Góc Sharing: Kiến thức - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của một Broker

etdopsoSrn39 m8ac42imm tgt0alla71l h0uúg171m0Hôfqh: ·

Đã chia sẻ với Công khai

Công khai

THIẾU TIỀN THÌ LÀM SAO MÀ CỔ PHIẾU TĂNG GIÁ?

Không có cổ phiếu xấu hay cổ phiếu tốt, chỉ có cổ phiếu giúp NĐT kiếm được tiền hoặc mất tiền. CP đắt có thể đắt hơn, và rẻ thì có thể rẻ hơn.

Giá tăng: cầu > cung.

Giá giảm: cung > cầu.

Việc TTCK gần đây giảm tăng lại khó và không nhanh do thiếu hụt: DÒNG TIỀN LỚN. Nhìn khối lượng giao dịch mỗi ngày là biết. Tiền chảy đi đâu? Trước đó Hiệp có chia sẻ góc nhìn.

Quay trở lại cuối cùng vẫn là danh mục của mình đang cầm gì. Nhìn cả khu rừng, nhưng hãy quan sát cái cây của bạn.

1 Likes

TỰ CỨA TAY MÌNH…

2tfcá5l0 ·

Đã chia sẻ với Công khai

Công khai

Chúng ta thường quá “say máu”!!

Tháng 1/ 2021: gồng - có lời
Tháng 7/2021: gồng tiếp - lời tiếp
Tháng 1/2022: tiếp tục gồng - lại tiếp tục có lời
Tháng 4-5/2022: lại tiếp tục gồng - là chuyện gì xảy ra thì hiện tại chúng ta đều cảm nhận được

Thật ra, khó mà định nghĩa thế nào là một NĐT huyền thoại, không hẳn đã kinh qua nhiều năm hay nhiều thị trường, hay hệ thống này tư duy kia… mà là một NĐT có thể “đánh hơi” thấy cả cơ hội và rủi ro mọi lúc mọi nơi.

Lúc cần sợ, hãy sợ.
Lúc cần tham, tham quyết liệt.

  • Trading in the zone -
1 Likes

1gm34a:8 af16 u 52c0762áu2ti0515h543m46úh ·

Đã chia sẻ với Công khai

Công khai

Cùng một cuốn sách, có người thấy hay, có người thấy dở.

Cùng một phương pháp giao dịch, có người thấy hiệu quả, có người không.

Tư duy - Hệ thống - Tâm lý. Cùng một mục đích là kiếm tiền trên TTCK, rõ ràng là có nhiều con đường khác nhau.

Hope for the best. Prepare for the worst.

————
Thầy ”cao học” chứng khoán từng nói với Hiệp: TTCK là thị trường tâm lý. Đọc và trải nghiệm để hiểu về tâm lý của mình và NĐT. Cảm xúc thì không thể triệt tiêu, nhưng có thể hiểu để tiết chế và kiểm soát nó.

Lúc cần bán, là bán. Không sợ bán xong cổ phiếu sẽ hồi lại hay tăng nữa.
Lúc cần mua, là mua. Không sơh mua xong cổ phiếu sẽ giảm luôn.

1 Likes

Lên thang bộ, xuống thang máy.

  • Ký tên: thị trường chứng khoán
1 Likes

Tìm ở đâu?

  1. Đọc: báo cáo tài chính + báo cáo thường niên + kế hoạch kinh doanh + báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán…

  2. Đọc danh mục mua - bán của nước ngoài, tự doanh, tổ chức trong nước, và quỹ ETF…

  3. Đọc đồ thị

—> cơ bản tốt + giá và khối lượng + thị trường chung. Rõ ràng, đoạn gần đây, yếu tố thị trường chung cực kỳ quan trọng.

1 Likes

1 Likes

Đã chia sẻ với Công khai

Công khai

Cẩm nang sống sót mùa Downtrend: Đi tìm “dấu chân” cổ phiếu mạnh

Các siêu cổ phiếu sẽ dẫn dắt thị trường chung tại những điểm đảo chiều quan trọng. Khi thị trường chung đang tạo đáy, nhóm cổ phiếu dẫn dắt là những cổ phiếu kháng cự là đà giảm. Giai đoạn khốc liệt của Vnindex, NĐT đã trải qua tận 3 tháng rồi. Đây là lúc để quan sát và tìm ra những cơ hội mới cho quý 3 này.

