Giá sắt thép là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế, HPG xứng đáng là cổ phiếu quốc dân. Thế nhưng trong tình thế giá sắt thép hiện nay thì chúng còn phải lao dốc dài dài. Đơn giản là ngành sắt thép trung quốc đang chạy quá nhu cầu. Sau khi dừng chế độ Zero-COVID, các tỉnh của trung quốc ép ngành sắt thép chạy hết mức có thể. Tức là chỉ cần chưa lỗ thì cứ tăng sản lượng. Đương nhiên thị trường tiêu thụ ko thể cảnh báo kịp thời cho phía cung, vậy là giá sắt thép trung quốc cứ tuần tăng tuần giảm theo hình đồ thị hình sin.
Giá tăng thì bọn họ tăng sản lượng, cung nhớn kéo giá xuống là bọn họ lại giảm. Có điều cung tăng tích tụ khiến giai đoạn lỗ nhiều hơn lãi. Vậy là bọn họ xuất khẩu phá giá chỗ hàng tồn ấy khiến giá sắt có xu hướng giảm tiếp. Ngày tăng thì chả được bao nhiêu.
Hiện ngành sắt thép chỉ còn chủ yếu nhờ đầu vào để có lãi. Tức khi giá than và giá quặng sắt giảm sẽ hộ trợ hiệu quả kinh doanh. Có điều than cốc đã giảm giá 4 đợt rồi, khả năng chỉ còn giảm thêm được 1 lần nữa. Quặng sắt lao dốc từ 140 USD/tấn có lúc về 80 USD/tấn nên việc trông chờ đầu vào hơi giống đánh bạc.
Vậy mà chỉ báo ngược canhsattruong còn mở topic hò hét sóng sánh ngành thép. Có thể nói nguy nhiều hơn cơ
topic về LDG đây ạ. Khi em mở topic về LDG thì cổ đông LDG kéo vào mắng mỏ em ko kịp vuốt mặt vì phán LDG lên 11 rồi sẽ về 5. Vậy mà bác bảo em PR cho LDG thì topic này cũng PR cho dòng thép à?
Chẳng qua cổ đông LDG thấy em được bảng điện chống lưng nên sau này họ nghĩ khác. Và rồi bác cũng vậy thôi.
Túm váy lại: có vấn đề về đọc hiểu. 2 điểm, về chỗ
Tên dốt cờ hó lại reo hò cho thép. Công nhận giá sắt thép tăng 7% trong thời gian vừa qua. Thế nhưng giá than cốc tăng từ 100 USD/tấn lên 115 USD/tấn tức tăng 15%, gấp đôi nhé.
Điều tệ hại hơn là giá sắt tăng nhờ hụt cung, HPG giảm 1 nửa số lò cao tức sản lượng chỉ còn 1 nửa. Sản lượng giảm 50% thì giá phải tăng gấp đôi mới bù lại được lợi nhuận. Nhà đầu tư chỉ biết P/E chứ giá sắt dao động lúc này đâu tác động mấy. Tổng lợi nhuận giảm do sản lượng thấp thì P/E có tăng bằng niềm tin.
Cũng trong trang web này khi e mua HPG giá 25 gì đó e cũng bánh vẽ 1 loạt các thông tin tốt đẹp về tương lai của HPG và giờ thì e lại dìm e nó vẫn ở vùng giá này =)).
HPG là cổ phiếu quốc dân. Xưa nay em cũng ko dấu diếm rằng nó chiếm trọng số cao nhất trong rổ cổ phiếu của em. Nhưng ko vì thế mà lúc nào em cũng phải khen HPG. Và khi liên quan tới chỉ báo ngược thì em sẵn lòng báo động nó sẽ xuống, bởi lẽ cái vía của tên canhsattruong trước sau cũng khiến nó chìm xuồng mà thôi.
