GMD - đứa con lai của nhiều ngành nghề

Nhiều nhà đầu tư vẫn nghĩ GMD chuyên cảng thôi nhưng không phải đou mng ơi. Dn này hoạt động trong khá nhiều lĩnh vực ấy như là cảng biển, dịch vụ kho bãi, có đội tàu riêng và đặc biệt có cả bất động sản cho anh em vào đếm cua :)))

  • cập nhất kết quả kinh doanh quý 1 năm 2022:
    Trong Q1/22, GMD ghi nhận doanh thu tăng 28,0% svck, trong đó doanh thu dịch vụ cảng biển tăng 26,3% svck nhờ tăng trưởng sản lượng 24% svck và phí dịch vụ trung bình tăng 1,9% svck theo ước tính. Doanh thu logistics tăng 37,2% svck nhờ đóng góp của dịch vụ kho bãi với diện tích nhà kho tăng 21,2% svck và dịch vụ vận tải thủy hưởng lợi từ giá cước tăng phi mã.
    Kế hoạch tăng vốn để tài trợ cho các dự án mở rộng công suất:
    GMD sẽ phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 3:1 và giá chào bán 20.000 VND/cp. Nếu thành công, GMD sẽ thu về 2.009 tỷ đồng để tài trợ cho dự án Nam Đình Vũ giai đoạn 2 (800 tỷ) và Gemalink giai đoạn 2 (1.000 tỷ). GMD đang đàm phán để thoái 24% vốn tại Gemalink. GMD đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế (LNTT) 1.200 tỷ (+48,9% svck) theo kịch bản tích cực, tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng LNTT 2022 có thể tăng 55,7% svck đạt 1.255 tỷ chủ yếu nhờ đóng góp của Gemalink (275 tỷ).
    PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP

    - Đầu tiên là mảng cảng biển, đây là mảng đóng góp vào doanh thu của GMD. Gemadept là công ty duy nhất được liệt kê sở hữu và vận hành hệ thống kéo dài từ Bắc vào Nam với chuỗi 8 Cảng bao gồm Cảng sâu Gemalink, cảng biển sâu lớn nhất toàn quốc. Đặc biệt, Gemalink nằm trong Top 19 cảng trên thế giới chứa Megaships.
  • Ở phía bắc một số cảng như Nam Đình Vũ, Nam Hải Đình Vũ đang gần như hoạt động hết công suất. Tuy nhiên vấn để ở huyện Lạch Huyện đang có hiện tượng phù sa bồi lấp, làm giảm hiệu suất của càng Nam Đình Vũ nên là em đã hạ công suất sử dụng xuống.
  • Cảng ICD nằm ngay trong KCN MP Đình Vũ, hiện đại hàng đầu Hải Phòng, đóng vai trò tích cực trong kết nối chuỗi cung ứng toàn quốc với diễn tích kho, bãi lên tới 200.000 m2.
  • Cảng Dung Quất nằm ngay trong KCN Dung QUất- trọng tâm phát triển kinh tế miền Trung theo quy hoạch chính phủ, đóng vai trò cửa ngõ cho các tỉnh miền Trung, đạt được khoảng 2.2 triệu tấn hàng thông qua trong 2020
    image
  • Ở khu vực phía Nam, tâm điểm cho sự tăng trưởng của GMD là cảng GEMALINK. Đây là siêu cảng của GMD, với công suất thiết kế cực lực, có thể nhận rất nhiều tàu to. động lực tăng trưởng đối với Gemadept khi nằm ở hạ nguồn sông Thị Vải, sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của các đội tàu lớn khi mà cảng có khả năng tiếp nhận tàu trên 200.000. ảng Gemalink đã được đi vào vận hành vào đầu 2021, với công suất thiết kế giai đoạn 1 đạt 1,5 triệu Teus/năm, theo ý kiến ban lãnh đạo, cảng Gemalink có thể đạt sản lượng hơn 1,2 triệu Teus tương đương 80% công suất thiết kế. Doanh thu đến từ cảng này đã được book từ quý 3 năm ngoái. Ngoài ra đối tác của GMD là hãng tàu lớn thứ 3 trên thế giới là CMA CGM. Điều này giúp GMD có tệp khách hàng riêng tiềm năng + cách quản lý và vận hành cảng hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ, qua đó tăng thêm các lợi thế canh tranh so với những cảng trong và ngoài nước.
    image
  • Doanh nghiệp cũng đang có kế hoạch mở rộng cảng Gemalink, qua đó tăng công suất thiết kế lên 2tr4 TEUs, sẽ đóng góp khoảng 46% doanh thu từ năm 2024Hiện tại dự án đang chờ được cấp giấy phép khai thác và sẽ khởi trông trong quý 4 năm 2022.
    **GMD đã và đang triển khai các hệ thống điện mặt trời nhằm tối ưu hóa diện tích sử dụng đất và chi phí điện. Theo thống kê hệ thống này sẽ làm giảm 30-50% năng lượng điện sử dụng và giảm 2,4 tấn CO2 phát thải.
    Bảng ở phía dưới sẽ là dự phóng cho công suất + doanh thu từng cụm cảng