Nhóm cổ phiếu dẫn dắt sẽ giúp NĐT sinh lời 30%, thậm chí trên 50%. Những deals này sẽ giúp NĐT lấy lại những khoản lỗ trước đó, thậm chí là có lời tính từ đầu năm đến giờ. Đây là nhóm sẽ đảo chiều và tăng giá mạnh trước khi Vnindex hình thành xong đáy. Jesse Livermore: Nếu bạn không kiếm được tiền từ những cổ phiếu dẫn đầu, thì khó mà kiếm được tiền lớn trên TTCK.

Hình dung các cổ phiếu dẫn dắt như những vị tướng lính. Theo nhóm này sẽ đưa NĐT đến với chiến thắng rực rỡ, là những khoản lời kếch xù.

Mark Minervini: Hơn 90% cổ phiếu sớm thoát ra khỏi nền giá và thiết lập đỉnh cao mới trong khi thị trường chung vẫn còn đang điều chỉnh. Mấu chốt là giữa lúc thị trường cứ giảm liên tục, NĐT rơi vào trạng thái bi quan, dù bận cỡ nào cũng hãy giữ “1 chân” ở lại với TTCK để theo dõi và phát hiện là những nhóm này.

Cách tìm cổ phiếu dẫn dắt trong giai đoạn hiện tại:

1. Vĩ mô: Chạy theo ngành và có triển vọng - yếu tố mới của nhóm ngành ủng hộ

2. Cơ bản: Tăng trưởng doanh thu - lợi nhuận so với cùng kỳ, quý trước ở mức ấn tượng nhất so với thị trường chung

3. Chỉ báo kỹ thuật

  • Chỉ báo RS - hiểu đơn giản là sức mạnh giá của CP, những CP thuộc TOP hồi phục, nhanh chóng tiệm cận đỉnh cũ so với thị trường chung.
  • Ngừng đà rơi theo thị trường chung, giảm dưới 1,5x-2,5x lần so với Vnindex. Hiện tại Vnindex giảm quanh mốc 25% → Tương đương cổ phiếu giảm dưới hoặc trong vùng 35%-60% thì đáng để xem xét.
  • Phân kỳ so với thị trường: tạo đáy trước, đáy nâng càng tốt (đáy sau cao hơn đáy trước), xây vùng cân bằng so với Vnindex.

Trong bối cảnh hiện tại, cá nhân Hiệp cũng đã chuẩn bị cho mình danh mục mới cho quý tới. Tập trung chú trọng vào yếu tố nhóm ngành dẫn dắt, sau đó là từng CP rồi mới tới chỉ số. Sẽ là cơ hội cho NĐT lấy lại tất cả những gì đã mất.

1 Likes

1 Likes

·

Đã chia sẻ với Công khai

Công khai
Đầu tư thời lạm phát cao - tăng lãi suất, cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi lớn?

Câu chuyện FED tăng lãi suất, Việt Nam cũng rục rịch theo sau. Bên cạnh việc tăng tốc hút tiền qua kênh tín phiếu, thì lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng vẫn giảm.

Back test lại năm 2018 cũng chiến tranh thương mại, lãi suất tăng đến hiện tại 2022 cũng căng thẳng chính trị + Trung Quốc đóng cửa + tăng lãi suất → câu hỏi cho NĐT: Cổ phiếu nào hưởng lợi khi lạm phát cao - lãi suất tăng, NĐT nên chú ý?

1. Bảo hiểm: do DN này thu tiền của KH rồi dùng tiền đó gửi ngân hàng + mua trái phiếu → hưởng lợi là có, nhưng không quá nhiều, lý do là vì DN cũng cần chiết khấu “san sẻ món quà” đó cho KH, phù hợp để phòng thủ, hoặc có thì ăn 10-20% là quá hấp dẫn ở hiện tại.

