HPG - Chờ đợi làn gió chính sách

tks phân tích của ad, thép vào cuối năm nay là ổn không a

1 Likes

“Giá Quặng Sắt Giảm Mạnh Do Lo Ngại Kinh Tế Trung Quốc và Nhu Cầu Thép Yếu”

  • Giá quặng sắt giảm mạnh: Quặng sắt tương lai tại Đại Liên giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm do dữ liệu kinh tế kém lạc quan của Trung Quốc và triển vọng nhu cầu yếu từ thị trường thép.
  • Giảm trên các sàn giao dịch: Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1 trên sàn Đại Liên giảm 2.66%, trong khi hợp đồng tháng 10 trên sàn Singapore giảm 1.71%.
  • Nguyên nhân: Lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc gia tăng sau các dữ liệu vĩ mô cho thấy hoạt động sản xuất và dịch vụ đều suy yếu, theo công ty tư vấn Mysteel.
  • Tình trạng của các nhà máy thép: Các nhà máy thép tại Đường Sơn và Giang Tô chịu lỗ do lợi nhuận sản xuất giảm, trong khi nhu cầu thép từ bất động sản tiếp tục yếu.
  • Giá các thành phần sản xuất thép khác: Than luyện cốc và than cốc đều giảm mạnh, trong khi giá thép trên sàn Thượng Hải có diễn biến trái chiều (thép cuộn cán nóng và thép thanh giảm, thép không gỉ và thép dây ổn định).


1 Likes

Tiếp Tục Cắt Giảm Giá HRC Do Nhu Cầu Yếu và Áp Lực Từ Hàng Nhập Khẩu Cao

HPG mới đây đã công bố giá HRC nội địa cho các lô hàng giao trong tháng 10-11, với giá trung bình giảm khoảng 10 USD/tấn so với tháng trước.

Quyết định này phù hợp với kỳ vọng của thị trường khi nhu cầu nội địa yếu. Bên cạnh đó, giá HRC nhập khẩu cũng đã giảm nhẹ trong tuần này, khiến tâm lý của hầu hết người mua tại Việt Nam vẫn tiêu cực.

Chưa có nhiều thông tin khởi sắc cho tình hình tiêu thụ và giá bán thép của HPG

1 Likes

Làn sóng mới đang tới ad nhỉ

2 Likes

Nay thép ngon quá ad ơi

1 Likes

Mình nghĩ câu chuyện kỳ vọng giá thép phục hồi nhờ BĐS Trung Quốc được cởi trói ^^

HPG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC TỪ LÀN SÓNG KÍCH CẦU BẤT ĐỘNG SẢN TRUNG QUỐC

CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU BẤT ĐỘNG SẢN - NGUỒN CƠN CỦA SỰ THAY ĐỔI VĨ MÔ NGÀNH THÉP

Một trong những sự kiện quan trọng diễn ra trong tháng vừa qua là việc Trung Quốc đưa ra hàng loạt chính sách giải cứu và kích cầu trở lại thị trường bất động sản đang đóng băng khi đây là ngành chiếm tỷ trọng 25% GDP nền kinh tế của nước này. Các gói kích cầu tập trung vào các chính sách hạ lãi suất cho vay đối với các khoản thế chấp, nới lỏng các quy định về mua căn nhà thứ 2, mua lại nguồn cung căn hộ dư thừa…điều này gián tiếp giúp tái khởi động các dự án đang xây dựng dở dang và tháo gỡ khó khăn cung cầu bất động sản hiện tại. Sự đảo chiều chính sách này có tác động quan trọng trong việc thay đổi vĩ mô của nhiều nhóm ngành, đặc biệt phải kể đến ngành thép khi đây là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nhóm bất động sản.

Sự méo mó của ngành công nghiệp sản xuất Trung Quốc khi không đi đôi với cầu tiêu thụ đã làm cho lượng thép dư thừa tăng kỷ lục và phải xuất khẩu giá rẻ ra thị trường thép thế giới. Nhiều doanh nghiệp thép Trung Quốc đã công báo lỗ liên tiếp và thậm chí phá sản khi thị trường bất động sản đóng băng trong suốt hơn 2 năm vừa qua ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu ra của ngành thép Trung Quốc. Trung Quốc vốn là quốc gia nhập khẩu quặng sắt đến 80% cho nhu cầu nội địa và con số này chiếm đến 70% tỷ trọng lượng quặng ở thị trường xuất nhập khẩu trên toàn cầu (do đó, nhu cầu tiêu thụ của TQ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá quặng sắt trên thế giới).

