giúp mình kiếm thêm bạn bè trên thị trường.
TÌM KIẾM CÁC CỔ PHIẾU HƯỞNG LỢI
Như ở giai đoạn này, chúng ta thấy một lợi thế ở hiện tại đó là giá cả hàng hóa đang lên vô cùng cao. Nhưng làm sao để tận dụng được việc đó. Hãy cẩn thận, vì chúng ta đang bàn cả về đầu vào lẫn đầu ra của doanh nghiệp.
=>> Đầu vào: doanh nghiệp phải sở hữu được lợi thế tốt nhất về chi phí ở hàng tồn kho của bản thân mình. Ví dụ họ tự chủ được nguồn cung đầu vào mà không phải chịu nhập khẩu quá nhiều (vì giá đầu vào cũng đang tăng nên nhập khẩu về sẽ là sự bất lợi thế). Doanh nghiệp có khả năng đẩy sản lượng tối đa, full công suất nhà máy hay có nhà máy mới đưa vào hoạt động, sản phẩm phẩm mới đưa vào hoạt động. Như vậy đầu vào phải có các yếu tố thuận lợi về
->> Giá tồn kho nên ở mức rẻ hoặc chí ít là kiểm soát được ở mức tăng không quá cao
->> Trữ lượng có thể đạt được (full công suất + công suất mới từ 1 nhà máy mới đưa vào hoạt động)
->> Hàng hóa mẫu mã mới
=>> Đầu ra
Giá đang thuận lợi, nhưng nếu doanh nghiệp chẳng tận dụng gì được lợi thế này thì chúng ta nên bỏ qua. Nêu doanh nghiệp kiếm được nguồn đầu ra tốt, Doanh thu và LNST sẽ tăng cực kì đột biến dựa trên khoảng chênh lệch giữ đầu vào và đầu ra.
->> Doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế cho đầu ra của mình ( ví dụ như xuất khẩu được 1 phần thay vì cung cấp 100% trong nước)
->> Hàng hóa là thiết yếu hay quan trọng hoặc hàng hóa là các sản phẩm xa sỉ, nơi mà người mua họ chẳng quan tâm tới giá hàng hóa này khi mua. Ví dụ bạn không thể k mua xăng dù giá có tăng, hoặc doanh nghiệp bán đồ cho người giàu, người mà giá cả hàng hóa không ảnh hưởng mấy tới tâm lý mua hàng.
TH1: Nếu doanh nghiệp không tăng được sản lượng, nhưng công suất full được, thì đây hoặc quý sau sẽ là các quý đỉnh về lợi nhuận. Vì khi tình trạng thỏa thuận diễn ra xong, gia hàng hóa chắc chắn sẽ giảm. (sản lượng k tăng bao nhiêu, chi phí đầu vào kiểm soát ở mức tối ưu thì LNST sẽ nhảy số khá đáng kể => EPS doanh nghiệp lên cao)
TH2: Nếu doanh nghiệp sở hữu thêm sản lượng mới, công suất gia tăng thêm từ nhà máy mới, sản phẩm mới, DT và LNST sẽ tăng uy tín hơn, bền hơn.
**** Nếu cách doanh nghiệp nào thỏa các tiêu chí này thì sẽ là cổ phiếu thú vị, ví dụ như những cổ phiếu đang tăng hiện tại, Hòa chắc không cần nói mọi người cũng sẽ thấy chúng rất rõ ràng. Thử đối chiếu xem doanh nghiệp đó có sở hữu những gì mình nói hay k nhé. Và liệu có doanh nghiệp nào cũng có tiềm năng như vậy, giá chưa tăng. Hoặc giá đã tăng nhưng động lực tăng EPS vẫn còn vô cùng lớn nếu so với mức giá hiện tại.
TÌM KIẾM CÁC CỔ PHẾU BỊ TIÊU CỰC QUÁ ĐÁNG VỪA QUA
Khi nhóm này tăng, sẽ có nhóm khác bị tiêu cực. Nhưng như chúng ta đã biết, khi mọi thử tiêu cực đang vồ vập ập tới, giá cổ phiếu không rớt, đó là đáy và vùng mua an toàn.