2. DN có ít nợ vay + DN có lượng tiền gửi NH lớn: hiển nhiên là nhóm này, mục tiêu là tìm CP có nhiều tiền mặt, tiền gửi KH và sử dụng đòn bẩy thấp. Khi lãi suất tăng thì đa phần các ngành nghề, đặc biệt là các DN sử dụng đòn bẩy chịu ảnh hưởng nặng nề.

3. Nhóm BĐS KCN hưởng lợi lớn từ khoản doanh thu chưa thực hiện ngắn và dài hạn hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ → Dòng tiền về đều đặn, duy trì lượng tiền lớn và tiền gửi ổn định, DN không vay nợ nhiều.

Đặc biệt Nghị định 35/2022/NĐ-CP ban hành vào ngày 28/05/2022 thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP nổi bật với việc gỡ bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho nhà phát triển khu công nghiệp ủng hộ nhóm ngành.

Phiên qua khá ấn tượng với nhóm BĐS - KCN.

2 Likes

nosoSptedr ú458m83ggt71f7009t0f271a6a9pthmh19ccfg1th6i6cgm88 ·

Đã chia sẻ với Công khai

Công khai

Đọc bài viết này nếu bạn muốn: TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN

Danh mục CP giống như một khu vườn. Nhổ cỏ dại và tưới nước cho hoa. Chăm sóc và dồn vốn vào cái mà NĐT muốn nó lớn lên, tuyệt nhiên tiền thì có hạn, tâm trí và sức lực càng có hạn nên đừng “chôn” vốn ở bất cứ cứ thứ gì không tăng như mình kỳ vọng.

Lý tưởng nhất là tập trung tiền vào những cổ phiếu tiềm năng - mạnh nhất trên thị trường. Ví dụ: dành 20-25% tổng tài khoản cho mỗi cổ phiếu trong danh mục 4-5 cổ phiếu tốt nhất.

Không có gì là chắc chắn hoàn toàn trên thị trường này. Vẻ đẹp của thị trường là sự bất ngờ. Vì cần hội tụ đủ cả 3 yếu tố = thiên thời + địa lợi + nhân hòa. Cách giải ngân cũng cần tinh tế khi chọn đúng nhóm ngành - đúng cổ phiếu:

→ Lần 1 - ném đá dò đường: bắt đầu bằng vị thế nhỏ 5%-10% tổng tài sản, để mức rủi ro vẫn còn ở mức thấp cho đến khi CP thực sự có khả năng tăng giá mạnh mẽ như kỳ vọng → Được thì được rất nhiều, mất thì cũng không mất bao nhiêu.

“Không quan trọng bạn đúng hay sai, quan trọng là khi đúng bạn được nhiều bao nhiêu và sai thì bạn đỡ mất bao nhiêu.” Nguyên tắc số 1 của đầu tư: Không để mất tiền.

→ Lần 2 - gia tăng sự hiện diện: nếu CP tăng mạnh như kỳ vọng, không phải “rén” mà cứ tiếp tục đặt lệnh để tăng quy mô vị thế cho phù hợp hoặc mua thêm những CP khác đáp ứng tiêu chuẩn mua.

Khi danh mục đã full CP + full margin + cầm được 4-5 CP mạnh nhất thị trường → tắt bảng điện đi chơi và ngủ cho ngon, không cần dán mắt quá nhiều vào bảng điện, việc đó cứ để môi giới “ người canh chứng” cho bạn.

Chăm cây cần thời gian cho cây lớn. Nuôi cổ cho cổ thời gian tăng giá.

Đầu tư để ngủ ngon, trao đổi thêm!

  • Ngọc Hiệp (tham gia cộng đồng trên tường nhà mình!)
2 Likes

Muốn nhanh có lời, cơ cấu danh mục làm sao?

[TIP] Nhổ cỏ trồng hoa để tránh đau tim và bớt đau lòng… cho chứng sỹ.

Quy tắc 2 đổi 1

Nếu trong danh mục hiện tại gồm có 6 cổ phiếu, mà chỉ có 4 cổ phiếu hoạt động tốt và 2 cổ phiếu hoạt động lình xình đi ngang bình thường hoặc kém hiệu quả hơn, thì tranh thủ lúc Vnindex còn đang xanh điểm nên ưu tiên tái cơ cấu danh mục. Thu hồi số vốn đó, dành khoản tiền + tâm lý cho những cổ phiếu hấp dẫn hơn.

