Hoà Phát: Có thực sự xấu như những gì đang chia sẻ?

Hoà Phát: Cổ phiếu chu kỳ

Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, tập đoàn Hoà Phát đã trở thành một tập đoàn công nghiệp hàng đầu cả nước, là niềm tự hào của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa thành hình.

1./ Cơ cấu sở hữu

Hình 1: Tính đến cuối năm 2021, cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp (nguồn cafef.vn) như sau:

Như vậy, có thể thấy ban chủ tịch gồm gia đình chủ tịch Trần Đình Long và các lãnh đạo cốt cán từ ngày đầu như Trần Tuấn Dương, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Ngọc Quang,Doãn Gia Cường,… chiếm một tỷ lệ tương đối lớn cổ phiếu HPG (Khoảng 45%). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có nhiều cổ đông tổ chức là các quỹ đầu tư chuyên nghiệp như Dragon Capital, VOF Investment Limited, Market Vectors Vietnam ETF,… để đối trọng với ban lãnh đạo. Điểm trừ là cơ cấu cổ đông pha loãng, theo thông tin Đại hội cổ đông diễn ra hôm 24/05 thì doanh nghiệp có khoảng 160 nghìn cổ đông với tổng số cổ phiếu niêm yết là 4.472 tỷ cổ phiếu. Theo kế hoạch trong năm 2022, doanh nghiệp chia cổ tức 35% với 5% tiền mặt và 30% cổ phiếu. Đó lại càng làm số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên trong khi doanh nghiệp không có kế hoạch mua cổ phiếu quỹ (cần tăng vốn cho công ty mẹ) và chia ít tiền mặt do cần giữ lại tài trợ cho Dung Quất 2.

2./Ngành nghề kinh doanh

Hình 2: Ngành nghề kinh doanh: Theo báo cáo thường niên năm 2021 thì cơ cấu kinh doanh của tập đoàn Hoà Phát như sau:

Hình 3 là giải trình quý 1/2022:
hpg3

Như vậy, TH xin chia hoạt động kinh doanh của Hoà Phát thành 3 mảng: Sản xuất và kinh doanh thép, nông nghiệp và kinh doanh bất động sản. Trong đó mảng sản xuất và kinh doanh thép vẫn là trọng tâm của doanh nghiệp, chiếm hơn 95% cả về doanh thu và lợi nhuận.

3./ Bóc tách kết quả kinh doanh

Chiều 26/4 Hoà Phát công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý I với tổng doanh thu là 44.000 tỷ đồng, tăng 41.4% yoy, lợi nhuận thuần đạt 8.200 tỷ đồng, tăng 17.5%. Tuy nhiên biên lãi gộp thì giảm từ 26.2% xuống 22.9%. Trong quý 1/2021, doanh nghiệp ghi nhận khoản thu nhập bất thường 500 tỷ từ thoái vốn 10 công ty con. Còn trong năm nay, công ty không ghi nhận khoản thu nhập này, khi loại khoản này ra thì biên lợi nhuận gộp sẽ thu hẹp so với năm trước 4.1%.

Hình 4: Biểu đồ hoạt động kinh doanh theo quý.

3.1./Sản xuất thép

Để tăng trưởng lợi nhuận, thì có các yếu tố: 1 là tăng sản lượng, 2 là tăng lợi nhuận gộp.

+Về sản lượng và công suất: quý 1/2022 công ty đã đạt được mức sản lượng tăng trưởng mạnh, tháng 3/2022 là mức sản lượng cao nhất về thép xây dựng của Hoà Phát. Tuy nhiên, TH cho rằng dư địa để tăng sản lượng là không còn nhiều, vì các nhà máy thép đang hoạt động trong tình trạng full công suất. Trong đại hội cổ đông năm nay, chủ tịch Trần Đình Long cho rằng hiện tại doanh nghiệp đã đạt tới giới hạn sản xuất, chỉ có thể tăng thêm 3%.

Hình 5 là biểu đồ sản lượng thép xây dựng:

Hình 6 là biểu đồ sản lượng thép cán cuộn nóng HRC:

+Về việc tăng giá bán hàng, thì cũng theo chủ tịch Trần Đình Long, giá bán hàng đang co xu hướng giảm do Trung Quốc thực hiện chính sách Zero-covid nên cầu thì giảm, trong khi cung vẫn thế. Trung Quốc chiếm tới 60% sản lượng tiêu thụ nên khi thực hiện chính sách phong tỏa nghiêm ngặt khiến cầu giảm. Bên cạnh đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ suy thoái, lạm phát cao cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thép.