Hòa biết có những người không có gu quá theo trend thị trường, họ thích săn hàng giá rẻ và chờ. Đây chính là đoạn như vậy. Việc một nhóm tăng quá nhiều sẽ dẫn tới dòng tiền bị hút sang đó khá nhiều và các cổ phiếu ngoài lề sẽ bị hụt tiền và giảm giá. Đó là cơ hội săn, đặc biệt là các cổ phiếu bị tác động tiêu cực quá nhiều mà giá không rớt hoặc chẳng bị gì tác động gì. Đây là một thời cơ rất thú vị để gom cổ phiếu và chờ. Đương nhiên thứ tiêu cực xảy ra, đề hồi lại doanh nghiệp phải có tiềm năng tương ứng về kì vọng. Nếu bạn thấy giá giảm, mua chúng nhưng ngành đó hay cổ phiếu đó đọc vào không có tí động lực hồi phục thì bạn đang tự lao đầu vào cái hố sâu. Hướng đi này rất hay và giúp bạn mua giá cổ phiếu rẻ mà an toàn, nhưng đòi hỏi hỏi bạn phải là người đọc và tìm hiểu cực kì tốt.
Hòa đang khá thích thú vài nhóm như vậy và đã lên kế hoạch săn từ lúc cổ phiếu giảm giá lúc này.
Một trong các case thú vị nhất từng xuất hiện trên thị trường 3 năm vừa qua đó là NKG và HSG từ 2019. Và rất nhiều case khác.
KẾT
Năm nay là năm khó, ai cũng thấy vậy. Đừng bao giờ hỏi người khác mua bán gì hôm nay mà hãy chỉ tham khảo họ. Và Hòa cũng mong mọi người coi Hòa như người để tham khảo. Hãy trách nhiệm với suy nghĩ và hành động tiền bạc của mình. Thời điểm này, hơn bao giờ hết, là giai đoạn khó nhưng đầy bài học thú vị có thể giúp ta vững chắc. Hòa là người trải qua năm 2018-2019, bản thân rất hiểu và chứng kiến không ít những sự kiện xảy ra. Và có thể năm nay là một deja vu thú vị tiếp theo chăng. Mỗi quý hay mỗi chu kì đều có cơ hội và trải nghiệm. Bạn có thể né hoặc dũng cảm thử thách bản thân ở đoạn này. Tài chính tùy ở bạn nhưng học hỏi chẳng bao giờ là đủ.
KEEP MOVING FORWARD!
bác Hoà viết tâm huyết quá
Bài viết rất hay ạ
Bác Hoà cho em xin nhận định về NKG và HPG giai đoạn sắp tới với ạ. Em cảm ơn bác.
Oki mai em reply
Khi nào ra part 2 anh ơi bài viết của anh quá hay anh ạ
Bạn đánh giá, dự báo về tình hình lạm phát năm 2022 tại việt nam
Bài viết hay quá, cảm ơn anh đã chia sẻ.
nó sẽ cao, tăng ls hiện tại có thể không giải quyết vấn đề mà làm vấn đề nguy hiểm hơn. Sẽ khó đoán
Nếu có thể xin phép nhờ Hòa coi giúp case của VOC trong thời gian tới
Xin cảm ơn Hòa !
^^ em viết mã nào em thích thui, nhưng bác có thể viết em vào coi theo
Mình đang hold nhiều VOC quá
Mà KDC mới ra tin này (Nội dung 06)
Nếu có thể xin nhờ Hòa xem qua giúp có khả quan hay không đối với mã VOC nhé !
Xin cảm ơn
EPS - PART 4: TẤM GƯƠNG ĐỐI CHIẾU CHO SỰ TĂNG GIÁ VÀ GIẢM GIÁ (ep2)
Như ở ep1, em đã đi về việc tìm ra một leader cực kì thú vị dựa trên sự đối chiếu kế hoạch của doanh nghiệp đầu kì và khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động. Việc Doanh nghiệp làm khác với kế hoạch của doanh nghiệp (tăng kinh doanh mạnh hơn hoặc sụt giảm nghiệp trong hơn) thường đến từ 2 thứ:
Vĩ mô doanh nghiệp.
Yếu tố nội tại của doanh nghiệp.
Em chỉ mới đề cập về yếu tố vĩ mô, hôm nay chúng ta sẽ đi sâu tí về yếu tố doanh nghiệp có nội tại ra sao.