Thế nào là CP mạnh hay CP yếu? Lấy ví dụ cụ thể, khi Vnindex còn đang lình xình chưa lấy lại vùng 1200 điểm thì nhiều CP mạnh đã tạo đáy trước đó và mon men đi lên. Khi Vnindex gần chạm mốc 1300 điểm như hiện tại thì nhiều CP cùng thuộc 1 nhóm ngày vượt đỉnh và tiệm cận đỉnh, không khó để nhận ra hiện tại là: BĐS KCN - VGC BCM.

→ NĐT chúng ta không cần phải bán tháo toàn bộ 2 cổ phiếu hoạt động kém này. Vì có thể, chúng cơ câu chuyện cơ bản tốt nhưng cần thêm yếu tố: thiên thời + dòng tiền.

→ Option tốt nhất có thể làm: bán ½ vị thế ở mỗi CP và dùng tiền đó mua 1 CP khác tiềm năng hơn. Như thế nếu 2 CP này giảm hoặc đi ngang thì bạn vẫn có cổ phiếu khác giúp mình sinh lời. Còn nếu 2 CP này có yếu tố dòng tiền + thiên thời thì vẫn còn hàng trong danh mục.

“Nhổ cỏ trồng hoa” để tránh đau tim nếu bạn giữ CP yếu và Vnindex xấu khiến CP bạn không ngừng rơi vì đã khóa được một phần stop loss.

“Nhổ cỏ trồng hoa” để tránh đau lòng nếu thấy được CP mạnh và Vnindex đang tốt nhưng không có đủ vốn = tiền + niềm tin để mở vị thế.

→ Cơ cấu danh mục khéo léo hình dung giống như việc gieo “hạt giống mới” và tân trang lại khu vườn của mình, giữ cho nó tiếp tục phát triển và đẹp đẽ hơn.

Đầu tư để ngủ ngon, trao đổi thêm!

  • Ngọc Hiệp (tham gia cộng đồng trên tường nhà mình!)
2 Likes

Truy tìm Cổ phiếu leaders (Phần 1)

Cổ phiếu leaders là tướng lĩnh

Tham gia TTCK không khác gì đi đánh trận. Tướng lĩnh xông pha lên trước, tạo nhuệ khí cho cả đoàn quân. Nếu tướng bị trọng thương hoặc kêu rút về phòng thủ thì cả đoàn quân cũng sẽ lùi về. Thị trường chứng khoán cũng như vậy.

Leader tăng trước, và nếu leader yếu thì thị trường báo hiệu dòng tiền thông minh đang chốt lời hay lui quân về để tìm 1 leader khác. Như đoạn gần nhất thì nhóm BĐS KCN có dấu hiệu tăng hạ nhiệt, Vnindex cũng hơi vào nhịp điều chỉnh đi ngang sau giai đoạn phục hồi từ tháng 07.

NĐT kiếm được tiền nhất khi nào và ở đâu?

  1. NĐT kiếm được nhiều tiền nhất trong thị trường giai lên ở giai đoạn đầu, cụ thể khoảng 12-18 tháng đầu tiên (2020-2021)

  2. CP dẫn dắt là CP tăng mạnh nhất TTCK - không khác gì “con gà đẻ trứng vàng”, nói không ngoa nếu cầm CP leaders thì cứ “mở mắt” ra là thấy tài sản tăng giá, bỗng chốc làm gì cũng vui vẻ, ăn gì cũng ngon và ngủ lúc nào cũng yên

→ Theo chân nhóm ngành leaders và CP leaders.

Đặc điểm của các CP leaders:

  • CP leaders dẫn dắt thị trường chung tại những điểm đảo chiều quan trọng (Back test lại đoạn rồi với nhóm BĐS KCN và việc Vnindex hồi phục). TTCK tăng giá hay hồi phục nào cũng cần có ít nhất 1 nhóm ngành leaders nâng đỡ thị trường.

  • Khi Vnindex đang lò dò tìm đáy thì CP leaders kháng cự tốt nhất với xu hướng giảm, đảo chiều đầu tiên, tăng giá mạnh trước vài ngày, vài tuần, thậm chí là vài tháng.

