Giảm lợi ích của cổ đông không kiểm soát bằng cách tăng góp vốn tại công ty thành viên nhằm gia tăng sở hữu của công ty mẹ => lợi nhuận sẽ đổ về chính quốc nhiều hơn
Quan điểm của ace như thế nào nếu như TT chung có sự rung lắc và giá cổ phiếu HAH về lại vùng 51k/cp ?
HAH liệu có chỉnh về 4x không bác chủ. Về tầm 45 thì đẹp nhỉ. -5% từ đỉnh 54.5 rồi hy vọng chỉnh sâu tí để em vào
Em hoàn toàn đồng tình quan điểm HAH sẽ điều chỉnh thêm theo TT của bác. Em chỉ xin góp 1 góc nhìn nhỏ mang tính chủ quan cá nhân về hành động giá và khối lượng của cổ phiếu đó là: Xác suất HAH về lại vùng 45 là có, nhưng sẽ không cao do các mốc hỗ trợ đang set up quanh vùng giá 50-51 là mạnh nếu test lại thì vùng mở mua mục tiêu của em sẽ là quanh MA50. Bác đồng tình thì cho em xin 1 tym nhé
Hnay đạp ác quá, kinh doanh tốt mà các anh lái không neo mặt bằng giá cho phù hợp.
Tranh thủ giá điều chỉnh ta gom thêm cổ phiếu, chờ các anh đánh lên cũng ổn đúng không bác ?
Thấy nick bác quen quen hình như bác cũng đang tương tác với em trên Ép 319 phải không nhỉ ?
Ba mốc hỗ trợ quan trọng của HAH nếu có biến động để các bác chớp thời cơ lên tàu:
- Hỗ trợ 1 (gần nhất): 51.3
- Hỗ trợ 2 (về lấp gap): 50.3
- Hỗ trợ 3 (test MA50 ngày): 40.2
Một số thông tin về tàu ATOUT mới được HAH công bố ký hợp đồng MOA mua trong nghị quyết HĐQT công bố đầu tháng 2:
IMO: 9354648
Cắm cờ: Liberia
Chiều dài\Chiều rộng tối đa: 179/25 m
Thời gian đóng: 2010
Tổng trọng tải : 23.978 DWT
Sức chở: 1700 – 1800 TEU
Tuyến chạy dự kiến: Nội Á
HAH đang chứng minh cho ae thấy là cổ phiếu đang có hành động giá của 1 quả bóng tennis chứ không phải chứng gà
Nước ngoài phiên hôm nay 11/02/2025 có động thái quay trở lại mua ròng hơn 560k cổ phiếu. Giá trị mua ròng gần 30 tỷ VND đồng. Cổ phiếu tuy không đóng cửa cao nhất phiên nhưng đã có tín hiệu bật tốt khi test MA10 tại vùng giá 52.
Quý 4/2024 HAH đã dùng bút toán kế toán để giấu đi khoảng 38 tỷ tiền lãi. Có bác nào biết họ để số tiền đó vào đâu không ?
Bên trên là tài liệu trích trong BCTC quý 4/2024
Bên dưới là tài liệu trích trong BCTC quý 3/2024
Khoản mục đáng chú ý ở đây là khoản mục số 7 - Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
Lý do tại sao phát sinh khoản tăng thêm 38 tỷ này trên BCTC quý 4.
Thông tin trong thuyết minh trình bày như sau:
Ông Lê Phong Hiếu (sinh năm 1971) hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của Công ty Dịch vụ Cảng Lưu Nguyên Cái Mép được thành lập ngày 11/12/2020, với vốn điều lệ 90 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực kho bãi và lưu giữ hàng hoá. Trụ sở Công ty đặt tại tổ 13, khu phố Thị Vải, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong khi đó Công ty do ông Hiếu là người đại diện pháp luật lại là 1 trong số các công ty liên kết của HAH. Câu hỏi đặt ra là khoản tiền này phát sinh từ 2020 sao giờ mới trích lập ?