Eps2:
=>> Ngành thuận lợi từ vĩ mô:
Thông thường, doanh nghiệp có một đà tăng trưởng kéo dài, đặc biệt là doanh nghiệp làm về sản xuất, chúng ta thường sẽ xuất hiện đâu đó trên thị trường những doanh nghiệp Leader xuất hiện nhiều.
Như eps trước em đã có nêu, vĩ mô có vài đạng đặc thù và phần lớn đều thuộc 3 nhóm em đã có nêu. Như vậy chúng ta làm sao biết được doanh nghiệp sẽ tận dụng ra sao và làm sao để nhận biết được cổ phiếu nào thực sự hấp dẫn khi một biến số vĩ mô điễn ra. Ví dụ khi vụ Uk _ Nga vừa qua, làm sao phân tích nhanh được và chọn ra cổ phiếu ?
1. Chúng ta cần biết xem doanh nghiệp bán và kinh doanh gì, đầu vào và đầu ra gồm có những sản phẩm gì, tỷ trọng bao nhiêu % ở từng loại hàng hóa ( cả đầu vào và đầu ra nhé), thị trường ra sao.
=>> Yếu tố này rất quan trọng để đánh giá vì chúng ta sẽ xác định được chi phí và nguồn thu thực tế của doanh nghiệp, sự kiện vĩ mô kia tác động rả sao tới doanh nghiệp cả đầu vào, đầu ra và thực tế doanh nghiệp có thực sự hưởng lợi hay không hay chỉ là bong bóng.
Ví dụ, một số ngành sản xuất vừa rồi có sản xuất mặt hàng mà liên quan tới sự kiện vĩ mô Uk - Nga thực, nhưng họ k xuất khẩu hay thậm chí chẳng thể tận dụng cơ hội gì từ sự kiện. Tệ nhất là có thể bị lỗ ngược. Như vậy, giá tăng ở các cổ phiếu này thực tế vị thế lại là nằm chờ và bán khi mọi người FOMO chứ không phải mua. Chính vì nhóm này không thực sự hưởng lợi, đà tăng sẽ kéo dài rất ít và không lâu, thậm chí là dễ bị bán rất nhanh khi giá tăng quá đà. Nếu bạn đặt vị thế sai thì bạn sẽ dễ bị lỗ vị thế nặng bất chấp các cổ phiếu khác tăng.
2. Nếu doanh nghiệp hưởng lợi, thì cụ thể doanh nghiệp sẽ hưởng lợi ra sao, bạn cần đo EPS dự phóng khi coi yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp hưởng lợi, chúng ta sẽ cần phải biết doanh nghiệp nào hưởng lợi tốt nhất và cách họ hưởng lợi diễn biến ra sao.
Ví dụ, doanh nghiệp họ hưởng lợi sản phẩm A và Sản phẩm B có liên quan tới sự kiện vĩ mô, nhưng doanh nghiệp khác lại chỉ có sản phẩm A để cung ứng. Doanh nghiệp bạn lại có lợi thế xịn khi tự chủ chuỗi cung ứng, trong khi doanh nghiệp khác lại phải đi nhập.
Như vậy, cùng một lợi thế, sẽ có doanh nghiệp scales doanh số và doanh thu, lợi nhuận vượt trội hơn, giá đương nhiên sẽ tăng mạnh mẽ hơn (hãy cứ nhìn DPM và DCM vừa qua sẽ thấy)
Đối với việc tận dụng lợi thế, Hòa thường sẽ view như sau:
!!! Doanh nghiệp có lợi thế có thể tăng sản lượng (từ sản phẩm đa dạng hơn, sản phẩm mới có liên quan, nhà máy mới - chuỗi sản xuất mới, hay có khả năng tăng công suất,…) > Doanh nghiệp chỉ có thể tận dụng lợi thế về giá (chỉ phụ thuộc vào giá tăng/giảm)
!!! Doanh nghiệp có lợi thế trong cơ chế giá đầu vào đầu ra > Doanh nghiệp không có lợi thế
!!! Doanh nghiệp kiểm soát chi phí tốt hơn > Doanh nghiệp có chi phí biến động cao
Doanh nghiệp có thể chấp nhập chơi lớn hơn (rủi ro cao hơn khi đầu tư) > Doanh nghiệp ít mạo hiểm hơn (ít liều lĩnh hơn trong việc kinh doanh).