  • Những cái tên phá vỡ đỉnh cũ đầu tiên (như đoạn này là nhóm Điện, VSH NT2…) thiết lập đỉnh cao mới trong khi Vnindex mới chỉ tăng giá một chút từ đoạn kể từ đáy.

  • Khi Vnindex còn lình xình chưa tăng rõ ràng + tin tức tiêu cực vẫn tràn lan + NĐT vẫn chán nản thận trọng → Xu hướng tăng đã lan rộng ra nhiều CP khác trong ngành.

Quy luật bù trừ, 2 mặt của một vấn đề, lên vì cái gì thì xuống vì cái đấy. Chính các CP leaders này cũng báo trước xu hướng giảm điểm của thị trường. Trong bối cảnh “tiền ít” thì “dòng tiền thông minh” cũng vô cùng kén chọn, chỉ tập trung vào một vài nhóm ngành với những cái tên xuất sắc nhất.

→ Vậy thì khi phân phối, chốt lời bán hàng ra thì nhưng cái tên này sẽ đảo chiều trước, trong khi Vnindex vẫn còn tăng rướn thêm một đoạn → Hãy thận trọng.

Vậy CP nào đang là leaders? Trao đổi thêm.

1 Likes

10 phút ·

Đã chia sẻ với Công khai

Công khai

Truy tìm Cổ phiếu leaders (Phần 2)

Trade what you see, not what you think.
Đừng mải nhìn chỉ số chung Vnindex, quan sát vận động của nhóm CP leaders.

Tiếp nối phần trước, thị trường muốn lên bền vững luôn cần những nhóm ngành CP leaders nâng đỡ thị trường. Trải qua đoạn downtrend lớn vừa rồi, không ít NĐT mất niềm tin vào thị trường. Nỗi sợ ám ảnh tâm trí NĐT.

Hầu hết NĐT chỉ mong thị trường hồi phục để nhanh chóng hòa vốn vì lỗ quá đậm sâu. Chính vì quá tập trung vào Vnindex mà bỏ lỡ nhiều “chuyến tàu” dẫn sóng.

Thị trường phân hóa, dòng tiền xoay vòng. Cùng một thời gian, lại là bài toán đánh đổi, CP mạnh thì cứ tiếp tục lên, CP yếu thì mãi dò đáy. Vnindex nhích nhẹ 100 điểm nhưng nhóm mạnh như BĐS KCN thì đã tăng hơn 30-40% từ đáy, hay gần đây như nhóm Điện thì thay phiên nhau thiết lập đỉnh cao mới.

Thị trường xuống thì đau tim, nếu không quản trị tốt rủi ro.
Thị trường lên thì đau lòng, nếu không có CP leaders.

Các CP leaders là những CP đầu tiên tạo điểm phá vỡ thoát ra khỏi nền giá, thiết lập đỉnh cao mới trong 52 tuần khi Vnindex chỉ mới bắt đầu hồi phục.

Hơn 90% CP leaders sẽ sớm thoát ra khỏi nền giá và thiết lập đỉnh cao mới khi Vnindex vẫn còn đang điều chỉnh.

Thế nên nhân lúc Vnindex còn đang đi ngang chưa có biến động nhiều và trong bối cảnh hiện tại là chờ tin tức vĩ mô thế giới, FED họp xong, hãy tranh thủ giai đoạn “nghìn năm có một” này để tìm ra những CP leaders cho giai đoạn tới và kế hoạch giao dịch cụ thể cho từng kịch bản.

Hope for the best, prepare for the worst.

1 Likes

1 Likes


l: 16ú12á268ugl7m3l00l55
·

Lần này sẽ khác?

Nếu nhận thấy bản thân liên tục dính lệnh dừng lỗ, có thể bạn đang gặp phải 2 sai lầm sau:
1. Tiêu chuẩn chọn CP bị lỗi
2. Bối cảnh thị trường chung đang khá khắc nghiệt (độ biến động cao)

Khi các khoản lỗ ngày càng nhiều trong danh mục đầu tư sau một chuỗi chiến thắng kéo dài là tín hiệu cho thấy thị trường sắp bước vào giai đoạn điều chỉnh. Các CP dẫn dắt thường giảm giá mạnh và gãy xu hướng tăng dài hạn trước khi TT chung giảm mạnh.

