HDC: Rủi ro rớt hơn 26% vốn hóa chạm 29.2 ngàn/cổ

Topic này vốn nói về chuyển động trước mắt mà, các thông tin cơ bản đâu ảnh hưởng được chuyển động ngắn hạn đâu mà đem ra soi làm gì, sự học vô biên mà các bạn nói tưởng đâu sự học chỉ giới hạn trong giới hạn của bạn vậy.

11 Likes

Cảm ơn bạn. Mình vừa thất bại case gần đây là NTL. định gía tầm 4x có thể tích sản. nhưng phải cắt dần 2 tuần qua khi liên tục thủng MA và vĩ mô râm ran k ổn về BĐS. hôm qua khi ra tin chính thức là mình sạch hàng. vẫn thấy k hiểu vì sao NTL nội tại ổn mà gãy dần từ mốc 30

Mình vừa xem qua NTL và tính các hệ số chuyển động của mã này thì nhận ra giá sẽ còn giảm ít nhất hơn 15% nữa. Có lẽ vừa rồi bạn lên tàu lúc thấy giá đi lên, nhưng kết quả thế này chứng tỏ giá đi lên vừa rồi là do hai dòng tiền trở lên đã đẩy sự cạnh tranh mua của mã này lên một cách giả tạo để tăng thanh khoản, từ đó thoát ra số hàng mà họ đã tích lũy trước đó khi giá giảm.
Và một điều rất quan trọng đó là khi thị trường đang giai đoạn Thiên Kiến Bán thì dù có tin tốt đi nữa cũng sẽ có một nhóm người đã mua và họ đủ đa nghi để suy luận ra đó là tin mà cá mập đưa ra để tạo thanh khoản thoát hàng, từ suy nghĩ này họ cũng sẽ thoát hàng, dưới họ nữa là một số lượng đáng kể nhỏ lẻ thoát hàng khi thấy giá lên vì sợ không thoát nó lại rớt. Ba dòng tiền từ ba nhóm này là lý do mà dù yếu tố nền tảng tốt thì giá vẫn giảm chạm sàn.

11 Likes

Bạn có thể xem qua hai mã PLX, và ACB giúp tôi được không. Tôi muốn nghe nhận xét, nhận định và phân tích của bsn. :slightly_smiling_face:

Cảm ơn bạn nhé :+1: :+1: :+1:

b pt làm gì vì các cổ đông đếm cua đều chê bạn dốt thôi :)))

Wow, quá hay bác ơi :smile: Bác so sánh cổ phiếu với bó rau là tư đỉnh cao rồi.

T2 tôi sẽ bán HDC. Theo tư duy đỉnh cao của bác một lần thử xem sao :smile:

Mình thấy bác bảo phương pháp của bác là định lượng? Vậy mà chưa thấy cái lượng nào cả?
Cái lý thuyết của bác chỉ là 1 phần nhỏ của ptkt mà thôi.

Bác chủ phản biện nhanh dùm để mình đi ngủ nhé

Dù sao cũng rất cảm ơn bạn quan tâm gửi tên mã, theo như mình thấy thì ngay tuần sau các diễn biến sẽ là:
-PLX hình thành thêm một đáy nữa thấp hơn trong biểu đồ khung ngày trước khi hồi phục hơn 11%, và để tạo đáy mới đó thì giá giảm thêm hơn 6% từ mức 31.8, khả năng này có 83% xác suất xảy ra.
-ACB: mở phiên thứ 2 là giảm ngay tới giá 18.0 từ giá 18.65 này, sau đó hồi lên một đoạn rất nhẹ trong khung ngày trước khi giảm xuống tiếp, theo mình tính thì khả năng này đang có 73% cơ hội xảy ra và áp đảo các khả năng khác.

12 Likes

Thôi mình có mấy câu hỏi, nếu khi nào rảnh bác chủ topic trả lời giúp nhé.

  1. Cái lượng của bác là gì ? Nếu có lượng thì chất là cái nào? Vì lượng và chất luôn đi đôi với nhau
  2. Điểm pivot theo phương pháp của bác là gì?
  3. Thiên kiến theo hán ngữ nó là ý trời. Vậy trời ở đây là ai?
  4. TTCK vận hành như nào? Theo chủ quan hay khách quan?
  5. Giá cp đi lên hay xuống là do giá trị DN đem lại hay hành vi mua-bán (dài hạn)
  6. TTCK luôn luôn đúng?
    ……

Sau khi mô hình định lượng CAPM nổi danh thì sau nó có rất nhiều mô hình khác ra đời và các mô hình này phần lớn thuộc giới học thuật và các Quỹ đầu tư theo trường phái định lượng phát minh, các Quỹ khi đã phát minh ra mô hình của riêng mình thì đó là công thức bí mật của họ nên không bao giờ họ muốn tiết lộ nó hoàn toàn ví đó là bí quyết kinh doanh, các phát minh từ giới học thuật thì muốn có tiền cũng sẽ bán lại cho Quỹ và Quỹ sẽ lại giữ bí mật nên đó là lý do mà các thông tin về trường phái này trên mạng không nhiều mà thậm chí rất chung chung. Mình cũng không ngoại lệ các Quỹ đó vì mình cũng là người làm ăn, nên trong topic này mình chỉ nói về tên các thành phần trong công thức là Hệ số hành vi và số Thiên kiến cũng được hiển thị dạng hệ số thập phân. Tóm lại mình chỉ cho các bạn thấy kết quả tính toán và hướng đi của mình, chứ đòi mình bật mí hết ra thì bạn leo lên đầu mình luôn cho rồi. Còn ptkt là gì bản thân mình không phải không hiểu nên mình k bao giờ ăn này mà nói kia, ptkt không áp dụng các nguyên tắt thống kê cụ thể mà ngược lại có xu hướng rất định tính nên đó là lý do pp của mình phân biệt rất rõ với ptkt, như mình thường tính ra rõ ràng các % xác suất chứ ptkt sao như vậy được? Chuyện đơn giản mà bạn làm như phức tạp lắm vậy mà dùng từ “phản biện” cái gì, đây gọi là “phổ cập kiến thức cơ bản” mới đúng.