Đây là 3 so sánh cơ bản và quan trọng, giúp bạn tận dụng có thể dụng để biết xem đâu là ưu tiên hơn (đương nhiên trong 1 nhóm tăng, việc sở hữu từ 2 cổ phiếu trở lên từ nhóm hưởng lợi là hết sức bình thường để tận dụng từng nhịp tăng giảm, tối ưu lợi nhuận). Như vậy, tỷ trọng cũng sẽ khác biệt hơn.
Đây là các so sánh cơ bản, và tùy theo từng ngành, từng yếu tố vào thời điểm xảy ra sự kiện vĩ mô, chúng ta cần phải so sánh thật kĩ. Việc so sánh này quan trọng, giúp bạn phân lọc tốt hơn mọi thứ và phân bổ phù hợp.
=>> Doanh nghiệp định hình xu hướng
Chúng ta nói khá nhiều về vĩ mô, nhưng nếu không có yếu tố đó thì sao ? Nếu không có, doanh nghiệp vẫn là LEADER thị trường thì chúng ta đang tìm ra một siêu siêu cổ phiếu (mọi người dọc lại khái niệm Hòa quy ước từ Eps 1 nhé)
Những doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp định hướng ngành nghề tại thị trường doanh nghiệp đó niêm yết. Ví dụ Google, Apple, Facebook hay ở VietNam là VNM, DGW, MWG, PNJ.
Đó là doanh nghiệp tạo ra địn hướng, họ thống lĩnh và dẫn dắt mọi định hướng mới mẻ, thứ khiến doanh nghiệp đó trở nên thú vị một cách là thường và có lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn do là người đi trước (Hòa hay nói thô là ai đánh trước làm trùm khu đó).
Ở Việt Nam hay bất cú thị trường nào trên thế giới đều xuất hiện các doanh nghiệp kiểu này. Họ không nhất thiết là mới so với thế giới nhưng là mới với thị trường họ cũng được. Tăng trưởng sẽ vô cùng ân tượng và là các case đúng định nghĩa của từ “SIÊU CỔ PHIẾU” với mức upside đâu đó trên 10 lần từ nền giá bất đầu đến khi vào chu kỳ thịnh vượng.
Hãy nhìn DGW đã tăng trưởng ra sao khi định hình mảng B2B tại Việt Nam, một mảng mà đến năm 2020 vẫn rất ít người hiểu được nó hay thậm chí là biết tới nó.
Hãy nhìn MWG, cổ phiếu định hình 3 từ “BÁN LẺ CHUỖI” Hay VNM với thương hiệu tiêu dùng.
YẾU TỐ MỚI
Đọc tới đây, mọi người sẽ để ý tới yếu tố mới từ phía doanh nghiệp quan trọng ra sao. Để định nghĩa từ mới, thực sự vô cùng lớn. Chúng ta chỉ có thể khái quát lên rằng doanh nghiệp có một yếu tố mới khi và chỉ khi tài sản doanh nghiệp có sự thay đổi đáng kể.
Chúng ta cần nhắc lại chu kỳ này:
Doanh nghiệp khi đi vào kinh doanh họ cần vốn mua tài sản, rồi dùng tài sản tạo ra KQKD
Hay: Huy động vốn (capital) =>> Tạo tài sản =>> Tạo ra KQKD
Một sự thay đổi tài sản đủ lớn sẽ khiến core DN hoàn toàn biến đổi mà bản thân chúng ta nếu nắm được đó sẽ là keypoint là và lối giúp chúng ta có được sự nắm bắt cơ hội vô cùng tốt.
YẾU TỐ MỚI ở mỗi doanh nghiệp và mỗi ngành nghề sẽ khác biệt nhau rất nhiều.
Để đảm bảo cung cấp góc nhìn chi tiết hơn, Hòa đã chuẩn bị một topic rất lớn giúp MN tìm ra 1 doanh nghiệp hiện tại liệu có sở hữu yếu tố “MỚI” nào hay không. Đây là topic mà chính @Suzy đã nhờ Hòa chia sẻ thêm cộng đồng. Hòa rất vui với cơ hội xây dựng topic đó và giúp ích cộng đồng f247. Hòa đang lên phát thảo cho mọi người về kế hoạch triển khai TOPIC đó, mong đó sẽ là topic lớn và hữu ích nhất từ khi diễn đàn này thành lập.