Nếu bạn chọn CP có nền tảng cơ bản tốt và định thời điểm mở vị thế đúng, CP nên tăng giá. Đừng cố gắng chống lại thị trường, tự làm khó chính mình. Vì thị trường chung xấu thì càng mua lại càng lỗ.

Đừng cố gắng giao dịch với vị thế lớn hơn với hy vọng nhanh chóng lấy lại các khoản lỗ vì thường chỉ khiến cho NĐT trở nên thua lỗ nặng nề hơn. Thay vào đó hãy cố gắng cắt giảm vị thế từng lần. Còn khi đúng, tức danh mục ngày càng có lời, thì có thể nâng dần quy mô vị thế lên. Chỉ nên giao dịch năng động khi đúng và hạn chế giao dịch khi đang sai hoặc thua lỗ nặng.

“Lần này sẽ khác”, đừng cố thao túng tâm lý của bản thân.
Tâm lý của “con bạc”, là cái cảm giác trước đó mình từng trải qua khi đầu tư những ngày đầu và đoạn đó từng cháy tài khoản, muốn chia sẻ lại với NĐT: sự trả thù của con bạc.

Vì khi gặp phải khoản lỗ lớn, thường chúng ta có khuynh hướng trở nên giận dữ, cay cú và muốn nhanh chóng lấy lại khoản lỗ một cách nhanh chóng bằng cách giao dịch với quy mô lớn: “tất tay” với việc all in hoặc thậm chí là full margin lúc thị trường chưa thuận.

Thực tế đoạn này TT không dễ cho bất cứ NĐT nào, chúc cả nhà giữ được vốn = tiền + tâm lý để chuẩn bị cho đoạn đảo chiều tăng sắp tới của Vnindex!
—--------------
Ai cũng muốn TT đi lên và chẳng ai muốn TT đi xuống, dù lên hay xuống thì mong cho NĐT chúng ta luôn có kế hoạch hành động để giữ được tiền và cao hơn là kiếm được tiền bền vững từ TT. Cố lên nhé cả nhà!

2 Likes

CHỜ…

"Quân tử trả thù, mười năm chưa muộn…"

Điều quan trọng nhất lúc này chắc có lẽ không phải xanh - đỏ với thị trường. Vấn đề cốt lõi chưa giải quyết xong, chỉ có việc kiểm soát tốt danh mục và tâm lý của chính mình. Việc của người nào đó cần làm, để người nào đó quyết định.

Giờ là lúc kiên nhẫn chờ đợi các CP tích lũy ở những mẫu hình kiến tạo, vùng tích lũy càng lớn, càng siết chặt, thì sau đó càng tăng mạnh, càng dài, càng bền vững.

Càng tiền lớn, càng cần sự an toàn. Họ chỉ tham gia, khi cửa thắng nhiều hơn cửa thua. Họ sẵn sàng chờ các cơ hội lớn, không nhất thiết phải kiếm tiền lẻ qua ngày.

Lần này sẽ khác? Không. Lần này sẽ không khác!

Viết cho những ngày giông, rồi mọi thứ sẽ qua:

  1. Thị trường luôn luôn đúng. Đừng cố đi ngược thị trường. Xu hướng là bạn.

  2. Thường thì downtrend sẽ trải qua 3 đợt sóng giảm, giờ đang là đợt số 03 trong năm 2022. Càng ở cuối xu hướng, bắt đáy, lướt sóng t+ càng khó, vì đoạn cuối là khốc liệt nhất.

  3. Tĩnh tâm đọc sách, nghiền ngẫm giai đoạn qua, rút ra bài học cho chính mình, chuẩn bị tinh thần và vốn liếng, tích lũy thêm kiến thức - kinh nghiệm cho giai đoạn tới. Đầu tư lâu dài, đâu phải ngày 1 ngày 2, sợ nhất là thị trường lên lại, chúng ta sẽ làm gì?

  4. kiểm soát tâm lý và Kiểm soát tâm lý. Tránh trở thành con bạc khát nước, xanh cỏ với thị trường. Cố gắng giao dịch để trả thù, gỡ lỗ giai đoạn khó khăn này. Dài hạn thị trường sẽ cho ta nhiều cơ hội, lấy lại sau. Cơ hội dành cho người ở lại.