Hình 7 là đồ thị giá thép cán cuộn nóng HRC tại Mỹ (Nguồn tradingview.com)

Hình 8 là Biểu đồ giá thép thanh trên sàn Đại Liên Trung Quốc (Nguồn tradingeconomics.com)

+Về việc tối ưu chi phí doanh nghiệp, thì quan trọng nhất là nguyên liệu đầu vào. Theo đó, 2 tham số quan trọng nhất là quặng sắt (30%) và than cốc (chiếm 40% giá thành sản xuất thép).

Hình 7: Biểu đồ giá than cốc (Nguồn: tradingeconomics.com)

Hình 8 là biểu đồ giá quặng sắt (Nguồn tradingeconomics.com)

Như vậy, biểu đồ giá quặng sắt đi khá tương đồng với biểu đồ giá thép thanh, vậy vấn đề ở việc giá than cốc tăng nhanh và mạnh khiến cho chi phí đầu vào tăng cao. Với đặc điểm là các sản phẩm của Hoà Phát được bán thông qua các hợp đồng kỳ hạn 2 tháng nên biên lãi gộp trong quý 2 sẽ giảm rất mạnh, như vậy kết quả kinh doanh trong quý 2 cũng sẽ không được như mong đợi. Tuy nhiên, điểm cộng là giá than cốc đang ở 1 nền giá tương đối cao, nên khi điều chỉnh lại sẽ có lợi cho doanh nghiệp.

3.2/ Nông nghiệp

Vể mảng nông nghiệp, thì đây vẫn là mảng kinh doanh chưa được chú trọng của Hoà Phát. Trong khi quý 1/2021 công ty lãi 392 tỷ bộ phận thì quý 1/2022 lại lỗ 55.7 tỷ, chủ yếu do giá nguyên vật liệu và thức ăn chăn nuôi tăng cao.

3.3/ Kinh doanh bất động sản

Mảng bất động sản hiện tại chưa đóng góp nhiều cho doanh thu/lợi nhuận của tập đoàn nhưng được định hướng là một trong những mảng kinh doanh cốt lõi trong tương lai. Hiện tại, doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn tích luỹ quỹ đất,dự án Hoà Phát Hưng Yên do chưa giải quyết xong pháp lý để được cấp giấy phép mở bán (Chia sẻ của chủ tịch Trần Đình Long hôm đại hội cổ đông 24/05/2022).

4./ Còn chờ đợi gì ở tương lai?

Vì doanh nghiệp đã gần full công suất hoạt động, nên việc mở rộng kinh doanh sẽ là xây thêm nhà máy mới Dung Quất 2, với công suất thiết kế là 6.5tr tấn HRC, nâng tổng sản lượng lên khoảng 14 -15 triệu tấn các sản phẩm thép. Hiện tại, dự án đang đi đúng với lộ trình khi trong tháng 5, Hòa Phát đã ký được toàn bộ những hợp đồng thầu lớn. Tổng vốn đầu tư cho dự án là khoảng 80.000 tỷ đồng, trong số đó có khoảng 40k tỷ là vốn tự có từ lợi nhuận sau thuế giữ lại và khoảng 35k tỷ là đi vay ngân hàng. Tại thời điểm kỳ báo cáo quý 1, Hoà Phát vay nợ khoảng 46k tỷ với khoang 600 tỷ tiền chi phí lãi vay. Như vậy trong các kỳ báo cáo tiếp theo, áp lực nợ vay sẽ thêm khoảng 600 tỷ/kỳ.

Sau dịch covid vào đầu năm 2020 dẫn tới việc thị trường tạo đáy và đi lên từ 30/3/2020, thế giới đã có một số những chuyển biến và sự kiện xảy ra. Ngân hàng Trung Ương các nước đều thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để tạo tăng trưởng trở lại, gọi chung là lấy tăng trưởng tín dụng tạo tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên tới hiện tại, cùng với cuộc chiến Nga-Ukraina đẩy giá của rất nhiều mặt hàng quan trọng thì lạm phát của nhiều nước đang ở mức cao, do đó xu hướng chung sẽ là thắt chặt lại chính sách tiền tệ. Điều đó trực tiếp làm tăng lãi suất huy động của ngân hàng và kéo theo là lãi suất cho vay, ảnh hưởng tới nguồn cung vốn và áp lực chi phí lãi vay cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn đang thực hiện nghiêm ngặt chính sách Zero covid, khi mở cửa có thể khiến nhu cầu vật liệu cơ bản tăng trở lại, hỗ trợ giá thép.