Chính phủ Trung Quốc đã hoãn phê duyệt các dự án thép mới sử dụng than từ năm 2024 nhằm bảo vệ môi trường và kiểm soát nguồn cung. Các tỉnh sản xuất thép lớn như Hà Bắc và Giang Tô cũng đã cắt giảm 20% - 30% sản lượng do lợi nhuận gộp giảm xuống mức âm 4%, thấp nhất trong 5 năm. Kết quả là, sản lượng thép của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.

Giá thép thế giới phục hồi sau khi Trung Quốc tung ra gói kích cầu BĐS (Nguồn: TradingView)

=> Về logic mà nói thì khi thị trường bất động sản lưu thông trở lại và tăng nhu cầu tiêu thụ nhà ở cũng tăng theo dẫn đến nhu cầu xây dựng bất động sản cũng phục hồi theo nhờ các dự án BĐS được tái khởi động, điều này sẽ giúp nhu cầu tiêu thụ các nhóm nguyên vật liệu cũng phục hồi theo và giúp giá thép tăng trở lại.

CƠ HỘI CHO HPG & NGÀNH THÉP VIỆT NAM PHỤC HỒI

Trong phần update trước về HPG và vĩ mô ngành thép, mình cũng đã đưa ra các điều kiện để ngành thép có thể phục hồi trong đó có kèm 2 yếu tố chính: (1) giá thép phục hồi nhờ BĐS Trung Quốc được cởi trói & (2) áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC. Đến thời điểm hiện tại thì cả 2 yếu tố đều cơ bản đáp ứng, điều này sẽ mở ra cơ hội phục hồi cho HPG nói riêng và ngành thép nói chung.

Sau giai đoạn điều chỉnh do mất kỳ vọng vừa qua, đây là thời điểm để chúng ta quay lại xem xét các catalyst của HPG khi những sự kiện vĩ mô thay đổi đang theo chiều hướng có lợi cho HPG. Sau đây sẽ là phần tổng hợp và cập nhật mới các luận điểm quan trọng về cổ phiếu HPG:

Đầu tiên là dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam với quy mô 70 tỷ USD đã được Đại hội Đảng thông qua và dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 sắp tới sẽ hỗ trợ về mặt dài hạn cho HPG:

Sau khi xem xét và thảo luận toàn diện, Bộ Chính trị đã thông qua đề xuất xây đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Theo Bộ GTVT, đường sắt cao tốc Bắc-Nam có chiều dài 1.541km, được đề xuất đầu tư với cấu trúc đường đôi, và hạ tầng được thiết kế cho tốc độ tối đa đến 350km/h, bắt đầu từ Hà Nội và kết thúc tại TP.HCM.

Dự án đầy tham vọng này, dự kiến có tổng vốn đầu tư 70 tỷ USD, sẽ có 23 nhà ga hành khách và 5 nhà ga hàng hóa. Công tác xây dựng những đoạn đầu tiên (Hà Nội – Vinh, TP.HCM – Nha Trang) dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2027, và toàn tuyến dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2035.

Tại ĐHCĐ tháng 4/2024, HPG quyết định tập trung sản xuất thép chất lượng cao, bao gồm tôn silic/thép điện và thép dùng cho đường ray đường sắt cường độ cao. HPG đang lập báo cáo khả thi cho nhà máy Phú Yên, với vốn đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD, nhằm sản xuất các sản phẩm này. Việt Nam dự kiến cần 185.000 tấn thép cho dự án đường sắt cao tốc. Tuy nhiên, do nhu cầu thép cho đường ray khá nhỏ so với công suất nhà máy, Phú Yên sẽ sản xuất đa dạng các sản phẩm thép khác. Với vị thế dẫn đầu, HPG có lợi thế hưởng lợi từ dự án này và củng cố thêm vị thế trong ngành.

Thứ hai là hưởng lợi từ quyết định của bộ Công Thương trong điều tra chống bán phá giá thép

Vào ngày 26/7/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1985/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc. Nếu thuế CBPG được áp dụng, giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng, làm giảm lượng nhập khẩu. Trong khi đó, HRC nội địa hiện không đáp ứng đủ nhu cầu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Kết quả là, giá HRC nội địa từ Hòa Phát sẽ tăng thêm tương ứng với mức thuế CBPG so với giá thị trường khi không có thuế.

Câu chuyện tương tự xảy ra với cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ nhập khẩu. Bộ Công Thương đã ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong 90-150 ngày tới, Bộ sẽ tiến hành điều tra để quyết định liệu có áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời hay không. Động thái này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thép trong nước, đặc biệt là HPG, khi sự cạnh tranh từ thép mạ nhập khẩu giảm đi, hỗ trợ tăng giá và doanh số cho sản phẩm nội địa.