  5. Đáy là một vùng, không phải là một cây. Cũng không ai đoán được chính xác đáy ở đâu cho đến khi nó qua đi. Tiếp tục chờ đợi và chờ đợi.

Sống sót trước đã, kiếm tiền sau!

1 Likes

Tâm sự cuối tuần: Nỗi sợ bị ÚP của chứng sỹ

Trong giao dịch có 4 nỗi sợ cố hữu:

1. Sợ mắc sai lầm
2. Sợ thua lỗ tiền bạc
3. Sợ bỏ lỡ cơ hội giao dịch
4. Sợ chốt lợi nhuận không trọn vẹn.

Những nhà giao dịch giỏi nhất, nhất quán không sợ hãi. Vì họ đã phát triển các thái độ về tinh thần cao nhất để mở các vị thế giao dịch và thoát khỏi chúng.

  • Trading in the zone.

Xem chi tiết

1 Likes

Điểm phá vỡ không có khối lượng

Nhìn chung, điểm phá vỡ nên xảy ra với sự đột biến của khối lượng, mặc dù điều này là đúng nhưng đôi khi, chúng ta có thể thấy những cổ phiếu xuất hiện điểm phá vỡ mà không có sự tăng lên mạnh mẽ của khối lượng.

Điều này cho thấy số lượng hàng trôi nổi về cơ bản ở mức thấp, do đó các nhà giao dịch lớn đang kiểm soát cuộc chơi không cần phải có nỗ lực lớn mà vẫn dễ dàng tác động lên giá.

Ví dụ về điểm phá vỡ tăng giá, nếu chúng ta thấy nó xuất hiện cùng với các cây nến có khung giá hẹp, khối lượng nằm ở mức trung bình, thì về mặt lý thuyết chúng ta nên thận trọng; nhưng điều này có thể xảy ra với cổ phiếu có số lượng cổ phiếu trôi nổi ( free float ) thấp, hay nói cách khác, có rất ít nhà giao dịch sẵn sàng bán.

Vì thế, việc thiếu đi người bán cùng với sự quyết liệt vừa phải của bên mua có thể tạo nên điểm phá vỡ mà không cần phải có khối lượng lớn.

Vnindex và một vài cổ phiếu hiện tại 🤝

1 Likes

Lái gom đủ hàng chưa?

Chia sẻ thêm về hành động giá - khối lượng: Khối lượng hình thành như thế nào?

Khi lựa chọn cổ phiếu, bạn có thể đo lượng cung - cầu dựa vào khối lượng giao dịch hàng ngày hoặc hàng tuần. Cụ thể là nhìn vào THANH KHOẢN - DÒNG TIỀN.

Quá trình tích lũy sẽ đi kèm với khối lượng giảm dần.

Quá trình phân phối sẽ xuất hiện những khối lượng giao dịch cao hoặc bất thường trong suốt quá trình phát triển cấu trúc. Bởi vì cần có thanh khoản cao thì Tay to mới có thể phân phối - bán CP cho nhỏ lẻ được.

Đây là lý thuyết cơ bản, thực chiến sẽ linh hoạt hơn.

Với tích lũy, khối lượng giảm dần cho thấy quá trình hấp thụ đang diễn ra. Phân phối, nhiều nhà giao dịch sẽ sẵn sàng bán, dẫn đến diễn ra nhiều giao dịch hơn, dẫn đến thanh khoản giao dịch cao hơn và có thể có đột biến mạnh.

Khi quá trình hình thành cấu trúc tích lũy, các giao dịch vẫn tiếp tục được thực hiện nhưng với cường độ giảm dần (khối lượng giao dịch giảm dần).

Điều này sẽ khá khác biệt trong quá trình phát triển cấu trúc phân phối. Và một đặc điểm quan trọng của cấu trúc phân phối là chúng thường hình thành nhanh hơn nhiều so với các cấu trúc tích lũy. Và đây là lý do mà bạn có thể quan sát thấy biến động giá lớn và thanh khoản giao dịch thường duy trì ở mức cao.