    - Thứ 2 là mảng logistic:
  • Với làn sóng đầu tư vào các doanh nghiệp Logistic diễn ra sôi động tại thị trường Đông Nam Á, riêng thị trường Việt Nam đã có 3 tỷ USD đầu tư vào các hệ thống kho vận và trung tâm phân phối logistic. Dịch bệnh Covid19 đã làm tăng nhu cầu mua sắm online, thúc đẩy sự phát triển các sàn thương mại điện tử và kéo theo nhu câu về dịch vụ hậu cần kho bãi
  • Với chuỗi cung ứng toàn diện trên các lĩnh vực cảng hàng hóa hàng không, trung tâm phân phối hàng hóa, vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, vận tải biên, logistic hàng lạnh và logistic ô tô trong đó:
    · CTCP Dịch vụ hàng hóa Sàn Gòn ( SCS), trong nửa đầu năm 2021 ghi nhận lợi nhuận tăng 30%, đóng góp 106,6 tỷ vào LNTT của GMD
    · CJ Gemadept Shipping Holdings cũng ghi nhận kết quả tốt nhờ thị trường vận tải sôi động
    · Bên cạnh đó, công ty vận hành 2 tàu container và cho thuê 2 tàu bên cạnh đội xà lan 30 chiếc
    - Thứ 3 là mảng bất động sản. GMD sở hữu hai dự án bất động sản khá lớn 1 dự án Saigon Gem với tổng diện tích khoảng 3600m2 với vị trí khá đặc địa tại Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Dự kiến dự án xây 49 tầng với tổng mức đầu tư là 80 triêu USD. Hiện tại đã xong các thủ tục pháp lý và chuẩn bị triển khai xây dựng, ngoài ra còn dự án khu phức hợp khách sạn tại Viêng Chăn với quỹ đất 6715 m2
    Tuy nhiên với đường lối của ban lãnh đạo thì doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển mảng kinh doanh cốt lõi, nên là sẽ thực hiện thoái vốn khỏi dự án này. Xét về định giá, trong bối cảnh giá đất khu vực phia Nam liên tục tăng cao, em cho rằng GMD sẽ thu được khoảng 3 nghìn tỉ khi bán dự án này. Tuy nhiên trong phần định giá theo MV/BV= 2,444
    - Thứ 4 là mảng cao su. Trong báo cáo tài chính của GMD thì họ vẫn ghi nhận những khoản đầu tư vào mảng cao su. Tuy nhiên việc khai thác cây cao su tốn khá nhiều thời gian, vì trồng khoảng 5-7 năm mới bắt đầu khai thác được + tốn diện tích đất nên là GMD cũng đang tìm đối tác để sang nhượng lại mảng này. Mảng này định giá theo p/b=0,8 lần  3,654k mỗi cổ phần
    Tổng hợp định giá SOTP có kết quả khoảng 68/1cp. Mảng cạng biển sử dụng phương pháp FCFF ( WACC= 11%, tỉ lệ tăng trưởng dài hạn 3%), mảng logistic FCFF là P/E=13x Mảng cao su, bds sử dụng BV vì không có con số cụ thể. Ảnh phía dưới là kết quả định giá

    *Phân tích vĩ mô:
  • Kim ngạch XNK hàng hóa Q1 2022 tăng 14% n/n. Điều này cho thấy hoạt động xnk đang hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch và sẽ tiếp tục khởi sắc trong nam nay nhờ các hiệp định FTA, EVFTA.
  • Ở quy mô toàn cầu, GTAS Forecasting dự báo thương mại container đường biển tiếp tục tắng khá trong tương lai với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm đạt 3,5% trong giai đoạn 2022-2025 và 2,9% trong gia đoạn 2022-2030. Điều này sẽ thuc đẩy mạnh mẹ tăng trưởng của các doanh nghiệp cảng biển
  • giá cước cảng ở VN hiện tại vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực cho nên còn dư địa điều chỉnh tăng giá cước góp phần tăng biên lợi nhuận gộp.
  • Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc tắc nghẽn chuỗi cung ứng hàng nông nghiệp và tiêu dùng ở các quốc gia sản xuất chính như Ukraina và Trung Quốc, khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như cảng biển và vận tải biển của Việt Nam sôi động hơn.
  • Rủi ro khi đầu tư:
  • Rủi ro tăng giá gồm (1) sản lượng và phí dịch vụ tăng cao hơn dự kiến, và (2) thoái vốn tài sản ở mức giá cao hơn dự kiến.
  • Rủi ro giảm giá gồm (1) những bất ổn từ chính sách zero-covid của Trung Quốc hay địa chính trị có thể ảnh hưởng giao thương toàn cầu trong đó có Việt Nam, và (2) xây dựng Gemalink giai đoạn 2 chậm hơn dự kiến