5./ Định giá

Nhìn chung, doanh nghiệp đã bước qua thời kỳ bùng nổ tăng trưởng và đang theo mô hình quả đồi, với nhiều kỳ vọng tốt xấu đan xen. Chu kỳ tăng tiếp theo có thể bắt đầu từ 2024 khi DQ 2 đi vào hoạt động. Định giá phù hợp của cổ phiếu từ 32-35.000 với PE forward = 5.

12 Likes

Nhìn chung, mình đánh giá Hoà Phát chưa hẳn là quá xấu nhưng cũng k thuộc trường hợp outperform. Anh chị em muốn về bờ nhanh có thể cơ cấu dần để tránh chôn vốn đầu tư.

4 Likes

Từ giờ mình sẽ chuyển nhà sang đây sinh hoạt. Cùng tương tác nhé :slight_smile:

3 Likes

:smiling_face_with_three_hearts: :smiling_face_with_three_hearts:

1 Likes

Cảm ơn bạn, bài viết rất chất lượng

1 Likes

hihi, thanks bác ạ.
Em mới chuyển nhà sàn F247, nên chưa được chú ý nhiều. Như làm lại từ đầu á :joy:

2 Likes

HPG thâu tóm CEO và DiG là ngon lợi cả đôi đường! Vốn hoá CEO có 11 ngàn tỷ; DiG có 30 ngàn tỷ!

2 Likes

Tiền của HPG còn đang bận để làm Dung Quất bác ơi, chưa kể muốn thâu tóm CEO, DIG cũng khó vì cổ đông lớn có chịu bán đâu mà mua

1 Likes

Sáng tạo ghê :joy: :joy: :joy:

1 Likes

Thực ra mình nghĩ chia 5% là hợp lý đó. Nếu HPG k có tham vọng làm DQ2 thì mọi chuyên đơn giản hơn nhiều ah.
Đặc thù ngành nghề là ăn rất nhiều vốn, vay nợ cao, khấu hao lớn. Mà khi lãi vay tăng cùng vói việc lowijn nhuận giảm thì cũng cần có dự phòng ah.

1 Likes

Múc dần trên sàn có sao đâu. Đến đủ 5% thì công bố CĐ lớn. Quan trọng là có ai tư vấn không vì DIG, CEO
quỹ đất bao la toàn chỗ đẹp. HPG thì có sắt, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Haha tôi chỉ nói theo tư vấn của thầy A7 thôi.

2 Likes

HPG mà giờ mới đi xin đất thì 10 năm mới có SP bán lúc đó hết chu kỳ BĐS rồi, mà giờ đất hết chỗ ngon rồi xa tít thì bán ai mua. Haha

1 Likes

thầy A7 vừa vô đây coi nè.
Thầy k thích HPG :joy:
Nhưng một đất nước cứ phân lô bán nền mãi thì làm sao được. có những doanh nghiệp như Hoà Phát là môt niềm tự hào đó chứ :joy:

3 Likes

Tôi là cổ đông rất mê HPG vì tôi đã múc HPG giá 17 khi hoảng loạn ngày covit 1/4/2020 nên tôi yêu HPG. Từ khi thấy giá théo TG xuống tháng 5/2021 tôi đã ra hết HPG . Tôi rất biết ơn anh Long vì đã cho tôi và các bạn của tôi nhiều LN năm 2021. Tôi vẫn quan sát HPG và tôi nghĩ khi HPG về giá sổ sách là 22-23 thì tôi sẽ mua dần để đến 2024 khi Dung Quất 2 xong thì sẽ lên. Tôi sẽ lại mua HPG giá đó và biết ơn HPG. Haha nay thì toàn L14; DIG và CEO.

1 Likes

Bạn nói phân lô bán nền là sao. Các DN tạo ra các khu đô thị mang lại cuộc sống ấm no cho nhiều người, kéo 40-50 ngành nghề khác cùng phát triển, thời bơm tiền thì phải trú vào TS. Bơm 2,5-3 tr tỷ đồng mà không có BĐS hấp thụ thì lạm phát phi mã à. Thày A7 là số 1 về vỹ mô nhé. Cứ chờ đi. Haha

1 Likes

Cái đó tuỳ bác thui ah, vì mình cũng có góc nhìn riêng và có phân tích riêng. Mình đưa ra quyết định dựa vào bản thân mình ah.

Chín người mười ý, thế mới là cuộc đời bác ah.

Khi chúng ta có phân tích, có số liệu bài bản và có phương pháp thì tin vào bản thân mình đầu tiên. Sai thì ai cũng có sai, cứ đúng được 70% trong mọi quyết định là tốt rùi.

Vậy giá này múc à bác chủ :slight_smile:

1 Likes

bác đọc lại lần cuối đi.