Chỉ duy nhất 3 mã DIG, CEO, L14 là ko bao giờ em chê. Dù sao cũng phải nể mặt mũi của A7
Vừa qua giá thép tăng từ 3500 lên 3800 CNY/tấn tức tăng 8%. Trong khi đó giá than tăng 20% từ 125 lên 150 USD/tấn, giá quặng sắt tăng từ 95 lên 116 USD/tấn tương đương 22%. Giá thành đầu ra tăng ít hơn giá nguyên liệu đầu vào tất nhiên sẽ dẫn tới biên lợi nhuận ngành thép vừa mới cải thiện chút ít liền ảm đạm đi.
Ở nước ta, sở dĩ giá thép tăng kha khá là vì toàn ngành giảm 50% công suất để tiết giảm chi phí vận hành. Sản lượng giảm tới 50% trong khi đầu ra tăng ko đáng kể cho nên tổng lợi nhuận quí 2 chắc chắn đi xuống.
Nhưng chưa hết, trong số 100 triệu cổ phiếu HPG mà khoai tây mua thì một lượng nhớn lại là khoai lang đội lốt. Đương nhiên đám khoai lang này có sở trường là gì thì các bác biết rõ.
“Như vậy tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép xây dựng đã có 9 đợt điều chỉnh giảm, tuỳ thương hiệu sẽ có tần suất điều chỉnh giá khác nhau.
Riêng trong tháng 5, các đơn vị đã điều chỉnh giá bán thép xây dựng 5 lần với tần suất giảm khoảng 1 lần/tuần, với các mức giảm 100.000 -200.000 đồng/tấn/lần tùy chủng loại sản phẩm. “
9 đợt giảm giá từ đầu năm, giá sắt thép vừa cá hồi 2 tuần thì đội lái nhợn liền hò la đẩy dòng thép lên. Và đến lúc này, giá sắt thép lại quay trở về máng nhợn như chưa hề có đợt tăng ngắn ngủi nào. Vậy là EPS quí 2 của dòng thép vẫn chìm trong sắc tối tăm.
Đó là cơ sở để chúng ta khuyến nghị cổ đông dòng thép chốt lời từ tuần sau
Thép ngoại ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam, thép trong nước chịu cảnh giảm giá
06-07-2023 - 10:31 AM | Thị trường “ Như vậy tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép xây dựng đã có 12-13 đợt điều chỉnh giảm, tuỳ thương hiệu có tần suất điều chỉnh giá khác nhau.
Đáng chú ý, Trung Quốc tăng cường xuất khẩu thép trong những tháng qua sẽ gây sức ép lên thị trường Việt Nam. Sắt thép từ Trung Quốc luôn chiếm hơn 50% tổng lượng hàng nhập vào Việt Nam.
Các chuyên gia dự đoán sản lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2023 có thể dễ dàng vượt qua mức 67,32 triệu tấn của năm trước, đạt 77 triệu tấn. “
Đội lái dòng thép chơi bài túm tóc tự nâng mình lên. Chả biết họ có thể cao thêm được mấy cm, nhưng chắc chắn cổ đông dòng thép khóc tiếng mán. Nhất là khi dòng thép bị tên nặng vía canhsattruong nó ám
Túm váy lại: từ ngày 10/7 xem xét tháo chạy khỏi dòng thép
Ngày 7/7 giá sắt trung quốc giảm vì hàng loạt tin đồn. Thứ nhất là tin đồn CPI tháng 6 sẽ tăng 0.1% dẫn đến đẩy lùi thời hạn bơm tiền kích cầu đợt tới. Thứ 2 là tin đồn chuyến viếng thăm của bộ trưởng tài chính mĩ Yelen ko đạt được kết quả mong đợi. Thứ 3 là tin đồn các bộ ngành sẽ kiểm tra tiền hoàn thuế xuất khẩu sắt thép.