14 Likes

Mình trao đổi thôi cũng ko có j mà căng thẳng. Vì mỗi người 1 tư duy, kiến thức, kinh nghiệm, … khác nhau.
Thấy bác chia sẻ thì mình hỏi cho rõ thôi. Bác ko chia sẻ chi tiết cũng ko sao :grin:
Cá nhân mình thì không có PP nào đúng tuyệt đối, nhất là ở TTCK thì càng không. Vì bản chất TTCK là tâm lý nên chả ai mà tính toán đc cả.
Các nhà khoa học thiên tài có thể tính toán được chuyển động của các hành tinh, các nguyên tử, phân tử,…nhưng nếu chúng mà có gắn thêm yếu tố cảm xúc vào thì họ cũng bó tay mà thôi :rofl:

  1. Lượng và chất là cách người ta nói về chất lượng và số lượng, còn lượng trong Mô Hình Định Lượng là nói về sự tính toán số liệu cụ thể các khả năng nên câu này hỏi sai, hỏi không đúng khái niệm.
  2. Điểm pivot là điểm xoay, khái niệm này thì là khái niệm chung và thống nhất của tất cả các trường phái khi nói về sự đảo chiều của cây sóng, hay rộng hơn là xu hướng giá.
  3. Thiên kiến ở đây là cái nhìn chủ quan của tất cả thành phần thị trường. Ví dụ khi giá đang trend tăng dài thì tin tốt ra người ra suy là nên mua, tin xấu ra họ cũng nghĩ đó là cơ hội mua giá rẻ nên họ cũng suy ra nên mua, còn người đã mua thì lại thấy nhiều ng muốn mua nên cũng muốn giữ. Chính hiện tượng suy luận tin xấu và tin tốt trong xu hướng tăng dài đều dẫn tới quyết định mua nên nó gọi là giai đoạn Thiên Kiến Mua là vậy.
  4. Thị trường vận hành theo sự phản hồi giữa Phe trả giá và Phe phản biện đã có giải thích rất rõ tận 2 lần bên trên nên mình k nhắc lại, mời bạn kéo lên đọc.
  5. Câu này cũng như câu 4, đã có bên trên.
  6. Đây là câu hỏi mình đã tự đặt ra rất nhiều trong phòng nghiên cứu và nếu ở ngôn ngữ học thuật sẽ là: Thị trường có thật sự hiệu quả? Theo mình thì các thí nghiệm về thuyết bước đi ngẫu nhiên từ năm 80 thế kỉ trước đã cho thấy điều này không hợp lý, vì nếu thị trường đúng thì giá sẽ bám vào vùng giá cân bằng giữa giá trị và giá cả, nhưng điều này rất hiếm vì bằng chứng là vùng cân bằng đó là cố định trong khung 10 đến 26 tháng mà trong khi đó giá lại di chuyển liên tục, sự di chuyển này khiến giá ít khi ở vùng cân bằng nên theo mình Thị Trường rất ít khi đúng.
12 Likes

Bạn là ng đầu tiên nói cho mình biết " bản chất TTCK là tâm lý". Thảo nào dân mình đại đa số coi nó là cờ bạc. :grin:

  1. Lượng thì nó phải hiển thị ra con số. Như ptkt nó là vol, chất như là giá vậy. Căn cơ của ptkt cũng dựa vào vol-giá để tính toán cung-cầu của TT. PP của bác ko dùng 2 cái này thì dùng dữ liệu gì đây?
  2. Điểm Pivot là điểm tạo ra sự đảo chiều hay gọi là mốc đảo chiểu. Cái này JL sử dụng gần như đầu tiên và rất hiệu quả, sau này W’O và Mark phát triển thêm từ đó.
  3. Thiên kiến của bác mình đang hiểu là vùng quá mua/ quá bán.
  4. TTCK nó vận hành theo chu kỳ kinh tế và nó là dự báo thời tiết cho nền KT….
  5. Giá cổ phiếu trong dài hạn luôn đi lên theo sự phát triển của DN, kể cả trong mọi hoàn cảnh
  6. TTCK thường là đúng. Nhưng nhà đầu tư chỉ kiếm đc nhiều lợi nhuận nhất khi nó mắc sai lầm. Tức là lúc nó điên rồ về giá, bán với giá rất rẻ mạt khi sợ hãi và mua giá rất hào phóng khi hưng phấn. Hiện tượng này gọi dân dã là Ngáo giá.

K biết mục đích chủ pic là gì. Nhưng tầm này mà lấy số để đủ room ■■■■ thì k hợp lý. Nên đợi. Còn muốn tìm đất để thi triển võ công thì nên tìm võ đài khác F247. Chân tình. Kkkk

Napoleon có 1 câu nói: Người phi thường là người làm điều bình thường trong khi mọi người xung quanh anh ta đang điên rồ! :grin:

1 Likes

Khôn như ông đã giàu chưa show tài khoản

Ae vào chém cho vui thôi chứ ko nên cà khịa làm gì :smile:
Mình nghĩ bác này chắc là nhà nghiên cứu khoa học chứ không phải nhà đầu tư :rofl:
Giống như Newton, sau khi nghĩ ra 3 định luật rồi thì tưởng tính được chuyển động của TTCK nên nhảy vào chơi. Kết quả cháy tk :rofl:

1 Likes