***** Hanoi. Merry Christmas And Happy New Year!*****

Ngày cuối tuần thích nhất là đi cafe với bạn bè chị ơi, nói nhảm đủ thứ mà vẫn vui :laughing:

3 Likes
5 Likes

CTR mình hèn không dám lướt. Sợ bạn í lên đến đùng. :slight_smile:

3 Likes

CTR mà lướt cho ngã ngựa ngay bạn Thỏ xinh đẹp. Bí ẩn lắm á :blush::apple:

5 Likes

HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG!

Không biết vì sao có con số này?

Hà Nội có nhiều phố mang tên “Hàng”.
Một thống kê cho thấy, hiện nay Hà Nội vẫn còn gần 50 phố và ngõ mang tên “Hàng”. Đó là Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bè, Hàng Bồ, Hàng Buồm, Hàng Bông, Hàng Bún, Hàng Bút, Hàng Cá, Hàng Cân, Hàng Chai, Hàng Cháo, Hàng Chĩnh, Hàng Chuối, Hàng Cót, Hàng Da, Hàng Dầu, Hàng Đào, Hàng Đậu, Hàng Điếu, Hàng Đồng, Hàng Đường, Hàng Gà, Hàng Gai, Hàng Giầy, Hàng Giấy, Hàng Hành, Hàng Hòm, Hàng Khay, Hàng Khoai, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Ngang, Hàng Nón, Hàng Phèn, Hàng Quạt, Hàng Rươi, Hàng Than, Hàng Thiếc, Hàng Thùng, Hàng Tre, Hàng Trống, Hàng Vải, Hàng Vôi…

Tên của các dãy phố phường nơi đây được đặt theo tên của sản phẩm buôn bán chính tại đó, cộng thêm chữ “Hàng” phía trước.

Cũng có những phố hiện đã đổi tên hoặc bị gộp vào thành một phố dài hơn.

Đó là các phố:

Hàng Áo (bán áo cũ, nay là đoạn cuối của phố Thuốc Bắc)
Hàng Cau (nay là đoạn đầu phố Hàng Bè)
Hàng Hài (nay là đoạn đầu phố Hàng Bông)
Hàng Mạn (nay là Hàng Bút, còn Hàng Bút vốn là đoạn cuối của phố Thuốc Bắc)
Hàng Bừa và Hàng C̼u̼ố̼c̼ (nay gộp lại là phố Lò Rèn)
Hàng Chiếu Cói (trước đây là đoạn đầu của phố Hàng Chiếu, nay được c̼ắ̼t̼ ra một đoạn để đặt tên phố Ô̼ ̼Q̼u̼a̼n̼ ̼C̼h̼ư̼ở̼n̼g̼)
Hàng Dép (nay là đoạn đầu của phố Hàng Bồ)
Hàng Tàn tức Hàng Lọng (nay là đoạn đầu phố Lê Duẩn)
Hàng Bột (nay là phố Tôn Đức Thắng)
Hàng Chè (nay là đoạn đường phố Đinh Tiên Hoàng)
Hàng Giò (đoạn đầu Bà Triệu hiện nay)
Hàng Đàn (nay là đoạn giữa phố Hàng Quạt)
Hàng Màn (nay là đoạn đầu phố Hàng Giầy)
Hàng Lam (đoạn đầu phố Hàng Ngang hiện nay)
Hàng Lờ (đoạn cuối Hàng Bông)
Hàng Nâu (nay là phố Trần Nhật Duật)
Hàng Tiện (nay là đoạn đầu Hàng Gai)
Hàng Sơn (nay là phố Chả Cá)
Hàng Đẫy (nay là đầu phố Nguyễn Thái Học)
Hàng Trứng (đoạn cuối phố Hàng Mắm)
Hàng Gạo (nay là phố Đồng Xuân)
Hàng Thêu (nay là đoạn cuối phố Hàng Trống)
Hàng Sũ (nay là phố Lò Sũ)
Hàng Sắt (nay là đoạn đầu phố Thuốc Bắc)
Hàng Cỏ (đoạn đường Lê Duẩn từ ga Hàng Cỏ đến Khâm Thiên)…

Như vậy có lẽ phải là 36 nhân đôi.
Có lẽ cách gọi theo thói quen kiểu 5 cửa ô!

