HPG - Chờ đợi làn gió chính sách

mình cũng gom rồi, mong được 3x như bạn nói

1 Likes

HPG giờ sợ còn về dưới 25, cung còn nhiều vậy mà các bác vào vội quá

2 Likes

thép đã tôi thế đấy :smiling_face_with_three_hearts:, mình tin vào thép lắm

2 Likes

mình đã gom và chờ lên 3x

1 Likes

Đi chung chứ em gái :))

2 Likes

thép thì từ từ đánh mấy bác ơi

1 Likes

Giá thép giảm cùng với khả năng sản lượng tiêu thụ trong quý 3 sẽ thấp nên có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận quý 3 của HPG

4 Likes

HPG với ngành thép nhìn chung hiện tại vẫn chưa đủ hấp dẫn về kỳ vọng, khẩu vị mình rẻ tập trung qua các nhóm bán lẻ hoặc bank theo câu chuyện kinh tế Q3 phục hồi

4 Likes

Bank giờ vẫn được xem là rẻ hả bác?

2 Likes

Mấy con thép này vẫn chưa cạn cung nhỉ, đâu ra lắm thế không biết

1 Likes

Bên bán lẻ còn mã nào rẻ hơn MWG với MSN không anh?

1 Likes

có tin Hoa Sen cùng một số doanh nghiệp thép khác đang đệ đơn kháng luật chống bán phá giá ạ

1 Likes

Ở lần cập nhật trước, HPG được kỳ vọng thông qua câu chuyện áp thuế chống phá giá HRC giá rẻ từ Trung Quốc và nhu cầu tiêu thụ phục hồi sẽ tác động tích cực đến ngành thép. Tuy nhiên, sự bất lợi của vĩ mô ngành thép nói chung đã ảnh hưởng tiêu cực đến cổ phiếu HPG nói chung và cả nhóm ngành thép. Bài viết lần này mình sẽ đánh giá lại chi tiết rủi ro & cơ hội của ngành để điều chỉnh kỳ vọng của cổ phiếu HPG - anh cả của ngành thép.

Diễn biến giá cổ phiếu HPG - đồ thị tuần (Nguồn: Vietstock)

Giá thép HRC tiếp đà suy giảm do nguồn cung thép Trung Quốc duy trì trong bối cảnh thị trường tiêu thụ yếu

Giá thép thế giới tiếp tục suy giảm trong quý 2.2024 khi gặp áp lực từ nguồn cung thép từ Trung Quốc, quốc gia láng giềng này liên tục sản xuất thép mặc kệ thị trường bất động sản trong nước vẫn còn nhiều vướng mắc và các chính sách kích thích vẫn chưa thẩm thấu, điều này làm cho nguồn cung thép dư thừa lớn và phải xuất khẩu ồ ạt giá rẻ sang các thị trường khác. Sở dĩ Trung Quốc vốn coi trọng sản xuất công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng trong khi bỏ qua tiêu dùng. Họ coi kênh tiêu dùng làm phân tán nguồn tài chính vốn cần được điều tiết đúng định hướng. Điều này không chỉ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thép Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi giá trị thép thế giới khi TQ là nước xuất khẩu thép lớn nhất thế giới. Theo thống kê trong hai quý đầu năm 2024, lượng thép TQ xuất khẩu ra thế giới tăng 25% so với 2023 mặc dù nhu cầu tiêu thụ thép trên toàn cầu cũng đang yếu.

Giá thép HRC thế giới “cắm đầu” khi Trung Quốc duy trì sản lượng thép ở mức cao (Nguồn: ACBS)

Điều này đã khiến cho nhiều khu vực trên thế giới phải lập hàng rào bảo hộ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước họ để chống lại hàng xuất khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và các khu vực khác. Các doanh nghiệp xuất khẩu thép như HPG cũng bị ảnh hưởng bởi những quy định này.

Các chính sách ảnh hưởng đến ngành thép Việt Nam (Nguồn: Tổng hợp CTCK)

Điểm đến hàng đầu cho lượng thép xuất khẩu tăng gần đây của Trung Quốc không đâu khác chính là thị trường Việt Nam. Như bài phân tích ở phần 1, đây chính là lý do đã thúc đẩy 2 nhà sản xuất thép HRC trong nước của Việt Nam (HPG và Formosa) và 5 nhà sản xuất tôn mạ (trong đó bao gồm HSG và NKG) đệ trình lên Bộ Công Thương đề xuất điều tra CBPG. Trọng tâm của các cuộc điều tra này là HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ và tôn mạ kẽm nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

HPG sẽ là bên hưởng lợi lớn nhất nếu thuế CBPG được áp dụng cho cả HRC và tôn mạ. HPG sẽ được hưởng lợi từ thuế CBPG đối với cả 2 nhóm sản phẩm do công ty kinh doanh cả HRC (với thị phần 47%) và tôn mạ (thị phần đạt 8%). Tuy nhiên, thuế CBPG đối với HRC sẽ gây tổn hại cho các nhà sản xuất tôn mạ trong nước do các công ty này sử dụng HRC làm nguyên liệu đầu vào.