Và nó có thực sự là 1 khoản phải thu khó đòi hay không ? Hay chính xác đây là 1 bút toán kế toán để giấu lãi? Mời các bác cho em xin cao kiến được không ?
Cập nhật mới nhất cho các bác giá cước cho thuê phân khúc trọng tải 1.700-1.800 TEU đang tiếp tục tăng và neo cao thực tế sẽ tăng mạnh trên 20% so với dự báo CTCK VNDirect (giá cho thuê bình quân VND dự báo 20.100 USD/ngày). Thêm đó là HAH sẽ sớm nhận thêm tàu ATOUT cũng với công suất 1.700 TEU.
HAH hiện tại có 8 cho thuê HĐ kỳ hạn 6-12 tháng, 2 con cho liên doanh Zim thuê theo HĐ liên doanh, 1 con cho ONE thuê theo HĐ BCC toàn bộ đều là loại 1700-1800 TEUs.
HAH liên tục được các công ty chứng khoán thay đổi cập nhật giá mục tiêu.
Trước xu thế các doanh nghiệp phải đẩy mạnh phát triển cảng xanh, số hóa, việc tăng giá bốc dỡ container tại cảng biển được cho là cần thiết để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư.
Kể từ đầu tháng 2/2025, Công ty CP Cảng Cái Mép Gemadept – Terminal link (Cảng Gemalink, khu vực Cái Mép – Thị Vải) đã áp dụng khung giá mới dịch vụ bốc dỡ container tại cảng biển.
Theo niêm yết của doanh nghiệp, các mức giá dịch vụ bốc dỡ container xuất/nhập khẩu đều được niêm yết ở mức tối đa theo quy định hiện hành với 66 USD/container 20 feet, 97 USD/container 40 feet và 108 USD/container 45 feet có hàng.
Tuy nhiên mới đây, trong văn bản gửi Bộ GTVT và Cục Hàng hải VN, Công ty CP Cảng Cái Mép Gemadept – Terminal link đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ bốc dỡ container, đảm bảo đưa mức giá dịch vụ của Việt Nam về gần mức giá bình quân của khu vực. Lý do, giá dịch vụ này tại cảng biển Việt Nam vẫn đang ở mức rất thấp.
Để bắt kịp xu hướng xanh hóa và số hóa của ngành hàng hải thế giới, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe với tiêu chuẩn cao từ các hãng tàu, các cảng cần có nguồn kinh phí lớn. Giá bốc xếp thấp, nguồn thu không đủ để doanh nghiệp tái đầu tư, không thể thực hiện được các dự án để bắt kịp các xu hướng này.
“Việc điều chỉnh giá bốc dỡ container góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cảng mà không làm ảnh hưởng tới chi phí logistics quốc gia và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu”, nội dung văn bản của doanh nghiệp nêu.
Không riêng Gemalink, nhiều doanh nghiệp cảng biển cũng bày tỏ mong muốn tăng giá dịch vụ xếp dỡ cảng biển, nhất là tại các cảng nước sâu.
Theo các doanh nghiệp, dù cảng niêm yết giá dịch vụ ở mức tối đa so với quy định, song mức giá áp dụng thực tế thường chỉ ở giá sàn vì yếu tố cạnh tranh, cũng như phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mối quan hệ với đối tác, các hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn… Trong khi đó, giá bốc dỡ container của Việt Nam chỉ đang bằng khoảng 50% so mức giá bình quân của khu vực.
Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tại khu vực cảng nước sâu Cái Mép, giá bốc dỡ container trung bình khoảng 57 USD/container 20 feet và 85 USD/container 40 feet. Mức giá này lần lượt bằng 51% và 53% so với cảng biển tại Singapore, bằng 44% và 43% so với Hong Kong (Trung Quốc).
Giá bốc dỡ container tại Việt Nam và các nước trong khu vực.