Hy vọng từ nay về sau các phố "hàng " không bị gộp hay đổi tên.
Các tên mới nên đưa ra xa vì giờ Hà Nội đã tận chân núi Ba Vì, thiếu gì phố để đặt tên !
St

7 Likes

EM ƠI HÀ NỘI PHỐ!
HONEY - HANOI STREET!

4 Likes

Hà Nội 36 phố phường của cụ Thạch Lam ấy là thứ đẹp nhất ròi. :heart_eyes:
" Em bên anh, ta bước đi nghe lòng nghĩ suy gì…" :heart_eyes:

7 Likes

Em mẹ bỉm sữa đây. Tuần sau em quyết định cơ cấu lại danh mục. Lỗ cũng cắt rồi c, nếu có mã nào c HHT cho em theo với nha!
image

3 Likes

IMG_20211213_121009

4 Likes

Từ pic này nhé :kissing_heart::apple::rose:

4 Likes

ko ạ. Tại trc khi biết c em đã có danh mục khác. Tiền toàn dành cho trung bình giá vớt vát về bờ. Sau thì vẫn đỏ, nên tuần sau em quyết định bán hết rồi làm lại từ đầu. Mong duyên lành của c :smiling_face_with_three_hearts: :smiling_face_with_three_hearts: :smiling_face_with_three_hearts:

2 Likes

Điều này bạn phải tự quyết định chính TK của bạn. Đừng trông chờ vào bất cứ ai, kể cả HHT bạn nhé. Bạn thông cảm nhé.

3 Likes

Dạ cái này em biết. TK là của mình, mình là người quyết định, mua hay bán thì đâu ai ép! Cho nên ko bao giờ trách và cũng ko bao giờ than thở gì. Cảm ơn c!

3 Likes

24 mẹo để cải thiện khả năng đọc của văn bản

Danh sách kiểm tra để chuẩn bị văn bản trực tuyến từ Denis Kaplunov, tác giả của “; Đề xuất thương mại hiệu quả”;:

  1. Khi xuất bản văn bản điện tử, tốt hơn là sử dụng phông chữ không cóserifs (khuyến nghị cá nhân - Verdana, Tahoma, Arial, Calibri);
  2. Phông chữ không được quá nhỏ hoặc quá lớn. “Nhiệt độ trung bình trong bệnh viện” - cỡ 12;
  3. Đọc “black on white” dễ hơn “white on black”;
  4. Độ dài câu tối ưu - tối đa hai dòng;
  5. Thay thế các câu có độ dài khác nhau;
  6. Kích thước tối ưu của một đoạn văn là không quá 4-5 dòng;
  7. Xen kẽ các đoạn văn có kích thước khác nhau để văn bản không bị đơn điệu;
  8. Độ dài dễ đọc nhất của thuật ngữ là 60-80 ký tự;
  9. Nên tách các đoạn văn với nhau bằng các khoảng cách dòng;
  10. Đề mục của văn bản nên được đánh bằng phông chữ lớn hơn (so với văn bản chính) và được tô đậm;
  11. Tiêu đề dài (hơn 2 dòng) gây khó chịu;
  12. Dòng tiêu đề, được đặt trong dấu ngoặc kép, thu hút nhiều sự chú ý hơn;
  13. Các phần cấu trúc của văn bản nên được phân tách bằng các tiêu đề phụ - kích thước phông chữ có thể không được tăng lên, tốt hơn là chỉ nên tô đậm chúng bằng chữ in đậm;
  14. Sử dụng danh sách có dấu đầu dòng và đánh số - các kiểu liệt kê khác nhau được đặt trong chúng (thông tin được đặt trong danh sách có dấu đầu dòng được đọc rất sẵn lòng);
  15. Những suy nghĩ và cụm từ chính cần được làm nổi bật để người đọc có cái gì đó để “thu hút” ánh nhìn của mình;
  16. Lời nói trực tiếp hoặc trích dẫn tốt nhất nên được in nghiêng hoặc viết tay;
  17. Chữ nghiêng dễ đọc trên giấy hơn trên màn hình, vì vậy đừng lạm dụng nó;
  18. Sử dụng số và chữ số trong văn bản - chúng “pha loãng” sự lộn xộn bằng lời nói;
  19. Văn bản của bạn càng dài, bạn càng không muốn đọc kỹ nó khi bắt đầu;
  20. Cố gắng hạn chế số lượng từ được viết bằng chữ in hoa, đặc biệt là trong các đề mục và tiêu đề phụ;
  21. Không sử dụng các màu chữ hoặc màu tô khác nhau trong văn bản;
  22. Một văn bản không được sử dụng quá 2 phông chữ khác nhau;
  23. “Dấu gạch ngang” trên màn hình dễ đọc hơn “dấu hai chấm” và “dấu chấm phẩy”;
  24. Các liên kết của bạn nên được hiển thị nổi bật.
8 Likes