Phục hồi ngành thép đến từ nhu cầu tiêu thụ nội địa

Nhu cầu thép trong nước vẫn có sự phục hồi khá vững chắc khi sản lượng tiêu thụ thép xây dựng chính là tác nhân chính thúc đẩy sự hồi phục này. Tính đến hết tháng 7.2024, HPG tiêu thụ 347.162 tấn thép xây dựng tăng 33% so với cùng kỳ nhưng giảm 5% so với tháng trước. Trong đó chủ yếu là nhu cầu tiêu thụ trong nước chiếm đến 79% trong tháng 7. Sản lượng sản xuất thép tháng 7 đạt 72.726 tấn, tăng 160% so với cùng kỳ (do phục hồi từ nền thấp) và giảm 36% so với tháng trước, điều này dẫn đến tỷ lệ sản lượng xuất khẩu/thép xây dựng giảm xuống chỉ còn 21%, mức thấp nhất kể từ năm ngoái.

Sản lượng tiêu thụ HRC tính đến hết tháng 07.2024 đạt gần 1,8 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ, bao gồm 1,2 triệu tấn được tiêu thụ trong nước (chiếm 68%) và 570.709 tấn. Có thể thấy tiêu thụ trong nước là động lực chính giúp HPG phục hồi nhờ vào việc điều tra chống bán phá giá HRC Ấn Độ và Trung Quốc, tiêu thụ trong nước phục hồi 60% tính trong 7 tháng đầu năm. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu giảm mạnh 68% so với cùng kỳ bởi nhu cầu thế giới bão hòa và sự dư thừa của thép HRC Trung Quốc.


Lượng nhập khẩu thép các loại vào Việt Nam tăng mạnh ảnh hưởng các doanh nghiệp trong nước.

Tình hình kinh doanh quý 2.2024 của HPG

Sức khỏe tài chính ổn định So với Q2.2023, HPG duy trì tỷ lệ bao phủ lãi vay cao hơn đáng kể nhờ chi phí lãi vay giảm 11% so với Q1 từ 636 tỷ xuống 564 tỷ VND và việc điều chỉnh cấu trúc vốn vay giúp HPG giảm thiểu rủi ro từ tỷ giá USD/VND tăng trong Q2 vừa rồi.

Áp lực tồn kho giảm nhờ tiêu thụ cải thiện Hàng tồn kho ròng và số ngày tồn kho bình quân của của HPG đã giảm đáng kể trong Q2 nhờ sản lượng tiêu thụ khả quan hơn và chính sách kiểm soát nhập NVL đầu vào tương đối chặt chẽ của tập đoàn. Trong bối cảnh giá NVL vẫn tiếp tục trên đà giảm khi giá thép khu vực còn tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh, việc thời gian tồn kho bình quân đáng kể như trên sẽ giúp tập đoàn phản ánh giá NVL vào giá thành sản xuất nhanh hơn, tạo vị thế cạnh tranh so với các nhà sản xuất thép khác. Theo đó, HPG sẽ duy trì vị trí dẫn đầu ngành trong chu kỳ hồi phục của ngành thép.

Kỳ vọng gắn liền với câu chuyện đẩy mạnh đầu tư công, BĐS phục hồi & làn gió chính sách

Giá thép suy giảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến biên lợi nhuận của HPG nói riêng và ngành thép nói chung. HPG sẽ chịu áp lực lớn từ thị trường EU khi EC gia hạn biện pháp phòng vệ tới T6.2026 và áp dụng hạn ngạch 15%, tương đương sản lượng xuất khẩu không thể vượt quá 555.000 tấn/năm (-52,3% YoY), vàThép HRC Việt Nam có rủi ro nhận thêm thuế CBPG khoảng 20% trong năm 2025. Tuy nhiên, những rủi ro trên sẽ được giảm thiểu do HPG có thể giảm bớt tỷ trọng doanh thu xuất khẩu khi sản lượng tiêu thụ vẫn có thể giữ đà tăng trong Q4 năm nay. Ngoài ra, việc biện pháp CBPG đối với thép HRC Ấn Độ và Trung Quốc có thể thông qua sớm nhất vào đầu năm sau cùng với việc giai đoạn 1 của Dung Quất II đi vào hoạt động cũng sẽ tạo điều kiện để HPG nâng tỷ trọng thị trường nội địa.

