EVF – Có là “mồi ngon” của khối ngoại trong thập kỉ tăng trưởng của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam

vượt cản 16.4 thì đích tới là 46 đúng ko @laoba

3 Likes

evf xứng đáng là công ty tài chính + công nghệ, với nền tảng vững mạnh hiện tại + tài chính sạch sẽ thì evf đang tuổi 16 mơn mởn

1 Likes

Lại Fomo rồi thánh

Nay lai atc 15.9

2 Likes

Cơ hội tích hàng

2 Likes

Cứ nhặt 10% đã chứ hiện tượng muốn sụp 1 cú rồi mới lên dc

2 Likes

Sam ngày xưa đỉnh 22 cũng xứng đáng x lần nhỉ Đức nổ

1 Likes

Ước lần này tôi hàng trăm Anh Chị em tụt quần xin lỗi bác ý ( EVF 46 )

múc EVF lượt 2 giá vốn có 15, nhìn các bác khen em nó e lại thấy lo lo

1 Likes

Rất tốt, rất tốt, rất rất tốt

Sở thích của là tìm những con hàng được hô hào nhiều, càng hô hào nhiều mình các thích. Ngoài EVF ra, ace có biết con hàng nào cũng đang được hô hào nữa ko? giới thiệu giúp m

Các thông tin tích cực cho TCH:

1. Công ty con CRV chuẩn bị lên sàn Hose là bom tấn mới của ngành bất động sản.

2. LNST tăng sau kiểm toán. Báo cáo tự lập lợi nhuận 1000 tỷ.

3. Quỹ ETF mua vào hơn 5 triệu cổ phiếu

4. Đồng loạt triển khai các dự án lớn đã đầy đủ pháp lý ==> trong vòng 18 tháng tới TCH hạch toán khoảng 40k tỷ doanh thu các dự án thì vô địch tam sàn. Giá trị quỹ đất của TCH vài tỷ đô mà vốn hoá cả công ty trên sàn chỉ đang 500 triệu đô còn rất rẻ, định giá như vậy là chưa xứng đáng với giá trị của TCH. Cổ phiếu TCH sẽ tăng như DIG CEO năm 2021 nhưng TCH có thực chất hơn nhiều.

Lão đã thức suốt đêm qua để viết tiếp phần II sau khi nhiều anh em chờ đợi inbox lão.

PHẦN II: EVF - ngôi sao mới trong ma trận các công ty tài chính tiêu dùng Việt Nam

Trong phần II này, lão sẽ tiếp tục phân tích chi tiết hơn về nội bộ ngành tài chính tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, giúp anh em sẽ đánh giá được vị thế của con hàng EVF đang ở đâu trong ngành và có những tiềm năng và khác biệt gì so với các đối thủ hiện tại.

Đầu tiên, phải nói là giờ muốn lập 1 công ty tài chính mới là gần như không thể, SBV gần như không cấp mới license, bao nhiêu năm trôi qua số lượng công ty tài chính tiêu dùng ở Việt Nam chỉ dừng lại ở mức 16 công ty (theo công bố của SBV đến 31/03/2024), số lượng này thậm chí thấp hơn bank rất nhiều. Phân tích về môi trường vi mô (micro environment) anh em học ở các trường kinh tế hay các anh em đầu tư cơ bản gọi MOAT ở rào cản gia nhập ngành là rất lớn. Bối cảnh license khó khăn xảy ra trong hoàn cảnh khá đặc biệt khi ngành tài chính tiêu dùng đang có tiềm năng phát triển bùng nổ mạnh mẽ trong thập kỉ tới.

Hãy tưởng tượng bức tranh ngành tài chính Việt Nam vươn ra biển lớn mà chỉ có 16 shark (cá mập) chia nhau đi săn mồi trong vùng lãnh thổ kiếm ăn ngày càng được mở rộng mà không có thêm shark mới thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, anh em có thể tự hình dung tiếp. Với lão, đây là thời cơ để chọn lọc ra con hàng có tiềm năng “lớn nhanh nhất” trong đàn cá kia.

EVF có quy mô lớn thứ 2, chất lượng tài sản và lợi nhuận đang đứng top đầu

Xét về quy mô, EVF đang đứng thứ 2 toàn hệ thống các công ty tài chính về quy mô vốn điều lệ và cũng đứng thứ top về thị phần cho vay với tăng trưởng mảng cho vay của EVF rất đều trong 5 năm vừa qua với tăng trưởng kép CAGR ở mức 27.8%/năm.

Đa phần các công ty tài chính đánh mạnh vào mảng cho vay tiêu dùng với thị phần thuộc về nhóm bao gồm ông lớn FE Credit với quy mô tài sản lớn nhất ngành xấp xỉ 80.000 tỷ VNĐ, Home Credit đang chiếm thứ 2 về thị phần với quy mô tài sản 24,774 tỷ đồng; tiếp theo là HD Saigon và MB Credit với quy mô tài sản xấp xỉ 19,000 tỷ đồng tính đến cuối 2023. Đặc thù của nhóm các công ty này là đang gánh nặng nợ xấu do tác động của Covid và suy thoái kinh tế trong 2 năm 2022-2023. Chẳng hạn như anh lớn FE Credit công bố lỗ 2,965 tỷ đồng năm 2023 và đang bận tái cơ cấu và xử lý nợ xấu khi sau đoạn tăng trưởng nóng.