Khoảng thời gian hình thành cấu trúc bị rút ngắn buộc các giao dịch phải được thực hiện với một tốc độ nhanh hơn. Trong khi trong các đợt tích lũy, cần một khoảng thời gian dài hơn để hấp thụ hết lượng hàng trôi nổi, thì trong cấu trúc phân phối, sự cấp bách phải bán sẽ gây ra sự biến động giá mạnh đi kèm khối lượng giao dịch đột biến.

Thời gian cần thời gian. Hiện tại thì Vnindex cần hấp thụ hết lượng cung treo lơ lửng trên đầu theo tháng để chuẩn bị cho sóng uptrend lớn tính bằng Quý - Năm.

Ngọc Hiệp

1 Likes

Trước khi mua, nghĩ nhiều hơn về việc BÁN

Trước khi đặt lệnh mua thì cá nhân mình quan trọng đến 2 yếu tố:

1 là deals này xác suất lời nhiều hơn hay xác suất lỗ nhiều hơn?

2 là mua xong rồi, dư địa sinh lời bao nhiêu và thời gian bao lâu?

→ Không phải là một vài phiên, nhìn dài ra một chút theo tuần - tháng mà xác suất lời nhiều hơn lỗ, và những deals có dư địa 30% hoặc hơn trong bối cảnh hiện tại thì hoàn toàn có thể giải ngân.

Tất nhiên khi mua cũng cần mua từng lần và có chiến lược mua riêng cũng như khi bán. Không hẳn là all in hay full margin ngay. Nếu bản thân có thể chấp nhận việc loss khoảng 8-15% trong ngắn hạn để đổi lại có mức sinh lời trên 30% hoặc hơn thì hoàn toàn có thể cân nhắc.

Còn trong ngắn hạn, Vnindex bước vào giai đoạn Gấu muốn ngủ đông, giai đoạn 4 tích lũy dài hạn, có sự sang tay CP từ nhỏ lẻ cá nhân sang có tay to tổ chức thì việc sắp tới Vnindex sẽ biến động trong một vùng sideway nhất định.

Vnindex là một phần trọng yếu. Chúng ta không mua Vnindex mà mua CP. Và khi Vnindex xác nhận xu hướng thì bước tiếp theo là nhìn đến từng Nhóm Ngành → Chọn CP leaders → Tìm kiếm điểm mua. Nhìn bức tranh lớn rồi đến bức tranh nhỏ, xem tổng thể rồi đến từng chi tiết.

Chỉ số sẽ không tăng quá mạnh ngay được nhưng cũng không giảm quá sâu. Trong ngắn hạn thì giá sẽ bị chi phối bởi yếu tố Cung - Cầu, dòng tiền và tâm lý của đám đông tham gia. Dài hạn hơn thì những chính sách vĩ mô như Lãi suất + TPDN vẫn còn, và các vấn đề trọng yếu khác cần theo dõi thêm.

Nên không nhất thiết phải mua mới hay mua đuổi nếu dư địa trong ngắn hạn không còn quá nhiều với người chọn đánh ngắn theo tuần. Vì khả năng cutloss sẽ cao.

Cũng tránh việc tạo áp lực cho chính mình trong ngắn hạn. Vì tham gia chứng khoán, ngoài sự nỗ lực trong từng bước lệnh của bản thân còn phụ thuộc vào yếu tố thị trường. Và thị trường thì luôn đúng.

Về dư địa của Vnindex trong ngắn hạn: Còn khoảng 10 ngày nữa là đến Tết m + Vnindex đỉnh cũ 1100 điểm vẫn cần thử thách.

Kiên nhẫn chờ đợi và tuân thủ nguyên tắc giao dịch. Timing is everything. Sống sót trước đã, rồi nghĩ đến chuyện sống tốt. Giữ tiền trước đã, và sau đó nghĩ thêm đến chuyện kiếm tiền. Vì nghề trading là nghề tìm kiếm cơ hội. Và như niêu cơm của Thạch Sach, TTCK luôn đầy rẫy những cơ hội (nhưng đừng quên rủi ro).

Đầu ngày, cuối tuần, chúc nhà mình giao dịch hiệu quả.

Ngọc Hiệp

1 Likes