Đầu tư công được xem là động lực tăng trưởng chính cho năm 2024, với Kế hoạch đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao cho năm 2024 là 669,26 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục chậm, giảm 8,4% YoY, đạt 232,1 nghìn tỷ đồng, tương đương 32,2% tổng kế hoạch vốn và 34,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Chính vì điều này, hai quý còn lại của năm 2024 sẽ là cao điểm để đẩy mạnh việc giải ngân vốn đầu tư công, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, lộ trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng đến năm 2030 làm cơ sở thu hút FDI trong dài hạn. Đây cũng là tín hiệu tốt hỗ trợ cho việc tiêu thụ thép tiếp tục phục hồi nhờ nhu cầu nội địa cải thiện.


Giải ngân đầu tư công chậm tiến độ (Nguồn: Mirae Asset)

Bất động sản sau giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thì số liệu cho thấy mức độ quan tâm của kênh đầu tư này cũng đang tăng dần lên. Dự nợ tín dụng các bank chuyên cho vay BĐS cũng có dấu hiệu cải thiện phần nào thể hiện được BĐS đã qua thời kỳ khó khăn nhất và bước vào giai đoạn phục hồi và phân hóa. Việc phục hồi của mảng BĐS có thể chậm hơn dự kiến tuy nhiên cũng là biến số quan trọng giúp ngành thép tích cực hơn. Nhất là việc tăng trưởng tín dụng đẩy mạnh & mặt bằng lãi suất thấp sẽ giúp ngành BĐS rã đông.


(Nguồn: Batdongsan.com.vn )

=> Sau khi đánh giá giữa rủi ro và kỳ vọng của HPG, nhìn chung xu hướng tiêu cực từ biến động giá thép đang là biến số trung tâm cần lưu ý. Trong ngắn hạn thì HPG vẫn gặp áp lực từ câu chuyện giá bán do thị trường không thuận lợi, tuy nhiên xét về trung hạn thì HPG vẫn có kỳ vọng nhờ câu chuyện nhà máy mới và phục hồi của ngành bất động sản. Giá của cổ phiếu này đang chiết khấu những gì xấu đang diễn ra với ngành và doanh nghiệp, việc kỳ vọng giảm sút sẽ mở ra cơ hội cho nhà đầu tư trung và dài hạn dành cho cổ phiếu này.

Tích cực:

  • Sản lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tăng 30% YoY giúp doanh thu tăng 34% YoY,
  • Bắt đầu triển khai điều tra chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc và Ấn Độ.

Tiêu cực:

  • Giá thép Trung Quốc giảm 10% trong 2 tháng vừa qua gây áp lực lên giá thép khu vực, (2) EC gia hạn và tăng cường biện pháp phòng vệ.
  • EC có khả năng áp thuế chống bán phá giá sản phẩm thép HRC Việt Nam trong năm 2025 khoảng 15- 20%

Giá kỳ vọng điều chỉnh: 30.500 đồng

Cám ơn các bạn đã đọc!!

7 Likes

Cảm ơn bài viết vô cùng chi tiết của anh ạ

dạo này chờ thép hơi lâu anh ạ

Về cơ bản thì HPG chưa bao giờ là cổ phiếu yếu

1 Likes

Mong cho thị trường bước vào chu kỳ mới cho thép nó lên

Chu kỳ thép phụ thuộc vào ngành BĐS xây dựng, đặc biệt là mắc xích của TQ. Hiện giờ ngành thép vẫn chưa có sự khởi sắc nên quan điểm của mình vẫn nên theo dõi thôi

@MinhHuy_Invest thép đồng pha với chu kỳ kinh tế mà, đầu tư công, công nghệ chế tạo ô tô tàu máy nữa. BĐS cũng là ngành cốt yếu nhưng không phải chỉ dựa vào mỗi nó

1 Likes

Những yếu tố về đầu tư công hay công nghệ như bạn nói đều tính là tiêu thụ trong nước, mà trong nước thì chỉ phục hồi là chính chứ đóng góp tăng trưởng thì không đáng kể, nếu tính về sóng thép thì đánh giá lại các chu kỳ trước xuất khẩu vẫn là key của tăng trưởng lợi nhuận. Số % tăng trưởng trong nước chưa đủ bù đắp sụt giảm xuất khẩu + áp thuế giá thép HPG qua châu Âu nên mình vẫn trung lập với HPG. Kỳ vọng vẫn chưa có vì giá thép vẫn trong đà giảm