Việc chính phủ TQ đã hoãn phê duyệt các dự án thép mới sử dụng than từ năm 2024 nhằm bảo vệ môi trường và kiểm soát nguồn cung cũng giúp giảm áp lực dư cung thép và gián tiếp giảm áp lực thép HRC nhập khẩu giá rẻ trong giai đoạn còn lại của năm 2024 và 2025.

Dung Quất 2 tạo động lực tăng trưởng cho HPG trong dài hạn.

Dung Quất 2 sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn cho HPG. Dự kiến giai đoạn 1 và 2 của dự án sẽ lần lượt đi vào hoạt động vào cuối năm 2024 và 2025, nâng công suất thép thô của HPG thêm 8,6 triệu tấn mỗi năm, với sản phẩm chủ lực là HRC. Sau khi hoạt động hết công suất, Dung Quất 2 dự kiến mang lại doanh thu khoảng 70-80 nghìn tỷ đồng và đóng góp 25%-30% vào biên lợi nhuận của HPG, củng cố vị thế của công ty trong ngành thép.

Rủi ro:

  • (1) Thị trường Trung Quốc tiếp tục đi xuống tới năm 2025 sẽ ảnh hưởng đến giá thị trường nội địa.

  • (2) Nguồn cung bất động sản không phục hồi như kỳ vọng.

=> Tổng kết lại, câu chuyện thay đổi kỳ vọng sẽ là vấn đề chính khi nói về cổ phiếu HPG khi giá thép hồi phục sẽ giúp mảng kinh doanh thuận lợi hơn. Cùng với việc các áp lực cung thép HRC giá rẻ bên ngoài giảm xuống và sự phục hồi nội địa mạnh dần lên nhờ đẩy mạnh đầu tư công sẽ là luận điểm đầu tư quan trọng của Hòa Phát. Sau giai đoạn mất kỳ vọng, vĩ mô ngành đang thay đổi theo hướng thuận lợi cho HPG trong giai đoạn chu kỳ phục hồi của BĐS khi sắp tới và đưa vào vận hành nhà máy mới để đáp ứng thêm các nhu cầu tiêu thụ nội địa lẫn các dự án trọng điểm quốc gia.

1 Likes
2 Likes

thông tin tốt quá anh ạ, đợt này có thể kì vọng vượt giá 3x

1 Likes

dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ đem lại nhiều cơ hội cho các ngành liên quan. Đáng chú ý nhất là nhóm sắt thép với tổng giá trị các hạng mục liên quan lên đến 51,8 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1 chiếm 21,5 tỷ USD. Chính phủ sẽ ưu tiên sử dụng thép trong nước, giúp Hòa Phát hưởng lợi nhờ lợi thế thép HRC và mở rộng năng lực sản xuất với dự án Dung Quất 2.

2 Likes

Catalyst trước đó do thị trường không thuận lợi, bây giờ giá thép đảo chiều thì có nhiều câu chuyện để nói rồi

2 Likes

Sản phẩm MARGIN 3.7 cấp trực tiếp trên Tài khoản chứng khoán. Không rủi ro như đánh kho
Liên hệ: 0394178920

1 Likes

đúng rồi ạ, đến thời anh em thép lấy lại vị thế

1 Likes

tin tốt mà giá vẫn chưa phản ảnh vào giá cp ạ

2 Likes

kỳ vọng tăng mạnh luôn ạ. đã vào hàng nhé

2 Likes

Upside kỳ vọng của HPG năm nay vùng 29-30k thôi nên cũng không cao lắm ^^

2 Likes

thị trường này có ăn là ngon r đúng kh anh:((

1 Likes

Vẫn có nhiều yếu tố trong ngắn hạn xảy ra nên thị trường vẫn chưa bức phá được, tuy nhiên nếu có cú điều chỉnh mạnh thì sẽ có nhiều cơ hội hấp dẫn hơn. Cứ theo chiến thuật lên bán khống, xuống mua lại để lấy ngắn nuôi dài thôi nè

2 Likes

đánh kiểu này cho mấy mã đầu ngành khác có được kh anh, hay mỗi HPG v ạ

1 Likes

Nhiều nhóm có FA tốt hơn HPG hiện tại mà, bán lẻ có MSN, bank có CTG BID,… Tuy nhiên nhìn chung dòng tiền thị trường đang không tốt nên nắm tỷ trọng cao cũng khó mà ăn được. Thị trường điều chỉnh mạnh thì tăng tỷ trọng từng bước thôi. High-risk high-return thì nhóm BĐS bạn nhé (NLG, KDH)

2 Likes