Mặc dù đánh VB rất nhiều cơ mà những mẹo này có khi chưa để ý hết luôn á chị. Cảm ơn chị Tím :smiling_face_with_three_hearts:

2 Likes

Theo chị Tím rất nhẹ nhàng ạ, chị Tím tặng quà Giáng sinh hôm qua rồi :smiling_face_with_three_hearts:

3 Likes

NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI!

Nhà thờ lớn Hà Nội, tên chính thức là Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Giuse, Nhà Thờ Chính Tòa Của Tổng Giáo Phận Hà Nội, nơi Có Ngai Tòa Của Tổng Giám Mục. Đây là một nhà thờ cổ kính tại Hà Nội, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân Công giáo thuộc giáo xứ chính tòa cũng như của toàn tổng giáo phận.

Về lịch sử khu đất xây dựng nhà thờ, có nhiều tài liệu và bài viết cho rằng thực dân Pháp đã phá bỏ ngôi chùa Báo Thiên của Phật giáo Việt Nam để lấy đất xây dựng nhà thờ Công giáo. Nhưng sự thật không phải là như vậy.

Theo một số tài liệu như của André Masson, sách của Louvet “La vie de Mgr. Puginier”, tiểu thuyết lịch sử “Bóng nước Hồ Gươm” của Chu Thiên, các tài liệu trong Văn khố Hội Thừa sai Paris… thì khu đất này xưa kia thuộc khuôn viên của chùa Báo Thiên được xây dựng từ đời Nhà Lý. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng tại kinh đô Đại Việt thời Lý – Trần. Sách Từ điển Đường phố Hà Nội của Đại học Hà Nội xuất bản viết: “Nền nhà thờ hiện nay nguyên là nền đất chùa Báo Thiên rất nổi tiếng, ở đây còn có một tháp gọi là tháp Báo Thiên”(là một trong Tứ đại thần khí của Đại Việt).Sử liệu ghi nhận tháp Báo Thiên đã trải qua nhiều lần hư hại do thiên tai(gió bão, sét đánh) trước khi bị Vương Thông, tướng Nhà Minh phá hủy để lấy đồng đúc vũ khí. Tang thương ngẫu lục đầu thế kỷ 19 viết nền cũ của tháp bị đắp núi đất phủ lên, làm nơi xử tử tội nhân, còn chùa bị bỏ làm chợ, Lê Mạnh Thát phân tích đó là vào thời Lê Trung Hưng.

Theo Bùi Thiết trong Tự điển Hà Nội địa danh, chùa Báo Thiên đến cuối thế kỷ 18 đã bị phá hủy và nền chùa cũ trở thành đất họp chợ trước khi chuyển giao cho nhà thờ.Còn ông Thống sứ Bắc Kỳ Raoul Bonnal, người chứng kiến việc chuyển giao khu đất, đã viết trong cuốn Au Tonkin rằng Tổng đốc Nguyễn Hữu Độ đã cố gắng lấy lòng Giám mục bằng cách lấy lý do ngôi chùa đã đổ nát, gây nguy hiểm, và không tìm thấy hậu duệ của người thành lập ngôi chùa nên đã cho phá sập và chuyển nhượng khu đất cho nhà thờ.