Trong khi đó, EVF có dư nợ cho vay tập trung khẩu vị rủi ro thấp và duy trì nợ xấu ở mức thấp nhất hệ thống các công ty tài chính và ngang tầm các bank tầm trung. Trong lúc những shark cùng nhóm đang chật vật với tỷ lệ nợ xấu tăng cao & lợi nhuận sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2022-2023. Riêng chỉ có EVF là vẫn duy trì được mức lợi nhuận khá tốt so với mặt bằng chung và chuẩn bị bức phá mảng tài chính tiêu dùng để giành miếng bánh ngày càng to ra.


Cơ hội của EVF đến từ khẩu vị rủi ro và lựa chọn cách phát triển tín dụng tiêu dùng ngay từ đầu theo công nghệ Fintech

Với sự phát triển công nghệ, các mô hình cho vay tiêu dùng truyền thống dựa vào hệ thống nhân viên tín dụng phủ khắp các hệ thống bán lẻ tỏ ra lạc hậu và yếu thế. Mô hình này lộ rõ các điểm yếu là

(1) chi phí nhân công cao và việc mở rộng tín dụng đi kèm với gia tăng chi phí nhân sự;

(2) yếu tố con người lớn và phải đối mặt với rủi ro đạo đức nhân sự và tuân thủ (compliance)

(3) phụ thuộc lớn vào chuỗi bán lẻ và dẫn đến sự chèn ép của các chuỗi khi cần thiết, gần đây nhất là anh Tài đã ra tay.
image

EVN Finance đang ở vị thế rủi ro thấp và có range sản phẩm tương đối rộng và hoàn thiện nhất trong hệ thống công ty tài chính, đặc biệt là mảng cho doanh nghiệp (cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp). Lợi thế bắt đầu từ đây khi EVF hướng mục tiêu vào mảng bán lẻ.

Nhờ vào việc nợ xấu thấp và không đi vào thế khó do sự “lạc hậu” trong hướng phát triển, EVF có khả năng set up từ đầu cho khẩu vị rủi ro và cách tiếp cận dựa trên hạ tầng công nghệ sẽ giúp cho EVF phát triển theo hướng công nghệ - nhanh và không đòi hỏi gia tăng nhân sự trong mảng tài chính tiêu dùng.

Bằng chứng là lão thấy EVF đã ra mắt Easy Credit cho mảng tín dụng tiêu dùng và cách cho vay chủ yếu thông qua ứng dụng Easy Credit, hay qua liên kết cho vay ở các ví điện tử và các đối tác Fintech như Momo, Viettelpay, Sapo, KiotViet, Payoo, Za-lo, Vietnam Post, …., tăng trưởng kép cho mảng này của EVF đang ở mức 12.1% trong giai đoạn 2018-2023. Tốc độ tăng trưởng của Easy Credit giai đoạn 2024-2028 sẽ X2 mức CAGR giai đoạn vừa rồi.

Với chiến lược này, lão cho rằng NIM của EVF đã chạm đáy năm 2023 ở mức 1.69% và sẽ vào trend tăng dài hạn ở mức 3.x% trong giai đoạn 2024-2025 và có thể đạt 4.x% cho 2026-2028. Nhờ vào đó, lợi nhuận sau thuế sẽ có 2 năm tăng trưởng bùng nổ 2024-2025, sau khi trở lại mức tăng trưởng đều từ 2026.

Phần hấp dẫn nhất – “mồi ngon” khối ngoại?

Hiện nay trong 16 công ty tài chính được cấp phép thì 11 công ty thuộc sở hữu của ngoại hoặc ngoại là cổ đông lớn chiến lược và chỉ còn 5 công ty chưa có đối tác ngoại. Sự “thèm muốn” của khối ngoại thể hiện liên tục ở các deal M&A quy mô hàng tỷ USD trong các năm vừa qua và hiện không còn nhiều “hàng” để chọn.

Và EVF cũng đang được nhiều quỹ ngoại dòm ngó, cũng không phải đợi lâu nữa đâu, lão có nhiều cơ sở để cho là vậy, anh em sẽ thấy sớm thôi.

Cái giá của ngoại

Lão thống kê 17 deal bán vốn M&A công ty tài chính có liên quan yếu tố quốc tế ở Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác khác trong giai đoạn 2015 đến nay để cho anh em một bức tranh data đầy đủ.

Định giá P/B trung bình của 17 deal đạt mức 3.2 lần, với deal bán vốn cao nhất là Sarwa ở Egypt đạt P/B ở mức 6 lần, hay deal mới nhất diễn ra đầu 2024 ở Việt Nam là Home Credit đạt mức định giá P/B 3.2 lần.

Với mức giá cuối phiên hôm nay (06/06) của EVF là 15.95, tương đương P/B 1.31 lần thì nếu khối ngoại vào thì EVF phải X2 con số này là bình thường.

Phần thưởng luôn dành cho anh em xứng đáng.
Chúc anh em đầu tư thành công và có quyết định đúng đắn.

12 Likes

Cảm ơn lão, mà sao lão viết, thông tin và hiểu biết nó cứ như lãnh dạo EVF viết vậy

Cảm ơn bác nhiều !

em chào bác lão bà, em mời bác cốc bia cho mát ạ :beer: :beer:

Nay EVF chỉnh mạnh hộ cái đang mới có 10% nav thôi

1 bài phân tích rất sâu. Cảm ơn bác. Xin phép bác copy về Fba19 cho anh em bên đấy tham khảo và vững tin hơn.

Cảm ơn Cụ, bài phân tích xuất sắc quá!

Tạo lập đang rung rũ và tích lũy, khả năng phải tuần sau mới ổn được!