Còn tính chung từ đầu năm tới giờ thì bức tranh ngành thép ko mấy khả quan. Sau khi từ bỏ chính sách Zero COVID, người ta đẩy mạnh sản xuất với hi vọng nền kinh tế khởi sắc. Và khi kết quả ko được như ý thì ngành thép lãnh đủ. Cụ thể là 4 tháng đầu năm sản lượng gang tăng 5.8%, sản lượng thép tăng 4.1%. Khi nền kinh tế ko khởi sắc thì lượng tồn kho tăng lên ảnh hưởng kết quả kinh doanh.
Vậy là ngành thép trung quốc đẩy mạnh xuất khẩu. 4 tháng đầu năm đã xuất được 28.01 triệu tấn, tăng 55% so với năm ngoái.Nhưng cuộc khủng hoảng ngân hàng mĩ hồi tháng 3 khiến bên tiêu dùng cắt giảm nhu cầu ở châu Âu và mĩ. Vậy là phần lớn lượng xuất khẩu đó bị đẩy vào các thị trường cận biên và mới nổi. 5 tháng đầu năm nước ta nhập khẩu 6.5 tỉ đô sắt thép tương đương 150 ngàn tỉ. Đương nhiên nhập nhiều sẽ vít giá bán của các co sở trong nước xuống. Vậy là giá sắt đi về nơi xa.
Túm váy lại: đã bị chỉ báo ngược nặng vía thương hiệu canhsattruong nó ám thì ngành thép chuẩn bị ngồi bệt. Khuyến nghị nên xem xét tháo chạy khỏi dòng thép từ tuần này
Cả năm 2022 ngành thép nước ta sản xuất 31 triệu tấn, tiêu thụ 27.5 triệu tấn. Năm 2022 xuất khẩu 7.99 triệu tấn, nhập khẩu 11.29 triệu tấn.
Dự kiến năm 2023 sẽ sản xuất 30 triệu tấn. Theo dữ liệu 5 tháng đầu năm thì xuất khẩu sẽ giảm 25% còn 6 triệu tấn. Còn nhập khẩu 5 tháng đầu năm là 6.5 triệu tấn, dự kiến cả năm là 15 triệu tấn. Tức nhập khẩu chiếm quá nửa con số tiêu thụ của năm ngoái. Điều đó dẫn tới tồn kho sắt thép sẽ lên tới mức khủng khiếp. Chả thế mà vừa qua chúng ta chứng kiến Hiệp hội sắt thép la như bộng.
Túm váy lại: đu ngọn cây ăn bò tùng xẻo là tương lai cổ đông ngành thép. Dẫu sao đã bị tên nặng vía canhsattruong nó ám thì đó là kết cục tất lẽ dĩ ngẫu. Vẫn còn nhiều điều hay ho hơn nữa cho cổ đông ngành thép ở các còm tiếp theo
Ngày hôm qua chúng ta nói xem xét tháo chạy khỏi dòng thép. Và diễn biến phiên hôm nay cho thấy timming là từ thứ 4 tới thứ 6 tuần này. Phiên hôm nay có mùi leo thang cộc nấc khi khoai tây phải mua ròng hơn 7 triệu cổ HPG .
Còn nhớ từ đầu năm tới giờ tóc đuôi gà đã mua 4000 tỉ HPG, điều đó hỗ trợ HPG từ 12 tăng gấp đôi. Bây giờ nếu muốn HPG lên 40 thì khoai tây cần bơm thêm 12.000 tỏi nữa. Nhưng vấn đề là Dragon Capital đã có trọng số HPG vượt 8% rồi, nếu HPG lên 40 có nghĩa trọng số của nó trong rổ nhà DC đạt 12% và đi vào vùng buộc phải chốt lãi. Và 1 khi DC quay xe bán ra thì HPG bún chả .
Túm váy lại: lịch bán dòng thép là từ thứ 4 đến thứ 6 tuần này. Vía tên canhsattruong nặng nhắm