Ban đầu nhà thờ tạm bằng gỗ, từ năm 1884 tới 1888, Giáo hội Công giáo tiến hành xây nhà thờ bằng gạch, tốn phí khoảng 200.000 franc Pháp. Khi đó, Giám mục xin chính quyền bảo hộ Pháp cho mở xổ số để quyên góp. Sau hai lần bị từ chối, cuối cùng ông cũng được chấp thuận mở hai đợt xổ số (đợt một năm 1883, đợt hai năm 1886), quyên góp được khoảng 30.000 franc Pháp, cộng với các nguồn tài trợ khác, đủ kinh phí hoàn thành nhà thờ.

Nhà thờ có tước hiệu là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph). Vào năm 1678, Giáo hoàng Innôcentê XI tôn phong Thánh Giuse (cha nuôi của Chúa Giêsu) làm thánh quan thầy của nước Việt Nam. Lễ khánh thành nhà thờ được tổ chức vào dịp lễ Giáng Sinh năm Đinh Hợi (1887). Tuy vậy, chỉ từ thập niên 1920, nhà thờ chính tòa và tòa giám mục của Địa phận Tây Đàng Ngoài mới chuyển từ Sở Kiện đến vị trí ngày nay thuộc nội thành Hà Nội.

Nhà thờ hiện nay tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, nằm trên một khu đất rộng, liền kề với Tòa tổng giám mục Hà Nội, Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, Tòa khâm sứ Hà Nội.

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12, dựa theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm cuốn nhọn, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.

Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique, kết hợp với các cửa cuốn nhọn là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hòa tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ. Kiến trúc Gothic của công trình cũng có sự kết hợp với kiến trúc bản địa, thể hiện ở hệ thống mái ngói đất nung bên ngoài và hệ thống chạm trổ nội thất. Khu cung thánh và các ban thờ được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng thánh Giuse bằng đất nung cao hơn 2m.

Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây, gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông boòng lớn, trị giá 20.000 franc Pháp thời đó. Đặc biệt là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên hai tháp. Điều đặc biệt hơn cả, đây là chiếc đồng hồ công cộng đầu tiên ở Hà Nội được tính giờ theo giờ quốc tế GMT(giờ dương lịch).

Trung tâm quảng trường phía trước nhà thờ có đài Đức Mẹ bằng kim loại, xung quanh nhà thờ có đường kiệu, bồn hoa, phía sau có hang đá. Hiện nay không gian và cảnh quan nhà thờ bị chen lấn bởi sự phát triển của đô thị, mất đi sự tương xứng với quy mô đồ sộ của nhà thờ lúc ban đầu.

Nhà thờ lớn Hà Nội là Nhà Thờ Chính Tòa của Tổng Giáo phận Hà Nội, là một trong những trung tâm của các hoạt động Công giáo tại Hà Nội và các vùng phụ cận. Ngày thường, nhà thờ có 2 thánh lễ, ngày Chủ nhật có 7 thánh lễ. Ngoài ra, nhà thờ còn tổ chức lễ rước thánh Quan thầy của Tổng giáo phận Hà Nội là Thánh Giuse vào ngày 19 tháng 3 hàng năm.

Nhà Thờ Lớn Hà Nội không chỉ là một địa điểm diễn ra các nghi lễ của Công giáo mà còn là một công trình kiến trúc cổ kính mang tầm vóc thế giới, một địa chỉ tham quan thu hút khách du lịch khi đến với Hà Nội.

Dưới đây là một số hình ảnh Nhà Thờ Lớn Hà Nội đầu thế kỷ XX và hình ảnh Nhà Thờ Đức Bà ở Paris
ST.

9 Likes

Chúc c HHT ngày cuối tuần vui vẻ và ấm áp! :heart::heart::heart:

3 Likes

Cảm ơn bạn nhiều. Chúc bạn luôn luôn mạnh mẽ, nhiều may mắn và bình an nhé :blush::apple::coffee::christmas_tree:

3 Likes

Đừng bao giờ hối tiếc về bất cứ điều gì: đôi khi những rắc rối xảy ra vì những điều tốt đẹp, và những giấc mơ không thành hiện thực cho những điều tốt đẹp hơn.

Oleg Roy
St

10 Likes